Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giáo trình Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật Chương 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.39 KB, 25 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

14

Chương II.
LỊCH SỬ BIỆN PHÁP SINH HỌC

I. NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP SINH HỌC Ở TRÊN THẾ GIỚI
Biện pháp sinh học (BPSH) ñược hình thành và phát triển trên cơ sở những quan
sát ban ñầu và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tự nhiên từ thời xa xưa. Con
ñường phát triển của BPSH qua nhiều thế kỷ có những bước thăng trầm.
1. TRƯỚC THẾ KỶ 18
BPSH ñược gọi là biện pháp bảo vệ thực vật cổ truyền.
Khi ñã kiếm ñược thức ăn thừa tích luỹ ñể dành, người cổ xưa ñã quan sát thấy tại
các nơi dự trữ thức ăn trong nhà bị chuột phá hoại. ðồng thời người cổ xưa cũng ñã
quan sát thấy một số mèo hoang săn bắt chuột ñể làm thức ăn. Khả năng bắt chuột
của một số mèo hoang ñã khiến người Ai Cập cổ ñại thuần hóa mèo hoang ñể bắt
chuột trong nhà (Coppel et al., 1977). Sự kiện này có thể coi là việc áp dụng BPSH
ñầu tiên ñể trừ dịch hại của con người. ðây là một ví dụ rất cổ về BPSH phòng
chống dịch hại cây trồng và nông sản bảo quản trong kho.
Hiện tượng côn trùng bị các loài thiên ñịch tiêu diệt ñã quan sát ñược từ rất lâu,
trước nhiều thế kỷ so với việc sử dụng thiên ñịch ñể phòng chống dịch hại nông
nghiệp. Theo ghi chép ñược trong lịch sử nhân loại thì thực tiễn ñầu tiên sử dụng
BPSH trừ côn trùng hại với khái niệm hiện ñại là việc nông dân Trung Quốc dùng
kiến vàng trong các vườn cam quýt (Liu, 1939). Theo Forskal (1775) và Botta
(1841), từ năm 1200, các chủ nhân vườn chà là ở Yêmen hàng năm lên núi tìm kiếm
những tổ kiến có ích chuyển về thả chúng lên cây chà là ñể phòng chống các côn
trùng hại chà là. Cũng vào khoảng thời gian này ñã có sự ghi nhận về vai trò có lợi
của bọ rùa trong hạn chế rệp muội và rệp sáp (dẫn theo Doutt, 1964; Coppel et al.,
1977; DeBach, 1974, Huffaker et al., 1976). Nông dân Nam Bộ nước ta cũng biết sử
dụng kiến vàng ñể diệt trừ sâu hại trong vườn cam quýt từ thế kỷ thứ 1 ñến thế kỷ


thứ 4 (H.ð. Nhuận, 1979; Vaxiliev, 1975).
Những ghi chép và quan sát về BPSH ngày càng có ñộ chính xác hơn. Vào thế kỷ
16-17 bắt ñầu có những tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn. Cuốn sách “De
Animalibus Insectis” của Aldrovandi xuất bản năm 1602 có thể coi là công trình ñầu
tiên về ðTSH. Trong cuốn sách này, hiện tượng ký sinh ở côn trùng lần ñầu tiên
ñược ñề cập tới. ðó là trường hợp ong Cotesia glomerata (L.) ký sinh trên sâu non
loài bướm trắng hại cải Pieris rapae (L.). Tuy nhiên, mãi tới năm 1685 thì hiện
tượng ký sinh ở côn trùng lần ñầu tiên mới ñược Martin Lister giải thích ñúng. Theo
Martin Lister, ong cự chui từ sâu non của côn trùng cánh vảy là kết quả của việc ong
trưởng thành cái ñã ñẻ trứng của nó vào trong sâu non. Năm 1700, Leeuvenhoek
cũng giải thích ñúng hiện tượng ong Aphidius ký sinh rệp muội (Coppel et al., 1977;
DeBach, 1974; Doutt, 1964; Van Driesche et al., 1996).
2. THẾ KỶ 18
Biện pháp sinh học ñối với sâu hại
Sau những quan sát ñầu tiên về hiện tượng ký sinh và bắt mồi ở côn trùng, ñã có
nhiều người khác quan tâm nghiên cứu về chúng. Trong sách báo ở thế kỷ 18 có
nhiều tài liệu công bố về côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi. ðó là các tài liệu
của Gedert, De Geer, Reaumur, Darwin
Khoảng hơn 100 năm sau khi mô tả hiện tượng ký sinh ở côn trùng, năm 1706,
Vallisnieri mới giải thích ñúng hết các hiện tượng ký sinh ở côn trùng ñã ñược ghi
nhận trước ñây. Vào năm 1726, Reaumur ñã mô tả hiện tượng sâu non côn trùng
cánh vảy bị bệnh do nấm Cordyceps. Reaumur có thể là người ñã làm nhiều hơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

15

những người khác thời bấy giờ trong việc ñặt nền móng cho sự hình thành khái niệm
về BPSH trừ sâu hại với những tác phẩm công bố từ năm 1734 ñến năm 1742.
Reaumur có thể là người ñầu tiên khuyến cáo áp dụng BPSH trừ sâu hại. Ông ñã ñề
xuất dùng trứng của một loài côn trùng bắt mồi thả vào trong nhà kính ñể kìm hãm

sự phát triển của rệp muội. Tác giả này còn phát hiện ra hiện tượng tuyến trùng ký
sinh trên các loài ong thuộc họ Bombidae (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974).
Năm 1750, Charles Price cho nhập nội một loài ñộng vật bắt mồi từ Nam Mỹ vào
Jamaica ñể trừ chuột, nhưng không thành công (Simmonds et al., 1976).
Linnaeus, nhà phân loại sinh vật học vĩ ñại, có công rất lớn trong phát triển BPSH
ở thế kỷ 18. ðề xuất ñược viết ñầu tiên về sử dụng côn trùng bắt mồi trừ sâu hại ở
châu Âu ñược Linnaeus ñưa ra năm 1752. Ông ñã viết: “Mỗi loài côn trùng ñều có
loài bắt mồi riêng, những loài này luôn ñồng hành và tiêu diệt nó. Có thể thu các loài
bắt mồi này ñể sử dụng trừ sâu hại cây trồng” (Van Driesche et al., 1996). Linnaeus
ñã tiến hành thực nghiệm sử dụng côn trùng bắt mồi loài Calosoma sycophanta ñể
trừ sâu hại trong vườn cây ăn quả. ðể trừ rệp muội, Linnaeus cũng ñã khuyến cáo
dùng bọ rùa, bọ mắt vàng và ong ký sinh. Năm 1760, Linnaeus ñã ñưa ra khái niệm
“cân bằng tự nhiên” (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Khái niệm này là một trong những
cơ sở lý luận quan trọng của ðTSH.
Những nghiên cứu của De Geer trong thời gian 1752-1778 cũng có giá trị lớn
trong ðTSH. Tác giả này ngay từ năm 1760 ñã nhận thấy vai trò rất to lớn của côn
trùng thiên ñịch. De Geer ñã viết: “Chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn
trùng hại thành công mà lại thiếu sự giúp ñỡ của các côn trùng khác” (dẫn theo P.V.
Lầm, 1995).
Vào khoảng năm 1762, người ta ñã thực hiện một chương trình ñầu tiên di chuyển
thiên ñịch từ nước này qua nước khác ñể trừ côn trùng hại. ðó là việc nhập nội loài
chim Acridotheres tristis từ Ấn ðộ về ñảo Mauritius ñể trừ châu chấu ñỏ Nomadacris
septemfasciata. Việc nhập nội này ñã cho kết quả tốt ñẹp: tác hại của châu chấu ñỏ
giảm dần và ñến năm 1770 thì loài châu chấu ñỏ không còn là sâu hại nguy hiểm nữa
ở ñảo Mauritius. Năm 1776 ñã sử dụng bọ xít bắt mồi Reduvius personatus và
Picromeris bidens ñể trừ rệp giường Cimex lectularius (Coppel et al., 1977; DeBach,
1974; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976).
Chỉ từ cuối thế kỷ 18, ngày càng xuất hiện nhiều những ghi nhận về hiệu quả của
thiên ñịch trong hạn chế số lượng sâu hại. Năm 1800, E. Darwin ñã bàn luận về các
loài ong cự như là yếu tố gây chết tự nhiên ñối với sâu non các loài côn trùng cánh

vảy. Trong cuốn sách Phytologia in năm 1800 ở London, E. Darwin ñã nhấn mạnh
hiệu quả khống chế sâu hại của các loài ký sinh chính và ñã cho rằng có thể sử dụng
một cách nhân tạo các ấu trùng ruồi Syrphidae ñể trừ rệp muội trong nhà kính. Sau
năm 1800, E. Darwin và nhiều nhà côn trùng học ở châu Mỹ ñã ñề xuất dùng các loài
bắt mồi như bọ rùa Coccinellidae và ruồi họ Syrphidae ñể trừ rệp muội trong nhà
kính. Những ý niệm về vai trò của thiên ñịch trong hạn chế sự phát triển của sâu hại
mới ñược hình thành ngày càng rõ ràng (Coppel et al., 1977; Huffaker et al., 1976;
Van Driesche et al., 1996) .
Biện pháp sinh học ñối với cỏ dại
Năm 1795, loài côn trùng Dactylopius ceylonicus (Green) ñược nhập nội từ Brazil
vào Ấn ðộ ñể trừ cây xương rồng Opuntia vulgaris Mill ðây là trường hợp dùng
BPSH trừ cỏ dại ñầu tiên và ñã thành công (Julien, 1992; Harley et al., 1992).
3. THẾ KỶ 19
Biện pháp sinh học ñối với sâu hại
Cist (1824) nghiên cứu về bệnh của sùng Melolontha do nấm Cordyceps gây ra.
ðúng 100 năm sau kể từ khi Reaumur mô tả bệnh nấm ñầu tiên ở côn trùng, vào năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

16

1826 Kirby ñã viết một chương “bệnh côn trùng” trong ấn phẩm nổi tiếng “ðại
cương về côn trùng”. Theo Steinhaus (1956), ý tưởng sử dụng vi sinh vật ñể trừ côn
trùng hại ñược bắt nguồn từ các nghiên cứu bệnh tằm (dẫn theo P.V. Lầm 1995).
Agostino Bassi ñược coi là người ñi ñầu trong lĩnh vực bệnh lý côn trùng, là người
ñầu tiên giải thích bản chất bệnh bạch cương do nấm Beauveria bassiana ở tằm vào
năm 1835 và ñề xuất biện pháp khắc phục. Vào năm 1836, chính Bassi cũng là người
ñầu tiên gợi ý sử dụng vi sinh vật gây bệnh ñể trừ côn trùng hại. Năm 1837, Audouin
cũng cho rằng nấm bạch cương không chỉ gây bệnh cho tằm, có thể dùng nấm này ñể
trừ các côn trùng khác ñược (Simmonds et al., 1976; Van Driesche et al., 1996;
Weiser, 1966). Tuy nhiên, những công trình về bệnh côn trùng ở nửa ñầu thế kỷ 19

chỉ mang tính chất thông tin, chưa ñược ứng dụng trong thực tiễn.
Trong thế kỷ 19 có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân loại, sinh học và sinh
thái các thiên ñịch của sâu hại. Spinola (1806), Dalman (1820) công bố công trình về
côn trùng thiên ñịch. Cùng thời gian này, Gravenhorst ñã mô tả 1300 loài ong cự họ
Ichneumonidae ở châu Âu (DeBach, 1974; DeBach et al., 1991). Mitchili (1823) ñã
công bố kết quả nghiên cứu về ñộng vật ký sinh, trong ñó có côn trùng ký sinh thuộc
bộ cánh màng. Westwood từ 1827 bắt ñầu công bố công trình nhiều tập trong nhiều
năm về phân loại côn trùng, trong ñó có côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi.
Walker chuyên nghiên cứu về ong ký sinh thuộc tổng họ Chalcidoidea từ 1833 ñến
1861 (DeBach, 1974).
Ngày càng xuất hiện nhiều tài liệu có giá trị về các loài ký sinh và bắt mồi. Hartig
(người ðức) là người ñầu tiên (năm 1827) ñã viết phương pháp nuôi sâu non côn
trùng cánh vảy bị ký sinh trong lồng nuôi sâu nhằm thu trưởng thành của ký sinh ñể
sau ñó dùng chúng trong phòng chống sâu hại. Năm 1837 Kollọr ñã công bố công
trình mô tả chi tiết sinh học và nơi ở của nhiều loài bắt mồi, ký sinh, kể cả ký sinh
trứng và nhấn mạnh sự cần hiểu biết về thiên ñịch ñể phòng chống côn trùng hại.
Kollọr khá am hiểu về giá trị của côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi trong hạn
chế số lượng sâu hại. Trong tác phẩm “Tuyển tập về côn trùng” xuất bản năm 1840,
Kollọr ñã chứng minh rõ ràng khả năng của các loài bắt mồi và ký sinh trong hạn chế
sự sinh sản ở nhiều loài côn trùng hại. Ông nói rằng phải duy trì một phần cây trồng
nông nghiệp làm nơi ở cho các thiên ñịch. Từ năm 1837 ñến năm 1852, Ratzeburg ở
ðức ñã công bố nhiều công trình về côn trùng rừng và ký sinh của chúng. Ông ñánh
giá cao vai trò của ký sinh trong hạn chế số lượng côn trùng rừng. Cuốn sách “Ong
cự ký sinh côn trùng rừng” của ông xuất bản năm 1844 là một sự ñóng góp lớn về
nghiên cứu sinh học của ong ký sinh và là tài liệu dùng trong nhiều năm sau ñó.
Rondani công bố công trình trong thời gian 1840-1860 về các quan hệ ký sinh-ký
chủ (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974; DeBach et al., 1991; Doutt, 1964).
Vào khoảng năm 1840 ở Pháp, Boisgiraud ñã sử dụng bọ cánh cứng bắt mồi loài
Calosoma sycophanta ñể trừ sâu róm Porthetria dispar hại bạch dương và tiến hành
thí nghiệm dùng bọ cánh cứng ngắn Staphylinidae ñể trừ bọ ñuôi kìm trong vườn cây

thành công (DeBach, 1974, Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976).
Năm 1844 ở Italia, Villa ñã tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng bắt mồi
thuộc họ Carabidae và Staphylinidae ñể trừ sâu hại trong vườn cây (Doutt, 1964;
Huffaker et al., 1976). Kirby và Spence (1867) ñã ñánh giá rất rõ ràng về vai trò hữu
ích của các ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ cánh cứng bắt mồi thuộc họ Carabidae, bọ
ngựa, bọ xít bắt mồi, chuồn chuồn và nhện lớn bắt mồi. Các tác giả này ñã khuyến
cáo dùng bọ rùa ñể diệt trừ rệp muội và bọ xít bắt mồi Pentatoma bidens ñể trừ rệp
giường Cimex lectularius. Trong phòng ở kín có nhiều rệp giường chỉ cần nhốt 6-8
cá thể bọ xít Pentatoma bidens trong vòng vài tuần lễ là rệp giường bị tiêu diệt hoàn
toàn (Coppel et al., 1977; DeBach, 1974).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

