Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÉC TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.34 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ VÀ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÉC TẠI VIỆT NAM
Nhóm 20
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
2 | P a g e
Danh sách nhóm:
1. Trương Vũ Hải – 0853010033
2. Phạm Thị Ngọc – 0953030313
3. Nguyễn Thị Mai Hương – 0953030054
4. Nguyễn Minh Phương – 0953030242
5. Mai Lệ Hiên - 0752000135
3 | P a g e
Mục lục
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ SÉC QUỐC TẾ
I. Nguồn luật điều chỉnh và khái niệm séc:
Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử
dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay, séc
là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất
cả các nước. Séc cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, du lịch và về các chi trả phí mậu dịch khác.
Các nguồn luật điều chỉnh
− Ngày 19/03/1931 tại Geneve, các nước Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Na-uy, Hà Lan,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo và Bồ Đào Nha đã ký một Công ước về Séc (Convention
for cheque 1931). Công ước này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, Mỹ và Anh
không tham gia Công ước này, vì vậy trên thực tế, thanh toán bằng séc có 2 chế độ
quy định: chế độ séc của Anh, Mỹ và chế độ séc theo Công ước Geneve 1931.
− Ở Việt Nam, bắt đầu từ 7/2006, séc lưu thông được điều chỉnh bởi Luật các công cụ
chuyển nhượng Việt Nam năm 2005.
− Quy chế cung ứng và sử dụng séc theo Quyết đinh số 30/2006/QĐ-NHNN


Khái niệm
Theo Công ước Geneva, “séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản
ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho
4 | P a g e
người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả
cho người cầm séc.”
Theo Khoản 4 - Điều 4 – Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm
2005:
“ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là
ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho
người thụ hưởng”.
Do vậy, các đối tượng có liên quan bao gồm: người phát hành séc, ngân hàng
thanh toán và người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng.
− Người phát hành séc là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, là người mua
hàng, người nhận cung ứng, người nợ tiền phát hành séc để trả nợ.
− Ngân hàng thanh toán là người trích tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành
séc để trả cho người khác.
− Người thụ hưởng số tiền trên tờ séc. Sau khi séc đã được phát hành ra lưu thông, thì
người có quyền hưởng lợi trên tờ séc còn gọi là người cầm séc. Séc có thể chuyển
nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng hình thức ký hậu (giống như hối phiếu).
Nhưng cần chú ý, có loại séc được chuyển nhượng, có loại séc không được chuyển
nhượng. Việc ký hậu chuyển nhượng séc có 2 ý nghĩa:
 Chứng nhận chuyển giao quyền hưởng séc của một người khác (người thụ
hưởng).
 Xác định trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với những người cầm
giữ tờ séc, tức là, nếu séc không được chi trả, người chuyển nhượng phải có
trách nhiệm, trừ trường hợp người chuyển nhượng có ghi “ không được truy đòi
” (without recourse).
5 | P a g e

II. Điều kiện phát hành và thời hạn hiệu lực của séc:
Điều kiện phát hành séc
Người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền
trên tờ séc không được vượt quá số dư Có trên tài khoản tại ngân hàng. Nếu không
có tiền, người phát hành séc phải vay của ngân hàng.
Số dư Có trên tài khoản hình thành từ nguồn thu vượt chi trên tài khoản. Tuy
nhiên, người ký phát séc có thể phát séc mà trên tài khoản không có số dư Có, nếu
như ngân hàng nắm giữ tài khoản của người ký phát dành cho anh ta khoản tín dụng
khấu chi (over draft). Séc được phát hành mà trên tài khoản không có số dư Có hoặc
vượt quá hạn ngạch thấu chi sẽ coi như là séc khống. Tùy theo quy định của chế tài
đối với phát hành séc khống, người phát hành séc khống sẽ chịu một mức phạt nhất
định kèm với việc tuyên bố hủy séc.
Cụ thể, theo Công ước Geneve 1931, người phát hành séc có thể phát hành séc
mà trên tài khoản của họ vào lúc phát hành không còn tiền nữa (no provision),
nhưng miễn sao lúc thanh toán, trên tài khoản có tiền là được; còn nếu không có
tiền, thì tờ séc vẫn có giá trị, song người phát hành séc sẽ chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Thời hạn hiệu lực của séc
Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có
giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không
quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên
tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào vi phạm không gian mà séc
lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội
địa thì thời gian ngắn hớn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.
− Theo Công ước Geneve 1931, quy định thời gian hiệu lực của séc như sau:
 08 ngày làm việc nếu séc lưu thông trong cùng một nước
 20 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước trong cùng một châu lục
6 | P a g e
 70 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước không cùng một châu lục.

