Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THIÊN TAI TỚI
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN XÃ XUÂN LIÊN,
HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
Người thực hiện : HOÀNG THỊ TÂM
Lớp : MTD
Khóa : 56
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
Địa điểm thực tập : XÃ XUÂN LIÊN, HUYỆN NGHI XUÂN
TỈNH HÀ TĨNH
HÀ NỘI - 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá tác động
của các thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven
biển xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên
cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã
được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả trình bày trong
khóa luận hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tâm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.


Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Môi
trường – Trường Học viện Nông nghiệp Hà Nội, những người đã giảng dạy
và trang bị cho em một nền tảng kiến thức vững chắc khi em ngồi trên giảng
đường đại học để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn đến UBND xã Xuân Liên đã tạo điều kiện giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cũng như chỉ bảo nhiệt tình trong suốt quá trình em thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Hương Giang người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em và toàn thể gia đình đã
luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ em trong học tập, làm việc và hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận dù đã có gắng và nỗ lực nhưng do kỹ năng
của bản thân còn một số hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của Quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tâm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
Hoàng Thị Tâm i
LỜI CẢM ƠN ii
Hoàng Thị Tâm ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Các khái niêm chung 3
2.2. Thiên tai và diễn biến của thiên tai tại khu vực ven biển ở Việt Nam 4
2.2.1. Các thiên tai chính ở Việt Nam 4
2.2.2. Diễn biến thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu 8
2.3. Tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực ven biển 10
2.3.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp 10
2.3.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của cộng đồng ven biển Việt
Nam 11
2.3.2.1. Đánh bắt (khai thác) thủy sản 11
2.3.2.2. Nuôi trồng thủy sản 12
2.3.2.3. Chế biến thủy sản ven biển 13
2.3.2.4. Làm muối 13
2.3.2.5. Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 14
2.3.2.6. Phát triển lâm nghiệp (rừng ngập mặn) 14
2.3.3. Tác động của thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp 15
2.3.4. Tác động thiên tai tới đời sống cộng đồng ven biển 17
2.4. Các quan điểm và chính sách của Việt Nam liên quan đến phòng chống,
giảm nhẹ RRTT trong sản xuất nông nghiệp 19
2.4.1. Các quan điểm chỉ đạo chung 19
2.4.1.1. Quan điểm trong Định hướng phát triển bền vững 19
2.4.1.2. Quan điểm trong Chiến lược Quốc gia về phòng, chống, giảm nhẹ rủi
ro thiên tai đến năm 2020 19
2.4.2. Các chính sách của chính phủ 20
2.4.3. Luật Phòng chống thiên tai 2013 21
2.5. Các nghiên cứu về tác động của RRTT tới sản xuất nông nghiệp khu vực
ven biển ở Việt Nam và thế giới 22
2.5.1. Tình hình nghiên cứu về rủi ro thiên tai trên thế giới 22
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về RRTT ở Việt Nam 24

2.5.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của RRTT tới cộng đồng ven biển
24
2.5.2.2. Các nghiên cứu về xây dựng năng lực ứng phó với thiên tai cho cộng
đồng ven biển 26
2.5.2.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động RRTT tới nông nghiệp 27
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Phạm vi nghiên cứu 28
3.3. Nội dung nghiên cứu 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 29
3.4.2.1. Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính 29
3.4.2.2. Phỏng vấn nông hộ 29
3.4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa 29
3.4.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm 29
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1. Khái quát về xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh 30
4.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 30
4.1.1.1. Vị trí địa lí 30
4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 32
4.2. Diễn biến thiên tai tại địa bàn xã Xuân Liên 36
4.2.1. Các thiên tai chính thường xảy ra 36
4.2.2. Diễn biến của thiên tai 38
4.3. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 42
4.3.1. Sản xuất nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã 42

