Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.7 KB, 102 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM THỰC HIỆN.
3
1.1. Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán
báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.
3
1.1.1. Các quyết định về thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Kiểm toán
DFK Việt Nam.
3
1.1.1.1. Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng. 3
1.1.1.2. Quyết định về quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất
định.
4
1.1.1.3. Quyết định những phần tử cá biệt được chọn vào mẫu. 5
1.1.1.4. Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức kiểm toán. 5
1.1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng tại công ty
Kiểm toán DFK Việt Nam.
5
1.1.2.1. Kỹ thuật kiểm kê. 6
1.1.2.2. Kỹ thuật lấy xác nhận. 7
1.1.2.3. Kỹ thuật xác minh tài liệu. 9
1.1.2.4. Kỹ thuật quan sát. 10
1.1.2.5. Kỹ thuật phỏng vấn. 10
1.1.2.6. Kỹ thuật tính toán lại. 12
1.1.2.7. Kỹ thuật phân tích. 12
1.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện.


13
1.2.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn
chuẩn bị kiểm toán.
14
1.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 14
1.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán. 20
1.2.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán.
21
1.2.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát. 22
1.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích. 23
1.2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. 25
1.2.3. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết 28
thúc kiểm toán.
1.2.3.1. Xem xét các khoản nợ không chắc chắn. 28
1.2.3.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo
tài chính.
29
1.2.3.3. Đánh giá giả định hoạt động liên tục. 30
1.2.3.4. Tích lũy bằng chứng cuối cùng. 30
1.2.3.5. Đánh giá các phát hiện kiểm toán. 31
1.2.3.6. Thảo luận lần cuối với ban quản trị và ủy ban kiểm soát của đơn vị
được kiểm toán.
31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM THỰC HIỆN TẠI KHÁCH
HÀNG.
32
2.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn

chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng.
32
2.1.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn
chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng ABC.
32
2.1.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tại khách hàng ABC. 32
2.1.1.2. Lập chương trình kiểm toán tại khách hàng ABC. 39
2.1.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn
chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng XYZ.
40
2.1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán tại khách hàng XYZ. 40
2.1.2.2. Lập chương trình kiểm toán tại công ty XYZ. 49
2.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán tại khách hàng.
51
2.2.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán tại khách hàng ABC.
52
2.2.1.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát tại ABC. 52
2.2.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích tại ABC. 53
2.2.1.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại ABC. 58
2.2.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực
hiện kiểm toán tại khách hàng XYZ.
63
2.2.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát tại XYZ. 63
2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tại XYZ. 65
2.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết tại XYZ. 67
2.3. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết
thúc kiểm toán tại khách hàng.
71

2.3.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết
thúc kiểm toán tại khách hàng ABC.
71
2.3.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết
thúc kiểm toán tại khách hàng XYZ.
74
2.4. So sánh việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại hai
công ty ABC và XYZ.
76
2.4.1. Sự giống nhau. 76
2.4.2. Sự khác nhau. 77
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM THỰC
HIỆN.
80
3.1. Nhận xét vè thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam
thực hiện.
80
3.1.1. Những ưu điểm trong thực tế. 80
3.1.2. Những tồn tại trong thực tế. 81
3.2. Các giải pháp hoàn thiện vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam
thực hiện.
83
KẾT LUẬN 86
PHỤ LỤC
Phụ Lục 01 – Hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với phần hành tiền
tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.

Phụ lục 2 – Các loại thông tin thường cần xác nhận.
Phụ lục 3 - Giấy làm việc 31 – phân tích biến động các chỉ tiêu trên bảng cân đối
kế toán công ty XYZ.
Phụ lục 4 - Thư giải trình của ban giám đốc công ty XYZ.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1. Các kỹ thuật kiểm toán được áp dụng để thu thập thông tin cơ sở. 15
Bảng 1.2. Các kỹ thuật phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán.
16
Bảng 1.3. Tổng hợp các kỹ thuật được áp dụng trong bước lập kế hoạch kiểm
toán giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
19
Bảng 1.4. Bố cục của 1 chương trình kiểm toán khoản mục tại DFK Việt Nam. 21
Bảng 1.5. Các kỹ thuật sử dụng trong bước “thực hiện thủ tục phân tích”. 25
Bảng 2.1. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn của KTV trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán tại công ty ABC.
33
Bảng 2.2. Giấy làm việc “hiểu biết về DN và kế hoach kiểm toán” tại công ty
ABC.
34
Bảng 2.3. Minh họa giấy làm việc của KTV phân tích bảng cân đối kế toán công
ty ABC.
37
Bảng 2.4. Minh họa giấy làm việc “Ước tính trọng yếu và ước tính sai sót có thể
chấp nhận được” tại công ty ABC.
38
Hình 2.5. “Mục lục chương trình kiểm toán” tại công ty ABC. 40
Bảng 2.6. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn của KTV khi phỏng vấn ban giám

đốc công ty XYZ.
41
Bảng 2.7. Giấy làm việc “hiểu biết về DN và kế hoạch kiểm toán” tại công ty
XYZ.
42
Bảng 2.8. Giấy làm việc 31 – phân tích biến động các chỉ tiêu trên bảng cân đối
kế toán công ty XYZ.
45
Bảng 2.9. Phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
tại công ty XYZ.
46
Bảng 2.10. Ước tính trọng yếu và ước tính sai sót có thể chấp nhận được tại
công ty XYZ.
47
Bảng 2.11. “Mục lục chương trình kiểm toán” tại công ty XYZ. 49
Hình 2.12. Minh họa chương trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty XYZ. 50
Bảng 2.13. Minh họa giấy làm việc phỏng vấn về hệ thống KSNB của công ty
ABC.
53
Bảng 2.14 Minh họa giấy làm việc phân tích doanh thu 2013 tại ABC. 54
Bảng 2.15 Minh họa giấy làm việc phân tích sử dụng mô hình ước tính của KTV
tại ABC.
57
Hình 2.16. Biên bản kiểm kê tiền mặt tại công ty ABC. 58
Hình 2.17. Minh họa giấy làm việc kiểm kê và xác minh tài liệu liên quan đến 59
tiền mặt tại công ty ABC.
Bảng 2.18. Minh họa thư xác nhận ngân hàng dạng đóng tại ABC. 60
Bảng 2.19. Giấy làm việc của KTV với kỹ thuật lấy xác nhận và tính toán lại tại
ABC.
62

Bảng 2.20. Minh họa giấy làm việc phỏng vấn về hệ thống KSNB của công ty
ABC.
64
Bảng 2.21. Minh họa giấy làm việc của KTV về phân tích doanh thu tại XYZ. 66
Bảng 2.22. Minh họa giấy làm việc của KTV khi kiểm kê và phỏng vấn tại XYZ. 68
Bảng 2.23. Minh họa thư xác nhận phải trả người bán tại XYZ. 69
Bảng 2.24. Minh họa thư xác nhận và giải trình của ban giám đốc công ty ABC. 73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DFK Việt Nam
Công ty
DFK
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
KTV Kiểm toán viên.
KSNB Kiểm soát nội bộ.
BCTC Báo cáo tài chính.
TSCĐ Tài sản cố định.
LN Lợi nhuận.
VACPA Việt Nam Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
N/A Not available – không có sẵn
None Không
DT Doanh thu.
VAT
GTGT
Thuế Giá trị gia tăng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sự chính xác, tin cậy và kịp thời của thông tin chính
là chìa khóa vàng cho sự thành công của các doanh nghiệp. Ngoài việc tự tổ chức cho
mình những ban kiểm soát, phòng kiểm toán nội bộ, thanh tra,… các công ty còn rất cần
đến những bên thứ ba độc lập, tham gia vào quá trình kiểm toán báo cáo tài chính nhằm

