ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
“Gia đình!”, hai tiếng thiêng liêng, là tổ ấm khi bước chân xa về mệt mỏi, là
nơi ta sinh ra và lớn lên gắn bó chứa chan tình thương yêu hạnh phúc, ai cũng có
một gia đình, hãy giữ những phút giây thương yêu, quan tâm chia sẻ những khó
khăn cùng nhau, để mỗi người là một sự gắn kết là mối dây liên hệ gia đình, có ý
thức tốt hơn và sống tốt hơn. Để mỗi gia đình là một tế bào tốt của xã hội.
Một bữa ăn thật ngon với rau và các món dân dã nhưng chan chứa tình
thương yêu ngọt ngào. Bên mâm cơm quây quần đó, những câu chuyện về cuộc
sống xung quanh, về chuyện học tập của con cháu, về những lo toan vui buồn khó
khăn trong cuộc sống đều được sẻ chia, động viên, dạy bảo, là câu chuyện vui của
những đứa cháu nhỏ, là tiếng cười của ông bà, của cha mẹ.
Dù đi đâu và làm bất cứ công việc gì cũng tranh thủ cố gắng về nhà, nơi
không chỉ là yên bình ấm áp mà còn là để cùng được ăn cơm với gia đình. Nó đã
hình thành nên một thói quen, một nếp sinh hoạt trong mỗi thành viên gia đình.
Đôi lúc bận công việc xa nhà, được chiêu đãi những nơi sang trọng, ăn
những món ăn ngon nhưng mâm cơm rau của gia đình vẫn là một hình ảnh làm
chúng ta nhớ mãi. Vì ở nơi đó là không khí chan hòa, là những bát cơm được xới từ
tay mẹ, được gắp cho ông bà một miếng cá ngon, cũng có khi ông bà lại nhường
cho cháu một lát cá to, là hôm nào mệt ăn ít cơm lại được một lời ân cần lo lắng:
sao hôm nay ăn ít vậy con!...
Từ trong chính cuộc sống gia đình, sự hình thành nên mỗi con người rất là
quan trọng, người ta có thể sống tốt trong xã hội hay không cũng bắt nguồn từ đây.
Vì vậy sự gắn kết là mối dây liên hệ gia đình là điều rất quan trọng. Một bữa cơm
ngon nhưng ai nấy cắm cúi ăn rồi bỏ đi… điều đó thật đáng buồn và cảm giác cô
đơn lạc lõng chính trong gia đình mình, không có sự quan tâm gắn kết với người
thân, khiến người ta dễ đi đến lối sống bất cần, không tự chủ.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN i NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Hãy trân trọng hạnh phúc gia đình và tạo nên hạnh phúc, đừng sống hời hợt
và vô cảm với nhau trong chính gia đình mình. Bởi không có gì đẹp và đáng quý
hơn là cuộc sống trong mái ấm gia đình.
Nhận thức được tầm quan trọng trong giao tiếp gia đình và kết hợp với kiến
thức thực tiễn được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự
giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Thị Hải Vân, nhóm chúng em đã nghiên
cứu đề tài với nội dung “ Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình”. Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Lý thuyết về giao tiếp.
Phần II: Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay.
Phần III: Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình.
Phần IV: Kết luận.
Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm chúng em mong sự góp
ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp
cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt
công việc sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lê Thị Hải Vân đã trực tiếp
hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN ii NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................iii
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP.............................................................1
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY.....12
PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH...............29
PHẦN IV: KẾT LUẬN.......................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................50
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN iii NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP
1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại và kĩ năng giao tiếp.
1.1.1. Khái niệm.
Giao tiếp là các mối quan hệ giao lưu, ứng xử thông qua tiếp xúc giữa người
với người; Giao tiếp văn hóa là những hành vi giao tiếp (cụ thể) theo định hướng
(có) văn hóa.
Văn hóa giao tiếp là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực trong các mối
quan hệ giao tiếp cá nhân tạo thành một bộ phận của đời sống văn hóa tập thể và
rộng ra là của nền văn hóa dân tộc.
Giao tiếp là quá trình chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều
người. Trong giao tiếp, người ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của
mình, trao đổi thông tin với người khác; sử dụng ngôn ngữ không lời, như nét mặt,
cử chỉ, động tác… để biểu lộ tình cảm, thông tin muốn chuyển tải.
