Một số biện pháp để xây dựng đạt Thư viện xuất sắc
của Trường Tiểu học Mai Thủy
Ngày 02 tháng 01 năm 2003, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định 01 Quy
định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông và ngày 29/1/2004 Bộ tiếp tục ban hành
Quyết định 01 về việc sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Tiếp
đến, ngày 27/12/2004 Bộ GD-ĐT có Công văn 11185 về việc Hướng dẫn thực hiện
tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Chính điều này đã nói lên phần nào sự cần
thiết và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc xây dựng thư viện trường học
trong giai đoạn hiện nay
Có một thời, do quan niệm thư viện là kho chứa sách, nên thư viện Trường
Tiểu học Mai Thủy vừa thiếu phòng có đủ diện tích theo quy định, thư viện nhà
trường chỉ là cái phòng hẹp với diện tích 50 m
2
được xây dựng năm 80 của thế kỷ
trước. Phòng dùng làm thư viện hẹp, chật chội, ẩm thấp, thiếu đồ dùng vật chất cơ
bản như bàn, ghế, giá sách và đặc biệt là đầu sách nghèo nàn, chưa phong phú; mặt
khác chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động trong thư viện còn hạn
chế, dẫn đến giáo viên, học sinh ít đến với thư viện. Từ đó, thư viện chỉ là nơi cho
mượn sách đầu năm và cuối năm trả sách vào kho. Phụ trách thư viện là giáo viên
kiêm nhiệm chẳng biết gì về nghiệp vụ, và cũng không biết xoay xở thế nào với cái
kho sách chật chội đó. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong thư viện nhà trường
không đồng bộ, lạc hậu so với yêu cầu phát triển hiện nay. Số lượng, chủng loại sách
trong thư viện còn khá nghèo nàn. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu
nâng cao kiến thức cho học sinh, giáo viên còn quá ít ở tất cả các môn học, khôi lớp.
Nguyên nhân thì nhiều, song chủ yếu là do nhận thức về vai trò của thư viện
trong trường học chưa đầy đủ, còn phiến diện dẫn tới sự thiếu quan tâm và đầu tư
thích đáng. Lâu nay, do cán bộ phụ trách thư viện chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm,
chưa qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và đầy đủ. Mặt khác, thư viện trường học
ít mở cửa, hoạt động không thường nhật, học sinh đọc sách một cách bị động. Hoạt
động thư viện trường học sơ sài, đơn điệu, chưa thu hút, hấp dẫn. Học sinh cho rằng
thư viện là của thủ thư, của giáo viên, của nhà trường, không phải dành cho học sinh.
Xác định thư viện trường học là "linh hồn" của một nhà trường, đây là nơi hội
tụ những kiến thức, những tri thức của loài người giúp cho giáo viên và học sinh
không chỉ dạy tốt - học tốt mà còn mở mang trí tuệ, bồi dưỡng nhân cách xây dựng
nền tảng đạo đức và tri thức cho nhà giáo và học sinh; chính vì vậy, Lãnh đạo chính
quyền địa phương và Trường Tiểu học Mai Thủy luôn trăn trở, đầu tư để xây dựng
thư viện đạt thư viện xuất sắc.
* Những giải pháp thực hiện và đã đạt được những kết quả sau đây:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí và tầm quan trọng của thư viện
trường học trong cán bộ giáo viên, học sinh và trong lãnh đạo địa phương. Mà trước
hết là nhận thức của lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương coi thư viện trường
học là trung tâm văn hóa, là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và
học có hiệu quả nhất.
Hàng tháng, nhà trường còn tổ chức các buổi tuyên truyền sách, truyện, giới
thiệu tới học sinh và giáo viên những đầu sách mới, thú vị mới được cập nhật để tạo
hứng thú cho học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động có tác động liên quan đến công tác
thư viện như: Rung Chuông Vàng, Theo dòng lịch sử, Thi tìm hiểu về các tấm
gương, các sự kiện lịch sử…các câu hỏi có trong chương trình và sách trong thư
viện, khuyến khích cán bộ giáo viên và các em học sinh đến đọc sách.