phát hiện ra các sai phạm cũng như làm minh bạch báo cáo tài chính của công ty mình
trước khi phát hành. Nghề nghiệp kiểm toán ra đời đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này
của thị trường. Với vai trò quan trọng của mình, Kiểm toán được đánh giá là “quan tòa
công minh trong quá khứ, người dẫn dắt cho hiện tại và là cố vấn sáng suốt cho tương
lai”. Vậy kiểm toán là gì? Ở một góc độ sơ khai nhất, kiểm toán là quá trình xác minh và
bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính của một công ty. Để xác minh cũng như bày tỏ được ý
kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần
phải thu thập được các bằng chứng tin cậy để giải thích cho kết luận kiểm toán của mình.
Có thể nói, quá trình kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng
minh cho kết luận kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ dùng những “công cụ nghề nghiệp” của
mình để thực hiện việc thu thập các bằng chứng. Có thể nói, thu thập bằng chứng kiểm
toán là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất trong bất cứ cuộc kiểm toán nào.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, các kiểm toán viên cần nắm vững những kỹ thuật
thu thập bằng chứng để thu thập được các bằng chứng có giá trị cũng như đưa ra được
các kết luận kiểm toán xác đáng. Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán ở từng
công ty kiểm toán lại khác nhau, ở từng khách hàng cũng khác nhau và cũng được vận
dụng khác nhau ở mỗi kiểm toán viên. Do đó, việc tìm hiểu các cách thu thập bằng chứng
kiểm toán tại các công ty kiểm toán trên thực tế là rất cần thiết. Trên tinh thần như vậy,
Bài viết chuyên đề của em xin đề cập đến nội dung:
“Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện.”
Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế DFK
International, là một doanh nghiệp kiểm toán nằm trong Hiệp hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam (VACPA), đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có
một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong nghề. Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam
chi nhánh tại Hà Nội có khoảng hơn 100 khách hàng với quy mô, loại hình doanh nghiệp
khá đa dạng. Bài viết hy vọng sẽ đưa đến cái nhìn khách quan, rõ nét và thực tế nhất về
chủ đề đã đề cập.
Thời gian được thực tập và tìm hiểu tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam đã giúp
em được tiếp cận với nghề nghiệp kiểm toán cũng như được trực tiếp vận dụng những lý

Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
thuyết kiểm toán được học trên nhà trường vào thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến các anh chị trong Công ty, các anh chị trong phòng nghiệp vụ 3, đặc biệt là anh
Phạm Trường Giang, chị Nguyễn Thị Thu Hương và các anh chị khác trong nhóm kiểm
toán, các anh chị đã rất nhiệt tình giúp đỡ em trong công việc tiếp xúc thực tế cũng như
hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn Tiến sỹ
Nguyễn Thị Mỹ đã hướng dẫn chúng em rất nhiệt tình trong quá trình thực tập và hoàn
thiện đề tài.
Bài viết của em được chia làm 3 chương chính:
Chương I. Đặc điểm vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện.
Chương II. Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện tại khách hàng.
Chương III. Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện.
Vì thời gian thực tập tại công ty có hạn, cũng như những hạn chế trong kiến thức
nên chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý
và chỉ dẫn từ phía cô giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo trong Viện để bài viết chuyên
đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Anh.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM THỰC HIỆN.
1.1. Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán

báo cáo tài chính của Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.
1.1.1. Các quyết định về thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Kiểm toán
DFK Việt Nam.
Để đưa ra được những nhận định về tính trung thực, hợp lý của các số dư trên báo
cáo tài chính, cũng như chứng minh được nhận định của mình, kiểm toán viên cần đưa ra
được các bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là
điều bắt buộc trong bất cứ một cuộc kiểm toán nào. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam, bằng chứng kiểm toán được nêu tại Chuẩn mực 500. Theo Chuẩn mực, bằng chứng
kiểm toán là: “Tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến
cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của
mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính
và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.” (điểm 5, Chuẩn mực Kiểm toán 500)
Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải đưa ra các
quyết định về: Loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập; Số lượng bằng chứng kiểm toán
cần thu thập là bao nhiêu; Bằng chứng kiểm toán cần được thu thập ở đối tượng nào; và
Khi nào cần thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán.
Tại Công ty DFK Việt Nam, Các quyết định về bằng chứng kiểm toán được các
KTV trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán quyết định, bao gồm 4 loại quyết định sau:
1.1.1.1. Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng.
Quyết định về thể thức kiểm toán là quyết định quan trọng nhất đối với bất kỳ
cuộc kiểm toán nào. Các thể thức kiểm toán được áp dụng phù hợp sẽ giúp các kiểm toán
viên và các trợ lý kiểm toán thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có giá trị và
đảm bảo độ tin cậy của ý kiến kiểm toán.
Thể thức kiểm toán là hướng dẫn chi tiết về quy trình thu thập một loại bằng
chứng kiểm toán cá biệt. Chẳng hạn: Các hướng dẫn kiểm kê, hướng dẫn gửi thư xác
nhận, hướng dẫn thu thập các bảng biểu so sánh giữa phiếu chi với sổ quỹ,… Tại DFK
Việt Nam, các thể thức kiểm toán được trình bày trên 2 phương diện: Hướng dẫn tổng
quát và hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn tổng quát tức là hướng dẫn chung về thể thức áp dụng với các phần
hành. Hướng dẫn chi tiết tức là hướng dẫn thực hiện thể thức kiểm toán tại phần hành cụ

thể. Chẳng hạn, hướng dẫn tổng quát đối với thủ tục kiểm kê: DFK Việt Nam có quy định
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
thành văn bản “Hướng dẫn kiểm kê”. Nội dung của văn bản này là hướng dẫn một cách
tổng quát quy trình, thời gian, mục đích, đối tượng, địa điểm,… liên quan đến kiểm kê.
Những hướng dẫn cụ thể đợc nêu ra tại từng phần hành và được thể hiện trong hồ
sơ kiểm toán. Thông thường, trong hồ sơ kiểm toán, các hướng dẫn thực hiện thể thức
kiểm toán đối với một phần hành cụ thể sẽ được trình bày tại trang đầu tiên trong phần
hành chi tiết đó và được đánh số thứ tự là 0.
Chẳng hạn, khi kiểm toán tiền, các kiểm toán viên sẽ phải thu thập các bằng chứng
kiểm toán liên quan đến thu và chi tiền. Các thể thức kiểm toán cụ thể đối với phần hành
tiền và các khoản tương đương tiền được nêu trong hồ sơ kiểm toán ở mục A0. (Xem phụ
lục 01).
Có thể thấy, với khoản mục tiền mặt, DFK Việt Nam nêu ra các thể thức kiểm
toán mà kiểm toán viên có thể áp dụng như: kiểm kê, lấy xác nhận, so sánh, phân tích,
kiểm tra hệ thống, đối chiếu số liệu, kiểm tra chi tiết, … Và DFK đã trình bày chi tiết
hướng dẫn cách thực hiện thể thức đối với phần hành cụ thể này. Tuy nhiên, trong quá
trình kiểm toán, không phải bất kỳ thể thức kiểm toán nào được nêu ra trong chương trình
kiểm toán cũng được kiểm toán viên áp dụng. Việc thực hiện các thể thức kiểm toán còn
phụ thuộc vào tính chất khoản mục tại từng khách hàng khác nhau. Kiểm toán viên hoặc
trợ lý kiểm toán phụ trách phần hành của mình sẽ trực tiếp trao đổi với trưởng nhóm hoặc
trưởng phòng để biết được các thủ tục nào cần thực hiện và cần bổ sung thêm các thủ tục
nào. Ngoài ra, trưởng nhóm hoặc trưởng phòng có thể yêu cầu các kiểm toán viên hoặc
trợ lý kiểm toán thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nếu như họ nhận thấy rủi ro trong
phần hành.
1.1.1.2. Quyết định về quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định.
Sau khi quyết định lựa chọn các thể thức kiểm toán nhất định đối với một phần
hành, kiểm toán viên hoặc trợ lý kiểm toán sẽ là người quyết định quy mô mẫu chọn, dựa
trên tham khảo ý kiến của trưởng nhóm hoặc trưởng phòng.
Kiểm toán viên hoặc trợ lý kiểm toán là người trực tiếp thực hiện kiểm toán đối

