Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO JACKET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 93 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ
XƯỞNG MAY GUSTON MOLINEL

GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
SVTH: LÊ HOÀNG HỒNG TRÚC
MSSV: 12709319
TP.HCM, tháng 4 năm 2015
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP























Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng 05 năm 2015
Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP





















Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng…. năm 2015
Ký tên
LỜI CẢM ƠN
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong Khoa Công nghệ may
và Thời trang trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM. Qua thời gian học tại
trường, em luôn được thầy cô chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức một cách tận tình. Đồng
thời, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty Cổ phần Quốc
Tế Phong Phú đã hỗ trợ em trong thời gian thực tập vừa qua. Một tháng thực tập
tại công ty là khoảng thời gian trải nghiệm thực tế vô cùng quý giá đối với sinh
viên chuẩn bị ra trường như em. Chúng em được tham quan, trải nghiệm và học
hỏi những kiến thức vô cùng bổ ích. Cả quá trình thực tập tại công ty em luôn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía ban lãnh đạo công ty. Dù bận rộn với công việc
nhưng công ty vẫn dành chút thời gian quý báu để hướng dẫn cho em hiểu rõ
những thứ em không biết. Chính sự giúp đỡ nhiệt tình này của công ty đã giúp em
cụ thể hóa lí luận thành thực tiễn, nâng cao nhận thức bản thân và cũng như sẽ là
nền tảng vững chắc cho tương lai em sau này.
Đến nay, thời gian thực tập đã kết thúc, em xin kính chúc Ban Giám Đốc, các cô
chú, các anh chị luôn dồi dào sức khỏe, thành công. Chúc quý Công ty ngày càng
phát triển vững mạnh trên con đường kinh tế hội nhập đất nước.
Dưới đây là bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em. Vì thời gian thực tập còn ít và
kiến thức chuyên môn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài
báo cáo. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình từ phía quý Công ty,
quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
MỤC LỤC
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY………………………………………………2

2. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN…………………………………………… 3
3. LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….4
4. MỤC LỤC………………………………………………………………… 5
5. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….7
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY………………………………………………8
I.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế
Phong Phú………………………………… 8
I.2: Sơ đồ tổ chức xưởng may Phong Phú Guston Molinel……… 9
I.3: Chức năng của từng bộ phận……………………………………….10
I.4: Thế mạnh của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú………………11
I.5: Chiến lược kinh doanh – phát triển của công ty……………………12
I.6: Bảng quy trình công nghệ sản xuất của công ty……………………13
Phần II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT…………………………… 14
A: Chuẩn bị sản xuất
II.1: Chuẩn bị thiết kế………………………………………………… 14
II.1.1: Nhận tài liệu kỹ thuật………………………………….… 14
II.1.2: Hình vẽ mô tả mẫu – Bảng thông số kích thước………… 21
II.1.3: Nghiên cứu mẫu……………………………………………34
II.1.4: Chế thử mẫu……………………………………… 42
II.2: Chuẩn bị nguyên phụ liệu…………………………………………43
II.2.1: Nhập xuất vật tư………………………………………… 43
II.2.2: Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu……………………… 45
II.3: Chuần bị về công nghệ……………………………………… … 46
II.3.1: Định mức nguyên phụ liệu…………………………… …46
II.3.2: Cân đối nguyên phụ liệu……………………………… ….48
II.3.3: Lập bảng quy trình công nghệ…………………………… 49
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
II.3.4: Bảng tác nghiêp màu………………………………………58
II.3.5: Thiết kế chuyền……………………………………………61

B: Công đoạn sản xuất
II.5: Công đoạn cắt……………………………………………… ……61
II.5.1: Trải vải………………………………………………… …62
II.5.2: Cắt vải………………………………………………… …63
II.5.3: Đánh số - Bóc tập – phối kiện………………………… …64
II.6: Công đoạn may……………………………………………………65
II.7: Công đoạn hoàn thành………………………………………….…65
II.7.1: KCS…………………………………………………… …65
II.7.2: Tẩy vết bẩn trên sản phẩm…………………………………74
II.7.3: Bao gói……………………………………………… ……74
II.7.4: Đóng thùng……………………………………………… 77
II.7.5: Kiểm tra hoàn tất……………………………………… …78
Phần III: Kết luận – đề nghị……………………………………………………….81
Phần IV: Phụ lục – một số hình ảnh của nhà máy…………………………… …81


