Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.38 KB, 131 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








TRẦN THỊ THU HIỀN






NHÂN VẬT LÝ TƢỞNG TRONG VĂN HỌC LÃNG MẠN
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA V.HUGO)






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Lý luận Văn học





Hà Nội – 2014

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ THU HIỀN





NHÂN VẬT LÝ TƢỞNG TRONG VĂN HỌC LÃNG MẠN (KHẢO
SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA V.HUGO)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học
Mã số : 60 22 01 20



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NAM


Hà nội – 2014





3


LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng
như các thầy cô trong khoa văn học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận
văn này!
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Nam, thầy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có được
kết quả như ngày hôm nay!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong quá
trình học tập cũng như làm luận văn!
















4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiêm túc do bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Nam, không sao chép của ai. Nếu
sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!



















PHỤ LỤC

5

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc luận văn Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Chủ nghĩa lãng mạn và quan niệm về nhân vật lý tưởng Error!
Bookmark not defined.
1.1. Về chủ nghĩa lãng mạn Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn Error! Bookmark not
defined.
1.1.3. Đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn Error! Bookmark not
defined.
1.2. Nhân vật lý tưởng trong văn học và trong nghệ thuật lãng mạn. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Nhân vật lý tưởng trong văn học Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nhân vật lý tưởng – khát vọng về những nhân cách đẹp hoàn thiện
trong nghệ thuật lãng mạn. Error! Bookmark not defined.
1.3. Sáng tác của V.Hugo – một đại diện tiêu biểu của văn chương lãng mạn
Error! Bookmark not defined.
1.3.1. V.Hugo – hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn Error! Bookmark not
defined.
1.3.2. Quan niệm của V.Hugo về nhân vật lý tưởng Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.

2.1.Những nhân cách hoàn thiện Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Những tâm hồn thánh thiện. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Những tầm vóc lớn lao Error! Bookmark not defined.
2.2. Các chiến công nhân danh tình yêu con người Error! Bookmark not
defined.
2.2.1. Sự cứu vớt những số phận nhỏ bé Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Dâng hiến tất cả cho nhân loại Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
6

Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết lãng mạn
của V.Hugo Error! Bookmark not defined.
3.1. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cường điệu, phóng đại, khổng lồ hóa . Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Xây dựng các tương phản thẩm mỹ Error! Bookmark not defined.
3.2. Quan hệ đặc biệt giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh . Error! Bookmark
not defined.
3.2.1. Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh. Error! Bookmark not
defined.
3.2.2. Dấu ấn chủ quan của nhà văn trên tính cách nhân vật. Error!
Bookmark not defined.
3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Chú ý mô tả nội tâm nhân vật đầy đặn, đa dạngError! Bookmark not
defined.
3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Độc thoại nội tâm Error! Bookmark not defined.
3.4. Ngôn từ và giọng điệu đặc trưng của nghệ thuật lãng mạn Error!
Bookmark not defined.
3.4.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện . Error! Bookmark not

defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.









7












MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học ra đời ở Phương Tây thế kỉ
XIX, cho đến nay đã gần hai thế kỉ trôi qua song những tác giả, tác phẩm của

trào lưu này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình, nghiên cứu.
Chủ nghiã lãng mạn ra đời đã phá bỏ những giới hạn trong quan niệm truyền
thống về cả nội dung và nghệ thuật, mang đến cách nhìn mới về cuộc sống, con
người, đề cao tình thương, lòng bác ái trong xã hội, phù hợp với mong muốn,
ước mơ của con người. Đặc biệt, chủ nghĩa lãng mạn chú trọng xây dựng hình
tượng nhân vật lý tưởng, những nhân vật có tâm hồn thánh thiện, giàu lòng
thương người và sẵn sàng hi sinh vì nhân loại.Và nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn,
chúng ta không thể không nhắc đến đại diện tiêu biểu của trào lưu này, đó chính
là Victor Hugo. Dường như cái sự nghiệp đồ sộ của nhà văn lãng mạn Pháp vẫn
còn làm lay động hàng triệu trái tim người đọc ngày nay bởi lý tưởng cao đẹp mà
8

ông gửi gắm trong mỗi hình tượng nhân vật của mình. Bởi vậy, muốn hiểu được
văn học lãng mạn, hãy soi vào các tác phẩm vĩ đại của Victor Hugo. Thời gian
có lẽ không có ý nghĩa gì với các tác phẩm như Những người khốn khổ, Nhà thờ
đức bà Paris, Chín mươi ba. Chính vì điều này chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác
phẩm của V.Hugo)”.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện, là công cụ
để nhà văn phản ánh hiện thực. Nhân vật là một “người giấy” được sinh ra từ trí
tưởng tượng và óc sáng tạo của nhà văn, vừa mang những đặc điểm của một con
người trong cuộc đời thực, vừa là công cụ để nhà văn bộc lộ, gửi gắm tư tưởng
thẩm mĩ của mình. Bởi thế, mỗi nhân vật vừa là con người có trong cuộc đời
thực, đồng thời cũng là đứa con tinh thần của nhà văn. Nghiên cứu nhân vật
chính là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được giá trị của tác phẩm văn học, tư
tưởng của nhà văn cũng như đặc điểm của thời đại.
Mặt khác, nghiên cứu “Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo
sát qua một số tác phẩm của Victor Hugo)” còn là một việc làm cần thiết để thấy
được những đặc điểm của nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn, những giá
trị tư tưởng mà hình tượng nhân vật này truyền tải. Qua đó thấy được những