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc có mục đích. Người giao tiếp phải nỗ lực để
cuộc giao tiếp đạt kết quả nên cần hiểu mình tiếp xúc với ai, nói gì, nói như thế
nào… để đôi bên hiểu rõ thông tin cần thiết. Như vậy, giao tiếp không đơn giản chỉ
là nói chuyện với ai đó. Về kỹ năng, một người có thể giao tiếp thành công hơn
người khác nhờ khiếu ăn nói, óc linh hoạt, khả năng hài hước. Tuy nhiên để giao
tiếp thành công cần rèn luyện, thực hành, rút kinh nghiệm và lúc đó năng khiếu sẽ là
lợi thế kèm theo.
1.1.2. Đặc điểm của giao tiếp.
1.1.2.1.Tính mục đích.
– Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta;
– Có được sự phản hồi từ người nghe;
– Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe .
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 1 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
– Truyển tải được những thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi
do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hõn những thành
phần khác tham gia vào quá trình này.
Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh
được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào
cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
1.1.2.2. Tính chuẩn mực.
Lễ nghi là một tiêu chí quan trọng trong xã hội văn minh hiện đại, đó là nội
dung quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội, và cũng là hình thức biểu hiện
bên ngoài của văn hoá đạo đức xã hội, phản ánh tố chất công dân một quốc gia.
Phong cách xã giao là tài năng, là sự sáng tạo, là nhu cầu, là cách đối đãi của
mỗi con người. Sự khéo léo trong giao tiếp sẽ tạo cho con người có thêm sức thu
hút và thành công hơn, nếu như được vun đắp hơn nữa sẽ còn may mắn trong vận
mệnh hơn rất nhiều.
Trong cuộc sống và công việc thường ngày, khéo léo trong đối nhân xử trhế
còn có thể điều tiết mối quan hệ giữa con người với con người. Trên một ý nghĩa
nhất định mà nói, lễ nghi xã giao là một côn cụ điều tiết sự phát triển hài hòa và mỗi
quan hệ cộng đồng, con người khi giao tiếp với nhau cũng phải theo một quy phạm
đối nhân xử thế, nó có tác dụng tích cực tăng cường sự tông trọng lẫn nhau, thiết lập
mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tránh tối đa những mâu thuẫn và xung đột không
đáng có. Thông thường mà nói, con người nhận được sự tôn trọng, tiếp đãi ân cần,
sự tán đồng và giúp đỡ sẽ có sự mạnh rất lớn, tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi
người, còn ngược lại, có thể sẽ gây cho người khác sự ác cảm, sự thù địch, cố chấp,
nhìn chung sẽ tạo ra một tâm lý không được tốt.
Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập với đặc điểm nổi bật ở sự thời thượng,
mới mẻ, toàn diện, và phổ biến sẽ là một cẩm nang giao tiếp thiết thực dành cho bạn
trong cuộc sống. Thời đại ngày nay, nhịp sống và làm việc của mỗi người ngày
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 2 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
càng khẩn trương, không phải ai cũng biết hế lễ nghi, thông thạo phong tục, tuy
nhiên mỗi người chúng ta cũng điều biết được phong cách xã giao cần thiết để phục
vụ cho công việc và giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách sẽ giúp độc giả lĩnh
hội được những chuẩn mực tối ưu nhất về lễ nghi giao tế trong nhiều phương diện,
hoàn cảnh, lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
1.1.3. Phân loại giao tiếp:
Con người có rất nhiều cơ hội giao tiếp với những người khác. Giao tiếp có
thể phân biệt thành nhiều loại khác nhau.
1.1.3.1.Giao tiếp nội tâm:
Khi con người trò truyện với chính bản thân họ, quá trình giao tiếp này diễn
ra trong bộ não. Nó bao gồm những suy nghĩ, ký ức, và nhận thức trong suốt quà
trình giao tiếp. Hầu hết hành vi phản ứng đối với các cấp độ giao tiếp chủ yếu đều
bắt nguồn từ giao tiếp nội tâm. Ở cấp độ này, chủ thể đặt ra những quy tắc cho bản
thân và các kiểu mẫu giao tiếp. Giao tiếp nội tâm bao gồm:
• Giác quan – Ví dụ: các mô hình diễn giải, văn bản, ký hiệu, biểu tượng.
• Giao tiếp không bằng lời nói – Ví dụ: các động tác, giao tiếp bằng mắt.
• Giao tiếp giữa các bộ phận trên cơ thể – Ví dụ: “Bao tử của tôi nói với tôi
là đã đến giờ ăn trưa rồi”.
• Mơ mộng.
• Giấc mơ ban đêm.
• Những hình thức khác.
1.1.3.2. Giao tiếp ứng xử:
Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân riêng biệt.
Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người giao tiếp với nhau hoặc giao tiếp
theo nhóm. Điều này cũng có nghĩa là con người có thể nắm bắt được việc giao tiếp
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 3 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
với những con người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và làm cho người
đó cảm thấy hài lòng. Những động tác như giao tiếp bằng mắt, vận động cơ thể, và
các động tác tay cũng là một phần của giao tiếp ứng xử. Các chức năng phổ biến
nhất của việc giao tiếp ứng xử là nghe, nói và giải quyết mâu thuẫn. Phân loại giao
tiếp ứng xử đi từ giao tiếp ngôn ngữ đến phi ngôn ngữ và từ tình huống này đến tình
huống khác. Giao tiếp ứng xử bao gồm việc giao tiếp trực diện có mục đích và thích
hợp.
1.1.3.3. Giao tiếp theo nhóm nhỏ:
Giao tiếp theo nhóm nhỏ là một quá trình tác động qua lại diễn ra theo nhóm
ba người hoặc nhiều hơn để đưa ra được những mục tiêu chung bao gồm giao tiếp
trực diện và các loại giao tiếp qua trung gian. Loại giao tiếp này thỉnh thoảng cũng
bao gồm giao tiếp ứng xử chỉ có một điểm khác biệt chủ yếu là số lượng người
tham gia vào quá trình này. Giao tiếp theo nhóm nhỏ có thể là buổi nói chuyện giữa
các thành viên gia đình trong bữa ăn tối, hoặc một buổi họp được diễn ra bởi một
vài thành viên trong tổ chức.
1.1.3.4. Giao tiếp cộng đồng:
Khi một người gửi thông điệp cho một bộ phận khán giả, không phân biệt
những cá nhân khác nhau. Không giống với các cấp độ giao tiếp kể trên, người phát
ngôn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình giao tiếp này.
1.1.3.5. Giao tiếp tập trung:
Quá trình giao tiếp tập trung diễn ra khi một nhóm người nhỏ gửi thông điệp
cho một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua một phương tiện truyền thông cụ thể. Quá
trình này biểu hiện sự hình thành và truyền bá một thông điệp đến một bộ phận tiếp
nhận lớn thông qua phương tiện truyền thông.
1.1.3.6. Giao tiếp phi ngôn ngữ:
Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, con người truyền những thông điệp cho nhau
không sử dụng ngôn ngữ. Họ giao tiếp thông qua những biểu hiện trên gương mặt,
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 4 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
vị trí đầu, tay và cử động tay, cử động của cơ thể, vị trí của chân và bàn chân. Con
người cũng có thể dùng “khoảng cách” để diễn đạt một thông điệp. Bằng cách để ý
đến giao tiếp phi ngôn ngữ, một người có thể hiểu được những thông điệp từ người
khác, và chuyển thông điệp đến người khác. Sự chú ý đến việc giao tiếp phi ngôn
ngữ giúp con người:
• Diễn đạt sự tự tin và hiểu biết.
• Chứng minh được sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
• Diễn tả lòng chân thành, sự hứng thú và tinh thần hợp tác.
• Tạo dựng lòng tin.
• Nhận ra tâm trạng của bản thân và của những người khác.
• Khám phá sự khác biệt giữa những gì người khác đang nói và những điều
người đó đang nghĩ.
• Thay đổi hành vi và không gian giao tiếp để tạo nên những cuộc thảo
luận có hiệu quả hơn.
• 03 châm ngôn về giao tiếp.
o Châm ngôn 1: Giao tiếp là phương thuốc thần kỳ chữa lành mọi tai họa
của chúng ta – Panacea
o Châm ngôn 2: Giao tiếp có thể phá vỡ (Điều này có thể trái ngược với
quan niệm giao tiếp không thể bị phá vỡ trong khi máy móc có thể bị phá vỡ).
o Châm ngôn 3: Giao tiếp đơn thuần là việc xây dựng một kỹ năng. Giao
tiếp là một quá trình phức tạp cần phải nắm bắt và thấu hiểu một cách toàn diện.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 5 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
1.1.4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản:
1.1.4.1. Hãy là một người lắng nghe tốt.
Hãy chú ý lắng nghe các nhân viên của bạn. “Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng
đây là một trong những thiếu sót giao tiếp lớn nhất mà các nhà quản lý thường mắc
phải”, - Maureen Dolan Rosen, một chuyên gia nhân sự tại hãng Chapel Hill , - cho
biết. Trong số những điều Maureen nhấn mạnh tại các hội thảo quản lý là: “Hãy học
cách lắng nghe tốt hơn”. Bà cũng dẫn chứng một câu truyện về ông sếp của bà trước
đây, người luôn đặt tay dưới cằm và im lặng nghe mọi người xung quanh nói
chuyện tại các cuộc họp bàn, hội thảo. Nhưng nếu quan sát kỹ một chút, bạn sẽ thấy
sau cặp mắt kính, hai mắt ông nhắm nghiền. Ông đã sử dụng cuộc họp để chợp mắt
trong chốc lát.
