Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.67 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
  



TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC



ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC
BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC




Giảng viên : TS. Nguyễn Hồng Quân
Học viên : Đặng Hoài Phú
Võ Thị Hồng Phong
Lớp : Quản lý môi trường – K2010



TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011

Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 2

MỤC LỤC



Chương 1 3
MỞ ĐẦU 3
Chương 2 6
TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC 6
2.1. Tình Hình Thế Giới 6
2.2. Tình Hình Ở Việt Nam 8
Chương 3 10
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN 10
CÁC NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC HỆ LỤY CỦA NÓ 10
3.1. Nước bề mặt 10
3.2. Nước ngầm 13
3.3. Lũ lụt và hạn hán 13
Chương 4 18
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 18
Chương 5 19
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20



Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 3

Chương 1

MỞ ĐẦU


Nước ngọt rất cần cho sự sống của con người và tất cả các sinh vật khác. Liên Hiệp
Quốc xem việc tiếp cận các nguồn nước ngọt là một quyền cơ bản của con người.
Sự tranh chấp các nguồn nước ngọt đang ngày càng nóng bỏng, nhất là ở những
vùng khô hạn như Trung Đông. Theo báo cáo lần thứ 3 của nhóm chuyên gia liên
chính phủ về biến đổi khí hậu cho thấy dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng, các nguồn nước sẽ bị tác động như sau:

- Các dòng chảy sẽ có lưu lượng không đều, có khi lên cao, có khi xuống thấp
tùy theo từng khu vực.
- Lượng mưa cũng thay đổi theo từng khu vực, do đó cũng làm thay đổi lưu
lượng dòng chảy và trữ lượng nước ngầm.
- Do băng tan trên các miền núi cao nên mực nước các dòng chảy lên cao vào
mùa đông thay vì mùa xuân như trước kia.
- Nhiều sông băng nhỏ sẽ biến mất.
- Nhiệt độ nước tăng lên sẽ làm chất lượng nước giảm đi.
- Các cơn lũ ở nhiều nơi sẽ gia tăng về cường độ và tần suất.
- Do sự bùng nổ dân số nhiều nơi nên nhu cầu nước ngọt tăng cao.
- Các cách quản lý nước như hiện nay sẽ trở nên ít hiệu quả vì biến đổi khí
hậu đặt ra nhiều vấn đề mới.
- Khả năng ứng phó sẽ không đồng đều trên khắp thế giới.

Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và phân bố lượng mưa không đều tại các
vùng. Lượng mưa thay đổi sẽ làm thay đổi dòng chảy của các sông, tần suất và
cường độ các trận lũ, lụt cũng nhiều hơn.

Biến đối khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước
vào mùa khô, thiếu nước tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. Do lượng bốc hơi cao nên
độ mặn của các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp hơn. Vào mùa khô,
hiện tượng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền làm tăng khả năng thiếu nước sạch,

kiệt nước trong mùa khô diễn ra ngày càng trầm trọng. Xâm nhập mặn gây tác động
tiêu cực đến chất lượng nước mặt và nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước cấp.

Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 4

Một khi nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp (liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực), gây khó khăn cho cấp
nước sinh hoạt và công nghiệp, bắt buộc phải có các giải pháp ứng phó như: Quy
hoạch nguồn cấp nước mới an toàn hơn và /hoặc áp dụng các công nghệ xử lý nước
tiên tiến hơn và đòi hỏi chi phí cao hơn. Vì vậy, suy thoái tài nguyên nước sẽ tác
động đến cuộc sống người dân và phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, sự suy
giảm trữ lượng tài nguyên nước có khả năng nảy sinh những mâu thuẫn giữa các
địa phương trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung.






