17

Phần lớn cây trồng ở Bắc châu Mỹ ñược nhập nội từ nước Anh. Trong những năm
ñầu sau nhập nội, cây trồng phát triển tốt, mùa màng bội thu. Nhưng sau ñó mùa
màng bị côn trùng hại tàn phá dữ dội. Phần lớn các loài côn trùng hại này cũng giống
như ở nước Anh và châu Âu. Vấn ñề ñặt ra cho nhiều nhà côn trùng học lúc ñó là tại
sao những loài côn trùng hại này không gây hại mùa màng nghiêm trọng ở châu Âu,
mà ở Bắc châu Mỹ thì chúng tàn phá cây trồng một cách nặng nề.
Fitch ở Hoa Kỳ nghiên cứu về loài muỗi năn hại lúa mì Sitodiplosis mosellana
(Gehin), ñã khẳng ñịnh loài muỗi năn hại lúa mì chỉ là loài sâu hại không quan trọng
ở châu Âu, trong khi ñó nó lại là loài sâu hại nguy hiểm và khó phòng trừ ở Hoa Kỳ.
Fitch là người ñầu tiên phân tích và giải thích ñúng sự khác nhau này là do ở Hoa Kỳ
thiếu hẳn những loài ký sinh hiệu quả của muỗi năn hại lúa mì, còn ở châu Âu thì có
những loài ký sinh này ñủ sức khống chế sự phát triển của muỗi năn hại lúa mì. Trên
cơ sở nhận ñịnh như vậy, năm 1855 Fitch ñã ñề nghị “biện pháp thiết thực nhất ñể
trừ muỗi năn hại lúa mì là nhập nội thiên ñịch của nó từ châu Âu về Hoa Kỳ”. Nhưng
ñề nghị này không ñược chấp nhận. Walsh nhà côn trùng học ở bang Illinois ñã tích
cực ủng hộ ñề nghị của Fitch và ñã viết báo yêu cầu cho nhập nội ký sinh của muỗi

năn hại lúa mì (Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche
et al., 1996).
Tư tưởng của Fitch và thái ñộ kiên quyết của Walsh ñã ảnh hưởng lớn ñến Riley
một nhà côn trùng học ở Hoa Kỳ lúc ñó còn trẻ tuổi. Riley là người ñầu tiên di
chuyển ký sinh từ nơi này ñến nơi khác. Vào năm 1870, Riley ñã di chuyển ký sinh
của loài bọ cánh cứng hại mận Conotrachelus nenuphar từ Kirkwood ñến nơi khác ở
bang Missouri. Năm 1873, Riley từ Hoa Kỳ ñã gửi sang Pháp loài nhện nhỏ bắt mồi
Tyroglyphus phylloxerae Riley ñể hợp tác với các nhà khoa học Pháp trừ diệt rệp rễ
nho Phylloxera vitifoliae (Fitch). Loài nhện nhỏ này tạo lập ñược quần thể ở Pháp,
nhưng không hạn chế ñược số lượng rệp rễ nho P. vitifoliae (Coppel et al., 1977;
Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996).
Năm 1874, người ta ñã nhập nội bọ rùa 11 chấm Coccinella undecimpunctata L.
từ nước Anh vào New Zealand, nhưng không thấy nói ñến hiệu quả trừ rệp muội của
nó. Saunders (1882) ñã nhập nội ong mắt ñỏ Trichogramma minutum từ Hoa Kỳ vào
Canada ñể trừ trứng ong ăn lá Nematus ribesii ở Ontario. Sau gần 30 năm kể từ khi
có ñề xuất nhập nội thiên ñịch, vào năm 1883 Hoa Kỳ lần ñầu tiên nhận ñược ong ký
sinh Cotesia glomerata (L.) từ nước Anh nhập nội vào ñể trừ sâu xanh hại cải Pieris
rapae. Loài ký sinh này tạo lập ñược quần thể và trở thành loài có lợi ở Hoa Kỳ. ðây
là sự thành công ñầu tiên của việc di chuyển côn trùng ký sinh giữa các châu lục
(Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al., 1996).
Năm 1874, Pasteur ñã ñưa ý kiến ñể trừ rệp rễ nho Phylloxera vitifoliae (Fitch)
hãy thử sử dụng nguyên sinh ñộng vật gây bệnh ở ong mật hoặc tìm một loài nấm
côn trùng nào ñó. Theo Steinhaus (1956), Le Conte từ năm 1874 ñã bàn luận việc sản
xuất và tung nguồn vật gây bệnh ñể làm lây lan bệnh cho côn trùng. ðây là một ñề
xuất ñầu tiên về sử dụng vi sinh vật gây bệnh ñể trừ sâu hại có cơ sở chắc chắn và cụ
thể (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Năm 1879, Hagen ñã ñề xuất dùng “men bia” phun
lên côn trùng với mục ñích gây dịch bệnh cho côn trùng hại. Cũng trong năm ñó,
Comstock, Riley ñã thử biện pháp này trên ñồng ruộng. Nhưng không cho kết quả, vi
men bia không phải là vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng (Coppel et al., 1977). Mặc
dù ý ñịnh và việc thực nghiệm ñều không ñúng, nhưng phải thừa nhận rằng các tác

giả này là những người rất quan tâm ñến khả năng sử dụng vi sinh vật ñể trừ sâu hại.
Họ là những người tham gia thúc ñẩy sự phát triển của biện pháp dùng vi sinh vật trừ
sâu hại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

18

Vào mùa thu năm 1878, Metschnikov nghiên cứu bọ hung hại lúa mì Anisoplia
austriaca ñã quan sát ñược một bệnh nấm của sâu hại này. Ông ñặt tên cho nấm này
là Entomophthora anisopliae (nay là Metarhizium anisopliae). Năm 1879,
Metschnikov tiến hành nghiên cứu lây nhiễm nấm bệnh này lên bọ hung hại lúa mì
và bọ vòi voi hại củ cải ñường Cleonus punctiventris (Germ.). Các thí nghiệm cho
kết quả tốt. Metschnikov ñã phát hiện thấy các côn trùng khác cũng bị mẫn cảm với
nấm gây bệnh này. Ông bắt ñầu sản xuất nấm M. ainisopliae ñể trừ côn trùng hại.
Dựa trên kết quả thực nghiệm ñã ñạt ñược, Metschnikov và Krassilstschik ñã tiến
hành xây dựng một số cơ sở sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae. ðến
năm 1884, bào tử nấm M. ainisopliae ñã sản xuất với lượng lớn ñể bán cho nông dân.
Sự thành công này ñã mở ñầu cho việc nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trừ sâu hại
(dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
ðến cuối thế kỷ 19, nhiều nhà côn trùng học ở Bắc châu Mỹ ñã nhận ra rằng các
loài côn trùng hại quan trọng ở vùng Bắc châu Mỹ chủ yếu ñều là những loài ngoại
lai. ðể phòng chống chúng phải tiến hành nhập nội các thiên ñịch chính của chúng từ
nơi ở bản xứ của chúng.
Năm 1888, Koebele (người ðức) làm việc ở California ñược cử sang Australia ñể
thu thập một loài ruồi Cryptochaetum iceryae ký sinh trên rệp sáp Icerya purchasi
Mask Trong khi thu thập ruồi ký sinh, Koebele ñã phát hiện thấy bọ rùa Rodolia
cardinalis ăn thịt rệp sáp I. purchasi. Ông ñã thu luôn loài bọ rùa này và gửi về
Caliornia. 129 cá thể bọ rùa R. cardinalis ñược gửi về California từ tháng 11/1888
ñến tháng 01/1889. Số bọ rùa này ñược nhân nuôi trong phòng, ñến tháng 06/1998 có
hơn 10.000 cá thể con cháu của chúng. Tháng 02-03/1889, Koebele ñã gửi bổ sung 2

ñợt ñược 385 cá thể bọ rùa. Số bọ rùa trên ñược thả ra hàng trăm vườn cam ở
California. Tại các vườn cam quýt thả bọ rùa sau vài tháng rệp sáp I. purchasi ñã
giảm hẳn. ðến năm sau, loài rệp sáp này không còn là sâu hại nguy hiểm nữa. Nạn
dịch rệp sáp I. purchasi hại cam quýt ở California ñược giải quyết một cách căn bản.
Chương trình chống rệp sáp I. purchasi hại cam quýt ở California thực hiện với chi
phí quá rẻ, chưa tới 1 500 USD (Doutt, 1964; DeBach, 1974).
Các nước khác bị rệp sáp I. purchasi gây hại nặng ñã ñề nghị nhập nội bọ rùa R.
cardinalis từ California. Thực tế cho thấy ở ñâu nhập nội bọ rùa R. cardinalis cũng
ñều cho kết quả phòng chống rệp sáp I. purchasi như ở California. Thành công của
chương trình sử dụng bọ rùa R. cardinalis ñể trừ rệp sáp I. purchasi trở thành nổi
tiếng thế giới. Koebele trở thành người anh hùng. Tại ðức người ta gọi phương pháp
nhập nội côn trùng là “phương pháp Koebele”. Việc nhập nội bọ rùa R. cardinalis từ
Australia vào California ñể trừ rệp sáp I. purchasi thành công là một mốc quan trọng
ñánh dấu sự phát triển của BPSH. Từ ñây BPSH ñược coi là biện pháp có hiệu quả
trong phòng chống dịch hại. Sự kiện bọ rùa R. cardinalis ñã ñược ghi nhận nhiều lần
và là một trong những ví dụ có sức hấp dẫn nhất trong lịch sử nghiên cứu côn trùng.
Nhờ sự thành công của việc dùng bọ rùa R. cardinalis trừ rệp sáp I. purchasi,
BPSH trừ dịch hại chuyển sang giai ñoạn phát triển mới. Nhiều nước tiến hành thí
nghiệm dùng các thiên ñịch khác nhau ñể phòng chống nhiều loại dịch hại.
Năm 1891, Koebele lại ñi Australia, New Zealand và Fiji ñể nhập nội côn trùng
thiên ñịch. Trong thời gian này, Koebele ñã gửi về California 46 loài bọ rùa, trong số
này chỉ có 4 loài thuần hóa và ñịnh cư ñược. Từ năm 1893 ñến năm 1912 Koebele ñã
thực hiện nhiều chương trình áp dụng BPSH thành công ở Hawaii có giá trị lớn cho
sự phát triển của BPSH chống côn trùng hại (Coppel et al., 1977).
Từ năm 1888, ở Hoa Kỳ ñã nghiên cứu dùng nấm bạch cương Beauveria
globulifera ñể trừ bọ xít lúa mì Blissus leucopterus. Nấm ñược sản xuất lượng lớn,
ñóng thành gói nhỏ. Trong các năm 1891-1892, hơn 50 000 gói chế phẩm ñược phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

