Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.73 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

GVGD: PGS.TS LÊ THANH HẢI
LỚP : QLMT K2010
HVTH : Lê Thị Trúc Phương
Phạm Thị Ngọc Nữ
Nguyễn Quốc Tấn
Nguyễn Thị Mai Trúc
TP.HCM, tháng 07/2013
GVHD: LÊ THANH HẢI 1
ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP
NHẬN CHẤT Ô NHIỄM
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về sức chịu tải
thông qua khả năng tự làm sạch của môi trường nước và môi trường đất. Kết
quả của những nghiên cứu này đã đưa ra nhiều khái niệm và phương pháp
tính toán tương ứng với mục đích, điều kiện và đặc trưng riêng đối với môi
trường đất và môi trường nước.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về sức chịu tải còn là một đề tài mới và ít
được địa phương quan tâm. Nếu có nghiên cứu, các đề tài chỉ dừng lại ở mức
đánh giá hiện trạng và dự báo môi trường.
Trong tự nhiên, môi trường nước như sông, suối, ao, hồ đều có khả
năng tự làm sạch đồng hóa vật chất tiếp nhận để duy trì trạng thái ổn định của
môi trường bằng các quá trình pha loãng của dòng chảy, phân bán bề mặt, bốc
hơi, quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ, quá trình trầm tích, sự hấp
thu sinh học các chất bẩn của động thực vật, vi sinh vật thủy sinh,…Tương tự,
đối với môi trường đất cũng có khả năng tự làm sạch nhờ có hệ đệm và hệ vi
sinh vật trong đất. Việc tính toán sức chịu tải của môi trường đất thông qua


khả năng tự làm sạch của môi trường giúp chúng ta xác định tải lượng ô
nhiễm tối đa của các con sông và đất đai tại khu vực nghiên cứu. Đó là công
cụ tốt để phục vụ quy hoạch phát triển bền vững môi trường của địa phương
trong tương lai.
GVHD: LÊ THANH HẢI 2
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Tỉnh Vĩnh Long ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, có đất đai màu mỡ
do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Do đó, ngành nông
nghiệp chiếm ưu thế với 80,18% tổng số hộ dân sống bằng nghề thuần nông
và toàn tỉnh có 119.000 hecta đất nông nghiệp. Sản lượng lương thực hàng
năm ổn định khoảng 950.000 tấn. Bên cạnh đó, giao thông kể cả giao thông
thuỷ và giao thông bộ thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,
sự gia tăng dân số và đô thị hóa bên cạnh các mặt tích cực thì mặt trái có tác động tiêu cực đối với môi trường. Mặc dù mức độ ô
nhiễm môi trường ở Vĩnh Long chưa cao nhưng có xu hướng lan rộng. Đặc biệt, do vị trí địa lý Vĩnh Long còn chịu ảnh hưởng
họat động kinh tế- xã hội của các tỉnh thuộc vùng thượng lưu sông Mê Kông. Theo kết quả giám sát chất lượng môi trường cho
thấy:
- Quan trắc giám sát 54 mẫu nước mặt trong 5 năm (2004-2008) cho
thấy nước mặt đã bị ô nhiễm chủ yếu bởi chất rắn lơ lửng, chất hữu
cơ và vi sinh. Giá trị trung bình 5 năm của các thông số: SS, Sắt,
BOD
5
, COD, Ammoniac (N-NH
3
), Coliform vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,1 đến 13,6 lần. Mức độ ô nhiễm của các con sông thường
thay đổi theo mùa. Ở đô thị, vùng nông thôn, gần cơ sở công nghiệp
thì nồng độ các chất ô nhiễm thường cao hơn trên sông Tiền, sông
Hậu và sông Cổ Chiên. Nồng độ trung bình của các thông số ô nhiễm
qua các năm tương đối ổn định, biên độ tăng giảm không lớn.