4.4. Tác động của RRTT tới sản xuất nông nghiệp 52
4.4.1 Xếp hạng mức độ của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp 52
4.4.2 Tác động của bão lụt, mưa lớn với sản xuất nông nghiệp 54
4.4.3. Tác động của hạn hán, gió phơn 56
4.4.4. Tác động của rét đậm, rét hại 58
4.5. Hoạt động ứng phó với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp tại địa
phương 59
4.5.1. Các giải pháp được thực hiện của chính quyền địa phương 59
4.5.2. Các giải pháp ứng phó với thiên tai của hộ gia đình đã thực hiện 62
4.6. Nguyên nhân làm gia tăng tính rủi ro của thiên tai trong sản xuất nông
nghiệp tại địa phương và giải pháp đề xuất 64
4.6.1. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại 64
4.6.1.1. Nhóm các nguyên nhân do tự nhiên 64
4.6.1.2. Nhóm các nguyên nhân về kinh tế, xã hội 66
4.6.2. Đề xuất các giải pháp để giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong sản xuất nông
nghiệp 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BCH Ban chấp hành
BĐKH Biến đổi khí hậu
Bộ TN-MT Bộ Tài nguyên – Môi trường
CQĐP Chính quyền địa phương
ĐBTN Đánh bắt tự nhiên
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KTTV Khí tượng thủy văn

NTTS Nuôi trồng thủy sản
PCLB Phòng chống lụt bão
PCLB-TKCN Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn
PTCĐ Phát triển cộng đồng
PTNT Phát triển nông thôn
RRTT Rủi ro thiên tai
SXNN Sản xuất nông nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Cơn bão được chụp từ vệ tinh (nguồn internet) 4
Hình 2.2: Trận lũ lụt ở Miền trung (Nguồn internet) 6
Hình 2.3: Cơ cấu lao động nước ta năm 2012 11
Hình 2.4: Thiệt hại diện tích lúa và hoa màu do thiên tai các năm gần đây 16
Hình 2.5: Thống kê thiệt hại kinh tế hàng năm do thiên tai ở nước ta 19
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thiên tai đang có xu hướng cực đoan hơn bởi tác động
của biến đổi khí hậu, các hoạt động tìm kiếm giải pháp, chính sách để nâng
cao khả năng chống chịu trên toàn thế giới với các rủi ro thiên tai được coi là
một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Với
khoảng 2,7 tỷ người - chiếm 40% dân số thế giới - đang sinh sống ở các vùng
ven biển trên thế giới, vùng ven biển được coi là một trong những khu vực
phát triển năng động nhất trên thế giới hiện nay và cũng là vùng chịu tác động
sâu sắc nhất bởi các rủi ro thiên tai gây ra.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do
sự biến đổi của khí hậu(Dasgupta và cộng sự, 2007), với khoảng 70% dân số
sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt. Sự gia tăng các

hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán sẽ xảy ra và có tác động nghiêm
trọng đến con người và nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của tổng cục
thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu từ 10 – 15 cơn bão,
lũ, lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới 50% diện tích đất đai và 70% dân số
của Việt Nam, gây thiệt hại tương đương khoảng 1.5% giá trị GDP. Trong
những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua
việc giảm thiểu rủi ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch
bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu. Các cam kết chính trị rất rõ
ràng và mạnh mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng
khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương.
Nghi Xuân - một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh đã và đang chịu ảnh
hưởng bởi những diễn biến tiêu cực của thời tiết. Đối với cộng đồng dân cư
xã Xuân Liên thuộc huyện Nghi Xuân nói riêng, có lợi thế là một xã ven biển
tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế
1
lớn bởi các rủi ro thiên tai, hằng năm thường xảy ra các cơn bão, lũ lụt lớn
nhỏ gây khó khăn rất nhiều cho các hoạt động hoạt động sản xuất nông
nghiệp-hoạt động kinh tế chính của cộng đồng nơi đây. Xuất phát từ vấn đề
thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của các
thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ven biển xã
Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của các thiên tai tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
của cộng đồng ven biển tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Xuân Liên, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Diễn biến thiên tai tại địa bàn xã Xuân Liên
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Liên

