Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH CAM TRONG NHA KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.79 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
KHOA RĂNG HÀM MẶT
BỘ MÔN KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG
BÀI THUYẾT TRÌNH
CAM TRONG NHA KHOA
GVHD: Đào Ngọc Lâm
Thành viên:
Đỗ Tuấn Vũ
Đinh Thành Trung
Nguyễn Xuân An
A. TỔNG QUAN
Công nghệ CAD/CAM/CNC ngày nay đã rất quen
thuộc với những người làm việc trong nghành cơ
khí. Kiến thức về mảng công nghệ này đã trở thành
bắt buộc với các kỷ sư ngành chế tạo máy giai đoạn
hiện nay và trong tương lai.
Thực chất, mục đích cuối cùng của công nghệ
CAD/CAM/CNC trong chế tạo máy là thực hiện quá
trình cắt gọt kim loại, tuy nhiên thay vì sữ dụng các
máy công cụ truyền thống, ta sữ dụng các máy công
cụ điều khiển số (CNC) với khả năng thực hiện
chuyển động cắt gọt một cách tự động bằng chương
trình được lập trình trước. Đi đôi với việc này, các
phần mềm CAD/CAM/CAE ra đời, đáp ứng nhanh
yêu cầu của quá trình thiết kế và lập quy trình công
nghệ sản xuất.
CAD/CAM kết nối với nhau tạo ra mối quan hệ
mật thiết giữa hai dạng hoạt động là thiết kế và chế
tạo mà lâu nay người ta coi là khác nhau và không
phục thuộc vào nhau. Tự động hóa thiết kế là dùng
các hệ thống và phương tiện tính toán giúp người kỹ


sư để thiết kế mô phỏng, phân tích và tối ưu hóa giải
pháp thiết kế. Phương tiện bao gồm máy tính điện
tử, các máy vẽ, máy in, thiết bị đục lỗ băng
phương tiện lập trình bao gồm chương trình máy,
cho phép đảm bảo giao tiếp với máy vẽ và các
chương trình ứng dụng để thực hiện chức năng thiết
kế.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm
CAD/CAM/CAE lớn được sữ dụng trên thế giới.Có
thể kể tên ra như PROE, CATIA, SOLID WORK,
UNIGRAPHIC Bên cạnh các phần mềm thiết kế
2D. Các phần mềm này ngoài khả năng thiết kế 3D
khá mạnh còn cho phép chúng ta mô phỏng chuyển
động của máy, cơ cấu, phân tích động học, động lực
học chuyển các bản vẽ sang 2D, lập quy trình công
nghệ chế tạo sản phẩm và xuất mã gia công sang mã
NC để thực hiện việc gia công thực trên máy CNC.
Mỗi một hãng, viện nghiên cứu hoặc cơ sở sản
xuất có những tập hợp chương trình ứng dụng khác
nhau tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất
Hệ thống CAD/CAM là một sản phẩm của CIM
(Computer Integrated Manufacturing). Hệ thống này
được quản lý và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu
trung tâm, hệ thống còn được dùng để lập kế hoạch ,
biểu đồ , đưa ra các chỉ dẫn và thông tin đảm bảo kế
hoạch sản xuất của nhà máy… Mô hình hệ thống
như sau:
♦ CAD (Computer Aided Design) :Thiết kế với sự trợ
giúp của MTĐT
♦ CAE (Computer Aided Engineering) :Phân tích kỹ

thuật với sự trợ giúp của MTĐT
♦ CAPP (Computer Aided Process Planning) :Lập
phương án chế tạo với sự trợ giúp của MTĐT
♦ CAM (Computer Aided Manufacturing) :Chế tạo với
sự trợ giúp của MTĐT
♦ CNC (Computer Numerical Control) :Máy công cụ
điều khiển bằng chương trình số
♦ CAQ (Computer Aided Quality Control) :Kiểm tra
chất lượng với sự trợ giúp của MTĐT
♦ MRP II (Manufacturing Resources Planning) :Hoạch
định nguồn lực sản xuất
♦ PP (Production Planning) :Lập kế hoạch sản xuất
Trước đây CAM được coi như 1 công cụ lập
trình điều khiển số (Numerial Control), điều khiển
máy CNC tạo ra những mô hình 2D hay 3D được
thiết kế trong CAD. Giống với những công nghệ
máy tính hỗ trợ (Computer-Aided) khác, CAM
không thay thế được cho những chuyên gia trình độ
cao như kĩ sư sản xuất, lập trình viên NC hay thợ
máy. Trên thực tế, CAM nâng cao tay nghề của họ
thông qua các công cụ sản xuất tiên tiến, đồng thời
xây dựng thêm kĩ năng mới thông qua những công
cụ mô phỏng, trực quan và tối ưu hóa.
1. Lịch sử
Lúc đầu CAD/CAM là hai ngành phát triển
tách biệt nhau, độc lập với nhau trong khoảng
30 năm. Hiện nay chúng được tích hợp thành một
hệ, trong đó thiết kế có thể lựa chọn phương án
tối ưu và quá trình sản xuất có thể được giám sát và
điều khiển từ khâu đầu đến khâu cuối.