LỜI NÓI ĐẦU
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngành dệt may Việt Nam được xem là một trong những ngành trọng điểm của nền
Công Nghiệp Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may của nước ta hiện nay có được những lợi thế riêng biệt như vốn đầu
tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút lao động và có điều kiện mở rộng thị
trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế thì ngành may còn gặp nhiều khó khăn về sản xuất gia
công, nguồn nguyên liệu trong nước còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của
ngành,…Trong xu thế hội nhập kinh tế, ngành dệt may cũng đang phải đối mặt với
nhiều thử thách lớn trong con đường hội nhập với các nước trong khu vực cũng
như quốc tế. Do đó, chúng ta cần phải có biện phải khắc phục những yếu kém này

và phát huy, tận dụng những lợi thế có sẵn để đưa ngành may ngày càng phát triển
hơn.
Được thực tập tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú là một may mắn lớn của
em khi được tiếp cận được với ngành may trong nước, qua đó có những hiểu biết
sâu sắc hơn về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hàng may mặc công nghiệp.
Để tổng kết lại những kiến thức mới, những đánh giá, nhận xét về thực tế sản xuất
trong qua trình thực tập. Cuốn báo cáo này sẽ trình bày lại nội dung kiến thức mà
chúng em đã học hỏi và tiếp thu được trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, báo cáo cũng là một phần kiến thức nhỏ trong lượng kiến thức rộng lớn.
Nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, kính
mong sự quan tâm thông cảm và góp ý của công ty và của quý thầy cô để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong
Phú
Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành viên
của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ năm
2007 – Một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Việt
Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế. Công ty Cổ Phần Quốc Tế đã không
ngừng lớn mạnh cả về lượng lẫn về chất trong hệ thống ngành dệt may.
Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động hàng
loạt các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của công ty
khi tiếp tục duy trì và phát triển lên tầm cao mới các chi nhánh/ nhà máy đã
được đưa vào xây dựng và hoạt động như:
- Xưởng May Phong Phú Guston Molinel
- Chi nhánh Tp. HCM

- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An
- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Nha Trang
- Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Đà Nẵng
- Nhà Máy Thời Trang Phong Phú
- Nhà Máy Thời Trang Phong Phú – Thủ Đức
- Nhà máy May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B)
Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các nhà máy:
- Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú sài Gòn
- Nhà máy Phong Phú – Phú Yên
- Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú
Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc đứng trước tình thế muôn vàn khó
khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước. Tập thể Công ty Cổ Phần Quốc Tế
Phong Phú với phương châm: “Hiệu lực cùng phát triển” trên dưới một lòng
đoàn kết để gặt hái thêm được nhiều thành công tốt đẹp.
Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành may
mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nghệ sản xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho cán
bộ - công nhân viên.
Với những kết quả đó, công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong
và ngoài nước. Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý
ghé thăm, tham quan và làm việc.
Ngoài ra, công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa, phục vụ tiêu
dùng trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước “Người Việt nam
dùng hàng Việt Nam”. Công ty đã mạnh dạng thành lập Công ty Cổ phần Thời
Trang Quốc Tế Phong Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm
mang thương hiệu của Phong Phú như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie
Maison… đã xuất hiện ở hầu hết các vùng miền trong cả nước và được người
tiêu dùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phù hợp, chất lượng vượt trội.

Từ những kết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lí, cửa hàng không những
trên địa bàn Tp. HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long
An…và các trung tâm thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
I.2: Sơ đồ tổ chức xưởng may Phong Phú Guston Molinel
I.3: Chức năng của từng bộ phận:
1. Phòng kế hoạch:
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tiếp nhận đơn hàng, lập kế hoạch sản xuất đơn hàng, lên lịch làm việc cho các
phòng ban. Đảm bảo thực hiện đơn hàng đúng tiến độ dựa trên hợp đồng đã ký kết.
2. Phòng kỹ thuật:
Nhận tài liệu kỹ thuật và mẫu do khách hàng gửi. Kiểm tra, góp ý sửa đổi nếu có
sai sót hoặc cải tiến cho phù hợp với thực trạng của công ty.
Lập nên bộ tài liệu kỹ thuật chính xác, hoàn chỉnh nhất phân phối cho các đơn vị,
phòng ban liên quan để triển khai làm việc.
3. Bộ phận đảm bảo chất lượng:
Theo dõi quá trình sản xuất đơn hàng.
Thực hiện công tác kiểm tra hoàn thành để quyết định chấp nhận hay bác bỏ lô
hàng.
4. Tổ may mẫu:
Thực hiện may mẫu dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu do khách hàng gửi.
5. Nhóm sơ đồ:
Nhận đĩa sơ đồ và mẫu để kiểm tra phối hợp với phòng kỹ thuật. Sau khi kiểm tra
chỉnh sửa hoàn chỉnh, đĩa sơ đồ được dùng để in rập mỏng phân phối cho tổ cắt.
6. Kho nguyên phụ liệu:
Nhận kế hoạch sản xuất và tài liệu kỹ thuật, nhận vật tư, kiểm tra vật tư trước khi
cho vào kho. Cấp phát nguyên phụ liệu cho các bộ phận liên quan (tổ cắt, tổ may).
7. Tổ cắt:
Nhận, tài liệu kỹ thuật, sơ đồ, nguyên phụ liệu. Tiến hành các công tác trải vải, cắt
vải, đánh số, bốc tập, phối kiện. Sau đó chuyển BPT cho tổ may.