- Quan trắc 16 mẫu nước mặt tại các vùng sản xuất Rau, Lúa, trên sông
Tiền và sông Hậu trong bốn năm qua cho thấy có sự tồn lưu của hóa
chất Bảo vệ thực vật, đa số thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Đây là điều
đáng mừng, song kết quả trên cũng chưa đánh giá toàn diện về mức
GVHD: LÊ THANH HẢI 3
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
độ ô nhiễm hóa chất Bảo vệ thực vật có trong nước mặt. Về lâu dài
nếu không có biện pháp thích hợp quản lý và sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật thì đây sẽ là nguồn ô nhiễm nguy hiểm cho con người và
môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
- Kết quả giám sát 37 mẫu nước ngầm ( giếng phục vụ mục đích cấp
nước sinh hoạt ) trong năm 2006, 2007, 2008 cho thấy: giá trị trung
bình 3 năm các thông số độ cứng, pH, SO
4
2-
, NO
3
-
, Cl
-
thấp hơn tiêu
chuẩn cho phép; thông số Coliform vượt tiêu chuần 352 lần; Mangan
khoảng 1,5 lần. Khoảng 60% mẫu nước giám sát nhiễm vi sinh. Một
số giếng ở huyện Bình Minh, Bình Tân có Asen vượt tiêu chuẩn MT
Từ kết quả quan trắc trên cho thấy chất lượng môi trường tỉnh Vĩnh
Long có nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép nhất là môi trường nước mặt
và ô nhiễm thuốc trừ sâu từ các hóa chất Bảo vệ thực vật, như vậy môi trường
đang có chiều hướng ngày càng ô nhiễm và suy thoái dần. Vì vậy đề tài
“Đánh giá khả năng chịu tải của hệ thống sông rạch, đất đai tỉnh Vĩnh
Long” thực hiện trong giai đoạn này là cần thiết cho việc bảo vệ các dòng

sông không bị ô nhiễm, đất đai không bị mất đi do sự thoái hóa và ô nhiễm,
giúp nhà quản lý quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh phù hợp với
khả năng chịu tải hay khả năng tự làm sạch của môi trường.
a. Khái niệm
* Sức chịu tải
GVHD: LÊ THANH HẢI 4
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Theo luật Bảo vệ Môi trường (2005) định nghĩa “Sức chịu tải môi
trường là giới hạn khả năng cho phép tiếp nhận và hấp thu của môi trường
đối với các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường”.
Theo Gesamp (1986) đưa ra định nghĩa tổng quát về sức chịu tải môi
trường “Tính chất môi trường và khả năng có thể dung nạp của nó đối với
một hoạt động đặc thù nào đó hay tốc độ hoạt động (ví dụ như thể tích thải,
lượng nạo vét thải bỏ, lượng khoáng chất được chiết trong một đơn vị thời
gian) mà chẳng gây nên một tác động nào không thể chấp nhận”
* Khả năng tự làm sạch
Khả năng tự làm sạch là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi
trường thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào,
tự làm sạch để loại trừ chất độc thành không độc.
Khả năng tự làm sạch của dòng sông là khả năng loại bỏ, giảm thiểu
các chất ô nhiễm thông qua các quá trình biến đổi vật lý, hóa học, sinh học
xảy ra trong dòng chảy.
Khả năng tự làm sạch của môi trường là khả năng đồng hóa vật chất
tiếp nhận để duy trì trạng thái ổn định của môi trường.
Khả năng tiếp nhận chất thải của một dòng sông được hiểu là tải lượng
chất thải có thể đưa vào dòng sông sao cho dòng sông vẫn còn khả năng tự
làm sạch để đạt yêu cầu sử dụng, nghĩa là đạt tiêu chuẩn cho mục đích sử
dụng.
GVHD: LÊ THANH HẢI 5
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Sức chịu tải môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp
nhận và hấp thu các chất ô nhiễm.
Nói cách khác, sức chịu tải môi trường chính là khả năng tự làm sạch
cao nhất mà môi trường có thể đạt được. Vì vậy, môi trường có khả năng tự
làm sạch cao thì sức chịu tải sẽ cao và ngược lại môi trường có khả năng tự
làm sạch thấp thì sức chịu tải cũng thấp.
* Cơ chế tự làm sạch của sông
+ Khả năng tự làm sạch của sông:gồm hai quá trình:
- Quá trình xáo trộn (hay pha loãng) thuần túy lý học giữa nước thải và
nước sông gồm:
Chuyển tải: sự vận chuyển các chất do dòng chảy của nước.
Khuếch tán: sự phân tán hay vận chuyển các chất do sự xáo trộn trong
nước.
Hai quá trình này làm cho chất ô nhiễm được vận chuyển xa nguồn thải
và làm nồng độ chất ô nhiễm giảm đi.
- Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước sông (quá
trình hóa lý, sinh học, sinh hóa). Các chất ô nhiễm có khả năng bị phân hủy
sau vùng tiếp nhận nước thải do bị hấp thụ, thủy phân hoặc phân rã sinh học.
Quá trình tự làm sạch xảy ra một cách liên tục trong luồng nước sông.
Tấc cả chất độc khác nhau, được làm sạch nhờ khả năng tự làm sạch của
GVHD: LÊ THANH HẢI 6
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
sông, bao gồm tác nhân vật lý, hóa học và sinh học. Có thể được giải thích
như sau:
Sự pha loãng: những chất hữu cơ trong tình trạng thối rửa được thải vào
nước sông, chúng nhanh chóng bị phân tán hay được pha loãng trong nước.
Kết quả của sự tác động đó làm giảm khả năng xuất hiện trong tương lai của
một số vật chất gây tác hại trong nước. Quá trình này được thúc đẩy bởi sự
tham gia của chính nước sông trên bề mặt và dưới đáy dòng sông.
Sự trầm tích: khả năng tự làm sạch còn có sự giúp đỡ của sự tách rời và