Phần mềm CAD đầu tiên là SKETCHPAD xuất
hiện vào năm 1962 được viết bởi Ivan Sutherland
thuộc trường kỹ thuật Massachusetts (MIT)
Cũng như hệ CAD, hệ CAM được phát triển ứng
dụng đầu tiên tại MIT cho các máy gia công điều
khiển số CNC (Computer Numerical Control) bằng
máy vi tính vào đầu những năm 70.
2. Định nghĩa
a. CAM
Phần mềm máy tính hỗ trợ sản xuất Computer-
aided manufacturing (CAM) để chỉ những phần
mềm dùng để sinh ra những đoạn mã (code) hợp lệ
cho máy CNC và được máy CNC cắt theo một hình
dạng đã được thiết kế trước bởi hệ thống computer-
aided design (CAD).
Một định nghĩa rộng hơn của CAM là bao gồm
việc sử dụng các ứng dụng máy tính để xác định
một quá trình sản xuất cho các công cụ thiết kế, mô
hình CAD, lập trình NC, phối hợp máy đo (CMM)
kiểm tra chương trình, máy công cụ mô phỏng hoặc
khâu xử lý cuối cùng. Sau đó kế hoạch này được
thực hiện trong một môi trường sản xuất, chẳng hạn
như: kiểm soát trực tiếp số (DNC), công cụ quản lý,
gia công CNC, hoặc thực hiện CMM.
Đôi khi, phần mềm CAM tích hợp chung với hệ
thống CAD, nhưng không luôn luôn như vậy, Mỗi
phần mềm CAM phải giải quyết vấn đề đầu tiên là
trao đổi dữ liệu với CAD. Thường CAD xuất dữ liệu
ra một trong những kiểu định dạng chung, như là
IGES hoặc STL và không cần thiết phải hiệu chỉnh

chúng.
Định dạng mà phần mềm CAM xuất ra thường
là tập tin dạng văn bản G-code và được chương trình
Direct Numerical Control (DNC) chuyển đến máy
công cụ.
Cần có nhiều thời gian để có thể làm chủ được
công nghệ CAM, chúng yêu cầu người vận hành có
sự hiểu biết kỹ năng máy móc như chọn dao cắt, xác
định các thông số cần thiết và vạch ra kế hoạch chạy
dao phù hợp.
Trong một máy CAM có nhiều chế độ cho việc
sản xuất được tối ưu nhất, bằng cách cập nhật phần
mềm mới đầy đủ cho máy, những chế độ phù hợp
với mỗi ngành sản xuất riêng như: công nghiệp vũ
trụ, ô tô, thiết bị y tế, sản xuất khuôn mẫu và các
ngành công nghiệp máy móc. Ta có một số chế độ
như: Phay 2.5 trục, Phay 3 trục, Máy tốc độ cao,
Phay 5 trục.
b. Mối quan hệ giữa CAD và CAM
Khi lập trình bằng máy (lập trình có sự
giúp đỡ của máy tính) người lập trình mô tả hình
dang hình học của chi tiết gia công, các quỹ đạo của
dụng cụ cắt và các chức năng của máy theo một
ngôn ngữ mà máy có thể hiểu đựơc. Lập trình bằng
máy có ưu điểm là không cần thực hiện các phép
tính bằng tay, chỉ cần truy nhập một ít dữ liệu nhưng
có thể sản sinh ra một lượng lớn các dữ liệu cho các
tính toán cần thiết, đồng thời hạn chế được các lỗi
lập trình.
Mô tả hình dáng hình học của chi tiết, quỹ đạo của