2. Xây dựng Phòng thư viện đạt chuẩn về diện tích quy định, tích cực mua
sắm trang thiết bị phục vụ cho thư viện:
Sau một thời gian xây dựng, bằng nguồn kinh phí do “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”, tháng 5/2009, Nhà thư viện Trường Tiểu học Mai Thủy được khánh
thành và đưa vào sử dụng với diện tích 120m
2
, tổng kinh phí đầu tư gần 500 triệu
đồng. Dù khiêm tốn, nhưng phải nói ngay rằng nếu xét võ vật chất, thì đây là nhà thư
viện đầu tiên đạt chuẩn về diện tích khá lý tưởng trong huyện.
Thư viện nhà trường là ngôi nhà riêng biệt, được bố trí hợp lý có, phòng đọc
giáo viên với 30 chỗ ngồi và phòng đọc học sinh với 35 chỗ ngồi. Phòng thư viện có
2 tủ đựng sách và có các bảng biểu theo đúng nội quy của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Phòng thiết bị được ngăn cách giữa phòng thư viện với 4 tủ đựng thiết bị và 2 giá
treo tranh ảnh, bản đồ. Ngoài ra có đầy đủ hệ thống điện và quạt và đảm bảo ánh
sáng cho bạn đọc sử dụng thư viện. Thư viện trang bị 5 bộ máy vi tính, được nối
mạng Internet.
2. Nhà trường tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá thư viện: Thường
xuyên huy động nguồn sách đóng góp, ủng hộ của các em học sinh (hơn 500 sách
truyện) và đặc biệt được sự quan tâm, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức xã hội. Đây
thực sự là những nguồn động viên rất lớn cho thầy và trò trường Tiểu học Mai Thủy,
nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào đọc sách của học sinh. Chính nhờ vậy, hiện nay,
thư viện trường Tiểu học Mai Thủy đã có 4.769 bản sách. Trong đó sách giáo khoa
là 1.477 bản (bình quân 3,1 quyển/ học sinh, vượt chuẩn quy định); sách nghiệp vụ:
690 bản (bình quân 30 quyển/ GV) ; sách tham khảo chung 2.602 bản và có đầy đủ
các loại báo chí. Trường đã có một nhân viên trình độ trung cấp thư viện, chuẩn bị
tốt nghiệp Cao đẵng thư viện có năng lực và nhiệt tình, say mê công việc.
3. Đẩy mạnh hoạt động thư viện, đưa vào sử dụng có hiệu quả:
Tuy mới đưa vào sử dụng, nhưng việc tổ chức các hoạt động của thư viện đạt
hiệu quả tốt, đa số giáo viên và học sinh đều có hứng thú ham mê đến thư viện đọc
sách báo. Tỷ lệ giáo viên và học sinh sử dụng thư viện đạt kết quả khá cao: 100%
cán bộ giáo viên, 75% học sinh sử dụng thư viện.
Từ khi có cơ sở mới, thư viện đã mở cửa đón học sinh và giáo viên, buổi sáng
từ 7h30 phút đến 10h30 phút và buổi chiều từ 13h30 phút đến 15h30 phút. Hàng
tuần, học sinh các khối sẽ được đọc sách tại thư viện theo thời khoá biểu quy định.
Trong giờ thư viện mở cửa, các em được giới thiệu những sách, báo hay dành cho
thiếu nhi, góp phần giáo dục đạo đức giúp hình thành nhân cách và làm theo báo Nhi
đồng, báo Thiếu niên Tiền phong.
4. Không ngừng cập nhật, đổi mới và xây dựng thư viện theo hướng hiện đại:
Xác định thư viện trường học là góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục, bước vào năm học mới, nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ
sung nhiều đầu sách; hàng tháng, nhà trường sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền sách,
truyện, giới thiệu tới học sinh và giáo viên những đầu sách mới được cập nhật, giúp
học sinh và giáo viên ngày càng đam mê đọc sách. Bên cạnh đó, Trường Tiểu học
Mai Thủy sẽ từng bước xây dựng thư viện theo hướng là một thư viện hiện đại, thân
thiện, là nơi đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và
nhanh chóng.
Một thư viện hiện đại là một thư viện gắn liền với công nghệ thông tin, nhà
trường sẽ tham mưu với Lãnh đạo địa phương, với Phòng GD-ĐT hỗ trợ kinh phí
trang bị thêm nhiều máy vi tính và tiến hành nối mạng ở thư viện, để thư viện thực
sự là "linh hồn" của nhà trường, phục vụ nhu cầu khai thác, cập nhật thông tin cho
giáo viên và học sinh.
5. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác thư viện có tính dài hơi và cụ thể qua
từng năm học, đảm bảo có tính bền vững và khả thi cao. Lãnh đạo nhà trường luôn
luôn kiểm tra đôn đốc trong việc tổ chức hoạt động của thư viện đảm bảo có nền nếp
và hiệu quả cao.
Theo chuẩn quy định: Thư viện trường học xuất sắc là những thư viện đạt
tiên tiến và có những hoạt động đặc biệt xuất sắc, có hiệu quả cao, có sáng tạo,
được ngành và xã hội công nhận. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, Thư viện
Trường TH Mai Thủy mới đảm bảo cái vỏ phòng thư viện về diện tích sử dụng mức
độ kiên cố và số lượng đầu sách. Còn về hoạt động còn đơn điệu thiếu sức thu hút
bạn đọc. Bên cạnh đó việc hiện đại hoá thư viện theo hướng đầu tư trang công nghệ
thông tin để cập nhật kiến thức nhân loại đang tiến nhanh như vũ bão như hiện nay.
Với một địa phương nghèo, sản xuất nông nghiệp thuần tuý thì việc đầu tư thư viện
theo hướng hiện đại quả là rất khó khăn không những về tiềm lực mà còn về mô
hình hoạt động.
* Bài học rút ra trong quá trình xây dựng thư viện đạt xuất sắc là:
- Luôn luôn nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của đội ngũ, nhất
là cán bộ quản lý nhà trường trong việc xây dựng, củng cố và phát triển thư viện
trường học ngày càng phong phú, hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, tham mưu tốt, có hiệu quả với lãnh đạo
địa phương thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để phát triển thư
viện trường học như nhiều cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với tổ chức Đội, tổ chức quyên góp sách từ học sinh với phương
châm “Góp một cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách”, làm sao cho những cuộc
phát động đó được các thầy cô cũng như các em hưởng ứng nhiệt tình. Hình thức
này hiệu quả về số lượng nhưng chất lượng thì không cao, vì chẳng có ai lại đưa ra
những quyển sách hay mình tâm đắc để góp vào tủ sách chung cả. Vì vậy, phải khơi
dậy tinh thần tự giác vì cộng đồng trong việc xây dựng thư viện mới mong đạt kết
quả cao
- Chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên phụ trách công tác
thư viện, từng bước chuẩn hóa hoạt động thư viện trong nhà trường; thực hiện việc
kiểm tra đánh giá hằng năm trong hệ thống tiêu chí thi đua của ngành.
- Không ngừng tiết kiệm, đóng góp đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị
cho thư viện theo hướng hiện đại
Thư viện trường học là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri
thức của loài người giúp cho thầy, trò các nhà trường không chỉ dạy tốt- học tốt, mà
còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hóa cá
nhân.
Vì sao trước đây công tác thư viện trường học chưa hiệu quả? Xuất phát điểm
vẫn là nhận thức của các cấp cán bộ quản lý giáo dục. Nhiều người thường đổ lỗi
cho cơ sở vật chất, biên chế đội ngũ cán bộ thư viện, nhưng tại sao vẫn có những địa
phương còn khó khăn, nhờ xã hội hóa giáo dục mà làm công tác thư viện trường học
rất tốt, bằng phương châm vận động học sinh, nhân đân đóng góp. Trong công cuộc
đổi mới giáo dục phổ thông, với mục tiêu chống đọc - chép trong dạy và học, thư
viện trường học là biện pháp hữu hiệu góp phần đắc lực cho công cuộc đổi mới này.
Trường TH Mai Thủy đã tích cực trong công tác xây dựng TV đạt chuẩn TTXS,
nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tin tưởng rằng được sự chỉ đạo của Phòng
GD-ĐT, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương xã cũng như huyện, sự cố gắng nỗ lực
của cán bộ, GV, NV học sinh của trường, nhất định chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm
vụ mà ngành giao xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến xuất sắc và đi vào hoạt động
có hiệu quả thiết thực.
Người viết: Nguyễn Thị Khuyên