Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 113 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TẠ THỊ HÀ




NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam






Hà Nội - 2014


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TẠ THỊ HÀ



NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tôn Thảo Miên






Hà Nội - 2014


3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Tôn Thảo Miên.
Tôi cũng cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn
nào đã được công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài.




Người cam đoan

Tạ Thị Hà












4
Lêi c¶m ¬n
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn Thảo Miên, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Văn học,
phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, tạo
mọi điều kiện để tôi có thể nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên luận
văn của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người viết

Tạ Thị Hà



5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài. 7
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 14
6. Cấu trúc luận văn 15
NỘI DUNG 16

CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 16
1.1. Ngƣời kể chuyện 16
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện 16
1.1.2. Người kể chuyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 19
1.1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất 19
1.1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba 25
1.1.2.3. Sự đa tầng bậc người kể chuyện 28
1.2. Điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh 31
1.2.1. Khái niệm điểm nhìn 31
1.2.2. Điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh 33
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN
NGẮN BẢO NINH 38
2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 38
2.1.1. Khái niệm nhân vật 38
2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 40
2.1.2.1. Nhân vật cô đơn, lạc thời và lạc loài 40
2.1.2.2. Nhân vật cứu rỗi 49

6
2.1.2.3. Nhân vật tự nhận thức 53
2.1.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh 56
2.1.3.1. Sự đối lập trong hoàn cảnh xuất thân 56
2.1.3.2. Miêu tả ngoại hình 58
2.1.3.3. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ 61
2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 64
2.2.1. Khái niệm cốt truyện 64
2.2.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh 66
2.2.2.1. Cốt truyện hiện thực 66
2.2.2.2.Cốt truyện tâm lý 77

CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 82
3.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 82
3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 82
3.1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 83
3.1.2.1. Không gian hiện thực 83
3.1.2.2. Không gian tâm lý 94
3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 98
3.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 98
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh 100
3.2.2.1.Thời gian sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện đời tư. 100
3.2.2.2. Thời gian tâm lý 103
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bảo Ninh là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam
từ sau Đổi mới. Ngay khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh đã trở thành một hiện tượng văn học được chú ý trên văn đàn, thu
hút nhiều độc giả với những ý kiến đánh giá, phê bình rất khác nhau. Nhìn
chung những đánh giá về tiểu thuyết của Bảo Ninh có hai luồng ý kiến khen
ngợi, đánh giá cao và phê phán. Có thể nói so với tiểu thuyết thì mảng truyện
ngắn của Bảo Ninh được các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý ít hơn. Nhưng
không vì thế mà truyện ngắn của ông mất đi sự quan tâm và đánh giá cao của
người đọc.
Bảo Ninh là một trong những cây bút có dấu ấn nhất định trên văn đàn
hiện nay. Ở mảng truyện ngắn, Bảo Ninh được đánh giá là cây bút viết truyện
ngắn đặc sắc. Trên văn đàn hiện đại, Bảo Ninh đã tạo dựng cho mình một lối

viết riêng, một phong cách riêng khó trộn lẫn. Những truyện ngắn của Bảo
Ninh có những đặc trưng riêng rất đáng để khảo sát và tìm hiểu. Bảo Ninh là
người được sống và cảm nhận những giá trị cuộc sống ở cả hai giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ và hiện thực cuộc sống sau chiến tranh, nhất là từ thời
kì Đổi mới. Ông là một trong những nhà văn hiện nay viết hay và xuất sắc về
đề tài chiến tranh và hậu chiến. Bảo Ninh đã từng là một người lính, có thể
nói những kí ức về chiến tranh, về chiến trường, về tình yêu và cuộc sống của
người lính đã ngấm sâu và trở thành một phần trong tâm trí nhà văn. Trong
sáng tác của Bảo Ninh, số phận của những con người bước ra từ cuộc chiến
tranh cùng những bi kịch của con người trong cuộc sống thời hậu chiến đã
hiện lên một cách chân thực và đầy tính nhân văn.
Truyện ngắn của Bảo Ninh luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Đã có những bài viết, công trình nghiên

8
cứu tổng hợp, phân tích và phát hiện đáng kể cả về phương diện nội dung và
nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh, tuy nhiên nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn Bảo Ninh vẫn chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo. Với mong
muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định thành công của truyện ngắn Bảo
Ninh, trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi trước, đề tài mà luận văn đã
chọn Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh sẽ là cơ hội để chúng tôi
tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật cũng như những nét độc đáo về nghệ
thuật tự sự trong truyện ngắn của Bảo Ninh trên tinh thần khoa học và toàn
vẹn nhất có thể. Cũng thông qua đề tài này luận văn hướng đến một cách hiểu,
cách lý giải về cái hay, những nét đặc sắc và hấp dẫn của truyện ngắn Bảo
Ninh, từ đó ghi nhận sự đóng góp của Bảo Ninh cho mảng truyện ngắn nói
riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê ở xã Bảo Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhưng sinh ra tại Nghệ An. Bảo Ninh được

