Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.64 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THỊ THU HUẾ




THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học






HÀ NỘI-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ THU HUẾ



THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)




Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Khánh Thành





Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN


Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu
trường Đa
̣
i học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên chúng tôi hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.
Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận Văn học, chân thành cảm
ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, mở rộng và chuyển tải kiến thức
chuyên môn sâu sắc và cập nhật thông tin hiện đại cho chúng tôi.
Đặc biệt, chúng tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Khánh Thành,
thầy đã không quản ngại thời gian và công sức, hướng dẫn tận tình giúp
tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ
dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy cô và các bạn!

Tác giả


Bùi Thị Thu Huế


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Cấu trúc luận văn 8
CHƢƠNG 1: BIỂN ĐẢO VÀ THƠ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI BIỂN ĐẢO 9
1.1. Biển đảo Việt Nam 9
1.2. Thơ viết về đề tài biển đảo 12
1.2.1. Thơ viết về biển đảo từ năm 1945 đến năm 1975 13
1.2.2. Thơ viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay 21
CHƢƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ VIẾT VỀ
BIỂN ĐẢO 38
2.1. Cảm hứng nghệ thuật 38
2.2. Biển đảo - Tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ 41
2.3. Biển đảo - Tiếng thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam 46
2.4. Biển đảo - Tiếng thơ thể hiện tình yêu đôi lứa 57
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG NGHỆ
THUẬT TIÊU BIỂU 65
3.1. Hệ thống hình tượng tiêu biểu 65
3.1.1. Hình tượng nghệ thuật 65

2
3.1.2. Hình tượng biển đảo gắn liền với Tổ quốc 67
3.1.3. Hình tượng người lính 74
3.1.4. Hình tượng những con người lao động 81
3.2. Những biểu tượng nghệ thuật 84
3.2.1. Biểu tượng nghệ thuật 84
3.2.2. Biểu tượng thuyền và biển 87
3.2.3. Biểu tượng cánh buồm 91
3.2.4. Biểu tượng cánh chim hải âu 97
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104


















3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam có bờ biển trải dài theo hình chữ S với trên 3000
km bờ biển suốt từ biên giới Trung Quốc cho tới vịnh Thái Lan. Là một quốc
gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển,
biển đảo Việt Nam không chỉ gắn liền với những kỳ quan thiên nhiên mà còn
là những dấu mốc gắn liền với những giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, văn
hóa, chiếm giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc
muốn lớn mạnh phải từ biển. Do đó, biển đảo có một vai trò vô cùng to lớn.
Cảm hứng về biển đảo trong thơ ca từ xưa đến nay luôn dạt dào, xuyên

thấm không gian, thời gian. Tình yêu đối với biển đảo bao giờ cũng chân
thành và thiêng liêng nhất. Ở đó, khái niệm về đất nước, quê hương đã trở
thành những xúc cảm bi tráng, thiết tha và trong sáng nhất. Vì vậy, thơ viết về
biển đảo rất phong phú và đa dạng. Sự phong phú đa dạng ấy được đánh dấu
bằng số lượng các tác phẩm thơ viết về biển đảo ngày một nhiều thêm và
trong số đó có không ít những tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi thơ.
Tháng 5/2011, tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng bởi sự kiện tàu
hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II và Bình Minh II của PVN. Biển
Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị đe dọa mất chủ quyền. Tổ
quốc đang đứng trước những hiểm họa đến từ biển thì những vần thơ viết về
biển đảo càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nó thôi thúc lay động tâm trí và
hành động của mỗi người nhất là thế hệ trẻ Việt Nam, làm dấy lên tình yêu,
sự gắn bó với biển đảo quê hương. Từ đó, mỗi người thấy cần có trách nhiệm
hơn trong việc giữ gìn đất đai Tổ quốc. Bởi biển đảo là một phần lãnh thổ, là
máu thịt của đất nước thân thương.
Ý thức về biển đảo của cha ông ta đã hình thành từ rất sớm. Trên hình
hoa văn trống đồng ở Đền Hùng, đã có những con thuyền vượt sóng ra khơi.

4
Trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc có chi tiết 50 người con của Âu Cơ
- Lạc Long Quân đã theo cha xuống biển. Như vậy, chúng ta đã có một văn
hóa biển từ rất lâu đời. Đến nay, nó vẫn được phát huy và là sợi dây gắn kết
mọi con dân nước Việt. Riêng thơ viết về biển đảo đạt thành tựu lớn cả về số
lượng và chất lượng (có đến hơn 1000 bài thơ viết về đề tài này). Mỗi nhà thơ
khai thác biển đảo ở một góc cạnh, chiều kích riêng. Đặc biệt sự xuất hiện của
các trường ca đã giúp các nhà thơ nhìn biển đảo sâu rộng hơn. Có thể nói,
chưa bao giờ thơ Việt Nam viết về biển đảo lại phong phú như bây giờ. Nhất
là trong bối cảnh hiện nay, viết về biển đảo là cách thể hiện tình yêu đất nước,
thể hiện thái độ chính trị.
Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy chưa có một luận