− Theo luật séc của Anh, Mỹ thì không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà
séc phải được xuất trình để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do ngân hàng xác định.
− Theo Điều 69 - Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005: “Thời
hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát”.
− Trong thanh toán quốc tế về phi mậu dịch. Thời gian hiệu lực của séc quy định từ 6
tháng đến một năm.
III. Những yêu cầu pháp lý đối với nội dung séc:
1. Tiêu đề séc:
• Séc phải ghi tiêu đề và ngôn ngữ của tiêu đề phải thống nhất với ngôn
ngữ của nội dung séc.
• Thiếu tiêu đề hoặc ngôn ngữ không thống nhất =>Vô hiệu.
2. Lệnh rút tiền vô điều kiện:
• Người phát hành séc phải có tài khoản mở ở ngân hàng.
• Người phát hành séc có quyền ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền
nhất định từ số dư Có (nếu có) để trả cho người cầm séc.
 Ngân hàng phải chấp hành lệnh vô điều kiện.
3. Số tiền của séc là một số tiền nhất định:
• Số tiền nhất định: Ghi đơn giản, rõ ràng, không cần phải tính toán dù cho
là phép tính đơn giản.
• Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng số tiền bằng chữ trên séc.
Khoản 6 Điều 58 Luật CCCN 2005: “…số tiền ghi bằng số khác với số
tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.”
4. Địa điểm trả tiền:
• Địa điểm nhận tiền của séc là nơi người thụ hưởng:
- Xuất trình séc để nhận tiền
Hoặc - Chỉ định cho ngân hàng nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền.
• Thông thường: là địa chỉ của ngân hàng mà người phát hành séc mở tài
khoản. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thể ủy quyền cho chi nhánh hay
ngân hàng đại lý của mình trả tiền theo yêu cầu của người thụ hưởng.
• Là điều kiện không bắt buộc.

• TH không có địa điểm trả tiền:
- Lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên của Người bị ký phát.
ULC 1931: TH có nhiều địa chỉ ghi bên cạnh tên Người bị ký phát, thì
lấy địa chỉ ghi đầu tiên.
7 | P a g e
- TH không có địa chỉ ghi cạnh tên Người bị ký phát
ULC 1931 & Luật CCCN 2005: Séc có thể dược thanh toán tại địa chỉ
kinh doanh chính của Người bị ký phát.
5. Thời hạn trả tiền:
Trả tiền ngay khi xuất trình. (vì đặc điểm lưu thông của séc là có giá trị thanh
toán như tiền tệ)
6. Người bị ký phát:
- Là một trung gian tài chính nắm giữ tài khoản của Người ký phát.
- Người bị ký phát chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
7. Ngày và địa điểm phát hành:
- Ngày phát hành séc phải được ghi trên séc (căn cứ xác định thời hạn của
séc), nếu không, séc sẽ vô hiệu.
- Địa điểm phát hành là căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh.
- TH thiếu địa chỉ phát hành: lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên Người ký phát
séc.
8. Chữ ký của Người ký phát séc:
Ký séc phải ký bằng tay, các loại ký khác đều vô giá trị.
IV. Những yêu cầu pháp lý đối với hình thức Séc:
Hình thức của séc (kích thước và bố trí nội dung trên séc) là do tổ chức mở tài
khoản cho khách hàng quyết định. Các tổ chức mở tài khoản cho khách hàng gọi
chung là tổ chức cung ứng séc trắng cho khách hàng.
"Séc trắng" là chứng từ để lập séc, được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán in sẵn theo mẫu nhưng chưa được điền đầy đủ nội dung của các yếu tố và chưa
có hiệu lực là một tờ séc. Trên cơ sở chứng từ này, người được cung ứng séc trắng
lập nên tờ séc để trả cho người được trả tiền.

Các tổ chức cung ứng séc trắng gồm có Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng
thương mại, Công ty tài chính được phép làm dịch vụ thanh toán séc, trung tâm
thanh toán bù trừ.
Séc gồm 2 phần: cuống séc và thân séc. Séc trắng được đóng thành quyển và
có số thứ tự. Khi phát séc, người ký phát phải ghi các thông tin của lệnh rút tiền lên
cả phần cuống và thân séc. Khi đó:
- Thân séc: Giao cho người thụ hưởng séc
8 | P a g e
- Cuống séc: được lưu lại trong quyển séc để sau này quyết toán với Ngân hàng
trả tiền.
- Các tờ séc bị ký hỏng sẽ không được xé đi, mà phải gạch chéo trên mặt séc,
gập lại và xếp vào cuống séc.
Những quy định trên không áp dụng với séc du lịch.
V. Phân loại séc:
Có thể phân loại séc theo nhiều tiêu chí khác nhau. Thông thường séc được
phân loại dựa trên tính chất chuyển nhượng của nó, căn cứ vào cách thanh toán séc.
• Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc được chia làm 4 loại sau đây:
Séc đích danh: là loại séc ghi rõ họ tên người hưởng lợi. Loại séc này không
thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, chỉ có người hưởng lợi được ghi trên séc
mới được lĩnh tiền ở ngân hàng.
Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, chỉ ghi câu “trả cho
người cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc này cũng có htể lĩnh tiền ở ngân hàng, vì vậy
không cần qua thủ tục ký hậu séc vẫn có thể chuyển nhượng bằng hình thức trao tay.
Nếu để mất séc coi như mất tiền. Loại này dùng để nhận tiền mặt.
Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ séc
đó. Trên tờ séc ghi “yêu cầu trả theo lệnh của ông X”. Loại này có thể chuyển
nhượng được bằng thủ tục ký hậu như cách ký hậu của hối phiếu.
Séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng bằng cách ký hậu là loại
séc có ghi tên người hưởng lợi nhưng ghi thêm điều kiện là không theo lệnh của
người hưởng lợi này. đối với loại séc này, việc chuyển giao cho người khác phải