sinh ra trong một gia đình trí thức lớn, ông là con trai của giáo sư Hoàng Tuệ,
nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong
thời buổi chiến tranh, cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, Bảo Ninh cũng
tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ, chiến đấu trong chiến trường B3 Tây
Nguyên từ 1969 đến 1975. Đây cũng là giai đoạn mà cuộc kháng chiến chống
Mĩ của nhân dân ta diễn ra ác liệt và mạnh mẽ nhất. Sau chiến tranh ông giải
ngũ, trở lại học đại học và sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ
1984 đến 1986, Bảo Ninh học khóa 2 Trường viết văn Nguyễn Du và làm việc
cho báo Văn nghệ trẻ. Bảo Ninh là một trong những nhà văn có đóng góp
đáng kể vào công cuộc đổi mới của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông đến
với văn chương khá muộn so với các nhà văn khác cùng thế hệ. Tác phẩm đầu
tay của ông là tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, về sau lấy lại tên cũ là Nỗi

9
buồn chiến tranh. Ngay khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã mau chóng trở thành
một hiện tượng văn học và nhận được nhiều ý kiến phê bình khác nhau. Có ý
kiến ca ngợi hết lời nhưng cũng có những ý kiến phê phán thẳng thừng. Tiểu
thuyết này đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng văn học hằng
năm (1991). Đến nay, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã khẳng định được vị
trí của mình và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được bạn đọc nhiều
nơi đón nhận. Bên cạnh những thành công về tiểu thuyết thì Bảo Ninh cũng
đã đạt được nhiều thành công về truyện ngắn. Những truyện ngắn đầu tiên của
Bảo Ninh được đăng trên Văn nghệ Quân đội. Có thể kể đến các tác phẩm đã
xuất bản của Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội nhà văn, 1991; Trại
bảy chú lùn, NXB Văn học, 1987; Khắc dấu mạn thuyền, NXB Văn học, 1996;
Lan man trong lúc kẹt xe, NXB Hội nhà văn, 2005; Chuyện xưa kết đi, được
chưa?, NXB Văn học, 2009; Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc, NXB Phụ nữ, 2011;
Bảo Ninh - những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013.
Nghiên cứu về sáng tác của Bảo Ninh đã và đang thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cũng như của nhiều người đọc. Lâu

nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và truyện ngắn của
ông. Nhưng các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu hướng vào tiểu thuyết đầu
tay của ông là Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh được biết đến nhiều nhất với
cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - Tác phẩm đã tạo nên tên tuổi Bảo
Ninh. Sức ảnh hưởng của Nỗi buồn chiến tranh trong đời sống văn học Việt
Nam thời kì Đổi mới là không thể phủ nhận.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng nhận xét về Nỗi buồn chiến tranh: "Về
mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới"[30,177]. Bài
viết Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của Nguyễn
Đăng Điệp đã nêu lên những cách tân cũng như những đặc sắc nghệ thuật của
tác phẩm, đặc biệt chú ý đến kĩ thuật dựng truyện theo kết cấu dòng ý thức;

10
Đào Duy Hiệp với bài viết Thời gian trong Thân phận của tình yêu đã tìm
hiểu một số vấn đề về nghệ thuật thời gian: thời gian niên biểu, sự sai trật niên
biểu, lối quay ngược, lối đón trước ; Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến
tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp của
Phạm Xuân Thạch đã đi vào nghiên cứu những mạch ngầm văn bản, thế giới
nhân vật, tìm hiểu cái nhìn mới và cách viết mới về chiến tranh trong thời hậu
chiến, tác giả này cũng có những bài viết khác như: Về tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh; Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - suy nghĩ từ
những tác phẩm về chủ đề lịch sử.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khác về tác phẩm Nỗi buồn chiến
tranh, có thể kể đến: Trần Quốc Hội với "Trình tự" trong thời gian nghệ thuật
của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian
của Genette; Trần Thanh Hà: Từ phân tâm học tìm hiểu tính hiện đại thể hiện
qua tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" của Bảo Ninh; Hoàng Ngọc Hiến:
Những nghịch lý của chiến tranh; Đỗ Văn Khang: Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu?; Phạm Xuân Nguyên: Nghĩ gì khi đọc"Nghĩ gì khi
đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu?"; Đỗ Đức Hiểu: Những nhịp mạnh

của tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
Không chỉ khẳng định mình ở thể loại tiểu thuyết, Bảo Ninh còn khẳng
định mình qua nhiều truyện ngắn. Ở mảng truyện ngắn, Bảo Ninh đã thể hiện
được những tìm tòi, khám phá mới về nghệ thuật kể chuyện. Truyện ngắn của
Bảo Ninh cũng đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu cũng
như bạn đọc. Trong bài viết Bảo Ninh – Thời tiết của kí ức, Trung Trung Đỉnh
đã đưa ra những nhận xét về truyện ngắn Bảo Ninh: “Đọc những truyện ngắn
đầu tiên của Bảo Ninh, người ta nhận ngay ra một người lính có tâm hồn khá
lãng mạn và phóng túng. Một người lính từng trải dễ xúc động bởi những gợi
cảm ngẫu hứng do tác động mạnh của đời sống thời chiến khốc liệt.”[9]; Trần