1.1.4.2. Dành thời gian cho nhân viên.
Thông thường, những cuộc nói chuyện trực tiếp với các nhân viên trong
công ty là rất quan trọng; chỉ khi các nhân viên làm việc ở xa, bạn mới nên nói
chuyện qua điện thoại. Nếu bạn không thể gặp gỡ hàng tuần, hãy thực hiện ít nhất
một lần trong một tháng. Và bạn đừng nghe điện thoại khi đang họp, trừ khi có việc
khẩn cấp. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn. Bạn nên nói
chuyện về con đường sự nghiệp của họ và bạn đang hình dung thế nào về sự thăng
tiến của họ trong công ty.
1.1.4.3. Trò chuyện với nhân viên về công việc.
Bạn nên thường xuyên tiếp cận để tìm hiểu về các thay đổi tại công sở từ
trên xuống dưới. Việc này có thể khá khó khăn. Bạn sẽ rất dễ quên những việc cần
phải nói với một ai đó về điều họ cần biết liên quan tới công việc của họ, nhưng bạn
cần nhớ rằng: Công việc có thể không được hoàn thành và bạn có thể là người duy
nhất biết những điều mà mọi người chưa biết.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 6 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
1.1.4.4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân.
Điều này giúp các nhân viên của bạn đưa ra được những quyết định tốt hơn
(hay ít nhất là những quyết định bạn sẽ cảm thấy phù hợp hơn). Nếu thông tin bạn
đưa ra mỗi lúc một khác, nhân viên của bạn sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ và bạn sẽ
phải chịu hậu quả do những quyết định sai lầm của họ.
1.1.4.5. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá; tránh những điều ngạc nhiên
bất ngờ.
Đừng để đến buổi họp thường niên, các nhân viên mới phải giật mình trước
những đánh giá của bạn về công việc họ làm. Họ nên biết trước và sẵn sàng lắng
nghe các ý kiến của “sếp” rằng có một vài điều họ cần phải cải thiện nhằm đáp ứng
nhu cầu công việc tốt hơn. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết
lại và cùng với các nhân viên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian
tới.
1.1.4.6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên.
Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, mà là khả
năng trò chuyện với một nhóm nhân viên cụ thể. Nếu bạn không thể nói chuyện tốt
tại các buổi họp hay trước một nhóm nhân viên, bạn sẽ đánh mất vị thế của một nhà
quản lý như một người có năng lực lãnh đạo và đáng tin cậy. Hãy học cách để làm
được điều này, học cách để trò chuyện tự tin và truyền cảm hơn. Bạn cũng cần lưu ý
tới những điều tương tự khi viết e-mail đồng gửi cho nhiều nhân viên.
1.1.4.7. Đừng che đậy đằng sau các e-mail.
E-mail là một công cụ giao tiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị
cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong
khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt đối mặt hay ít nhất là qua điện thoại. Khi vấn đề
liên quan đến các cảm xúc, tình cảm..., thì e-mail chính là một phương tiện giao tiếp
kém hiệu quả nhất. Và e-mail cũng chưa bao giờ là cách thức phù hợp để nói với ai
đó rằng họ đang làm việc không hiệu quả.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 7 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
1.2. Môi trường giao tiếp:
1.2.1. Môi trường gia đình:
Giao tiếp trong gia đình tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại là một kỹ
năng khá khó. Nếu biết cách giao tiếp thì mối quan hệ trong gia đình bạn sẽ rất bền
chặt.
Sự giao tiếp được định nghĩa là việc diễn đạt suy nghĩ, tình cảm và ý tưởng
của bạn. Một phần cốt yếu của việc giao tiếp tích cực là lắng nghe.Đối với con cái,
sự giao tiếp tích cực có thể giúp chúng cảm thấy thoải mái khi nói và chia sẻ suy
nghĩ cũng như tình cảm của chúng một cách thẳng thắn. Chúng cũng có thể học
cách tôn trọng ý kiến, tình cảm và suy nghĩ của người khác.Là phụ huynh hay người
chăm sóc trẻ, bạn có thể có những biện pháp quan trọng nhằm xây dựng mối giao
tiếp lành mạnh với trẻ con.
