Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà (leucinodes orbonalis guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà pháo tại hà nội năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ THANH HÀ




DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA
SÂU ĐỤC QUẢ CÀ (Leucinodes orbonalis Guenée) VÀ BIỆN
PHÁP HÓA HỌC PHÒNG CHỐNG TRÊN CÂY CÀ PHÁO
TẠI HÀ NỘI NĂM 2013 - 2014



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THANH HÀ



DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA
SÂU ĐỤC QUẢ CÀ (Leucinodes orbonalis Guenée) VÀ BIỆN
PHÁP HÓA HỌC PHÒNG CHỐNG TRÊN CÂY CÀ PHÁO
TẠI HÀ NỘI NĂM 2013 - 2014



CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng công trình này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử dụng
cho một báo cáo luận văn nào và chưa được sử dụng bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thanh Hà




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh -
Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thanh Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục chữ viết tắt viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
2.1.1 Tình hình sản xuất cà pháo Solanum macrocarpon L. trên thế giới 3
2.1.2 Thành phần sâu, nhện hại cà pháo 4

2.1.3 Phân bố, ký chủ và tác hại của sâu đục quả cà L. orbonalis 6
2.1.4 Đặc điểm hình thái sâu đục quả cà L. orbonalis 7
2.1.5 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu đục quả cà L. orbonalis 8
2.1.6. Biện pháp phòng trừ sâu đục quả L. orbonalis 10
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15
2.2.1 Tình hình sản xuất cà pháo tại Việt Nam 15
2.2.2 Tình hình sâu hại cà và biện pháp phòng trừ 16
PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 18
3.1.2 Thời gian nghiên cứu 18
3.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1 Phương pháp điều tra chủng loại thuốc BVTV sử dụng trên cà pháo tại
Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm
2013- 2014 18
3.3.2 Phương pháp điều tra thành phần sâu, nhện hại trên cây cà pháo tại
Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm
2013 - 2014 19
3.3.3 Phương pháp điều tra diễn biến tỷ lệ quả bị hại do sâu đục quả cà
L. orbonalis tại Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ
xuân hè năm 2013 - 2014 19
3.3.4 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis
theo mật độ trồng và phương pháp sử dụng phân bón khác nhau trên
cây cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ vụ xuân hè năm 2014 20

3.3.5 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài sâu đục quả cà
L. orbonalis 21
3.3.6. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu đục quả cà
L. orbonalis 22
3.3.7. Khảo sát hiệu lực thuốc BVTV trừ sâu đục quả cà pháo trong phòng thí
nghiệm 23
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 24
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Tình hình sản xuất cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia
Lâm, Hà Nội vụ xuân hè 2014 25
4.2 Thành phần sâu, nhện hại cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn
Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2013 - 2014 27
4.3 Điều tra diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh
Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2013 - 2014 28
4.3.1 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ năm 2013 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3.2 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm năm 2013 31
4.3.3 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ vụ xuân - hè năm 2014 33
4.3.4 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm vụ xuân - hè năm 2014 35
4.3.5 Diễn biến mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis trên các mật độ trồng và
chế độ sử dụng phân bón trên cây cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ vụ
xuân hè năm 2014 36
4.4 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục quả cà L. orbonalis 37
4.4.1 Đặc điểm hình thái sâu đục quả cà L. orbonalis 37

4.4.2 Tập tính hoạt động 40
4.4.3 Thời gian các pha, vòng đời của sâu đục quả cà L. orbonalis 41
4.4.4 Sức đẻ của sâu đục quả cà L. orbonalis 42
4.5 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu đục quả
cà L. orbonalis 44
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 46
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích và sản lượng cà pháo trên thế giới từ năm 2007 - 2012 3
4.1 Các loại thuốc BVTV nông dân thường sử dụng trên cà pháo tại Thanh
Đa, Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân hè năm 2013 -
2014 26
4.2 Thành phần sâu, nhện hại cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ và Văn
Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2013 - 2014 27
4.3 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ năm 2013 29
4.4 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm năm 2013 31
4.5 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ 2014 34

4.6 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm 2014 35
4.7 Diễn biến mật độ sâu đục quả cà L. orbonalis trên các mật độ trồng và
chế độ sử dụng phân bón trên cây cà pháo tại Thanh Đa, Phúc Thọ vụ
xuân hè năm 2014 37
4.8 Kích thước các pha phát dục của sâu đục quả cà L. orbonalis 40
4.9 Thời gian phát dục các pha, vòng đời của sâu đục quả cà L. orbonalis 41
4.10 Sức đẻ của sâu đục quả cà L. orbonalis 42
4.11 Nhịp điệu đẻ trứng của sâu đục quả cà L. orbonalis 43
4.12 Hiệu lực thuốc BVTV phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis bằng
phương pháp nhúng quả 45
4.13 Hiệu lực thuốc BVTV phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Rầy xanh Empoasca biguttula Shiraki trên lá cà pháo 28
4.2 Bọ xít 2 vai gồ Megymenum brevicornis Fabr. trên lá cà pháo 28
4.3 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ năm 2013 30
4.4 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm năm 2013 32
4.5 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ và Văn Đức, Gia Lâm năm 2013 33
4.6 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Thanh Đa,
Phúc Thọ 2014 34

4.7 Diễn biến tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà L. orbonalis hại tại Văn Đức, Gia
Lâm 2014 36
4.8 Trứng sâu đục quả cà L. orbonalis 38
4.9 Sâu non sâu đục quả cà L. orbonalis 38
4.10 Nhộng sâu đục quả cà L. orbonalis 39
4.11 Trưởng thành sâu đục quả cà L. orbonalis 39
4.12 Nhịp điệu đẻ trứng của sâu đục quả cà L. orbonalis 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HLPH: Hiệu lực phòng trừ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
Leucinodes orbonalis Guenée: L. orbonalis