11
Sáng với bài viết Âm hưởng chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh đưa ra
nhận định về đặc điểm trong sáng tác của Bảo Ninh: “Chiến tranh – cảm hứng
chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo của Bảo Ninh”; “số lượng những tác
phẩm chỉ thuần viết về chiến tranh không nhiều, nhưng số lượng những tác
phẩm có yếu tố liên quan đến chiến tranh hoặc hậu chiến thì lại chiếm số
lượng áp đảo”[49]; Đoàn Ánh Dương trong bài viết Bảo Ninh - nhìn từ thân
phận truyện ngắn nhận xét: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là các hồi
tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm cho Bảo Ninh phải viết
về nó như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh
trong tư cách một nhà văn buộc phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá
khứ; thậm chí, tần suất lặp lại của việc truy tầm quá khứ đậm tới độ có thể coi
suy tưởng là nét phong cách của Bảo Ninh. Nó cho thấy tầm quan trọng của
ký ức, của chấn thương chiến tranh trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ thuật
của ông: chiến tranh như là thân phận, số phận”[5]. Với cái nhìn sắc sảo Đoàn
Ánh Dương cũng đã đề cập đến nhiều bình diện của truyện ngắn Bảo Ninh
như chất liệu, cách đặt tên, cách kết thúc truyện ngắn… Thụy Khuê với bài
viết Tình thế của những người viết trẻ hôm nay đưa ra nhận định: “Bảo Ninh có
lối viết trữ tình bi đát rất độc đáo về chiến tranh, nhưng nỗi buồn cũng như văn

phong của Bảo Ninh ít ai bắt chước được”[25]. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào
đưa ra ý kiến: “Cá nhân tôi thích truyện ngắn của Bảo Ninh hơn tiểu thuyết của
anh. Trước hết vì anh có một giọng văn “trắng”, thoạt nghe tưởng như vô cảm,
dường như anh đã thừa hưởng được điều đó từ người cha – nhà ngôn ngữ
Hoàng Tuệ, một người có giọng văn tưng tửng, thâm thuý và rất có duyên.
Bàng bạc trong tiểu thuyết và truyện của Bảo Ninh là nỗi buồn mang ý nghĩa
sâu sắc về khoảng cách thế hệ, về vấn đề cha và con… Điều đó chứng tỏ anh
vẫn thấy được vẻ đẹp thời đã qua và lưu luyến với nó”[20]. Với nhà văn Phong
Điệp thì: “Bảo Ninh là người đặc biệt. Dáng vẻ xù xì, bất cần, và tính cách ngại

12
giao tiếp, không hoạt ngôn của anh dễ khiến người khác cảm thấy khó gần.
Từng có thời gian công tác cùng với anh, nhưng thú thực phải mãi đến lúc anh
rời báo, tôi mới thực sự hiểu được Bảo Ninh. Bảo Ninh là người lịch lãm, tinh tế,
cẩn trọng và sắc sảo. Bên cạnh cuốn tiểu thuyết quá nổi tiếng, thì những truyện
ngắn, những bài báo ký bút danh khác của Bảo Ninh cũng rất đáng đọc. Anh
chưa bao giờ viết ra một bài, một chữ nhảm nhí nào. Từng câu, từng chữ, đều
được anh cân nhắc kỹ càng”[20].
Bên cạnh những bài phê bình, đánh giá thì cũng đã có nhiều khóa luận,
luận văn, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Bảo Ninh như: Khóa luận
Nhân vật trong văn xuôi Bảo Ninh của Lê Thị Lan Anh, Đại học Vinh (2007)
đã đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn
xuôi Bảo Ninh. Luận văn Đề tài chiến tranh chống Mĩ trong truyện ngắn Bảo
Ninh của Lưu Thị Thanh Trà, Đại học Vinh (2006) đã đi sâu vào khai thác
mối quan hệ giữa chiến tranh và nhân cách con người, chiến tranh và tình yêu,
hai điểm nhìn chiến tranh. Luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của
Bảo Ninh của Nguyễn Thị Hóa, Đại học Vinh (2010) tìm hiểu truyện ngắn
Bảo Ninh nhìn từ một số đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Luận văn Văn xuôi
tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới của Bùi
Thị Hợi, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011). Luận văn Truyện

ngắn Bảo Ninh từ góc nhìn thể loại của Nguyễn Phương Nam, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn (2013)
Trên đây là những nhận xét, đánh giá, những công trình nghiên cứu ít
nhiều có liên quan tới nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh. Đánh giá
về sáng tác của Bảo Ninh nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng có
nhiều quan điểm, ý kiến, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi bài viết,
công trình nghiên cứu là một cách nhìn, một tiếng nói, một suy nghĩ, một cảm
nhận riêng của người viết về các khía cạnh xoay quanh vấn đề con người và

