Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Đ0ẠN KÈ SÔNG TIỀN TP.MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.27 KB, 18 trang )

LOGO
BÁO CÁO MÔN HỌC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
Đ0ẠN KÈ SÔNG TIỀN
TP.MỸ THO - TỈNH TIỀN GIANG

GVGD : Nguyễn Hồng Quân
SVTH : Lê Vũ Tuân
Nguyễn Nữ Quỳnh Loan
Nguyễn Thị Anh Tú
NỘI DUNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY:
1. Mô tả dự án
2. Hiện trạng môi trường nước mặt sông
Tiền
3. Các tác động đến chất lượng nước
mặt sông Tiền
4. Các biện pháp giảm thiểu tác động
5. Kết luận
1. MÔ TẢ DỰ ÁN
Mặt bằng tổng thể kè Sông Tiền
Nội dung
Đơn
vị
Khối
lượng
Chiều dài kè và
đường giao thông
m 938
Cống thoát nước
BTCT D400


m
749
Điện chiếu sáng
- Lắp đặt trạm biến
áp
HM
01
- Lắp đặt đường
dây cao thế
HM
- Lắp đặt hệ thống
điện chiếu sáng
HM
01
QUY MÔ ĐẦU TƯ:
Kè Sông Tiền từ ngã
ba sông Bảo Định đến
Cảng Cá
Tần suất mực nước thi
công thiết kế: P= 95%
Mặt cắt ngang điển hình kè Sông Tiền
1. MÔ TẢ DỰ ÁN
Phần kè
Phần thoát nước
Phần điện chiếu sáng
Các phương án thiết kế
Giải pháp kỹ thuật
Kè đứng bằng cọc BTCT 300x300 và cọc
dự ứng lực D500; Làm mới đường nhựa
rộng 9m, vỉa hè phía nhà dân rộng 4m

phía bờ sông rộng 7m; Thoát nước theo
đường DN800; Làm mới hệ thống chiếu
sáng dọc đường, L= 938m.
1. MÔ TẢ DỰ ÁN
- Ưu điểm:
+ Chống sạt lở cho bờ sông Tiền
+ Tạo cảnh quan cho khu vực kè sông Tiền
+ Hạn chế ảnh hưởng đến các hộ dân sống ở ven sông
+ Tăng cường năng lực thoát nước lũ
- Nhược điểm:
+ Khối lượng đào đắp lớn do phải lấn ra sông, nguy cơ ô
nhiễm chất lượng nước sông cao nếu chất thải không được
kiểm soát tốt.
+ Có khả năng gây ảnh hưởng đến giao thông thủy, tuy
nhiên không đáng kể vì khu vực thi công kè không có nhiều
luồng lưu thông.
2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Kết quả phân tích chất lượng
nước mặt:

pH: 6,5 – 7,67 nằm trong QCCP.

Các chỉ tiêu TSS, BOD
5
, COD, NH
4
+
,
NO

2
-
, NO
3
-
, tổng Fe, Mn
2
+
,
Phosphate: Hầu hết đều đạt QCCP
ngoại trừ COD, BOD
5,
N-NH
4
, Dầu
mỡ ở vài điểm đo có giá trị vượt
QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Điều
này cho thấy hiện nay khả năng môi
trường nước mặt đang có dấu hiệu ô
nhiễm hữu cơ do nước thải sinh hoạt
và rác thải xả trực tiếp xuống sông
rạch.

Coliforms: Hầu hết đều nằm trong
QCCP cho thấy chất lượng nước
mặt ở khu vực này chưa có dấu hiệu
ô nhiễm về chỉ tiêu vi sinh.