- Tác động của các thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã
Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Hoạt động ứng phó với thiên tai trong sản xuất nông nghiệp tại địa
phương xã Xuân Liên.
- Nguyên nhân làm gia tăng tính rủi ro thiên tai tại địa phương và đề
xuất giải pháp
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niêm chung
 Thiên tai (Disaster)
Thiên tai (Disaster) là hiện tượng thời tiết, khí hậu và tự nhiên bất
thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và
các hoạt động kinh tế - xã hội; bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa
lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do
mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nó ng, hạn hán, rét
hại,mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Luật
Phòng chống thiên tai, 2013).
 Rủi ro thiên tai (Disaster Risk)
Rủi ro thiên tai (RRTT) là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người,
tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng
trong một khoảng thời gian nhất định (Luật Phòng chống thiên tai, 2013).
 Cộng đồng
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người
sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh
học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào
đấy (theo Trung tâm nghiên cứu và tập huấn PCTĐ).
 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể được
nhận biết bằng các thay đổi giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên các đặc
tính của nó, và duy trì trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là

hàng thập kỷ hoặc dài hơn (UN IPCC, 2007).
3
2.2. Thiên tai và diễn biến của thiên tai tại khu vực ven biển ở Việt Nam
2.2.1. Các thiên tai chính ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa và là một khu vực ổ bão
lớn nhất của thế giới do đó hàng năm nước ta phải chịu tác động của nhiều
cơn bão lớn. Mặt khác do địa hình ¾ là đồi núi, độ dốc cao, đồng bằng thấp,
hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài nên các loại thiên tai
như lũ lụt, sạt lở đất, nhiễm mặn, ngập úng thường xuyên xảy ra ở nước ta.
 Áp thấp nhiệt đới và Bão
Là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có thể ảnh hưởng tới một vùng có
đường kính từ 200 – 500 km. Chúng thường gây ra hiện tượng gió lớn và mưa to.
Hình 2.1: Cơn bão được chụp từ vệ tinh (nguồn internet)
Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 cơn bão lớn
nhỏ khác nhau. Trong đó, nước ta chiu ảnh hưởng trực tiếp của 3,15 cơn bão và
2,93 cơn ATNĐ và ảnh hưởng gián tiếp của 0,83 cơn bão và 0,4 cơn ATNĐ.
4
Bảng 2.1: Quy luật diễn biến bão ở nước ta
Tháng xảy ra bão Vùng bị ảnh hưởng
5,6,7 Ven Bắc Bộ
8,9 Ven biển Trung Bộ
10,11,12 Nam Bộ
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Uơng)
Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 tới tháng 12 trên khu vực Biển
Đông, quy luật diễn biến bão như bảng 2.1. Tuy nhiên, những năm gần đây
quy luật đó đã trở nên bất thường, số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của
các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt, các cơn bão thường lệch
theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn. Các cơn bão và áp thấp
nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
 Lũ lụt:

Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt
quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối,
hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.
Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng
khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ. Thời gian một trận
lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Thời gian trận lũ trên các sông lớn
Loại lũ Thời gian diễn ra
Lũ quét 3-6 giờ
Lũ ở vùng núi 6-24 giờ
Lũ ở vùng đồng bắng 1-5 ngày
Lũ ở ĐB.SCL 1-2 tháng
(Nguồn: Trung tâm số liệu Khí tượng – Thủy văn Trung Ương)
Hàng năm có hơn một triệu người bị ảnh hưởng của lũ lụt ở Việt Nam.
Hầu hết 2.360 con sông ở Việt Nam đều ngắn và dốc dẫn, nên khi có mưa lớn
trên lưu vực sẽ gây ra lũ lớn trong thời gian ngắn. Một phần lớn các vùng trên
cả nước và đặc biệt là khu vực Tây nguyên và vùng ven biển miền Trung chịu
5
nặng nề do mưa lớn. Trong ba năm liên tiếp, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người.

Hình 2.2: Trận lũ lụt ở Miền trung (Nguồn internet)
 Rét đậm, rét hại:
Khi nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 13ºC thì được coi là rét hại.
Một điểm cần chú ý là khi nhiệt độ trung bình ngày dưới mức 15ºC và 13ºC
phải kèm theo các kiểu thời tiết như trời nhiều mây, đầy mây hoặc có mưa
nhỏ mới được coi là rét đậm, rét hại.
Rét đậm, rét hại thường hay xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta
vào các tháng chính đông (tháng XII năm trước và tháng I, tháng II năm sau).
Trong thời điểm rét đậm xuất hiện ở vùng trung du các tỉnh phía Bắc và Bắc