13
tác phẩm của nhà văn. Trong những bài viết đó, ít nhiều các vấn đề người kể
chuyện, điểm nhìn, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện
ngắn Bảo Ninh đã được đề cập và lý giải. Đây là những yếu tố góp phần quan
trọng làm nên cái riêng, độc đáo trong nghệ thuật tự sự truyện ngắn của Bảo
Ninh. Ở những mức độ khác nhau những đánh giá, nghiên cứu của người đi
trước là những gợi mở và nguồn tham khảo quý giá cho chúng tôi đi sâu tìm
hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh, qua đó thấy được những
nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Bảo Ninh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn Bảo Ninh ở các phương diện người kể chuyện, điểm
nhìn, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian qua đó làm sáng rõ hơn
phong cách tự sự của Bảo Ninh cũng như nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
Bảo Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương diện của nghệ thuật tự sự: người kể
chuyện, điểm nhìn, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian. Khảo sát, phân
tích những biểu hiện cụ thể của người kể truyện, điểm nhìn, nhân vật, cốt
truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn Bảo Ninh, từ đó khẳng định

những sáng tạo và đóng góp của tác giả.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn của Bảo Ninh, thể hiện qua các phương diện người kể chuyện,
điểm nhìn, nhân vật, cốt truyện, thời gian, không gian.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ truyện ngắn của Bảo Ninh,
tập trung chủ yếu ở các tập truyện Trại bảy chú lùn, NXB Văn học, 1987;

14
Khắc dấu mạn thuyền, NXB Văn học, 1996; Lan man trong lúc kẹt xe, NXB
Hội Nhà văn, 2005; Chuyện xưa kết đi, được chưa?, NXB Văn học, 2009;
Bảo Ninh Tác phẩm chọn lọc, NXB Phụ nữ, 2011; Bảo Ninh – những truyện
ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2013. Để có cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về nghệ thuật
tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh, chúng tôi có liên hệ, so sánh đối chiếu với
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của ông, cũng như những sáng tác của một
số nhà văn khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng
các phương pháp chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp giúp cho việc nghiên cứu, phân tích,
cắt nghĩa, lý giải các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật từ đó chúng tôi đi đến
những kết luận mang tính tổng hợp nhất, khái quát nhất về nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn Bảo Ninh.
5.2. Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp thống kê, phân loại giúp cho việc phân loại, tìm hiểu các
dạng nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, không gian, thời gian, cốt truyện
khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự truyện ngắn Bảo Ninh.
5.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh
- Phương pháp đối chiếu - so sánh giúp cho việc so sánh trong tập

truyện ngắn, so sánh với những vấn đề liên quan ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh và những tác phẩm của các nhà văn khác nhằm làm nổi bật những đặc
trưng riêng trong nghệ thuật tự sự truyện ngắn của Bảo Ninh, những giá trị và
đóng góp của Bảo Ninh đối với văn học Việt Nam hiện đại.
5.4. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để

15
từ đó có một cái nhìn hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bảo
Ninh. Đồng thời để tạo sự lôgic, chặt chẽ, khoa học trong quá trình nghiên
cứu.
Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện, khách quan khi đánh giá vấn đề,
trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng phối hợp các phương pháp
khác như: phương pháp khảo sát, phương pháp lịch sử… nhằm làm rõ những
yếu tố nghệ thuật trong nghệ thuật tự sự truyện ngắn của Bảo Ninh. Song
song với việc vận dụng các phương pháp trên, người viết còn vận dụng những
kiến thức đã học được về các khoa học liên ngành
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong truyện ngắn Bảo
Ninh
Chương 2: Nhân vật và cốt truyện tự sự trong truyện ngắn Bảo Ninh
Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Bảo
Ninh




16

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
1.1. Ngƣời kể chuyện
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện
Khi nhắc đến nghệ thuật tự sự người ta thường nhắc đến nhiều khái
niệm trong đó có khái niệm Người kể chuyện. Người kể chuyện là một trong
những khái niệm trung tâm của tự sự học. Về khái niệm Người kể chuyện
hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa thống nhất, có người gọi đó là
Người kể chuyện, có người lại gọi đó là Người trần thuật. Trong khuôn khổ
của luận văn này, chúng tôi xét hai khái niệm này trên cơ sở đồng nghĩa.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì Người kể chuyện là "Hình tượng
ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu
chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình
tượng của chính tác giả (ví dụ: "tôi" trong Đôi mắt), dĩ nhiên không nên đồng
nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả
sáng tạo ra (ví dụ: người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn); có thể là
một người biết một câu chuyện nào đó, một tác phẩm có thể có một hoặc
nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm
một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập
trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và
đời sống trong tác phẩm thêm phong phú và nhiều phối cảnh"[15,221].
Trong giáo trình Lý luận văn học thì: "Người kể chuyện (Người trần
thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người do nhà văn tạo ra để
thay thế mình thực hiện hành vi trần thuật Người kể chuyện trong văn bản
ẩn mình trong dòng chữ. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ ba,
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Và chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như