với phần hành cụ thể. Do đó, họ là người hiểu rõ nhất tính chất của các phần hành. Tùy
thuộc vào tính chất phức tạp, tiềm ẩn sai phạm của phần hành mà kiểm toán viên hoặc trợ
lý kiểm toán sẽ quyết định mẫu chọn là bao nhiêu phần trăm tổng thể.
Quy mô mẫu chọn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán và ý
kiến kiểm toán đối với phần hành. Do vậy, ngoài việc tự đánh giá và chọn quy mô mẫu,
các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán còn cần ý kiến tư vấn của trưởng nhóm hoặc
trưởng phòng. Tại DFK Việt Nam, việc trao đổi giữa các thành viên trong đoàn kiểm
toán là một điều thường xuyên. Điều đó giúp cho quyết định về quy mô mẫu sẽ mang tính
đúng đắn hơn.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
1.1.1.3. Quyết định những phần tử cá biệt được chọn vào mẫu.
Sau khi quyết định được các thể thức kiểm toán cần áp dụng cũng như quy mô
mẫu chọn, các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ tiến hành chọn mẫu.
Đây là quyết định rất quan trọng vì mẫu được chọn sẽ giúp hình thành nên kết luận
kiểm toán. Những phần tử được chọn vào mẫu phải là những phần tử cá biệt, có khả năng
chứa sai phạm cao. Như vậy sẽ giúp các kiểm toán viên đưa ra được các kết luận kiểm
toán hợp lý.
Tại DFK Việt Nam, dựa trên tư vấn của trưởng nhóm hoặc trưởng phòng, các
kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ lọc ra các phần tử để đưa vào mẫu chọn thực hiện
các thể thức kiểm toán. Việc chọn mẫu này có thể được thực hiện nhiều lần, cho đến khi
kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ những bằng chứng kiểm toán có giá trị, giúp
kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán hợp lý.
1.1.1.4. Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức kiểm toán.
Để đảm bảo cuộc kiểm toán được diễn ra đúng tiến độ và đạt chất lượng kiểm toán
cao, ngay sau khi có các quyết định về thể thức kiểm toán, quy mô mẫu và các phần tử
được chọn vào mẫu, thì nhóm trưởng sẽ thống nhất với các trợ lý và các kiểm toán viên
trong nhóm để đưa ra được thời gian cần hoàn thành các thể thức kiểm toán.
Thời gian này được trưởng nhóm quyết định dựa trên các quyết định trước đó. Cụ
thể: Đối với mỗi thể thức kiểm toán khác nhau, thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Chẳng

hạn: Đối với thể thức kiểm kê, bằng chứng kiểm toán thu thập được sẽ đáng tin cậy hơn
nếu thời điểm kiểm kê càng gần ngày 31 tháng 12. Do đó, với thể thức kiểm kê, trưởng
nhóm sẽ phân công trợ lý kiểm toán hoặc kiểm toán viên đến kiểm kê tại các doanh
nghiệp. Thời điểm kiểm kê có thể diễn ra trước khi kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm
toán. Tuy nhiên, đa số các thể thức kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán. Các thể thức này cần những thời gian để hoàn thành khác nhau. Chẳng hạn:
Các thủ tục phân tích yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trong thời gian ngắn, nhưng với
thể thức gửi thư xác nhận, đòi hỏi một thời gian chờ đợi thì kiểm toán viên mới nhận
được bằng chứng kiểm toán. Thực tế này cho thấy, các quyết định về thời gian thu thập
bằng chứng kiểm toán cũng là những quyết định rất quan trọng giúp các kiểm toán viên
của DFK Việt Nam thu thập được những bằng chứng kiểm toán có giá trị cao.
1.1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng tại công ty Kiểm
toán DFK Việt Nam.
Tại DFK Việt Nam, các kiểm toán viên thực hiện bảy kỹ thuật chính để thu thập
bằng chứng kiểm toán, bao gồm: Kỹ thuật kiểm kê, Kỹ thuật lấy xác nhận. Kỹ thuật xác
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
minh tài liệu, Kỹ thuật quan sát, Kỹ thuật phỏng vấn, Kỹ thuật tính toán lại và Kỹ thuật
phân tích. Nội dung chính của các kỹ thuật này như sau:
1.1.2.1. Kỹ thuật kiểm kê.
Kỹ thuật kiểm kê là kỹ thuật kiểm tra tại chỗ các loại tài sản có dạng vật chất, cụ
thể như: tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình. Kỹ thuật này nhằm để phục vụ mục
tiêu kiểm toán “hiệu lực” và “đầy đủ”
Kỹ thuật này cho phép kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán về số
lượng các tài sản và tình trạng sử dụng của chúng, qua đó thực hiện được mục tiêu kiểm
toán về tính hiệu lực và tính đầy đủ. Kỹ thuật này thường được các kiểm toán viên thực
hiện tại ngày kết thúc niên độ kế toán 31 tháng 12 hoặc một ngày gần thời điểm kết thúc
niên độ nhất.
Trong thực tế, đoàn kiểm toán của DFK đã được chọn để kiểm toán công ty khách
hàng, sẽ cử một hoặc một số kiểm toán viên hoặc trợ lý kiểm toán đầy đủ kinh nghiệm để

đến doanh nghiệp tiến hành thủ tục này. Kiểm toán viên sẽ kết hợp với nhân viên kế toán
và các nhân viên bộ phận liên quan tại công ty khách hàng, tiến hành công việc kiểm kê
các tài sản của công ty khách hàng. Nhân viên của công ty khách hàng sẽ là người thực
hiện cuộc kiểm kê, kiểm toán viên là người theo dõi, chứng kiến và ghi lại kết quả cuộc
kiểm kê. Những tài sản được đưa vào danh sách kiểm kê bao gồm: tiền mặt, tài sản cố
định và hàng tồn kho.
Quá trình kiểm kê được thực hiện như sau: Đầu tiên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ
hẹn lịch với công ty khách hàng để tiến hành kiểm kê, sau đó trưởng nhóm sẽ cử một
hoặc một nhóm kiểm toán viên đến công ty khách hàng để thực hiện kiểm kê. Kế toán tại
công ty khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên danh sách đầy đủ các giấy tờ như:
danh sách các tài sản cố định của công ty theo từng bộ phận; Danh sách hàng tồn kho đi
kèm với số lượng. Nhóm kiểm toán sẽ phân công ra thành các tốp nhỏ để kiể kê từng
phần riêng: tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản. Thông thường, hàng tồn kho là một bộ phận
rất quan trọng và yêu cầu nhiều kinh nghiệm khi quan sát về số lượng và chất lượng, do
đó những kiểm toán viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm mới được giao kiểm kê phần
này. Những trợ lý kiểm toán hoặc kiểm toán viên có ít kinh nghiệm hơn sẽ thực hiện
kiểm kê phần tiền mặt và tài sản cố định. Biên bản kiểm kê được công ty khách hàng
cung cấp, được xây dựng dựa trên mẫu biên bản kiểm kê do DFK đã gửi cho khách hàng
tham khảo. Biên bản này khi bắt đầu kiểm kê được in thành 1 bản và do kiểm toán viên
của DFK giữ. Trong quá trình kiểm kê, kế toán của công ty khách hàng sẽ yêu cầu các bộ
phận trong doanh nghiệp của mình như: bộ phận sản xuất, bộ phận kho, bộ phận quản lý,
bộ phận văn phòng,… cử ra các đại diện để dẫn người của đoàn kiểm toán đi thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
kiểm kê. Đối với tiền mặt, kiểm toán viên sẽ yêu cầu thủ quỹ trực tiếp mở két và đếm số
tiền hiện có trong quỹ. Sau khi kết thúc kiểm kê tiền mặt, kiểm toán viên sẽ yêu cầu thủ
quỹ cung cấp sổ quỹ tiền mặt để kiểm toán viên thực hiện đối chiếu luôn số tiền thực đếm
được và số tiền ghi trên sổ. Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện xem xét và sao chép
lại một số phiếu thu phiếu chi của doanh nghiệp vào tháng 12 để xem xét tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với tài sản cố định, kiểm toán viên sẽ xem xét và ghi