trầm lắng các chất rắn xác định trong nước thải ở dạng cặn bùn. Có 4 dạng
chất rắn xuất hiện trong nước thải đó là: lơ lửng, phân hủy, tạo keo và dạng
lắng. Đây là những loại hầu như dễ lắng và dễ tách. Đối với nguồn nước bị
phèn, sự tương tác giữa các hạt keo sét chủ yếu là các hạt keo âm trong phù sa
lơ lửng trong nước gặp các cation Al
+
, Fe
2+
chúng sẽ tạo dạng phức lắng tụ
xuống vừa làm sạch nước hơn, giảm phèn vừa tăng phù sa màu mỡ cho đất.
Sự oxi hóa: ngay khi các chất hữu cơ vào trong nước, nó bắt đầu oxi
hóa nhờ sự phát triển của các vi sinh oxi hóa trong nước. Quá trình này tiếp
tục xảy ra cho đến khi các chất hữu cơ bị oxi hóa hoàn toàn. Oxi hòa tan được
đáp ứng đầy đủ sau đó vào nước sông, ở đó có thể nói là chúng đã tự làm
sạch. Cho nên điều đó cần thiết cho nước sông và khởi đầu là DO. Oxi được
tăng them nhiều vào sự pha loãng được tiếp nhận từ nhánh sông, sự thông khí
bởi tác động của gió hay bởi tác động của các vi sinh vật.
GVHD: LÊ THANH HẢI 7
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Sự thủy phân: các sinh vật yếm khí hóa lỏng, chia nhỏ thành phần hợp
chất hữu cơ của chất thải cùng vời sự tăng của mùi và hơi. Như vậy, sự oxi
hóa đã mở đường, sau đó là sự thủy phân là những tác nhân hóa học tạo khả
năng tự làm sạch cho môi trường nước.
Ánh sang mặt trời: cung cấp ánh sang cho thực vật thủy sinh sông trong
nước quang hợp để tạo oxi làm tăng hàm lượng oxi trong nước điều này thuận
lợi cho quá trình tự làm sạch.
Đóng góp vào khả năng tự làm sạch do sinh học của môi trường nước
gồm có:
Vi sinh vật: vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và vi sinh vật tiêu thụ kim
loại nặng. Vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân hủy chất hữu cơ,

chúng có khả năng phân hủy nhiều chất hữu cơ trong tự nhiên.
Thực vật: thực vật thủy sinh gồm có rong tảo, thực vật phù du chúng có
thể sống ngập trong nước và cũng có thể sống bán ngập. Trong quá trình sống
trong nước chúng đã lấy thức ăn từ những chất hữu cơ phân giải trong nước
làm giảm ô nhiễm nguồn nước.
Động vật thủy sinh: các loài hai mảnh vỏ như ngêu, sò, ốc,…có đặc
tính là có thể sống ở trong nướ ô nhiễm vừa và có khả năng hấp thu nhiều kim
loại nặng trong nước.
Một dòng sông bị ô nhiễm sẽ trải qua quá trình tự làm sạch hiện tại qua
4 vùng chuyển biến mức độ nhiễm bẩn khác nhau:
GVHD: LÊ THANH HẢI 8
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Vùng phân rã: Được hình thành ngay sau nguồn thải vả được biểu hiện
bởi độ đục và màu đen của nước. Ở đây sẽ diễn ra sự phân hủy kỵ khí, tiêu
thụ oxi tăng nhanh, xuất hiện CO
2
. Các dạng sinh vật bậc cao, đặc biệt là cá sẽ
bị chết hoặc là chúng phải rời đi nơi khác. Nấm có thể hình thành và xuất hiện
thành khối màu nâu trắng hoặc màu xám như những chiếc đũa nhỏ và chìm
xuống; vi khuẩn xuất hiện ít hơn nấm. Trong cặn lắng có một loài ấu trùng
roi; loài này nuốt cặn và thải cặn ra ở dạng ổn định và lại được các sinh vật
khác sử dụng.
Vùng phân hủy: vùng này thấy rất rõ khi nước bị ô nhiễm nặng và đặc
trưng bởi sự vắng mặt oxy hòa tan, diễn ra sự phân hủy kỵ khí. Do kết quả
của sự phân hủy cặn, các bọt khí và bùn cặn có thể xuất hiện trên mặt nước
tạo thành váng màu đen. Nước sẽ có màu xám đen và mùi hôi thối của các
hợp chất chứa lưu huỳnh. Các vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn kị khí, nấm hầu
như đã biến mất, các loài động vật chỉ có một ít loài ấu trùng, côn trùng,…
Vùng phục hồi: ở vùng này nhiều chất hữu cơ đã lắng đọng xuống ở
dạng cặn. Cặn bị phân hủy kị khí dưới đáy hoặc trong dòng nước chuyển