thông qua xác nhận chuyển nhượng bằng một văn bản kèm theo.
• Căn cứ vào cách thanh toán séc có thể chia làm 2 loại:
Séc chuyển khoản: là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của một
người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển
nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được.
9 | P a g e
Séc tiền mặt: là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát
hành séc phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần
sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.
Ngoài hai cách phân loại séc nêu trên, còn có các loại séc đặc biệt như:
Séc bảo chi của ngân hàng hay séc xác nhận: là loại séc được ngân hàng xác
nhận việc chi trả tiền. Mục đích của việc xác nhận này là nhằm đảm bảo khả năng
chi trả của tờ séc, chống phát séc khống, ngân hàng ký xác nhận trên tờ séc bằng
công thức như “Xác nhận số tiền…trả đến ngày…tại ngân hàng…” ký tên. Bắt đầu
từ lúc xác nhận séc, ngân hàng sẽ trích số tiền của séc từ tài khoản của khách hàng
lưu ký sang tài khoản séc xác nhận trong suốt thời hạn hiệu lực của séc và bị lưu giữ
ở đây cho đến khi nào séc xác nhận được thực hiện hoặc hết hiệu lực.
Séc du lịch: là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một
chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là ngân
hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát séc. Trên
séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ
định, người hưởng lợi phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng
mới trả tiền. Thời gian của séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát séc và người
hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn và có thể vô hạn. Trên séc du lịch có ghi rõ khu
vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, séc không có giá trị lĩnh tiền.
Có 2 đặc điểm phân biệt séc du lịch với séc thông thường, đó là séc có mệnh
giá được in trên mặt séc và séc du lịch phải được trả bằng tiền mặt khi phát hành.
Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước của nó có hai gạch chéo song song
với nhau. Séc gạch chéo không thể dùng để rút tiền mặt, thường được dùng để

chuyển khoản qua ngân hàng. Séc loại này do người hưởng lợi séc gạch chéo bằng
hai cách:
(1) Séc gạch chéo thường tức là gạch chéo không tên tức là giữa hai gạch song
song không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền.
(2) Séc gạch chéo đặc biệt, gạch chéo có ghi tên tức là giữa hai gạch song song
có ghi tên một ngân hàng nào đó. Trong cách ghi này chỉ có ngân hàng đó mới có
quyền lĩnh hộ tiền mà thôi. Gạch chéo không tên có thể trở thành gạch chéo có tên.
Ngược lại, gạch chéo có tên không thể chuyển thành gạch chéo không tên bằng cách
xóa tên.
10 | P a g e
Mục đích của séc gạch chéo là tránh dùng séc rút tiền mặt và nếu séc gạch
chéo có tên ngân hàng thì có nghĩa là người hưởng lợi séc chính thức nhờ ngân hàng
đó lĩnh hộ tiền cho mình và chỉ có ngân hàng ấy mà thôi.
Séc ngân hàng quốc tế: là séc của ngân hàng này phát hành ra lệnh cho ngân
hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đó
trả cho người thụ hưởng có tên trên séc. Séc ngân hàng có những đặc điểm sau đây:
- Người yêu cầu ngân hàng phát hành séc là con nợ, là người nhập khẩu, là chủ
đầu tư, là người cần chuyển vốn ra nước ngoài…
- Người phát hành séc là ngân hàng thực hiện yêu cầu phát hành séc.
- Người chấp hành lệnh rút tiền là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành hiện
đang nắm giữ tài khoản của ngân hàng phát hành.
- Số tiền của séc có thế là một số tiền nhất định theo yêu cầu của người yêu cầu,
song cũng có thể là số tiền chẵn theo mệnh giá séc (ví dụ: mệnh giá tối thiểu 10.000
USD và mệnh giá tối đa là bội số của mênh giá tối thiểu).
- Khi séc được xuất trình, ngân hàng đại lý sẽ thực hiện lệnh ngay, không cần
có ý kiến của ngân hàng phát séc.
Séc cá nhân quốc tế: là séc của các chủ tài khoản mở ở ngân hàng phát hành.
Các chủ tài khoản này thường gồm có: doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, đơn vị hành
chính sự nghiệp…miễn không phải là ngân hàng. Đặc điểm:
- Người phát hành séc là các chủ tài khoản mở tại các ngân hàng