lại số lượng và tính trạng sử dụng của các tài sản cố định của công ty theo danh sách mà
doanh nghiệp đã cung cấp. Ngoài ra, đối với những tài sản cố định đang được sử dụng
trong công ty khách hàng tuy nhiên lại không có trong danh sách, kiểm toán viên sẽ trực
tiếp hỏi người thuộc bộ phận để nhận được câu trả lời. Đối với hàng tồn kho, thường thủ
kho sẽ là thực hiện công việc kiểm kê. Danh sách hàng tồn kho cũng được chia rõ các
mục: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và hàng hóa.
Kiểm toán viên sẽ ghi rõ số lượng, tình trạng của các loại hàng tồn kho này. Kết quả kiểm
kê được kiểm toán viên trình bày trên biên bản kiểm kê. Sau đó, chuyển đến phòng kế
toán để họ xem xét. Nếu có chênh lệch giữa kiểm kê và thực tế, kiểm toán viên sẽ yêu
cầu kế toán công ty giải thích ngay và kiểm toán viên sẽ trình bày ý kiến giải thích của kế
toán trên biên bản kiểm kê. Kết thúc quá trình kiểm kê, biên bản kiểm kê sẽ được in
thành 2 bản, kiểm toán viên sẽ yêu cầu những thành viên tham gia kiểm kê ký vào biên
bản kiểm kê. Thành phần tham gia kiểm kê phải ký vào biên bản kiểm kê bao gồm: người
đại diện của bộ phận-người trực tiếp thực hiện công việc kiểm kê, kế toán và kiểm toán
viên. Sau khi đầy đủ chữ ký của những thành viên liên quan đến đoàn kiểm kê, kiểm toán
viên chuyển biên bản kiểm kê đến phòng kế toán để họ đóng dấu công ty khách hàng vào
biên bản kiểm kê. Sau đó, công ty khách hàng sẽ giữ lại một bản, và biên bản kiểm kê
còn lại sẽ do kiểm toán viên giữ làm bằng chứng kiểm toán. Hai biên bản kiểm kê này
phải giống hệt nhau về mặt nội dung và hình thức.
Trong suốt quá trình kiểm kê, thông thường các kiểm toán viên của DFK Việt
Nam thường phải kết hợp thê các kỹ thuật khác để thu thập được bằng chứng kiểm toán
tin cậy nhất. Chẳng hạn: Kiểm toán viên trong quá trình kiểm kê sẽ kết hợp quan sát hệ
thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng; Khi kiểm kê xong tiền mặt, KTV sẽ yêu
cầu thủ quỹ cung cấp sổ quỹ và KTV sẽ yêu cầu thủ quỹ cung cấp sổ quỹ và tiến hành so
sánh giá trị của sổ sách và thực tế, đây chính là kỹ thuật xác minh tài liệu; Trong quá
trình kiểm kê, khi có sự chênh lệch giữa kiểm kê và thực tế, kiểm toán viên sẽ thực hiện
kỹ thuật phỏng vấn để có sự giải thích cho sự chênh lệch. Như vậy, có thể thấy, tại DFK
Việt Nam, kỹ thuật kiểm kê thường được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khác một các
linh hoạt.
1.1.2.2. Kỹ thuật lấy xác nhận.

Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Kỹ thuật lấy xác nhận là kỹ thuật sử dụng “thư xác nhận” để thu thập thông tin từ
bên thứ ba có liên quan nhằm xác nhận giá trị trong giao dịch. Kỹ thuật này được KTV sử
dụng nhằm phục vụ mục tiêu kiểm toán là xác minh “tính hiệu lực” và “phân loại và trình
bày” của tài sản hoặc nghiệp vụ. Kỹ thuật này sử dụng khi tài sản của doanh nghiệp
không thể kiểm kê được, chẳng hạn: xác nhận về tiền gửi ngân hàng, tính chất của các
khoản tiền gửi ngân hàng, xác nhận về hàng gửi bán,… Hoặc sử dụng khi cần sự chứng
minh của bên thứ ba về sự có thật của nghiệp vụ, chẳng hạn: xác nhận về vốn góp, xác
nhận phải thu khách hàng, xác nhận phải trả người bán,…
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách: DFK Việt Nam sẽ gửi danh sách các
khách hàng, ngân hàng, đối tượng có liên quan,… cần gửi thư xác nhận cho công ty
khách hàng. Sau đó, công ty khách hàng sẽ tự soạn thảo thư xác nhận hoặc DFK Việt
Nam sẽ soạn thảo giúp khách hàng những thư xác nhận này. Trường hợp khách hàng tự
soạn thảo thư xác nhận, trước khi gửi cho bên thứ ba, công ty khách hàng phải gửi thư
xác nhận này cho DFK để kiểm toán viên kiểm tra nội dung của thư xác nhận. DFK sẽ
kiểm tra nội dung của thư xác nhận và sửa đổi nếu cần thiết sau đó gửi lại thư xác nhận
cho khách hàng. Sau khi soạn thảo xong thư xác nhận hoặc sửa xong thư xác nhận của
khách hàng, DFK Việt Nam sẽ gửi lại số thư xác nhận này cho khách thể kiểm toán –
công ty khách hàng, và yêu cầu người có thẩm quyền trong công ty khách hàng ký và
đóng dấu trong thư xác nhận, sau đó gửi thư xác nhận đã có đầy đủ chữ ký cần thiết cho
đối tượng nhận thư xác nhận tức là bên thứ 3. Bên thứ 3 sau khi nhận được thư xác nhận
sẽ xác nhận như yêu cầu trong thư và gửi lại cho công ty khách hàng. Trong trường hợp
bên thứ 3 không gửi lại thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách thể kiểm toán gửi
thư xác nhận lại một lần nữa. Sau thời gian chờ đợi, nếu vẫn chưa nhận được thư xác
nhận do bên thứ 3 hồi đáp, KTV sẽ yêu cầu công ty khách hàng gửi thêm một lần nữa.
Sau 3 lần gửi thư xác nhận, nếu vẫn chưa có kết quả, KTV sẽ lấy đây làm cơ sở để xem
xét việc ngoại trừ khoản mục. Khách thể kiểm toán-công ty khách hàng sau khi nhận
được thư xác nhận do bên thứ 3 hồi đáp thì được yêu cầu gửi lại bản gốc cho KTV.
Những thư xác nhận đó sẽ được coi là một loại bằng chứng kiểm toán và được lưu vào hồ

