Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thơ Phạm Tiến Duật nhìn từ góc độ thi pháp học ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.63 KB, 114 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN PHƢƠNG DUNG




THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
THI PHÁP HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học








Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN PHƢƠNG DUNG




THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
THI PHÁP HỌC


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60220120



Người hướng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng





Hà Nội - 2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Mục đích của luận văn 5
6. Cấu trúc của Luận văn 5
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ THI PHÁP HỌC VÀ SÁNG TÁC
CỦA NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 6
1.1. Khái niệm về thi pháp học 6
1.2. Phạm Tiến Duật trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam 9
1.2.1 Nhà thơ Phạm Tiến Duật 9
1.2.2. Thơ ca Việt Nam hiện đại 13
TIỂU KẾT 34
Chƣơng 2. HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG VÀ KHÔNG GIAN - THỜI
GIAN NGHỆ THUẬT 36
2.1. Hệ thống hình tượng 36
2.1.1. Hình tượng cái tôi - chủ thể trữ tình 36
2.1.1.1. Cái tôi trữ tình trẻ trung, tinh nghịch và hóm hỉnh 36
2.1.1.2. Thông minh, sắc sảo - đặc điểm nổi bật của cái tôi trữ tình
trong thơ Phạm Tiến Duật 40
2.1.1.3. Cái tôi trữ tình sử thi 45
2.1.1.4. Cái tôi trữ tình đời thường ưu tư, trăn trở 50
2.1.2. Hình tượng người lính 55
2.1.3. Hình tượng người thanh niên xung phong 65
2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật 70
2.2.1. Thời gian nghệ thuật 71
2.2.2. Không gian nghệ thuật 74
TIỂU KẾT 81
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN 83

3.1. Cấu tứ trong thơ Phạm Tiến Duật 83
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu 85
3.2.1 Ngôn ngữ 85

3.2.1.1 Ngôn ngữ giản dị đời thường, tự nhiên 85
3.2.1.2. Ngôn ngữ sáng tạo, tài hoa 93
3.2.2 Giọng điệu 95
3.2.2.1. Giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàng 95
3.2.2.2. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào 99
3.2.2.3. Giọng điệu triết lí, suy tư 99
TIỂU KẾT 104
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tên tuổi Phạm Tiến Duật xuất hiện trên thi đàn Việt Nam từ năm 1969
gắn liền với Bài thơ tiểu đội xe không kính - tác phẩm giành giải nhất cuộc thi
thơ của tuần báo Văn Nghệ. Sau đó, ông dần trở thành một trong những nhà
thơ cách mạng tiêu biểu của thơ ca chống Mỹ cứu nước.
Trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ
Hữu Thỉnh viết: “Cảm ơn Phạm Tiến Duật đã để lại cho chúng ta niềm kiêu
hãnh sống, niềm kiêu hãnh sáng tạo và dâng hiến. Ngọn lửa tài năng và trí tuệ
của Anh đã thắp sáng trên văn đàn, đã cầm trong tay trong cuộc chạy đường
trường suốt nhiều năm tháng qua sẽ còn sáng mãi. Những gì anh để lại cho
chúng ta sẽ được Đảng và nhân dân gìn giữ mãi mãi, sẽ được chúng tôi những
người đồng đội, đồng chí của anh gìn giữ mãi mãi”.
Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi sự từ tuyến đường mòn
vận tải Trường Sơn 559 và ông vươn lên trở thành một gương mặt độc đáo
của văn học Việt Nam 1945 - 1975. Phạm Tiến Duật đã góp phần sáng tạo
một thứ ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc và được đánh giá là một tác giả
tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ. Phạm Tiến Duật cũng là một trong những
nhà thơ Việt Nam được chọn lọc đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông.

Nhiều bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trường Sơn đã để lại như: Bài thơ về tiểu
đội xe không kính, Nhớ, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong có lẽ sẽ
còn in đậm trong ký ức lịch sử; bồi đắp cho thế hệ sau lòng yêu nước và tự
hào dân tộc.
Thơ Phạm Tiến Duật làm chúng ta như sống lại không khí của những
năm tháng hào hùng, gian khổ nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Thơ ông gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở
những phẩm chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam trước những thử
thách lịch sử. Đồng thời, thơ ông còn là tiếng nói của một thế hệ, của một thời

2
đại lịch sử. Đó là thế hệ anh hùng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã làm
nên một thời đại hào hùng, chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
Vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Thơ Phạm Tiến Duật nhìn từ góc độ
thi pháp học” để làm luận văn nghiên cứu của mình. Luận văn muốn khẳng
định những giá trị thẩm mỹ cao cả và lâu bền của thơ trữ tình cách mạng nói
chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng một cách cụ thể trong quá trình đổi
mới văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX,
nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi
thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được
tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông
gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ độc đáo. Bắt
đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan
tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến
Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ. Nhị Ca cho rằng chùm thơ
được giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả
về một phong cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ
ra rằng, đây là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi

trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc
chiến đấu quyết liệt, dũng cảm"[1]. Nhị Ca cũng rất quan tâm đến việc tạo
dựng câu thơ, một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến
Duật so với các nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như
hạt gạo đỏ đồng chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt". Bên cạnh đó, Nhị Ca đã
có ý kiến nhận xét khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua
việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu của tập Vầng trăng quầng lửa.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già
cho rằng: "Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca

3
vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của
mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía".
Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn
học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm
Tiến Duật đã khẳng định: "hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở,
cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật"[39]. Ông
cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật "là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn
trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc"[39].
Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà
phê bình Vũ Quần Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội
vào nền thơ Việt Nam đã chỉ ra sự kế thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân
gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho
thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ
thể như hiện vật trong bảo tàng ". Năm năm sau, năm 1985, Vũ Quần
Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác giả Phạm Tiến Duật trong
cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản
năm 1985 với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ tình cách
mạng.
Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề

Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật in trên Tạp chí Văn học, số 4, năm
1986 đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến
Duật. Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác
của Phạm Tiến Duật
Một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về thơ Phạm Tiến Duật là
của Trần Đăng Suyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (Nxb Đại
học Sư phạm I, 2002). Tác giả công trình đã giới thiệu tiểu sử, con người nhà
thơ. Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng Trường
Sơn. Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là tính
chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát của chi
tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu

4
khác, tác giả Trần Đăng Xuyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của Phạm Tiến
Duật để thơ ông có thể đến được, hoà nhập với cuộc sống mới.
Bài nghiên cứu của Vũ Văn Sỹ, in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật
với nhan đề Phạm Tiến Duật, người "chứa được Trường Sơn nhiều nhất"
trong Tạp chí Nhà văn, số 12, năm 2007. Vũ Văn Sỹ đánh giá cao vị trí của
Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ tình cách mạng. Ông cho rằng "Thơ
Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt
Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên các sự kiện và biến cố in đậm chất sử
thi của một thế kỉ đầy biến động."[38]. Bên cạnh đó có thể kể đến các bài của
Thiếu Mai, Mai Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc đăng tải trên các báo
và tạp chí.
Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các công
trình tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (Nxb Văn học, H,
1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); Từ
điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (Nxb Hội nhà văn,H, 2003). Hầu hết
các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẻ mà
thơ Phạm Tiến Duật đưa lại.

Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu về Phạm Tiến
Duật đều cho rằng, đó là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam. Sự xuất hiện
của Phạm Tiến Duật trên thi đàn đã làm cho thơ ca của thế hệ trẻ thời chống
Mỹ có vị trí và có cá tính.
Trong công trình này, chúng tôi kế thừa các ý kiến gợi ý của những
người đi trước, tập trung phân tích thi pháp thơ Phạm Tiến Duật một cách có
hệ thống, có tính thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng và
phương thức nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của Phạm
Tiến Duật.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ của Phạm Tiến Duật dưới góc
độ thi pháp học. Luận văn chủ yếu xuay quanh các vấn đề liên quan đến Thi
pháp như ngôn ngữ, nhịp điệu, hiệp vần, hình tượng, điểm nhìn

5
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ thơ Phạm Tiến Duật nói
riêng và thơ của một số nhà thơ cách mạng nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận như: Phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương
pháp văn hóa học, phương pháp lịch sử - xã hội
- Trong luận văn, chúng tôi vận dụng các thao tác liên ngành như thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu.
5. Mục đích của luận văn
Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đề cập đến các khía cạnh
thi pháp thơ Phạm Tiến Duật, nhưng chúng tôi hi vọng rằng đây là luận văn
đầu tiên nghiên cứu thi pháp thơ Phạm Tiến Duật một cách đầy đủ và hệ
thống.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm có 3 chương:

Chương 1. Khái lược về thi pháp học và sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến
Duật.
Chương 2. Hệ thống hình tượng và không gian, thời gian nghệ thuật
Chương 3. Phương thức biểu hiện






6
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ THI PHÁP HỌC VÀ SÁNG TÁC
CỦA NHÀ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
1.1. Khái niệm về thi pháp học
Thi pháp học là bộ phận quan trọng nhất trong khoa nghiên cứu văn học.
Nó nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các
tác phẩm của một nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời đại văn học.
Thi pháp học đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với tác phẩm Poetica
(Nghệ thuật thơ ca) của Aristote nhưng Thi pháp học với tư cách là một bộ
môn khoa học, một phương pháp nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học thì
mới hình thành vào đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Mỹ và phổ
biến khắp thế giới.
Các công trình, tiểu luận về thi pháp học hoặc nghiên cứu văn học theo
hướng thi pháp học đều khẳng định thuật ngữ thi pháp xuất hiện từ thời cổ
đại, trong công trình “kinh điển” của Aristote Nghệ thuật thơ ca (cách đây
hơn 2300 năm). Thuật ngữ thi pháp (poetics, póetique) có nội hàm khởi thủy
là cách, biện pháp, phương thức mô phỏng, bắt chước để sáng tạo văn học.
Nội hàm này được Aristote đề xuất: “Sử thi, bi kịch thì cũng như hài kịch và
thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền – tất cả những
cái đó, nói chung đều là những nghệ thuật mô phỏng, giữa chúng có ba điểm

khác nhau; hoặc thực hiện sự mô phỏng bằng cái gì hoặc mô phỏng cái gì;
hoặc mô phỏng như thế nào - cho nên không phải lúc nào cũng giống nhau”.
Về sau, các nhà nghiên cứu thường dịch là nghệ thuật thơ ca, phép làm thơ.
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên hiểu thi pháp là phương pháp, qui
tắc làm thơ [tr.95]; Sổ tay từ Hán Việt do Phan Văn Các, Lại Cao Nguyên
biên soạn năm 1989 hiểu thi pháp có hai nghĩa: 1. Phép làm thơ, 2. Nghệ thuật
thơ văn. Còn Từ điển của Pháp 1998 cho biết thi pháp xuất phát từ động từ
tiếng Hi Lạp nghĩa là “làm” và nó có ba nghĩa: 1. Nghệ thuật cấu tạo thơ. 2.
Lý thuyết thuộc về bên trong của văn bản. 3. Toàn bộ những lựa chọn thuộc
về văn học được nhà văn thực hiện trong tác phẩm. Như thế thuật ngữ thi