Trung Bộ thì ở miền núi phía bắc thường bị rét hại, thậm chí nhiệt độ có thể
xuống thấp hơn nhiều có thể gây ra tuyết, băng giá, sương muối và ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi.
6
 Hạn hán:
Là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng diễn ra trong một khoảng thời
gian dài, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm. Hạn hán có thể xảy
ngay cả khi không thiếu mưa.
Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây
nhận thấy một số đặc điểm đáng chú ý như sau: Có 60% thời kỳ hạn rơi vào
các vụ Đông Xuân, 12% số kỳ hạn rơi vào các vụ Hè Thu. Có một liên quan
cho thấy số năm bị hạn thường trùng với thời kỳ xuất hiện hiện tượng El nino
(1997-1998).
Bảng 2.3: Các nhóm khu vực về đặc trưng phổ biến hạn hán ở Việt Nam
Nhóm khu vực Khu vực Mùa khô hạn phổ biến
Bắc Bộ Tây Bắc XI-IV
Việt Bắc XI-III
Đồng bằng Bắc Bộ XI-III
Trung Bộ Bắc Trung Bộ IV-VIII
Nam Trung Bộ II-VIII
Tây Nguyên Tây Nguyên XI-IV
Nam Bộ Nam Bộ XII-IV
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung Uơng).
 Nước biển dâng:
Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu. Nước biển
dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn
cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, hơn 1 triệu km² lãnh hải,
trên 3.000 hòn đảo và nhiều vùng đất thấp ven biển. Nước biển dâng được
đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với vùng ven biển Việt Nam vì

nó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trên, cụ thể là làm tăng diện tích ngập
lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói mòn bờ biển và nhiễm mặn nguồn
nước, cũng như gây rủi ro lớn cho các công trình xây dựng ven biển như đê
7
biển, đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển
(Bộ Tài nguyên Môi trường , 2008) .
 Tình trạng xâm nhập mặn
Tình trạng xâm nhập mặn vốn là một hiện tượng phổ biến ở các vùng
đồng bằng thấp ven biển và thường gây mặn hóa các vùng đất canh tác và
mặn hóa nguồn nước. Sự gia tăng của mực nước biển được dự đoán sẽ làm
trầm trọng hơn tình trạng xâm nhập mặn ở vùng ven biển. Các khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng ngập mặn ở Việt Nam là vùng đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh những ảnh hưởng đến đất
đai, nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm giảm địa bàn sinh sống của một số
loài thủy sản nước ngọt, vừa làm giảm đáng kể nguồn nước sinh hoạt của cư
dân cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng.
2.2.2. Diễn biến thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong
những quốc gia trên thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng của các kiểu thời tiết
khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới
và áp thấp nhiệt đới. Ngoài việc hứng chịu những tác động bất thường của
thời tiết, Việt Nam còn phải gánh chịu những mối nguy hại kéo dài khác như
hạn hán, xâm nhập mặn vào cửa sông gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông
nghiệp và thủy sản. Theo những ước tính gần đây, tổng thiệt hại do thiên tai,
đặc biệt là bão, lụt, lở đất chiếm khoảng 1% GDP của Việt Nam (MONRE,
DFID và UNDP, 2010).
Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước
đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh
Vệt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Các nghiên cứu gần
đây đều cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng được cảm nhận

