Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sử dụng hợp lý tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.08 KB, 16 trang )

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
GVHD: TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN
HV: Huỳnh Thị Nữ - lớp SD&BV 2010
Trần Thị Mỹ Nhung – lớp SD&BV 2010
TP Hồ Chí Minh, 11 - 2011
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
PHẦN I. TỔNG QUAN 4
I. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 4
II. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI 6
PHẦN II: NƯỚC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN 7
I. Nước thải được xem là nguồn tài nguyên 7
II. Cơ sở đánh giá nước thải là nguồn tài nguyên 7
II.1. Thành phần nước thải 7
II.2. Lưu lượng nước thải: 7
II.3 Thành phần nước thải phân hủy bởi các vi sinh vật trong môi trường 8
III. Những mô hình xem nước thải là nguồn tài nguyên 8
III.1 Sơ lượt các dạng tài nguyên thu được từ nước thải 8
III.2 Các mô hình ứng dụng thực tế 9
III.2.1 Nước ngoài 9
III.2.2 Thực hiện ở Việt Nam 10
III.3 THẢO LUẬN VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC THẢI 12
III.3.1 Mặt hạn chế 12
III.3.2 Đề xuất phương hướng 13
PHẦN III. KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
2
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
MỞ ĐẦU


Với mục tiêu tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập
và chất lượng đời sống cho người lao động nói riêng và người dân nước ta nói
chung. Việc đầu tư, đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng
được chú trọng, Số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất ngày càng
nhiều. Do đó lượng chất thải nói chung và nước thải nói riêng do hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp thải ra ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống của chúng ta không chỉ trong hiện tại mà còn kéo dài đến tương lai với
tác động và biến đổi khó lường.
Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, việc áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải: nước thải, khí thải, rác thải, hoặc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm
phát thải…của các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan cũng phần nào cải thiện
môi trường. Tuy nhiên, biện pháp xử lý yêu cầu tốn nhiều chi phí đấu tư và vận
hành, không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nên việc áp dụng nhiều khi chỉ
mang tính bắt buộc, đối phó với cơ quan quản lý mà thôi.
Thay vì chúng ta chỉ xem chất thải như là một nguyên nhân nghiêm trọng
gây ô nhiêm môi trường, chúng ta có thể nghiên cứu và biến chất thải như là một
nguồn tài nguyên thứ cấp được tận dụng triệt để vào phục vụ cuộc sống, sản xuất
hằng ngày của người dân, tiết kiệm một phần chi phí cần đầu tư . Rác thải trước kia
thải bỏ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến kinh tế, nhưng ngày nay rác thải
sau khi phân loại tái sử dụng, dùng làm phân compost, sản xuất điện năng được
3
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
xem như là một nguồn tài nguyên. Vậy còn nước thải thì sao, có được xem là một
nguồn tài nguyên hay không hay chỉ là chất thải gây ô nhiễm môi trường? Các
phần sau đây sẽ làm rõ về vấn đề này.

PHẦN I. TỔNG QUAN
I. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Theo thống kê, 70% nước trên thế giới dùng trong nông nghiệp, 22% cho các
ngành công nghiệp và chỉ có 8% là nước sinh hoạt. Đối với các nước thu nhập cao: 30%