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây cà (Solanum spp.) thuộc họ cà (Solanaceae) là món ăn dân dã lâu đời của
người Việt Nam nên đã trở nên thân thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hoá người
Việt. Cà có nhiều loại: cà pháo, cà bát, cà tím quả tròn, cà tím quả dài …. Cà pháo
quả nhỏ màu trắng (hoặc xanh) thường dùng để muối, để nén hoặc ăn xổi. Cà bát
cũng có màu trắng hoặc màu xanh, nhưng quả to dùng để xào nấu hoặc muối nén. Cà

tím quả to tròn hoặc dài cũng dùng để xào nấu. Bà con nông dân ta thường hay dùng
nhất là cà pháo (Phạm Minh Giang, 2004).
Cà pháo là cây dễ trồng và được trồng khắp nơi ở nước ta. Cà pháo là một
loại rau ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, chất xơ, canxi,
vitamin và các chất khoáng khác. Ngoài công dụng là thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng
nó còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời với công dụng mát gan, nhuận tràng, kích
thích sự bài tiết mật, điều hoà tiêu hoá.
Ở nước ta, cây cà pháo gắn bó với nhân dân rất lâu đời, không chỉ bởi Việt
Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông mà bởi cà pháo là loại
cây dễ trồng, cho thu hoạch quả trong thời gian dài mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu trước kia, cà trồng chỉ để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp của nhân dân ta
thì ngày nay nó đã trở thành một cây hàng hoá đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho
nhiều vùng trồng rau như: Lâm Đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.
Trồng cà vốn đầu tư ít (khoảng 300.000 đồng/sào Bắc Bộ), thu lãi cao hơn
nhiều so với trồng lúa và một số cây màu khác, sản phẩm làm ra đến đâu, được
thương lái mua hết đến đó với giá ổn định nên trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện
tích cây cà nói chung và cà pháo nói riêng tại Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác ở đồng
bằng sông Hồng được mở rộng hơn rất nhiều hơn
Cùng với những tiến bộ về giống, kỹ thuật trồng, là sự phát triển của dịch hại.
Để đảm bảo năng suất, nông dân thường sử dụng biện pháp hoá học trong phòng trừ
dịch hại vì hiệu quả nhanh, đơn giản, dễ thực hiện… Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật phòng chống sâu, bệnh đã làm ô nhiễm môi trường, dư lượng thuốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

bảo vệ thực vật tồn đọng trong nông sản quá mức làm giảm chất lượng hàng hoá và
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người đặc biệt là khi dùng cà muối xổi - một
món ăn rất được ưa thích của người dân. Do đó, vấn đề sản xuất cà an toàn là yêu
cầu cấp thiết của xã hội.
Để góp phần chủ động phòng chống sâu hại cà chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Diễn biến mật độ và đặc điểm sinh vật học của sâu đục quả cà
(Leucinodes orbonalis Guenée) và biện pháp hóa học phòng chống trên cây cà
pháo tại Hà Nội năm 2013 - 2014”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thành phần sâu, nhện hại cà pháo; đi sâu nghiên cứu đặc
điểm sinh vật học sâu đục quả cà L. orbonalis và thử nghiệm một số biện pháp hóa
học phòng chống.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
Xác định thành phần sâu, nhện hại quả cà pháo tại Hà Nội năm 2013 - 2014.
Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ quả bị sâu đục quả cà pháo hại trên các
giống, thời vụ… tại Hà Nội năm 2013 - 2014.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của loài sâu đục quả cà L.
orbonalis.
Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis của một số thuốc
BVTV trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất cà pháo Solanum macrocarpon L. trên thế giới
Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon L., tên tiếng Anh là
Gboma Eggplant, thuộc Bộ Solanales, chi Solanum. Chi Solanum gồm trên 1000
loài phân bố trên thế giới trong có khoảng 100 loài được phân bố ở Châu Phi.Trên
thế giới, cà pháo được trồng khá phổ biến ở châu Phi, Đông Nam Á, Đông Á. Ngoài
ra nó còn được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Grubben, 2004).
Cà pháo được thu hoạch quả dùng để làm thực phẩm. Mỗi nước có những
cách chế biến khác nhau cho phù hợp với khẩu vị và thói quen sinh hoạt. Quả vừa tới

được chế biến dưới dạng nấu như món cà ri hay một số món ăn khác. Ở phương tây
người ta cũng đã nghiên cứu và phát hiện được ở cà còn chứa chất nightshade soda
có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa. Ở
Nhật Bản, các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong thành phần của cà có chứa
nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày (Hồ Đình
Hải, 2006).
Cà pháo là một loại rau tương đối phổ biến đối với nhiều nước. Nhiều nước
coi cà pháo là sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp. Tính từ năm 2007 đến 2012,
diện tích cũng như sản lượng cà pháo trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng,
cùng với đó là sản lượng cũng như năng suất của cà pháo tăng dần theo từng năm.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng cà pháo trên thế giới từ năm 2007 - 2012
Năm Diện tích (ha) Tổng sản lượng (tấn)
2007 1.659.067 37.620.116
2008 1.605.557 39.808.557
2009 1.685.588 43.166.252
2010 1.721.627 44.278.381
2011 1.820.994 46.837.769
2012 1.853.023 48.424.295
(FAO, 2014)
Cũng theo đó, trong vụ năm 2012 - 2013, Trung Quốc là nước có sản lượng
cà pháo lớn nhất thế giới đạt 28,8 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ với 12,2 triệu tấn và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Iran là 1,3 triệu tấn tuy nhiên năng suất trồng cà pháo cao nhất lại thuộc về các nước
Châu Âu. Năng suất trồng cà pháo cao nhất là của Hà Lan đạt khoảng 445
tấn/ha/năm, tiếp theo là Bỉ khoảng 300 tấn/ha/năm, Áo khoảng 70 tấn/ha/năm, Tây
Ban Nha 68,5 tấn/ha/năm (FAO, 2014).
2.1.2. Thành phần sâu, nhện hại cà pháo
Cũng như các loại cây trồng khác, do đặc thù vừa chăm sóc vừa thu hoạch