Hình 1: Phạm vi ngập ở TP.Hồ Chí Minh theo kịch bản nước biển dâng 75 cm
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 5

































Hình 2: Phạm vi ngập ở ĐBSCL theo kịch bản nước biển dâng 65 cm

Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 6

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC


2.1. Tình Hình Thế Giới

Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng. Biến đổi khí hậu làm cho đại dương thế
giới ấm hơn và bị axít hóa. Nó làm tăng nhiệt độ bề mặt của Trái Đất, cũng như
tổng lượng mưa, thời điểm và cường độ của những trận mưa, kể cả bão và hạn hán.
Trên đất liền, những tác động đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và chất lượng
nước ngọt và sự lan truyền các mầm bệnh phát sinh trong môi trường nước. Ở Bắc
cựu nhiệt độ tăng gấp 2.5 lần trung bình toàn cầu làm cho một lượng lớn băng ở
biển và băng ở lục địa tan ra cũng như tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu. Biến đổi khí
hậu sẽ làm tăng áp lực, trực tiếp hoặc gián tiến lên tất cả các hệ thống sinh thái dưới
nước.
















Hình 3: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm 1870 cho đến
năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ)


Có thể tóm tắt các ảnh hưởng trượng tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến môi
trường nước theo bảng sau:
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 7

Bảng 1: Các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của hiện tượng
nóng lên toàn cầu

Ảnh hưởng trực tiếp Ảnh hưởng gián tiếp
1. Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng
 Thay đổi cấu trúc dinh dưỡng và lưới thức
ăn
 Làm trắng và có thể gây chết san hô
 Tăng mực nước biển
 Tăng tầng suất và cường độ bão nhiệt đới

2. Thay đổi lượng mưa
 Lũ lụt
 Hạn hán
3. Giảm băng ở biển và đất liền
 Thay đổi dòng hải lưu đại dương
 Mất dần các dòng sông băng trên núi
 Tăng mực nước biển
4. Tan tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu
( ở vùng cực)
 Thay đổi hệ thống sinh thái ở hai cực
5. Axít hóa đại dương
 Sinh vật chịu kiềm kể cả những rạn san

hô ngầm

Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ
bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng
ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm
2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc
một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất
nhà cửa vì ngập lụt.












Hình 5: So sánh lượng băng tan ở Greenland năm 1992 và 2002
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 8

Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung
Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái
Lan và Philippin.

















Hình 5: Ngập lụt ở Thái Lan trong tháng 10/2011

2.2. Tình Hình Ở Việt Nam

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi
khí hậu và nước biển dâng.

Đối với nước ta, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất rộng lớn,các hệ
sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước nơi ở của các cộng
đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản
xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao
gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ tăng, độ bất thường của thời tiết,
khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ở các khía
cạnh sau:


Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, năng
lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước ở các thủy vực (hồ,
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 9

ao , sông suối, ) cũng tăng. Hậu quả là dẫn đến sự suy thoái tài nguyên nước cả về
số lượng và chất lượng sẽ trầm trọng hơn.

Thay đổi về lượng mưa, dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và
cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất. Theo
dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm đáng kể lượng nước trong các con sông ở
nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Khi băng tuyết ở các đỉnh núi tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và cường độ
các trận lũ và tần suất lũ. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó
các dòng chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn.
Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi lại phụ
thuộc nhiều vào nguồn nước thượng nguồn.

Tần suất bão và cường độ bão ngày càng nhiều và mạnh hơn do nhiệt lượng cung
cấp cho nó ở các vùng biển tăng lên.

Đối với vùng ven biển, nước biển dâng sẽ gây ra hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và
diện tích đất sản xuất, gây nhiễu loạn các hệ sinh thái truyền thống. Hiện tượng
xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, nhất là rừng
ngập mặn sẽ suy giảm nhanh chóng. Nếu nhiệt độ tăng 2
0
C, mực nước biển dâng

1m, có thể làm mất 12,2% diện tích nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu
người). Riêng đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như dự báo vào
năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất ở khu vực này có nguy cơ bị nhiễm
mặn cực độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực
nước biển dâng 1 m, mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn đồng bằng sông
Cửu Long sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian trong năm, và thiệt hại tài sản
ước tính lên tới 17 tỷ USD.









Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 10

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
CÁC NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC HỆ LỤY CỦA NÓ


3.1. Nước bề mặt

Việt Nam có tổng lượng dòng chảy năm vào khoảng 847 km
3

, lượng nước chảy từ
ngoài lãnh thổ vào là 507 km
3
(chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống
sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện
phân bố không đồng đều, đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu, lượng mưa
ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân
số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên gay gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa
toàn năm có tăng nhưng lượng nước tổn thất do bốc thoát hơi trên lưu vực tăng
nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dòng chảy không tăng mạnh, thậm chí khu
vực miền Trung dòng chảy năm giảm.