7
pháp từ khởi thủy tới hiện đại được bổ sung, mở rộng nội hàm. Tuy vậy, thuật
ngữ này luôn bảo lưu hai nét nghĩa: 1. Cách làm thơ. 2. Tính nghệ thuật được
nhà văn lựa chọn để sáng tác văn chương.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ thi pháp thường được các học giả từ đời Tống
trở đi nói tới: Thế kỷ XIII có sách Thi pháp chính tông của Yết Khê Tư; thế
kỷ XVI có Thi pháp chính luận của Phó Nhược Kim. Nội dung được nói tới
của thuật ngữ thi pháp thường là phép làm thơ, vận luật thơ, hay là những
nguyên tắc tạo hình, cấu tứ, cốt cách.
Ở Việt Nam, khái niệm thi pháp, thi pháp học xuất hiện khá muộn, phải
đến những năm 80 của thế kỷ XX mới được xác định. Thuật ngữ thi pháp, thi
pháp học xuất hiện sớm nhất trong các bài báo như: Một số vấn đề lý thuyết
chung về mối quan hệ văn học dân gian với văn học viết của Lê Kinh Khiên
(1980), Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian của Chu Xuân Diên
(1980), Chung quanh khái niệm thi pháp trong nghiên cứu văn học Xô viết
hiện nay của Vương Trí Nhàn (1981) Và chỉ đến khi Trần Đình Sử trong
chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu năm 1985, thi pháp, thi pháp học mới được
hiểu, sử dụng theo nội hàm hiện đại. Nguyễn Văn Dân cho rằng, thuật ngữ thi
pháp, thi pháp học, qua cách hiểu, giải thích và tiếp nhận ở Trần Đình Sử, đã

mang tính nghề nghiệp, có khả năng ứng dụng cao. Nguyễn Văn Dân viết:
“thuật ngữ thi pháp hay thi pháp học được dùng để chỉ một khái niệm nghề
nghiệp mới, dễ có khả năng khái quát hóa thành các công thức, mô hình, các
quy phạm có khả năng vận dụng, thao tác” [19, tr.23].
Giữa thi pháp và thi pháp học có mối quan hệ qua lại biện chứng, đó là:
quan hệ giữa đối tượng và khoa học về đối tượng ấy, giữa nghệ thuật với khoa
học, giữa cụ thể với trừu tượng, khái quát. Về quan hệ giữu thi pháp và thi
pháp học, Nguyễn Xuân Kính giải thích: “thi pháp là một tồn tại khách quan,
là cái có trước, nó xuất hiện từ khi loài người bắt đầu biết sáng tạo nghệ thuật
một cách tự giác. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp, là cái có
sau”. Chính vì thi pháp có nội hàm rộng chứa đựng trong nó vừa là văn học,

8
vừa là quá trình văn học do đó, thuật ngữ thi pháp và thi pháp học thuộc vào
số những thuật ngữ được sử dụng sớm nhất và có sức sống lâu dài nhất của
ngành khoa học nghiên cứu văn học.
Nếu như nội dung thuật ngữ thi pháp được hiểu khá thống nhất thì khái
niệm thi pháp học cho đến nay còn nhiều sự khác biệt. Điều này có thể xuất
phát từ chính sự mở rộng biên độ nội hàm của đối tượng nghiên cứu. Vì thế,
dẫn đến sự mở rộng phạm vi nghiên cứu của thi pháp học. Hơn nữa, sự tiếp
cận, nghiên cứu thi pháp học của các học giả phần lớn đều dựa trên những
tiền đề khoa học, triết học, phê bình khác nhau. Chủ nghĩa cấu trúc, hiện
tượng học, phân tâm học, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hình thức, ngôn
ngữ học, dẫn đến những định nghĩa, khái niệm chưa đồng nhất.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Có thể hiểu, thi pháp
học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú
trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh
sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp
học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật
- không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…

Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức
mang tính nội dung”. Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp
hình thức. Chúng ta hiểu, phương pháp hình thức là phương pháp phân tích
các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa
thẩm mỹ của nó. Nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học nghĩa là
nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm, nó đối lập với lý thuyết
Phản ánh luận trước đây là nội dung quyết định hình thức.
Về phương diện định nghĩa, khái niệm, Từ điển thuật ngữ văn học do
Lê Bá Hán chủ biên có ghi: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp,
tức hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật
trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống

9
hóa yếu tố của văn học nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ
thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật.[tr.304]
Xét các chỉnh thế văn học thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ
thể, thi pháp một trào lưu thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử.
Thi pháp học là công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách
tư duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và
các thời kỳ văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực thụ cảm tác phẩm.[8,
tr. 256 - 258]
1.2. Phạm Tiến Duật trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam
1.2.1 Nhà thơ Phạm Tiến Duật
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 04- 01-1941 tại thị xã Phú Thọ - tỉnh
Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) trong một gia đình nhà giáo. Tuổi thơ của ông
gắn bó với miền đất trung du "rừng cọ đồi chè", với bầu không khí văn hoá
dân gian của miền quê xoan ghẹo, với những lễ hội của miền đất tổ vua Hùng.
Miền quê bình yên của ông những năm tháng chống Mỹ cũng sục sôi không
khí kháng chiến. Là con người sôi nổi, ông nhanh chóng bị cuốn vào không
khí hào hùng của đời sống văn nghệ kháng chiến trên đất quê hương Phú Thọ.