sơ kiểm toán tại từng phần hành mà thư xác nhận đó phục vụ.
DFK Việt Nam sử dụng hai loại thư xác nhận: Thư xác nhận dạng khẳng định và
thư xác nhận dạng yêu cầu cung cấp thông tin. Thư xác nhận dạng khẳng định là loại thư
xác nhận yêu cầu bên thứ ba khi nhận được thư xác nhận cần trả lời đồng ý hay không
đối với thông tin mà kiểm toán viên đưa ra trong thư xác nhận. Loại thư xác nhận này,
thông tin cần khẳng định đã được đưa sẵn trong thư. Bến thứ 3 chỉ cần tích vào ô: Đúng
hay Sai của thư xác nhận mà thôi. Thư xác nhận này thường được sử dụng khi số lượng
thông tin cần xác nhận tại một bên thứ ba tương đối ít hoặc mức độ trọng yếu của thông
tin thấp. Trong trường hợp số lượng thông tin cần xác nhận tại một bên thứ ba tương đối
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
nhiều, mức độ trọng yếu của thông tin cao hoặc khi kiểm toán viên nhận được kết quả
“Không đúng” của thư xác nhận dạng khẳng định, kiểm toán viên có thể yêu cầu khách
thể kiểm toán gửi thêm thư xác nhận dạng cung cấp thông tin. Thư xác nhận dạng cung
cấp thông tin sẽ yêu cầu bên thứ 3 tự cung cấp các số liệu có liên quan đến khách thể
kiểm toán bằng cách điền các số liệu cụ thể vào thư xác nhận. Bằng chứng thu được từ
thư xác nhận này rất đáng tin cậy vì bên thứ ba trực tiếp cung cấp toàn bộ thông tin có
liên quan đến khách thể kiểm toán. Các loại thông tin thường cần phải xác nhận tại công
ty được nêu trong Phụ lục số 02.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cung cấp những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên, nếu đã có sự dàn xếp trước giữa khách thể kiểm toán và bên thứ ba, thì
bằng chứng này hoàn toàn mất giá trị. Do đó, khi vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận, các
kiểm toán viên của DFK Việt Nam thường vận dụng chúng kết hợp với các kỹ thuật kiểm
toán khác. Chẳng hạn: ngoài việc gửi xác nhận về phải thu khách hàng, kiểm toán viên
đồng thời thực hiện việc xác minh tài liệu: xác minh hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp
với khách hàng; ngoài việc gửi thư xác nhận ngân hàng, KTV sẽ yêu cầu khách hàng
cung cấp các chứng từ liên quan đến ngân hàng như: bảng sao kê, sổ phụ,…
Tóm lại, kỹ thuật lấy xác nhận là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng trong các
cuộc kiểm toán và được các KTV tại DFK Việt Nam vận dụng rất linh hoạt.
1.1.2.3. Kỹ thuật xác minh tài liệu.

Xác minh tài liệu là kỹ thuật xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ, sổ sách có
liên quan, sẵn có trong đơn vị được kiểm toán. Kỹ thuật này được thực hiện để đạt được
mục tiêu kiểm toán về tính “hiệu lực”, “đầy đủ”, “quyền và nghĩa vụ”, “phân loại và trình
bày” và “chính xác cơ học”. Tài liệu được cung cấp có thể bao gồm các phiếu thu, phiếu
chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế,
hóa đơn bán hàng,… có liên quan đến quá trình luân chuyển chứng từ tại khoản mục mà
kiểm toán viên đang kiểm tra. Kỹ thuật này giúp xác minh cho kết luận có trước của kiểm
toán viên hoặc có thể kiểm tra chi tiết một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách.
Kỹ thuật này được sử dụng ở hầu hết các phần hành kiểm toán. Tuy nhiên, việc kiểm tra
chi tiết bao nhiêu phần trăm trong khoản mục phụ thuộc vào quyết định của kiểm toán và
mức trọng yếu được quy định. Thông thường kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm
tra các phát sinh lớn hoặc có tính bất thường. Việc lựa chọn các phần tử vào mẫu này phụ
thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Do đó, việc chọn mẫu của các trợ lý
kiểm toán và các kiểm toán viên thường phải tham khảo ý kiến của trưởng nhóm kiểm
toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán.
Các kiểm toán viên của DFK Việt Nam có thể xác minh tài liệu theo hai phương
thức sau: Phương thức thứ nhất: Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc nhằm
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
xác minh tính có thật của các nghiệp vụ được ghi sổ. Trong quá trình rà soát số liệu, khi
nghi ngờ một giá trị lớn biến động bất thường, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi
tiết nghiệp vụ đó theo trình tự: Từ bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái đến sổ chi tiết và cuối
cùng là kiểm tra chi tiết các chứng từ gốc của nghiệp vụ đó. Mọi sự kiểm tra đều được
ghi chép và thể hiện trên giấy tờ làm việc. Phương thức này được sử dụng nhiều hơn tại
DFK Việt Nam vì nó thể hiện được tính logic và có thể phát hiện, kiểm tra được nhiều
biến động bất thường của các khoản mục. Phương thức thứ hai: Kiểm tra từ chứng từ gốc
lên sổ sách nhằm kiểm tra tính đầy đủ trong ghi chép nghiệp vụ phát sinh của khách
hàng. Mục tiêu chính của kiểm toán viên khi sử dụng phương thức này là xác minh tính
đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế bằng cách kiểm tra chứng từ, hóa đơn phát sinh vào
các thời điểm cuối năm hoặc đầu năm tài chính. Thông thường, phương thức này thường

được áp dụng để kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục thu nhập, doanh thu, chi phí,
hàng mua đi đường,… để kiểm tra doanh nghiệp đã cut-off niên độ hợp lý hay chưa.
Cả hai phương thức này đều phụ thuộc vào độ chính xác của chứng từ gốc, do đó,
khi sử dụng, các kiểm toán viên của DFK Việt Nam thường áp dụng chúng kết hợp với
các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác.
1.1.2.4. Kỹ thuật quan sát.
Khi cần tìm hiểu và đánh giá về tính “hữu hiệu” của hệ thống KSNB tại công ty
khách hàng, các kiểm toán viên của DFK Việt Nam sẽ sử dụng kỹ thuật quan sát. Kiểm
toán viên sẽ tiến hành quan sát trong quá trình khảo sát ban đầu để đánh giá sơ bộ hoạt
động của đơn vị khách hàng, bao gồm: Quan sát hoạt động tại phân xưởng sản xuât;
Quan sát hoạt động của các phòng ban; Quan sát thực trạng hoạt động của các tài sản;
Quan sát các thủ tục kiểm soát được thực hiện tại đơn vị,… Tuy nhiên, kỹ thuật này cần
được áp dụng kết hợp với các kỹ thuật khác để giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận.
Thông thường, kiểm toán viên kết hợp kỹ thuật quan sát và phỏng vấn để thu được bằng
chứng kiểm toán mong muốn.
Kỹ thuật này thường được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và thường
thu được những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ cung cấp
được bằng chứng về phương pháp thực thi công việc tại thời điểm quan sát do đó, không
thể chắc chắn kết luận các thời điểm khác, phương thức thực thi công việc cũng được tiến
hành như vậy. Đó chính là lý do, kiểm toán viên cần kết hợp kỹ thuật này cùng các kỹ
thuật khác để có thể tìm ra các bằng chứng kiểm toán và đưa ra các kết luận kiểm toán
hợp lý.
1.1.2.5. Kỹ thuật phỏng vấn.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách: Kiểm toán viên
sẽ yêu cầu ban giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát và các nhân viên khác có
liên quan, trả lời những câu hỏi nhằm cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin cần
thiết dưới dạng văn bản hoặc lời nói để giúp kiểm toán viên đưa ra các kết luận kiểm toán
thỏa mãn mục tiêu kiểm toán về “quyền và nghĩa vụ” và mục tiêu “hiệu lực”. Kỹ thuật