đóng góp có ý nghĩa lớn lao của trào lưu văn học lãng mạn cũng như cây đại thụ
của nó – đại thi hào Victor Hugo trong dòng văn học chung của nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu và là một phương pháp sáng tác có vị
trí quan trọng trong tiến trình văn học. V.Hugo xuất hiện giữa trào lưu văn học
này như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời với
đỉnh cao là V.Hugo đã tạo nên một luồng sinh khí mới, thổi một cơn gió mới đến
9

nền văn học của nhân loại. Chính vì thế, nghiên cứu về chủ nghĩa lãng mạn và
văn hào V.Hugo đã có nhiều, đó là một đề tài lớn trong văn học. Có thể kể tên
một số công trình nổi tiếng như:
“Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây” của tác giả Lê
Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1985.
Victor Hugo – Một tâm hồn cao cả” của tác giả Nguyễn Hạnh, Trần Thị
Thanh Nguyên,NXB Tuổi trẻ, 1990.
“Victo Hugo” của tác giả Phùng Văn Tửu, NXB Giáo dục, 1997.
Đây là những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về chủ
nghĩa lãng mạn cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo. Về
V.Hugo số lượng các công trình nghiên cứu khá lớn. Riêng về vấn đề nhân vật,
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đi vào tìm hiểu cụ thể những loại hình
nhân vật khác nhau trong tiểu thuyết lãng mạn của V.Hugo. Trước hết phải nhắc
đến Đặng Thị Hạnh, người đã từ rất sớm nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu về nhân vật trong tác phẩm của V.Hugo tại trường Đại học Tổng
hợp, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đó là khóa luận tốt nghiệp
năm 1977 của Nguyễn Đình Hợi với đề tài “Hình tượng người chiến sĩ cộng hòa
trong sáng tác của V.Hugo” và khóa luận tốt nghiệp đại học năm 1978 của Trần
Thị Minh Châu với đề tài “Nhân vật nổi loạn trong các tác phẩm của Bairơn và
V.Hugo”.
Có thể nói rằng, vấn đề nhân vật luôn là mối quan tâm hàng đầu của người

nghiên cứu văn học. Bởi nhân vật chính là nơi thể hiện tài năng nghệ thuật của
nhà văn, thể hiện quan niệm, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Thông qua nhân vật
chúng ta hiểu được thông điệp tác phẩm truyền tải cũng như hiểu được lịch sử,
văn hóa của thời đại đã qua. Trong tiểu thuyết của V.Hugo thế giới nhân vật vô
10

cùng đa dạng, phong phú, nhân vật được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau
và trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn là đề tài nghiên cứu được mọi người quan
tâm. Chẳng hạn chỉ nói đến riêng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về
V.Hugo. Như khóa luận năm 1994 của sinh viên Hồ Thị Minh Nguyệt với đề tài
“Bước đầu nhận xét và khảo sát một số cặp quan hệ đối lập trong tiểu thuyết
“Những người khốn khổ” của Victor Hugo”. Tiếp đến là khóa luận tốt nghiệp
năm 2001 với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Victor
Hugo” của sinh viên Thạch Thị Lan Anh. Và “Hệ nhân vật trung tâm tích cực
mang “tì vết” của Victor Hugo trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những
người khốn khổ, Thằng cười” đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2003 của Hoàng
Trà My.
Song cần phải nói rằng, lịch sử nghiên cứu văn học lãng mạn nói chung,
sự nghiệp của Victor Hugo nói riêng có nhiều công trình nghiên cứu về nhân vật,
khai thác những loại hình nhân vật khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào về nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn, đặc biệt là qua các tác
phẩm của Victor Hugo. Chúng tôi nhận thấy rằng lựa chọn đề tài “Nhân vật lý
tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của Victor
Hugo)” là đề tài mới, chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Hơn nữa
ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu nhân vật lý tưởng dựa trên ba tiểu thuyết
chính là Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ và Chín mươi ba, hiện
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân vật lý tưởng khảo sát qua ba
tác phẩm này. Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của luận văn
là không trùng lặp.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
11