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964,
thay vì đứng trên bục giảng làm thầy, ông đã khoác ba lô ra chiến trường.
Cuộc đời quân ngũ của ông gắn liền với những con đường, với rừng già
Trường Sơn. Kể cả khi là cán bộ tuyên truyền hay làm phóng viên thì chiến
trường vẫn là địa chỉ công tác, hoạt động, sáng tác của ông. Sự cộng hưởng
của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng
hoa thành nghệ thuật thơ ca. Có thể nói, sự hình thành phong cách thơ Phạm
Tiến Duật gắn liền với con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Phạm Tiến Duật là một thanh niên trí thức có cái tài hoa của một người
Bắc đã từng được sống khá lâu ở Hà Nội. Ông là người thích sự tinh nghịch,
say mê cái lạ. Từ cánh cửa nhà trường bước ra ngoài đời có nhiều cái lạ, vào

10
đến Trường Sơn lại càng nhiều điều mới mẻ, Phạm Tiến Duật không khỏi
ngạc nhiên khi đặt chân tới cái "vùng rừng không dân" ấy. Đó là sự ngạc
nhiên về âm thanh, ngạc nhiên về cảnh thiên nhiên, và ngạc nhiên hơn cả là
những con người đang sống, chiến đấu ở đây. Cá tính ấy của hồn thơ Phạm
Tiến Duật đã tìm đúng được mảnh đất riêng của mình - đường Trường Sơn
trong những năm tháng chống Mỹ. Và hồn thơ ấy chỉ có thể phát triển mạnh
mẽ, trở nên cường tráng trên mảnh đất hiện thực này.
Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm tháng
chống Mỹ là điển hình của cuộc sống sôi động ấy. Nếu không có nó, Phạm
Tiến Duật không thể cất lên giọng điệu thơ đích thực của mình. Chính Phạm
Tiến Duật trong lời Tự bạch đã khẳng định: "Nếu không có cuộc sống với
những con người đa dạng ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng
phút từng giờ, thì hình như tôi không có thơ". Trong lời giới thiệu tuyển thơ
chống Mỹ cứu nước 1965 - 1967, nhà thơ Chế Lan Viên rất quan tâm tới sự
xuất hiện của các nhà thơ trẻ. Ông đã nhắc tên một số cây bút "có hay chưa có
bài trong tuyển tập", nhưng tuyệt nhiên, Phạm Tiến Duật vẫn không hề được

nhắc đến. Chỉ đến khi Phạm Tiến Duật đoạt giải nhất cuộc thi thơ của tuần
báo Văn nghệ 1969 - 1970 với chùm bốn bài thơ: Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội
xe không kính, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong, tên Phạm Tiến Duật
mới gây được sự chú ý đặc biệt, khẳng định tiếng nói trữ tình của thế hệ thơ
trẻ thời kỳ chống Mỹ.
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại,
đồng thời cũng chính là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ. Nhiều nhà thơ
trẻ có tên tuổi thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn riêng,
in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của mình. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về
cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ còn thiếu hụt một mảng, và người đọc
vẫn khao khát được đọc những vần thơ của những người trực tiếp cầm súng -
những vần thơ như còn vương bụi đất chiến trường và nồng nặc mùi lửa của

11
bom đạn. Phạm Tiến Duật đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói
mới có cá tính riêng độc đáo.
Ở nhà thơ Phạm Tiến Duật, sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào
hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật thơ ca.
Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đi thẳng vào giữa hiện thực của cuộc
chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt nhất. Đọc những tập
thơ ấy, người ta thấy được cái không khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt, sôi
động và hào hùng của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Phạm Tiến Duật đã
gắn bó sâu sắc, đã sống hết mình, đã hoà nhập thực sự với những con người
sống và chiến đấu trên đường Trường Sơn. Ông đã được chứng kiến tận mắt
cảnh trong đêm tối "tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu đen" (Những mảnh tàn
lá). Cảnh "xe đi trong tầm bom rơi" giữa một vùng rừng "ngổn ngang cây đổ",
đã nhìn thấy "hố bom dày như lỗ hà ăn chân"ở ngã ba Đồng Lộc. Không còn
là một Trường Sơn trong trí tưởng tượng bay bổng mà là một Trường Sơn
hiện thực - một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ. Ấy là nơi
"Mười bẩy trận bom Mỹ dội một ngày" (Tiếng cười của đồng chí coi kho), ấy

là "nơi túi bom bay mù bụi đỏ" (Niềm tin có thật) Ở chặng đường này, ít
thấy những trang thơ của Phạm Tiến Duật không có cảnh khói lửa đạn
bom Tuy nhiên, đọc thơ Phạm Tiến Duật sẽ thấy ông không nghiêng về phía
miêu tả cái khốc liệt, cái dữ dội của chiến tranh mà chủ yếu là thể hiện những
con người mang trong mình dòng máu chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu
lòng lạc quan, tha thiết yêu đời trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ,
hiểm nguy. Cái khốc liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền làm nổi bật
chân dung những người ra trận. Chính hiện thực Trường Sơn và sự gắn bó sâu
sắc với con đường máu lửa này đã giúp cho Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ
mình những chi tiết đời sống rất chân thực, còn tươi ròng cảm xúc, bám đầy
bụi đất chiến trường. Phạm Tiến Duật đã tạo được bản giao hưởng Trường
Sơn mang đầy chất lãng mạn.