này được thực hiện trong cả ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết
thúc kiểm toán và được thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán cho hầu hết các phần
hành.
Thông thường, một cuộc phỏng vấn do kiểm toán viên của DFK Việt Nam thực
hiện sẽ diễn ra theo trình tự như sau: Lập kế hoạch phỏng vấn; Tập hợp các câu hỏi và
đặt câu hỏi với những người có liên quan; Ghi chép câu trả lời; Bổ sung các câu hỏi;
Tổng hợp nội dung câu trả lời; Ghi chép, trình bày vào giấy tờ làm việc. Tóm lại, các
KTV tại DFK Việt Nam sẽ thực hiện kỹ thuật phỏng vấn theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Lập kế hoạch phỏng vấn. KTV sẽ phải xác định được mục
đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn, cụ thể hóa những trọng điểm cần phỏng vấn,
thời gian, địa điểm phỏng vấn,…
Giai đoạn thứ hai: Thực hiện phỏng vấn. KTV sẽ gặp người cần phỏng vấn và nêu
lý do phỏng vấn, trao đổi với người cần phỏng vấn về những trọng điểm xác định thông
qua “câu hỏi đóng” hay “câu hỏi mở”. “Câu hỏi đóng” là câu hỏi giới hạn câu trả lời của
người được phỏng vấn, chẳng hạn như câu trả lời của người được phỏng vấn chỉ là “có”
hoặc “không”. “Câu hỏi đóng” thường là những câu hỏi lựa chọn mang kiểu dạng: “Có
hay không”, “đúng hay sai”,… “Câu hỏi mở” là câu hỏi không giới hạn câu trả lời, người
được phỏng vấn sẽ thoải mái đưa ra câu trả lời của mình. Câu hỏi thường đặt là câu hỏi
dạng “Tại sao”, “như thế nào”,… KTV khi hỏi câu hỏi mở sẽ liên tục đặt ra thêm các câu
hỏi khác để đạt được mục tiêu là thu được câu trả lời rõ nét nhất liên quan đến vấn đề cần
thu thập bằng chứng kiểm toán. Khi sử dụng các câu hỏi phỏng vấn, KTV của DFK
thường đan xen giữa các “câu hỏi mở” và “câu hỏi đóng”, tùy thuộc vào tính chất của
thông tin cần thu thập. Việc sử dụng các câu hỏi này được thực hiện một cách rất linh
hoạt nhằm thu được những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao nhất. KTV của DFK
Việt Nam khi thực hiện phỏng vấn sẽ trình bày kết quả phỏng vấn của mình trên một giấy
tờ làm việc riêng. Thông thường, kết quả phỏng vấn tiếp tục được trình bày trên giấy tờ
làm việc được lập từ giai đoạn lập kế hoạch phỏng vấn.
Giai đoạn thứ ba: Kết thúc phỏng vấn. KTV của DFK Việt Nam sẽ đưa ra kết luận
dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được. Kết luận của KTV cũng dựa trên tính
khách quan và sự hiểu biết của người được hỏi. Nếu kết luận của phỏng vấn có vị trí quan

Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
trọng thì KTV cần đưa vào hồ sơ kiểm toán của mình để củng cố nghi vấn của KTV hay
củng cố các bằng chứng khác.
1.1.2.6. Kỹ thuật tính toán lại.
Kỹ thuật tính toán lại là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong
việc tính toán và ghi sổ. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán
về “chính xác cơ học” và mục tiêu về “định giá và phân bổ”.
Kỹ thuật này thường được các KTV của DFK Việt Nam áp dụng khi kiểm tra các
phát sinh tăng, số dư, các phát sinh giảm,… của từng khoản mục, kiểm tra việc phân bổ
vào trong năm của các khoản chi phí, hoặc tài sản, kiểm tra việc ước tính, định giá, tính
giá, kết chuyển,… đã chính xác và hợp lý hay chưa.
Kỹ thuật này được thực hiện như sau: KTV sẽ tính toán để đưa ra những con số
của mình, sau đó sẽ đem ra so sánh với giá trị trên sổ sách của khách hàng. Nếu so sánh
có sự chênh lệch thì KTV sẽ thực hiện tiếp các kỹ thuật khác để đưa ra kết luận kiểm toán
hợp lý.
Kỹ thuật này cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ chính xác và tin cậy rất
cao do đó thường được sử dụng nhiều trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, như đã trình
bày, do chỉ là công việc tính toán đơn thuần, và chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần
túy về mặt số học, nên nếu chỉ sử dụng một kỹ thuật này, kiểm toán viên sẽ không thể lý
giải được nguyên nhân dẫn đến sai lệch và do đó, kỹ thuật này thường phải sử dụng cùng
với các kỹ thuật khác thì mới có thể đưa ra được kết luận chính xác. KTV thường kết hợp
kỹ thuật tính toán lại với các kỹ thuật khác như: xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân
tích,… trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.
1.1.2.7. Kỹ thuật phân tích.
Nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, cũng như xác định tính hợp lý của các
số dư của tài khoản, kiểm toán viên của DFK Việt Nam thường sử dụng kỹ thuật phân
tích. Kỹ thuật phân tích là kỹ thuật so sánh, đối chiếu, đánh giá các mỗi quan hệ để xác
định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản nhằm khoanh vùng kiểm toán các dấu hiệu
bất thường. Nội dung của kỹ thuật này là: dự đoán về chỉ tiêu dựa trên đặc điểm của

khách hàng; So sánh những gì dự đoán với thực tế trên báo cáo tài chính và nội dung cuối
cùng là đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu đó trên báo cáo tài chính.
Tại DFK Việt Nam, kỹ thuật phân tích được sử dụng có 3 loại chính: Kiểm tra tính
hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như: so sánh số liệu
thực tế với số liệu dự toán, kế hoạch,… Từ kết quả so sánh, KTV sẽ tiến hành điều tra
các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch, từ đó sẽ giúp KTV phát hiện ra những sai
sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị. Việc kiểm tra tính hợp lý này thường được KTV sử dụng để so sánh giữa các
chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân của ngành, nghiên cứu giữa thông tin tài
chính và thông tin phi tài chính. Ngoài ra, so sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước
tính của KTV cũng giúp KTV kiểm tra được tính hợp lý của khoản mục đang xem xét.
Phân tích xu hướng hay còn gọi là phân tích ngang là kỹ thuật được KTV sử dụng
khi phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Phổ biến nhất
trong phân tích xu hướng là KTV sẽ so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài
chính kỳ trước; hoặc so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh sự
biến động của số phát sinh trên các tài khoản đối ứng. Việc so sánh, hay phân tích xu
hướng như vậy nhằm giúp KTV phát hiện ra các biến động bất thường để qua đó KTV sẽ
lấy đây làm cơ sở để chọn mẫu kiểm tra chi tiết.
Khác với kiểm tra tính hợp lý và phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất không chỉ
so sánh đối với 1 chỉ tiêu duy nhất. Phân tích tỷ suất là cách thức so sánh các số dư tài
khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về
tình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác cùng tập đoàn hay với ngành
đó. KTV của DFK Việt Nam khi phân tích tỷ suất thường kết hợp với việc phân tích xu
hướng của tỷ suất đó. Điều này giúp cho các KTV có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng.
Trong 3 kỹ thuật phân tích trên, kỹ thuật mang đến bằng chứng có độ tin cậy cao
nhất là kiểm tra tính hợp lý, tuy nhiên kỹ thuật được các KTV của DFK Việt Nam sử

dụng nhiều nhất là kỹ thuật phân tích xu hướng. Kỹ thuật phân tích được sử dụng trong
cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán. Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên xác định được
trọng tâm kiểm toán, từ đó xây dựng được một chương trình kiểm toán phù hợp với từng
đối tượng khách hàng. Tuy nhiên do phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ chuyên môn
cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên, do đó, phương pháp này yêu cầu ở KTV khả
năng phân tích cũng như trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, mặc dù đây là một kỹ thuật
rất hiệu quả, nhưng các KTV thường không chỉ áp dụng 1 kỹ thuật phân tích, mà luôn kết
hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng kiểm toán thích hợp, đặc biệt với các
khoản mục hoặc chỉ tiêu trọng yếu, hoặc đối với công ty khách hàng có hệ thống KSNB
yếu kém.
1.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo
cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
1.2.1. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn chuẩn
bị kiểm toán.
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quá trình kiểm toán. Giai
đoạn này, đoàn kiểm toán của DFK Việt Nam sẽ thực hiện các công việc sau: Lập kế
hoạch tổng quát; Thu thập thông tin cơ sở; Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý; Đánh
giá thực chất và rủi ro; Thẩm tra và đánh giá hệ thống KSNB; Triển khai kế hoach và
chương trình kiểm toán. Tóm lại, giai đoạn chuẩn bị này, KTV sẽ thực hiện hai công việc
chính đó là: Lập kế hoạch kiểm toán và lập chương trình kiểm toán. Các bằng chứng
kiểm toán sẽ được thu thập ngay từ những bước công việc đầu tiên này.
1.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có giá
trị để đưa ra ý kiếm xác đáng về báo cáo tài chính, từ đó giúp KTV hạn chế sai sót, giảm
thiểu trách nhiệm pháp lý và giữ được uy tín nghề nghiệp. Kế hoạch kiểm toán là bảng dự
kiến các công việc cần thực hiện mà nhìn vào đó, KTV sẽ biết mình cần làm gì để thu
thập đủ bằng chứng kiểm toán. Ngoài ra, kế hoạch kiểm toán còn giúp các KTV phối hợp
hiệu quả với nhau và với các bộ phận của đơn vị được kiểm toán cúng như các chuyên