nên cà pháo thường xuyên đối mặt với nhiều loại dịch hại khác nhau
Cà pháo bị gây chính hại bởi một số loài sâu nhện hại như: bọ phấn (Bemisia
tabaci), nhện đỏ (Tetranychus curcurbitae), sâu đục quả cà L. orbonalis và một số
bệnh ở trên lá, bệnh trong đất như héo xanh vi khuẩn, bệnh vàng lá. Ở một số vùng
của Guijarat, dịch hại nghiêm trọng nhất của cà chính là sâu đục chồi, quả do L.
orbonalis gây ra, đây là một loài sâu thuộc bộ cánh vảy mà sâu non của chúng được
bảo vệ rất tốt khỏi tác động của thuốc trừ sâu và kẻ thù tự nhiên khi chúng đã chui
vào trong quả (SUSVEG Centrer, 2006).
Người nông dân phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc trừ sâu để ngăn chặn sâu
đục quả nhưng khi tiến hành thăm dò ý kiến của nhân dân ở Bắc Ấn Độ và
Băngladesh người ta cho biết thậm chí sử dụng thuốc hàng ngày cũng không đem lại
hiệu quả phòng trừ cao. Thực tế, nông dân ở một số vùng của Băngladesh đã sử
dụng tới 180 lần phun thuốc trừ sâu/năm tốn khoảng 1200$/ha/năm chiếm tới 40 -
50% tổng chi phí sản xuất cây cà pháo trong năm 2003. Vì lý do này nhiều dự án đã
tập trung nghiên cứu về loài sâu hại chính này (SUSVEG Centrer, 2006).
Thành phần sâu bệnh hại cây cà pháo rất đa dạng. Theo Grubben (2004),
thành phần sâu hại trên cây cà pháo gồm có: rầy Empoasca flavescens, bọ cánh
cứng Epilachna hirta, Epitrix cucumeris, Epitrix parul, Heliothis armigera , sâu đục
quả L. orbonalis, tuyến trùng Meloidogyne, sâu xám Psylliodes balyi sâu xanh
Psylliodes splendida, Jacobiasca lybica, Spodoptera littoralis, Prodenia litura, và
nhện đỏ Tetranychus urticae. Trong đó các dịch hại quan trọng thường gây thiệt hại
đáng kể là rầy, nhện đỏ và sâu đục quả. Lá cà thường có biểu hiện lốm đốm và
giống như biểu hiện của virus hại, đó là do nhện nhỏ hại (Polyphagotersonemus
latus) và khi thấy triệu chứng này xuất hiện thì nhện nhỏ đã di trú đến các lá non.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Tác giả cũng nhận thấy mức độ gây hại của sâu đục quả cà L. orbonalis trên cây cà
tím là cao hơn trên cây cà pháo. Một số giống cà pháo đang được trồng có khả năng
chống lại các loài sâu hại như: sâu đục quả cà L. orbonalis, bọ phấn Trialeurodes

vaporariorum, rầy hại lá Amrasca biguttula, nhện đỏ son Tetranychus urticae do quả
có đài bao ngoài và chứa hàm lượng phenolic cao.
Bruce L. Parker (1995), cho biết ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
thuộc châu Á thì trên cây cà bị các loại sâu hại: Sâu đục quả và ngọn cà L. orbonalis,
ta có thể dễ dàng nhìn thấy chồi non bị héo, có thể quan sát thấy lỗ thủng nhỏ màu
sẫm được bao quanh bởi vùng màu nâu trên bề mặt quả và cuống quả. Phía trong quả
rỗng và đầy phân sâu, quả không có giá trị thương phẩm.
Grubben (2004) đã mô tả khá chi tiết các loài dịch hại quan trọng trên cây cà
pháo như: bọ rùa 28 chấm, bọ trĩ, rầy hại lá, sâu cuốn lá cà và sâu đục quả cà.
Hầu hết bọ rùa là loài côn trùng có ích, chúng là thiên địch của rất nhiều loài
dịch hại như: rệp, bọ trĩ, bọ phấn… tuy nhiên bọ rùa 28 chấm ăn lá Epilachna
vigintioctopunctatta F. và bọ rùa 12 chấm ăn lá Epilachna duodecastigma Mulsant là
loại dịch hại trên cây cà pháo. Lá có thể bị chúng ăn trơ trụi chỉ còn lại gân chính và
những vệt nhỏ bị hại hay có thể phát hiện những lỗ gặm nông trên bề mặt quả. Khi bị
động bọ rùa thường lẩn xuống đất hoặc bay đi. Sâu non thường ít di chuyển. Do bọ
rùa có màu vàng nên rất dễ phát hiện. Kích thước của hai loài dịch hại này rất khác
nhau. Trứng màu vàng và thường được đẻ ở mặt dưới lá và xếp sít nhau. Có thể phát
hiện sâu trên lá cà ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
Bọ trĩ Thrips palmi Karny gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây cà
pháo. Chúng gây tổn thương rõ nhất ở mặt dưới lá của những lá tầng dưới, vùng bị
hại ngả màu nâu và khô. Trường hợp bị hại nặng cả lá bị khô. Thiệt hại tương tự có
thể quan sát được ở dọc gân giữa ở mặt trên lá. Lật ngược lá và quan sát ở những
vùng không bị hại bao quanh những vùng màu nâu hoặc có mô lá bị hại. Nếu quan
sát kĩ có thể nhận thấy những con bọ trĩ rất nhỏ đang chuyển động.
Một loài dịch hại cũng thường xuyên xuất hiện gây hại trên cây cà pháo là rầy
hại lá Amrasca biguttula (Ishida), Amrasca devastans (Distant), Hishimonus phiatis
(Distant). Lá bị hại quăn ngược dọc theo mép lá. Vùng mép ngoài của lá chuyển màu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