12
Thơ Phạm Tiến Duật như một bức tranh thu nhỏ, phản ánh được hiện
thực cuộc sống ở chiến trường thời kỳ chống Mỹ, trong đó nổi bật những chân
dung dũng cảm, lạc quan, yêu đời của thế hệ trẻ cầm súng. Hình ảnh những
anh lái xe, cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là những bức
chân dung mà Phạm Tiến Duật đã có công góp vào bảo tàng những con người
Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. Nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật, ta được
đến gần hơn với vẻ đẹp hồn nhiên, anh dũng của con người một thời đau
thương mà hào hùng của lịch sử. Hiện thực chiến trường và con đường
Trường Sơn một thời đã giúp Phạm Tiến Duật tự phát hiện mình, phát hiện
chất thơ của thế hệ mình trong những chi tiết hiện thực thô nhám và thuyết
phục sự đồng cảm của người đọc bằng chất thơ trữ tình tươi trẻ, tinh nghịch,
hóm hỉnh, lãng mạn.
Mùa xuân năm 1975, hoà bình trở lại trên đất nước Việt Nam, người
chiến sỹ - nhà thơ Phạm Tiến Duật trở về cuộc sống đời thường. Thay vì cái
thời trẻ trung, sôi nổi của thời thanh xuân nóng bỏng tại chiến trường, thơ ông
trầm tư hơn trước những vấn đề thế sự, trước những đổi thay của cuộc sống,

trước những số phận của con người. Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997
trường ca), Đường dài và Những đốm lửa (2002, Tuyển tập) đã thể hiện
những cố gắng tìm tòi của ông trong việc đổi mới thi pháp thơ ca, nhưng
người đọc dường như vẫn mong muốn điều gì đó nhiều hơn thế ở ông. Thiết
nghĩ, mỗi con người, mỗi nhà thơ chỉ có một cái tạng, cái tạng ấy sẽ được
thăng hoa đến đỉnh cao trong một điều kiện, một hoàn cảnh, một thời điểm
nhất định. Với Phạm Tiến Duật cái thời ấy là Trường Sơn những năm tháng
chống Mỹ. Nhà thơ chỉ có thể viết hay được về những gì mình có, những gì
trở thành máu thịt của mình. Sau chiến tranh ông vẫn viết tiếp những "bài ca
kháng chiến" đã bổ sung thêm, làm hoàn chỉnh, đầy đủ hơn cho phong cách
nghệ thuật thơ. Sự từng trải cá nhân và sự chiêm nghiệm của cuộc sống trước
hiện thực mới đã tạo cho thơ Phạm Tiến Duật sau này có cả niềm vui và nỗi
buồn, có bề cao, bề rộng và có cả bề sâu, có tập thể và có cá nhân, có rừng núi

13
và có cả phố phường, có quá khứ và hiện tại, có khoảnh khắc và có muôn
thuở vĩnh hằng
Nhìn lại một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy rõ những nét
riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân. Khuynh hướng sáng tạo chủ yếu của thơ
Phạm Tiến Duật, nói như Lê Đình Kỵ, là đi tìm, khám phá cái đẹp của con
người từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống. Thời gian thẩm định cho
ta thấy thơ Phạm Tiến Duật có sức hấp dẫn kỳ lạ. Tài năng và lòng nhiệt tình
gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ đã tạo nên một hồn thơ - một phong
cách thơ Phạm Tiến Duật thật độc đáo.
1.2.2. Thơ ca Việt Nam hiện đại
1.2.2.1 Thơ ca kháng chiến chống Mỹ
Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1964- 1975), có một vị
trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đây là thời kỳ văn học phát triển
rực rỡ trên nhiều thể loại để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: làm cuốn
“biên niên văn học” về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Trong sự

phát triển đó, thơ ca chống Mỹ, nhất là thơ của các nhà thơ trẻ thời kỳ này đã
gây được sự chú ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành đạt được nhiều thành
tựu xuất sắc.
Từ tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền
Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang một giai
đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt. Phản ánh kịp thời và động
viên chiến đấu, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong thời
kỳ chống Mỹ. Đó không chỉ là đòi hỏi cả thời đại mà còn là sự thôi thúc bên
trong của chính các nhà thơ. Nhanh nhạy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng
bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã "nhập cuộc"
tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong
những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân
trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do

14
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại
chống Mỹ. Nền thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế
hệ nhà thơ xuất hiện từ trước Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Huy Cận, Tế Hanh ), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp
(Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông ) và thế hệ nhà thơ ra
đời trong thời kỳ chống Mỹ. Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có thế mạnh
riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ. Chỉ
trong vòng mười năm, nền thơ chống Mỹ đã liên tiếp xuất hiện một đội ngũ
những gương mặt thơ trẻ như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh
Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương,
Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức
Mậu, Vương Trọng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận
Cầm, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ Đó là những gương mặt
tiêu biểu của thế hệ thơ thời kỳ chống Mỹ.