17
người trong cuộc, người chứng kiến hay người biết trước sự việc xảy ra bằng

tất cả giác quan, sự hiểu biết của mình. Do đó về căn bản, mọi người kể
chuyện đều theo ngôi thứ nhất. Cái được gọi là kể theo ngôi thứ ba thực chất
là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức hoặc đã được ý thức nhưng cố
ý giấu mình"[31,102].
Đào Duy Hiệp trong Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại định nghĩa
người kể chuyện/người trần thuật: "Là một trong những phạm trù cơ bản của
trần thuật học, nó đối lập dứt khoát với "tác giả thực". Đó là một hình tượng
được tác giả thực hư cấu nên, nó có thể ở ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba
("cá nhân"/"phi cá nhân"). Nó có nhiệm vụ mang lời kể trần thuật (narration)
và chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng. Đương nhiên, khi đã có người kể
chuyện thì phải có người nghe câu chuyện (narrataire) hoặc tạo thành cặp
người trần thuật/độc giả trừu tượng (ẩn tàng - implicite hoặc hiển thị -
explicite). Các cấp độ trần thuật (niveaux narratifs) còn liên quan đến mối
quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật. Cụ thể, nó đề cập đến vấn đề tìm
hiểu xem người kể chuyện là hay không là nhân vật của câu chuyện mà anh ta
kể lại. Theo quan điểm của Genette, và sau đó là các nhà nghiên cứu khác như
Stanzel về "những tình huống trần thuật" thì ngôi "tôi" chỉ được tính là người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất và đồng thời là nhân vật khi anh ta kể về những
"trải nghiệm cá nhân", và là người hiện diện trong hành động; còn lại là người
kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngay cả khi vào truyện, "tôi" giới thiệu khung cảnh,
các nhân vật có mặt ở đó (kiểu "sau bữa ăn" thường thấy ở các sáng tác của
Maupassant)[17,225].
Người kể chuyện là khái niệm trung tâm của tự sự học và của thi pháp
học hiện đại. Có thể thấy không một truyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu
người kể chuyện: "Với bất kỳ truyện kể nào, người kể chuyện đồng thời đảm
nhiệm hai vai trò: vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần

18
thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát)"[27]. Tz.Todorov đã khẳng
định: "Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng

tượng không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện
không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp
đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó
cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt"[53,116-117].
Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của
tác giả trong tác phẩm: "Trong tác phẩm tự sự, vấn đề người kể chuyện có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Nhờ hình thức tường thuật, tác giả có thể trực tiếp
phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét của mình về nhân vật, về sự kiện được
mô tả và về cuộc đời chung"[59,154]. Người kể chuyện trong tác phẩm văn
học, đôi khi lại chính là hiện thân của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng
nhất. Qua người kể chuyện ta có thể thấy được tư tưởng, quan điểm của tác
giả nhưng không thể đồng nhất người kể chuyện với chính bản thân tác giả.
Người kể chuyện và tác giả là hai thuật ngữ được phân biệt bởi những
yếu tố riêng biệt nhưng lại quy định lẫn nhau: "Vùng giao thoa của hai phạm
trù này tương đối lớn, vì vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít nhầm lẫn. Nhiều
nhà nghiên cứu đồng nhất người kể chuyện với tác giả. Ở thế giới truyện kể,
người kể chuyện xuất hiện trong cùng bậc giao tiếp với người nghe chuyện.
Anh ta thực chất là những "sinh thể" trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và
tưởng tượng. Người kể chuyện là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ
tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản.
Trong khi đó, tác giả là chủ thể sáng tạo. Anh ta ở bên ngoài tác phẩm. Như
vậy, việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn toàn hai yếu tố thuộc hai bậc giao tiếp
khác nhau sẽ không thỏa đáng, hạn chế khả năng hiểu sâu các vấn đề đặt ra
trong quá trình giải mã tác phẩm"[27]. Lê Ngọc Trà viết: "Người kể chuyện là
thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng

19
ra kể trong tác phẩm văn học"; "Người kể chuyện và tác giả không phải là
một. Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả
xưng "tôi" đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận

động của các sự kiện, các tình tiết"[59,153].
Trong tác phẩm tự sự, thông qua người kể chuyện nhà văn trình bày, thể
hiện một cách sáng tạo thế giới hiện thực. Nhà văn cũng thể hiện ý đồ sáng
tác thông qua việc lựa chọn dạng thức xuất hiện của người kể chuyện. Có
nhiều cách để phân loại người kể chuyện. Người ta thường căn cứ vào vị trí
của người kể chuyện trong tác phẩm để phân loại thành người kể chuyện ngôi
thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, và có những trường hợp người kể
chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Mặc dù có những quan điểm
khác nhau về người kể chuyện song không thể phủ nhận vai trò quan trọng
của người kể chuyện đối với mỗi tác phẩm. Với việc nắm được vai trò của
người kể chuyện sẽ giúp cho việc phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm một
cách sâu sắc, trọn vẹn hơn.
1.1.2. Người kể chuyện trong truyện ngắn Bảo Ninh
1.1.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Truyện kể bao giờ cũng được kể từ một ngôi kể nhất định và bởi một
người kể chuyện nào đó. Ngôi kể thứ nhất được Bảo Ninh sử dụng nhiều hơn
cả trong các truyện ngắn của mình. Dạng thức người kể chuyện xưng tôi xuất
hiện trong các truyện ngắn của Bảo Ninh với nhiều kiểu dạng khác nhau. Với
cách kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện có thể chủ động dẫn dắt câu
chuyện của mình, đó có thể là câu chuyện về chính bản thân người kể chuyện,
có thể là câu chuyện về người khác, người kể chuyện cũng có thể tham gia kể
cùng với nhân vật, hoặc đóng vai trò dẫn dắt để nhân vật tự kể, trao cho nhân
vật chức năng tự sự từ ngôi thứ nhất. Tự sự từ ngôi thứ nhất xưng tôi là "một
phương thức biểu đạt độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả về người kể