vàng hoặc cháy. Lá rất nhỏ và có các vết khảm vàng, khả năng đậu quả thấp. Có thể
dễ dàng phát hiện thấy rầy trưởng thành và rầy non ở mặt dưới lá. Rầy sinh sản
nhiều lứa trong năm trong điều kiện khí hậu ấm áp. Cây bị hại nặng làm giảm năng
suất quả và tổn thất hoàn toàn. Một số loài còn truyền virus gây bệnh hoa lá.
Sâu cuốn lá cà Eublemma olivacea Walker hại lá non, sâu cuốn theo chiều
dọc, lá bị cuốn chuyển màu nâu và cuối cùng bị khô. Nếu bị hại nặngs cả phần cây
chuyển màu nâu và rụng lá. Con cái đẻ trứng thành ổ trên lá non. Mỗi ổ có 8 - 22
trứng. Sâu gây hại khoảng 4 tuần rồi hóa nhộng bên trong lá bị cuốn. Ở điều kiện khí
hậu thuận lợi có thể có 3 - 4 lứa sâu một năm.
Trong các loài sâu thì sâu đục quả và ngọn L. orbonalis là loài sâu chính và
quan trọng trên các vùng trồng cà ở Nam Á và được một số nước nghiên cứu như Ấn
Độ, Băngladesh, Trung Quốc, Nhật Bản …
2.1.3. Phân bố, ký chủ và tác hại của sâu đục quả cà L. orbonalis
Sâu đục quả cà L. orbonalis được mô tả bởi Guené vào năm 1854, đây là loài
sâu hại điển hình của chi Leucinodes. Vị trí phân loại của sâu đục quả cà L.
orbonalis:
Bộ: Lepidoptera
Họ: Crambidae
Chi: Leucinodes
Loài: Leucinodes orbonalis Guené
Theo tổ chức bảo vệ cây trồng Địa Trung Hải và châu Âu EPPO (2008) và
Korycinska. A and Canon. R (2010), sâu đục quả cà L. orbonalis được tìm thấy lần
đầu ở phía Nam Sahara ở châu Phi. Sau đó nó đã được ghi nhận ở các nước châu Á
gồm: Bangladesh, Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Saudi Arabia,
Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Châu Phi gồm các nước:
Burundi, Cameroon, Congo, Ethiopia, Ghana, Kenya, Lesotho, Malawi,
Mozambique Nigeria, Rwanda, Sao Tome và Sierra Leone, Somalia, Nam Phi,
Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe. Hiện nay, sâu đục quả cà chưa thấy xuất
hiện ở châu Âu, châu Đại Dương, Bắc và Nam Mỹ. Tuy nhiên, L. orbonalis là một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

trong số những loài có quan hệ gần gũi và gần như giống với loài Neoleucinodes
elegantisis, một số loài sâu hại cà ở Nam và Bắc Mỹ.
Sâu đục quả cà L. orbonalis phá hại trên cà pháo và các cây khác thuộc họ cà
như: Khoai tây Solanum tuberosum, Solanum torvum và cây lu lu đực Solanum
nigrum, xuất hiện ít trên Solanum gilo, Solanum aculeatissimum, cà chua
Lycopersicon esculentum. Một số cây kí chủ khác không phải là thức ăn yêu thích
của loài sâu này có thể kể như ớt ngọt Capsicum anuum, Punica granatum và bầu
(Van der Gaag. D. J and Stigter. H, 2005).
Sâu đục quả đã gây ra các tác hại kinh tế nghiêm trọng cho người nông dân.
Khi sâu non đục vào ngọn gây ra héo ngọn làm cây bị suy yếu và năng suất giảm.
Khi chúng đục vào quả, chúng sẽ ăn phần thịt quả làm rỗng quả ở bên trong làm mất
giá trị thương phẩm của quả. Mặt khác đây cũng là điều kiện để cho nấm bệnh tấn
công quả, làm thối quả, tại châu Á tỉ lệ quả bị phá hại bởi sâu đục quả cà L.
orbonalis là khoảng 65% (EPPO, 2008).
Sâu đục quả cà L. orbonalis là một trong những dịch hại quan trọng trên cây
cà pháo (Latif MA et al., 2010), diện tích cà pháo bị sâu đục quả cà L. orbonalis gây
hại không ngừng ra tăng trong những năm gần đây (Dutta et al., 2011) và mức độ
gây hại đặc biệt nghiêm trọng tại Châu Á (Thapa, 2010). Sâu đục quả cà L. orbonalis
có thể làm giảm 90% năng suất (Baral et al., 2006) và 80% hàm lượng Vitamin C
(Sharma, 2002). Sâu đục quả cà L. orbonalis đã khiến nhiều nông dân trên thế giới
phải bỏ ruộng hoặc chuyển đổi cây trồng khác (Gapud and Canapi, 1994).
2.1.4 Đặc điểm hình thái sâu đục quả cà L. orbonalis
Sâu đục quả cà L.orbonalis là loài biến thái hoàn toàn, gồm có 4 pha phát dục
là: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành (Onekutu et al., 2013). Tác giả mô tả đặc
điểm hình thái các pha phát dục của sâu đục quả cà L.orbonalis như sau:
Trưởng thành cái sâu đục quả cà L.orbonalis đẻ trứng đơn lẻ hoặc theo cụm
từ 2 đến 5 trứng ở mặt dưới của lá, hoa, nụ hoa. Mỗi trưởng thành cái đẻ khoảng 72 -