Thuộc lớp người phần lớn được sinh ra từ sau Cách mạng, được trau dồi
tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, nhiều nhà thơ thuộc thế hệ
các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từ cánh cửa nhà trường đi
thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu. Hiện thực đời sống những năm
tháng chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện họ thành những
con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật. Sáp mặt
với thực tế chiến tranh, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tự ý thức sâu sắc về
vị trí, vai trò của thế hệ mình. Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng
định được vị trí của mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống
nhất chung cao độ của cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng
khi viết về cuộc chiến tranh. Các nhà thơ trẻ một mặt có ý thức kế thừa,
nhưng mặt khác chính điều kiện sáng tác giàu chất sử thi ấy đã tạo ra tiếng nói
riêng, giọng điệu riêng cho thế hệ của họ. Như những mầm cây có sức sống
mãnh liệt không gì tàn phá nổi, trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, một
thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã vượt lên tự khẳng định mình, vừa tiếp nối

15
truyền thống của các thế hệ trước, vừa có sáng tạo độc đáo làm nên những nét
riêng của cả một giai đoạn thơ ca.
Ngày 5-8-1964, đế quốc Mĩ lần đầu cho máy bay bắn phá miền Bắc nước
ta, sau khi chúng đã dựng lên cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Cả nước ta
bước vào cao trào kháng chiến chống Mĩ. Cuộc chiến tranh giải phóng trải
qua nhiều cam go, khốc liệt để đi tới thắng lợi trọn vẹn ngày 30-4-1975. Cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền
thơ Việt Nam. Từ thơ kháng chiến chống Pháp, thơ đấu tranh thống nhất đất
nước đến thơ kháng chiến chống Mĩ là sự kế tục và phát triển liền mạch của
nền thơ cách mạng.
Có thể khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của thơ thời kì này trước hết ở
đội ngũ nhà thơ. Chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều
thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì

này. Thế hệ các nhà thơ xuất hiện từ trước 1945 như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh vẫn tiếp tục sáng tác khá dồi
dào và nhiều người đạt được những đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường mới
trên con đường thơ của mình. Thế hệ kháng chiến chống Pháp như Chính
Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông cũng thực sự khởi sắc. Các nhà
thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60, đặc biệt đông đảo trong thời kì chiến
tranh chống Mĩ, đã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới, trẻ trung, trong sáng,
nhạy cảm, mà trong đó có không ít tài năng đã sớm được chú ý và khẳng
định: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn
Duy, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo Đội ngũ sáng tác
thơ ở vùng giải phóng và các chiến trường miền Nam đã đông đảo và vững
mạnh lên nhiều. Giang Nam, Thanh Hải vẫn bám trụ ở những chiến trường
quen thuộc của họ; Ca Lê Hiến từ miền Bắc trở về chiến trường Nam Bộ với
bút danh Lê Anh Xuân; từ các đô thị xuất hiện những tiếng thơ đấu tranh,
thức tỉnh của thế hệ trẻ trong vùng kiểm soát của kẻ thù như Trần Quang
Long, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao ; trong đội ngũ đông đảo

16
hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào các chiến trường tham gia cuộc chiến
đấu giải phóng miền Nam, đã nảy nở nhiều tài năng thơ như là một nhu cầu tự
ý thức và tự biểu hiện của thế hệ trẻ.
Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống Mĩ là ở nội dung
tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tình cảm, tư tưởng lớn của
thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc
và nhân dân, về những thế hệ con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì
độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Đó cũng chính là sự kế tục một truyền
thống tốt đẹp của nền thơ Việt Nam qua nhiều thời đại: gắn bó mật thiết với
vận mệnh của đất nước, dân tộc và nhân dân.
Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy
mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và

thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước
của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất là của thơ kháng chiến chống Pháp và thơ
đấu tranh thống nhất đất nước, trong thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ chủ
nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới và được
biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.
Viết về Tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, con
người Việt Nam, với những nét phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa
anh hùng và tình thương, lòng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng được
nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời đánh Mĩ, ở nhiều tầng lớp,
thế hệ, lứa tuổi, họ đều là biểu tượng của dân tộc và nhân dân. Nhận thức về
đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là một nét nổi bật
trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kì này. Cuộc kháng chiến chống Mĩ một
lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hi sinh vô
cùng to lớn của nhân dân. Tư tưởng đất nước của nhân dân đã thấm sâu vào
cái nhìn và xúc cảm của mọi nhà thơ khi nói về đất nước. Nhân dân, đó là
những người mẹ, người cha, người chị, ở mọi nơi, mọi vùng, tiền tuyến và

17
hậu phương, miền Nam và miền Bắc, mà mỗi người lính, người cán bộ đều
được họ giúp đỡ, chở che, nuôi dưỡng.
Những giá trị nói trên của thơ kháng chiến chống Mĩ là điều ít ai nghi
ngờ và cũng khó có thể phủ nhận. Nhưng lâu nay cũng tồn tại một câu hỏi, cả
trong giới sáng tác và giới nghiên cứu, đó là: Thơ kháng chiến có đổi mới gì
về thi pháp, có đóng góp gì cho tiến trình vận động của thơ Việt Nam hiện
đại? Trong cuộc thảo luận về thơ trên báo Văn nghệ hồi những năm 1994 -
1995, vấn đề này đã được bàn cãi sôi nổi. Theo tôi, những điểm cơ bản tạo
nên đặc trưng thi pháp thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ và cũng là những
đóng góp của thơ thời kì này cho tiến trình thơ Việt Nam hiện đại là những
điểm sau:
Thơ kháng chiến chống Mỹ thuộc loại hình thơ Cách mạng. Để đánh giá