3.1. Đối tượng nghiên cứu: “Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn
(Khảo sát qua các tác phẩm của Victor Hugo)”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Văn học lãng mạn phát triển rất rực rỡ, để lại
nhiều tác phẩm có giá trị. Song do hạn chế về thời gian và khả năng cá nhân,
luận văn này chúng tôi chỉ đi vào khảo sát hình tượng nhân vật lý tưởng trong
văn học lãng mạn chủ yếu qua ba tiểu thuyết lớn đã được dịch của Victor Hugo,
đó là: Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ và Chín mươi ba.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong muốn hoàn thành một số mục
tiêu sau:
- Luận văn cung cấp những kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn, mang đến
một cái nhìn toàn diện về trào lưu văn học này.
- Mặt khác, luận văn mong muốn giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về vẻ
đẹp của hình tượng nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn cũng như những
thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà hình tượng nhân vật này gửi gắm.
- Thông qua luận văn này, chúng tôi muốn một lần nữa khẳng định những
giá trị to lớn mà trào lưu văn học lãng mạn cùng với đại diện tiêu biểu của nó là
Victor Hugo đạt được. Đồng thời, hiểu được vì sao văn học lãng mạn và V.Hugo
luôn được giới nghiên cứu, phê bình cũng như bạn đọc đón nhận.
- Luận văn cũng làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật của văn học lãng
mạn trong việc xây dựng thành công nhân vật lý tưởng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
12


- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, thống kê,
tổng hợp … thường xuyên được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
Chương 1: Chủ nghĩa lãng mạn và quan niệm về nhân vật lý tưởng
Chương 2: Vẻ đẹp của nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết của V.Hugo.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lý tưởng.

Chƣơng 1: Chủ nghĩa lãng mạn và quan niệm về nhân vật lý tƣởng
1.1. Về chủ nghĩa lãng mạn
1.1.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn
Từ lãng mạn (romanticism, romantisme) xuất phát từ tình ca (romances)
của thời trung cổ, để chỉ những bài thơ dài nói về những chàng kỵ sĩ, những anh
hùng, về những vùng đất xa xôi và những cuộc tình lỡ làng hoặc những bài ca
mà người hát rong (trabadour) thường sử dụng trong ca diễn của mình. Nó xuất
hiện sớm nhất ở Đức. Vậy lãng mạn là gì? Có rất nhiều cách quan niệm về chủ
nghĩa lãng mạn và cách hiểu nào cũng tự cho mình là đúng đắn hơn hết.
Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: Chủ nghĩa lãng
mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim.
M.Gorki đã viết: Đã có nhiều công thức về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng
một công thức chính xác, hoàn toàn đầy đủ và có tầm khái quát, một công thức
mà mọi nhà nghiên cứu lịch sử văn học đều có thể chấp nhận thì cho đến nay
vẫn chưa có, chưa được làm ra.
13

Tình hình đã là và hiện nay vẫn đang là như thế. Khái niệm chủ nghĩa lãng
mạn là một trong những khái niệm phức tạp nhất, rối rắm nhất và được lý giải
theo những cách khác nhau nhất trong nghiên cứu văn học. Có những quan niệm
cho Romantique là tất cả những gì hoang đường, khác thường, do trí tưởng

tượng tạo ra. Cũng chính vì thế mà văn chương lãng mạn, một nền văn chương
khác với tất cả những gì đã có trước đó trong nghệ thuật, ở đó trí tưởng tượng
bay bổng chiếm vị trí lớn chưa từng có, được gọi là Romantisme.
Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu phủ định: chủ nghĩa lãng
mạn là sự loại trừ luật tam duy nhất trong kịch và nói chung là sự xuất hiện của
một hệ thống những nguyên tắc thẩm mỹ đối lập với chủ nghĩa cổ điển.
Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu tổng hợp: chủ nghĩa
lãng mạn là sự phá bỏ hàng rào ngăn cách, là sự trộn lẫn các phạm trù mỹ học
với nhau, các thể loại với nhau.
Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo thể loại: chủ nghĩa lãng mạn
là sự thống trị của thể loại tâm tình.
Cũng giống như V.Hugo, Vêxêlốpxki, một nhà nghiên cứu văn học nổi
tiếng ở Nga thế kỷ XIX cho rằng nghệ thuật lãng mạn chính là chủ nghĩa tự do
trong văn học. Bằng cách nói này, ông muốn nhấn mạnh đến khát vọng của cá
nhân con người thời đại lãng mạn muốn vượt thoát khỏi những ràng buộc của
các giáo điều, công thức văn học đã lỗi thời và hướng đến những gì là tự do,
phóng khoáng hơn. Nhiều nhà nghiên cứu trong các thời đại khác nhau có nói
đến chủ nghĩa lãng mạn với các dấu hiệu nổi bật như sự đề cao chủ nghĩa cá
nhân, sự khước từ lệ thuộc vào thực tại, sự ưu tiên cho ước mơ, mộng tưởng, sự
ca tụng đời sống tình cảm và xưng tụng con người cá thể Những người khác lại
gắn nghệ thuật lãng mạn với thời đại quá độ trong tất cả những tác động và hệ
14