dụng cụ, các chức năng của máy theo một ngôn ngữ
lập trình định hướng bằng các ký hiệu:
- Thực hiện nhiệm vụ gia công đơn giản, không cần
các tính toán bằng tay.
- Dữ liệu truy cập nhanh, tạo ra số liệu gia công lớn
(1:100).
- Hạn chế các lỗi khi lập trình.
- Tiết kiệm thời gian về mụ tả chi tiết, chu kỳ gia
cụng.
- Các ngôn ngữ dễ học.
Mối quan hệ CAD/CAM và tự động hóa sản xuất
thể hiện trên hình sau là phần giao giữa 5 phần:
Trong đó:
- Mạng làm việc là các hệ thống tổ chức sản
xuất, hệ thống cung cấp vật liệu và những
công việc thực hiện trên sàn máy, xí nghiệp.
- Công cụ sản xuất như máy CNC, robot công
nghiệp.
- Công cụ thiết kế như máy tính, máy vẽ và các
phần mềm ứng dụng.
- Mô hình hình học là những thực thể hình học
cơ sở, được sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật hay
trên màn hình máy tính như:
o Điểm ( Point)- được mô tả bởi giá trị tọa
độ
o Đường cong (Curve), bao gồm cả đoạn
thẳng (Line) – được mô tả bằng chuỗi
điểm hoặc phương trình.
o Mặt cong (Surface), bao gồm cả mặt
(Face)- được mô tả bởi tập hợp điểm

(hoặc lưới đường cong), hoặc phương
trình.
o Khối (Solid) – được định nghĩa bởi các
mặt cong bao quanh.
c. CAD/CAM trong nha khoa
Trong Nha khoa nói riêng, CAD/CAM đã được
phát triển bởi hệ thống SIRONA, của Đức. Kỹ thuật
này được sử dụng để giúp bác sỹ lâm sàng và KTV
labo có thể chế tạo phục hình một cách chính xác,
phục hình ở đây là bao gồm inlay, onlay, veneer,
mão răng, cầu răng. Bác sỹ sử dụng kỹ thuật
CAD/CAM để giúp cho bệnh nhân của họ có một
phục hình bền hơn, chính xác hơn (phục hình ở đây
có thể là 1 hay nhiều đơn vị), với một cách thức hiệu
quả hơn là kỹ thuật chế tạo phục hình bằng tay ở
labo.
Khi những dữ liệu từ một máy scan hay từ phần
mềm CAD thì máy CAM sẽ lập kế hoạch để tiện và
cắt từ một phôi trong vòng vài phút. Bộ phận tiện
và cắt có độ chính xác cao và bụi xả ra sẽ được hút
vào máy hút tích hợp sẵn.
Để tạo ra sản phẩm thì có 2 quá trình trong máy
CAM là quá trình cắt gọt và quá trình nung thiêu kết
được lập trình. Phần mềm trong máy CAM sẽ điều
hành đúng với quy trình được lập trình sẵn từ cắt
tiện, điều chỉnh sườn, sườn được gọt lớn hơn kích
thước thật một chút để khi nung vật liệu co lại đúng
như kích thước mong muốn mà việc tính toán đó đã
được phần mềm tính toán.
Những hệ thống CAD/CAM có thể chia làm 2

loại lớn: một là hệ thống ở phòng nha, và 2 là hệ
thống đặt ở Labo. Cho đến hiện nay thì trong tất cả
những hệ thống CAD/CAM nha khoa, CEREC là
nhà sản xuất duy nhất cung cấp hệ thống
CAD/CAM trong labo và cả phòng nha. Những hệ
thống CAD/CAM đặt trong labo thì có thể kể
đến:DCS Precident, Procera, CEREC InLab và
Lava. Cercon là hệ thống trong labo nhưng không
bao gồm phần CAD mà chỉ là CAM.
Có một hệ thống CAD/CAM mà người ta gọi là
Chairside CAD/CAM. Lướt một vòng qua mạng, tôi
có thể thấy được ChairsideCAD/CAM hiện nay
đang là một vấn đề rất nóng bỏng. Có thể hiểu một
cách nôm na đây là một thiết bị để nha sĩ ứng dụng
kĩ thuật CAD/CAM, và thiết bị này được đặt ngay
bên cạnh ghế nha khoa. Với hệ thống này, thì tất cả
những loại phục hình sứ gồm inlay, onlay, mão,
veneer đều có thể được thiết kế và chế tạo ngay bên
cạnh ghế nha khoa. Và bệnh nhân sau một lần hẹn
có thể ra về với một phục hình hoàn tất.
Chairside CAD/CAM của CEREC
Hệ thống CAD/CAM của Procera.(Nobel
Biocare)

B. CHI TIẾT
1. Hoạt động
a. Ngôn ngữ lập trình:
Như chúng ta đã biết để sử dụng các máy NC thì
chúng ta phải lập trình phần mềm cho cả CAD và
CAM, có thể lập trình bằng máy tính hoặc bằng tay.