- Người chấp hành lệnh rút tiền là các ngân hàng nắm giữ tài khoản
- Số tiền phụ thuộc vào yêu cầu chi trả của người phát séc
- Ngân hàng trả tiền cho Người thụ hưởng chỉ sau khi séc được xuất trình cho ngân
hàng và phải được sự đồng ý của Người ký phát séc
Séc điện tử: là séc được thiết lập trên cơ sở séc giấy nhưng điểm khác biệt ở
đây là sử dụng dữ liệu điện tử để tạo lập nội dung, ký tên, ký hậu séc và chuyển giao
séc bằng phương tiện điện tử thông thường hoặc kỹ thuật số. Quá trình thanh toán
bằng séc điện tử theo trình tự sau:
1
Người thụ
hưởng
Người ký phát
séc
11 | P a g e
2
5
3
4
1. Ký phát séc 4. Xác nhận chuyển khoản
2. Yêu cầu xác nhận séc 5. Báo có tài khoản người thụ hưởng
3. Thông báo xác nhận séc
VI. Các nghiệp vụ lưu thông séc:
Lưu thông séc: là quá trình séc được chuyển từ địa điểm phát hành séc đến địa
điểm trả tiền séc.
Gồm 2 loại:
- Lưu thông chuyển giao séc: là việc lưu thông séc từ địa điểm phát hành séc
đến địa điểm trả tiền séc nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu séc của Người thụ
hưởng séc.
- Lưu thông chuyển nhượng séc: là việc chuyển giao séc từ Người thụ hưởng
này sang Người thụ hưởng khác có làm thay đổi quyền hưởng lợi séc giữa các người

thụ hưởng. Để séc có thể thay cho tiền mặt chấp hành chức năng phương tiện lưu
thông một cách thuận lợi, việc chuyển nhượng séc phải được tiến hành đơn giản,
nhanh gọn và tức thời, người ta quy định một thủ tục chuyển nhượng hữu hiệu đó là
ký hậu séc, tránh thủ tục chuyển nhượng phức tạp.
Ngân hàng
người thụ hưởng
Máy chủ kế toán
12 | P a g e
Ký hậu séc:
Những yêu cầu về nội dung ký hậu
- Người ký hậu là Người thụ hưởng có tên trên séc
- Ký hậu có hiệu lực khi Người thụ hưởng kế tiếp nhận séc
- Người ký hậu chuyển nhượng séc cho Người thụ hưởng kế tiếp là để trả nợ,
tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa được coi là đã hoàn thành, nếu như Người thụ
hưởng kế tiếp chưa nhận được tiền từ ngân hàng trả tiền.
- Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng séc cho người ký
phát séc, nếu như anh ta cần chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho người ký phát
hoặc có thể ký hậu chuyển nhượng cho bất cứ người nào đã ký trên tờ séc.
- Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho một
người khác. Có 3 loại ý chí chuyển nhượng:
 Chuyển nhượng cho một người đích danh. Với cách ký hậu này, séc sẽ
không thể chuyển nhượng kế tiếp bằng thủ tục ký hậu tiếp theo
 Chuyển nhượng cho bất cứ người nào cầm séc hoặc chỉ ký mà không
chỉ định ai là Người thụ hưởng. Với cách ký hậu này, việc chuyển
nhượng séc thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu kế tiếp nữa.
Ký hậu để trắng như thế này có thể biến thành ký hậu đích danh bằng
cách điền tên người khác vào trước chữ ký người ký hậu.
 Chuyển nhượng theo lệnh của một người đích danh. Với cách ký hậu
này, séc có thể tiếp tục ký hậu cho đến khi nào hết thời hạn phải xuất
trình séc.

- Ký hậu phải vô điều kiện, nếu ký hậu có kèm theo bất kỳ điều kiện nào thì
hoặc là coi như không có điều kiện đó hoặc ký hậu bị xem là vô hiệu.
- Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của séc, việc chuyển
nhượng một phần quyền hưởng lợi của séc là vô hiệu, bởi vì không thể thực hiện
việc chia sẻ quyền lợi phát sinh của séc cho nhiều người thụ hưởng.
- Ký hậu miễn truy đòi là loại ký hậu mà người ký hậu ghi thêm vào ý chí
chuyển nhượng là không được đòi lại tiền người ký hậu. Trong trường hợp séc
không được thanh toán, người thụ hưởng đang cầm séc vẫn có quyền đòi lại tiền
người ký phát séc.
13 | P a g e
- Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ tờ séc, mà phải ủy
quyền cho ngân hàng thu hộ theo phương thức thanh toán nhờ thu. Ngân hàng muốn
thu được tiền của séc thì phải chứng minh mình là người được người thụ hưởng ủy
quyền đứng ra thu tiền séc, vì vậy, ký hậu ủy quyền phát sinh. Ký hậu ủy quyền
không làm thay đổi quyền sở hữu séc từ người ký hậu sang ngân hàng. Để tránh
nhầm lẫn với ký hậu chuyển nhượng ký hậu ủy quyền phải thể hiện ý chí ủy quyền
của người ký hậu. Ví dụ ghi “để nhờ thu” (for collection).
Những yêu cầu về hình thức ký hậu
- Ký hậu vào mặt sau của séc, không ký vào mặt trước nhằm tránh nhầm lẫn
với ký bảo lãnh thanh toán séc.
- Có thể ký hậu tiếp vào một tiếp phiếu. Tiếp phiếu phải được gắn với séc và
thể hiện ý chí là một bộ phận cấu thành nội dung của séc.
- Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay hay còn gọi là ký gốc tức
là ký trực tiếp vào tờ séc. Chữ ký của người ký phát séc phải là chữ ký của người
chủ tài khoản mà séc ra lệnh rút tiền từ tài khoản đó hoặc là chữ ký ủy quyền.
Bảo lãnh thanh toán:
Là việc người thứ ba cam kết với người thụ hưởng séc sẽ thanh toán vô điều
kiện một phần hay toán bộ số tiền của séc nếu khi xuất trình mà séc không được trả
tiền.
Những yêu cầu về nội dung bảo lãnh:

- Người bảo lãnh là một người thứ ba, không thể là người ký phát cũng như
không thể là ngân hàng trả tiền.
- Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ là bảo lãnh cho ai: người ký phát séc hay
người ký hậu séc. Bảo lãnh không ghi rõ là bảo lãnh cho ai thì coi là bảo lãnh cho
người ký phát séc.
- Bảo lãnh là không thể hủy bỏ, ngoại trừ trường hợp séc vô hiệu.
- Bảo lãnh thanh toán séc là bảo lãnh độc lập, có nghĩa là người bảo lãnh thực
thi nghĩa vụ thanh toán của mình như đã cam kết trong nội dung bảo lãnh ghi trên
séc, ngoài ra không bị chi phối bởi các yếu tố, nội dung khác.
14 | P a g e
- Séc chứa đựng các quyền hợp pháp đối với lợi ích tương lai của séc mang lại
cho người thụ hưởng séc. Bảo lãnh séc chỉ giới hạn về nghĩa vụ thanh toán séc, còn
không bảo lãnh việc thực thi các quyền khác của séc.
Những yêu cầu về hình thức bảo lãnh:
- Bảo lãnh thanh toán séc được ghi ngay vào mặt trước của séc bằng một từ
đơn giản như “nhận bảo lãnh”, “bảo lãnh” cho ai và ký tên. Không ghi bảo lãnh ở
mặt sau để tránh nhầm lẫn với ký hậu séc.
- Có thể bảo lãnh bằng một tiếp phiếu, nếu như không thể ghi bảo lãnh vào mặt
trước của séc, tuy nhiên, tiếp phiếu phải thể hiện là bộ phận cấu thành nội dung của
séc.
- Bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt cũng được áp dụng khá phổ biến, văn
thư đó là “thư bảo lãnh”. Điểm khác biệt là bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt thì
người bảo lãnh chỉ bị ràng buộc trách nhiệm đối với người nào được quy định trong
thu bảo lãnh, tức là người thụ hưởng của thư bảo lãnh. Đối với bảo lãnh ký ngay
trên tờ séc, người bảo lãnh sẽ bị ràng buộc trách nhiệm đối với tất cả người có liên
quan đã được chỉ đinh trên séc: người thụ hưởng đầu tiên, các người ký hậu, người
ký phát, người bị ký phát.

VII. Quy trình lưu thông thanh toán séc
Quy trình lưu thông Séc cá nhân (Private Check)

15 | P a g e
1
2
6 5
3 8
4
7
1. Thực hiện nghĩa vụ 5. Xuất trình séc
2. Ký phát séc 6. Chấp nhận séc
3. Nhờ thu séc 7. Thanh toán và quyết toán séc
4. Xuất trình séc để đòi tiền 8. Trả tiền

Quy trình lưu thông Séc ngân hàng (Bank’s Check)
1
Người thụ
hưởng
Người
ký phát
Ngân hàng
người thụ
hưởng
Ngân hàng
người ký phát
Người thực
hiện nghĩa vụ
Người mua
séc để thanh
toán
16 | P a g e
2 3 5 6

4
7
1. Thực hiện nghĩa vụ 5. Xuất trình séc
2. Mua séc ngoại tệ 6. Trả tiền
3. Nghi nợ nội tệ 7. Thanh toán và quyết toán séc
4. Phát hành séc giữa hai ngân hàng
Xuất trình và thanh toán séc
( THEO LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 49/2005/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2005 )
Điều 69. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc và địa điểm xuất trình
Ngân hàng
đại lý
Ngân hàng
phát hành
17 | P a g e
1. Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là ba mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
2. Người thụ hưởng được xuất trình yêu cầu thanh toán séc muộn hơn, nếu việc
chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời
gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn
xuất trình yêu cầu thanh toán.
3. Trong thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán, séc phải được xuất trình để thanh
toán tại địa điểm thanh toán quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều 58 của
Luật này hoặc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc nếu được thanh toán qua Trung
tâm này.
4. Việc xuất trình séc để thanh toán được coi là hợp lệ khi séc được người thụ hưởng
hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình tại địa điểm thanh
toán quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm
qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh
toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.