19


cho các trang trại ñể rải lên ñồng lúa mì. Hiệu quả của nấm ñối với bọ xít lúa mì
không giống nhau và các chủ trang trại không thích dùng biện pháp này (Coppel et
al., 1977; Weiser, 1966).
Biện pháp sinh học ñối với cỏ dại
Fitch nhận thấy thường không có côn trùng dinh dưỡng trên những loài cỏ dại ñã
du nhập từ châu Âu vào châu Mỹ và vào năm 1855 ông ñề xuất có thể nhập nội các
côn trùng chuyên tính từ châu Âu về ñể phòng chống các cỏ dại này. Như vậy, ông là
người ñầu tiên ñề xuất nhập nội côn trùng chuyên tính ñể trừ cỏ dại. Từ cuối thế kỷ
19 cũng ñã xuất hiện những nghiên cứu sử dụng nấm ñể trừ cỏ dại (Halsted, 1864-
dẫn theo P.V. Lầm, 1995; Van Driesche et al., 1996). Hướng nghiên cứu này ñược
phát triển dần trong những năm sau.
Biện pháp sinh học ñối với chuột hại
Năm 1892, Loeffler ñã phân lập ñược vi khuẩn gây bệnh ở chuột và ñặt tên là
Bacillus typhimurium. Tác giả ñã nghiên cứu vi khuẩn này ñể trừ chuột. Kết quả cho
thấy có thể dùng vi khuẩn này trừ chuột loài Microtus arvalis và Rattus norvegicus.
Năm 1893, Danysz ñã phân lập, mô tả các loài vi khuẩn Salmonella ở lục ñịa châu
Âu (Simmonds et al., 1976).
4. THẾ KỶ 20
Biện pháp sinh học ñối với sâu hại
ðầu thế kỷ 20 ở Italia, có hai nhà côn trùng học nổi tiếng cũng bắt ñầu nghiên cứu
BPSH. Những cố gắng của họ ñáng lẽ cho những kết quả lớn nếu giữa họ không xuất
hiện những bất ñồng về quan ñiểm là nhập nội một loài hay vài loài thiên ñịch, nhập
nội các loài ký sinh hay nhập nội các loài bắt mồi (Coppel et al., 1977). Năm 1906,
Berlese ñã nhập nội từ Hoa Kỳ về Italia một loài ký sinh Prospaltella berlesei ñể trừ
rệp vảy dâu Pseudaulacaspis pentagona. Việc nhập nội này cho kết quả tương ñối
tốt. Giống như bọ rùa R. cardinalis, ký sinh P. berlesei cũng ñược nhiều nước trên
thế giới nhập nội về ñể trừ rệp vảy dâu (DeBach, 1964).
ðể trừ sâu róm Porthetria dispar (L.) và Nygmia phaeorrhoea (Don.) nhiều loài
thiên ñịch ñã ñược nhập nội từ Nhật Bản và châu Âu vào Hoa Kỳ trong các năm

1905-1914 và 1922-1923. ðã thả 40 loài trong số các loài nhập nội, có 9 loài ký sinh
và 2 loài bắt mồi ñã thuần hóa ñược (Clausen, 1956; DeBach, 1974). Các chương
trình áp dụng BPSH trừ loài sâu róm này cũng cho kết quả rất tốt ở Canada (Baird,
1956).
Từ năm 1919, dưới sự chỉ ñạo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ñã tiến hành một
chương trình nghiên cứu BPSH trừ sâu ñục thân ngô Ostrinia nubilalis. Cho ñến năm
1940, từ Pháp ñã gửi sang Hoa Kỳ 23 triệu sâu ñục thân ngô nuôi ñể thu ký sinh. Từ
năm 1927 ñến 1936, từ Nhật Bản ñã gửi ñi Hoa Kỳ 3 triệu sâu ñục thân ngô nữa ñể
thu ký sinh. Kết quả ñã nhập nội vào Hoa Kỳ ñược 24 loài ký sinh, nhưng chỉ có 6
loài là thuần hóa ñược và cho hiệu quả cục bộ trừ sâu ñục thân ngô (Coppel et al.,
1977).
Vào thời gian này, các chương trình nhập nội thiên ñịch ñược tiến hành rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới ñể trừ nhiều loài sâu hại quan trọng trong nông nghiệp.
ðồng thời các nhà khoa học ñã tiến hành nghiên cứu nhân thả thiên ñịch và nghiên
cứu bệnh lý côn trùng.
Ong mắt ñỏ Trichogramma ñược bắt ñầu nhân nuôi sử dụng từ năm 1910-1911 ở
nước Nga và Trung Á. Sau ñó rất nhiều nước tiến hành nghiên cứu sử dụng pong mắt
ñỏ. Sau năm 1928, chỉ khi Flanders tìm ñược qui trình nhân nuôi ngài mạch quanh
năm thì việc nghiên cứu sử dụng ong mắt ñỏ trừ sâu hại mới ñược ñẩy mạnh. Tại
Liên Xô cũ, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt ñỏ ñược ñẩy mạnh từ năm 1934
(Schepetilnikova, 1974 - dẫn theo P.V.Lầm, 1995).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

20

Do ảnh hưởng của Metschnikov, các nhà nghiên cứu ở châu Âu ñã tiến hành thử
nghiệm nhiều loài nấm ñể trừ sâu hại. ðã tiến hành thử nghiệm nấm Beauveria ñể trừ
sâu róm Porthetria monacha và sùng Melolontha và một số nấm thuộc họ
Entomophthoraceae ñể trừ ấu trùng một số loài thuộc bộ hai cánh Diptera và bộ cánh
thẳng Orthoptera (P.V. Lầm, 1995).

Mặc dù virút gây bệnh côn trùng ñã ñược biết từ lâu, nhưng cho tới những năm
ñầu thế kỷ 20 mới có một số thí nghiệm sử dụng virút ñể trừ sâu róm Lymantria
monacha, Porthetria dispar ở châu Âu và Bắc châu Mỹ.
Từ năm 1911 ñến 1914, D’Herelle ñã nghiên cứu vi khuẩn Coccobacillus
acridiorum ñể trừ châu chấu Schistocera paranensis (Simmonds et al., 1976; Weiser,
1966). Năm 1911, Berliner ở Thuringia (một tỉnh của ðức) phân lập ñược vi khuẩn
từ sâu non loài Ephestia kuehniella chết bệnh và mô tả ñặt tên là Bacillus
thuringiensis. Các thử nghiệm vi khuẩn này ñể trừ sâu hại ñược bắt ñầu từ sâu ñục
thân ngô ở Hungari (Husz, 1928). Theo Jacobs (1951) và Krieg (1961), sau ñó vi
khuẩn này ñược thử nghiệm với sâu hồng ñục quả bông, sâu xanh bướm trắng hại cải
và nhiều loài sâu hại khác ở châu Âu. Chế phẩm thương mại ñầu tiên từ vi khuẩn
Bacillus thuringiensis là “sporeine” ñược sản xuất ở Pháp trước năm 1938 (dẫn theo
P.V.Lầm, 1995).
ðã phát hiện ấu trùng bọ hung Nhật Bản Popillia japonica bị bệnh vi khuẩn từ
năm 1921. Năm 1940, Dutky mô tả, ñặt tên vi khuẩn gây bệnh cho ấu trùng bọ hung
Nhật Bản là Bacillus popilliae và B. lentimorbus. Vi khuẩn này ñược sản xuất thành
chế phẩm ñể trừ bọ hung Nhật Bản ở Hoa Kỳ từ năm 1940 (Kandybin, 1989;
Simmonds et al., 1976; Steinhaus, 1964).
Từ 1940, những quan tâm về phát triển BPSH ñối với sâu hại bị giảm ñi rõ ràng
do sự ra dời và sử dụng rộng rãi của thuốc hóa học trừ sâu hữu cơ tổng hợp. Sailer
(1972) ñã phân tích các công trình khoa học ñăng tải ở Hoa Kỳ liên quan ñến việc
phòng chống sâu hại và chỉ ra sự lãng quên BPSH do sự ra ñời của DDT như sau:
Năm 1915 tương quan số lượng các công trình nghiên cứu biện pháp hóa học và
BPSH là 1:1. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II, tương quan này là 6:1 và
ñến năm 1946 thì tương quan này nghiêng hẳn sang biện pháp hóa học và là 20:1.
ðầu chiến tranh thế giới thứ II, ở Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có 40 nhà côn trùng học
chuyên nghiên cứu BPSH. ðến năm 1954, tính qui ñổi chỉ còn 5 người nghiên cứu
BPSH. Trong giai ñoạn 1940-1960, quan tâm chính trong phòng chống dịch hại là
biện pháp hóa học. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu về BPSH (dẫn theo
P.V.Lầm, 1995).

Tại Canada năm 1943 bắt ñầu sản xuất hàng loạt chế phẩm NPV của ong ăn lá
Diprion herlyniae ñể bảo vệ cây rừng. Vào giữa thập niên 1970, ở Hoa Kỳ ñã phát
triển ñược các chế phẩm Elcar và Biocontrol từ NPV. ðến cuối thập niên 1980, Hoa
Kỳ và Liên Xô cũ ñã sản xuất ñược 7 chế phẩm sinh học từ virút. Các nước khác như
Nhật Bản, Tây ðức, Pháp, mỗi nước sản xuất ñược 1-2 chế phẩm từ virút
(Chukhrij, 1988; Simmonds et al., 1976).
Vào ñầu thập niên 1950, ở châu Âu và châu Mỹ ñã quan tâm trở lại việc sử dụng
vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Một số ñộc tố của vi khuẩn B. thuringiensis ñược
phát hiện trong thập niên 1950: ngoại ñộc tố alpha và nội ñộc tố delta phát hiện vào
năm 1953, ngoại ñộc tố beta phát hiện vào năm 1959. Cuối thập niên 1950 bắt ñầu
sản xuất công nghiệp chế phẩm từ vi khuẩn B. thuringiensis và việc sử dụng chúng
ñã cho kết quả tốt ñẹp. Các chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus popilliae và B.
lentimorbus ñược mở rộng sử dụng ñể trừ bọ hung Nhật Bản ở 14 bang của Hoa Kỳ.
ðến 1952, diện tích dùng chế phẩm này ñạt tới 40.000 ha (Coppel et al., 1977;
Kandybin, 1989).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

21

Những nghiên cứu về ong mắt ñỏ vẫn ñược tiến hành ở nhiều nước, ñặc biệt là ở
Liên Xô cũ. Ngoài các nghiên cứu về sinh học sinh thái của các loài ñược nhân thả,
còn có nhiều công bố về phân loại ong mắt ñỏ (Schepetilnikova, 1974).
Từ những năm 1950, các nhà côn trùng học châu Âu ñã bắt ñầu nghiên cứu các
biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên ñịch tự nhiên trong phòng chống côn trùng hại:
phun thuốc theo băng, dùng thuốc hóa học có thời gian tác dụng ngắn, chuẩn bị nơi
qua ñông cho chim ăn sâu, (Coppel et al., 1977; Telenga, 1959).
Tại Hoa Kỳ, BPSH phát triển mạnh mẽ trước năm 1940, và chỉ còn tiến hành ở
bang California, Hawaii trong các năm 1940-1960. Trong thời gian này, các nhà
khoa học ở California ñã nghiên cứu hoàn thiện ñược các phương pháp nuôi côn
trùng vật chủ và các thiên ñịch của chúng. ðã thực hiện thành công những chương

trình về BPSH ñối với rệp sáp, rệp muội, nhện ñỏ (Hagen et al., 1973).
Trong thập niên 1950 có một số nhà côn trùng như Stern (1949), Michelbacher
(1952), Smith (1954), Bartlett (1956), ñã ñi sâu nghiên cứu kết hợp biện pháp hóa
học với BPSH theo hướng tìm kiếm các giải pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc
hóa học ñối với các sinh vật có ích trong sinh quần nông nghiệp (dẫn theo P.V. Lầm,
1995).
Từ những năm 1960 ñến cuối thế kỷ 20, BPSH ñối với sâu hại ñược ñẩy mạnh
nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thí dụ, nghiên cứu sử dụng ong
mắt ñỏ ñể trừ sâu hại ñược tiến hành ở hơn 90 nước trên thế giới. ði ñầu trong
nghiên cứu ứng dụng ong mắt ñỏ là Liên Xô cũ, Trung Quốc. Vào những năm 1980,
hàng năm ở Liên Xô cũ ñã sử dụng ong mắt ñỏ với diện tích trên dưới 16 triệu ha và
ở Trung Quốc là 3-4 triệu ha. ðặc biệt, Trung Quốc ñã nghiên cứu thành công thức
ăn nhân tạo ñề nhân nuôi 6 loài ong mắt ñỏ. Thức ăn nhân tạo này ñược bọc trong
màng mỏng gọi là “trứng nhân tạo”. Quá trình này ñược cơ giới hóa và tiến hành
nhờ máy dập trứng nhân tạo. Trong các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng thì vi
khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) ñược nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất. ðến cuối
thế kỷ 20, trên thế giới có hàng chục công ty sản xuất vài chục loại chế phẩm sinh
học khác nhau từ Bt. Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc là những nước sử dụng chế
phẩm Bt nhiều nhất với diện tích hàng triệu ha mỗi năm (dẫn theo P.V.Lầm, 1995).
Các lĩnh vực nghiên cứu về BPSH ñể phòng chống sâu hại ngày càng ñược mở
rộng và thành công ñạt ñược ở nhiều nước. Hiện nay trên thế giới ñã có hàng chục
sản phẩm sinh học là các ký sinh, bắt mồi ñã ñược thương mại hóa như ong mắt ñỏ
Trichogramma spp., ong Encarsia formosana, ong Habrobracon hebetor, Ngoài
các chế phẩm sinh học từ Bt, ñến nay trên thế giới có hàng chục loại chế sinh học từ
các sinh vật khác (nấm, virút, tuyến trùng) ñể phòng chống sâu hại (Falcon, 1985;
Ignoffo, 1985; Ravensberg, 1992; Schwarz, 1992). Từ năm 1975, biện pháp BPSH
ñược coi là biện pháp quan trọng, là một phần của IPM ñể phòng chống sâu hại trên
nhiều loại cây trồng.
Biện pháp sinh học ñối với cỏ dại
Chương trình nghiên cứu BPSH ñối với cỏ dại ñầu tiên có ý nghĩa ñược Koebele

tiến hành ở Hawaii vào năm 1902 (Perkins et al., 1924). Koebel ñã nhập nội một số
côn trùng hại quả và hoa cây cỏ Lantana camara từ Mexico ñể trừ cỏ này ở Hawaii.
Các chương trình nghiên cứu BPSH ñối với cỏ dại ở Australia ñược bắt ñầu từ năm
1912. Nhiều loài côn trùng ăn thực vật chuyên tính ñược nhập nội về Australia ñể trừ
các loài xương rồng Opuntia inermis, O. stricta, cỏ ban Hypericum perforatum
(Andres et al., 1976; Harley et al., 1992). ðầu thế kỷ 20, ngoài Australia ra, một số
nước như Sri-Lanka, Ấn ðộ, Nam Phi, New Zealand, Madagascar, ñảo Mauritius
cũng tiến hành nhập nội côn trùng ăn thực vật chuyên tính ñể trừ cỏ dại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