động. Vì nhu cầu tiêu thụ oxy của nước nhỏ hơn tốc độ làm thoáng bề mặt
nên tình trạng được cải thiện, nước trong hơn. Lượng CO
2
giảm và oxy hòa
tan, NO
2
-
, NO
3
-
tăng lên. Vi khuẩn có xu hướng giảm về số lượng vì việc cung
cấp thức ăn bị giảm, chủ yếu còn lại VSV hiếu khí. Nấm, tảo xuất hiện đã sử
dụng CO
2
rồi giải phóng oxy giúp cho việc làm thoáng và hòa tan pxy mạnh
mẽ hơn. Tiếp theo, nhu cầu tiêu thụ oxy giảm, các loài khuê tảo cũng ít, xuất
GVHD: LÊ THANH HẢI 9
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
hiện các loài nguyên sinh động vật, nhuyễn thể , các thực vật nước, cá sống
ổn định và có thể tìm thức ăn trong vùng này.
Vùng nước sạch: dòng chảy trở về trạng thái tự nhiên, xuất hiện các
loài phù du thông thường do ảnh hưởng của độ phì dưỡng do ô nhiễm trước
đây. Nước vùng này trở về trạng thái cân bằng oxy, lượng oxy hòa tan lớn
hơn lượng oxy tiêu thụ, trạng thái ban đầu của nước đã được phục hồi hoàn
toàn. Tuy nhiên nước vẫn còn một số loài gây bệnh nên không thể dung trong
ăn uống, sinh hoạt nếu không được xử lý.
Khả năng tự làm sạch của sông phụ thuộc vào các nhân tố: lưu lượng
nước sông, vận tốc dòng chảy, độ sâu, độ dốc, độ uốn khúc của sông, thành
phần hóa học của nước, nhiệt độ, sự thông khí, thời gian.
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005: “SCT của môi trường là

giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô
nhiễm”
Trong một số đề tài nghiên cứu khác trong nước gần đây, thì SCT của
HST cũng đã được đề cập đến nhưng chưa xây dựng phương pháp luận chung
mà chỉ tính toán bước đầu ở một số lưu vực cụ thể.
Ngày 19 tháng 03 năm 2009, Bộ TN-MT đã ban hành thông tư số
02/2009/TT-BTNMT về việc quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước
“ Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn
nước có thể tiếp nhận thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo
GVHD: LÊ THANH HẢI 10
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
nồng độ các chất ô nhiễm tronng nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn
được quy định trong các quy chuẩn/tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích
sử dụng của nguồn tiếp nhận”
Phương pháp này xây dựng khi giả thiết rằng các chất ô nhiễm sau khi
đi vào nguồn nước tiếp nhận sẽ không tham gia vào các quá trình biến đổi
chất trong nguồn nước, như:
- Lắng đọng, tích luỹ, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình
lắng đọng, tích luỹ photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích
do quá trình xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hoà tan thấp).
- Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thuỷ sinh (ví dụ
quá trình tích đọng sinh học các kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cá).
- Tương tác vật lý, hoá học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm
trong nguồn nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hoà tan
trong nước sông).
- Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra
với các hợp chất dễ bay hơi).
Hệ số an toàn
Việc sử dụng Hệ số an toàn F