nước sử dụng cho nông nghiệp, 59% cho công nghiệp 11 % cho sinh hoạt. Đối với nước
có thu nhập thấp ( trong đó có Việt Nam) thì sử dụng 80% cho nông nghiệp, 12% cho
công nghiệp và 2% cho sinh hoạt.
Nước trên khắp thế giới có tới 97,5% chứa muối và chỉ có 2,5% là có thể uống
được. Tuy nhiên, trong số ít ỏi đấy, khoảng 70% nằm trong sông băng, núi băng và 30%
nằm trong đất. Tính ra chỉ có 1% (hay 0,007%) lượng nước trên toàn thế giới con người
có thể sử dụng.
Ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc lượng nước đã
khai thác là 6,454 triệu m3/ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, sản xuất, dịch
4
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
vụ trong đó nước mặt chiếm 55% (3,557 triệu m3/ng), nước dưới đất chiếm 45% (2,897
triệu m3/ng).
a) Sử dụng cho sinh hoạt: Nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi ngày con người sử
dụng từ 60 – 80 l nước, tối đa 150 -160 l nước cho sinh hoạt.
b) Sử dụng cho nông nghiệp: Lượng nước dùng cho cây trồng và chăn nuôi lớn: 1
ha hoa màu cần 0,12 – 0,29 l/S; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 – 7 l/nước; mỗi động vật nuôi
như trâu bò, ngựa tiêu tốn 20 – 80 l/S; lợn 15 -60l/ ngày. Gần đây, nước ta đã xây dựng
hạ tầng thuỷ lợi lên một bước mới, đưa diện tích tưới tiêu tăng (Tống diện tích = 3,3 triệu
ha), trong đó hệ thống tưới tiêu lớn nhất là ở hồ Dầu Tiếng ( thuộc ĐBSCL).
c) Sử dụng cho thuỷ sản: Nước ta sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước
vào việc nuôi trồng thuỷ sản ( trong đó ĐBSCL chiếm 709 980 ha (2005)).
d) Sử dung cho công nghiệp: Tính đến tháng 6/2011, trữ lượng khai thác cấp công
nghiệp: 1.854.303 m3/ng (miền Bắc Việt Nam: 1357.266; đồng bằng Nam Trung Bộ:
22.757; Tây Nguyên: 39.280; đồng bằng Nam Bộ: 435.000 m3/ng). Hoạt động khai thác
nước sử dụng cho công nghiêp vô cùng lớn. Để sản xuất 1 tấn thép cần 44000 lit nước,
sản xuất lọc 1 lít dầu cần 10 lit nước, làm 1 tờ giấy tiêu tốn 10 lit nước, một tách trà cần
35 lit nước và luợng nước để làm mát máy 10 lit/giờ đối với động cơ đốt trong v à 25 –
50 lit/giờ đối với động cơ đốt dầu.
Nhu cầu về nước không thể thiếu trong đời sống con người, chính vì thế nước thải

thải ra môi trường cũng luôn tiếp diễn với các chất ô nhiễm là ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái dưới nước và các lưu vực sông.
5
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
II. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢI
Nước thải được phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh, bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,
khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ nhà máy đang hoạt động sản xuất. Trong
đó nước thải ngành sản xuất thực phẩm nhiều nhất, như: sản xuất nước giải khát, thủy
sản, bột ngọt,…
- Nước thấm qua: là lượng nước thấm qua hệ thống ống bằng nhiều cách khác
nhau, qua khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành
phố hiện đại, chúng được thu gom theo một hệ thống riêng.
- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chỉ chất lỏng trong hệ thống
cống thoát thành phố, thị xã, đây là một hỗn hợp nhiều loại nước thải.
6
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
PHẦN II: NƯỚC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN
I. Nước thải được xem là nguồn tài nguyên
Nguyễn Tấn Đức và Kiều Thị Kính, những đại sứ môi trường Bayer 2007 của Việt
Nam, đều là những sinh viên học các chuyên ngành liên quan đến môi trường. Họ tự tin
khẳng định: "Nước thải cũng là một nguồn tài nguyên". (1)
Viện môi trường của trường Đại Học Stanford, có cuộc đối thoại về vấn phục hồi
tài nguyên từ nước thải với tầm nhìn đền năm 2020 (2). Với ý tưởng sử dụng nước thải
mục đích khai hoang và phục hồi hệ sinh thái tại vùng vịnh bị suy thoái.
Ông Brendon Meulman, quản lý dự án tại Landustrie, một công ty Hà Lan chuyên
về quản lý nước thải "Chúng ta nên dừng lại nhìn thấy nó như là chất thải và một gánh
nặng, nhưng đúng hơn là một tài nguyên, sẽ có nhiều việc cần thực hiện với nó”(3)