8. Tổ may:
Nhận kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật, nguyên phụ liệu.Thực hiện công tác
chuẩn bị về trang thiết bị, mặt bằng phân xưởng, tay nghề công nhân. May sản
phẩm hoàn chỉnh kèm theo công tác kiểm tra quá trình thực hiện trên chuyền may.
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
9. Tổ KCS:
Nhận kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật và thành phẩm. Kiểm tra thông số, kiểm
tra chất lượng sản phẩm theo tài liệu. Nếu sản phẩm đạt, chuyển cho bộ phận hoàn
thành tiếp tục bao gói đóng kiện. Nếu không, trả về cho tổ may xử lý lỗi. Ghi biên
bản kiểm tra.
10. Bộ phận hoàn thành:
Nhận kế hoạch sản xuất, tài liệu kỹ thuật, thành phẩm may. Thực hiện các công tác
ủi, gấp xếp, bao gói, đóng thùng.
11. Tổ bảo trì thiết bị - cơ điện:
Thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy móc bị hư hỏng
trong nhà xưởng.
12. Tổ bảo vệ, vệ sinh:
Thực hiện công tác bảo vệ và vệ sinh nhà xưởng.
I.4: Thế mạnh của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú:
Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý và sản xuất hàng dệt may. Từ
khi được thành lập, Công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu, năng suất, chất lượng
sản phẩm và uy tín ngày càng được nâng cao.
Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý thành Tổng Công ty hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con sẽ tạo nên sự liên kết bền chặt, xác định rõ
quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa Công ty mẹ với các công ty
con, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo
điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và
hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
I.5:Chiến lược kinh doanh – phát triển của công ty:

I.5.1: Tầm nhìn:
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh hàng đầu Việt Nam, phát triển sản xuất kinh
doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang các lĩnh vực kinh tế tiềm năng trong
nước, đầu tư ra nước ngoài.
I.5.2: Sứ mệnh:
Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung
ứng các dịch vụ và sản phẩm có chất lượng vượt trội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng và góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội.
Năm 2015, Phong Phú tiếp tục củng cố nội lực, đầu tư và phát triển toàn diện. Về
máy móc thiết bị với tiêu chí hoàn hảo và sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh để tiến đến
sản phẩm hoàn thiện. Về chất lượng với tiêu chí ổn định và khẳng định, ở mỗi cấp
chất lượng nào chúng ta phải khẳng định được chất lượng sản phẩm mình làm ra,
từ sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu cuối hoàn hảo. Về sản xuất với tiêu chí
năng suất cao, chất lượng cao và hiệu quả, nếu không có năng suất cao, chất lượng
tốt và hiệu quả vượt trội sẽ có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước
ngoài. Về thị trường với tiêu chí trở thành nhà cung ứng hàng đầu về chất lượng,
mẫu mã và tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước khác, mà cơ hội lớn là 7
nước trong Hiệp định FTA và 12 nước trong Hiệp định TPP, cùng với thị trường
nội địa rộng lớn.
Phong Phú tiếp tục đẩy mạnh chương trình tác phong công nghiệp với tiêu chí tuân
thủ, an toàn và văn hóa doanh nghiệp… Đồng thời xây dựng định hướng: tuân thủ,
an toàn, tốc độ, phát huy hiệu quả, phát huy nguồn nhân lực thông qua các chương
trình đào tạo, thu hút nhân lực để có đội ngũ nhân sự lớn mạnh để thực hiện mục
tiêu mà Phong Phú sẽ hướng đến.
I.5.3: Giá trị cốt lõi:
Trình độ chuyên môn cao.
Trung thành, năng động, sang tạo và kỹ năng tốt.
Đoàn kết, có trách nhiệm.