lụy đặc biệt của nó; hay với một tâm thế điển hình của người nghệ sỹ lãng mạn
là nhiệt tình đề cao tuyệt đối cái lý tưởng đi kèm với ý thức sáng rõ về tình trạng
không có khả năng hiện thực hóa cái lý tưởng trong thực tế và từ đó xuất hiện
tâm trạng nhức nhối, căng thẳng cực độ về cái bản chất lưỡng kép đó của thực
tại Chính V.Hugo cũng có những thay đổi trong cách nhấn mạnh đến trọng tâm
của quan niệm về chủ nghĩa lãng mạn. Lúc đầu, ông cho bản chất của chủ nghĩa
lãng mạn là ở sự pha trộn giữa các phạm trù thẩm mỹ với nhau ( đẹp – xấu, bi –

hài, cao cả – thấp hèn ) và giữa các thể loại với nhau ( anh hùng ca, trữ tình, bi
kịch, hài kịch, sử thi, tiểu thuyết ). Về sau, V.Hugo lại quan niệm về chủ nghĩa
lãng mạn từ bản chất chính trị xã hội của nền văn học này khi ông cho rằng chủ
nghĩa lãng mạn chính là chủ nghĩa tự do trong văn học.
Nhìn lại thoáng qua lịch sử xuất hiện các cách hiểu về chủ nghĩa lãng mạn
cho phép rút ra được một số kết quả lý luận quan trọng như sau:
Hầu hết các cách hiểu, các định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn đều nói đúng
một đặc điểm của nền văn chương này. Nhưng ngược lại, hầu hết tất cả các ý
định lấy riêng một đặc điểm nào đó để định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn đều
khiếm khuyết, không đầy đủ. Thậm chí, chính những đặc điểm đó ở chủ nghĩa
lãng mạn lại cũng hoàn toàn có thể xuất hiện ở những nền văn chương khác – dĩ
nhiên là trong những quan hệ với các yếu tố của hệ thống khác và dưới áp lực
của hệ thống đó thì bản thân yếu tố này cũng mang những sắc thái mới
Do vậy, chỉ có thể hiểu đúng về chủ nghĩa lãng mạn như một tập hợp, hay
chính xác hơn, như một hệ thống các đặc trưng thẩm mỹ riêng biệt, độc đáo và
thống nhất.
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển từ cuối thế kỉ 18 đến những năm
30, 40 của thế kỉ 19, đầu tiên hình thành ở Đức, sau đó lan sang Anh, Pháp,
15

Nga… nhanh chóng phát triển thành phong trào văn học rộng khắp châu Âu, tạo
ra rất nhiều tác giả, tác phẩm có ảnh hưởng lớn. Đến thế kỉ 19 ở Pháp, chủ nghĩa
lãng mạn phát triển thành một trào lưu có hệ thống luận điểm, có phương pháp
sáng tác riêng, phổ biến trên mọi lĩnh vực: thơ, kịch, tiểu thuyết như trong các
tác phẩm của Lamartine, Muyxê, Vigny, V.Hugo Ra đời trong thời đại quá độ
từ hình thái xã hội phong kiến sang hình thái xã hội tư sản, với tất cả những đặc
trưng và hệ lụy của thời quá độ đã in dấu sâu sắc lên nghệ thuật lãng mạn. Cuộc
cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một bước
ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp
đổ của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu

sắc đến tư tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn có quan hệ mật thiết với tư tưởng
triết học ở châu Âu đương thời. Triết học duy tâm cổ điển Đức bản thân nó chính
là phong trào lãng mạn trong lĩnh vực triết học. Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm
chủ quan Kant, Johann Fichte đưa tâm hồn con người lên địa vị chủ đạo trong
sáng tạo thế giới khách quan, nhấn mạnh thiên tài, tình cảm, tính năng động chủ
quan; đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan Schelling, Hegel đề cao vị trí
của tinh thần khách quan trong việc phái sinh thế giới vật chất, đưa con người
đến đỉnh cao của sự phát triển tinh thần, cho rằng con người không chỉ cho mình
mà còn vì mình, trên ý nghĩa cho mình, vì mình, nhân tài mới là tuyệt đối, tự do,
vô hạn. Những điều này đề cao sự tôn nghiêm của con người, thức tỉnh dân tộc,
thúc đẩy ước muốn, khao khát độc lập tự do, cung cấp cơ sở lí luận cho chủ
nghĩa lãng mạn trong văn học.
Mặt khác, sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn cũng có cội nguồn từ
kinh nghiệm lịch sử và đấu tranh trong bản thân văn học. Văn học cảm thương
16

chủ nghĩa Anh thế kỉ 18, yêu cầu giải phóng cá tính, chủ trương tự do tình cảm,
quay trở lại tự nhiên thuần phác của Rousseau, nhấn mạnh cá tính, sắc thái tình
cảm mãnh liệt trong phong trào cách tân với đại biểu là Goethe, nghiên cứu về
tính bi kịch, ngợi ca, vẻ đẹp đăng đối của Kant, Schiele; sự thưởng thức nghệ
thuật bắt đầu bằng việc đặt nghệ thuật trong dòng phát triển lịch sử của Herder,
Hegel… tất cả đã kích hoạt tư tưởng của con người, làm cho cảm nhận, lí giải
của con người đối với nghệ thuật trở nên sâu sắc hơn, từ đó yêu cầu nghệ thuật
biểu hiện tinh thần vĩ đại và tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc…Tất cả những
điều này đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hướng: chủ nghĩa lãng mạn tiêu
cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực.
Trước hết, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là sự phản ánh ý thức hệ của giai
cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị.

Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường tìm tới thời Trung
cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý tưởng về cuộc sống đẹp
đẽ êm đềm của thời xưa cũ. Vì thế họ thường có thái độ bi quan trốn chạy cuộc
đời, họ thường tìm về quá khứ, mộng ảo hay thu mình vào “cái tôi” bí ẩn, thiên
định về cuộc đời, về tình ái, về cái chết. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực này
mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết
Thần bí về thế giới.
Ngược lại, chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng
nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
Nhưng họ cũng mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi
17

đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn
tích cực chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng, họ nhìn
vào chiều hướng của sự phát triển thực tại, nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát
triển của thực tại. Những nhà văn lãng mạn không hòa hoãn thỏa hiệp với thực
tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới bảo đảm hạnh phúc cho con
người và thường vẽ nên một xã hội lý tưởng.
Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn ra đời đã đưa nền văn học thế giới chuyển
sang một bước ngoặt mới, là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ
tài năng của mình.
1.1.2. Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn
Xuất phát từ thái độ nguyền rủa thực tại, nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình
đứng trên hoàn cảnh, hình tượng nghệ thuật xây dựng dựa trên ý muốn chủ quan
của nghệ sĩ. Bởi thế, nguyên tắc đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn là chối từ thực
tại. Các chi tiết cụ thể, chân thực, sinh động đều bị đẩy xuống bình diện thứ yếu,
cốt lõi là dụng công vào việc xây dựng nhân vật lý tưởng.
Thời đại lãng mạn chính là thời đại cách mạng, thời đại của những hi vọng
lớn và thất vọng lớn. Thời đại mà cái cũ đang mất đi, cái mới manh nha hình
thành mỗi con người đều thấy mình lạc lõng, bơ vơ, không biết tin tưởng, bấu

víu vào đâu. Thành công của cuộc cách mạng tư sản mang lại ánh sáng mới cho
con người, nhưng kéo theo đó là cuộc sống thực dụng, đồng tiền là trên hết, tình
người nhạt nhòa. Nghệ sĩ là những người có trái tim nhạy cảm, họ không thể
chấp nhận được cuộc sống ấy, vì vậy họ quay lưng lại với thực tại. Và mỗi nghệ
sĩ lãng mạn có cách chối bỏ, phản kháng thực tại theo cách riêng của mình.
Người thì tìm về với quá khứ, nâng niu trân trọng những giá trị của một thời, kẻ
thì đắm chìm trong cuộc sống tiên cảnh, người lại mải miết đi tìm những điều
18

phi thường, khác lạ ngay trong chính thực tại để mong muốn cải tạo xã hội. Đó
chính là những khát vọng của chủ nghĩa lãng mạn, hướng đến cái đẹp, cái cao cả,
là sự phản ứng lại trước chiến thắng của lối sống thực dụng trong cuộc sống lúc
bấy giờ sau cách mạng tư sản. Chính bởi thế mà hình tượng nhân vật lý tưởng
xuất hiện chói lọi, là nơi nghệ thuật lãng mạn kí thác ký thác nhiều nhất những
khát khao hướng thiện, nơi kết tinh, hội tụ đầy đủ những hình dung tốt đẹp nhất
dù có phần không tưởng của nghệ sĩ lãng mạn về nhân loại.
Tự do bay lượn trong nghệ thuật là một trong những nguyên tắc quan
trọng của chủ nghĩa lãng mạn. Tách mình ra khỏi cảnh đời thực, chủ trương nghệ
thuật chỉ vị nghệ thuật, nên nghệ thuật lãng mạn chọn hình thức làm cứu cánh
của mình. Vấn đề tự do cá nhân, tự do sáng tác là vấn đề bậc nhất của họ. Họ từ
chối đơn đặt hàng của xã hội, chỉ nhận đơn đặt hàng của trái tim. Đồng thời,
chủ nghĩa lãng mạn thể hiện tâm thế của con người được giải phóng ra khỏi chế
độ phong kiến, trở thành một chủ thể của xã hội mới, trở thành con người cá
nhân tồn tại với biên độ tự do rộng rãi hơn hẳn so với quá khứ phong kiến. Chủ
nghĩa lãng mạn tự khẳng định với những chủ đề mới lạ mà chủ nghĩa cổ điển,
vốn thường đặt mình trong khuôn khổ lý trí, không đề cập đến. Đó là sự nổi trội
vượt bậc của tình cảm, cảm tính và sự tưởng tượng. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao
thế giới nội tâm của con người, thể hiện những khuynh hướng tự do cá nhân. Họ
đã miêu tả những yếu tố khác thường của thế giới tình cảm và yếu tố trữ tình
trong nghệ thuật. Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng

không đạt được, được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Họ làm phong
phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng, những chủ đề mới và xác nhận nhân
vật mới không phải là cá nhân hài hòa với tập thể như con người trong thời đại
ánh sáng. Song người nghệ sĩ lãng mạn không phải là người chỉ biết ước mơ, mà
19

thực tế xã hội đã thức tỉnh người nghệ sĩ tình cảm yêu nước, yêu người tha thiết
và sự phản đối với mọi bất công. Trong tác phẩm họ đã đề cập đến các chủ đề có
liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự
kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân. Nói chung, chủ nghĩa lãng
mạn là dòng nghệ thuật tiến bộ, khai sinh ra những đặc trưng thi pháp mới đặc
sắc.
Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng nghệ thuật không phải là tấm gương phản
chiếu đường đời, mà chỉ là phương tiện bộc lộ tâm trạng, do đó nguyên tắc sáng
tác của họ là điển hình hóa tâm trạng. Nếu chủ nghĩa cổ điển chủ trương hạn chế
cảm hứng, thì nghệ thuật lãng mạn lại vung tay thao túng cảm hứng đến mức tùy
hứng. Họ nhấn mạnh tính cách, cá tính chứ không chủ trương tìm mối quan hệ
biện chứng giữa tính cách và hoàn cảnh. Bởi vậy, chủ nghĩa lãng mạn không có
tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Họ đề cao tâm trạng con người,
xây dựng những cá tính riêng biệt, độc đáo. Khát vọng nghệ thuật của chủ nghĩa
lãng mạn hướng đến cái cao cả, cái đẹp của thế giới tâm hồn con người, đối lập
với cuộc sống thực dụng lúc bấy giờ.
1.1.3. Đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn
Ðúng như nhận định của Marx, khuynh hướng lãng mạn là sự phản ứng
đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng Ánh sáng gắn liền với cuộc cách
mạng đó. Văn học lãng mạn đã kế thừa các nhân tố như: Chủ nghĩa tình cảm ra
đời nhằm cân đối với tính lý trí của văn học Ánh sáng thế kỷ 18 vốn nặng về lý
trí. Về triết học, chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu mang tính duy tâm chủ quan. Chủ
nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng khá sâu của học thuyết chủ nghĩa xã hội không
tưởng của Owen và Furier. Do đó, nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn thiên về tính

trữ tình yêu thiên nhiên như một phương thức giải thoát, thư giãn, phản ứng với
20

hiện thực xã hội ngột ngạt bon chen. Văn học lãng mạn vẫn có chú ý ít nhiều đến
hiện thực đau khổ của người lao động. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chưa chú ý
xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt,
ngẫu nhiên, bất chấp sự vận động của hoàn cảnh khách quan. Đặc biệt, chủ nghĩa
lãng mạn chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng đầy cao cả và đầy
tính phi thường cũng như có phần không tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn
mong muốn về nhân loại. Do đó, tính nhân đạo tràn ngập các tác phẩm lãng mạn.
Nhìn một cách tổng quát, đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn được thể
hiện rõ nét qua một số phương diện chủ yếu. Trước hết, về đề tài, chủ nghĩa lãng
mạn tích cực với chủ tướng là Victor Hugo đã chủ trương mở rộng đề tài. Không
phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh
sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông hoàng bà
chúa, hầu như không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những tầng lớp
dưới những người bình dân thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc sống,
mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học nghệ
thuật. Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt
được…được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Những đề tài quan
trọng và quen thuộc của văn học lãng mạn bắt nguồn từ cảm thức về thời đại, về
lịch sử, về thân phận con người. Trong đó, con người thất vọng, bàng hoàng
trước những cơn lốc lịch sử, trước sự trôi chảy của dòng đời, về định mệnh, về
tôn giáo… Vậy nên các nhà văn lãng mạn thường hoài niệm quá khứ. Điều này
gợi nhớ, đúng như bản chất của chủ nghĩa lãng mạn, là cần tôn vinh những gì
không thể trở lại, cần ưu ái những gì không thể thấu hiểu Do đó, sự cô đơn của
những tâm hồn lãng mạn thất vọng trước thời cuộc là một đề tài được nhiều nhà
văn nói đến. Cũng vì thế mà chủ nghĩa lãng mạn luôn đề cao cái tôi tràn đầy tình
21