22

Sau chiến tranh thế giới thứ II, ñặc biệt từ sau 1950, nhiều nước quan tâm ñến
BPSH ñối với cỏ dại. Việc nhập nội các thiên ñịch ñể trừ cỏ dại ñược tiến hành
không chỉ ở các nước phát triển (như Australia, Canada, Hoa Kỳ ) mà còn ở cả các
nước ñang phát triển như Chile, Kenya, Tanzania (Julien, 1992). Việc tìm kiếm các
nấm ký sinh chuyên tính ñể trừ cỏ dại vẫn ñược tiến hành. Leach (1946) ñề xuất
dùng nấm Colletotrichum xanthii ñể trừ cỏ Cuscuta. Tại New South Wales ñã dùng
nấm C. xanthii trừ cỏ Xanthium spinosum. Tại Liên Xô cũ ñã dùng nấm Alternaria
cuscutacidae ñể trừ Cuscuta từ năm 1960 (Simmonds et al., 1976). Thống kê ñến
năm 1980 ñã tiến hành ñược 174 chương trình nghiên cứu BPSH ñối với 101 loài cỏ
dại tại hơn 70 nước trên thế giới. ðến 1992, trên thế giới ñã tiến hành nhập nội 729
loài ăn thực vật chuyên tính từ nước này sang nước khác ñể trừ 117 loài cỏ dại. ðã
nghiên cứu và phát triển ñược hàng chục chế phẩm sinh học trừ cỏ từ nấm gây bệnh
chuyên tính trên cỏ dại (Julien, 1992).
Biện pháp sinh học ñối với vật gây bệnh cây
Có lẽ nghiên cứu về BPSH ñối với vật gây bệnh cây ñược tiến hành muộn hơn cả.
Từ năm 1908 Potter ñã chứng minh rằng hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh cây có
thể ức chế ñược bằng các sản phẩm trao ñổi chất của chính nó. Năm 1926, Sanford
ñã nêu ý kiến lợi dụng quần thể vi khuẩn hoại sinh trong ñất ñể phòng chống bệnh

ghẻ khoai tây do Streptomyces scabies. ðể làm tăng quần thể vi khuẩn hoại sinh,
Sanford ñã khuyến cáo dùng phân xanh ñối với khoai tây. Năm 1955, Wood và Tveit
ñã ñưa ra 3 cơ chế ñối kháng giữa các vi sinh vật là cạnh tranh, kháng sinh và tiêu
diệt nhau (ăn thịt nhau hoặc ký sinh). Phần lớn các nghiên cứu có tính quyết ñịnh về
khả năng ñối kháng theo cơ chế kháng sinh của các loài vi khuẩn thuộc giống
Pseudomonas trong vùng rễ cây ñược tiến hành trong thời gian 1979-1990. Gerlagh
(1968) và Vojinovic (1972) ñã ghi nhận hiện tượng mức ñộ bị bệnh chết toàn cây do
nấm Gaeumannomyces graminis var. tritici gây ra trên lúa mì giảm tự nhiên là do
hoạt ñộng của các vi sinh vật ñối kháng. Năm 1979, ñã phân lập ñược chủng 2-79
của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ vùng rễ cây lúa mì. Chủng vi khuẩn này
khi xử lý hạt giống cho hiệu quả cao trong phòng chống bệnh chết toàn cây lúa mì
(Baker, 1985; Cook, 1991; Gnanamanickam, 2002; Van Driesche et al., 1996).
Năm 1929, Hino & Kato ñã công bố hiện tượng nấm Ciccinobolus sp. ký sinh
trênn nấm Oidium spp. Hiện tượng nấm Trichoderma ký sinh trên nấm Rhizoctonia
solani, Phytophthora parasitica, Sclerotium rolfsii ñược Weindling mô tả năm 1932
và chính tác giả này ñã ñề xuất sử dụng hiện tượng nấm ký sinh nấm gây bệnh cây ñể
phòng chống bệnh hại cây trồng. Drechsler nghiên cứu hiện tượng nấm ký sinh nấm
và nấm ăn tuyến trùng từ những năm 1937-1938. Những nghiên cứu này chưa có tính
chất ứng dụng. Bliss (1951) ñã thông báo rằng nấm Trichoderma viride có thể tấn
công nấm Armillaria mellea khi ñã bị suy yếu do xông hơi thuốc (Baker, 1985;
Snyder et al., 1976). Hai loài nấm Coniothyrium minitans và Sporidesmium
sclerotivorum ñược Campbell (1947) và Uecker et al. (1978) phát hiện là ký sinh trên
các nấm hạch thuộc giống Sclerotinia gây bệnh cây. Fulton (1950), Stolp (1956) và
Cross (1959) ñã phát hiện thấy nhiều thực khuẩn thể tấn công vi khuẩn gây bệnh cây
trong tự nhiên và cho rằng có thể lợi dụng các thực khuẩn thể này ñể phòng chống
các bệnh vi khuẩn của cây. Ngoài ra, còn nhiều tác giả nghiên cứu về nấm ký sinh
nấm gây bệnh cây như Aytoun (1953), Boosalis (1954, 1956), Butler (1957) hoặc
nghiên cứu côn trùng ăn tuyến trùng thực vật như Aguilar (1944), Brown (1954),
Hutchinson et al. (1960) (dẫn theo P. V. Lầm, 1995). Sau ñó hàng loạt các nghiên
cứu sử dụng nấm ký sinh nấm gây bệnh trong phòng chống bệnh hại cây ñược tiến hành.

Bắt ñầu từ thập niên 1950, ñã có nhiều dẫn liệu về cơ sở khoa học của biện pháp
sử dụng những chủng vật gây bệnh hại cây không có ñộc tính hoặc có ñộc tính yếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

23

ñể phòng chống bệnh hại cây. Theo Stout (1950), chủng có ñộc tính gây bệnh yếu
của virút gây bệnh khảm lá ñào chỉ gây triệu chứng bệnh rất nhẹ ở cây bị nhiễm.
ðem chủng có ñộc tính gây bệnh cao của chính virút này xử lý lên những cây ñào
này. Kết quả cho thấy các cây ñào này vẫn tiếp tục biểu hiện triệu chứng bệnh nhẹ.
Cùng thời gian này, Gamann cũng quan sát thấy hiện tượng này ở nhóm virút X của
khoai tây (Snyder, 1976). Như vậy, bằng cách nhiễm chủng virút có ñộc tính gây
bệnh yếu cho cây trồng thì sẽ có biện pháp hữu hiệu ñể phòng chống lại các chủng có
ñộc tính gây bệnh cao của chính virút ñó. Grente và Saute (1969) ñã tìm thấy những
chủng có ñộc tính yếu của nấm Endothia parasitica gây bệnh trên cây dẻ. Những
chủng nấm này ñược dùng ñể xử lý chữa các cây dẻ bị bệnh và cho hiệu quả cao.
Năm 1980, Kerr ñã phát hiện ñược một dòng K84 của vi khuẩn Agrobacterium
radiobactor không có ñộc tính gây bệnh cho cây. ðây là một tác nhân sinh học rất
hiệu quả ñể phòng chống bệnh hại cây do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây
nên. Nhiều chủng virút gây bệnh cây có ñộc tính yếu ñã ñược phân lập và sử dụng ñể
phòng chống bệnh virút hại cây (Baker, 1985; Takeuchi et al, 1992).
ðến cuối thế kỷ 20, biện pháp BPSH ñược nghiên cứu và ứng dụng ñối với những
bệnh hại quan trọng trên cây lúa nước, lúa mì, bông, thuốc lá, lạc, mía, ñậu tương, cà
chua, táo, cây qủa có múi (Gnanamanickam, 2002).
II. NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP SINH HỌC Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu biện pháp sinh học ở Việt Nam
Mặc dù biện pháp sinh học (BPSH) trên thế giới ñã thành công hơn 100 năm,
nhưng ñây là một lĩnh vực khoa học tương ñối mới ở nước ta.
Theo những gì ghi chép lại, nông dân nước ta cũng biết sử dụng kiến vàng ñể
diệt trừ sâu hại trong vườn cam quýt từ thế kỷ rất lâu (thế kỷ thứ 4). Nhưng nghiên

cứu phát triển BPSH thì mới chỉ ñược bắt ñầu từ những năm ñầu thập niên 1970.
Những nghiên cứu về thành phần thiên ñịch trên sâu hại lúa của P. B. Quyền và nnk
(1972-1973), của Viện Bảo vệ thực vật (1972-1973) và việc ñánh giá hiệu lực của
các chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bt ñể trừ sâu tơ tại Viện Bảo vệ thực vật (1971-
1974) có thể coi là những công trình ñầu tiên về nghiên cứu BPSH phòng chống dịch
hại ở nước ta (P. V. Lầm, 2003).
Từ 1973, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt ñỏ Trichogramma spp. ñể trừ một số
sâu hại ñược bắt ñầu tại Viện Bảo vệ thực vật. Sau ñó công việc nghiên cứu này cũng
ñược một số cơ quan khác tiến hành như Phòng Sinh thái côn trùng (Viện Sinh thái
& Tài nguyên Sinh vật), Bộ môn ðộng vật không xương sống (Khoa Sinh, ðại học
Quốc gia Hà Nội). ðến nửa sau thập niên 1970, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt ñỏ
Trichogramma spp. ñể trừ sâu hại ñược Chi cục BVTV Vĩnh Phúc, Thái Bình hưởng
ứng triển khai. Từ thập niên 1980, việc sử dụng ong mắt ñỏ Trichogramma ñể trừ sâu
hại ñược Trung tâm nghiên cứu cây Bông Nha Hố (nay là Viện nghiên cứu và Phát
triển cây bông) triển khai ứng dụng trên cây bông.
Nghiên cứu nấm B. bassiana ñể trừ sâu róm thông Dendrolimus punctatuus ñược
bắt ñầu từ giữa thập niên 1970 ở trường ðại học Lâm nghiệp.
Từ cuối thập niên 1980 ñến nay, việc nghiên cứu biện pháp BPSH ñược tiến hành
ở nhiều cơ quan như Viện bảo vệ thực vật, Viện Sinh thái &Tài nguyên Sinh vật,
Khoa Sinh (ðại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), ðại học Nông nghiệp I Hà Nội,
Viện Nghiên cứu và Phát triển cây bông, Viện Công nghiệp thực phẩm Tác nhân
sinh học ñược nghiên cứu cũng ña dạng, gồm ong mắt ñỏ Trichogramma spp., vi
khuẩn (B. thuringiensis, S. enteridis), virút côn trùng (NPV), nấm côn trùng (B.
bassiana, M. anisopliae, M. flavoviride), nấm ñối kháng (Trichoderma spp.), tuyến
trùng hại côn trùng (P.V. Lầm, 2003).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

24

2. Kết quả chủ yếu trong nghiên cứu phát triển BPSH ở nước ta

Trong khoảng 1/3 thế kỷ qua, chúng ta ñã tiến hành nghiên cứu nhiều vấn ñề về
BPSH. Các nghiên cứu này tập trung thành hai hướng chính sau:
- Bảo vệ duy trì và phát triển quần thể thiên ñịch có sẵn trong tự nhiên
- Bổ sung thiên ñịch vào sinh quần cây trồng nông lâm nghiệp
2.1. Bảo vệ duy trì và phát triển quần thể thiên ñịch có sẵn trong tự nhiên
Hướng nghiên cứu này ñã ñược các nhà côn trùng học châu Âu bắt ñầu từ những
năm 1950. Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên ñịch có sẵn trong tự nhiên
chính là áp dụng các nguyên lý sinh thái trong phòng chống dịch hại. ðây là biện
pháp rẻ tiền, nhưng ñòi hỏi hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu theo
hướng này bao gồm các vấn ñề sau:
a. ðiều tra thành phần thiên ñịch của dịch hại
Những nghiên cứu về khu hệ thiên ñịch của dịch hại ở nước ta chưa nhiều. Chưa
có các ñiều tra về thành phần thiên ñịch của các vật gây bệnh cây, cỏ dại, chuột. Hầu
hết các kết quả ñã có tập trung vào nghiên cứu thành phần thiên ñịch của sâu hại. Có
2 loại công việc nghiên cứu là:
- Nghiên cứu thành phần thiên ñịch của sâu hại theo phân loại tự nhiên. Họ bọ rùa
Coccinellidae, họ ong Scelionidae ñã ñược nghiên cứu khá ñầy ñủ về thành phần
loài. Họ bọ chân chạy Carabidae, họ ong Braconidae, Ichneumonidae, họ bọ xít cổ
ngỗng Reduviidae ñang ñược nghiên cứu về thành phần loài (L.X. Huệ, 2000; T.X.
Lam & V. Q. Côn, 2004; K.ð. Long, 1994; H.ð. Nhuận, 1982, 1983; ).
- Nghiên cứu thành phần thiên ñịch theo cây trồng. Thành phần thiên ñịch trên cây
lúa, ñậu tương, bông, rau thập tự, ngô, cây ñậu ăn quả, cây ăn quả có múi, chè, cà
phê ñã ñược nghiên cứu (ð. T. Ánh, 1984; V.Q. Côn, 1980; 1986; 1990; V. Q. Côn
và nnk, 1979; L. M. Châu, 1987, 1989; T. T. N. Chi và nnk, 1995; T. ð. Chiến, 1991;
2002; ðặng Thị Dung, 1999; Cao Anh ðương, 2003; Nguyên Thị Hai, 1996; L. X.
Huệ, 1994; H. Q. Hùng, 1984, 1991; H. Q. Hùng và nnk, 1990; Hồ Thị Thu Giang,
2002; P. V. Lầm, 1986, 1989, 1992, 1995, 1996; 2002, 2004; Trần Ngọc Lân; P. B.
Quyền và nnk, 1973, 1999). Trong ñó, thành phần thiên ñịch trên cây lúa ñược
nghiên cứu ñầy ñủ nhất (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Số lượng loài thiên ñịch ñã phát hiện ñược trên ñồng lúa