văn, luận án nào nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo”. Thảng
hoặc trong các luận văn, luận án nghiên cứu về Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa,
các tác giả có nhắc đến đề tài biển đảo hay hình tượng người lính ở một
mục nhỏ mà chưa có những nghiên cứu sâu rộng, bao quát vấn đề.
Chọn đề tài: “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo”, chúng tôi muốn
bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm riêng
của mảng thơ biển đảo cùng những đóng góp của các tác giả đối với đời sống
văn học đương đại. Đồng thời khẳng định tình yêu biển đảo - yêu quê hương,
đất nước là một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong văn học. Nó hình
thành một dòng chảy mãnh liệt thẩm thấu trong tâm hồn những người dân
Việt Nam từ xa xưa, được nối tiếp cho đến ngày nay và mai sau.
Nghiên cứu đề tài “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” giúp cho
người viết có cái nhìn khái quát về một trong những cảm hứng chủ đạo của
thơ Việt Nam hiện đại là cảm hứng về quê hương, đất nước. Qua việc khảo
sát các tác giả tiêu biểu viết về biển đảo, người viết muốn chỉ ra những điểm
chung cũng như những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách
khai thác đề tài của mỗi nhà thơ.


5
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” là một đề
tài mới, mang tính thời sự nóng bỏng. Theo khảo sát của chúng tôi đến nay, từ
luận văn tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ cho đến luận án Tiến sĩ chưa có ai
nghiên cứu vấn đề “Thơ viết về biển đảo”.
Trên các báo Biên phòng, Sài Gòn giải phóng, Thanh niên … và các
trang báo mạng thấy rải rác xuất hiện một số bài viết bàn về đề tài biển đảo
trong thơ Việt Nam. Nổi lên là các bài viết: Biển đảo và Tổ quốc trong thơ
của tác giả Phạm Thị Phương Thảo, Biển - đảo và thơ của tác giả Tạ Văn Sỹ,
Biển đảo là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc của tác giả

Nguyễn Viết Chính, và Biển đảo - nguồn cảm hứng nghệ thuật vô bờ của
tác giả Nguyễn Hữu Quý… Các bài viết đó đều khẳng định biển đảo là
“nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc”, là “nguồn cảm hứng nghệ
thuật vô bờ”.
Trong bài Biển đảo và Tổ quốc trong thơ, tác giả Phạm Thị Phương
Thảo thấy rõ vị trí địa lí của lãnh thổ Việt Nam - một đất nước có “bờ biển
trải dài theo hình chữ S” nên biển đảo là nơi “gắn liền với những kỳ quan của
thiên nhiên của thế giới bởi những vẻ đẹp và những kiến tạo độc đáo”. Nó
không chỉ là “những vị trí và dấu mốc quan trọng trước lịch sử”, mà còn là
“nguồn cảm hứng bất tận của thi ca”. Để mỗi khi đọc những bài thơ viết về
biển đảo mỗi người Việt Nam chúng ta thấy được thôi thúc, lay động tâm
thức và hành động. Tác giả bài viết còn khẳng định: “Lãnh thổ Việt Nam
chúng ta bây giờ không chỉ được trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau,
mà còn bao gồm cả vùng trời, vùng biển và hải đảo được trải rộng từ Tây
Trường Sơn tới Đông Trường Sa. Do đó với mỗi người dân yêu nước và có
lòng tự cường dân tộc cần thấy rõ ranh giới và lãnh thổ của đất nước ta luôn
gắn liền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” [80].

6
Tác giả Nguyễn Viết Chính trong bài viết của mình Biển đảo là nguồn
cảm hứng vô tận cho thi ca và âm nhạc nhấn mạnh: “Đất nước Việt Nam
thân thương của chúng ta có đến 3670 cây số bờ biển, với hơn 1 triệu km
2

diện tích nước trên biển Đông và trên 4000 đảo chìm, đảo nổi lớn, nhỏ. Biển
đã mang lại cho ta những tiềm năng vô tận và đồng thời là nguồn cảm hứng
cho các sáng tạo của văn học nghệ thuật, trong đó có thơ ca và âm nhạc”
[7]. Tác giả dẫn ra lời lý giải của nhà văn Nguyễn Trí Huân về câu hỏi tại sao
thơ ca và âm nhạc lại có nhiều tác phẩm viết về biển như vậy: “Việt Nam là
một dân tộc hướng ra biển. Biển “nóng” lên thế nào, đất liền cũng sẽ “nóng”