207 trứng màu trắng kem. Trứng có hình bầu dục, dài khoảng 0,94 mm, rộng khoảng
0,5 mm Trứng sau đó chuyển dần sang màu đỏ. Thời gian phát dục khoảng 4 - 7
ngày, trung bình là 5,9 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Sâu non sâu đục quả cà L. orbonalis thường có 5 tuổi, tuy nhiên ở một vài địa
phương sâu có 6 tuổi. Sâu non tuổi 1 có màu trắng kem sau chuyển dần sang màu
hồng ở tuổi 5. Sâu non sâu đục quả cà L. orbonalis có chấm nhỏ màu nâu hoặc đen ở
trên đầu. Kích thước của sâu tuổi 5 khoảng 18,44 × 2,15 mm.
Sâu đục quả cà L. orbonalis hóa nhộng trên mặt đất, một số trường hợp hóa
nhộng dưới mặt đất. Sâu non tuổi 5 nhả tơ tạo thành kén và hóa nhộng bên trong.
Nhộng có màu nâu tối, chiều dài nhộng khoảng 13,9 mm, rộng khoảng 5,48 mm.
Trưởng thành của sâu đục quả cà L. orbonalis có sải cánh khoảng 18 - 24
mm. Trên cánh có những đốm lớn màu nâu nằm rải rác, mép cành có những đốm
nhỏ màu đen. Trưởng thành đực thường nhỏ hơn trưởng thành cái, đốt bụng cuối của
trưởng thành đực thon trong khi của trưởng thành cái tròn. Trưởng thanh đực có
chiều dài trung bình 13,26 mm, sải cánh 21,59 mm trong khi của trưởng thành cái
lần lượt là: 14,17 mm và 24,33 mm.
2.1.5 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu đục quả cà L. orbonalis
Theo Prabhat Kumar and Johnsen (2000), đã phát hiện ra thấy trưởng thành
đực và trưởng thành cái hoạt động mạnh nhất từ lúc 2 - 6 giờ sáng. Hoạt động kiếm
ăn, giao phối và đẻ trứng hầu như chỉ diễn ra trong khoảng 16 phút. Trứng đẻ vào
khoảng đầu giờ sáng, đơn lẻ hoặc theo lô trên bề mặt bụng lá. Con trưởng thành
thường mất khoảng 60 phút để tìm kiếm vị trí đẻ trứng thích hợp nhất. Sâu non có 6
tuổi. Điều kiện khí hậu rất quan trọng trong vòng đời của sâu. Khi nhiệt độ tăng và
giảm độ ẩm, khả năng sinh sản tăng lên và thời gian của chu kỳ sống giảm. Giai
đoạn sâu non là dài nhất, tiếp theo là giai đoạn nhộng và trứng. Vòng đời của sâu đục
quả cà L. orbonalis là 27,07 ± 0,75 ngày
Theo Baang and Corey (1991) ở Philippines sâu non sâu đục quả cà L.

orbonalis có 8 tuổi. Trứng, giai đoạn sâu non và nhộng là 6, 15 và 11, 5 ngày; thời
gian sống của trưởng thành đực và trưởng thành cái là 4 và 7,5 ngày.
Mehto et al. (1983) nghiên cứu vòng đời của sâu đục quả cà L. orbonalis tại Ấn
Độ: giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng và nhộng là 5; 4; 17,5 và 9,8 ngày; vòng đời
của trưởng thành đực và trưởng thành cái là 1,5 - 2,4 và 2,0 - 3,9 ngày. Sức đẻ của
trưởng thành cái từ 84,5 trứng trong tháng Giêng đến 253,5 trứng trong tháng Năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Sâu đục quả cà L. orbonalis được phát hiện và mô tả lần đầu ở Trung Quốc
bởi Ying vào năm 1993 (Ying, 1993), ở Philippines năm 1991 (Baang and Corey) và
năm 1983 ở Ấn Độ (Mehto et al.). Theo các tác giả tại Trung Quốc con cái sâu đục
quả cà L. orbonalis đẻ trung bình 200 trứng, còn ở Philippines sâu đục quả cà L.
orbonalis đẻ khoảng 121. Trứng được đẻ vào ban đêm và ở mặt dưới của lá non.
Sandanayake (1992) nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu đục quả cà L.
orbonalis trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 29 ± 2°C và độ ẩm 69 ± 5%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sâu đục quả cà L. orbonalis có 5 tuổi với thời gian phát
dục của từng tuổi là 3,5; 1,6; 1,8; 3,2 và 2,0 ngày. Tác giả cũng nghiên cứu các xác
định tuổi của sâu non bằng phương pháp đo chu vi đầu và sự phân bố của sâu non
trên cây cà pháo. Theo đó, ngoài việc sống trong quả cà pháo, sâu non tuổi 1, 2 còn
đục vào hoa và nụ hoa, sâu non tuổi 3, 4 đục vào chồi và quả, sâu non tuổi 5 chỉ tồn
tại trong quả. Sâu đục quả cà L. orbonalis hóa nhộng trong đất ở độ sâu 1 - 3cm gần
phần gốc của cây cà pháo.
Theo Ghosh. S. Kr and Senapati. S.K (2009) thì sự phát sinh, phát triển phá
hại của sâu đục quả cà L. orbonalis có mối tương quan rất chặt chẽ với nhiệt độ, ẩm
độ và lượng mưa. Chúng hoạt động mạnh nhất vào mùa hè và mùa mưa, phổ biến là
từ tháng 5 cho đến tháng 8. Trong khoảng thời gian này chúng có thể gây thiệt hại
cho quả từ 49,5 - 81%, trong đó tỉ lệ quả bị hại cao nhất là vào đầu tháng 6 khi nhiệt
độ và độ ẩm trung bình, lượng mưa tương ứng là 27,8ºC, 79,2% và 81,2 mm. Loài
sâu này ít hoạt động trong những tháng mùa đông (thường từ tháng 12 đến tháng 1