cảm, cảm xúc. Chưa bao giờ trong văn học, cái tôi cá nhân lại được tập trung mô
tả, phân tích sâu sắc như ở trào lưu văn học này.
Đối với những nhà lãng mạn, thiên nhiên cũng là đề tài quan trọng. Khung
cảnh thiên nhiên phơi bày trước hết cho chính con người: mùa thu và cảnh tà
dương từ đó đã là hình ảnh của cuộc đời về chiều, trong khi ngọn gió rền và cây
sậy biết thở than tượng trưng cho cảm xúc của nhà thơ. Thiên nhiên sau cùng là
nơi chốn nghỉ ngơi và tĩnh tâm.
Chủ nghĩa lãng mạn còn thể hiện tính dân tộc qua việc chủ trương khai
thác đề tài lịch sử của dân tộc mình ( Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo,
Aivanho của Walter Scott…). Trong các tác phẩm, họ đã đề cập đến các chủ đề
có liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự
kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân. Điều đó cho thấy, người nghệ
sĩ lãng mạn không phải là người chỉ biết có ước mơ, mà thực tế xã hội đã thức
tỉnh người nghệ sĩ tình cảm yêu nước tha thiết và sự phản đối với mọi bất công.
Ngoài ra, chủ nghĩa lãng mạn còn rất đề cao tính trữ tình trong sáng cũng như rất
coi trọng thiên nhiên, coi trọng văn học dân gian. Nói chung, mọi sự quy định,
ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển đến chủ nghĩa lãng mạn đều bị phá vỡ.
Chủ nghĩa lãng mạn sử dụng rộng rãi các thể loại trữ tình (thơ trữ tình,
tiểu thuyết, kịch), trong đó tiểu thuyết là thể loại được sử dụng nhiều nhất. Trước
hết, thơ là thể loại mà văn chương lãng mạn luôn luôn tìm đến. Bởi đó là mảnh
đất màu mỡ có khả năng nhiều nhất trong việc giải bày, bộc lộ cái tôi muôn màu
của chủ thể. Trong thơ luôn xuất hiện cái tôi chủ thể với tư cách là trung tâm vũ
trụ, là nguồn thi tứ, là nhu cầu được tự biểu hiện, nhu cầu được tận hưởng, được
chia sẻ những u uất, nhu cầu được hưởng hạnh phúc riêng tư. Chính nhu cầu này
làm cho ngôn ngữ thơ gần gũi với ngôn ngữ đời thường, nó bớt đi rất nhiều
22

những tượng trưng, sáo mòn, ước lệ. Thơ ca lãng mạn đã kế thừa thi pháp của
thơ ca cổ điển. Nhưng bên cạnh sự kế thừa đó, nó còn có sự cách tân tạo thành
những qui luật chung của thi ca khuynh hướng văn học lãng mạn.

Bên cạnh đó, kịch cũng là thể loại được sử dụng trong văn học lãng mạn.
Đó là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp bao gồm các yếu tố văn học, âm nhạc, vũ
đạo… hội hoạ và điêu khắc. Kịch thường được chia chia ra hai loại chính: Bi
kịch (tragedy) và hài kịch (comedy).
Thể loại được sử dụng nhiều nhất trong chủ nghĩa lãng mạn là thiểu
thuyết. Tiểu thuyết là một loại hình tự sự, tiểu thuyết lãng mạn cũng tuân thủ
những đặc thù của tiểu thuyết nói chung, nhưng do văn chương lãng mạn có
khuynh hướng nghiêng về diễn tả thế giới của khát vọng chủ quan, nên về thi
pháp, chủ nghĩa lãng mạn cũng có những nét đặc thù riêng: đó là chất trữ tình tha
thiết, là thế giới nội tâm được khai thác một cách tinh vi, là thế giới thiên nhiên
thơ mộng, là tình yêu lứa đôi muôn màu, muôn vẻ. Tiểu thuyết lãng mạn do đó
giàu chất thơ, đầy hấp dẫn, làm say đắm lòng người. Đồng thời, nó kết hợp nhiều
hình thức thể hiện đa dạng khác nhau: kể và tả, triết lí và bình luận, đối thoại và
độc thoại nội tâm. Đặc biệt, hình thức độc thoại nội tâm được sử dụng rộng rãi
và đạt hiệu quả cao trong khả năng diễn tả thế giới tâm hồn. Nó có khả năng đi
sâu kích thích những rung động thẩm mỹ sâu xa trong lòng người đọc. Với tiểu
thuyết lãng mạn, yếu tố truyện đã không còn giữ vai trò trung tâm như tiểu
thuyết cổ điển truyền thống, thay vào đó là yếu tố xây dựng nhân vật, nhất là xây
dựng tâm lý nhân vật. Tuy nhiên, tiểu thuyết lãng mạn chưa quan tâm đến những
chi tiết chân thật của đời sống, những cảnh ngộ đời thường. Các tiểu thuyết lãng
mạn có khuynh hướng xây dựng những nhân vật ở trong những cảnh ngộ phi
23

thường, siêu phàm, để trên đó, nhân vật bộc lộ những tính cách phi thường, trác
tuyệt.
Về nhân vật có thể thấy rõ nhân vật lãng mạn chính là cái tôi cá nhân tràn
đầy tình cảm, cảm xúc. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân trong phương
thức nhận thức và thể hiện cuộc sống bằng hình tượng; lấy cái chủ quan để thay
thế hoặc lấn át cái khách quan, lấy mộng tưởng thay thế cho thực tế, lấy cái ngẫu
nhiên, cá biệt thay cho qui luật. Cái tôi được các nhà lãng mạn phân tích ở khía