gia bên ngoài, từ đó tránh được những bất đồng với đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch
kiểm toán cũng là căn cứ giúp KTV đánh giá được chất lượng công việc kiểm toán đã và
đang thực hiện. Lập kế hoạch kiểm toán tại DFK Việt Nam được thực hiện qua 6 bước và
các kỹ thuật kiểm toán cũng sẽ được sử dụng trong các bước này nhằm thu được các bằng
chứng kiểm toán ban đầu:
Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
Công việc trong bước đầu tiên này là: Đánh giá khả năng chấp nhận cuộc kiểm
toán; nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng; lựa chọn đội ngũ KTV và ký hợp đồng
kiểm toán. Bước công việc này các KTV của DFK chưa phải sử dụng các kỹ thuật kiểm
toán.
Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở.
Có 5 công việc chính trong giai đoạn này mà các KTV của DFK cần thực hiện, đó
là: Tìm hiểu ngành nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng; quan sát nhà xưởng, kho
bãi; tìm hiểu các bên hữu quan; dự kiến nhu cầu về chuyên gia bên ngoài; xem xét các kết
quả kiểm toán lần trước.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Đây là giai đoạn thu thập những thông tin cơ sở ban đầu về khách thể kiểm toán
tức là công ty khách hàng, do đó KTV cần vận dụng các kỹ thuật kiểm toán để thu thập
những thông tin cơ sở này. Các kỹ thuật được áp dụng như sau:
Bảng 1.1. Các kỹ thuật kiểm toán được áp dụng để thu thập thông tin cơ sở.
Thông tin cần thu thập Kỹ thuật được áp
dụng
Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng Phỏng vấn, quan sát
Tình trạng hoạt động của nhà xưởng kho bãi Quan sát
Thông tin về các bên hữu quan Phỏng vấn
Dự kiến về nhu cầu chuyên gia bên ngoài Quan sát
Như vậy có thể thấy 2 kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bước thu thập thông
tin cơ sở là kỹ thuật phỏng vấn và kỹ thuật quan sát.
KTV của DFK sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để hỏi các thành viên trong ban giám

đốc về ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng: Đối với những khách
hàng DFK kiểm toán năm đầu tiên, KTV sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy phép
kinh doanh, đồng thời, KTV sẽ phỏng vấn ban giám đốc về hoạt động kinh doanh chủ
yếu của công ty trong năm vừa rồi là gì. Đối với những khách hàng DFK tiếp tục duy trì
hợp đồng kiểm toán, thì KTV sẽ phỏng vấn ban giám đốc xem trong năm, công ty khách
hàng có thay đổi gì trong giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh hay không, hoạt động
sản xuất, kinh doanh chính của công ty có gì thay đổi hay không. Ngoài phỏng vấn về tìm
hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh, KTV còn phỏng vấn ban giám đốc và kế toán
công ty khách hàng về các bên hữu quan. Các bên hữu quan của công ty khách hàng sẽ
bao gồm: nhà cung cấp chính, chủ sở hữu, khách hàng lớn và thường xuyên,… KTV sẽ
lên lịch hẹn gặp mặt ban giám đốc và kế toán công ty để thực hiện thủ tục phỏng vấn này,
kết quả thu được sẽ được trình bày trên giấy làm việc “tìm hiểu thông tin về khách hàng”.
Ngoài kỹ thuật phỏng vấn, giai đoạn tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng, KTV
còn sử dụng kỹ thuật quan sát. Khi tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách
hàng, cũng như xem xét tình trạng kho bãi, KTV sẽ cùng công ty khách hàng tiến hành
xem xét, xem trong thực tế, công ty đang sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào, tình trạng
kho bãi trong thực tế ra sao. Cũng nhờ quan sát thực tế, KTV nắm được quy trình, cách
thức tạo ra sản phẩm của công ty khách hàng, do đó, KTV sẽ quyết định, trong các bước
công việc sau này có cần thiết đến chuyên gia hay không. Chẳng hạn: KTV quan sát cách
thức làm việc của bộ máy sản xuất sản phẩm, trong trường hợp công ty này sản xuất một
loại sản phẩm rất đặc biệt và KTV có thể chưa nắm được trình tự các khâu sản xuất của
loại sản phẩm, cũng như cách ước tính giá trị dở dang của sản phẩm, khi đó, KTV sẽ cần
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
chuyên gia để giải thích, giúp mình trong quá trình kiểm toán. Việc quan sát sẽ giúp cho
KTV biết, mình có cần thiết sự trợ giúp của chuyên gia hay không, và từ đó KTV sẽ
quyết định về vấn đề này.
Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
Thông tin về nghĩa vụ pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tiềm tàng, do đó,
việc thu thập thông tin pháp lý của khách hàng có tính chất rất quan trọng. Những thông

tin pháp lý cần thu thập bao gồm 4 loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty; Các
báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay vài
năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và ban giám đốc và Các
hợp đồng và cam kết quan trọng khác.
Tất cả các thông tin pháp lý này đều được KTV thu thập trong buổi tiếp xúc với
ban giám đốc, bằng cách phỏng vấn trực tiếp họ. Những phỏng vấn về nghĩa vụ pháp lý
đã được KTV lên kế hoạch trước thành danh sách các thông tin cần thu thập, sau đó,
trong buổi tiếp xúc với ban giám đốc, KTV sẽ hỏi ban giám đốc lần lượt từng thông tin.
Đối với những công ty mà DFK kiểm toán năm thứ hai trở đi thì câu hỏi phỏng vấn sẽ
khác đi: Thay vì yêu cầu ban giám đốc cung cấp thông tin về giấy phép thành lập và điều
lệ thì KTV sẽ đặt câu hỏi là giấy phép thành lập và điều lệ công ty có gì thay đổi không,
nếu có thay đổi thì yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan đến sự thay đổi đó.
Bước 4: Thực hiện thủ tục phân tích.
Mục tiêu của thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này, gồm có 2 mục
tiêu: Thứ nhất là thu thập hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính và những biến đổi
quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần
kiểm toán trước; Thứ hai là tăng cường hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh
doanh của khách hàng và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động
liên tục của công ty khách hàng.Thông qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai
đoạn đầu này, KTV có thể xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán.
Bảng 1.2. Các kỹ thuật phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Kỹ thuật ph n tích
Nội dung áp dụng
Phân tích ngang - So sánh số liệu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với
nhau.
- So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán do KTV ước tính.
- So sánh dữ kiện của công ty với dữ kiện của ngành.
Phân tích dọc - Các tỷ suất về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,…
Kiểm tra tính hợp - Kiểm tra tính hợp lý trong cơ cấu các chỉ tiêu trên bảng cân đối
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
lý kế toán.
Kỹ thuật phân tích ngang, KTV của DFK thường sử dụng để so sánh số liệu giữa
kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Kỹ thuật này rất hữu hiệu vì nhờ đó mà
KTV có thể thấy được những bất thường trong báo cáo tài chính và khoanh vùng kiểm
toán. Kỹ thuật phân tích ngang thường được các KTV dùng để phân tích các số liệu trên
bảng cân đối kế toán.
Phân tích dọc thường dùng để so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và
khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính. Phân tích này giúp KTV đánh giá được khả
năng hoạt động liên tục của khách hàng. KTV của DFK thường dùng phân tích dọc để
đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với các chỉ tiêu
trên bảng cân đối kế toán, như: tỷ suất về khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất về khả
năng thanh toán dài hạn, tỷ suất về khả năng sinh lời trên tài sản, tỷ suất về khả năng sinh
lời trên doanh thu,…
Kiểm tra tính hợp lý là một kỹ thuật mà KTV của DFK sử dụng để đánh giá tính
hợp lý của các chỉ tiêu thông qua cơ cấu giá trị các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, kết
hợp với tính chất ngành nghề của công ty khách hàng.
Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro và ước tính sai sót có thể chấp nhận được.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ đưa ra những ước lượng ban đầu
về tính trọng yếu. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng
ở đó BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
thông tin tài chính. Nói cách khác, đây chính là sai số tối đa có thể chấp nhận được đối
với toàn bộ BCTC.
Để ước tính mức trọng yếu, KTV sử dụng kỹ thuật tính toán để tính ra mức trọng
yếu cho BCTC của công ty khách hàng. Cách tính mức trọng yếu như sau: dựa trên thông
tin sơ bộ về khách hàng, thông thường dựa trên tính chất ngành nghề kinh doanh của
khách hàng mà KTV của DFK sẽ quyết định lựa chọn điểm chuẩn liên quan nhất đến tính
trọng yếu khoản mục. Các điểm chuẩn này có thể là: Tổng doanh thu, tổng tài sản, tài sản
thuần hoặc vốn chủ sở hữu, thay dổi trong tài sản thuần hoặc lợi nhuận xác định/Kế
hoạch đóng góp,… Với mỗi điểm chuẩn khác nhau, phần trăm đánh giá tương ứng sẽ