lên như vậy. Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà còn có cả con người -
những con người hết sức đẹp đẽ. Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà
văn, nhà thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa Nhưng không chỉ có Trường Sa,
Hoàng Sa, mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của Tổ
quốc mãi sẽ là đề tài lớn với thi ca, bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn
đời của ông cha ta bao thế hệ” [7].
Còn trong bài Biển đảo - nguồn cảm hứng nghệ thuật vô bờ, tác giả
Nguyễn Hữu Quý cũng khẳng định: “ Biển đảo, một phần lãnh thổ vô cùng
thiêng liêng của Tổ quốc mang những dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước
sâu đậm của dân tộc ta, gắn với hình ảnh của những người lính, người dân đối
mặt với sóng gió luôn là nguồn cảm hứng dạt dào vừa quen thuộc vừa mới mẻ
của những văn nghệ sĩ” [66].
Tiếp thu những bài viết trên, luận văn nghiên cứu tìm hiểu “Thơ Việt
Nam hiện đại viết về biển đảo” để có một cái nhìn toàn diện về mảng đề tài
này trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây là sự nối tiếp một trong hai mạch
nguồn lớn nhất của nền văn học nước ta. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong góp
một tiếng nói nhỏ bé của mình để khẳng định đầy đủ và sâu sắc hơn những
đóng góp của thơ hiện đại Việt Nam trong dòng chảy của thi ca dân tộc, nhất
là trước những vấn đề thời sự hôm nay.


7
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Thơ Việt Nam hiện đại viết về biển đảo” nhằm phát hiện
những nét chung cũng như những tìm tòi riêng của các nhà thơ khi viết về
biển đảo. Đặc biệt thấy được tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất
nước trong thơ Việt Nam hiện đại là một dòng chảy từ xưa đến nay nó vẫn
xuyên thấm, vẫn được khúc xạ qua tâm hồn nhiều thế hệ. Trong luận văn,
chúng tôi tập trung khảo sát một số gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam

hiện đại viết về biển đảo để thấy được các nhà thơ đó đã làm nên một diện
mạo đa phong cách nhưng lại có sự thống nhất trong việc khẳng định chủ
quyền, lãnh thổ. Từ đó, khẳng định vị trí, phong cách thơ của các cây bút tiêu
biểu cũng như những đóng góp của họ đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu một số gương mặt tiêu biểu của thơ Việt
Nam hiện đại viết về biển đảo. Trong đó, người viết tập trung làm rõ những
đặc điểm của thơ viết về biển đảo cũng như những đóng góp của các nhà thơ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chọn khảo sát một số trường ca, tập
thơ và một số bài thơ tiêu biểu viết về biển đảo như:
Các trƣờng ca, tập thơ:
- Trường ca Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến.
- Trường ca Hạ thủy những giấc mơ - Nguyễn Hữu Quý.
- Trường ca Người sau chân sóng - Lê Thị Mây.
- Trường ca Trường ca Biển (chương 5) - Hữu Thỉnh.
- Trường ca Tổ quốc - đường chân trời - Nguyễn Trọng Văn.
- Trường ca Điệp khúc vô danh - Anh Ngọc.
- Tập thơ Ta viết bài thơ gọi biển về - Huy Cận, gồm 45 bài.
- Tập thơ Đi ngang qua bão - Trần Đăng Khoa, trong đó có 10 bài viết
về biển đảo.

8
Các bài thơ của: Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung
Thông, Giang Nam, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng
Ngát, Phan Thị Thanh Nhàn, Hữu Thỉnh, Bùi Công Minh, Nguyễn Ngọc Phú,
Nguyễn Thanh Mừng, Thanh Yến, Hải Bằng, Đỗ Trọng Khơi, Hồ Tịnh Tâm,
Nguyễn Đình Di,
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương

pháp chính sau đây:
4.1. Phương pháp hệ thống.
4.2. Phương pháp so sánh.
4.3. Phương pháp thống kê.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo,
cấu trúc Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Biển đảo và thơ viết về đề tài biển đảo.
Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về biển đảo.
Chương 3: Hệ thống hình tượng và biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu.












9
CHƢƠNG 1: BIỂN ĐẢO VÀ THƠ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI BIỂN ĐẢO

1.1. Biển đảo Việt Nam
Lâu nay, khi nói đến lãnh thổ Việt Nam nhiều người thường chỉ nghĩ
đến diện tích đất liền hay phần lục địa chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà
Mau, bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào và Campuchia. Tuy nhiên, theo

định nghĩa hiện đại, lãnh thổ không chỉ gồm có vùng núi, vùng trung du,
vùng đồng bằng và sông ngòi mà còn bao gồm tất cả vùng trời, vùng biển và
hải đảo. Như vậy, đất nước Việt Nam của chúng ta không chỉ chạy dài từ ải
Nam Quan đến mũi Cà Mau mà còn trải rộng từ Tây Trường Sơn tới Đông
Trường Sa.
Đất nước Việt Nam thân yêu là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên
thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển. Bờ biển nước ta dài 3670 km,
từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km
2
thì có l km bờ biển
(trung bình của thế giới là 600 km
2
đất liền/1km bờ biển), mở ra 3 hướng
Đông, Nam và Tây. Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu
km
2
/330.000km
2
). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì có 28 tỉnh, thành
phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Biển từ lâu đã có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao
lưu quốc tế. Tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm
của biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nếu
biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài nguyên tiềm tàng của biển, nền
kinh tế nước ta sẽ ngày càng giàu mạnh. Việc sử dụng, khai thác biển là
truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Ngay từ buổi hoang sơ, qua
những truyền thuyết của thời đại Hùng Vương (Lạc Long Quân - Âu Cơ, Mai
An Tiêm, Tiên Dung - Chử Đồng Tử…) đã cho thấy nhân dân ta từ lâu đã biết
khai thác, sử dụng lợi thế của biển và đảo. Trong quá trình tồn tại và phát