20
chuyện và cả về nhân vật"[48,37]. Người kể chuyện ngôi thứ nhất đôi khi có
sự tương đồng với tác giả nhưng không đồng nhất. Người kể chuyện ngôi thứ
nhất thường xuất hiện dưới hai dạng thức: thứ nhất là người kể chuyện ngôi
tôi hoàn toàn trùng khít với nhân vật chính của câu chuyện, hai là người kể

chuyện chỉ là người chứng kiến, người đồng hành kể lại câu chuyện của nhân
vật chính. Với việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhà văn thường
tạo được sự tin cậy nơi người đọc đối với câu chuyện mà mình đang kể. Điểm
nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hầu hết là điểm nhìn hướng nội,
mang tính chủ quan, cá nhân. Thông qua lời người kể chuyện, độc giả có thể
dễ dàng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, tạo cảm giác như sống cùng
nhân vật, trải nghiệm những trạng thái tinh thần, những cung bậc cảm xúc
cùng với nhân vật. Khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật do đó
cũng được thu hẹp.
Với những tác phẩm người kể chuyện thuần túy ở ngôi thứ nhất, đó là
cái tôi kể về chính câu chuyện của mình, ở đó người kể chuyện và nhân vật là
một, người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện và tham gia
vào các sự kiện, biến cố của câu chuyện, đó là câu chuyện do chính nhân vật
đã từng trải qua, chứng kiến và quan sát. Người kể chuyện ngôi thứ nhất có
khả năng khai phá chiều sâu tâm hồn, thâm nhập vào những vùng bí mật ẩn
sâu trong tiềm thức con người. Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi trong
Khắc dấu mạn thuyền kể về kỉ niệm mà mình đã từng trải qua với một cô gái,
cuộc gặp gỡ định mệnh, ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính và dấu ấn thì còn mãi,
khắc sâu trong tâm trí người kể chuyện. Hà Nội lúc không giờ là câu chuyện
của nhân vật tôi kể về ngôi nhà số 4, nơi sinh sống của năm hộ gia đình hơn
ba chục năm về trước, về đêm cuối năm năm Giáp Thìn dưới sân ngôi nhà với
lũ trẻ mười ba, mười bốn tuổi trong đó có tôi quây quần xung quanh bếp lửa
với nồi bánh chưng cùng với ông họa sĩ Năm Tín quê ở tận Cà Mau đi họp

21
đồng hương ở câu lạc bộ Thống Nhất trở về rẽ vào, cùng với chị Giang, với
anh Trung và anh Vinh Pét xồm ẩu đả nhau vì chị Giang Đó là câu chuyện
đưa tiễn tân binh ngày mùng 5 tết, là câu chuyện nhân vật tôi nhập ngũ, rồi trở
về sau chiến tranh, về thăm chị Giang sau ba mươi tư năm trời xa biệt. Chị
Giang cho xem bức ảnh họa sĩ Năm Tín vẽ cảnh tượng ở sân ngôi nhà số 4

đêm nào. Bức tranh chính là kỉ vật còn sót lại, lưu giữ và gợi nhớ lại câu
chuyện, gợi nhớ lại một thời xa xưa đã lùi vào quá vãng. Tôi vừa là người kể
chuyện đồng thời cũng là một nhân vật tham gia vào các sự kiện, biến cố của
câu chuyện, nhân vật tôi hiện lên chi tiết với những hành động, tâm tư tình
cảm, với những trạng thái tâm lý khác nhau.
Trong những truyện ngắn mà người kể chuyện xưng tôi tự kể về mình
của Bảo Ninh, câu chuyện thường được kể theo sự vận động nội tâm của
người kể chuyện, nhân vật chính trong tác phẩm, qua đó những cảm xúc,
trạng thái tâm lý vui buồn, giận hờn, yêu thương, đau khổ, dằn vặt của nhân
vật được giãi bày, bộc lộ. Theo dòng tâm trạng của nhân vật mà câu chuyện
dần dần được hiện lên. Qua những câu chuyện của người kể chuyện xưng tôi
mà những cảnh người, cảnh đời hiện ra một cách đậm nhạt khác nhau, vừa hư
vừa thực. Qua câu chuyện của nhân vật tôi trong Thách đấu người đọc có thể
nhận thấy được trạng thái tâm lý, cảm xúc của những chàng trai, cô gái đang
bước vào tuổi mới lớn với những cái tôi muốn thể hiện, muốn khẳng định bản
thân mình. Nhân vật của Bảo Ninh thường được miêu tả, xuất hiện ở lứa tuổi
mười bảy, mười tám, lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Chỉ bởi một sự thách
đấu, bởi những chí hướng khác nhau, những điều không thể lý giải được mà
số phận mỗi người mỗi khác, rẽ theo những hướng khác nhau: "Tất nhiên
không phải là tôi hoàn toàn không hiểu. Vào những năm tháng anh hùng ấy
chúng ta ai cũng chí lớn như ai, nhưng rồi ra mỗi người lại bước đi trên những
ngả đường tuyệt đối khác xa nhau. Cái đó người ta vẫn gọi là số phận, là định