năm sau).
Cũng theo Korycinska. A and Canon. R (2010) thì sâu đục quả cà L.
orbonalis có thể sinh trưởng và phát triển được ở nhiệt độ trên 15ºC và nhiệt độ
thích hợp là 27ºC. Chính vì vậy, nó không thích hợp tồn tại, phát triển ngoài điều
kiện tự nhiên ở vùng khí hậu lạnh như vương quốc Anh hoặc Bắc Âu.
Theo Frempong (1979), sâu đục quả cà L. orbonalis đục vào nách quả gây
héo. Sau khi đục vào quả thì sâu đùn phân ra ngoài thông qua lỗ đục. Một quả có thể
có tối đa 20 sâu non cùng sống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Jat et al. (2002) nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới mức
độ hoạt động của sâu đục quả cà L. orbonalis, theo đó mức độ hoạt động L.
orbonalis chỉ bị ảnh hưởng của ngưỡng nhiệt độ tối đa mà ko có mức nhiệt độ tối
thiểu. Độ ẩm tương đối không có ảnh hưởng tới mức độ hoạt động trong năm đầu
tiên nhưng có một mối tương quan tích cực trong năm thứ hai.
2.1.6. Biện pháp phòng trừ sâu đục quả L. orbonalis
Do sâu đục quả cà L. orbonalis gây hại quả làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất nên các biện pháp phòng trừ được đưa ra là hết sức cần thiết. Biện pháp hóa học
vẫn là biện pháp chính được nông dân sử dụng. Thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc
không có hiệu quả trong việc trong việc phòng trừ sâu non khi chúng đã ăn vào bên
trong của quả hoặc ngọn cây. Hiệu quả phòng trừ đòi hỏi phải xử lý rất thường
xuyên hoặc vào những thời gian rất chính xác để đảm bảo mục tiêu là sâu non đang
ở khoảng giữa thời gian nở và đục lỗ chui vào thân, quả.
2.1.6.1. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác là biện pháp được ứng dụng đầu tiên cho các vùng trồng
cà. Phải thu dọn sạch tàn dư cây trồng, tiêu hủy hoặc đốt vì nó có thể chứa nhộng,
hoặc sâu non mới nở sau khi thu hoạch, đồng thời cày bừa kỹ để diệt nhộng. Mặt
khác vườn ươm cây phải đặt cách xa nơi trồng thương phẩm (có chứa tàn dư cây
trồng). Phải sử dụng biện pháp luân canh, không được trồng liên tục cà trên một

mảnh đất nhiều vụ nên luân canh với cây kí chủ khác họ, tốt nhất là luân canh với
cây trồng nước (Ghimire A and Khatiwada BP, 2001).
Kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh và phát triển của sâu đục
quả cà L. orbonalis. Theo Patnaik et al. (1998) sự gia tăng mật độ sâu đục quả cà L.
orbonalis là do việc sử dụng phân bón không hợp lý mà không phải do sử dụng
thuốc BVTV.
Khorsheduzzaman et al. (1997) nghiên cứu biện pháp canh tác để hạn chế tác
hại của sâu đục quả cà L. orbonalis. Theo tác giả nếu trồng xen cây cà pháo, cà tím
với các loại rau mùi, thìa là thì có thể hạn chế sự phá hoại của sâu đục quả cà L.
orbonalis. Đây có thể là kỹ thuật áp dụng trong IPM để quản lý loài dịch hại này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Việc trồng xen cà pháo, cà tím với các loại rau mùi tuy không cho năng suất cao nhất
nhưng lại đem hại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Degri. M. M (2011) nghiên cứu mật độ trồng cây cà pháo để hạn chế ảnh
hưởng của sâu đục quả cà L. orbonalis tại Nigeria. Khi trồng cà pháo với mật độ
truyền thống 60 cm × 20 cm và 60 cm × 30 cm thì thiệt hại do sâu đục quả cà L.
orbonalis là rất lớn. Khoảng cách tối ưu để giảm thiệt hại do sâu bệnh và mang lại
hiệu quả kinh tế là 60 cm × 40 cm.
Sudhakar et al. (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và thuốc trừ
sâu tới khả năng hạn chế tác hại của L. orbonalis. Kết quả cho thấy, công thức sử
dụng lượng kali cao hơn cùng với các loại thuốc hóa học có hoạt chất carbaryl +
dicofol, malathion và Bifenthrin có hiệu quả chống lại L. orbonalis. Nếu giảm lượng
bón kali có khả năng làm giảm tính kháng của các loại cà tím, cà pháo đối với loài
dịch hại này.
Rabinda and Prasad (2001) phát hiện khả năng giảm thiệt hại do L. orbonalis
khi cà tím được trồng kết hợp với một trong hai cúc vạn thọ (Tagetus erecta) hoặc
đậu bắp (Abelmoschus esculentus).
2.1.6.2 Biện pháp sử dụng giống kháng