1.2.2. Môi trường nhà trường:
Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì
ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo
dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là
một nội dung quan trọng của giáo dục. Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường
hiện nay có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò
của nhà trường là rất quan trọng. Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo
chí hay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế
nào, xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không phải
do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học, trên các nghiên cứu, tham
vấn… Thứ hai là dân tộc và quốc tế, chính công cuộc hội nhập và phát triển một
cách ồ ạt của CNTT đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các
dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô
cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ
giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 8 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao tiếp
trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường. Trong đó,
mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa
giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những điểm
quan trọng trên, việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh nên được thực hiện
mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm…có như
thế mới mong phục dựng được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng
xuống cấp như hiện nay.’’.
Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu
và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy
cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành
vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các
trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực
trong chương trình giảng dạy.Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan
điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan
điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con
đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau
giữa giáo dục và giao tiếp.
Sự khéo léo ứng xử của người thầy - nhà sư phạm trong giao tiếp là điều cần
thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý, giáo dục và giảng dạy tốt đẹp. Điều đó
có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động
tích cực. Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần phải tìm ra điều tốt nhất
trong mỗi con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất những nhược
điểm, những bất cập ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong nhà trường thì tất yếu
chúng ta sẽ tạo được môi trường giao tiếp có văn hóa trong học đường một cách bền
vững.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 9 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Giải pháp nào để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nhà trường, để có một môi
trường văn hóa học đường lành mạnh,đó là chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía,
gia đình cùng với nhà trường và xã hội. Trong đó, ông đề nghị chúng ta cần sớm tổ
chức nghiên cứu, đánh giá một cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng
văn hóa học đường để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình
giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực
chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Khẩn trương nghiên cứu các mô
hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học đường, cũng như tập
trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, nhằm tăng
cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghiên cứu
xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn
luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Để thực hiện điều này ngành giáo dục
cần sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định hướng
xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà ở đó người thầy vừa
truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho trò “bài học làm
người”.
Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao
tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều
hơn. Môi trường lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì
trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu
thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao
tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các
em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều
kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa
hơn.
1.2.3. Môi trường xã hội:
Trong quan hệ xã hội, người Việt Nam "tôn sư trọng đạo", tôn trọng người
có công với dân tộc làm đầu. Giao lưu, đối thoại với các nền văn hóa thế giới, kể cả
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 10 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
với các thế lực lắm tiền nhiều của, người Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh văn hiến
dân tộc, giữ danh dự và tâm hồn trong sáng. Tinh thần khiêm tốn học hỏi, cầu thị vì
sự tiến bộ và phát triển đất nước, con người trước quan hệ quốc tế luôn được đề
cao. Trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, các nhóm cộng đồng
và cá nhân, thái độ "đói cho sạch, rách cho thơm", hành vi "lời chào cao hơn mâm
cỗ", tinh thần "thương người như thể thương thân" luôn là bản sắc trong lối ứng xử
của người Việt Nam hiện đại.
Đời sống kinh tế phát triển, cuộc sống ấm no, sung túc tất yếu đem lại một
không khí giao tiếp văn minh, lịch sự. Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển
từng bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
Xã hội Việt Nam ngày càng trở nên văn minh, con người Việt Nam ngày càng có
được nhiều dân chủ với tư cách cá nhân cũng như với tư cách tập thể. Quan hệ lãnh
đạo - bị lãnh đạo ngày càng có dân chủ, thể hiện một phong cách làm việc có tính
khoa học và văn hóa. Về nguyên tắc, cấp trên, cấp dưới được phân công phân nhiệm
rõ ràng, làm cho bộ máy đảng và nhà nước vận hành tốt hơn. Đặc biệt là mối quan
hệ giữa cán bộ và nhân dân đang tăng dần chất dân chủ. Tất cả những điều đó làm
cho mọi hoạt động, mọi quan hệ trong xã hội ta ngày càng trở nên lành mạnh.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 11 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
HIỆN NAY
2.1. Lý thuyết chung về gia đình:
2.1.1. Khái niệm:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với
nhau… (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Các thành viên gia đình có mối quan hệ
gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, giữa họ có những điều ràng buộc có tính
pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
2.1.2. Phân loại:
Có nhiều cơ sở để phân loại gia đình thành các loại khác nhau.
Xét về qui mô, gia đình có thể phân loại thành:
• Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và
con.
• Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông
bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
[2]
• Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn
thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có
thể phân chia gia đình thành hai loại:
• Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi
là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm
người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ
ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ
tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 12 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành
viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình
mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn
thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này,
quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.
• Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người
thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một
người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ
đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa
trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ
không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là
trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người
bố hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng
trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến
trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
2.1.3. Chức năng của gia đình:
2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội
Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho
gia đình và xã hội. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có
những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con. Mặt khác, sự sinh sản
trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ đó tránh nạn quần hôn,
góp phần tạo nên tôn ti gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo được các điều kiện cơ bản cho
nòi giống phát triển.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia đình
vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền tảng cho
mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 13 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách
Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi
con người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy
thân yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa
nhập vào đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình nên từ
cách ứng xử giữa các thành viên gia đình (cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp
đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý, vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa
gia đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện,
sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách.
2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình
Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có
tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi
thành viên được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm,
cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế,… từ các quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến:
mái ấm. Trong gia đình, người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại
cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ,
vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau…Ở đó, mỗi người cảm nhận
được sự gần gũi, thân thương: từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường, … đến những quan
hệ họ hàng thân thiết.
Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó đã tạo nên
sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ,
thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm,
trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương đất nước, con người.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 14 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
2.1.3.4. Chức năng kinh tế
Đây là chức năng nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp
phần vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của thành viên gia đình hoặc hoạt động kinh
tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất (ăn, mặc, ở,
đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành, tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí). Gia đình còn
là đơn vị tiêu dùng. Việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã tác động
vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình
cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các
giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ
vai trò chủ đạo. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực
trong cuộc sống gia đình.
Văn hóa gia đình là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam. Đó là
hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù, có chức năng kiểm soát, điều hành hành
vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội.
Chính vì thế, giữ gìn văn hóa gia đình cũng là góp phần giữ gìn truyền thống văn
hóa Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết
trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối.
Mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi, những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng
chung sống ít dần đi, nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt
Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Sự “kính trên,
nhường dưới”, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau, luôn luôn được các thành viên
trong các gia đình gìn giữ. Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên
trong gia đình đều phải có trách nhiệm đóng góp công sức vun đắp, cùng chia sẻ,
gánh vác các công việc của gia đình và người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 15 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối
với gia đình.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu
rộng ngày nay, cuộc sống của mỗi gia đình và của cả xã hội ngày càng được cải
thiện. Nhịp sống, và sự giao lưu văn hoá rộng mở, tác động thường xuyên, nhiều
chiều …Các giá trị văn hoá gia đình đứng trước những câu hỏi: tiếp thu, lưu giữ và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực như thế nào? Trong cuộc sống
hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá
mới; là người chọn lọc, phát triển và nhân lên những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các
thành viên trong gia đình.
Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn
lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người,
là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo, thành công, nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình
mệt mỏi, là nơi che chở mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thất bại trên đường đời. Gia
đình cho chúng ta động lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành đạt
trong cuộc sống…
2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì?
2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam
Ngoài hai từ chính thống cha và mẹ, các vùng khác nhau có những từ khác
nhau như bố, ba, thầy để chỉ cha và má, u, mạ để chỉ mẹ.
Một số từ để chỉ mối quan hệ nếu có trong gia đình như: ông nội là cha của
cha, bà nội là mẹ của cha, ông ngoại là cha của mẹ, bà ngoại là mẹ của mẹ.
Miền Nam: bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là em
trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là anh hoặc em
trai của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ. Dượng là chồng của cô
hoặc dì. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối
quan hệ kết hợp với thứ của người đó (nếu có quan hệ huyết thống) hoặc thứ của
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 16 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống) chẳng hạn như chú tư,
vợ của chú tư được gọi là thím tư. Con trong gia đình được gọi từ thứ hai (con đầu)
trở đi, không có con cả.
Miền Bắc: bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ hoặc chồng của bác cũng
được gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng của cô
hoặc chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi vợ của chú,
cậu là em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái của mẹ. Thông thường để gọi
một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của
người đó. Con trong gia đình được gọi theo thứ tự cả, hai, ba, tư.
• Anh em bà con (họ hàng): con của chú bác gọi là anh chị em chú bác (anh
chị em con chú con bác), con của dì gọi là anh chị em bạn dì (anh chị em con dì),
con của cô cậu gọi là anh chị em cô cậu (anh chị em con cô con cậu).
• Dâu rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với
mình kết hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu,
em dâu. Hai người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo,
miền Bắc gọi là anh em đồng hao hoặc đứng nắng. Hai người vợ của hai anh em trai
gọi là chị em bạn dâu.
2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt:
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng
giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó
giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.
Do đó hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở
để gặt hái thành công.
• Sắp xếp suy nghĩ trước khi nói
Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời
rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó,
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 17 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia
một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm
chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp.