khác nhau. Phần trăm đánh giá này sẽ tương ứng ở một khoảng, và KTV sẽ quyết định
giá trị cụ thể của phần trăm đánh giá. KTV của DFK sẽ tính ra giá trị chuẩn tương ứng
với điểm chuẩn đã chọn. Giá trị này thường là giá trị của khoản mục được chọn làm điểm
chuẩn trước khi kiểm toán. Tiếp theo, KTV sẽ tính ra giá trị trọng yếu, bằng cách nhân
giá trị chuẩn với phần trăm đánh giá đã xác định. Giá trị trọng yếu là giá trị sai số tối đa
có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Việc đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán được KTV của DFK xác định dựa trên
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB công ty khách hàng, kết hợp với kinh nghiệm thực tế
của KTV để đưa ra các mức rủi ro. DFK đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên
3 mức: thấp, trung bình và cao. Các mức này tương ứng với tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB cũng như khả năng gian lận sai sót của khách hàng. Đối với những khách hàng có
hệ thống KSNB rất hữu hiệu, các năm kiểm toán trước cho thấy tồn tại ít sai phạm, đánh
giá rủi ro của các năm trước cũng thấp, KTV sẽ đưa ra mức đánh giá rủi ro kiểm soát và
rủi ro tiềm tàng là thấp. Ngược lại, với những công ty khách hàng có hệ thống KSNB rất
yếu kém, kiểm toán năm trước phải điều chỉnh rất nhiều hoặc có rất nhiều khoản mục bị
kết luận từ chối đưa ra ý kiến, chứng tỏ rủi ro tiềm tàng của công ty này rất cao. Hệ thống
kiểm soát được thiết kế nhưng không hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát sẽ cao. Việc đánh giá
rủi ro này mang tính chất tương đối vì DFK không tính toán con số cụ thể cho mức rủi ro,
mà chỉ đưa ra mức đánh giá rủi ro theo 3 cấp cao, trung bình, thấp. Việc đánh giá rủi ro
cũng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của KTV mà thông thường người đánh giá là trưởng
nhóm kiểm toán.
Từ ước tính trọng yếu, KTV của DFK Việt Nam sẽ tính toán ra sai sót có thể chấp
nhận được. Các tính như sau: Đầu tiên, KTV sẽ xác định phần trăm có thể chấp nhận
được. Từ số bút toán điều chỉnh dự kiến và tổng sai sót dự kiến tương đương phần trăm
của giá trị trọng yếu trước thuế, KTV sẽ biết được mức độ phần trăm sai sót có thể chấp
nhận được tương ứng. Phần trăm sai sót có thể chấp nhận được nhân với giá trị trọng yếu,
sẽ thu được giá trị sai sót có thể chấp nhận được.
Bước 6: Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.

Tất cả những hiểu biết về KSNB của công ty khách hàng sẽ được KTV thu thập và
được mô tả trong giấy làm việc. KTV của DFK thường sử dụng các cách thức sau để thu
thập những thông tin về KSNB của khách hàng: Dựa vào kinh nghiệm của các năm trước
(nếu có); phỏng vấn (ban giám đốc, kiểm soát viên hoặc những người chịu sự kiếm soát);
quan sát thực tế các hoạt động kiểm soát tại công ty khách hàng và kiểm tra các chứng từ
sổ sách đã hoàn tất.
Thông thường, khi khách hàng của DFK là khách hàng lâu năm và không có sự
thay đổi nhiều trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng, KTV của DFK sẽ dựa vào
kinh nghiệm của các năm trước để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Ngoài việc
dựa vào kinh nghiệm của các năm trước, KTV cũng cập nhật thêm những thay đổi trong
KSNB của công ty khách hàng để hoàn thiện đánh giá của mình.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Mỹ
Khi khách hàng là một khách thể kiểm toán mới đối với DFK, hoặc có sự thay đổi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũ, KTV sẽ phỏng vấn những người
liên quan đến hoạt động KSNB trong công ty khách hàng, bao gồm: ban giám đốc –
người ban hành quy định về hệ thống KSNB, kiểm soát viên – người tiến hành thực hiện
những quy định về KSNB và những người chịu sự kiểm soát trong hệ thống KSNB. KTV
của DFK thường sử dụng bảng câu hỏi KSNB hoặc bảng tường thuật về KSNB để lưu lại
kết quả của quá trình phỏng vấn.
Nếu chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn để đưa ra kết luận về KSNB của công ty khách
hàng thì kết luận kiểm toán có thể chưa hợp lý, KTV của DFK thường áp dụng kỹ thuật
quan sát kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn để thu thập những bằng chứng kiểm toán có độ
tin cậy cao hơn. Bằng cách quan sát việc vận dụng các quy định về KSNB ngoài thực tế,
KTV sẽ đánh giá được tính hữu hiệu và hoạt động liên tục của các thủ tục KSNB. Kết
hợp giữa kết quả phỏng vấn và kết quả quan sát thực tế, KTV sẽ đưa ra những nhận định
của mình về hệ thống KSNB của công ty khách hàng.
Đối với những quy định về KSNB không liên quan đến quy trình hoạt động mà
liên quan đến kiểm soát về sổ sách, thay vì sử dụng kỹ thuật quan sát để thu thập thêm
bằng chứng kiểm toán, thì KTV sẽ sử dụng kỹ thuật xác minh tài liệu. KTV sẽ kiểm tra

các chứng từ sổ sách đã hoàn tất để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, các
chứng từ có xảy ra sai sót hay không, quá trình luân chuyển chứng từ có qua các bước
kiểm soát đầy đủ hay không. Bằng việc xác minh các chứng từ, tài liệu, KTV có thể xác
nhận những quy định về KSNB có thực sự hữu hiệu trong thực tế.
Sau khi thu thập đầy đủ các bằng chứng về hệ thống KSNB, KTV của DFK sẽ tiến
hành lập bảng đánh giá hệ thống KSNB. Kết thúc những đánh giá sơ bộ về khách hàng,
DFK tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán năm bao gồm kế hoạch về thời gian nhân sự
và dự kiến về chuyên gia. Đây cũng là bước công việc cuối cùng trong giai đoạn đầu lập
kế hoạch kiểm toán.
Tóm lại, trong bước đầu của giai đoạn “chuẩn bị kiểm toán”, KTV đã sử dụng các
kỹ thuật tương ứng với các nội dung công việc như sau:
Bảng 1.3. Tổng hợp các kỹ thuật được áp dụng trong bước lập kế hoạch kiểm toán giai
đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Kỹ thuật Nội dung áp dụng
Phỏng vấn - Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Tìm hiểu thông tin về bên hữu quan.
- Thu thập thông tin pháp lý của công ty khách hàng.
- Thu thập thông tin về hệ thống KSNB của công ty khách hàng.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 19

×