Với xu thế công nghệ thông tin và điện tử phát triển
như hiện nay thì lập trình bằng máy nổi trội, phổ
biến và có nhiều ưu thế hơn hẳn.
Có khoảng hơn 100 ngôn ngữ lập trình, đã được
xây dựng ngay từ những năm cuối thập kỷ 50. Phần
lớn ngôn ngữ này triển khai để đáp ứng cho nhu cầu
về công nghệ và máy móc. Theo năm tháng chúng
cũng không qua khỏi được sự kiểm nghiệm về thời
gian. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ đã thể hiện được
tính ưu việc và chúng đã được sử dụng cho đến ngày
nay.
♦ Các ưu điểm thể hiện tính ưu việt.
• Cho phép xác định bài toán một cách
đơn giản, không cần tính toán nhiều.
• Ngôn ngữ xây dựng từ các ký tự biểu
trưng dễ học dễ nhớ.
• Các tính toán cần thiết đều do máy tính
thực hiện
♦ Một số ngôn ngữ phổ biến.
• APT: Automatically Programmed: Công
cụ lập trình tự động
• EXAPT: Extended Subset of APT: Tập
con mở rộng của APT. Ngôn ngữ này có
một ưu điểm quan trọng đó là: tính toán
tối tưu chế độ cắt một cách tự động.
EXAPT được triển khai ở Đức năm 1964
và dựa trên đó có 3 phiên bản sau:
∗ EXAPT I
∗ EXAPT II
∗ EXAPT III

• MINIAPT: Tệp con thu gọn của APT. Là
ngôn ngữ lập trình do nhà chế tạo phần
mềm HOM thiết lập. Phục vụ cho điều
khiển đường và điều khiển phi tuyến.
MINIAPT với vốn từ vựng thu gọn là
200 từ.
• TELEAPT: Ngôn ngữ này do hãng IBM
phát triển, phục vụ cho việc điều khiển
điểm, đường và phi tuyến 2D. Ngôn ngữ
này thuộc họ APT cho phép thông qua
mạng TELEPHONE để chuyển dữ liệu
vào máy tính xử lý
• COMPACT2: là ngôn ngữ lập trình vạn
năng, dùng cho các nghiệp vụ điều khiển
đường, và phi tuyến, do viện nghiên cứu
dữ liệu quốc gia Mỹ (MDSI) phát triển.
Đây là ngôn ngữ có thể dùng được hệ
thống TELEPHONE và chế độ hoạt động
nhiều đối tác trên nhiều TERMINAL
(thiết bị đầu cuối). Và do đó,
COMPACT2 được phát triển rộng rãi
trên các nước công nghiệp phát triển.
• ELAN: Là ngôn ngữ do Pháp xây dưng,
phục vụ cho việc điều khiển số từ 2 -4
trục. ELAN ra đời gắn liền với máy tính
để bàn của hãng HEWLETT –
PACKARD.
• AUTO PROCESOROGRAMMED:
Ngôn ngữ lập trình cả vấn đề: Tiện,
phay,khoan, do hãng BOEHRINGEN