• Lắng nghe mọi người xung quanh
Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp
tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra
kinh nghiệm cho bản thân : học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm
của người không khéo léo.
Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác.
Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy
đó chính là bạn.
• Không phản ứng lại ngay lập tức
Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình
thành suy nghĩ của mình thay vì phản ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay
lời đề nghị.
• Đọc nhiều
Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến
thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc
những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó,
bạn cũng có thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và
sếp ngoài công việc.
• Xây dựng tự tin
Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và mạnh dạn chia sẻ ý
kiến của mình. Và để xây dựng sự tự tin, bạn phải không ngừng bồi dưỡng kiến
thức cho bản thân.
• Thể hiện ngôn ngữ cử chỉ hợp lý.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 18 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Bạn đã hội tụ những điều trên nhưng vẫn còn một yếu tố không thể thiếu
để giao tiếp thành công : ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ cử chỉ phải song song và phù
hợp với lời nói của bạn. Vai thẳng và nghiêm chứng tỏ bạn đã sẵn sàng cho cuộc
nói chuyện. Lưu ý ở công sở, bạn không thể nói chuyện với sếp và đồng nghiệp
trong tư thế thoải mái như ở nhà.
2.3. Thực trạng và nguyên nhân.
2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay.
2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái:
Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị
thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền. Buổi sáng cho con tiền dằn túi, chở con
đến trường, vội vã đến nơi làm việc. Buổi trưa đón co về, cho ăn, đưa con đi học
tiếp rồi lại vội vã đi làm. Buổi tối cha mẹ khá chữ nghĩa thì dò bài, giảng bài tập; ít
chữ nghĩa thì ngồi “canh me” cho con học.
Nuôi nấng cực khổ, tốn kém mà dường như chúng không nghe lời, càng lớn
càng hư hay cãi lại…Đã thế,còn bày đặt có bạn trai, bạn gái.
Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với trẻ. Nếu không được điểm cao
thì thường bị cha mẹ đem so sánh với bạn bè khiến trẻ bực tức, mặc cảm và hành
động nông nổi.
Khi con có bạn khác giới, nhiều bâc cha mẹ không tìm hiểu, lắng nghe mà
trấn áp bằng mọi cách.
Khi con có bầu, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh mà nặng lời mắng nhiếc.
Sau khi trút bỏ cái thai, cô gái rơi vào tình trạng mặc cảm, có thể dẫn đến bệnh tâm
thần.
Khi con trai sa ngã vào mại dâm, ma túy…Chúng thường không tìm được
nơi an ủi.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 19 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Có tới 62,9% bố mẹ ở khu vực phía Bắc và 57,7% bố mẹ ở khu vưc phía
Nam chưa dành đến 30 phút trong ngày cho giải trí vui chơi cùng con cái. 46,2% bố
mẹ miền Bắc và 20,2% cha mẹ miền Nam chỉ dành khoảng 15 phút cho hoạt động
này.
Cha mẹ quá nuôi chiều con cái:
Từ khi Hương còn nhỏ, bà Lan đã hết mực cưng chiều. Đến lớn, hễ mẹ nhờ
làm việc gì, cô bé 15 tuổi luôn giãy nảy không làm với lý do “con làm sợ xước
móng tay, mất đẹp”.
Vì quá lo cho sức khỏe của đứa con gái út, bà Lan không bao giờ để con phải
đụng tay vào việc gì. Mọi công việc từ quét nhà, giặt giũ cho đến nấu ăn, bà đều lo
hết. Thậm chí, dưới bàn tay mẹ, Hương nay đã trở thành thiếu nữ vẫn chưa biết tự
tắm rửa, hễ lúc nào muốn làm vệ sinh cơ thể, cô bé lại phải gọi mẹ.
“Khổ lắm, cứ hễ nhờ nó việc gì là lại giãy nảy giận hờn vì sợ làm xước móng tay.
Thật sự bàn tay cháu rất đẹp và trắng trẻo, nhưng cái tôi lo là cháu đã lớn mà không
thể tự chăm sóc cho mình thì sau này có gia đình riêng sẽ khổ lắm. Tôi tự trách
mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45 tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn
cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng 60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi
game online và ngủ.
2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái.