một cách rõ rệt ở Việt Nam. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết sẽ trở
nên nóng hơn, hạn hán khắc nghiệt hơn, mưa rét kéo dài hơn, lượng mưa ít đi
8
nhưng cường độ mưa lớn và bất thường hơn, và bão xảy ra nhiều hơn. Đối với
vùng ven biển Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy
ra là: hạn hán, bão, gió lốc, lũ quét và mưa lớn. Ví dụ, vùng ven biển thường
phải gánh chịu các cơn bão nhiệt đới xuất phát từ biển Đông với mức trung
bình khoảng 7 cơn bão/năm (ISPONRE, 2009). Vùng ven biển miền Trung
thường là khu vực chịu những ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng thời tiết cực
đoan ở Việt Nam như thời tiết khô và nắng kéo dài (từ tháng 3 đến tháng 8,
trong đó nhiệt độ có thể lên đến 41ºC); hạn hán nghiêm trọng; bão diễn ra
sớm hơn và thường xuyên hơn; rét đậm rét hại kéo dài; lũ quét và mưa lớn
thường xuyên gây lụt lội. Sự gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, cả về
tần suất và cường độ do biến đổi khí hậu, là mối đe dọa thường xuyên, trước
mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng ở Việt
Nam, trong đó vùng ven biển là khu vực bị tổn thương nhiều nhất.
Trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt
Nam đã tăng khoảng 2-3ºC. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn
so với nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn so
với khu vực phía Nam. Mực nước biển tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng
khoảng 3 mm/năm; tức đã dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua. Bên
cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng mưa tính trung bình trên
cả nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm mặc dù lượng mưa có xu
hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu phía Bắc. Các
hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất
hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét
đậm, rét hại có xu hướng kéo dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Có thể thấy rằng, các thiên tai ở Việt Nam hiện nay đang trở nên khốc
liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho sự phát triển kinh tế -
xã hội hoặc xóa đi những thành quả phát triển trong nhiều năm. Những khu

vực được dự đoán chịu tác động lớn nhất của rủi ro thiên tai ở Việt Nam là
9
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
2.3. Tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực ven biển
2.3.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Phải khẳng định nông nghiệp là một lợi thế to lớn của Việt Nam, với
trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng
lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể
phát triển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với
diện tích mặt nước lớn khác có thể phát triển thuỷ sản. Lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên và con người tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với
nhiều nước trên thế giới.
Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những
vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Từ một nước
thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của
nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba
trên thế giới (sau Ấn Độ và Thái Lan) năm 2013. GDP trong lĩnh vực nông
nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày
càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm.
10
Hình 2.3: Cơ cấu lao động nước ta năm 2012
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam, 2012)
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình
phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Theo ước
tính tổng cục thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014
đạt tới 830 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 30 lần (Tổng cục thống kê, 2014). Bên
cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng giải quyết được số lượng lớn lao động trong
nước chiếm gần 48% lao động cả nước được thể hiện qua hình 2.3. Nhờ có

những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng
vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân
trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa
những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua.
2.3.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của cộng
đồng ven biển Việt Nam
2.3.2.1. Đánh bắt (khai thác) thủy sản
Đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống từ lâu đời, tạo ra nguồn lợi thực
phẩm thủy sản cao cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn
11
việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự
hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các vùng biển, ven biển. Vì vậy, từ
năm 1993 đến nay ngành đánh bắt thuỷ sản biển, ven biển được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn trong hệ thống ngành nông nghiệp, trong đó nghề đánh bắt
thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Ước sản lượng khai thác thủy
sản biển năm 2014 đạt 2.712 nghìn tấn. Theo báo cáo của 3 tỉnh ven biển
chuyên đánh bắt cá ngừ, sản lượng khai thác cá ngừ mắt to vây vàng tại Bình
Định ước đạt 9.419 tấn, Phú Yên đạt cá ngừ đại dương khoảng 4030 tấn,
Khánh Hòa ước đạt 5.164 tấn (Tổng cục thống kê, 2014).
Tuy nhiên, sau vài thập kỷ tăng cường đánh bắt khai thác, nguồn lợi
thủy sản biến đã giảm sút đáng kế về mật độ, chủng loài và kích thước đặc
biệt ở các vùng biển ven bờ, nơi tập trung trên 80% số phương tiện đánh bắt
đã tạo ra 70- 80% sản lượng đánh bắt của cả nước. Ba ngư trường quan trọng
nhất là Hải Phòng-Quảng Ninh; Ninh Thuận-Bình Thuận và Cà Mau-Kiên
Giang, tập trung khoảng trên 50% số phương tiện đánh bắt hàng năm. Sự thay
đổi trên là nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng khai thác của nhiều nhóm
nghề (khai thác cá nối nhỏ ven bờ, cá đáy, câu cá rạn ), đồng thời tăng thời
gian khai thác, chi phí và giá thành đánh bắt.
2.3.2.2. Nuôi trồng thủy sản