Gia tăng giá trị và lợi ích của cán bộ, công nhân viên, cổ đông, đối tác, khách hàng.
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phát triển đi cùng trách nhiệm với cộng đồng, hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững.
I.6: Bảng quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
Phần II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO JACKET MÃ HÀNG
4426
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
A: Chuẩn bị sản xuất
II.1: Chuẩn bị thiết kế
II.1.1: Nhận tài liệu kỹ thuật
Công ty tiếp nhận tài kiệu kỹ thuật, áo mẫu, nguyên phụ liệu, đĩa sơ đồ của khách
hàng giao cho. Nhân viên phòng kỹ thuật sẽ tiến hành dịch tài liệu kỹ thuật (nếu tài
liệu nước ngoài), kiểm tra tài liệu, áo mẫu, rập có khớp với nhau không, có ghi rõ
quy cách may, có gắn nhãn, thùa khuy, đính nút… sau đó triển khai may mẫu,
duyệt mẫu khách hàng, thử nghiệm độ co rút của vải, gòn. Điều tiết giác sơ đồ, làm
hoàn chỉnh tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng bản photo ở
phòng QA, kỹ thuật chuyền, phòng rập, quy trình, may mẫu, duyệt mẫu ủi, kiểm
hóa. Bản chính thức được lưu ở phòng kỹ thuật.
- Mỗi mã hàng xuất đi phải giữ lại một áo mẫu tại phòng kỹ thuật để đối
chứng.
- Sau khi khách hàng duyệt mẫu và đồng ý thì cho tiến hành sản xuất.
Bảng kiểm soát quá trình phân phối tài liệu kỹ thuật
Trách nhiệm Bước công việc Hướng dẫn
Trưởng nhóm TCKT
Mã hàng mới/ yêu
cầu sửa đổi
- Nhận TCKT mới

hoặc thông tin thay
đổi của khách hàng
- Xem xét nội dung
- Vô sổ nhận mẫu
Nhóm TCKT Thiết lập/ sửa đổi - Thiết lập mới:
- Soạn thảo nội
dung.
- Đặt tên theo
mã hàng do
khách hàng
qui định.
- Ghi rõ tài liệu
tham khảo
vào trang sửa
đổi tài liệu.
- Sửa đổi:
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Sửa đổi theo
yêu cầu mới.
- Ghi rõ nội
dung sửa đổi
và tài liệu
tham khảo
vào trang theo
dõi sửa đổi tài
liệu.
TBP kỹ thuật Xem xét phê duyệt
Xem xét TCKT mới hoặc
TCKT sửa đổi dựa theo tài

liệu tham khảo của khách
hàng:
- Không đồng ý: yêu
cầu nhóm TLKT
thực hiện lại
- Đồng ý: ký phê
duyệt cho ban hành
tài liệu.
Nhóm TCKT Ban hành
- Đóng dấu “BẢN
CHÍNH” mặt sau
của trang TCKT
gốc.
- Nếu là TCKT sửa
đổi thì trang TCKT
có sửa đổi phải được
hủy bỏ, và thay thế
bằng trang mới.
- Cập nhật vào danh
sách TLKT hiện
hành.
- Lưu TLKT gốc tại
BP KT (đính kèm tài
liệu tham khảo của
khách hàng).
Nhóm TLKT Phân phối, thu hồi
(nếu sửa đổi)
- Từ TCKT gốc coppy
nội dung phân phối,
phân phối theo qui

định phân phối.
- Đóng dấu “KIỂM
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SOÁT” trên trang
đầu các bảng coppy.
- Nếu là TCKT sửa
đổi, thu hồi TCKT
cũ, hủy bỏ trang sửa
đổi thay bằng trang
mới.
- Ghi nhận việc phân
phối vào danh sách
phân phối TLKT.
Qui định phân phối tiêu chuẩn kỹ thuật:
STT Nội dung phân phối Nơi phân phối
1 Trọn bộ TCKT Tổ KCS
2 Trọn bộ TCKT Tổ may
3 Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Kho NPL
4 Qui cách gấp xếp và đóng kiện Tổ ủi và đóng kiện
5 Sơ đồ mini Tổ cắt
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRANG THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
MÃ HÀNG : 4426
LẦ
N
SỬ
A
ĐỔI