Tái sử dụng nguồn nước cho nông nghiệp có những ích lợi sau:
- Bảo tồn tài nguyên nước
- Tận dụng được lượng dinh dưỡng, do đó người nông dân làm giảm sử dụng các
phân bón hóa học.
- Nguồn cung cấp nước ổn định cho vùng đất khô cằn thiếu nước.
- Phòng ngừa ô nhiễm dòng sông, kênh, các bề mặt nước khác. Nếu không nước
thải phải được xử lý.
- Dẫn nước thải các thành phố lớn là cách giảm chi phí và hợp vệ sinh
II. Cơ sở đánh giá nước thải là nguồn tài nguyên.
II.1. Thành phần nước thải
Nước thải có tính chất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh, sẽ tạo ra
thành phần chất gây ô nhiễm khác nhau.
Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ (BOD
5
, COD, TSS, N, P, S…) là hàm
lượng chất dinh dưỡng có khả năng phân hủy trong tự nhiên, tạo khoáng chất cho cây và
các vi sinh vật trong đất.
II.2. Lưu lượng nước thải:
Lưu lượng nước thải lớn và luôn ổn định, được kiểm soát với những chỉ tiêu độc
hại như: kim loại nặng, pH, …
7
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Do nhu cầu sử dụng nước trong ngành công nghiệp và sinh hoạt cao nên lưu lượng
nước thải nhiều, nếu việc xả thải vào nguồn nước sông, suối thì sẽ hòa tan dần vào làm
thay đổi tính chất tự nhiên của nước dẫn đến thay đổi hệ sinh thái trong nước gây ô nhiễm
môi trường nước.
II.3 Thành phần nước thải phân hủy bởi các vi sinh vật trong môi trường.
- Phân hợp chất hydrocacbon
2C
6

H
12
O
6
+ O
2
> CO
2
+ H
2
O + ∆h (năng lượng cho VSV) + mùn (4)
Qua phương trình cho ta thấy những hợp chất hydrocacbon phân hủy tạo ra lớp
mùn là thành phần dinh dưỡng cho môi trường đất.
C
x
H
y
O
z
CO
2
+ CH
4
+ H
2
O (4)
- Hợp chất chứa Nitơ ( phần lớn có trong nước thải sinh hoạt)
Nước thải chứa Urê: CO(NH
2
)

2
+ 2H
2
O = (NH
4
)
2
CO
3
Sau đó bị thối rửa ra: (NH
4
)
2
CO
3
= 2NH
3
+ CO
2
+ H
2
O
NH
4
+1.5O
2
NO
2
-
+ H

2
O + 2H
+
NO
2
-
+ 0.5O
2
NO
3
-
Sản phẩm chứa Nitơ qua quá trình phân hủy bởi những vi khuẩn tạo sản phẩm
cuối cùng chứa gốc NO
3
-
là chất cây và đất có thể hấp thụ.
III. Những mô hình xem nước thải là nguồn tài nguyên
III.1 Sơ lượt các dạng tài nguyên thu được từ nước thải.
(a) Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm và nước thải đô thị, sinh hoạt
được làm nguyên liệu đầu vào cho công nghệ sản xuất Biogas, lượng khí gas là nguồn
năng lượng chất đốt tận dụng trở lại cho sản xuất hoặc trong việc đun nấu hằng ngày. Khi
mô hình thu khí biogas sẽ làm giảm sử dụng nguồn tài nguyên không thể tái tạo, giảm ô
nhiễm môi trường.
(b) Nước thải đáp ứng nguồn nước tưới tiêu cho thủy lợi, phục vụ cho nông
nghiệp. Nhằm cải thiện chất lượng đất nơi khô cằn thiếu nước vùng khó khăn.
8
VSV
Nitrosomonas
Nitobacter
Vi sinh vật yếm khí

Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
III.2 Các mô hình ứng dụng thực tế .
III.2.1 Nước ngoài
a. Chương trình môi trường quốc gia tại đất nước KENYA thực hiện chương trình
sử dụng nước thải cho phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp (5) Dự án đánh tiềm năng việc sử dụng nước
thải cho nông nghiệp.
- Cách tiếp cận tái sử dụng nước tải và thủy lợi:
phương pháp tái sử dụng nước thải cho việc tưới tiêu
thay đổi tùy vào những yếu tố sau:
+ Khối lượng nước và khu vực đất có sẵn ;
+ Mức độ cần cải thiện;
+ Các loại cây trồng được tưới;
+ Năng lực đầu tư của nông dân về vấn đề môi trường
Bảng 1: Ví dụ phương pháp tưới tiêu bằng nước thải.
(5)
Qui mô
Loại
Mức độ xử lý
Phương pháp
thủy lợi
Cây Trồng
Địa điểm thực
hiện
Những khu
Vườn Periurban
Không xử lý sông, chảy tràn Rau. Trái cây,
thức ăn cho gia
súc
Quetta,

Baluchistan
Hệ thống kênh
lớn
Không xử lý sông, chảy tràn,
rãnh hẹp
Cỏ 3 lá, ngô,
lúa mì
León,
Mezquital,
Mexico
Vùng nông
vườn, miền
rừng núi
Bậc thấp, lưu
ổn định hồ
Rãnh hẹp dài Các loại rau,
cây
Lima, Perú
Nông nghiệp
vườn
ổn định, xử lý
sơ bộ
Bơm từ sông
chứa dòng thải
Các loại rau As Samra,
Jỏdan
Đồng cỏ Cơ bản, đàm
phá
Rãnh, phun tưới Đồng cỏ tự
nhiên

Harare,
Zimbabwe
Tầng đất xử lý
(SAT)
Dòng thải được
lọc lần 2, SAT
cung cấp mức
Tiếp theo nước
bổ cập nước
ngầm, sử dụng
Cam quýt, các
loại rau
California, Dan
Region, Israel
9
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
độ cao bình phun nước
và hệ thống
công nghệ cao
khác.
b. Sử dụng đất là nơi chứa nước thải là biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước hiệu
quả và khả thi tại các khu vực khan hiếm nước. Những lợi ích chính của đề án tái sử
dụng nước thải là kinh tế, môi trường và sức khỏe liên quan.Trong hai thập kỷ qua, sử
dụng nước thải để tưới cây trồng đã được tăng lên đáng kể (Mara và Cairncross, 1989).
(6)
Một số ví dụ tố về phục hồi kinh tế có liên quan tưới tiêu bằng nước thải tại thung
lũng Mesquital – Mexico, thu nhập nông nghiệp từ mức bằng không ở thời điểm trước và
khi nước thải được thực hiện thì thu nhập 16 triệu peso/năm trong năm 1990 (6). Đông
thời sử dụng nước thải phân cho việc nuôi trồng thủy sản cũng được một nguồn thu nhập
đáng kể tại nhiều quốc gia nhưng: Ấn độ, Bangladesh, Indonesia và Peru