Thuốc BVTV: Chỉ phát hiện sự tồn
lưu thuốc BVTV trong nước mặt tại

một số vị trí.
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Tác động do việc hình thành kè đến chế độ dòng chảy và xói mòn bồi lắng:
Kè sông tiền được thiết kế theo phương án lấn ra dòng sông Tiền sẽ làm dòng sông bị thu hẹp
20m, việc thu hẹp mặt cắt sông có thể dẫn đến thay đổi vận tốc dòng chảy, dòng chảy có xu
hướng chảy mạnh hơn, gây nguy cơ xói lở một bên bờ và bồi lắng bờ đối diện. Tuy nhiên, trên
thực tế tác động này là không đáng kể vì bề rộng sông Tiền hiện nay rất lớn, việc bị thu hẹp 20m
không gây ảnh hưởng đến vận tốc dòng chảy cũng như khả năng xói lở 2 bên bờ.
Nguy cơ lan truyền chất thải xuống dòng sông:
Việc thi công kè theo phương án lấn ra dòng sông Tiền, do đó tồn tại nguy cơ ô nhiễm dòng sông
bởi các chất thải rắn xây dựng, chất thải sinh hoạt của công nhân.
Nguy cơ ô nhiễm do dầu mỡ thải:
Khu vực thi công diễn ra ngay trên bờ sông nên nguy cơ dầu thải chảy xuống dòng sông là rất
cao, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến hệ thống thủy sinh trong khu vực.
3.1. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG KÈ SÔNG TiỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TiỀN
Tác động đến hệ thống giao thông đường thủy:
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu bằng xà lan sẽ góp phần làm tăng mật độ tàu thuyền
lưu thông tại khu vực sông Tiền. Hoạt động nạo vét sông rạch, thi công bờ kè sông Tiền các
máy móc thi công có thể ảnh hưởng đến tình hình giao thông thủy trong khu vực. Tuy nhiên,
qua khảo sát, sông Tiền có bề rộng rất lớn nên tác động đến giao thông thủy trong tuyến
sông là không cao.
Ảnh hưởng đến hoạt động của cảng cá :

Phạm vi của kè xuất phát từ ngã ba sông Bảo định đến cảng cá. Vì thế, trong quá trình thi
công, các phương tiện vận chuyển, xà lan chở nguyên vật liệu phần nào có thể gây ra ách
tắc, ảnh hưởng đến hoạt động neo đậu, ra vào cảng của các tàu thuyền.


Tuy nhiên theo kết quả tham vấn ý kiến của Đơn vị quản lý cảng cá, cảng cá không nằm
trong khu vực thi công kè nên không bị tác động nhiều trong giai đoạn thi công kè. Trong
tương lai Cảng cá Mỹ Tho sẽ di dời theo kế hoạch của thành phố, địa điểm mới dự kiến là
khu vực Tân Mỹ Chánh nên trong giai đoạn hoạt động của Kè không có ảnh hưởng qua lại
với Cảng Cá.

Ngoài các tác động nêu trên, thì bụi, khí thải từ quá trình thi công chỉ có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe của những người dân tại khu vực thi công, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của cá tiểu thương cảng cá.
3.1. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG KÈ SÔNG TIỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Sự cố trong giai đoạn xây dựng kè:

Sự cố đắm chìm xà lan chở nguyên vật liệu: Việc vận chuyển nguyên vật liệu bằng xà lan
và tàu kéo cũng có khả năng dẫn đến sự cố đắm chìm xà làn, đặc biệt khi các xà lan này di
chuyển trên tuyến luồng giao thông quan trọng có nhiều các ghe tàu đi lại như sông Tiền. Ngoài
ảnh hưởng của sóng tự nhiên (phụ thuộc vào thủy triều, chế độ gió, con nước…) còn phải kể
đến sóng do các tàu lớn vận chuyển trên tuyến làm tăng nguy cơ dẫn đến sự cố đắm chìm xà
lan chở nguyên vật liệu trên sông rạch. Bên cạnh đó, vấn đề tải trọng thực của xà lan chở
nguyên vật liệu cũng cần đặc biệt quan tâm vì nó là một trong những nguyên nhân chủ quan
gây ra các sự cố đắm chìm phương tiên vận tải.

Sự rạn nứt của các công trình gây ra bởi rung động: Ảnh hưởng này có thể xảy ra khi diễn
ra các hoạt động đóng móng phá hủy bằng khoan, đào cạnh các công trình kiến trúc nhạy cảm.
Hoạt động đóng cọc, gia cố nền cũng có thể tạo ra những rung động, làm thay đổi kết cấu địa
chất trong khu vực, làm gia tăng nguy cơ rạn nứt các công trình trong khu vực.


Sạt lở đất dọc bờ sông: Sạt lở đất và sạt lở dọc hai bờ sông điều này có thể xảy ra nếu thi

công không đúng qui cách và thiếu kiểm soát.

Vấn đề tai nạn nghề nghiệp: Do thời tiết, do công nhân không cẩn thận trong quá trình làm
việc hoặc không mang thiết bị bảo hộ lao động
3.1. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG KÈ SÔNG TIỀN
3.2. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH KÈ SÔNG TIỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Tác động do phát sinh nước thải:

Khi Kè đi vào hoạt động, nước mưa trên các tuyến đường song song với kè được thu vào
các hố ga và thải ra sông Tiền. Nước mưa được xem là sạch nên các tác động đến chất lượng
nước sông Tiền là không có.