Số lượng thiên ñịch
Tên bộ
Số lượng
họ
Số lượng
giống
Số loài Tỷ lệ (%)
Bộ chuồn chuồn Odonata 2 4 4 0,9
Bộ bọ ngựa Mantodea 1 1 1 0,2
Bộ cánh thẳng orthoptera 2 4 10 2,2
Bộ cánh da Dermaptera 2 2 2 0,4
Bộ cánh nửa Hemiptera 10 39 72 15,6
Bộ cánh cứng Coleoptera 5 57 113 24,5
Bộ cánh cuốn Strepsiptera 1 1 1 0,2
Bộ cánh màng Hymenoptera 18 92 173 37,6
Bộ hai cánh Diptera 6 15 16 3,5
Bộ nhện lớn Araneida 12 38 59 12,8
Bộ nấm Entomophthorales 1 1 1 0,2
Bộ nấm cành Moniliales 1 3 4 0,9
Virút côn trùng Virus 1 1 3 0,6
Tuyến trùng Nematoda 1 1 2 0,4
Tổng số 63 259 461 100
Nguồn: P.V. Lầm (2000, 2002)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

25

b. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của những thiên ñịch phổ biến
ðã có kết quả nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của các loài thiên
ñịch như: ong Trichogramma japonicum, T. chilonis, Trichogrammatoidea sp.,

Gryon cromion, Telenomus dignus, T. subitus, Tetrastichus schoenobii, Cotesia
ruficrus, C. plutellae, Apanteles cypris, Microplitis prodenia, Dacnusa sibirica,
Diadegma semiclausum, Diadromus collaris, Diaeretiella rapae, Trathala flavo-
orbitalis (Cam.), dế nhảy Metioche vittaticollis (Stal), bọ chân chạy Chlaenius
bioculatus, bọ rùa Harmonia octomaculata, Menochilus sexmaculatus, Coccinella
transversalis, Lemnia biplagiata, bọ xít hoa Eocanthecona furcellata, bọ xít
Andrallas spinidens, bọ xít bắt mồi bọ trĩ Orius sauteri, bọ xít bắt mồi Xylocoris
flavipes, ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus, Ischiodon scutellaris, Syrphinella
miranda, nhện sói vân ñinh ba Pardosa pseudoannulata, nhện linh miêu Oxyopes
javanus, Amblyseius (ð. T.Dung, 1999; Ng. V. ðĩnh, 2005; H.T.T.Giang, 2001,
2002, 2003; H.Q.Hùng, 1981,2001; H.Q.Hung et al., 2003; H. Lâm et al., 2001;
P.V.Lầm và nnk, 1994, 1996, 2000; Q.T.Ngọ, 2000; B.X. Phương, 2000; M.P. Quí
và nnk, 1978; D.M. Tú, 2005, Yorn Try & H.Q. Hùng, 2005, ). Thời gian vòng ñời
của một số loài thiên ñịch ñược ghi trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thời gian vòng ñời của một số thiên ñịch
Tên thiên ñịch
Thời gian
vòng ñời
(ngày)
Khả năng sinh
sản (trứng/cái)

ðiều kiện nuôi
(nhiệt ñộ, ẩm ñộ)
T. japonicum 6,1-8,1 53,0 22-27
0
C & 83-95%
T. dignus 10,0-11,4 46,6 23-28
0
C & 81-85%

G. cromion 10,1-17,6 9,2-10,5 23-30
0
C &70-80%
C. plutellae 12,8-13,9 88,3

21-26
0
C &

75-90%

T. flavo-orbitalis 19,3 62,5 26,3
0
C &

86,3%

E. furcellata 53,3-74,4 126-191 ðiều kiện tự nhiên
P. pseudoannulata 123-219 164,6-204 ðiều kiện tự nhiên
L. biplagiata 17,7-20,0 28,3-183,5 25-30
0
C & 75-82,6%

I. scutellaris 23,3 - 21,8
0
C &

73,3%



c. ðánh giá vai trò của thiên ñịch trong hạn chế số lượng sâu hại chính
Các nhóm thiên ñịch (hay từng loài thiên ñịch) có vai trò không giống nhau trong
việc kìm hãm sự phát triển của dịch hại. Bởi vậy việc ñánh giá vai trò của thiên ñịch
trong hạn chế số lượng dịch hại là vấn ñề rất quan trọng khi nghiên cứu lợi dụng
chúng ñể phòng chống dịch hại.
Vai trò của tập hợp các thiên ñịch trong hạn chế số lượng sâu hại lúa có thể tìm
thấy trong các công trình của L.M. Châu (1987, 1989), V.Q. Côn (1989,1990), H.Q.
Hùng (1984), N.V. Huỳnh và nnk (1980), P.V. Lầm (1985, 1995), P.V. Lầm và nnk
(1983, 1989, 1993, 1996 ), Trần Ngọc Lân (2000), K.ð. Long (1994), Các kết quả
này cho thấy vai trò kìm hãm số lượng sâu hại lúa của riêng từng loài thiên ñịch
thường thì không lớn, song vai trò này của một tập hợp thiên ñịch ñối với một loài
sâu hại lúa nào ñó trong từng lúc ở từng ñiều kiện cụ thể thì lại rất lớn và rất có ý
nghĩa kìm hãm sâu hại phát triển.
Vai trò của thiên ñịch trong hạn chế sâu hại bông ñược Trung tâm Nghiên cứu cây
bông Nha Hố tiến hành tại các vùng bông ở miền Nam. Những nghiên cứu ñã chỉ ra
rằng ong mắt ñỏ Trichogramma spp., NPV, bọ xít bắt mồi, tập hợp nhện lớn bắt mồi
là những thiên ñịch có vai trò quan trọng trong hạn chế sự phát triển của sâu xanh H.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

26

armigera, A. flava, S. exigua, hại bông (N.H. Bình, 1994; N.H. Bình và nnk, 1983;
N.T. Hai, 1996; P.H. Nhượng, 1996; N.T. Sơn, 1985, ).
Ngoài ra còn có các nghiên cứu về vai trò của thiên ñịch trong hạn chế sự phát
triển của sâu hại trên cây ñậu tương (T.ð. Chiến, 2003; ð.T. Dung, 2000; Dy Sam
An, H.Q. Hung, 2001), rau họ hoa thập tự (D.T. Dung, 2003; H.T.T. Giang, 2002;
N.D. Khiem et al., 2003; P.V. Lầm và nnk, 2000, 2002; K.ð. Long, 1994, 2003), ñậu
ăn quả (H.Q. Hung, 2003; P.V. Lầm và nnk, 2002, 2003), cây ăn quả có múi (P.V.
Lầm và nnk, 1999, 2000).


c. Nghiên cứu ảnh hưởng của các ñiều kiện sinh thái ñến thiên ñịch
Ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh ñến sự tích luỹ số lượng của thiên ñịch trên
các cây trồng là một cơ sở quan trọng ñể xây dựng biện pháp bảo vệ, khích lệ các
thiên ñịch tự nhiên trong hạn chế dịch hại. Vấn ñề này chưa ñược nghiên cứu nhiều ở
nước ta.
Phần lớn các nghiên cứu ñược tập trung vào ñánh giá ảnh hưởng của các thuốc
hóa học ñối với các thiên ñịch của sâu hại lúa, bông, rau họ hoa thập tự. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hầu hết các thuốc hóa học trừ sâu sử dụng ở nước ta ñều gây ảnh
hưởng rất lớn ñến sự tích luỹ số lượng của thiên ñịch tự nhiên (L.M. Châu và nnk,
1987; V.Q. Côn và nnk, 1992; N. V. Huỳnh và nnk, 1980; P.V. Lầm 1988, 1991,
1999; P.V. Lầm và nnk, 1994, 1996; K.ð. Long, 1990; N.Thơ và nnk, 1989, ).
Có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của ñiều kiện canh tác ñến sự tích luỹ thiên
ñịch trên cây lúa và cây bông. Thí dụ, ruộng lúa thường xuyên ñủ nước, cấy nhiều vụ
lúa, giống lúa nhiễm rầy nâu là những ñiều kiện thuận lợi cho sự tích luỹ thiên ñịch
của sâu hại lúa (L.M. Châu, 1987; P.V. Lầm và nnk, 2003). Trồng xen băng mía vào
ñồng bông, xen bông với ngô, ñậu tương sẽ làm tăng tính ña dạng và vai trò của thiên
ñịch trong hạn chế sâu hại bông (N.H.Bình, 1994; N. T. Hai, 1996; P.V. Lầm, 1989;
N. Thơ và nnk, 1989;)
Có một số ít ỏi kết quả nghiên cứu về nơi cư trú, tồn tại, chu chuyển của thiên
ñịch khi không có cây trồng trên ñồng ruộng. Sau thu hoạch lúa Mùa ở ñồng bằng
sông Hồng là mùa ñông cũng là thời gian không có lúa trên ñồng Trong thời gian
này, có nhiều loài ký sinh của côn trùng cánh vảy hại lúa tồn tại ở pha trưởng thành,
trú ngụ trong các cây bụi ở bờ ñồng hoặc vườn cây ăn quả gần ñồng lúa. Mặt khác,
nhiều loài thiên ñịch ña thực của sâu hại lúa ñã chuyển sang sống trên các sâu hại
ngô, ñậu tương (P. V. Lầm, 1995; K.ð. Long, 1990). Khi không có lúa trên ñồng, các
cây cỏ mà hoa có mật là nơi cư trú của nhiều thiên ñịch, vì mật hoa và phấn hoa là
nguồn thức ăn thêm có giá trị của nhiều loài thiên ñịch. ở vùng Cần Thơ ñã ghi nhận
ñược 30 loại cây cỏ là nơi trú ngụ của nhiều loài thiên ñịch của sâu hại lúa (L.M.
Châu và nnk, 1987; T. T. N. Chi và nnk, 1995; P.V. Lầm, 1995).
2.2. Nghiên cứu bổ sung thiên ñịch vào sinh quần cây trồng nông lâm nghiệp

a. Nhập nội, thuần hóa thiên ñịch ñể trừ dịch hại ngoại lai
Năm 1996, ñược sự tài trợ của FAO, chi cục BVTV tỉnh Lâm ðồng ñã nhập nội
từ Malaysia ong ký sinh D. semiclausum ñể trừ sâu tơ ở ðà Lạt. Sau 3 năm (từ 1997)
nhân và thả ra một số ñịa ñiểm ở ðà Lạt, ong D. semiclausum ñã tồn tại, thiết lập
ñược quần thể ở ruộng thả ong và phát tán ra những ruộng xung quanh. Tỷ lệ ký sinh
của ong D. semiclausum trên sâu tơ ñạt 2,6 - 69,4% tuỳ thuộc vào ñiều kiện cụ thể ở
nơi thả ong. ở nơi không thả ong, tỷ lệ ký sinh của ong ñạt khoảng 24,3%.
Năm 1995-1997, trong chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức CSIRO
(Australia) do ACIAR tài trợ, Viện BVTV ñã nhập nội 3 tác nhân sinh học ñể trừ cây
trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra) và 2 tác nhân sinh học ñể trừ cây bèo tây
(Eichhornia crassipes). Các tác nhân ñã nhập nội là sâu ñục thân trinh nữ (Carmenta
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

27

mimosae), mọt ñục hạt trinh nữ (Acanthoscelides puniceus, A. quadridentatus), bọ
vòi voi dục củ bèo tây (Neochetia bruchi) và sâu ñục cọng bèo tây (Sameodes
albiguttalis).
Kết quả thử nghiệm kiểm tra tính chuyên hoá thức ăn của các tác nhân sinh học ñã
nhập nội cho thấy tất cả chúng ñều có tính chuyên hoá thức ăn rất cao. Viện BVTV
ñã ñề xuất xin phép các cơ quan quản lý cho thả sâu ñục thân trinh nữ ñể trừ cây
trinh nữ thân gỗ và bọ vòi voi ñục củ beo tây ñể trừ bèo tây. Hai tác nhân này thả ra
ñã tồn tại và tạo lập quần thể ở nơi thả chúng.

b. Di chuyển thiên ñịch trong cùng khu phân bố của loài
Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên ñịch tương ñối phổ biến trong các
vườn cây ăn quả có múi ở nước ta. Tuy vậy, ở một số vườn cây ăn quả có múi thiếu
vắng loài này. Nông dân ñã áp dụng mọi biện pháp ñể di chuyển kiến vàng từ vườn
có ñến những vườn không có nó.