Bảng 2: Tăng năng suất cây trồng (tấn/ha) trong việc tưới tiêu bằng nước thải (6)
Lúa mì Đậu Gạo Khoai tây Cây bông
Tưới nước 8yrs 5yrs 7yrs 4yrs 3yrs
Nước thải thô 3.34 0.90 2.97 23.11 2.56
Nước thải được
lắng cặn
3.45 0.87 2.94 20.78 2.30
Nước thải ao 3.45 0.78 2.98 22.31 2.41
Nước sạch +
NPK
2.70 0.72 2.03 17.16 1.70
Source: Shende, 1985
Ghi chú: “yrs” đơn vị năm dung tính giá trị trung bình
III.2.2 Thực hiện ở Việt Nam
Những chuyên gia môi trường trong nước đã khẳng đinh rác thải là tài nguyên, và
điều đó đã được chứng minh với các bằng chứng thiết từ thực tế như các sản phẩm từ rác
thải: bán tín chỉ phát thải, tái sụ dụng các rác thải sản xuất đồ nhựa gia dụng, làm phân
compost,… Và một lần nữa khẳng định nước thải không còn là vấn đề đau đầu của các
10
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
nhà doanh nghiệp mà trở thành một tài nguyên ta có thể tận dụng làm tăng thu nhập cho
doanh nghiệp.
Hiện tại các nhà máy, những dự án áp dụng cơ chế phát triển sạch CDM, nhằm
giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường. Mô hình này được thong dụng trong các
ngành chế biến thực phẩm.
Ứng dung cơ chế phát triển sạch nghĩa là giảm thiểu phát thải gồm: rác thải, nước
thải, khí thải,… dùng chất thải tạo ra lợi nhuận bổ sung cho dự án. Phổ biến là sử dụng
chất thải sản xuất khí sinh học (biogas) , lượng khí sinh ra được đem đốt tạo điện phục vụ
cho sản xuất.
a. Tây Ninh, Công ty Cổ phần khoai mì Nước Trong

phối hợp với Công ty Rhodia Energy GHG (thuộc tập
đoàn Rhodia - Pháp) (7) dùng nước thải sản xuất ra
khí biogas, công ty tận dụng nguồn khí gas thu được
đốt để sấy nguyên liệu và bán được tín chỉ giảm phát
thải theo CDM.
b. Nhà máy cao su Xà Bang, Công ty Cao su Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (8).
Nước thải cao su có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao khi áp dụng phương pháp xử lý kỵ
khí sinh ra lượng khí CO
2
cao. Dự án này theo tính toán :
- Tổng lượng metan thu hồi được : 547.500Nm3/năm (8)
-Tổng lượng điện sản xuất ra: 1.907.000 kWh/năm (8)
- Giảm phát thải GHG:9.025 t CO2 tương đương năm (8)
→ nguồn lợi: dùng khí biogas đốt thu năng lượng điện
giảm việc sử dụng năng lượng không tái tạo, giảm phát
thải khí CO
2
bán được tín chỉ phát thải. Tạo nguồn thu
lớn cho công ty.
c. Mô hình tạo khí biogas cũng được ứng dụng rộng rãi
trong các vùng nông thôn, người dân dùng nước thải vệ
sinh chuồng trại gia súc và phân cho vào hầm ủ yếm khí
11
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
gọi là hàm biogas, tại hàm này qua thời gian sẽ sinh ra khí gas dung đun nấu phục vụ cho
sinh hoạt hằng ngày của người dân. Giúp giảm chi phí mua gas hoặc dùng điện góp phần
giảm tiêu thụ năng lượng không tái tạo phát thải khí CO
2
gây hiện tượng hiệu ứng nhà
kính.

