Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề KSCL cuối HKII Ngữ Văn 9 ( đề CA 2-kèm ma trận mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 9 trang )

THCS Hạ Sơn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲ HỢP
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ SƠN
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian phát đề)
I. Mục đích kiểm tra.
Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 9 sau khi học sinh
học xong học kì II cụ thể: Khởi ngữ, nghĩa tường minh và hàm ý, các thành phần biệt
lập, thơ hiện đại. Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, phép tu từ ẩn dụ.
1. Kiến thức:
- Nhớ được khái niệm Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, lấy được ví dụ.
- Biết và xác định được phép tu từ ẩn dụ, các thành phần biệt lập, các phép liên kết.
- Biết được các khâu, bước làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức về Khởi ngữ, các thành phần biệt lập; lấy được ví dụ.
- Xác định được phép tu từ ẩn dụ, các thành phần biệt lập, các phép liên kết theo yêu
cầu.
- Kĩ năng thực hành viết một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ.
- Có thái độ vận dụng kiến thức đó học trong khi nói và viết.
II. Hình thức kiểm tra.
1. Hình thức: - Tự luận %.
2. Số lượng: 02 đề ( Tùy chọn 01 trong 02 đề)
3. Học sinh làm bài trên lớp
Gv: Cao Minh Anh
1
THCS Hạ Sơn
III. Lập ma trận:
Đề 1:
Mức độ


tư duy
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp Cao
I.Văn:
- Thơ hiện đại
Câu 3: Nêu
nội dung
chính đoạn
đầu bài thơ
Mùa xuân
nho nhỏ
Câu 3: Chép
theo trí nhớ
đoạn đầu
Mùa xuân
nho nhỏ
bài Viếng lăng
Bác của Viễn
Phương
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:0,5
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0,5
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
II. Tiếng Việt:
- Các thành
phần biệt lập
tình thái
- Khởi ngữ
Câu 1. Nêu
khái niệm
Câu 2. Xác
định khởi
ngữ
Câu 1. đặt câu
có thành phần
tình thái.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:0,5
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0,5
Số điểm:0,5

Tỉ lệ: 5%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
III. Tập làm
văn
- Nghị luận về
đoạn thơ, bài
thơ.
Câu 4. Nghị
luận bài Viếng
lăng Bác của
Viễn Phương
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm:6
Tỉ lệ:60%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60 %
Tổng số :
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ: %
Số câu: 0,5
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:1

Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu : 4
Số
điểm :10
Tỉ lệ: 100%
Đề 2:
Gv: Cao Minh Anh
2
THCS Hạ Sơn
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Thấp Cao
I.Văn:
- Thơ hiện đại
Câu 2: Chép
theo trí nhớ
hai khổ thơ
đầu bài
Viếng lăng
Bác
Nghị luận hai
khổ thơ trong
bài Mùa xuân
nho nhỏ

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:0,5
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu:0,5
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
II. Tiếng Việt:
- thành phần
biệt lập tình
thái
- Các phép liên
kết
- Các phép tu
từ từ vựng.
Câu 1. Nêu
khái niệm
thành phần
biệt lập tình
thái.
Câu 3. Xác
định phép
liên kết
Câu 1. lấy ví
dụ thành phần

biệt lập tình
thái.
Câu 2: Xác
định phép tu
từ ẩn dụ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:0,5
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu:2,5
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
III. Tập làm
văn
- Nghị luận về
đoạn thơ, bài
thơ.
Câu 4.Phân tích
đoạn thơ trong
bài Mùa xuân
nho nhỏ
Số câu:

Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm:6
Tỉ lệ:60%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60 %
Tổng số :
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ: %
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1,5
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu : 4
Số
điểm :10
Tỉ lệ: 100%
IV. Ra đề và hướng dẫn chấm:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011