Tuy nhiên một nguồn phát sinh nước thải khác không liên quan trực tiếp đến hoạt động
của kè nhưng phát sinh song song với hoạt động của kè đó là nước thải sinh hoạt của các dịch
vụ giải trí, ăn uống phát sinh sau khi có kè.
Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Trong giai đoạn kè đi vào hoạt động, do ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng chưa
được nâng cao nên vấn đề vứt rác sinh hoạt như chai nhựa PET, các loại bao bì đồ ăn nhanh,
lá cây, đất cát ra kè và trực tiếp xuống lòng sông cũng sẽ xảy ra. Nó sẽ làm mất vẻ mỹ quan
của khu vực và làm cho sông Tiền có nguy cơ bị ô nhiễm.
Tác động đến chất lượng nước sông Tiền:
Nếu các hộ gia đình từ các khu vực dân cư hiện hữu và các khu dân cư mới đang được qui
hoạch không xây dựng hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt theo qui định thì chất lượng nước
sông Tiền sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra sau khi hoàn thành, kè sông Tiền sẽ đem lại cảnh quan
đẹp cho khu vực, kéo theo các hoạt động vui chơi giải trí, các nhà hàng và khách vãng lai cũng
gia tăng gây áp lực đến chất lượng nước sông Tiền do chất thải rắn của các người dân không
có ý thức vứt vào sông.
Tác động đến khu vực bên trong Kè:

Về ý nghĩa của kè thì việc xây dựng kè sông Tiền sẽ có tác động tích cực đến khu vực bên
trong kè nhờ hoạt động của hệ thống thoát nước dọc tuyến bờ kè và các cống ngang thoát
nước ra sông Tiền. Việc thoát nước của kè sẽ có tác động tốt đến tình trạng thoát nước trong
khu vực này và đáp ứng cho qui hoạch các khu dân cư bên trong kè. Tuy nhiên việc thi công
không tốt hoặc không bảo trì tốt các công trình thoát nước ngang và dọc kè thì sẽ gây nên
ngập úng khu vực bên trong kè. Việc thoát nước không tốt và đọng nước sẽ gây ô nhiễm do
nước thải của các khu dân cư bên trong Kè không thoát được.
Vấn đề sạt lở bờ sông:
Mục đích thiết kế của công trình bờ kè là sẽ giải quyết triệt để các sự cố sạt lở bờ sông như
hiện nay, đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà ở của dân cư. Tuy nhiên hoạt động của việc
cặp bến và tác động do dòng chảy và biến đổi khí hậu cũng có thể gây tổn hạn và sạt lở cho
bờ kè.
Một tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến kè là hoạt động khai thác cát tại khu vực kè. Để đảm
bảo tính ổn định của Kè, công trình có tính tới hiện tượng xói chân kè nên đề xuất bằng biện
phát gia cố thảm rọ đá.
3.2. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH KÈ SÔNG TIỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
3.2. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH KÈ SÔNG TIỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Đối tượng bị tác
động
Hoạt động
phát sinh tác
động
Đánh giá tác động
1. Tác động đến môi trường vật

1.1. Tác động do

bụi và các chất ô
nhiễm không khí
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Dọc bờ kè sông Tiền có tập trung dân cư, bụi từ quá trình thi công sẽ ảnh
hưởng đến dân cư xung quanh. Mức độ tác động tùy thuộc vào hướng
1.2. Tác động do
ồn rung
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Tiềng ồn sẽ được phát tán, tác động đến các hộ dân là không đáng kể.
Việc đóng cọc có thể là thay đổi nền địa chất, gây rung và sụt lún các hộ
dân xung quanh.
1.3. Tác động do
nước thải sinh
hoạt, nước mưa
chảy tràn và ngập
úng cục bộ
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Nước mưa chảy tràn: cần quan tâm đến các chất bẩn bị cuối theo.
Nước thải sinh hoạt: Số lượng công nhân khoảng 20 người, lượng nước
sinh hoạt phát sinh khoảng 1,6 m
3
/ngày.
Ngập úng cục bộ: Quá trình thi công có thể làm tắc nghẽn dòng chảy tràn
nước mưa và dòng thoát nước thải sinh hoạt xuống dòng kênh
1.4. Tác động do
chất thải sinh
hoạt, chất thải rắn

xây dựng và chất
thải nguy hại
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Chất thải sinh hoạt: Lượng công nhân tối đa 20 người, lượng chất thải
phát sinh 10 kg/ngày.
Ngoài ra còn có các vật liệu hư hỏng, sắt thép bụ, bao xi măng với số
lượng tương đối lớn.
Chất thải nguy hại: Chủ yếu là dầu thải từ thiết bị thi công.
3.2. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH KÈ SÔNG TIỀN
3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Đối tượng bị tác
động
Hoạt động phát
sinh tác động
Đánh giá tác động
2. Tác động đến môi trường xã hội
2.2. Chất lượng
cuộc sống người
dân
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Vì sông Tiền có bề ngang rất lớn, lên đến 1.280m nên mức độ ảnh
hưởng không đáng kể.
2.2. Chất lượng
cuộc sống người
dân
Thi công tuyến
kè Sông Tiền