c. Nhân thả thiên ñịch ñể trừ dịch hại
* Nhân thả các ký sinh sâu hại
Ở nước ta mới nghiên cứu nhân thả ong mắt ñỏ Trichogramma spp. ñể trừ trứng
sâu hại. ðến nay ñã xây dựng ñược qui trình nhân nuôi lượng lớn ong mắt ñỏ ở trong
nhà bằng trứng ngài gạo Corcyra cephalonica. Các loài ong Trichogramma
japonicum, T. chilonis và Trichogrammatoidea sp. ñược nhân nuôi ñể thả trừ sâu hại.
ðã nghiên cứu dùng ong mắt ñỏ ñể trừ một số sâu hại như sâu cuốn lá nhỏ (C.
medinalis), sâu ñục thân lúa bướm hai chấm (S. incertulas), sâu ño xanh (A. flava),
sâu xanh (H. armigera), sâu ñục thân ngô (O. furnacalis), sâu ñục thân mía (Ch.
infuscatellus, Ch. sacchariphagus), sâu tơ (P. xylostella).
Kết quả cho thấy trứng sâu hại ở nơi thả ong mắt ñỏ bị ký sinh ñạt tỷ lệ 35-94%
tùy thuộc vào loài sâu hại và ñiều kiện thả ong mắt ñỏ.
* Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis ñể
trừ sâu hại
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) là loài vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng quan
trọng nhất. Trên thế giới, Bt ñã ñược nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất ñể trừ nhiều
loài sâu hại. Ở nước ta, việc nghiên cứu sử dụng Bt ñược tiến hành theo 2 hướng:
nhập nội chế phẩm Bt của nước ngoài và nghiên cứu sản xuất Bt ở trong nước.
Từ năm 1971-1974, Viện BVTV tiến hành ñầu tiên việc ñánh giá hiệu lực của chế
phẩm Bt nhập nội như Entobacterin, Biotrol, Bacillus serotype 1, Thuricide,
Thuringin 150M ñối với sâu tơ P. xylostella, P. guttata, C. medinalis, O. furnacalis,
M. testulalis, M. separata, S. litura. Về sau, các chế phẩm sinh học từ Bt nhập nội
vào chủ yếu ñể phòng chống sâu tơ. Một số chế phẩm có hiệu lực rất cao ñối với sâu
tơ như Entobacterin, Biotrol, Xentari, MVP, Aztron (bảng 2. 3).
Bảng 2.3. Hiệu lực chế phẩm Bt nhập nội ñối với sâu tơ
Tỷ lệ chết (%) của sâu tơ sau xử lý
thuốc 2-5 ngày
Tên chế phẩm
Liều lượng
dùng

Trong phòng Ngoài ñồng
Entobacterin 3-5 kg/ha 90,0 – 100,0 58,4 – 90,6
Biotrol 3-5 kg/ha 93,0 – 100,0 65,3 – 91,4
Bacillus cerotype 1 3-5 kg/ha 55,0 – 100,0 62,7 – 80,5
Thuricide 3-5 kg/ha 40,0 – 100,0 52,7 – 72,4
Thuringin 150M 3-5 kg/ha 52,0 – 100,0 72,0
Xentari 1-2 kg/ha 85,3 – 100,0 81,3 – 87,9
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

28

Delfin 1-1,5 kg/ha 75,6 – 100,0 77,8 – 93,8
Dipel 1-1,5 kg/ha - 40,0 – 50,0
MVP 6-7 lít/ha 75,0 – 100,0 71,9 – 98,1
V-Bt 1-1,5 kg/ha 46,3 – 80,8 48,7 – 74,5
Aztron 5-6 lít/ha 80,0 – 100,0 70,1 – 94,2
Nguồn: N. V. Cảm và nnk, 1978; L. K. Oanh và nnk, 1999; N. V. Sơn và nnk,
1995,1996,1997
Trong năm 1977-1978, tại TP. Hồ Chí Minh ñã nghiên cứu sản xuất chế phẩm
sinh học từ Bt gọi là Bacin-78, nhưng sau ñó không thấy chế phẩm này ñưa ra áp
dụng trong sản xuất. Từ cuối thập kỷ 80 ñầu thập kỷ 90, một số cơ quan nghiên cứu
khoa học bắt ñầu sản xuất chế phẩm sinh học từ Bt. Trên cơ sở các chủng Bt của Việt
Nam ñã phát triển ñược chế phẩm Bt
1
, Bt
2
, Bt
3
, BC
1

, BC
3
, BC
5
, BTTH, BTTN. Chế
phẩm Bt
1
, Bt
2
dạng nước với liều lượng 1 lít/ha cho hiệu lực trừ sâu tơ ñạt 57,3-
95,5% (trong phòng) và 50,0-77,4% (ngoài ñồng ruộng). Hiệu lực của các chế phẩm
Bt
1
, Bt
3
, BC
1
, BC
3
, BC
5
ở trong phòng ñối với sâu tơ, sâu xanh H. armigera và sâu
cuốn lá lúa loại nhỏ C. medinalis tương ứng ñạt 60-100, 12-32 và 28-100%. Các chế
phẩm TST89, BTTH, BTTN với lượng 3-5 lít/ha dùng trừ sâu tơ cho hiệu quả ñạt
38,4-88,1% (dẫn theo P.V. Lầm, 2003).
* Nghiên cứu sử dụng nấm côn trùng ñể trừ sâu hại
Từ giữa thập niên 1970, trường ðại học Lâm nghiệp bắt ñầu nghiên cứu nấm
Beauveria bassiana ñể trừ sâu róm thông D. punctatus, nhưng chưa ñưa ñược chế
phẩm nào vào ứng dụng trong sản xuất.
Từ ñầu thập niên 1990, các nấm B. bassiana, M. anisopliae và M. flavoviride

ñược nghiên cứu ở viện BVTV. Chế phẩm sinh học từ các nấm này ñược sản xuất ở
dạng thô (hỗn hợp môi trường và bào từ nấm) của nấm Beauveria và nấm
Metarhizium, tương ứng chứa 5x10
8
và 5,8x10
8
bào tử/g. Trong phòng thí nghiệm,
hiệu lực của chế phẩm Beauveria ñối với rầy nâu N. lugens, sâu ño xanh A. flava
tương ứng là 30,3-44,4 và 59,7-78,1% ở ngày thứ 7-10 sau xử lý. Tỷ lệ này của nấm
Metarhizium tương ứng là 23,6-46,1 và 58,7-88,5%. Trong ñiều kiện ñồng ruộng, ở
ngày thứ 7-10 sau phun chế phẩm, hiệu quả của nấm Beauteria ñối với rầy nâu và
sâu ño xanh ñạt 16,3-69,9 và 66,4-86,4% (tương ứng). Còn hiệu quả của chế phẩm từ
nấm Metarhizium ñối với các sâu hại nêu trên tương ứng ñạt là 15,9-79,5 và 73,3-
79,5%. Hiệu lực của chế phẩm từ nấm M. anisophiae và M. flavoviride ñối với châu
chấu sống lưng vàng P. succincta trong phòng thí nghiệm ñạt tương ứng 36,5-94,5 và
71,0-73,7% ở ngày thứ 10 sau xử lý. Thí nghiệm ñồng ruộng trong năm 1994-1995
tại Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy các chế phẩm nấm này có hiệu quả từ châu chấu ñạt
39,9-66,2 và 60,1-72,0% tương ứng ở ngày thứ 13 và 20 sau phun. Ngoài ra các chế
phẩm từ nấm Metarhizium còn ñược thử nghiệm trừ châu chấu H. tonkinensis hại
mía ở Tây Ninh năm 1998. Sau 15 ngày xử lý, hiệu quả của chế phẩm nấm với châu
chấu non (70,1-76,5%) cao hơn so với hiệu quả ñối với châu chấu trưởng thành
(25,7-32,6%).
* Nghiên cứu sử dụng vi rút côn trùng ñể trừ sâu hại
Ở nước ta, các nghiên cứu sử dụng virút côn trùng ñể trừ sâu hại mới ñược bắt ñàu
từ những năm cuối thập niên 1980. Các nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào nhóm
NPV. Nghiên cứu sử dụng virút côn trùng trong phòng chống sâu hại gồm 2 mảng
công việc riêng biệt là: nghiên cứu nhân nuôi hàng loạt sâu vật chủ bằng môi trường
thức ăn và nghiên cứu phát triển, sử dụng chế phẩm sinh học từ NPV.
Từ năm 1988 Viện Bảo vệ thực vật bắt ñầu nghiên cứu môi trường thức ăn tổng
hợp ñể nuôi sâu non các loài côn trùng cánh vảy, như sâu cắn gié M. separata, sâu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

29

xanh H. armigera, sâu khoang S. litura, sâu keo da láng S. exigua, sâu ñục thân ngô
O. furnacalis, sâu tơ P. xylostella và sâu xanh bướm trắng P. rapae. Viện BVTV ñã
chế ñược 10 môi trường thức ăn từ nguyên liệu phế thải có sẵn ở trong nước ñể nuôi
sâu xanh, sâu khoang và sâu keo da láng. Các môi trường này ñược Cục sở hữu công
nghiệp Nhà nước cấp bằng sáng chế.
Từ 1989-1990, Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố ñã nuôi sâu xanh thành
công bằng môi trường thức ăn nhập nội từ Ấn ðộ, Thái Lan. Sau ñó, Trung tâm
nghiên cứu cây bông ñã cải tiến những môi trường này cho phù hợp với Việt Nam.
Cho ñến nay, việc nghiên cứu môi trường thức ăn thành công nhất chỉ là ñối với
sâu xanh, sâu khoang. Có thể nuôi hai loài sâu này trong ñiều kiện thủ công ở phòng
thí nghiệm với lượng lớn ñể phục vụ sản xuất chế phẩm NPV.
Viện BVTV và Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố ñã xây dựng ñược quy
trình sản xuất chế phẩm NPV của sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu ño xanh
hại ñay, sâu róm thông. Các chế phẩm HaNPV, SeNPV, SlNPV ñược sản xuất ở cả
dạng lỏng và dạng bột thấm nước (1,5x10
7
PIB/mg).
Trong phòng thí nghiệm, hiệu lực của các chế phẩm AfNPV, HaNPV và SlNPV
ñối với sâu ño xanh hại ñay, sâu xanh và sâu khoang tương ứng là 72,2-100;
78,7-100 và 52,6-100%.
Ở ñiều kiện ñồng ruộng, hiệu quả của chế phẩm NPV ñối với sâu xanh, sâu keo da
láng, sâu khoang, sâu ño xanh hại ñay và sâu róm thông dùng với liều lượng 250-
1000 sâu chết/ha rất biến ñộng phụ thuộc vào cây trồng, ñịa ñiểm và thời gian sử
dụng (bảng 2.4). Hiệu lực của chế phẩm HaNPV ñối với sâu xanh trên thuốc lá tại
ðồng Nai ñạt 57,8-78,6%, còn tại Hà Nội chỉ ñạt 31,6-51,1%. HaNPV ñể trừ sâu
xanh trên bông ở Nha Hố và Sơn La cho hiệu lực tương ứng là 34,0-65,0 và 43,4-

89,8%, v.v (P.H. Nhượng và nnk, 1996, 1997; H.T. Việt và nnk,1999, 2000)
Bảng 2.4. Hiệu lực trừ sâu trên ñồng ruộng của chế phẩm NPV
Chế phẩm Sâu hại Cây trồng
Hiệu quả (%) sau
6-10 ngày xử lý
HaNPV H. armigera Bông, Nha Hố 34,0-65,0
HaNPV H. armigera Bông, Sơn La 43,4-89,8
HaNPV H. armigera Thuốc lá, ðồng Nai 57,8-78,6
HaNPV H. armigera Thuốc lá, Hà Nội 31,6-51,1
SeNPV S. exigua Bông, Nha Hố 36,9-71,7
SeNPV S. exigua Hành, Nha Hố 67,0
SlNPV S. litura Xu hào, VĩnhPhúc 37,6-58,2
SlNPV S. litura Bắp cải, Vĩnh Phúc 68,7-71,6
AfNPV A. flava ðay, Hà Tây 60,0-70,0
DpNPV D. punctatus Thông, Thanh Hóa 21,7-46,2
ðến nay chỉ mới có chế phẩm HaNPV ñược sử dụng nhiều hơn cả. Hàng năm chế
phẩm này ñược sử dụng trên diện tích vài trăm ha bông ở phía Nam. Sau ñó là chế
phẩm NPV sâu keo da láng ñược sử dụng trên hàng trăm ha hành tây, nho, ñậu xanh
ở Nam Trung Bộ.
* Nghiên cứu tuyến trùng côn trùng ñể trừ sâu hại
Có hàng ngàn loài côn trùng là ký chủ của tuyến trùng. Một số loài tuyến trùng
côn trùng ñã ñược nghiên cứu tạo nên chế phẩm sinh học ñể phòng chống sâu hại
(Neoaplectana carpocapsae, N. glaseri,…). Công việc nghiên cứu tuyến trùng côn
trùng mới ñược bắt ñầu từ 1997 ở Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật. ðã phân lập
ñược 22 chủng tuyến trùng côn trùng thuộc giống Steinernerma và 11 chủng thuộc
giống Heterorhabditis. Trong ñó có 8 chủng có khả năng diệt sâu hại tốt. 4 chế phẩm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