Gv: Cao Minh Anh
3
THCS Hạ Sơn
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề 1:
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là thành phần biệt lập tình thái ? Đặt một câu có thành phần tình thái.
Câu 2: (1 điểm)
Xác định khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a) Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. (Lê Minh Khuê)
b) Sức, hai người ngang nhau.
Câu 3: (2 điểm)
Hãy chép lại theo trí nhớ đoạn đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ " và nêu nội dung chính
của đoạn thơ đó ?.
Câu 4: (6 điểm)
Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn phương.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Gv: Cao Minh Anh
4
THCS Hạ Sơn
Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)
Đề 2:
Câu 1/ Thành phần tình thái là gì? Cho ví dụ . ( 1 điểm )
Câu 2 /( 2 điểm )
a/ Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác. ( 1 điểm )
b/ Từ mặt trời ở câu thơ thứ hai ( khổ 2 ) được sử dụng theo phép tu từ nào? Hiệu
quả diễn đạt của nó ? ( 1 điểm )
Câu 3/ Xác định các phép liên kết câu,đoạn văn trong các trường hợp sau : ( 1 điểm )

a/ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống.Lời gởi của văn nghệ là sự
sống.
( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ )
b/ Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành.Muốn ác phải là kẻ mạnh.
( Nam Cao , Chí Phèo )
Câu 4/ Phân tích đoạn thơ sau: ( 6 điểm )

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
( Thanh Hải , Mùa xuân nho nhỏ )
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Gv: Cao Minh Anh
5
THCS Hạ Sơn
Đề 1:
Câu 1: (1 điểm)
- Nêu đúng khái niêm thành phần tình thái: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện
cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (0,5 điểm)
- Viết câu có thành phần tình thái chính xác (0,5điểm)
Câu 2:
a) Còn chúng tôi (0,5 điểm)
b) Sức (0,5 điểm)
Câu 3: Yêu cầu học sinh :

- chép theo trí nhớ chính xác đoạn đầu của bài thơ '' Mùa xuân nho nhỏ '' ( 1 điểm )
- nêu được nội dung chính đoạn thơ: miêu tả cảnh mùa xuân với những âm thanh ,sự
vật, không khí rất riêng , rất mới , đẹp và tràn đầy sức sống cùng cảm xúc vui mừng của
tác giả ( 1 điểm )
Câu 4: (6 điểm)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Mở bài:
Giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung cảm xúc của bài thư.
2. Thân bài: Phân tích được những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong bài thơ.
- Hình ảnh “hàng tre” vừa có ý nghĩa tả thực gợi lên sự gần gũi, thân thuộc của quê
hương vừa có ý nghĩa biểu tượng về sức sống và tinh thần quật cường của dân tộc Việt
nam.
- “Mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa ngợi ca công lao vĩ đại của Bác vừa thể hiện niềm tôn
kính của nhân dân đối với Bác.
- “Dòng người…” thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
- “Vầng trăng” gợi đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ lai láng ánh trăng của Người.
- “Trời xanh” Bác là bất tử, là mãi mãi như trời xanh…
3. Kết bài: Khái quát giá trị và ý nghĩa của bài thơ.
II. Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài phải đạt các yêu cầu trên, có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân
thành của người viết. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 5: Bài làm có đủ các yêu cầu trên, song còn mắc vài lỗi về diễn đạt, về ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 3-4: Nội dung nghị luận của bài viết sơ sài; lỗi chính tả, ngữ pháp tương đối
nhiều.
Gv: Cao Minh Anh
6
THCS Hạ Sơn
- Điểm 1-2: Chưa thể hiện được sự cảm nhận về bài thơ, bố cục lộn xộn, sai quá nhiều
về chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết lạc đề.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những
bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học
sinh.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Gv: Cao Minh Anh
7
THCS Hạ Sơn
Đề 2:
Câu 1 : Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu.
- Học sinh cho ví dụ đúng xác định được thành phần tình thái trong câu . ( 1 điểm )
Câu 2: a/ Học sinh chép đúng,chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác.( 1
điểm )
b/ Từ “ Mặt trời “ ở câu 2,( khổ hai ) là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của
Bác vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân của nhà thơ với Bác. ( 1 điểm )
Câu 3: Xác định các phép liên kết câu,đoạn văn . ( 1 điểm )
a/ Văn nghệ - Văn nghệ : Phép lặp
b/ Yếu đuối - mạnh , hiền lành - ác : Phép trái nghĩa.
Câu 4: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ( 6 điểm )
A/ Yêu cầu chung :
- Đề yêu cầu nghị luận một đoạn trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải .
- Nên trong bài viết chú ý nêu được các ý kiến đánh giá và cảm thụ về nội
dung,nghệ thuật đoạn thơ :
Đó là khát vọng sống đẹp đẽ,dâng hiến cho đời.Từ đó mở ra những suy
nghĩ về ý nghĩa,giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân sống có ích,có cống hiến cho cuộc
đời chung.
- Đặc điểm nghệ thuật : Khát vọng sống hòa nhập,cống hiến được thể hiện một
cách tự nhiên,giản dị đẹp đẽ giàu hình ảnh cách cấu tứ lặp từ,đối ứng chặt chẽ.