Điều 70. Xuất trình séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc
Ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác xuất trình yêu cầu thanh toán
séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định của Trung tâm này.

Điều 71. Thực hiện thanh toán
1. Khi séc được xuất trình để thanh toán theo thời hạn và địa điểm xuất trình quy
định tại Điều 69 của Luật này thì người bị ký phát có trách nhiệm thanh toán trong
ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu người ký phát có đủ tiền trên tài
khoản để thanh toán.
2. Người bị ký phát không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này phải bồi thường
thiệt hại cho người thụ hưởng, tối đa bằng tiền lãi của số tiền ghi trên séc tính từ
18 | P a g e
ngày séc được xuất trình để thanh toán theo mức lãi suất phạt chậm trả séc do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng tại thời điểm xuất trình séc
3. Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán trước ngày ghi là ngày ký phát trên
séc thì việc thanh toán chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên séc.
4. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu
tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký
phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký
phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.
5. Trường hợp khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc không đủ
để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, nếu người thụ hưởng yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc thì
người bị ký phát có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong
phạm vi khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán séc.
6. Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền
đã được thanh toán trên séc và trả lại séc cho người thụ hưởng hoặc người được
người thụ hưởng ủy quyền. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy
quyền phải lập văn bản biên nhận về việc thanh toán đó và giao cho người bị ký

phát.
7. Văn bản biên nhận trong trường hợp này được coi là văn bản chứng minh việc
người bị ký phát đã thanh toán một phần số tiền ghi trên séc.
8. Trường hợp séc được xuất trình để thanh toán sau khi người ký phát bị tuyên bố
phá sản, giải thể, chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì séc vẫn có hiệu
lực thanh toán theo quy định tại Điều này.
9. Việc thanh toán séc theo quy định tại khoản 4 Điều này chấm dứt sau sáu tháng,
kể từ ngày ký phát ghi trên séc.
Điều 72. Thanh toán séc đã được chuyển nhượng
Khi thanh toán séc đã được chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng, người bị ký
phát phải kiểm tra để bảo đảm tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.
19 | P a g e
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN SÉC TẠI
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
I. Dịch vụ Séc tại ngân hàng Vietcombank

1. Dịch vụ séc trong nước
a. Cung ứng séc trong nước:
Vietcombank cung cấp dịch vụ bán séc trắng cho khách hàng có yêu cầu và
đáp ứng các điều kiện khi sử dụng séc.
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng séc của Vietcombank có thể củng
cố khả năng thanh toán của tờ séc, tăng tính bảo đảm của khoản thanh toán bằng
cách yêu cầu Vietcombank bảo chi cho tờ séc.
Khách hàng
Các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc rút tiền
mặt.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
 Là một kênh thanh toán không dùng tiền mặt hữu hiệu, giúp khách hàng giảm
thiểu rủi ro do mang nhiều tiền mặt bên mình mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả
tức thì;

20 | P a g e
 Mạng lưới thanh toán rộng khắp Việt Nam và quốc tế (trường hợp séc ký
phát bằng ngoại tệ). Người thụ hưởng có thể xuất trình séc tại bất kỳ chi nhánh
nào của Vietcombank để thanh toán hoặc bất kỳ ngân hàng thương mại nào để
nhờ thu;
 Là loại hình sản phẩm có kết cấu mở, linh hoạt. Khách hàng có thể lựa chọn:
- Chỉ trả vào tài khoản. Người thụ hưởng không thể nhận tiền mặt. Điều
này hạn chế rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng.
- Séc gạch chéo. Quý khách có thể giới hạn phạm vi thanh toán của tờ
séc cho một ngân hàng nhất định hoặc cho người hưởng có tài khoản tại
ngân hàng đó.
- Dùng séc để rút tiền mặt từ tài khoản.
- Ký phát séc bằng VND hoặc ngoại tệ.
Để sử dụng sản phẩm
 Khách hàng muốn mua séc trắng phải đảm bảo đủ hai điều kiện:
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank;
- Không bị cấm sử dụng séc hoặc không bị đình chỉ quyền ký phát séc.
 Khách hàng có thể mua séc trắng tại chi nhánh Vietcombank bất kỳ.
 Khách hàng lập Giấy đề nghị bán séc.
b. Thanh toán séc trong nước:
Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do khách hàng sử
dụng dịch vụ cung ứng séc của Vietcombank ký phát.
Khách hàng
Các doanh nghiệp được thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng séc hoặc muốn rút
tiền mặt bằng séc.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
Người xuất trình có thể lựa chọn:
 Xuất trình tại quầy: Khách hàng có thể xuất trình séc để được thanh toán tại
bất kỳ chi nhánh nào của Vietcombank trong cả nước.
 Xuất trình qua trung tâm thanh toán bù trừ.