đúng một hiện tượng thơ cần đặt nó vào loại hình thơ với những đặc trưng
thẩm mĩ, quan niệm thơ ca của loại hình thơ ấy. Thơ cổ điển, thơ lãng mạn,
thơ tượng trưng đều có những quan niệm nghệ thuật riêng, những đặc trưng
thẩm mĩ, quy định cái nhìn thế giới và những nguyên tắc sáng tạo riêng biệt,
và đó cũng là những đóng góp của mỗi loại hình vào tiến trình thơ của nhân
loại. Thơ kháng chiến chống Mỹ là sự tiếp nối liền mạch dòng thơ kháng
chiến chống Pháp và thơ trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng
đã đưa loại hình thơ cách mạng đến một bước phát triển cao, mà đặc điểm nổi
bật là sự kết hợp sử thi với trữ tình, tạo thành khuynh hướng trữ tình sử thi.
Nói sử thi ở đây không phải chỉ ở nội dung thể tài, mà còn ở quan điểm tiếp
cận của nhà thơ với mọi hiện tượng đời sống, là quan điểm cộng đồng.
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đặt dân tộc ta trước những
thử thách gay gắt, vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập của dân tộc đứng
trước nguy cơ một mất một còn. Trong những năm tháng ấy, đời sống và số
phận của mỗi người tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nước, với
cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử và khí quyển tinh thần
ấy, thơ không thể không trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát

18
ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi
người, của toàn dân tộc. Đó là lúc như cách nói của nhà thơ Chế Lan Viên:
Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt. Nụ cười tiễn
đưa con, nghìn bà mẹ như nhau, bởi vậy, không có con đường nào khác cho
thơ ngoài con đường Bay theo đường dân tộc đang bay. Quan điểm sử thi tạo
cho nhà thơ một chỗ đứng ở tầm cao để bao quát thời đại, lịch sử. Đồng thời
quan điểm ấy cũng định hướng cho sự suy ngẫm, phát hiện, liên tưởng của
nhà thơ trước mọi hiện tượng và vấn đề, kể cả đời sống riêng tư, cá nhân hay
thế sự. Nhờ thế mà thơ kháng chiến chống Mĩ đã tạo dựng được nhiều hình
tượng đẹp, kì vĩ, mới mẻ về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu của dân
tộc mang tầm thời đại. Cũng nhờ đó mà trong thơ thời kì này có nhiều phát

hiện, liên tưởng, mở rộng và đào sâu ý nghĩa khái quát, biểu tượng của những
chi tiết, hình ảnh hiện thực.
Cùng với sự kết hợp chất sử thi và chất trữ tình trong loại hình trữ tình -
sử thi, thơ kháng chiến chống Mĩ có những tìm tòi, sáng tạo trong việc kết
hợp thể tài lịch sử với những chất liệu của cái hàng ngày và đời sống riêng tư.
Bên cạnh việc ưu tiên cho chất liệu lịch sử, các sự kiện trọng đại của đời sống
dân tộc, phương thức khá phổ biến trong thơ kháng chiến chống Mĩ là phát
hiện ý nghĩa lịch sử, tính thời đại trong các chi tiết, hình ảnh của đời sống
hàng ngày, cả trong đời sống riêng. Chế Lan Viên có ý thức về điều này khi
ông đặt hai mảng thơ Hoa ngày thường và Chim báo bão vào trong một tập
thơ. Các nhà thơ thuộc thế hệ trẻ thì luôn tiếp cận những vấn đề thời đại, lịch
sử từ trải nghiệm của chính mình, của thế hệ mình. Thanh Thảo viết trong
trường ca Những người đi tới biển:
Buổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25
Ở đường dây 559 - trạm 73
Ngày sinh nhật bắt đầu bằng
cơn sốt
Cổ đắng khô ngồi thở trên

19
đỉnh dốc
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng
Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt
đầu tiên
Ngày sinh nhật tuổi 25 mình
được uống.
Còn với Xuân Quỳnh thì gió, cát ở vùng tuyến lửa Quảng Bình đã trở
thành Ngọn gió Lào, cát trắng của đời tôi.
Về cái “tôi” trữ tình, thơ kháng chiến chống Mĩ tập trung xây dựng hai
hình tượng: cái “tôi” sử thi và cái “tôi” thế hệ trẻ. Đó là hai dạng thức làm

phong phú thêm cho hình tượng cái “tôi” của thơ Việt Nam hiện đại. Cái “tôi”
sử thi đã xuất hiện trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp và được tiếp tục
ở mười năm hòa bình, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ đã trở thành hình
tượng cái “tôi” trữ tình chủ đạo và đặc trưng. Cái “tôi” sử thi tạo cho nhà thơ
tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nước, nhân
dân. Bởi vậy, cái tôi ấy có thể cất lên lời kêu gọi, mệnh lệnh, hô hào, cổ vũ:
Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng/ Tất cả pháo và xông lên dũng sĩ (Tố
Hữu), Hãy yêu, hãy yêu và bảo vệ/ Mây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn
(Chế Lan Viên). Cái “tôi” sử thi đại diện cho tiếng nói của dân tộc, lương tri
của nhân loại để vạch mặt, lên án, chất vấn, truy kích kẻ thù, tố cáo những âm
mưu và tội ác của chúng. Tư thế của cái “tôi” sử thi cho nhà thơ chỗ đứng ở
đỉnh cao của thời đại để bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện
tại, dân tộc và nhân loại, quá khứ và tương lai, để mà phát hiện, suy ngẫm,
hình dung, dự đoán về mọi vấn đề hệ trọng, lớn lao của vận mệnh đất nước,
lịch sử dân tộc. Nhờ thế mà thơ thời kì chống Mĩ đã có sự mở rộng rất đáng
kể về không gian và thời gian được chiếm lĩnh trong thơ, nối liền quá khứ lịch
sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại.
Cái “tôi” sử thi chủ yếu hiện ra trong sự tự nhận thức, phát hiện và tự thể
hiện của dân tộc và nhân dân qua tiếng nói của người đại diện là nhà thơ. Ở