Thời phong kiến con cái rất kính trọng ông bà, luôn vâng lời cha mẹ, lễ phép
với người lớn. Khi đi học, ra đường gặp người lớn phải cúi đầu chào, khi xe tang đi
qua biết nép vào lề dở nón, đưa gì cho người lớn phải cầm cả hai tay. Cách giáo dục
con cháu ngày xưa rất nghiêm: Đi phải thưa về phải trình, nói chuyện với người lớn
phải xưng cháu, xưng con, một dạ hai thưa chứ không được nói trống không. Không
bao giờ dám lớn tiếng hay cãi lại cha mẹ. Chính vì dạy con từ thuở còn nhỏ, nên rất
dễ dạy. Rèn trẻ vào khuôn phép từ nhỏ, lớn lên sẽ thành thói quen và nét đẹp văn
hóa sẽ trở thành truyền thống.
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 20 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
Hiện nay con trẻ học văn quá nhiều, mà học lễ thì ít, gia đình bận rộn lo toan
cuộc sống cũng có phần lơ là trong giáo dục và quản lý con cái. Không gò ép con
vào khuôn khổ, mà còn nuông chiều con thái quá, buông lỏng việc quản lý nên dần
dần kết bạn với bọn xấu, ham chơi bỏ học. Trẻ nhỏ thì mê game, lớn thêm tí thì tập
tành hút thuốc, uống bia rượu, nghiện ngập rồi bỏ nhà đi bụi. Măng non không thể
mọc thẳng nếu không có sự bảo bọc uốn nắn của tre già.Thiếu dạy dỗ con từ nhỏ
làm sao con hiểu được công ơn cha mẹ.
Đối với con cháu trong gia đình, ông bà thường đặt vấn đề giáo dục đạo đức
quan trọng hơn tri thức theo quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Người già có
thể tham gia giáo dục con cháu về nhiều vấn đề như lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, thái
độ, kĩ năng lao động phù hợp lứa tuổi, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp,
ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội
Vì sống cùng hoặc sống gần con cháu nên nhiều ông bà còn dạy dỗ con cháu
từ nhỏ và hàng ngày như ăn, nói, xin phép, chào hỏi, ứng xử với mọi người… Đó là
cách giáo dục cần thiết, thiết thực liên quan đến đạo đức, lối sống trong gia đình và
mở rộng ra ngoài xã hội và cộng đồng .
2.3.1.3. Giữa vợ và chồng.
Trong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian
chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không
còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?",
"Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi
không?"..
Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong
những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý... đôi khi làm hai
người cảm thấy không thể tiếp tục được nữa
Các cuộc tranh luận giữa vợ chồng dường như được mặc định như những
cuộc cãi vã không có hồi kết với những lý do muôn thủa. Hãy tâm niệm rằng đó chỉ
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 21 NHÓM-QC03C
ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH
là những đối thoại, cả hai người cần không gian để suy nghĩ, để bình tĩnh và có thể
nói lại chủ đề đó vào lúc khác.
Vấn đề không phải nó là gì mà nói nó ra như thế nào? Hãy khám phá một cách nói
chuyện khác phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc học cách cảm nhận những suy
nghĩ của người kia. Đặt mình vào vị trí của chồng/vợ, tìm cách tiếp cận và truyền tải
câu chuyện một cách dễ chịu nhất bạn muốn.
2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em.
Cuộc sống gia đình là "một phòng thí nghiệm" cho cuộc sống sau này, nơi
trẻ có thể bắt đầu hiểu những khái niệm trừu tượng như "sự đồng cảm", "sự hiểu
biết" và "giao tiếp". Đó là nơi trẻ có thể học cách đối phó với những cảm xúc trái
chiều, ví dụ như sự ghen tị, sự yêu thương chia sẻ... trong một môi trường vẫn còn
rất an toàn.
Người Việt quan niệm anh chị em là “ruột rà máu thịt” vì vậy mà “máu chảy ruột
mềm”. Gia đình truyền thống Việt Nam tuy có ảnh hưởng Nho giáo “Quyền huynh thế
phụ”, nhưng vẫn đề cao giá trị “trên kính dưới nhường”, hòa thuận với nhau, vì:
“Anh em như thể chân tay,
Như gốc với rễ như cây với cành.
Anh thời phải thuận đạo anh,
Em thời hiếu đễ mới đành đạo em.”
2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng.
Trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng người chúng ta cũng thăm hỏi bà
con, họ hàng. Những người bà con, họ hàng gần như anh, chị em họ thì chúng ta
cũng hay thường xuyên giao tiếp và hỏi thăm. Do vậy, chúng ta luôn phải trò
chuyện và quan tâm lẫn nhau trong khuôn khổ nhất định. Xác định được quan hệ
trong họ hàng rồi từ đó xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra
em v.v.... Xưng hô trong họ tộc khác với xưng hô ngoài xã hội, để khỏi mang tiếng
GVHD: LÊ THỊ HẢI VÂN 22 NHÓM-QC03C