s
trong xác định khả năng tiếp nhận chất ô
nhiễm là do có nhiều yếu tố không thể định lượng và không chắc chắn trong
quá trình tính toán khả năng tiếp nhận nước thải khi buộc phải chấp nhận các
giả thiết đã nêu trên; hoặc do thiếu thông tin đầy đủ về tình hình xả nước thải
và khai thác, sử dụng nước ở hạ lưu; và nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận
GVHD: LÊ THANH HẢI 11
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
nước thải của nguồn nước trên thực tế sẽ không bị sử dụng hết chỉ cho một
nguồn xả nước thải và dành khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước cho
các nguồn thải ở hạ lưu.
Hệ số an toàn F
s
có giá trị trong khoảng 0,3 < F
s
< 0,7. Hệ số an toàn có
thể khác nhau đối với các chất ô nhiễm khác nhau. Giá trị F
s
nhỏ có nghĩa là
chỉ dành một phần nhỏ khả năng tiếp nhận nước nước thải đối với chất ô
nhiễm được đưa vào nguồn nước do các yếu tố không chắc chắn lớn và nguy
cơ rủi ro cao.
Cần nêu rõ các luận cứ khi xác định giá trị hệ số an toàn trong quá trình
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với
một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
L

= (Q

s
+ Q
t
) x C
tc
x 86,4
Trong đó:
L

(kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô
nhiễm đang xem xét.
Q
s
(m
3
/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần
đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, (m
3
/s).
Q
t
(m
3
/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất.
GVHD: LÊ THANH HẢI 12
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
C
tc
(mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được
quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo đảm mục đích sử

dụng của nguồn nước đang đánh giá.
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m
3
/s) x (mg/l) sang
(kg/ngày).
Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất
ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
L
n
= Q
s
x C
s
x 86,4
Trong đó:
L
n
(kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận.
Q
s
(m
3
/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần
đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải.
C
s
(mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước
trước khi tiếp nhận nước thải.
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m

3
/s)x(mg/l) sang
(kg/ngày).
Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước
tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa
vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:
L
t
= Q
t
x C
t
x 86,4
GVHD: LÊ THANH HẢI 13
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Trong đó:
L
t
(kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải.
Q
t
(m
3
/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất.
C
t
(mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải.
Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất

ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:
L
tn
= (L

- L
n
- L
t
) x F
s
Trong đó:
L
tn
(kg/ngày) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của nguồn
nước.
L

, L
n
,L
t
được xác định như trên.
F
s
là hệ số an toàn.
Nếu giá trị L
tn
lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận
đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị L

tn
nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có
nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.
. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước được
thực hiện theo trình tự gồm hai bước:
- Đánh giá sơ bộ
- Đánh giá chi tiết
GVHD: LÊ THANH HẢI 14
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
3.5.1. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước:
a. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phải xem xét,
tính toán tổng thể các quá trình diễn ra trong dòng chảy: quá trình gia nhập
dòng chảy của các chất; quá trình truyền tải chất; quá trình biến đổi chất.
3.5.2. Phương pháp bảo toàn khối lượng
Cơ sở của phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô nhiễm
* Phương pháp này xây dựng khi giả thiết rằng các chất ô nhiễm sau
khi đi vào nguồn nước tiếp nhận sẽ không tham gia vào các quá trình biến đổi
chất trong nguồn nước, như:
a. Lắng đọng, tích luỹ, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình
lắng đọng, tích luỹ photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích
do quá trình xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hoà tan thấp);
b. Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thuỷ sinh (ví dụ
quá trình tích đọng sinh học các kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cá);
c. Tương tác vật lý, hoá học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm
trong nguồn nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hoà tan
trong nước sông).
d. Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra
với các hợp chất dễ bay hơi).

* Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với chất ô nhiễm
đang đánh giá được tính toán theo phương trình dưới đây:
GVHD: LÊ THANH HẢI 15
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Khả năng tiếp
nhận của nguồn
nước đối với chất
ô nhiễm

Tải lượng ô
nhiễm tối đa
của chất ô
nhiễm
-
Tải lượng ô
nhiễm sẵn có trong
nguồn nước của
chất ô nhiễm
Các giả thiết để áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng các chất ô
nhiễm:
a. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm được đánh giá đối với một nguồn
xả thải trên đoạn sông với giả thiết là không có sự thay đổi về tốc độ dòng
chảy lẫn chất lượng nguồn nước tiếp nhận phía thượng lưu trong khoảng thời
gian đánh giá;
b. Đoạn sông không bị ảnh hưởng triều;
c. Khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm là đồng đều trên toàn đoạn sông;
d. Quá trình hoà tan, xáo trộn chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận
là hoàn toàn và xảy ra ngay sau khi xả thải;
e. Mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận đã được xác định
Yêu cầu về số liệu