Lưu lượng nước của các sông ngòi cũng như mực nước trong các ao, hồ, đầm nước
có thể thay đổi phục thuộc vào cường độ, thời gian, lượng nước của các trận mưa,
điều kiện xuất hiện tuyết tan,… Sự thay đổi nhiệt độ, cường độ bức xạ, độ ẩm của
không khí, tốc độ gió,… sẽ làm cho hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước từ các
thực vật bị xáo trộn và có thể làm giảm lượng mưa trung bình. Nồng độ CO
2
tăng
lên cũng làm thay đổi các cơ chế sinh lý thực vật và ảnh hưởng đến lượng hơi nước
thoát ra từ cây cối.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói
chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam. Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước
và Môi trường cũng vừa đưa ra cảnh báo tình hình hạn hán gay gắt, nước từ thượng
nguồn về ít khiến tình trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn
tăng mạnh, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nước

Trên hệ thống sông Nhà Bè - Đồng Nai, độ mặn 4 phần nghìn (trên mức cho phép
sản xuất nông nghiệp là 3 phần nghìn) đã vượt qua khu vực Cát Lái. Đồng bằng

sông Cửu Long cũng là nơi có quá nửa số tỉnh sống trong vùng ngập mặn, thường
xuyên bị đe dọa hạn hán, mặn, hiện có trên 400.000 giếng nước các loại để phục vụ
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 11

dân sinh được người dân sử dụng, khai thác tràn lan dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và
nhiễm mặn rất cao.

Đối với đồng bằng sông Hồng – Thái Bình đến năm 2100 mặn xâm nhập sâu thêm
vào đất liền từ 3 - 9 km. Lũ thượng nguồn gia tăng, lưu lượng đỉnh lũ tăng từ 11 -
25% vào năm 2100 kết hợp với nước biển dâng sẽ dẫn đến mực nước dọc sông
dâng cao hơn, uy hiếp đến an toàn hệ thống hồ chứa thượng nguồn và gần 3.000km
của hệ thống đê bảo vệ cho đồng bằng.

Sông Thu Bồn, sông Ba chịu sức ép của việc khai thác, sử dụng nước khá cao, hệ
thống thủy điện vừa và nhỏ dày đặc theo kết quả tính toán trong tương lại sẽ diễn ra
tranh chấp về nước gay gắt. Bên cạnh đó, lũ sẽ lớn hơn dẫn đến diện tích ngập lụt
gia tăng từ 4% năm 2050 đến 9% năm 2100. Trong mùa cạn, hạ lưu thiếu nước,
xâm nhập mặn sẽ đe dọa trực tiếp vùng đồng bằng với độ xâm nhập khoảng 3km
trên sông Ba và có thể lên tới 8km tại một số nhánh sông thuộc hệ thống sông Thu
Bồn trong năm 2100.

Cũng theo phân tích của các nhà khoa học, dưới tác động của biến đổi khí hậu
khiến dòng chảy các sông thay đổi về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sản lượng điện của
các nhà máy thủy điện. Ngoại trừ lưu vực sông Hồng – Thái Bình và sông Cả, các
lưu vực còn lại, điện lượng trung bình hàng năm có xu hướng giảm dần khoảng 3%
vào năm 2050 và 6% vào năm 2100.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể dẫn đến những thay đổi quan
trọng trong các thông số của môi trường nước từ đó ảnh hưởng đến chất lượng

nước. Tác động đó đến từ những biến đổi phức tạp của dòng chảy ở các thủy vực
và thay đổi về thuộc tính lý hóa sinh của chúng. Thay đổi khí hậu không chỉ ảnh
hưởng đến lượng mưa mà còn làm thay đổi nhiều nhân tố khác.
Nhiệt độ không khí cao hơn dẫn đến nhiệt độ nước cao hơn. Trong suốt nhiều thập
kỉ qua nhiệt độ của nước của các dòng sông và hồ ở châu Âu tăng từ 1- 3
0
C:
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 12