Bên cạnh đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển có
rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông
thôn và thủy sản năm 2011 của tổng cục thống kê, trên phạm vi cả nước, diện
tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng trên 400.000 ha ở các
vịnh và đầm phá. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã phát triển khá nhanh ở các
tỉnh ven biển. Thí dụ: trong giai đoạn 2001-2005, tổng số lồng bè NTTS ven
biển đã tăng hơn 1,6 lần, từ 23.989 lên 38.965 lồng. Trong đó, số lồng nuôi
tôm hùm là 30.115, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng thủy sản nuôi bằng lồng
bè nước mặn đã tăng từ 2.635 tấn năm 2001 lên hơn 10.000 tấn vào năm
12
2005. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng ven biển có chất lượng và giá trị cao,
được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, so với nghề nuôi trồng thủy sản nói
chung thì NTTS biển còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,9% sản lượng NTTS cả
nước hàng năm (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005).
2.3.2.3. Chế biến thủy sản ven biển
Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình lớn tạo
bước ngoặt cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Đến nay, cả nước đã có tổng
số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến thủy sản trong đó, 248 cơ sở -
doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị
trường khó tính nhất thế giới; trên 300 cơ sở - doanh nghiệp được Hàn Quốc
công nhận tiêu chuẩn chất lượng Hiện nay, hàng thủy sản chế biến Việt
Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thố trên thế giới, có chỗ đúng
vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim
ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên
thế giới. Năm 2007, sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt 4,15 triệu tấn, giá
trị xuất khấu đạt 3,75 tỉ USD (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
2007).
2.3.2.4. Làm muối
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn

chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời
tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển. Theo thống kê của Tổng cục
thống kê năm 2014, cả nước có 20 tỉnh, thành ven biển phát triển hoạt động
sản xuất muối biển với tổng diện tích hơn 14.814ha và sản lượng muối ước
đạt 1,2 triệu tấn muối/năm, tạo việc làm cho hơn 90 nghìn lao động.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ
phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong ngành muối và tích cực
13
nghiên cứu xây dựng chính sách ngành muối để đảm bảo tái sản xuất, thu
nhập đủ sổng cho diêm dân.
2.3.2.5. Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp thuần
ven biển cho đến nay hầu như chưa có định hướng riêng, đặc thù về hướng
phát triển nông nghiệp cho những vùng này.
Những năm đổi mới vừa qua, các tỉnh ven biển phía Bắc và duyên hải
Bắc và Nam Trung Bộ, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ
nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là chuyển sang nuôi tôm, cá và
một số loài thủy sản nước lợ. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi này còn mang
nặng tính tự phát, thiếu sự tác động của Nhà nước, Chính quyền địa phương.
Vì vậy, chỉ những hộ có vốn, có đầu óc kinh doanh mới thực hiện được việc
chuyển đối từ nông nghiệp thuần sang thủy sản. Những hộ nghèo, không có
vốn, thiếu trí thức thì đành chịu cảnh gian nan với sản xuất truyền thống. Nhà
nước cần có chiến lược giúp nông dân các hộ này chuyển sản xuất nông
nghiệp truyền thống của họ sang các lĩnh vực ngành nghề khác có hiệu quả
hơn và phù hợp với lợi thế, tiềm năng kinh tế của vùng ven biển.
2.3.2.6. Phát triển lâm nghiệp (rừng ngập mặn)
Theo đánh giá của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (UNCR) về
Rừng ngập mặn ở Việt Nam như sau: là hệ thống sinh thái có giá trị bảo vệ
môi trường cao, ngăn ngừa thiên tai và tạo sự bền vững trong phát triển kinh
tế xã hội. Những khu rừng ngập mặn dọc vùng ven biển Việt Nam làm giảm

thiểu tác động tiêu cực của lũ lụt và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
đồng thời làm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã được các
chuyên gia thay đối khí hậu dự báo là vô cùng khắc nghiệt ở Việt Nam. Tuy
nhiên những năm gần đây, rừng ngập mặn Việt Nam hiện tại đang bị suy
thoái nghiêm trọng do sự phát triển kinh tế không tôn trọng quy luật phát triển
của tự nhiên, do đó đặt ra nhu cầu cấp bách cho việc phục hồi rừng ngập mặn,
14

×