B/ Yêu cầu cụ thể : Làm bài theo gợi ý sau.
I/ Mở bài : Giới thiệu tác giả,tác phẩm hoàn cảnh sáng tác bài thơ. ( Vị trí,khái
quát nội dung cảm xúc,nêu sơ bộ nhận xét,đánh giá về đoạn thơ )

II/ Thân bài : Phân tích các luận điểm về nội dung,nghệ thuật .
- Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,cống hiến cả cuộc
đời,cả phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
- Tâm niệm đó thể hiện một cách chân thành,tự nhiên,giản dị mà đẹp bằng những
hình ảnh thiên nhiên trong bài.
- Tác giả muốn hóa thân vào những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ nói lên nguyện
ước của mình “Ta làm “ , “ Con chim hót,cành hoa “, “ Ta nhập vào hòa ca “, “
Nốt trầm xao xuyến “
- Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng ước nguyện Thanh Hải đã đi vào lòng
người đọc,đó là ước nguyện cống hiến là lẽ sống tốt đẹp của con người đối với
đất nước,thể hiện một cách tha thiết, giản dị, nhỏ nhẹ khiêm nhường qua cách
nói ẩn dụ .
Gv: Cao Minh Anh
8
THCS Hạ Sơn
- Được dâng hiến cả sức sống tươi trẻ cho đất nước nhưng tác giả coi đó là một
mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn vào cuộc đời chung bằng thái độ âm
thầm,giản dị.

III/ Kết bài : Đoạn thơ thể hiện một quan niệm sống đẹp,có ích đáng để thế hệ trẻ
suy ngẫm,liên hệ tác phẩm khác có cùng chủ đề ( Lặng lẽ Sa Pa )

BIỂU ĐIỂM
Điểm 5-6 : Xác định đúng thể loại,biết cách làm bài nghị luận đoạn thơ,ý tứ đầy
đủ,diễn đạt trình bày khá tốt,thể hiện cách cảm thụ riêng của người viết,có những suy

nghĩ chân thành sống có ích.
Điểm 3-4 : Nắm được yêu cầu nội dung cần phân tích,đảm bảo bố cục,diễn đạt trình
bày tương đối tốt,có sự gắn kết giửa các phần,còn hạn chế về nghệ thuật.
Điểm 1-2 : Xác định được thể loại,nội dung yêu cầu phân tích nhưng bố cục chưa rõ
ràng,thiếu luận điểm chưa phân tích được nội dung,nghệ thuật,thiếu liên kết ,mắc nhiều
lỗi.
Điểm 0 : Không làm được gì.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những
bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học
sinh.
Gv: Cao Minh Anh
9

×