22
mệnh. Đời tôi chẳng hạn, chỉ chút nữa thôi đã hướng khác rồi. Có thể là tôi đã
vào bộ đội, đã lâm trận, trực tiếp chiến đấu ở hàng đầu. Đáng lẽ tôi đã là một
người nào đó, vậy mà tôi lại là tôi như bây giờ đây. Sự đời là thế, không có gì
là khó hiểu, dù vậy, thú thực tôi vẫn không hoàn toàn hiểu nổi vì sao lại
thế?"[40,373-374]. Cũng qua câu chuyện người kể chuyện xưng tôi chúng ta
có thể thấy được phần nào hoàn cảnh của người nông dân ở một vùng nông

thôn nghèo khó làng Mơ trên đồi Giàng, của con cái nhà cán bộ trong thời kì
sơ tán Tất cả được hiện lên một cách chân thực qua những dòng cảm nhận
và hồi tưởng của người kể chuyện xưng tôi. Với cái tôi kí ức, người kể
chuyện có thể khơi dậy những vùng kí ức đã bị lãng quên. Không chỉ cho
người đọc thấy những gì mà mình kể, người kể chuyện còn cho thấy chính
bản thân mình. Người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của
câu chuyện đang được kể lại và kí ức, dòng tâm trạng của nhân vật chính là
sợi dây kết nối câu chuyện, làm cho những sự kiện, tình tiết trở nên gắn kết.
Hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất hiện diện như một nhân vật
trong truyện, trực tiếp tham gia và hiện hữu như một phần trong thế giới câu
chuyện đang được kể lại, tạo được sự tin cậy nơi người đọc về những sự việc
và con người được kể đến trong câu chuyện. Người kể chuyện đóng vai trò
quan trọng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật. Với việc kể chuyện từ ngôi
thứ nhất, nhà văn giúp người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khai
thác thế giới tâm lý của nhân vật một cách tự nhiên và chân thực nhất. Đây
cũng chính là một cách để nhà văn khám phá chính bản thân mình. Người kể
chuyện xưng tôi trong Lá thư từ Quí Sửu bên cạnh việc kể lại những gì mình
đã trải qua còn bộc lộ nỗi lòng, tâm sự của bản thân: "Từ bấy tới nay, thời
gian đã mất đi nhiều năm, nhưng nỗi đau Quí Sửu vẫn mãi còn như là một hạt
sạn trong kí ức tôi. Những ngày Tết, ban đêm, tôi vẫn thường ngược luồng
thời gian trở về với cao điểm đồi 400, nhìn thấy lại mặt sông Đác Bờ Là lấp

23
lánh ánh phản quang những buổi mai hồng, và dù là trong mơ mà lòng lại
nhói đau khi gặp lại anh em đồng đội đã khuất"[40,156]; "Thỉnh thoảng, trong
vùng khuất nẻo nhất của những giấc chiêm bao, tôi cũng thoáng thấy Duy. Tôi
vẫn luôn nhớ đến anh ta. Năm tháng đã khiến cho những kỉ niệm của tôi về
con người ấy phần nào biến hình đi, không còn lại sự khủng khiếp và lòng
căm thù, chỉ còn lại nỗi buồn thương"[40,156-157] Người đọc như trải
nghiệm cùng nhân vật, sống với những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Với

người kể chuyện xưng tôi nhà văn đã đi sâu vào những ngóc ngách tâm hồn,
khám phá và thể hiện những trạng thái tình cảm của nhân vật.
Là một phương diện của nghệ thuật tự sự, hình tượng người kể chuyện
đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên phong cách tự sự đặc sắc
của nhà văn. Người kể chuyện ngôi thứ nhất vừa là người chứng kiến, vừa là
người trong cuộc tham gia vào các diễn biến của câu chuyện, do đó mà người
kể chuyện có điều kiện tự do để bộc lộ tính cách, quan điểm cá nhân, chủ
quan của mình. Hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất với cái tôi tự thuật,
người kể chuyện là người khơi gợi và cũng là người tham gia vào các sự kiện,
biến cố của câu chuyện. Người kể chuyện cũng chính là nhân vật trung tâm
của câu chuyện. Tự sự ngôi thứ nhất xưng tôi, nhân vật tôi thường là nhân vật
chính nên tất cả mọi diễn biến của câu chuyện đều được bắt đầu từ cái nhìn
của nhân vật tôi. Người kể chuyện vừa mang tính khách quan khi trần thuật
các sự kiện vừa mang tính chủ quan khi thể hiện thế giới nội tâm của mình,
bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Trong nhiều truyện ngắn của Bảo Ninh người kể chuyện xưng tôi
không kể về mình mà kể chuyện người khác. Trong nhiều trường hợp người
kể chuyện xưng tôi chỉ là người dẫn dắt câu chuyện để nhân vật tôi tự kể
chuyện. Ở đây người kể chuyện chỉ nghe lại câu chuyện của nhân vật tôi và
kể lại. Nhà văn để nhân vật tự kể về mình và về những người khác. Người kể