20
phần trên khi nói về chủ nghĩa yêu nước trong thơ thời kì chống Mĩ đã đề cập
tới điều này. Ở đây chỉ lưu ý thêm rằng, khi nói về dân tộc, đất nước, nhà thơ
thường sử dụng cái “tôi” với hai bình diện. Một mặt, đó là sự tự khẳng định,
tự biểu hiện của cộng đồng dân tộc, nhân dân; mặt khác, nhà thơ lại trong vai
trò người chiêm ngưỡng, nhìn ngắm, ngợi ca với tất cả sự cảm phục, thành
kính và tự hào. Nhờ sự kết hợp hai bình diện này mà cái “tôi” sử thi trong thơ
thời kì chống Mĩ tuy rất thống nhất nhưng không đơn điệu, không hoàn toàn
thủ tiêu cái “tôi” của tác giả, vì thế bản sắc, cá tính của mỗi nhà thơ vẫn có
chỗ để bộc lộ, phát huy.

Cùng với cái “tôi” sử thi, cái “tôi” thế hệ là dạng thức tiêu biểu, nổi bật
của cái “tôi” trữ tình trong thơ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Cái “tôi” thế
hệ thống nhất với cái “tôi” sử thi và có thể coi là một biến thể, một dạng độc
đáo và cụ thể của cái “tôi” sử thi. Có lẽ, sau phong trào Thơ Mới (1932-1945)
đến thời kì này xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà thơ trẻ của cùng một
thế hệ. Thơ của các nhà thơ trẻ là tiếng nói tự ý thức, tự biểu hiện của thế hệ
trẻ tự nguyện nhập cuộc và được trải nghiệm qua thử thách của chiến tranh.
Mỗi nhà thơ trong số họ đều ý thức rõ ràng về thế hệ mình và về tính chất đại
diện cho tiếng nói thế hệ của thơ mình. Thế hệ ấy thấu hiểu trách nhiệm và sứ
mệnh của mình:
Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai
(Bằng Việt)
Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo lính
Trùng điệp áo màu xanh là một tiếng trả lời.
(Thanh Thảo)
Họ cũng ý thức về việc tự ghi lấy hình ảnh của thế hệ mình bằng văn
chương:
Không có sách chúng tôi làm
ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lại

21
cuộc đời mình.
(Hữu Thỉnh)
Cái “tôi” thế hệ còn được thể hiện trong hình ảnh những con người cụ
thể, tiêu biểu cho thế hệ ấy, và đây là đóng góp xuất sắc của thơ trẻ vào việc
xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người Việt Nam của thời đại chống
Mĩ. Người đọc không thể quên chân dung của những người lính lái xe, cô gái
thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến
Duật, người lính bộ binh trong thơ Nguyễn Đức Mậu và sự hi sinh, tình đồng

đội của họ trong Nấm mộ và cây trầm, người chiến sĩ giải phóng hi sinh trong
tư thế nổ súng tiến công trong thơ Lê Anh Xuân, chân dung những người lính
xe tăng, xạ thủ trung liên trong thơ Hữu Thỉnh và còn bao nhiêu những hình
ảnh khác vẫn lưu lại trong thơ và trong lòng bạn đọc.
Mười năm thơ kháng chiến chống Mĩ cũng là chặng đường mà cái “tôi”
thế hệ ghi lại quá trình trưởng thành về ý thức của thế hệ trẻ đã đi qua suốt
một cuộc chiến tranh ngày càng dữ dội, quyết liệt. Từ cái náo nức, say sưa với
cảm hứng lãng mạn của buổi đầu đến sự trải nghiệm với nhiều suy tư trong
giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, cái “tôi” của thơ trẻ muốn tìm cho mình một
tiếng nói trầm tĩnh, trực tiếp, thậm chí đến trần trụi, chối bỏ những gì hoa mĩ
và sáo mòn trong thơ. Cái “tôi” thế hệ tạo nên sự thống nhất trong tiếng thơ
của các nhà thơ trẻ, nhưng vẫn có thể nhận ra những giọng điệu riêng mang rõ
bản sắc của từng người, ở những nhà thơ có tài năng và cá tính. Sau năm
1975, một số tác giả trong thế hệ này vẫn tiếp tục hành trình sáng tạo với
những nỗ lực tìm kiếm, trăn trở đầy nhọc nhằn, có cả sự bứt phá tự vượt lên
mình để tìm đến một giọng thơ mới, phù hợp với giai đoạn mới. Nhưng đọc
họ, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra những nét cơ bản và bền vững của một cá
tính, một chất giọng đã được hình thành từ giai đoạn chống Mĩ.
Cùng với xu hướng tăng cường tính chính luận, chất triết lí, thơ chống
Mĩ đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Nhằm đề
cập và giải đáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm

×