Cuộc sống của người dân trong khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng
ồn từ hoạt động đóng cọc, các vấn đề về vệ sinh môi trường khi bị
ngập úng cục bộ.
2.3. Tác động đến
các công trình
nhạy cảm
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Hoạt động thi công có thể ảnh hưởng đến Cảng cá Mỹ Tho Tuy nhiên,
cảng cá đang có kế hoạch di dời đến Tân Mỹ Chánh nên không ảnh
hưởng.
3. Tác động đến
môi trường sinh
học
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Hoạt động xây kè sẽ tác động đến hệ sinh thái dọc bờ sông, chủ yếu là
các loại bèo, cá nhỏ và sinh vật phù du.
4. Hư hỏng công
trình công cộng
và hạ tầng khác
Thi công tuyến
kè Sông Tiền
Hư hỏng đường giao thông: Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, bùn
nạo vét có thể tăng tốc độ hư hỏng, xuống cấp của các tuyến đường
trong khu vực.
Hoạt động đóng cọc, thi công: Có thể làm thay đổi nền địa chất trong
khu vực, làm tăng khả năng xảy ra sự cố sụt lún, nứt gãy nhà người
dân.
3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG TIỀN
Kịch bản mực nước biển dâng 0,5m, mực nước cao nhất tại sông
Tiền (vị trí kè của Dự án là 2,29m). Khi đó cao trình kè ở mức xấp sỉ
mực nước cao nhất theo kịch bản nước biển dâng 0,5m.
4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG



Bố trí các cửa xả dọc theo tuyến đường ra nguồn tiếp nhận
một cách hợp lý, đảm bảo gia tăng mức độ phân tán chất thải.

Thành lập nhóm quản lý và vệ sinh công trình đường phố
thường xuyên, tránh để nước mưa chảy tràn cuốn theo rác,
chất bẩn vào nguồn nước mặt.

Khuyến khích yêu cầu người dân xử lý nước thải cục bộ
bằng bể tự họai 3 ngăn trước khi xả nước ra cống thoát chung.

Thường xuyên theo dõi, giám sát nồng độ ô nhiễm tại các
nguồn tiếp nhận: sông Tiền, sông Bảo Định để phát hiện kịp
thời các dấu hiệu bất thường của nguồn nước và kịp thời có
giải pháp khắc phục.
4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG



Triển khai gia cố chân kè bằng thảm rọ đá. Tuy nhiên, cần kết
hợp với các cơ quan quản lý để xác định qui mô khai thác cát,
làm cơ sở để tính toán thảm rọ đá bảo vệ chân kè.


Phối hợp với cơ quan quản lý như cảnh sát môi trường, cảnh
sát đường thủy để phát hiện và nghiêm cấm các hoạt động kinh
tế diễn ra trong phạm vi công trình 50m.

Việc quản lý khai thác cát trên sông Tiền, khu vực thành phố Mỹ
tho cần phải tuân theo Quyết định 25/2007/QĐ-UBND ngày
15/06/2007 về Ban hành Quy định về việc quản lý, cấp phép,
thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoán sản cát lòng
sông trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang. Theo đó, công suất khai thác
không được vượt quá 15.000 m
3
/năm và khu vực Cảng Mỹ Tho
(tọa độ UTM từ 6.41.150 – 6.44.300) và khu vực cầu Rạch Miễu
đến Rạch Kỳ Hôn (tọa độ UTM từ 6.47.000 – 6.52.700) cấm
không được khai thác cát.
5. KẾT LUẬN
Sông Tiền khu vực Thành phố Mỹ Tho có lưu lượng lớn (đặt
biệt vào mùa mưa lũ) dao động mực nước rất lớn (trên 3,0m) và
theo các báo cáo nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi Miền
Nam năm 1995 – 1998 khu vực này có xuất hiện xói lở lờ tuy ở
mức độ yếu.
Kết cấu kè lấn ra sông 20m không ảnh hưởng tới chế độ thủy
văn dòng chảy.Tuy nhiên phần gia cố chân kè không đạt (chỉ gia
cố trên cao trình – 1,0m), dẫn đến nguy cơ công trình và bờ sông
vẫn bị xạt lở gây mất ổn định.
Do bờ sông dốc, sông cong, kết cấu kè (phần lấn ra) cần thay
đổi theo chiều hướng nhẹ hơn nhằm làm giảm tải lên bờ sông,
tăng khả năng ổn định cho bờ sông sau khi có công trình.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN

SỰ LẮNG NGHE CỦA
THẦY VÀ CÁC BẠN!

×