24
chuyện xưng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của tác
giả cũng như tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Khi người kể chuyện trao
quyền kể chuyện cho nhân vật của mình, người kể chuyện khi đó cũng được
luân phiên dưới dạng thức nhân vật tôi kể về những gì mình đã trải qua hoặc
đã chứng kiến. Các câu chuyện đó sẽ diễn ra theo một định hướng và xoay
quanh ý đồ của người kể chuyện. Với việc kể lại câu chuyện của người khác,
người kể chuyện xưng tôi cũng bộc lộ bản thân mình qua những suy nghĩ,
những cảm xúc về những trải nghiệm, những câu chuyện của nhân vật. Chẳng

hạn như truyện Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, người kể chuyện xưng tôi
nhưng lại kể lại chuyện của ông già Me xừ. Người kể chuyện ở đây chỉ đóng
vai trò dẫn dắt câu chuyện để nó diễn ra một cách liền mạch, đồng thời người
kể chuyện cũng nêu ra những cảm nhận của riêng mình, còn lại toàn bộ nội
dung chính của câu chuyện thì lại do Me xừ kể lại qua những hồi ức, những kỉ
niệm của chính nhân vật: " Sự xuất thần vô cớ, sự bộc bạch bỗng dưng của
ông già không làm tôi ngạc nhiên. Tôi cứ bình thản nghe. Nghe thì gì mà
không được. Về cái khoản nghe người đời tâm sự thì tôi như là có năng khiếu
bẩm sinh ( ) Đến đầu phố Dã Tượng, tôi và Me xừ dừng lại ở một quán cà
phê vỉa hè. Chúng tôi ngồi, im lặng, thìa khuấy lanh canh. Bên Hỏa Lò, công
trường xây dựng khách sạn vẫn đang ầm ì làm lụng ( ) Buông tiếng thở dài,
ông già nói tiếp, chậm dãi ( ) Xừ Bôn nhỏm người khỏi ghế, đưa tay chỉ sâu
vào khúc đường Thợ Nhuộm mà tôi với ông đã đi dọc qua vừa nãy ( ) Me xừ
khịt khịt mũi ra chiều tự phụ ( ) Cốc cà phê đã cạn, và ngồi mãi đã phát
nhàm nhưng ông già vẫn chưa thấy nhàm câu chuyện ( ) Ông già chật vật nới
nút cà vạt. Nói nhiều quá phát mệt, cái sọ hói khô khốc của ông loáng mồ
hôi."[40,234-237]
Với hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất, câu chuyện mà người kể
chuyện đang kể dù kể về bản thân mình hay kể về người khác thì cũng chứa

25
đựng trong đó những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và số phận con người
trong dòng chảy lịch sử. Người kể chuyện không chỉ thể hiện những cái bề
nổi, hiện hữu mà còn khám phá, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Với việc
trần thuật từ ngôi thứ nhất, Bảo Ninh đã tạo cho người đọc cảm giác chân thật
với độ tin cậy cao, tạo sức sống nội tại cho nhân vật, nhân vật không ngần
ngại bộc lộ những ước mơ thầm kín, những nỗi niềm riêng tư, những ước mơ,
khát vọng qua đó người đọc có thể khám phá ra chiều sâu ẩn chứa bên trong
mỗi con người.
1.1.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba

Tìm hiểu truyện ngắn của Bảo Ninh, bên cạnh những truyện ngắn được
kể theo ngôi thứ nhất còn một nhóm những truyện được kể theo ngôi thứ ba.
Với người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện không bị phụ thuộc vào
thế giới của các nhân vật trong truyện. Người kể chuyện chỉ đóng vai trò quan
sát nhân vật, dẫn dắt câu chuyện, đứng sau hành động để quan sát và kể lại,
không trực tiếp tham gia vào các biến cố, sự kiện, tình tiết truyện. Với người
kể chuyện ngôi thứ ba, điểm nhìn của người kể chuyện hầu hết là từ bên ngoài,
mang tính khách quan.
Với người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện có thể kể về nhiều
chuyện, nhiều người một cách khách quan và tự do nhất. Với ngôi kể này
người kể chuyện có thể quan sát và phản ánh các vấn đề của cuộc sống một
cách đa diện, nhiều chiều, thể hiện số phận nhân vật một cách chân thực.
Người kể chuyện đứng độc lập, khách quan kể và miêu tả mọi việc trong tác
phẩm. Truyện ngắn Bi kịch con khỉ được kể dưới dạng người kể chuyện ngôi
thứ ba. Giọng kể của người kể chuyện mang tính khách quan. Ban đầu cuộc
sống của chú khỉ trong vườn bách thú cũng không đến nỗi nào: "Thiên hạ vui
thích ném quà cho nó, khoái chí xem nó phô diễn những trò con khỉ của nó.
Khỉ ta dẫu dư thừa thức ăn, trở nên trơn lông đỏ da hơn bao giờ hết, nhưng

×