triển của lịch sử mấy ngàn năm, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức bảo vệ biên

10
giới lãnh thổ trên đất liền và ngoài biển, thể hiện chủ quyền trên biển và các
hải đảo của đất nước mình.
Vùng biển và ven biển Việt Nam lại nằm án ngữ trên các tuyến hàng
hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các
nước trong khu vực. Có thể nói, đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại
dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
Vùng biển nước ta không những có vị trí quan trọng về kinh tế mà còn
có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với các nước trong khu vực và
trong chiến lược của các nước lớn. Nó là biên giới phía Đông, là đường tiếp
cận, bàn đạp tiến công, uy hiếp, phong tỏa và phá hoại nhiều mặt của các thế
lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của
kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển, kẻ thù đã sử
dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách
trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên
sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông
Như Nguyệt (năm 1077); chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) và
những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những
minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ phai mờ trong lịch sử dân tộc.
Trong cuộc chiến tranh “phá hoại và bóp nghẹt” của không quân và hải quân
Mỹ (1964 - 1968 và 1972), “Đoàn tàu không số” của “Đường Hồ Chí Minh
trên biển” đã kiên cường, dũng cảm, sáng tạo mở tuyến, vận chuyển chi viện
cho miền Nam, giải phóng các đảo và quần đảo Trường Sa, góp phần giành
thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Biển nước ta còn gắn với những giá trị thiêng liêng về tâm linh và lịch
sử. Truyền thuyết về Lạc Long Quân - Âu Cơ và những chiến công lịch sử

Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn Cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong

11
kháng chiến chống Mỹ… đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng
đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ.
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, vùng biển
Đông Bắc có trên 3000 đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 đảo. Còn lại ở vùng
biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Căn cứ vào vị trí chiến lược cùng các điều kiện địa lý kinh tế, dân
cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm: hệ thống đảo tiền
tiêu, các đảo lớn, các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và
Trường Sa.
Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển,
vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc
phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu,
Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ Các
đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như: Cô
Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Các đảo
ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ
trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện
đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình
Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng
Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Việt Nam có hai quần đảo xa bờ
là Hoàng Sa và Trường Sa cùng các đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ hợp thành
phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Đảo và quần đảo nước
ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc ta.

Với những tiềm năng rất lớn từ phía biển, biển Đông cùng các đảo hiện
nay vẫn còn diễn ra các tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa

12
các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc khó lường, đang là thách thức đe dọa
đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của nước ta trên biển và từ hướng biển.
Biển đảo vì thế trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm
của nhiều lĩnh vực. Trong đó thơ ca cũng lấy biển đảo là nguồn cảm hứng cho
các sáng tạo.
1.2. Thơ viết về đề tài biển đảo
Nhận rõ vị trí tầm quan trọng của biển đảo nên các nhà thơ đã dành
không ít những tác phẩm viết về biển đảo. Có thể nói, biển đảo đã trở thành
một đề tài lớn thu hút sự quan tâm của văn học. Bởi từ xưa đến nay, phần lãnh
thổ thiêng liêng này đã gắn liền với số phận dân tộc. Từng hải lý, từng tấc
đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… là máu, mồ hôi của ông cha để lại. Tổ Quốc thân
yêu đã và đang hướng ra biển lớn. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng
không thể thờ ơ hay đứng ngoài những vấn đề lớn của dân tộc. Hành trình lịch
sử và hành trình của thơ ca chân chính không tách rời nhau bởi hạt nhân của
nó là lòng yêu nước nồng nàn.
Song hành với ngư dân và những người lính đang ngày đêm canh giữ
biển đảo - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc còn có những nhà thơ.
Họ không thường xuyên có mặt trực tiếp trên biển, song những bài thơ của họ
thì luôn ấm nóng, luôn khẳng định chủ quyền bất di bất dịch về vùng lãnh hải
mà hàng nghìn năm nay cha ông ta đã cất công gìn giữ.
Thật có lý khi nhà văn Nguyễn Trí Huân cho rằng: “Việt Nam là một
dân tộc hướng ra biển. Biển “nóng” lên thế nào, đất liền cũng sẽ “nóng” lên
như vậy. Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà còn có cả con người - những
con người hết sức đẹp đẽ. Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà văn, nhà
thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa Nhưng không chỉ có Trường Sa, Hoàng
Sa, mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc sẽ

mãi là đề tài lớn với thi ca, bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn đời của
ông cha ta bao thế hệ” [7].