phát triển dựa trên các máy tính trung
bình và nhỏ.
• MITURN: Là ngôn ngữ lập trình do Hà
lan phát triển trên công nghệ tiện
MITURN cho phép bằng tính toán có thể
tìm ra các dữ liệu gia công và cắt gọt.
♦ APT – Automatically Programmed Tools,
nghĩa là công cụ lập trình tự động và là
ngôn ngữ lập trình NC bậc cao đầu tiên
được sử dụng rộng rãi cho thế hệ máy công
cụ điều khiển số.
Ngôn ngữ này được nghiên cứu thành công tại
phòng thí nghiệm hệ thống điện của viện công nghệ
Massachuset trong sự hợp tác với ngành công
nghiệp hàng không Hoa Kỳ. Vào những năm 1955
APT được phát triển rộng rãi tại Mỹ và đã thích ứng
với các công việc gia công, kể cả lập trình 3D phức
tạp. Ưu việt lớn của APT đó là: Nó đã trở thành
chuẩn mực cho thế giới rộng lớn các máy NC. Hơn
nữa, APT còn được phát triển hết sức đa dạng bên
ngoài nứơc Mỹ.: ví dụ như: NEAPT tại ANH,
EXAPT tại Đức, IFAPT tại Pháp…
Là ngôn ngữ lập trình cảu CAM, APT có
khoảng 3000 từ vựng để lập trình cho việc gia công
đơn giản cũng như các yếu tố đường cong 3 chiều
như hình: Hình cầu, hình trụ, parabol, mặt võng…
Với APT người lập trình có thể xác định hình dáng
dụng cụ, dung sai mô tả hình dáng hình học của
chương trình gia công, chuyển động dụng cụ cũng
như các lệnh hỗ trợ. Hệ thống APT cho phép ta có

khả năng xử lý dữ liệu gia công với các chức năng
nổi bật như: Copy, Mirro, di chuyển, xoay,… Và có
thể làm mềm hóa chương trình gia công bởi
Macro…
Là ngôn ngữ lập trình bằng máy, APT cũng có
2 chương trình tính toán đặc biệt đó là: Bộ xử lý và
bộ hậu xử lý. Bộ xử lý APT là chương trình máy
tính phục vụ cho việc xử lý chương trình nguồn. Từ
đó đưa ra một file dữ liệu (CL) bao gồm dữ liệu vị
trí dao và các thông tin điều khiển máy. Bộ hậu xử
lý cũng là một chương trình máy tính, xây dựng
nhằm mục đích xử lý file CLDATA và tạo ra
chương trình NC thích ứng với máy kèm theo nó.
APT là hệ thống lập trình không gian 3 chiều,
cùng một lúc có thể điều khiển tới 5 trục.
Để lập trình APT điều tiên người lập trình phải
tìm hình dáng hình học của chương trình gia công
tiếp theo là định hướng chuyển động của dụng cụ
cắt. Trong khi lập trình, điểm nhìn (VIEW POINT)
của người lập trình luôn cố định. Và như vậy chi tiết
gia công là cố định, và dụng cụ cắt được coi là di
chuyển. Do sự tiện dụng cho nhiều nhiệm vụ gia
công, nên đã có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác
nhau được suy diễn từ nó như một tệp con của nó,
APT là ngôn ngữ viết tắt tiếng anh, các chỉ thị
được thiết lập bởi quy tắc về cấu ngôn từ. Các ký tự
cấu thành bộ từ vựng được tách ra từ bảng mã
ASCII cơ sở (128 ký tự đầu tiên). Cấu trúc một
chương trình APT gồm 5 phần như sau:
Phần 1. Phần mở đầu: Có nhiệm vụ khai báo

nguồn.
Phần 2. Mô tả hình học: có nhiệm vụ mô tả
hình dáng hình học chi tiết gia công.
Phần 3. Chế độ cắt: Có nhiệm vụ khai báo công
cụ tốc độ trục chính, tốc độ tiến dao, và chế độ làm
mát trơn nguội
Phần 4. Thiết lập đường chạy dao: có nhiệm vụ
chỉ dẫn chuyển động dụng cụ cắt để gia công chi
tiết.
Phần 5. Phần kết thúc: Khai báo kết thúc để
hoàn thành chương trình.
Ví dụ về lập trình gia công chi tiết sau:
$$ PHẦN KHỞI TẠO $$
PARTNO APT $$ Tên chương trình $$
UNIT/MM $$ Thiết lập đơn vị $$
$$ PHẦN ĐỊNH NGHĨA HÌNH HỌC $$
ORIGHT= POINT/0,0,0 $$ Định nghĩa điểm gốc $$
SP=POINT/-20,-15,-3 $$ Định nghĩa điểm khởi đầu $$
P1=POINT/0,43 $$ Định nghĩa điểm P1,P2, P7 $$
P2=POINT/41,43
P3=POINT/66,43
P4=POINT/88,33
P5=POINT/83,0
P6=POINT/8,36
P7=POINT/27.5,28
C1=CIRCLE/CENTER,P6,RADIUS,7 $$ Định nghĩa đường
tròn C1 $$
C2=CIRCLE/CENTER,P7,RADIUS,13 $$ Định nghĩa đường
tròn C2$$
L1=LINE/YAXIS $$ Định nghĩa đường thẳng L1 trùng trục Y