cạnh đặc thù, độc đáo với niềm kiêu hãnh riêng trong khi khẳng định những
quyền hạn cá nhân cao cả. Sự vượt trội của cái tôi diễn ra dưới nhiều hình thức
đa dạng. Nhân vật lãng mạn là những nhân vật mới không phải là cá nhân hài
hòa với tập thể như con người trong thời đại Ánh sáng. Nhân vật lãng mạn là
những nhân vật nổi loạn chống đối với thực tại tư sản tầm thường. Họ là những
người thực hiện các suy tưởng lãng mạn, các phản kháng lãng mạn. Các thái độ
lãng mạn thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm,
cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thỏa hiệp được với thực tại cuộc đời,
thường có kết thúc mang tính bi kịch.
Mặt khác, chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng về và truy tìm lí tưởng với tinh
thần vượt lên trên hiện thực, dùng lí tưởng chủ quan thay thế hiện thực khách
quan, dốc toàn lực để biểu hiện một viễn cảnh cuộc sống mà con người nên có.
Nhân vật trung tâm trong văn học lãng mạn là loại hình nhân vật lý tưởng, có
nhân cách cao thượng. Ví dụ như Cadimôđô lương thiện, cao thượng dưới ngòi
bút của V.Hugo; Giăng Vangiăng vì lương tâm nhân tính mà bao lần không quản
hiểm nguy cứu người, bao lần sáng tạo nên kì tích biến nguy thành an. Nhân vật
lãng mạn không tìm thấy chỗ đứng của mình trong sự hoà giải với xã hội. Nó
vĩnh viễn xa lạ với thế giới xung quanh. Và do đó, tâm hồn nhân vật lãng mạn
24

luôn khát khao, luôn hướng về những cái cao cả, vô biên, tuyệt đích – người ta
gọi là “nhu cầu về cái vô cùng” những gì liên quan đến Tôn giáo, Thượng đế,
Tạo hóa, Tự nhiên, đến sự hư vô của đời sống con người ( Giăng Vangiăng ),
hay đến Tương lai và Hạnh phúc của toàn nhân loại ( GôVanh, Ximuốcđanh ).
Nghệ thuật trong chủ nghĩa lãng mạn được sử dụng phong phú, đặc sắc,
độc đáo. Chẳng hạn như các biện pháp tương phản, cường điệu, lý tưởng hóa…
Trong đó, nghệ thuật tương phản như một biện pháp nghệ thuật chính yếu, hệ
thống và nhất quán trên nhiều phương diện của tác phẩm.
Cái tương phản được gắn liền với thủ pháp cường điệu, phóng đại, của các
yếu tố phi thường trong tính cách và hoàn cảnh để đẩy nhân vật tới mức siêu

phàm, trác tuyệt trở thành một hệ thống thi pháp được chủ nghĩa lãng mạn xem
như nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm: Cái
bình thường là cái chết của nghệ thuật.
Bên cạnh đó, độc thoại nội tâm cũng là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng mà
Chủ nghĩa lãng mạn sử dụng để xây dựng nên những nhân vật lý tưởng. Nhân
vật trong văn chương lãng mạn được mô tả nội tâm dày dặn, đa dạng với cường
độ cảm xúc mãnh liệt. Mặt khác, ngôn từ của nghệ thuật lãng mạn là những từ
ngữ giàu tính biểu cảm, tràn đầy cảm xúc, đó là những ngôn từ mỹ lệ với một
giọng điệu trang trọng, hùng biện.
Có thể nói, chủ nghĩa lãng mạn ra đời là cuộc cách tân không chỉ về nội
dung mà cả nghệ thuật. Qua nghệ thuật lãng mạn này, nhà văn muốn nói lên khát
vọng hướng đến cái cao cả, cái đẹp, chống đối lại cuộc sống tư sản tầm thường
như là giấc mơ đầy kiêu hãnh nhưng cũng là ảo tưởng của người nghệ sĩ về con
người, cuộc sống đương thời.
1.2. Nhân vật lý tƣởng trong văn học và trong nghệ thuật lãng mạn.
25

1.2.1. Nhân vật lý tưởng trong văn học
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện, là công cụ
để nhà văn phản ánh cuộc sống và gửi gắm tư tưởng, quan niệm của mình.
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, thì “nhân vật
có nghĩa là vai trong tác phẩm văn học” [11, 914].
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học, nhân vật là “đối
tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học,
nghệ thuật.” [6, 916]
Henri Bénac trong cuốn “Dẫn giải ý tưởng cho văn chương” cho rằng
khái niệm nhân vật được hiểu là một người được hư cấu tưởng tượng trong một
tác phẩm văn học, một tác phẩm điện ảnh hay sân khấu. Nhân vật là tấm gương
cho phép người ta hiểu rõ hơn những quy luật của tâm hồn con người. Đôi khi
nhân vật giúp cho người đọc hiểu được những quy ước của một thời đại, thậm

chí cả những thói hư, tật xấu của thời đại ấy.” [5, 115].
Theo “150 thuật ngữ văn học” thì: “Nhân vật là một đơn vị nghệ thuật
đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong cuộc sống. Nó
có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này
cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào
các thế giới khác của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn về con người.” [7, 249]
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong
đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát
tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.” [8, 235].

×