13
Số lượng các bài thơ viết về biển đảo ngày một nhiều hơn. Mỗi một
giai đoạn văn học lại ghi dấu những bài thơ hay viết về đề tài này. Biển đảo
là máu thịt của đất nước nên các nhà thơ viết về biển đảo cũng chính là viết
về Tổ quốc thân yêu. Tình hình biển đảo hiện nay đang nóng bỏng từng giờ
càng thôi thúc nhiều nhà thơ hướng trái tim của mình ra biển để sáng tác.
Với họ, viết về biển đảo chính là một cách để thể hiện tình yêu cháy bỏng
đối với đất nước.
1.2.1. Thơ viết về biển đảo từ năm 1945 đến năm 1975
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là nền văn học của chế độ mới, vận
động và phát triển dười sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có sự thống nhất về
khuynh hướng tư tưởng. Văn học giai đoạn này hướng đến việc phản ánh hai
cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với các vấn đề lớn của thời đại. Tuy
vậy, khảo sát đội ngũ các nhà thơ chúng ta thấy có không ít những tác giả viết
về biển đảo. Thậm chí ngay trong một số tập thơ viết về đề tài chiến tranh thì
vẫn có những bài thơ viết với cảm hứng biển đảo. Từ các nhà thơ của thế hệ
thơ Mới như: Xuân Diệu, Huy Cận đến những nhà thơ thời chống Mĩ như:
Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Tế Hanh, Giang Nam, Tô Nhuần,
Phan Ngọc Thường Đoan, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ
Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Trung Thông, … đã để lại một
khối lượng sáng tác đồ sộ gồm các trường ca, các tập thơ và bài thơ viết về
biển đảo với cái nhìn từ nhiều chiều kích khác nhau.
Xuân Diệu - “nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời” [53, 53],
luôn khao khát yêu và được yêu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng
nói rằng: “Tình yêu là tình cảm say mê nhất trong thơ Xuân Diệu” [53, 54].
Xuân Diệu đến với tình yêu có lẽ để xoa dịu nỗi cô đơn cố hữu và nỗi niềm
thảng thốt âu lo trước thời gian của mình. Thi sĩ tìm đến với biển như một tất

yếu để thể hiện tình yêu. Bản thân Xuân Diệu lại được sinh ra và lớn lên trên
mảnh đất Quy Nhơn đầy sóng và gió nên biển với ông như một phần hồn
không thể thiếu. Một minh chứng cho điều đó là bài thơ Biển.

14
Biển được viết sau Cách mạng tháng Tám (1962), trên bãi biển Sầm
Sơn. Nhưng như chính nhà thơ tâm sự, nguồn thi hứng của ông lại được gợi
lên từ biển Quy Nhơn cát vàng nước biếc dạt dào, tiếng thầm thì của phi lao
như lời tâm sự của những tình nhân. Thi phẩm được coi là một trong những
bài thơ tình đặc sắc nhất của Xuân Diệu. Đối với Xuân Diệu, biển là cái cớ để
thể hiện tình yêu lứa đôi muôn thuở. Dưới con mắt của “ông Hoàng” thơ tình
thì biển trở thành nơi vỗ nhịp cho tình yêu. Mà nói như nhà phê bình văn học
Nguyễn Đăng Mạnh thì “Biển trong thơ Xuân Diệu đúng là một tình nhân
đắm say, một trái tim vĩ đại không bao giờ mệt mỏi” [53, 61].
Bài thơ thể hiện một tình yêu thật mạnh mẽ, dữ dội và nồng nàn. Đó là
một tình yêu nam tính luôn khao khát được tận hưởng mọi hương vị nồng nàn
của tình yêu:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt ”
(Biển - Xuân Diệu)
Có lẽ đến nay trong thi ca Việt Nam, kể cả những nhà thơ cách tân mới
nhất, chưa ai dám bạo dạn tả cái hôn đắm đuối đến mức: “hôn mãi”, “hôn thật
khẽ, thật êm”, “hôn êm đềm, mãi mãi”, “hôn rồi hôn lại”, “tan cả đất trời”…
Ngỡ như cả vũ trụ nghẹt thở bởi những cái hôn nồng cháy đến thế! Thấp

thoáng trong câu thơ những ám ảnh dục tính rất đời thường nhưng không hề
vẩn đục bởi những dục vọng thấp hèn. Con sóng tình không chỉ dừng lại ở đó
mà rất bạo liệt ào ạt “nghiến nát bờ em”. Chúng ta lại gặp một Xuân Diệu -
“kẻ uống tình yêu dập cả môi” thuở nào! Con người đã tìm thấy trong tình