Vietcombank có chương trình theo dõi séc thất lạc, séc mất cắp trên toàn hệ
thống, giảm thiểu rủi ro thanh toán không đúng cho người thụ hưởng.
c. Nhờ thu séc trong nước:
Vietcombank cung cấp dịch vụ thu hộ séc do một tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán khác phát hành. Số tiền của séc được ghi có cho khách hàng sau khi được
tổ chức thanh toán chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán, thông thường trong vòng
từ 3 – 5 ngày.
21 | P a g e
Khách hàng
Các doanh nghiệp được thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng séc.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
Khách hàng có thể xuất trình séc để nhờ thu tại bất kỳ chi nhánh nào của
Vietcombank trong cả nước.
Vietcombank chủ động liên hệ với tổ chức thanh toán để đảm bảo cập nhật với
khách hàng tình trạng của séc trong thời gian sớm nhất.
2. Dịch vụ séc nước ngoài
a. Thanh toán séc nước ngoài:
Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán cuối cùng cho séc do một ngân hàng
đại lý ở nước ngoài của Vietcombank ký phát, chỉ định Vietcombank làm ngân hàng
thanh toán.
Khách hàng
Các doanh nghiệp được thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng séc.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
 Séc có thể được gửi trực tiếp từ nước ngoài về Vietcombank, Vietcombank tự
động hạch toán vào tài khoản rồi thông báo cho khách hàng; hoặc thông báo cho
khách hàng ra chi nhánh Vietcombank thuận tiện nhất để làm thủ tục. Khách
hàng có thể dễ dàng nhận được tiền mà không tốn thời gian, chi phí đi lại.
 Trường hợp séc được gửi thẳng tới người thụ hưởng, người thụ hưởng có thể
xuất trình séc để thanh toán tại bất kỳ chi nhánh Vietcombank nào.
b. Nhờ thu séc nước ngoài:

Khách hàng
Các doanh nghiệp được thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng séc.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
 Khách hàng là cá nhân, tổ chức có thể xuất trình séc để nhờ thu tại bất kỳ chi
nhánh nào của Vietcombank trong cả nước.
 Khách hàng là Tổ chức Tín dụng có thể xuất trình séc để nhờ thu tại bất kỳ
chi nhánh nào của Vietcombank trong cả nước hoặc gửi đến qua đường văn thư.
22 | P a g e
 Vietcombank ký kết các hợp đồng, thoả thuận nhờ thu séc với nhiều Ngân
hàng Đại lý trên thế giới, đảm bảo séc được tập trung gửi đi nhờ thu liên tục, số
tiền của séc được thanh toán trong thời gian sớm nhất.
 Vietcombank chủ động liên hệ với tổ chức thanh toán để đảm bảo cập nhật
với khách hàng tình trạng của séc trong thời gian sớm nhất.
c. Bán séc du lịch:
Vietcombank làm đại lý phát hành séc du lịch cho các ngân hàng đại lý.
Khách hàng
Các doanh nghiệp được sử dụng séc du lịch.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
 Séc du lịch do Vietcombank làm đại lý phát hành có tính thanh khoản cao,
được chấp nhận rộng rãi, dễ dàng quy đổi ra tiền mặt;
 Với séc du lịch, người sử dụng có thể yên tâm với khả năng chi trả của mình,
đặc biệt bằng ngoại tệ khi đi ra nước ngoài mà không cần bận tâm với rủi ro bị
mất cắp hay trở ngại khi mang bên mình nhiều tiền mặt.
d. Thanh toán séc du lịch:
Vietcombank làm đại lý thanh toán séc du lịch cho các ngân hàng đại lý.
Khách hàng
Các doanh nghiệp có nhu cầu đổi séc du lịch thành tiền.
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
 Với mạng lưới rộng khắp trên Việt Nam, dịch vụ thanh toán séc du lịch của
Vietcombank mang lại sự thuận tiện cao cho khách hàng. Trường hợp séc du