Nước thải được ứng dụng là nguồn nguyên liệu thứ cấp để tạo ra sản phẩm năng
lượng trong chương trình CDM là nghiên cứu rất bổ ích cho xã hội cho doanh nghiệp và
mỗi người dân, họ có thể tự thiết kế qui trình vừa có tính kinh tế riêng vừa bổ sung trong
việc tiết kiệm năng lượng hóa thạch.
III.3 THẢO LUẬN VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC THẢI.
III.3.1 Mặt hạn chế
Trong nước thải chưa thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy nên việc chuyển hóa
vào đất và được cây trồng hấp thụ tốt, đây là yếu tốt chủ yếu trong việc nhận định nước
thải là nguồn tài nguyên. Nhưng ta cũng biết có không ít vấn đề trong việc nhận định này.
- Yếu tố dễ phân hủy nên thu hút cộng đồng các loại vi phuẩn tham gia phân hủy
trong đó gồm cả các loại vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi
- Trong nước thải có chứa nhiều thành phần có lợi cho cây trồng như: chất hữu cơ,
N, P, K…. nhưng những chất này nếu cho vào đất hoặc cầy trồng quá nhiều cũng có hại
và không tốt cho đất ( ví dụ lượng N, K nhiều gây chai đất, cây trồng chỉ phát triển lá
không cho hạt,…)
- Việc tưới tiêu cho đất khô cằn và cây trồng vùng ít ( thiếu) nước như thế nào? Đi
theo hệ thống cấp nước nào? Hay phải qui hoạch những nhà máy sản xuất trên vùng đất
12
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
khô hạn nếu vậy thì lại khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển nguyên
liệu và xuất hàng làm chi phí tăng cao không có yếu tố cạnh tranh.
- Mức tin cậy của người tiêu dụng cho các loại rau, quả, ngũ cốc mà ta tưới tiêu
bằng nước thải như thế nào?
III.3.2 Đề xuất phương hướng
Cần có một đánh giá tác động môi trường cho dự án tái sử dụng nước thải trong
việc tưới tiêu trong ngành nông nghiệp, để từ đó có thể nhận định được mức tác động lâu
dài khi thực hiện và kiểm soát.
- Các chi tiêu kiểm soát nước thải của cơ quan giám sát môi trường là những con
số “biết nói” là công cụ quan trọng trong việc đưa ra phương án tái sử dụng nước thải
trong công tác tưới tiêu.

- Vùng đất, cây trồng khi được chỉ định tưới nước thải cũng cần đánh giá và đưa ra
mức độ, lưu lượng, hàm lượng chất cần tưới trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cán bộ quản lý trong tưới tiêu cần được tập huấn kiến thức chuyên môn trong
việc tiếp xúc và đánh giá tính chất nước thải khi đem chúng tưới tiêu.
- Hoạch định phương án cụ thể cho việc tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp để
cơ quan nhà nước dễ quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng
13
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
14
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
PHẦN III. KẾT LUẬN
Toàn cầu đang đối diện với việc suy thoái nguồn nước do biến đổi khí hậu làm
tăng lượng nước mặn, hiện tượng nhiễm mặn sâu vào các cửa sông. Chính vì thế nếu ta
tận dụng được nguồn nước thải phục vụ trong các công cuộc sản xuất giảm sử dụng
nguồn nước sạch thì có thể bảo vệ chất lượng nước trong tương lai.
Trên thế giới, từ 1990 thực hiện tái sử dụng nước thải, họ xem nước thải còn tốt
hơn nước sạch đối với ngành nông nghiệp. Sử dụng nước thải sẽ có nguồn dinh dưỡng
N,P,K tốt cho cây trồng.
Nước thải là một nguồn tài nguyên cho ta nhiều kết quả bất ngờ về mặt kinh tế lẫn
yếu tố phát thải ra môi trường. Khi ta biết cách biến đổi và chuyển hóa những chất ô
nhiễm thành chất có lợi sẽ thúc đẩy cung kinh tế xã hội tăng cao.
KIẾN NGHỊ
Để thực hiện được việc tái sử dụng nước thải chứa chất ô nhiễm là hữu cơ cho
nông nghiệp thì đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa bộ phận thủy lợi và quản lý môi
trường về nước thải để đưa ra thời gian tưới tiêu hợp lý giúp cải tạo đất và phát triển cây
trồng. Mặt khác cần trang bị kiến thức cơ bản về nước thải và canh tác tưới tiêu cho cán
bộ quản lý để thực hiện tốt dự án này.
15
Tiểu luận: sử dụng hợp lý tài nguyên nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

×