LẦN
BAN
HÀN
H
TRAN
G CÓ
SỬA
ĐỔI
NỘI DUNG SỬA
ĐỔI
NGƯỜI PHÊ
DUYỆT
NGÀY PHÊ
DUYỆT
00 01
Tham khảo theo
TCKT nhận ngày:
04/04/2008.
TBPKT - ĐÃ KÍ 27/07/2008
01 01
5, 6, 7,
10
Tham khảo theo
trang hình nhận ngày
10/02/2009. Thêm
túi ID + nắp/ đô
trước phải.
TBPKT - ĐÃ KÍ 13/02/2009
02 01 7, 10
Email nhận ngày:

12/11/2010. Bỏ: nhãn
logo Eurosafe code
R4514.
TBPKT - ĐÃ KÍ 15/11/2010
03 01 7, 8, 10
Theo TCKT nhận
ngày: 19/10/2012.
Thêm: dây dạ quang/
vai x 2 và/ nón.
Thay đổi:
- Vị trí nhãn logo nhỏ
(R4000) nắp túi à cá
tay trái.
- Nhãn thành phần.
-Màu vải/ nẹp che,
nẹp ve, dọc nẹp áo à
vải màu 2 (bỏ decoup
ngang nẹp che).
TBPKT - ĐÃ KÍ 15/11/2012
04 01 7, 8, 10 Theo TCKT nhận
ngày: 11/01/2013.
Thay đổi: màu vải/
nẹp che: VẢI MÀU 2
à đoạn trên vải màu
1; đoạn dưới vải màu
2 (có decoup ngang
TBPKT - ĐÃ KÍ 15/01/2013
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nẹp che).

05 01 10
Email nhận ngày:
27/03/2013. Thay
đổi: đường may trên
dây dạ quang 1N à
2N
TBPKT - ĐÃ KÍ 01/03/2013
06 01 7, 10
Email nhận ngày:
30/07/2013.
Thay đổi: from nhãn
thành phần mới.
TBPKT - ĐÃ KÍ 02/08/2013
07 01 10
Email nhận ngày:
13.02.2014. Thay
đổi: nẹp đỡ dây kéo
(nằm dưới) không
may dây dạ quang.
TBPKT - ĐÃ KÍ 13/02/2014
08 01 10
Cập nhật theo from
nhãn thành phần
nhận ngày:
17/06/2014. Thay đổi
nội dung “EN 20471”
à “EN ISO 20471”
T27/07/2008BPKT
- ĐÃ KÍ
04/09/2014

GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LƯU Ý :4426
1. Đối với vải R1977 dễ bị loang màu, do đó chuyền phải lưu ý khi treo lên
hàng cây, không kẹp chung với sản phẩm màu khác.
2. Trước khi may dây dạ quang phải kiểm tra chất lượng dây trên cuộn.
3. Các công đoạn phải cắt chỉ sạch sẽ trước khi ép keo.
4. Đường may ép keo xong yêu cầu kiểm tra 100% qua máy thử nước.
5. Cần lấy dấu kĩ các điểm đối xứng để công đoạn tra dây kéo không bị so
le.
6. Hạn chế tháo sửa vì vải hay bị bể,lỗ kim.
7. Có thao tác kiểm tra dây kéo nón để tránh trường hợp dây kéo tháo ra
lắp lại với sợi khác không trùng khớp.
8. Chỉnh mật độ mũi chỉ đều đẹp trên trên tất cả các công đoạn.
9. Sử dụng kim nhỏ để may nhãn logo nhỏ.
10. Đổi vị trí gắn nhãn logo nhỏ từ trái sang phải (02/06/2009).
11. Yêu cầu công nhân may hết công đoạn lấy BTP ra khỏi chân vịt trước khi
rời khỏi máy.
12. Phải xỏ thun bo tay 6h trước khi cắt.Tra bo thun máy 5F bờ nhỏ 8mm.
Không chém thun(11/07/2011).
13. Keo ép đường may chỉ ép 1 lần (01/10/2011).
14. Dây dạ quang may 2N cách mép đều 2mm.
15. Dây viền nhung 30mm (R7556) ĐƯỢC PHÉP MAY NỐI DÂY VIỀN
(17/07/2014).
16. Dây viền nhung trên áo rời, điểm nối dây viền ở nẹp áo (17/07/2014).
17. Dây kéo phải được phà hơi trước khi may (13.3.2015).
18. Cá trên áo rời đóng nút không canh logo (16.3.2015).
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LƯU Ý

Khách hàng lưu ý size z=size L
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
II.1.2: Hình vẽ mô tả mẫu – Bảng thông số kích thước:
HÌNH VẼ KỸ THUẬT
MÃ HÀNG 4426 – WINTER JACKET
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Page 25

×