lịch không đủ điều kiện để thanh toán ngay, Vietcombank sẽ chấp nhận nhờ thu.
 Với cơ sở hạ tầng hệ thống và tập trung cao, Vietcombank có chương trình
theo dõi liên tục séc du lịch bị mất cắp, thất lạc.
 Đồng thời, tuỳ theo thoả thuận quan hệ đại lý, Vietcombank cung cấp dịch vụ
bồi hoàn cho khách hàng trong trường hợp séc du lịch bị mất cắp, thất lạc.
Khách hàng hoàn toàn yên tâm với túi tiền của mình.
Biểu phí
Mức phí
STT Dịch vụ TK VND TK Ngoại tệ
1 Thanh toán do VCB phát hành
23 | P a g e
1.1 Cung ứng séc trắng 10.000 VND / cuốn 1 USD / cuốn
1.2 Bảo chi séc 10.000 VND / tờ 1 USD / tờ
1.3 Đình chỉ thanh toán séc 10.000 VND / tờ 1 USD / tờ
1.4 Thông báo mất séc 100.000 VND / lần 10 USD / lần
1.5 Thanh toán séc do VCB phát hành
1.5.1 Séc lĩnh tiền mặt tại VCB
- Cùng tỉnh thành phố
+ Phát hành cho chính mình Miễn phí * Nhận USD: 0,2 %
tối thiểu 2 USD
* Nhận ngoại tệ
khác 0,8 % tối thiểu
3 USD
+ Phát hành cho người khác 0.02 %
Tối thiểu 10.000
VND
- Khác tỉnh thành phố 0,03 % tối thiểu
10.000 VND
Tối đa 1.000.000
VND

1.5.2 Séc chuyển khoản
- Ghi có vào TK trong hệ thống
VCB cùng tỉnh thành phố
Miễn phí Miễn phí
- Ghi có vào TK trong hệ thống
VCB khác tỉnh thành phố
0,01 % tối thiểu
10.000, tối đa
300.000 VND
Miễn phí
- Khác hệ thống Theo mức phí giao
dịch tài khoản, tiền
mặt tương ứng
Theo mức phí giao
dịch tài khoản, tiền
mặt tương ứng
1.6 Thông báo séc không đủ khả năng
thanh toán (thu với người ký phát
séc)
20.000 VND / tờ 2 USD / tờ
2 Thu hộ séc do một tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán trong nước
khác phát hành
2.1 Nhận séc của khách hàng để gửi đi 10.000 VND / tờ 1 USD / tờ
2.2 Nhờ thu bị từ chối Thu theo thực tế
II. Dịch vụ séc quốc tế tại Ngân hàng BIDV
Mẫu séc của Ngân hàng BIDV
24 | P a g e
Với dịch vụ séc ở ngân hàng BIDV có 2 mảng là sản phẩm chuyển bằng tiền
USD và chuyển bằng tiền VND:

− Chuyển bằng tiền USD được chia làm 2 loại là chuyển tiền trong nước và chuyển
tiền quốc tế.
• Chuyển tiền trong nước có các dịch vụ là nhận séc và thanh toán séc.
• Chuyển tiền quốc tế có các dịch vụ là mua bán séc du lịch, nhờ thu séc
và phát hành séc.
Cụ thể từng dịch vụ và mức phí được ghi trong biểu phí chuyển tiền USD
(công bố 13/4/2011) dưới đây:

PHÍ
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG (chưa bao gồm
VAT)
MỨC PHÍ
ST TỐI
ST TỐI
ĐA
THIỂU
C SẢN PHẨM CHUYỂN TIỀN
I Chuyển tiền trong nước
7 Giao dịch séc
7.1 Nhận séc
C013
- Nhận séc để gửi đi bù trừ
(cùng tỉnh,TP)
0.5USD/tờ
C014
- Nhận thu hộ séc ngoài hệ
thống BIDV, khác tỉnh (TP)
0.5USD/tờ + phí
bưu điện theo

thực tế phát sinh

7.2 Thanh toán séc
25 | P a g e
C015
- Thanh toán séc trong hệ thống
BIDV (thu phí người phát hành)
Phí tương ứng
từ B009 đến
B013

C016 - Séc nhờ thu nhận được
Thu theo biểu
phí của NH đại


II CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ
3 Mua bán séc du lịch
C031 3.1 Bán séc du lịch
0.5% trên trị giá
séc
5 USD
C032 3.2 Thoái hối séc đã bán 1USD
3.3 Mua séc du lịch USD
C033
- Mua séc du lịch trả bằng tiền
mặt VND hoặc chuyển vào tài
khoản tiền gửi VND
0.5%/trị giá séc 1 USD
C034

- Mua séc du lịch USD lấy tiền
mặt ngoại tệ, hoặc chuyển vào
tài khoản tiền gửi ngoại tệ
1%/trị giá séc 2 USD
3.4
Mua séc du lịch ngoại tệ khác
USD

C035
- Mua séc du lịch trả bằng tiền
mặt VND hoặc chuyển vào tài
khoản tiền gửi VND
1.5%/trị giá séc 2 USD
C036
- Mua séc du lịch lấy tiền mặt
ngoại tệ, hoặc chuyển vào tài
khoản tiền gửi ngoại tệ
2%/trị giá séc 3 USD
4 Nhờ thu séc
C037 4.1 Nhận nhờ thu
2USD/tờ séc +
phí bưu điện
theo thực tế

C038 4.2 Thanh toán nhờ thu 0.2%/trị giá séc 2 USD 150 USD
C039 4.3 Bị từ chối thanh toán nhờ thu
Theo chi phí
thực tế.

5 Phát hành séc (Bank draft)

5.1 Phát hành bằng USD

×