* Số liệu về nguồn nước tiếp nhận
- Số liệu về nguồn nước tiếp nhận bao gồm số liệu về lưu lượng dòng
chảy và nồng độ chất ô nhiễm được đánh giá trong nguồn nước.
a. Số liệu về lưu lượng
GVHD: LÊ THANH HẢI 16
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
- Sử dụng chuỗi số liệu dòng chảy đã quan trắc tại đoạn sông đang
được đánh giá.
- Trường hợp không có số liệu lưu lượng đối với đoạn sông đang được
đánh giá, có thể sử dụng số liệu của các sông tương tự.
- Vẽ đồ thị lưu lượng theo thời gian và chọn lưu lượng tức thời nhỏ
nhất để tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (như hình 1)
Hình . Đồ Thị lưu lượng theo thời gian và lưu lượng tức thời nhỏ nhất
b. Số liệu về chất lượng nước
- Số liệu chất lượng nước phải là số liệu quan trắc thực tế tại đoạn sông
đang được đánh giá và cùng thời kỳ với số liệu lưu lượng dòng chảy sông
được sử dụng trong tính toán hoặc trong thời kỳ lưu lượng dòng chảy nhỏ
nhất.
- Việc lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu nước thực hiện theo các quy
định, tiêu chuẩn hiện hành, hiện tại áp dụng các tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn TCVN 5992-1995: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
+ Tiêu chuẩn TCVN 5996-1995: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
+ Tiêu chuẩn TCVN 5999-1995: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải;
GVHD: LÊ THANH HẢI 17
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
+ Tiêu chuẩn TCVN 5993-1995: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
+ Các tiêu chuẩn TCVN về phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, …
- Mẫu nước để xác định nồng độ chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp
nhận là mẫu tổ hợp của ít nhất 3 mẫu đơn được lấy tại 3 vị trí khác nhau trên
cùng một mặt cắt ngang (giữa dòng, 1/4 chiều rộng sông từ bờ trái và 1/4

chiều rộng sông từ bờ phải) và ở độ sâu 0,5m tính từ mặt nước.
* Số liệu về nguồn nước thải
a. Số liệu về nguồn nước thải phải là giá trị lưu lượng nước thải lớn
nhất và giá trị nồng độ cao nhất của chất ô nhiễm có trong nguồn thải.
b. Chất ô nhiễm cần đánh giá là tất cả các chất đã liệt kê trong các quy
chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp
nhận và các chất ô nhiễm khác có trong nguồn thải nhưng chưa được liệt kê
trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam. Hiện tại, tiêu chuẩn chất lượng
nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận gồm có:
- Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 (loại A, loại B);
- Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi TCVN 6773-2000;
- Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh TCVN
6774-2000.
c. Đối với nguồn thải hiện đang xả thải, các số liệu về nguồn nước thải
phải là số liệu đo đạc, quan trắc thực tế.
d. Đối với nguồn thải tương lai, các số liệu về nguồn nước thải phải là
số liệu có căn cứ tính toán hoặc căn cứ khoa học.
GVHD: LÊ THANH HẢI 18
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
*. Thông tin về xả nước thải ở thượng lưu và hạ lưu đoạn sông đang
được đánh giá và việc sử dụng nước ở hạ lưu.
a. Thông tin về việc xả nước thải ở thượng lưu và hạ lưu đoạn sông
đang được đánh giá và việc sử dụng nước ở hạ lưu có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông.
b. Trong đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin về xả thải ở thượng lưu và
hạ lưu đoạn sông, để bảo đảm loại trừ trường hợp:
- Chỉ sử dụng mẫu chất lượng nước tại đoạn sông tiếp nhận nước thải
được lấy khi các điểm xả thải ở thượng lưu không hoạt động hoặc hoạt động
chưa hết công suất;
- Sử dụng hết khả năng tiếp nhận nước thải tại đoạn sông, vì như vậy sẽ

làm cho chất lượng nước ở hạ lưu không còn đáp ứng được mục đích sử dụng
nếu ở hạ lưu đoạn sông còn có các nguồn xả khác.
GVHD: LÊ THANH HẢI 19
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
GVHD: LÊ THANH HẢI 20

×