Hình 6: Xu hướng tăng nhiệt độ của nước trong các hồ Rhine, Lobith;
Danube, Vienna; Lake Saimaa, Finland
Nhiệt độ tăng lên do khí hậu thay đổi có thể dẫn đến giảm hàm lượng ôxy. Nhiệt độ
tăng làm cho các phản ứng hóa học cũng diễn ra nhanh hơn, thông thường trong
ngưỡng giới hạn thì nhiệt độ tăng lên 10
0
C thì tốc độ phản ứng tăng lên hai lần. Do
đó khi nhiệt độ trong môi trường nước tăng lên làm cho các phản ứng trong chúng
cũng diễn ra nhanh hơn, kể cả quá trình hô hấp của sinh vật trong môi trường nước.
Vì vậy, khi nhiệt độ nước tăng lên nồng độ oxy hòa tan (DO) trong môi trường
nước sẽ giảm đi đặc biệt vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên cao hơn và sự phát
triển mạnh mẽ của sinh vật dưới nước.
Do biến đổi khí hậu đặc biệt là nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho nhiệt độ nước
tăng lên và những thay đổi về chu kỳ mùa trong một năm làm cho sự phân tầng
theo nhiệt độ và sự xáo trộn nước trong các hồ cũng thay đổi và ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hàm lượng các chất dinh dưỡng, khoáng chất và những hợp chất khác trong
môi trường nước, điều đó làm thay đổi môi trường sống quen thuộc của sinh vật
vốn đa thích nghi từ lâu, do đó ảnh hưởng đến sự thích nghi và phân bố của chúng.


Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 13

3.2. Nước ngầm

Bên cạnh nguy cơ nhiễm mặn, theo kết quả quan trắc tài nguyên môi trường nước
dưới đất năm 2009 của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài
nguyên – Môi trường) mực nước bình quân năm 2009 của tầng chứa nước 6 tháng
cuối năm 2009 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2008 trung bình nhiều năm.
Ngoài ra, hệ thống nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm. Ước tính có
khoảng 200 nghìn người đang tiếp xúc và sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm
Arsenic.

3.3. Lũ lụt và hạn hán

Lũ lụt

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hang năm đều có lũ lụt nghiêm
trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra tổn thất nghiêm
trọng cho sản xuất ở vùng này. Ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt xảy ra thường
xuyên hơn, đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng
70 năm qua. Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển lấn
sâu vào đất liền và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng.
















Hình 7: Lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 14

Hạn hán

Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng lớn hơn.
Những vụ hán hán nghiêm trọng xảy ra làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ
chứa nước, dẫn đến tình trạng biển lấn sâu vào đất liền, thiếu nước chạy vào các
nhà máy điện…














Hình 8: Hạn hán
Tuy nhiên, không phải tất cả các vấn đề ô nhiễm nguồn nước kể trên đều do biến
đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra, mà hoạt động của con người mới là yếu tố
quan trọng gây ô nhiễn nguồn nước. Ngày nay nhu cầu phát triển kinhh tế nhanh
với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến nhân tố
tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày
càng trầm trọng hơn.

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì
nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực, thực phẩm; phát
triển công nghiệp để gia tăng hàng hoá và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…

Các ảnh hưởng của con người đối với môi trường nước có thể được tóm tắt như
sau:

Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 15

Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người

Các dòng nước mặt (sông, kênh, rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm
trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch
chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác
và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nguồn nước mặt, cản trở lưu thông

của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nên nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng
phân huỷ các hợp chất hữu cơ, không những gây nên mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn
nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý
thành nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cấu xã hội.

Nhu cầu sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người
gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn
nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn Nhiều giếng khoan
thi công không đúng kĩ thuật (kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ
sinh, hệ thống xử lý nước thải ), giếng khoan hư không được trám lấp đúng kỹ
thuật là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ, gẫy bể lâu ngày, rò rĩ
nước từ van hư cũ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước.

Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi hoạt động khai thác nước dưới
đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước
mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công
trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người
dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng
chứa nước.

Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, san ruộng cất nhà, làm
đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được
thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập
lụt, trượt lở đất.

Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức

tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lí chất
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 16

thải, nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là nguồn nước ngầm.

Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch cũng gây ô
nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân như: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy
động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.

Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kĩ thuật gây
nhiễm bẩn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu

Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại
thuốc kích hoạt phát triển cây Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã
bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.

Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lí là nguyên nhân gây thất thoát
lưu lượng nước lớn trong ngành tồng trọt.

Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ

Việc gia tăng nhiều nhà máy xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn
dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà
còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập
trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ nước khai thác
dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụt lún
đất.


Các chất thải công nghiệp như khói, bụi tạo nên mưa axít không những làm thay
đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.
Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp chưa
được xử lí vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có
nơi còn cho nước thải chảy chàn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào hố
dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.

Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác

Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật
chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của
các dòng nước.
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 17

Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kĩ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước
ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.

Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè
đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.

Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa
bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.



























Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 18

Chương 4

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG



- Nghiên cứu sử dụng nguồn nước lợ, nước mặn cho mục đích cấp nước và tăng
cường tái sử dụng nước thải đô thị sau xử lý;

- Nước mặn xâm nhiễm trên mặt và cả tầng nước dưới đấy. Do vậy, cần phải quy
hoạch tìm kiếm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngọt bề mặt và nước dưới đất có
tính chất sống còn cho các cụm, khu tuyến, điểm dân cư;

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy lợi,
cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp lưu vực sông;

- Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếm nước thì các nguồn nước trên lưu vực
phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác. Các hồ chứa cần
được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy
trình chưa hợp lý;

- Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, bảo vệ, bảo tồn, phát
triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác
quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô
nhiễm nguồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài
nguyên nước trên mỗi vùng;

- Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo
đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu,
hiệu quả và tiết kiệm. Cần sớm xác định nội dung và định hướng cụ thể các bước đi
để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa và nâng cao giá trị đóng góp của tài
nguyên nước trong phát triển;

- Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện “dùng nước, sử dụng nước của

quốc gia thì phải trả tiền”. Đây là vấn đề mới nhưng đã trở thành cấp thiết hiện nay
nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 19

Chương 5

KẾT LUẬN


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên nước thể hiện ở
hai vấn đề. Thứ nhất, nước biển dâng dẫn đến nước mặn ăn sâu vào các cửa sông,
các tầng chứa nước dưới đất bị mặn hóa dẫn đến nguy cơ khan hiếm các nguồn
nước ngọt phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, cho tưới cây
trồng, cho nuôi trồng các loại thủy sản.

Thứ hai, tình trạng hạn hán và lũ lụt làm cho khả năng điều hòa dòng chảy kém đi,
khả năng lưu trữ nước vào các tầng đất đá cũng kém đi dẫn đến dòng chảy kiệt ở
các sông thì kiệt hơn, dòng chảy lũ tăng lên, nguy cơ thiếu nước về mùa hạn gia
tăng còn về mùa lũ thì gia tăng các tai biến liên quan đến nước như sói mòn, lũ
quét…

Nhìn chung, tài nguyên nước của nước ta hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị suy
thoái, nay lại đứng trước nguy cơ chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu và nước
biển dâng thì nguy cơ suy thoái lại càng tăng.

Do đó, chúng ta cần phải xây dựng các mục tiêu để bảo vệ nguồn nước mà chúng ta
đang sử dụng, biến mục tiêu thành hành động để hạn chế đến mức thấp nhất các tác
động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.














Tiểu luận môn học Quản lý tài nguyên nước TS. Nguyễn Hồng Quân

HV thực hiện: Đặng Hoài Phú – Võ Thị Hồng Phong Trang 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. Lê Văn Khoa (chủ biên) (2001), Khoa Học Môi Trường, Nxb Giáo Dục;
2. GS.TSKH lê Huy Bá (chủ biên ) (2009), Môi trường khí hậu biến đổi – Mối
hiểm họa toàn cầu, NXB ĐHQG TP.HCM;
3.Website:

Su-kien/CAC-TAC-DONG-CUA-BIEN-DOI-KHI-HAU-DEN-TAI-NGUYEN-
NUOC-VIET-NAM-80

4.Website: />nangluong-moitruong/4013-bien-doi-khi-hau-tac-dong-toi-tai-nguyen-nuoc-9-
thanh-pho-o-dbscl-se-bi-ngap.html
5.Website:






×