$$
L2=LINE/P1,LEFT,C1 $$ Đờng thẳng L2 qua điểm P1,tiếp
tuyến với C1 và nằm về phía bên trái của đường nối P1 và
tâm, C1 theo chiều từ P1 tới tâm của C1 $$
L3=LINE/LEFT,TANTO,C1,RIGHT,TANTO,C2 $$ Đường
thẳng L3 tiếp tuyến với C1 và C2, tiếp điểm ở bên trái C1 và
bên phải C2 theo chiều
từ tâm C1 đến C2 $$
L4=LINE/P2,LEFT,C2
L5=LINE/P2,P3
L6=LINE/P3,P4
L7=LINE/P4,P5
L8=LINE/XAXIS
PL1=PLANE/0,0,1,-3 $$ Định nghĩa mặt phẳng PL1 song
song với OXY có Y=-3mm $$
$$ ĐẶC ĐIỂM GIA CÔNG $$
CUTTER/10 $$ Định nghĩa đường kính dao 10mm $$
SPINDL/1000,CLW $$ Trục chính quay 1000v/ph chiều kim
đồng hồ$$
$$ THIẾT LẬP ĐƯỜNG CHẠY DAO $$
FROM/SP $$ Xác định điểm khởi đầu ở SP $$
GO/ON,PL1,TO,L1 $$ Lệnh START-UP với ba bề mặt kiểm
soát: Mặt Check L8, mặt Drive L1,mặt Part PL1 $$
TLLFT,GOLFT/L1,PAST,L2 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, Và dịch chuyển dao dọc L1 đến khi mặt sau dao tiếp xúc
với L2 $$
TLLFT,GORGT/L2,TANTO,C1 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L2 đến khi tiếp xúc với C1 $$
TLLFT,GOFWD/C1,TANTO,L3 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc C1 đến khi tiếp xúc với L3 $$

TLLFT,GOWFD/L3,TANTO,C2 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L3 đến khi tiếp xúc với C2 $$
TLLFT,GOWFD/C2,TANTO,L4 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc C2 đến khi tiếp xúc với L4 $$
TLLFT,GOWFD/L4,PAST,L5 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L4 đến khi mặt sau của dao tiếp
xúc L5 $$
TLLFT,GORGT/L5,PAST,L6 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L5 đến khi mặt sau của dao tiếp
xúc L6 $$
TLLFT,GORGT/L6,PAST,L7 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L6 đến khi mặt sau của dao tiếp
xúc L7 $$
TLLFT,GORGT/L7,PAST,L8 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L7 đến khi mặt sau của dao tiếp
xúc L8 $$
TLLFT,GORGT/L8,PAST,L1 $$ Bù bán kính dao bên trái
contour, và dịch chuyển dao dọc L8 đến khi mặt sau của dao tiếp
xúc L1 $$
GOTO/SP $$ Di chuyển dao trở về điểm SP $$
$$ KẾT THÚC$$
END $$ Quá trình xử lý kết thúc $$
b. Quy trình
♦ 1 quy trình CAM về cơ bản sẽ gồm :
• Lập kế hoạch sản xuất
• Điều khiển quá trình sản xuất
♦ Cụ thể hơn như sơ đồ dưới đây
Quy hoạch quá trình công nghệ
Thiết kế chế tạo các trang bị công nghệ
Cung ứng vật tư

Lập trình NC, CNC, DNC. Mô phỏng gia công, kiểm tra quá trình gia công
Chế tạo (sản xuất)
Kiểm tra chất lượng
Đóng gói
♦ Để thực hiện được hệ thống CAM, phải sử
dụng hệ thống máy CNC được điều khiển
bởi các phần mềm khác nhau, mà nền tảng
là ngôn ngữ APT. Cốt lõi của APT là bộ xử
lý chương trình. Bộ xử lý chương trình là
chương trình máy tính được xây dựng
nhằm xử lý chương trình nguồn APT để tạo
ra tệp dữ liệu gia công NC, gọi là
CLDATA-file, gồm :
• Dữ liệu về vị trí dụng cụ gia công trên
quỹ đạo của nó
• Thông tin về điều khiển máy gia công
♦ Quá trình xử lý dữ liệu gia công trên máy
điều khiển số :

×