15
yêu sự sống vĩnh cửu, vượt ra khỏi giới hạn trăm năm của đời người để quyện
chặt với đời bằng nụ hôn “ngàn năm không thỏa”. Bằng tình yêu ấy, thi nhân
đã hòa con sóng biếc tâm hồn góp thành bể biếc cuộc đời - màu tình yêu
muôn thuở.
Biển là bài thơ tình yêu nhưng vượt ra khỏi phạm vi của tâm tình lứa
đôi bởi bài thơ còn nóng hổi những cảm xúc bồi hồi của đứa con miền Nam
trong những ngày phải xa cách quê hương khi đất nước cắt chia làm hai nửa.
Biển cũng là tình yêu vọng về mảnh đất Bình Định thân thương, nơi đã nuôi
dưỡng hồn thơ Xuân Diệu. Vì vậy biển Quy Nhơn ở đây lung linh trong bao
thi ảnh bể biếc, cát vàng, thoai thoải bãi bờ… Tình yêu lứa đôi đã quyện hòa
cùng tình yêu quê hương:
“Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết”.
(Biển - Xuân Diệu)
Nếu Xuân Diệu - nhà thơ của tình yêu tìm đến biển để giãi bày những
cảm xúc yêu thương nồng cháy, mãnh liệt thì Huy Cận - nhà thơ của không
gian lại tìm đến với biển như một lẽ đương nhiên. Ông từng thú nhận “Lòng
ta mê biển tự sơ sinh”, nên suốt hơn nửa thế kỷ đời và thơ, nhà thơ đã luôn
vui buồn cùng biển. Ông viết nhiều về biển với cảm thức không gian vũ trụ.
Tập Ta viết bài thơ gọi biển về của nhà thơ gồm 45 bài lấy cảm hứng về biển
đảo. Có lẽ, chỉ đến với không gian bao la ấy nhà thơ mới khám phá hết được
những chiều kích của vũ trụ và thể hiện nỗi lòng của một tâm hồn gắn bó với

non sông, đất nước.
Với Huy Cận, biển không chỉ có sóng, nước, mây trời, nắng gió, trăng
sao, những ngọn đèn biển … mà còn là những bến bờ, xóm thôn, đảo vịnh,
thuyền bè và những con người kiên cường, thủy chung
Biển thật hồn nhiên với biển Sơ khai, với Dưa An Tiêm:

16
“Trời xanh ran lá biếc
Biển chóa ngập buồm vàng
Gió thổi miền bất diệt
Mây tạnh đất hồng hoang”.
(Sơ khai - Huy Cận)
“Đất buổi hồng hoang cát bụi bay
Cát chưa yên định, đất chưa dày
Đất vừa mới nhú từ lòng biển
Cát chửa làm quen những bóng cây”.
(Dưa An Tiêm - Huy Cận)
Biển gần gũi, thân thương với Đoàn thuyền đánh cá, Những người
kéo lưới:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
“Những người kéo lưới mỗi ban mai
Góc độ chênh chênh đối mặt trời
Kéo mặt trời lên cùng mẻ cá
Sóng là vảy bạc nắng xa phơi”.
(Những người kéo lưới - Huy Cận)
Biển thật giàu và đẹp :

“Ôi biển đẹp, biển giàu
Lưng ta dựa vào biển
Tay khoan vào biển sâu
Ôi biển mát lại cho ta nồng ấm”.
(Biển giàu, biển đẹp - Huy Cận)

17
Trong thơ Huy Cận, tình yêu quê hương, đất nước và tên gọi tổ quốc
trở nên linh thiêng bởi biển đã chắt chiu nên Muối:
“Muối ơi!
Từ lòng biển muối về đọng lại
Nắng với gió muối về kết trải
Muối trắng tinh như nắng chóa đúc ra
Như nụ cười nghìn năm của biển.
Muối nồng thơm, mặn chát
Muối tình yêu thứ nhất
Mà biển lớn cho ta”.
(Muối - Huy Cận)
Ở đó có Thềm lục địa:
“Biển động đêm qua, sáng biển êm
Ta nằm lục địa, sóng lên thềm
Đời ta có biển viền nghìn thuở
Xanh chói bình minh, xanh biếc đêm”.
(Thềm lục địa - Huy Cận)
Và biển thân thương có Những cánh buồm:
“Cột buồm ơi với cánh buồm ơi
Nửa như yên định nửa xa rời
Hồn ta lấy gió hai chiều ấy
Trụ một buồm đi chếch biển khơi”.
(Những cánh buồm - Huy Cận)

Sâu nặng hơn cả là đằng sau những biến cố thăng trầm của chiến
tranh hoặc phong ba bão tố nhà thơ luôn gửi gắm niềm hi vọng vào biển
khơi với Những thành phố bên bờ biển cả, Trả lại Thái Bình Dương cái
tên hiền hậu… để biển mãi mãi là Biển giàu, biển đẹp và vang ca Tiếng
hát trên cảng:


18
“Thái Bình Dương
Đời đời muối mặn
Thái bình của muối
Thái bình của cơm
Thái bình của những sợi rong thơm
Và của những lòng người bè bạn.
Nước biển chảy qua kẽ tay
Đọng làn muối trắng -
Năm tháng trôi qua kẽ tay
Đọng lại hòa bình
Kết tủa văn minh”.
(Trả lại Thái Bình Dương - cái tên hiền hậu – Huy Cận)
Viết về đề tài biển đảo ở thời kỳ này không thể không kể đến tên tuổi
Xuân Quỳnh - nữ sĩ của tình yêu và hạnh phúc đời thường. Với 10 tập thơ để
lại, Xuân Quỳnh có không ít những bài thơ lấy hình ảnh con thuyền xuôi
ngược, biển cả bao la và những con sóng cuộn trào làm nguồn cảm hứng.
Những hình tượng ấy trở đi trở lại như một phương thức trữ tình độc đáo để
bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Bởi Xuân Quỳnh vốn là người có một
tâm hồn nhạy cảm và khát vọng luôn dâng trào mãnh liệt với tình yêu hạnh
phúc của một con tim cuồng nhiệt đam mê để sống và để yêu. Chị từng nổi
tiếng với những bài thơ tình được đông đảo độc giả yêu thích như: Sóng,
Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu

Nếu Xuân Diệu được tuổi trẻ xưng tụng là “Ông Hoàng” của thơ tình
thì Xuân Quỳnh được coi là nữ sĩ của thơ tình yêu và khát vọng. Những vần
thơ tình nóng bỏng mà dịu dàng, mãnh liệt mà hồn hậu của Xuân Quỳnh vẫn
luôn là những sợi dây tình cảm giăng mắc chốn trần gian và ở mãi nơi “vườn
trần” (Xuân Diệu). Có thể nói trong bước đi của mình, khi đến Xuân Quỳnh,
thơ tình đã có tiếng nói mới: Trực tiếp bày tỏ khát vọng tình yêu của một trái
tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, tự nhiên mà hồn hậu đến lạ kỳ!

19
Thuyền và Biển và Sóng là những bài thơ tình được xem là hay nhất
của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình Việt Nam đương đại nói chung. Ở đây,
chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một tâm hồn phụ nữ luôn chân
thành, đằm thắm, hồn hậu và trĩu nặng yêu thương; dám bày tỏ những khát
vọng mãnh liệt của mình trong tình yêu và diễn tả được trọn vẹn tình yêu ấy.
Hơn một lần, thi sĩ đã từng mượn hình tượng sóng để giãi bày cảm xúc.
Chúng ta đã biết Biển của Xuân Diệu mạnh mẽ, dữ dội và nồng nàn, bộc lộ
một tình yêu rất nam tính còn Sóng của Xuân Quỳnh lại đậm tính chất nữ
tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn nồng nàn, thiết tha. Chị mượn sóng biển
để bộc lộ tình yêu của người con gái bởi thấy giữa sóng và em có những điểm
tương đồng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
(…)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nghĩ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Bên cạnh Sóng, Xuân Quỳnh còn rất nổi tiếng với bài Thuyền và biển
được phổ thành nhạc. Bài thơ là nỗi nhớ thương của thuyền và biển - một ẩn
dụ cho đôi lứa. Nói về nỗi nhớ nhung của đôi lứa xa nhau tưởng như là một
đề tài đã khá cũ nhưng ở đây nhà thơ vẫn tìm thấy cách nói rất riêng khó có
thể trộn lẫn. Phải thấu hiểu nỗi lòng xa nhau của đôi lứa yêu nhau thì Xuân
Quỳnh mới có thể có cảm nhận sâu sắc như thế về sự “bạc đầu thương nhớ”
của biển và nỗi “đau rạn vỡ” của thuyền:

20
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”.
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Về hai bài thơ này, nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ từng nhận xét:
“Sóng và Thuyền và biển là hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân
Quỳnh nói riêng và của thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Nó có mặt trong
hầu hết gia tài của những đôi lứa yêu nhau” [47, 228]. Không phủ nhận một
điều đã có rất nhiều nhà thơ cổ điển, hiện đại viết về hình ảnh thuyền, biển,
sóng và cũng có rất nhiều bài thơ thành công khi khai thác về nó (Biển - Xuân
Diệu), nhưng có lẽ chỉ đến Xuân Quỳnh, những hình ảnh đó mới trở nên bất
tử với thời gian. Nhà thơ đã phát hiện ra trong đó tất cả cung bậc của tình yêu:
sự cuốn hút và bí ẩn, nỗi thấu hiểu và sự cảm thông, sự ràng buộc và tự
nguyện, gặp gỡ và chia xa, khát vọng to lớn và sự bất tận, những hạnh phúc

và đau khổ đến tột cùng.
Giai đoạn 1945 - 1975 còn ghi dấu nhiều bài thơ của các nhà thơ khác
viết về biển đảo như: Gửi từ đảo nhỏ, Tôi đi Bào Ngư của Hữu Thỉnh, Bến
cá - Thanh Thảo, Huyện đảo quê hương - Giang Nam, Nói với con chim
biển - Tô Nhuần, Ở biển - Phan Ngọc Thường Đoan, Biển đêm, Biển lặng,
Biển một ngày, Em lại ra với biển - Nguyễn Thị Hồng Ngát, Núi, Biển, Em
và Anh - Phan Thị Thanh Nhàn, Trước biển - Vũ Quần Phương, Tháng tư,
Trường Sa - Nguyễn Khoa Điềm, Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông,
Quê hương - Tế Hanh,…