30


sinh học trừ sâu hại ñược phát triển từ tuyến trùng côn trùng: Biostar-1(chủng S-TK
10), Biostar-2 (chủng S-CTL), Biostar-3 (chủng H-MP11), Biostar-4 (chủng H-NT3).
Các chế phẩm chứa 1,5x10
6
-3,0x10
6
ấu trùng cảm nhiễm. Hiệu lực của các chế phẩm
sinh học từ tuyến trùng côn trùng ñối với các sâu S. litura, s. exigua, A. ypsilon, P.
xylostella, P. rapae, H.armigera ñạt 63-100%.
* Nghiên cứu sinh vật ñối kháng trừ vật gây bệnh cây
Có rất nhiều vi sinh vật ñối kháng với vật gây bệnh cây. Nhóm vi sinh vật ñối
kháng ñược nhiều nước nghiên cứu là nấm Trichoderma. Ở Việt Nam, nhóm nấm
này cũng ñược quan tâm nghiên cứu ñầu tiên trong các vi sinh vật ñối kháng với vật
gây bệnh cây. Công việc này ñược bắt ñầu từ 1987 tại Bộ môn Bệnh cây Viện Bảo vệ
thực vật. Sau ñó, các nghiên cứu này cũng ñược tiến hành tại ðại học Nông Nghiệp I
Hà Nội, v.v…
Từ 1990 ñã phân lập ñược các nguồn nấm Trichoderma bản ñịa. Nghiên cứu cơ
chế ñối kháng, ñiều kiện ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của nấm Trichoderma.
Những chủng nấm Trichoderma bản ñịa có hiệu quả ức chế khá cao (67,8-85,5%) ñối
với các nấm gây bệnh R. solani, S. rolfsii, B. cinerea, A. niger, Fusarium sp. Nấm
Trichoderma cho hiệu quả ức chế nấm S. rolfsii gây bệnh héo lạc và nấm R. solani
gây bệnh khô vằn trên ngô tương ứng ñạt hơn 90% và 42,2-45,3% (thí nghiệm ô
nhỏ). Trong ở vụ ñông, nấm Trichoderma làm giảm 51,3-59,8% cây ngô bị khô vằn
(thí nghiệm ô rộng). ðã ñề xuất quy trình sản xuất chế phẩm nấm Trichodema từ các
nguyên liệu như bã mía, cám gạo, bã ñậu phụ…Thóc là nguyên liệu tốt nhất ñể nhân
sinh khối nấm Trichoderma (T.T.Thuần, 1996; T.T.Thuần và nnk, 2000,).
Ngoài ra, có một số nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn huỳnh quang Pseudomonas
fluorescens, xạ khuẩn Streptomyces sp. ñể trừ nấm Fusarium oxysporum,
Colletotrichum sp. và Sclerotium sp. gây bệnh trên một số cây trồng cạn.
* Nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ñể trừ chuột

Từ năm 1994, viện BVTV bắt ñầu nghiên cứu sản xuất bả chuột sinh học từ vi
khuẩn Salmonella enteridis chủng isachenko. Bả sinh học có hiệu lực trừ chuột cao
(80-100%) với liều lượng 1-2 g bả/1 chuột. Chuột chết ở ngày thứ 4-10 sau khi ăn bả.
Hiệu quả trừ chuột trên ñồng ruộng ñạt 66,6-83,3% (L.V. Thuyết và nnk, 1999, ).
* Nghiên cứu vi sinh vật trừ cỏ dại
Từ năm 1996, Viện Bảo vệ thực vật hợp tác với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp
Bang New South Wales (Australia) nghiên cứu nấm chuyên tính ñể trừ cỏ lồng vực
trên lúa. ðã phân lập ñược nấm Exserohilum monoceras chuyên tính trên cỏ lồng
vực. Nghiên cứu ñiều kiện ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của nấm và môi
trường nhân nuôi nấm hàng loạt ñể sản xuất chế phẩm sinh học trừ cỏ. Kết quả thí
nghiệm trong nhà lưới cho thấy cỏ lồng vực chết với tỷ lệ 86,8% khi dùng nấm nhân
trên môi trường Czapek hoặc 100% nếu dùng nấm nuôi trên môi trường PCA.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

31

III. CÁC TỔ CHỨC ðẤU TRANH SINH HỌC

3.1. TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ ðẤU TRANH SINH HỌC (IOBC)
Tổ chức quốc tế về ñáu tranh sinh học ñộng vật và thực vật hại (International
Organization for Biological Control of noxious animals and plants /IOBC)
Mục tiêu:

“Thúc ñẩy sự phát triển biện pháp ñấu tranh sinh học và sử dụng nó trong các
chương trình quản lý tổng hợp” (Van Lenteren, 2005).
Lịch sử phát triển

Tổ chức quốc tế về biện pháp ñấu tranh sinh học (IOBC) là tổ chức mang tính
quốc tế ñã ñược hình thành cách ñây 50 năm. Các mốc phát triển chính gồm:

1. Năm 1948 tại Stôckhôm ñã hình thành ý tưởng về 1 tổ chức mang tính quốc
tế
2. Liên ñoàn quốc tế về Khoa học Sinh học (International Union of biological
sciences/IUBS) quyết ñịnh thành lập Uỷ ban quốc tế về biện pháp ñấu tranh
sinh học “Commission Internationale de Lutte Biologique” viết tắt là CILB.
Một Hội ñồng chuẩn bị ñã thành lập tai Menton.
3. 1955 IUBS ñã phê duyệt CILB.
4. 1956 Phiên họp chính thức ñầu tiên của CILB tại Antibes, Pháp.
5. 1965 CILB ñổi tên “Uỷ ban” thành “tổ chức” và từ ñó có tên là “Tổ chức
quốc tế về biện pháp ñấu tranh sinh học ñối với ñộng và thực vật hại”/
(International Organization of Biological control of Noxious Animals and
Plants)/IOBC/OILB.
6. 1969 ðược sự hậu thuẫn của IUBS, ñã ñạt ñược thoả thuận thành lập 1 tổ
chức hợp nhất giữa IOBC và Tổ chức tư vấn quốc tế về biện pháp ñấu tranh
sinh học (IACBC) thành IOBC. Tiếp tục xuất bản tạp chí “Entomophaga” tạp
chí chính thức của IOBC mới.
7. 1971 Chính thức thành lập IOBC Toàn cầu kế tục IOBC trước ñây.
Mạng lưới IOBC toàn cầu hiện nay

IOBC ñiều phối mọi hoạt ñộng biện pháp ñấu tranh sinh học mang tính toàn
cầu chia theo 6 khu vực: Châu á, Châu Phi, ðông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ
9 nhóm làm việc (Working groups) của IOBC:
a. Nhân nuôi chân ñốt và quản lý chất lượng
b. Biện pháp sinh học ñối với rệp muội (Aphids) và rệp sáp (Coccids)
c. Biện pháp sinh học ñối với cỏ Lào Chromolaena odonata (Siam weed)
d. Biện pháp sinh học ñối với sâu tơ Plutella
e. Biện pháp sinh học ñối với Bèo Nhật Bản (water hyacinth)
f. Ký sinh trứng (pasitoids)
g. Ruồi hại quả kinh tế quan trọng
h. Ostrinia và sâu khác trên ngô

i. Sinh vật chuyển gen trong IPM và BPSH

Như vậy có 6 Nhóm làm việc tập trung vào côn trùng, 2 nhóm làm việc tập
trung vào BPSH ñối với thực vật và 1 nhóm làm việc liên quan ñến lĩnh vực mới mẻ
có tốc ñộ phát triển vô cùng mạnh mẽ ñó là công nghệ sinh học. Không có nhóm làm
việc nào về BPSH ñối với vi sinh vật gây bệnh cho cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

32


Hình 1. Các khu vực của IOBC (theo Van Lenteren, 2005)

3.2. CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ðẾN BIỆN PHÁP ðẤU TRANH SINH
HỌC
Viện nghiên cứu khối thịnh vượng chung về biện pháp ñấu tranh sinh học
(Comonwealth institute of biological control/CIBC)
Viện ñược thành lập từ năm 1927 tại Anh. Ban ñầu các nghiên cứu chủ yếu
tập trung ở Anh, Châu Âu, New Zealand, Canada, ấn ñộ, chủ yếu là phòng trừ sâu
ñục thân mía Diatraea saccharalis (F.). Các hoạt ñộng bị dừng lại trong thời gian
chiên tranh thế giới thứ II, Năm 1940 chuyển các hoạt ñộng sang Ontario, Canada,
các dự án thuộc Khối thịnh vượng chung. ðến những năm 1970, CIBC hoạt ñộng
trên 30 nước ñã thực hiện 615 lần nhập nội 137 loài ký sinh và bắt mồi.
Ngày nay, CIBC là 1 viện nghiên cứu thuộc CABI, một tổ chức liên chính
phủ phi lợi nhuận. CIBC cung cấp thông tin về BPSH ñối với côn trùng và cỏ dại,
CIBC xuất bản Biocontrol News and Information, ñây là tạp chí ra hang quý, gồm
các tóm tắt của các bài báo, sách, tài liệu hội thảo lien quan ñến dịch hai cây trồng,
cây lâm nghiệp, ý học, thú ý, cỏ dại, quản lý tổng hợp, ký thuật, phân loại và
catalogues, sinh học và sinh thái học.
UN/FAO

Tổ chức FAO cho rằng BPSH là hợp phần quan trọng của chương trình IPM.
FAO khuyến khích sử dụng các loài thiên ñịch nhập nội và hiện nay ñang nỗ lực phát
triển chương trình IPM, trong ñó nâng cao vj thế của các loài thiên ñịch bản ñịa.
FAO còn thúc ñầu BPSH ñối với cỏ dại và bệnh hại cây. Các hoạt ñộng bao gôm
ñiều tra thu thập, trao ñổi, ñánh giá sử dụng các tác nhân sinh học, huấn luyện và xây
dựng chỉ dẫn sử dụng các tác nhân sinh học tiềm năng.
Ngoài ra nhiều tổ chức như Viện nghiên cứu quốc tế về Nông nghiệp nhiệt
ñới (IITA) ñã nghiên cứu và áp dụng thành công BPSH ñối với rệp sáp (Planococcús
sp. và Nhện xanh (Mononychus tanajoa) hại sắn.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

33


Các ñịa chỉ WEBSITE (ñặt www. trước tên ñịa chỉ (Lenteren, 2005)
Tổ chức quốc tế có các hoạt ñộng liên quan ñến biện pháp
ñấu tranh
sinh học và IPM
cgiar.org CGIAR institutes
fao.org FAO United Nations Food and Agricultural Organization
iaea.org FAO IAEA International Atomic Engergy Agency
sibweb.org Society for Invertebrate Pathology:

Tổ chức quốc gia về BPSH
seb.br Brazil, see siconbiol
biocontrol.ca Canada (biocontrol network canada)

centre-biological-control.dk Denmark (Danish Center for Biological Control)
controlbiologico.org.mx Mexico

Các tổ chức xây dựng qui ñịnh về nhập và phóng thích thiên ñịch
aphisweb.aphis.usda.gov/ppq/permits/biological/index.html USA Aphis
cnpma.embrapa.br/biocontrol/ Brazilian regulations import natural enemies
epa.qld.gov.au/ USA EPA
eppo.org/ EPPO (European Plant Protection Organization)
eppo.org/Standards/era_finalversions.html EPPO pest risk analysis, white lists of
natural enemies
fao.org FAO
nappo.org NAPPO (North American Plant Prot. Org.)
oecd.org/home/ OECD
who.int/whr/en/ WHO (World Health Organization, world health report)

Thông tin về BPSH và IPM
faculty.ucr.edu/~legneref Dr. Fred Legner’s biological
control encyclopedia ipmeurope.org/About%20IPME/Background.htm
ipm.ucdavis.edu
ipmworld.umn.edu/textbook.htm textbook on IPM
nysaes.cornell.edu/ent/biocontrol/
pestinfo.org data base scientists biological control and IPM


Thông tin về côn trùng, thiên ñịch và dịch hại
aphisweb.aphis.usda.gov/ppq/permits/biological/index.html
bba.de/eggpara/eggp.htm egg parasitoids newsletter; Trichogramma etc.
cnia.inta.gov.ar/trichogramma bulletin on Trichogramma
ent.iastate.edu/List/ IFAS.UFL.EDU/~ent2/wfly/index.html whiteflies
insectweb.inhs.uiuc.edu/soy/siric insects in soy

pest.cabweb.org
pestinfo.org pests and natural enemies


Các nhà sản xuất thiên ñịch chính
amwnuetzlinge.de Germany
anbp.org USA (Association of Natural Biocontrol Producers)
appliedbionomics.com UK
arbico.com USA avancebiotechnologies.com
bio-bee.com Israel
biobest.be Belgium
biocont.cz Czech Republic (Biocont Laboratory)
biocontrol.ch Switzerland (Andermatt Biocontrol)
biocontrole.com.br Brazil
bionativa.cl Chile
bioplanet.it Italy
bioplant.dk Denmark (Borregaard Bioplant)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

34

biorend bioagro Chile
biotop.fr France
certiseurope.co.uk UK (Biological Crop Protection / Certis)
bugsforbugs.com.au Australia
Canada (Applied Bionomics)

controlbiologico.cl degroenevlieg.nl/home.html The Netherlands
e-nema.de Germany
entocare.nl The Netherlands

ibma.ch Internation Biocontrol Manufacturers Association
insectary.com Canada (Beneficial Insectary)
intrachem.com Italy
ipmlabs.om USA (IPM Laboratories)
koppert.com The Netherlands
kunafin.com USA (Trichogramma insectories)
landireba.ch Switzerland mip-agro controladores biologicas Chile
natural-insect-control.com Canada
naturescontrol.com USA
neudorff.de Germany
nuetzlinge.de Germany (Sautter & Stepper)
nuetzlingeanbieter.de overview of natural enemies / companies
in Germany nijhofbgb.nl The Netherlands, Nijhof Biologische
Gewasbescherming syngenta-bioline.co.uk UK
thebugfactory.ca Canada
rinconvitova.com USA
wyebugs.co.uk UK xilema ()

Các tạp chí về BPSH
Biocontrol (Official Journal of IOBC) springeronline.com/sgw/cda/frontpage/0,11855,5-
40109-70-35621340-0,00.html
Biological Control elsevier.com/locate/issn/1049-9644
Bulletin of Insectology
Entomologia Experimentalis et Applicata
blackwellpublishing.com/journal.asp?ref=0013-
8703
European Journal of Entomology eje.cz
Journal of Insect Behaviour
Neotropical Entomology seb.org.br/bioassay



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái quát quá trình phát triển biện pháp sinh học ở trên thế giới?
2. Tình hình nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học ở Việt Nam?
3. Xu thế chung về phát triển biện pháp sinh học ở Việt Nam và trên thế giới?