21
Như vậy, nhìn lại những sáng tác thơ về biển đảo trong văn học từ
1945 đến 1975 chủ yếu gắn liền với cảm hứng tình yêu. Phải chăng vì biển
mênh mông với những đợt sóng khi ồn ào, lúc lặng lẽ là không gian thích
hợp để giãi bày những cảm xúc nhớ nhung, da diết của đôi lứa khi xa cách.
Ngoài cảm hứng về tình yêu, các nhà thơ chủ yếu ca ngợi sự giàu đẹp của
biển. Những vấn đề thời sự về biển hầu như chưa được các tác giả đề cập
đến trong thơ.
1.2.2. Thơ viết về biển đảo từ sau năm 1975 đến nay
Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, đặt một dấu mốc vĩ đại và mở ra một thời kì mới trong lịch sử
dân tộc - Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đồng thời điều kiện
lịch sử ấy cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Nền
văn học Việt Nam vốn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc đi qua
những bước thăng trầm và đã tạo ra những biến đổi sâu sắc toàn diện, làm nên
diện mạo của một giai đoạn mới.
Nền văn học thời kỳ này nhất là từ sau đổi mới dành nhiều sự chú ý đến
đề tài biển đảo. Bởi biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa những năm gần đây có nhiều biến động, là điểm nóng trong nước,
khu vực và quốc tế. Mặc dù lịch sử cùng các tài liệu khoa học và pháp lý

được công bố hiện nay đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi
chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên thời gian
gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo
Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của
chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo
Hoàng Sa. Những hành động đó của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm
phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt
Nam; vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần

22
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ
niệm 10 năm (DOC), làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa trong bảy năm qua đã trở thành vấn đề
thời sự nóng trên thế giới, trong khu vực và hơn cả là ở trong nước nhất là từ
năm 2011. Trên các thông tin đại chúng từ báo in đến báo mạng, từ các vấn đề
chính trị xã hội cho đến văn học - nghệ thuật đều đề cập đến vấn đề biển đảo.
Trong dòng thời sự này, thơ ca là thể loại ngắn, nhanh nhạy nhất của văn học,
đã có mặt kịp thời để “phản ánh” hiện thực ấy. Ở đó có chuyến đi thực tế
dành cho nhà văn nhà thơ hướng ra biển đảo, có cuộc thi hay phong trào sáng
tác thơ về biển đảo và cái không thể thiếu là: có các trang thơ về biển đảo.
Đóng góp cho thơ Việt Nam viết về biển đảo ở thời kỳ này là các sáng
tác của thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ sau năm 1975 như: Hữu Thỉnh,
Anh Ngọc, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Chiến,
Nguyễn Hữu Quý, Lê Thị Mây, Nguyễn Trọng Văn, Trịnh Công Lộc, Nguyễn
Ngọc Phú, …
Trong số các nhà thơ trên có thể tìm thấy ở Hữu Thỉnh tình yêu quê
hương Tổ quốc, yêu biển đảo thật sâu sắc. Đó là nguồn cảm hứng vĩ đại đã
nuôi dưỡng hồn thơ ông. Với các bài thơ Gửi từ đảo nhỏ, Tôi đi Bào Ngư,

Thơ viết ở biển và Chương 5 Trường ca Đường tới thành phố, đặc biệt là
Trường ca Biển hình tượng biển đảo gắn với người lính xuất hiện dày đặc.
Sau Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh viết ngay Trường ca Biển, xong lần
thứ nhất từ năm 1981 và hơn mười năm sau, anh mới sửa chữa lại, rồi xuất
bản năm 1994.
Với cảm nhận của Hữu Thỉnh, Tổ quốc chưa thể hoàn toàn được độc
lập nếu như vùng biển đảo chưa hoàn toàn thuộc về chúng ta. Cách nhìn của
Hữu Thỉnh về biển đảo có phần riết nóng và khốc liệt hơn các nhà thơ khác có
lẽ vì ông là một trong số những nhà thơ Việt Nam đã vượt sóng nước trùng
khơi để ra Trường Sa, ăn ngủ cùng những người lính hải quân ngay sau khi
đất nước vừa giải phóng. Sự khốc liệt nơi rẻo đất mịt mùng trời nước ấy đã

×