Tài liệu tham khảo chính
1. Andres L.A., C.J. Davis, P. Harris, A.J. Wapshere. Biological Control of
Weeds. In: Biological control (Ed. by C.B. Huffaker et al.). Plenum Press,
New York, p.481-499. 1976.
2. Baker R. Biological control of plant pathogens: Definitions. In: Biological
control in Agricultural IPM Systems. Academic Press, Inc. New York, San
Diego, London. 1985.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

35

3. Lương Minh Châu. Nghiên cứu một số biện pháp trong quy trình tổng hợp
phòng trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa tại ñồng bằng sông Cửu
Long. Tóm tắt LA PTS Khoa học. 1987.
4. Lương Minh Châu. Ký sinh sâu hại lúa vùng Ô môn. T/c.Nông nghiệp Công
nghiệp thực phẩm, 1: 17-18. 1989.
5. Trần ðình Chiến. Kết quả bước ñầu tìm hiểu thành phần côn trùng bắt mồi
trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội. Sách: Kết quả nghiên cứu khoa
học 1986-1991 ðHNNI, Nxb Nông nghiệp: 117-119. 1991.
6. Trần ðình Chiến. Nghiên cứu côn trùng, nhện lớn bắt mồi sâu hại ñậu tương
vùng Hà Nội và phụ cận; ðặc tính sinh học của bọ chân chạy Chlaenius
bioculatus Choidoir và bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabr. Tóm tắt luận
án TS Nông nghiệp. Hà Nội. 2002.

7. Chukhrij M.G. Biologia Baculovirusov i vius txitoplazmatichexkovo
poliedroza. Kishinhev, 1988.
8. Cook R.J. Biological control of plant diseases: broad concepts and
applications. In: The Biological Control of Plant Diseases. FFTC Book Series
No.42. Taipei. 1-29. 1991.
9. Cook, R.J. & K.F. Baker, 1983. The nature and practice of biological
control of plant pathogens. American Phytopathological Society, St. Paul:
539 pp
10. Coppel H.C., J.W. Mertins. Biological Insect Pest Suppression. Springer-
Verlag Berlin Heidelberg, New York. 1977.
11. Vũ Quang Côn. Biện pháp phát triển các loài thiên ñịch ñể hạn chế số lượng
sâu hại lúa. Viện thông tin KHKT Trung ương, Thông tin chuyên ñề số 41:
29-31. 1980.
12. Vũ Quang Côn. ðặc ñiểm tạo thành các hệ thống “Vật chủ-ký sinh” ở các
loài bướm hại lúa. Viện KHVN , Thông báo khoa học, tập 1: 55-62. 1986.
13. Vũ Quang Côn. Dẫn liệu về những loài ngoại ký sinh cánh màng
(Hymenoptera) trên sâu hại lúa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái
& Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái & TNSV: 143-148. 1990
14. Vũ Quang Côn, Trần Cẩm Phong, Trần Thị Lài. Một số dẫn liệu về hệ thống
vật chủ và ký sinh của các loài sâu cuốn lá lúa. Sách: Sinh thái học phục vụ
sản xuất nông lâm nghiệp, Hà Nội: 3. 1979.
15. DeBach P. Biological control of Insect Pest and Weeds. Reinhold Publishing
Corp. New York. 1964.
16. DeBach P. Biological control by natural enemies. Cambridge University
Press. 1974.
17. DeBach P, Rosen D. Biological control by natural enemies (2
nd
ed.)
Cambridge University Press. 1991.
18. Doutt R. The Historical development of biological control. In: Biological

control of insect pests and weeds. New York Reinhold, p.21-42. 1964;
19. ðặng Thị Dung. Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu hại
chính trên ñậu tương vùng Hà Nội và phụ cận. Tóm tắt luận án TS Nông
nghiệp. Hà Nội.1999.
20. Nguyen Van Dinh. Using the predatory mite, Amblyseius sp. and fungus of
Beauveria bassiana for controlling the broad mite, Polyphagotarsonemus
latus Bank. Gronn Forskning, 13, p.5-11. 2001.
21. Driesche, R.G. van, & T.S. Bellows, 1996. Biological Control. Chapman &
Hall, New York: 539 p Falcon L.A. Development and use of microbial
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

36

insecticides. In: Biological control in Agricultural IPM Systems. Academic
Press, Inc. New York, p.229-242. 1985.
22. Hồ Thị Thu Giang. Nghiên cứu thiên ñịch sâu hại rau họ hoa thập tự; ñặc
ñiểm sinh học, sinh thái của hai loài ong Cotesia plutellae (Kurdjumov) và
Diadromus collaris Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella
(Linnaeus) ở ngoại thành Hà Nội. Tóm tắt LATS nông nghiệp. 2002.
23. Gnanamanickam S. S. (ed.). Biological control of Crop Diseases. Marcel
Dekker, Inc. New York. 2002.
24. Hagen K.S., Franz J. M. A history of biological control. In: History of
Entomlogy (ed. By Smith et al.) Palo Alto, Calif. P.433-476. 1973.
25. Nguyễn Thị Hai. Sâu hại và thiên ñịch của chúng trên cây bông. Sách: Kết
quả nghiên cứu khoa học (1976-1996). Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh,
tr.108-120. 1996.
26. Harley K.L.S. and I.W. Forno. Biological control of Weeds. Inkata Press,
Melbourne, Sydney. 1992.
27. Lê Xuân Huệ. Ong ký sinh trứng họ Scelionidae. ðộng vật chí, tập 3. Nxb
KHKT, Hà Nội. 2000.

28. Huffaker C.B., Messenger P. S. Theory and Practice of Biological control.
Academic Press, Inc. New York, San Francisco, London. 1976.
29. Hà Quang Hùng. Một số dẫn liệu về ñặc tính sinh học sinh thái của 2 loài ong
ký sinh trên trứng sâu ñục thân luá 2 chấm: ong ñen và ong xanh. Thông tin
BVTV, 1: 22-26. 1981.
30. Hà Quang Hùng. Thành phần ong ký sinh trứng sâu hại lúa vùng Hà Nội; ñặc
tính sinh học, sinh thái học của một số loài có triển vọng. Tóm tắt luận án
PTS Nông nghiệp. Hà Nội. 1984.
31. Hà Quang Hùng. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Cnaphalocrocis medinalis và ong ký
sinh pha sâu non của chúng. Sách: Kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1991.
Trường ðHNNI, Nxb Nông nghiệp: 90-92. 1991.
32. Ha Quang Hung. Morphological, biological and ecological characteristics of
Dacnusa sibirica Telenga (Hym.: Braconidae) parasitizing Liriomyza satvae
Blanched (Dip.: Agromyzidae) on vegetables and legumes in Hanoi region.
Gronn Forskning, 13, p.13-18. 2001.
33. Ha Quang Hung, Bui Thanh Huong. Some Morphological and biological
characteristics of the predacious bug Orius sauteri Poppius (Hemiptera:
Anthocorldae) cultured on Thrips palmi Karny and eggs of Corcyra
cephalonica Stainton. Gronn Forskning, Vol 7, No 17, p.47-51. 2003
34. Nguyễn Văn Huỳnh, Huỳnh Quang Xuân, Lưu Ngọc Hải. Kết quả nghiên cứu
bước ñầu về một số loài thiên ñịch của rầy nâu. Sách: Kết quả công tác phòng
chống rầy nâu các tỉnh phía Nam 1977-1979. NXB Nông nghiệp, Hà Nội:
134-142. 1980.
35. Ignoffo C.M. Manipulating enzootic-epizootic diseases of arthropods. In:
Biological control in Agricultural IPM Systems. Academic Press, Inc. New
York, p.243-262. 1985.
36. Julien M.H. Biological Control of Weeds. CABI & ACIAR. Canberra. 1992.
37. Kandybin N.V. Bacterial’nye sregstva bor’by s gryzunymi i vregnymi
nasekomye: teoria i practiki. Agropromizgat, Moscva. 1989
38. Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn. Bọ xít bắt mồi trên một số cây trồng ở

miền Bắc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2004
39. Phạm Văn Lầm. Nấm ký sinh trên châu chấu. Thông tin BVTV,5: 200.1986.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

37

40. Phạm Văn Lầm (1989), Một số kết quả ñiều tra về ký sinh và ăn thịt trên
ruộng lúa ở phía Bắc Việt Nam. Thông tin BVTV, 2:54-57. 1989.
41. Phạm Văn Lầm. Thành phần thiên ñịch của rầy nâu hại lúa. T/c. BVTV, 6: 4-
7. 1992.
42. Phạm Văn Lầm. Biện Pháp sinh học phòng chống dịch hại Nông nghiệp. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội. 1995.
43. Phạm Văn Lầm. Kết quả bước ñầu xác ñịnh tên khoa học của nhện lớn bắt
mồi trên ñồng lúa. T/c bảo vệ thực vật, 6:14-18. 1995.
44. Phạm Văn Lầm. Kết quả bước ñầu ñiều tra côn trùng ký sinh thuộc bộ cánh
màng (Hymenoptera). Tuyển tập công trình nghiên cứu biện pháp sinh học
phòng trừ dịch hại cây trồng (1990-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 95-
103.1996.
45. Phạm Văn Lầm. Danh lục các loài sâu hại lúa và thiên ñịch của chúng ở Việt
Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2000.
46. Phạm Van Lầm. Danh lục các loài nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa ở Việt
Nam. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5: 14-19. 2002.
47. Phạm Văn Lầm (chủ biên). Tài nguyên thiên ñịch của sâu hại: nghiên cứu và
ứng dụng. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2002.
48. Phạm Văn Lầm. Nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học phòng chống dịch
hại nông nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc gia về
Khoa học vào công nghệ BVTV kỷ niệm 50 năm ngày bắt ñầu các hoạt ñộng
BVTV ở Việt Nam, ngày 7-8/01/2003, Hà Nội, 16 tr. 2003.
49. Phạm Van Lầm. Thành phần thiên ñịch trên cây ăn quả có múi. Sách:
“Những vấn ñề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống” Báo cáo Khoa

học Hội nghị toàn quốc 2004, Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 807-810. 2004
50. Lenteren J.C. Van . 2005. IOBC Internet Book of Biological Control Khuất
ðăng Long. Ong ký sinh kén trắng giống Apanteles Foerster (Hymenoptera,
Braconidae: Microgasterinae) ở miền Bắc Việt Nam và khả năng lợi dụng
chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại. Tóm tắt luận án PTS khoa học Sinh
học. Hà Nội. 1994.
51. Hoàng ðức Nhuận. ðấu tranh sinh học và ứng dụng. Nxb Khoa học&Kỹ
thuật, Hà Nội. 1979.
52. Hoàng ðức Nhuận. Bọ rùa ở Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội, 1982 (tập 1).
53. Hoàng ðức Nhuận. Bọ rùa ở Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội, 1983 (tập 2).
54. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Anh Diệp. Dẫn liệu về ong ký sinh sâu ñục thân
lúa hai chấm và triển vọng sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học. T/c.
KHKT Nông nghiệp, 7: 494-498. 1973.
55. Phạm Bình Quyền, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thanh. Nhện lớn ăn thịt-
thiên ñịch sâu hại lúa ở vùng Nghệ An. T/c. BVTV 1: 18-24. 1999.
56. Ravensberg W. J. The use of beneficial organisms for pest control under
practical condition. In: Biological crop protection. Bayer 45(63), p49-69.
1992.
57. Schwarz M.R. Biological and integrated pest and diseases management in the
United States of Americal. In: Biological crop protection. Bayer AG, Vol.
45(63), p.73-86. 1992.
58. Simmonds F.J., J.M. Franz, R.I. Sailer. History of biological control. In:
Biological control (Ed. by C.B. Huffaker et al.). Plenum Press, New York,
p.17-39. 1976.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

38

59. Steinhaus E. Microbial Diseases of insects. In: Biological control of Insect

Pest and Weeds. Reinhold Publishing Corp. New York, p. 515-547. 1964.
60. Takeuchi Y., T. Yamaguchi. Possibilities for biological control in Japan. In:
Biological crop protection. Bayer AG, Vol. 45(63), p.87-98. 1992.
61. Trần Thị Thuần. Nghiên cứu nấm ñối kháng Trichoderma và ứng dụng trong
phòng trừ bệnh hại cây trồng. Luận văn Th.S Khoa học Nông nghiệp. Hà Nội.
88 tr. 1997.
62. Trần Thị Thuần, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Văn Dũng. Kết quả sản xuất và sử
dụng nấm ñối kháng Trichoderma phòng trừ bệnh hại cây trồng 1996-2000.
Sách: Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV 1996-2000. Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, tr.221-227. 2000,
63. Phạm Thị Thùy. 2004. Công nghệ sinh học trong BVTV. NXB ðại học quốc
gia 335 trang Vaxiliev V.P. Metodư i sredstva borbư s vrediteliami, sistemư
meropriatii po zashita rastenii. Izdatelstvo Urozhai, Kiev. 1975.
64. Van Driesche R.G. and Bellows T.S.J. Biological control. Chapman & Hall.
New York. 1996.
65. Weiser J. Microbiologicheskie methody borby s vrednymi náecomymi. Praha.
1966.
66. Lenteren J.C. van (ed) 2005. IOBC internet book of biological control.
www.IOBC-Global.org




×