Giống kháng là giống có khả năng phòng/chống sự gây hại của các tác nhân
có hại bên ngoài.
Biện pháp sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp phòng chống
sâu, bệnh có hiệu quả nhất. Tuy nhiên việc nghiên cứu, phát triển được giống kháng,
chống sâu bệnh lại mất thời gian, đòi hỏi đầu tư lớn về nhân lực và tài chính.
Một số giống cà tím đã được đánh giá có khả năng kháng lại sâu đục quả cà
L. orbonalis như giống SM 17-4, PBR 129-5 và Punjab. Hàm lượng các chất trong
quả cà như đường tổng số và axit amin tự do trong cây càng lớn, mức độ gây hại của
sâu càng lớn trong khi đó hàm lượng polyphenol trong quả lại có tác dụng làm giảm
mức độ gây hại của sâu (Darekar et al., 1991).
Trong số tám giống cà pháo nghiên cứu ở Jammu và Kashmir, Ấn Độ, không
có giống nào có thể năng kháng được sâu đục quả cà L. orbonalis (Sharma et al.,
1998). Tác giả dựa trên khả năng chống chịu của các giống cà pháo từ đó phân loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

về tính kháng của các giống đó. Các giống Pusa, Muktakeshi và Pusa tím có khả
năng chống chịu với sâu L. orbonalis, giống Pusa Kranti, Arkakusmakar, BR-112,
Neelam tròn có khả năng chịu sâu L. orbonalis. Giống Muktakeshi và BR-112 là
nhạy cảm với sâu đục quả cà L. orbonalis. Pusa Kranti, Pusa, Pusa và Neelam là rất
nhạy cảm sâu đục quả cà L. orbonalis.
Panda (1999) đã nghiên cứu 174 giống cà tím nhằm tìm ra giống có khả năng
chống chịu tốt nhất với sâu đục quả cà L. orbonalis tại bang Bhabaneswar, Ấn Độ.
Tuy nhiên không có giống nào có khả năng miễn dịch hoàn toàn với sâu đục quả cà
L. orbonalis. Tỷ lệ hại trung bình từ 1,61 - 44,11% và thiệt hại từ 8,5 - 100%. Các
giống bị hại nặng nhất là 76-121 và 99-114 DAT. Các giống đậu quả sớm thường bị
hại nặng hơn các giống khác. Hình thái của cây cà pháo cũng có tác dụng trong việc
hạn chế tác hại của sâu đục quả cà L. orbonalis. Các giống cà nhiều lá, chồi, đài hoa
chặt chẽ, thời gian thu quả dài thường có sức đề kháng cao hơn các giống còn lại.
Chandrashekhar (2008) nghiên cứu 25 giống cà pháo với các kiểu gen khác

nhau để tìm hiểu khả năng chống sâu đục quả cà L. orbonalis của các giống cà này.
Từ đó tìm ra nguồn gen khác phục vụ công tác chọn, tạo giống. Kết quả nghiên cứu
cho thấy kiểu gen HLB-12 có khả năng chống sâu tốt nhất, chỉ có 29% quả bị đục,
kiểu gen CH -157-16-4 khả năng kháng sâu đục quả thấp nhất, có tới 56% số quả bị
đục trong các công thức thí nghiệm.
Hiện nay biện pháp phòng chống sâu đục quả cà bằng phương pháp dùng cây
chuyển gen đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng. Đây là biện
pháp được đánh giá rất cao.
Kumar et al. (1998) phát hiện gen cry1Ab mã hóa một protein diệt côn trùng
của vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Tác giả tiến hành chuyển gen này vào cay cà tím
thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Gen này có thể sử dụng để hạn chế
tác hại của sâu đục quả cà nói riêng và các loại côn trùng khác nói chung
Amarnath (2010) thực hiện việc chuyển gen cry1ac vào 4 dòng vi khuẩn
Bacillus thuringiensis là BtCO2, BtMDU1, BtPLR1 và BtKKM. Sau đó tác giả lấy
các mô lá, hoa, quả ở giai đoạn 30, 60, 90 ngày sau trồng để kiểm tra sự biểu hiện
của các protein này. Gen cry1ac được tìm thấy trên mô cây ở tất cả các giai đoạn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

mức cao nhất đạt 0,54 µg/1g mô tươi. Với mức biểu hiện này có khả năng tiêu diệt
trên 80% sâu non sâu đục quả cà L. orbonalis.
Rai NP (2013) nghiên cứu chuyển gen cry1Aa3 vào cây cà tím thông qua vi
khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Sau khi chuyển gen tác giả xem xét sự biểu hiện
các gen ở mẫu mô lá và quả bằng kỹ thuật QRT-PCR. Tất cả các mẫu protein đều có
biểu hiện, dẫn tới khả năng tiêu diệt sâu non sâu đục quả cà L. orbonalis của cây
chuyển gen là rất cao. Dòng cà tím biến đổi gen này khi đưa vào sử dụng ngoài thực
tế có thể giảm sự phụ thuộc vào thuốc BVTV, góp phần bảo vệ môi trường và nâng
cao thu nhập cho người trồng.
2.1.6.3. Biện pháp sinh học phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis
Hiện nay trên thế giới, chưa áp dụng biện pháp sinh học trên quy mô lớn để

phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis nhưng trên quy mô thử nghiệm và quy mô
phòng thí nghiệm đã có rất nhiều nghiên cứu để phòng trừ loài dịch hại này.
Các loại thiên địch đã được thử nghiệm để để phòng trừ sâu đục quả cà L.
orbonalis là: vi khuẩn Bacillus thuringiensis kurstaki, Bacillus thuringiensis
thuringiensis, virus Baculovirus, một số loài ong ký sinh Bracon brevicornis,
Campyloneura, Trathala flavo-orbitalis… (Ram, 2013).
KarKar (2011) nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học để phòng trừ
L. orbonalis: Beauveria bassiana, Lecanicillium lecanii, Metarhizium anisopliae,
Nomuraea rileyi và Bacillus thuringiensis. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng
M. anisopliae và L. lecanii với liều lượng 40 g/10 lít và Bacillus thuringiensis với
mức 1,5kg/ha cho kết quả phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis tốt nhất
2.1.6.4. Biện pháp hóa học phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis
Theo Dharam Pal Abrol and Jang Bahadur Singh (2003) khi khảo sát hiệu lực
của một số thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu đục quả cà L. orbonalis thì cho thấy khi có
sự kết hợp giữa thuốc có hoạt chất Endosulfan + deltamethrin(0,07% + 0,0025%) và
endosulfan + fenvalerate (0,07% + 0,005%) cho hiệu quả cao hơn khi sử dụng riêng
rẽ từng loại thuốc. Sau khi phun tỉ lệ quả bị hại là 13,3% trong khi đó ở công thức
đối chứng là 69,8%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Ngoài ra các hoạt chất Dichlorvos, Malathion cũng cho hiệu quả phòng trừ
tương đối cao, các thuốc có hoạt chất Carbaryl có hiệu quả thấp nhất trong các thuốc
thí nghiệm.
Hiện nay, có rất nhiều hoạt chất khác được đưa vào phòng trừ sâu đục quả
cũng đem lại hiệu quả như hoạt chất Chlorantraniliprole, Thiomethoxam, Indoxacab
hoặc các thuốc trừ sâu sinh học (A. Korycinska and Canon. R, 2010).
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ thì dẫn đến rất nhiều hậu
quả tiêu cực đó là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, chi phí sản xuất lớn, gây ảnh
hưởng đến thiên địch và dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trong sản phẩm thu hoạch

rất lớn gây nguy hiểm cho con người và động vật. Chính vì vậy biện pháp IPM vẫn
là biện pháp lâu dài và hiệu quả. Nó bao gồm các biện pháp: biện pháp canh tác, sử
dụng giống chống chịu, cơ giới vật lý, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học
2.1.6.5 Biện pháp sử dụng pheromone
Một biện pháp hiện nay đang được rất nhiều tác giả quan tâm đó là sử dụng
bẫy pheromone để tiêu diệt con trưởng thành đực. Bả pheromone gồm 2 hoạt chất đó
là (E) –11–hexadecenyl acetate (E11-16: AC) và (E) - 11- hexadecen-1-ol (E11-
16:OH), trong đó chất E11-16: AC là chất chính. Hàm lượng E11-16: AC chiết suất
ra từ một con cái khoảng từ 18,9 - 46,4ng (trung bình khoảng 33ng) . Sau khi nghiên
cứu tại Ấn Độ và Bangladesh, người ta thấy để có hiệu quả thì hàm lượng
pheromone tốt nhất là khoảng 3000 µg, với tỉ lệ E11-16: AC và E11-16:OH tương
ứng là 100:1. Mật độ thích hợp khoảng 100 bẫ
y / ha (Cork,
Alam. S. N et al., 2001).
Nayak et al., (2011) nghiên cứu tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí
với động thái vào bẫy pheromone của sâu đục quả cà L. orbonalis trong hai năm
2010 và 2011. Kết quả cho thấy nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới việc vào bẫy
của trưởng thành đực nhưng độ ẩm không khí lại ít ảnh hưởng tới việc vào bẫy, kể cả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

khi trởi mưa. Nhiệt độ ảnh hưởng tới động thái vào bẫy của trưởng thành đực ở mức
từ 16,68% đến 29,25%
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất cà pháo tại Việt Nam
Họ Cà - Solanaceae là một họ thực vật tương đối lớn thuộc lớp Mộc lan
(Magnoliopsida). Họ Cà gồm 96 chi, với khoảng 2300 loài, phân bố gần như khắp
thế giới, mà chủ yếu ở Nam Mỹ. Họ Cà gồm rất nhiều chi khác nhau. Một số chi
quan trọng như: Capsicum (ớt), Nicotiana (thuốc lá), Datura (cà độc dược), Solanum
(cà chua, khoai tây, cà pháo, cà tím …). Một số chi khác như: Atropa (cà dược),

Cestrum (dạ lan hương), Browallia, Brunfelsia,…
Họ Cà ở Việt Nam có 15 chi, với 57 loài, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam.
Cây họ Cà ở Việt Nam có nhiều giá trị thực tiễn như: làm thuốc, làm rau ăn và làm
cảnh. Nhiều loài vừa có giá trị làm thuốc lại vừa có cả giá trị làm rau ăn hay làm cây
cảnh. Trong các loài có giá trị làm thuốc thì không ít loài có chứa alcaloit nên việc
sử dụng chúng cần hết sức lưu ý. Bởi alcaloit trong họ Cà là những hợp chất vừa có
tác dụng làm thuốc đồng thời vừa có khả năng gây ngộ độc. Các loài được sử dụng
làm rau ăn cũng có giá trị kinh tế không nhỏ, trong đó phải kể đến một số loài đem
lại những lợi ích rất to lớn cho con người: khoai tây, cà chua, tiếp đến có thể kể là cà
tím, cà pháo. Tuy nhiên, một số loài trong thành phần có chứa một hàm lượng
alcaloit nhất định, nên việc sử dụng chúng làm rau ăn cần hết sức thận trọng
(Nguyễn Tiến Bân, 1997).
Cây họ cà là cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với
thân màu tím đen, có lông bao phủ, hóa gỗ ở gốc. Rễ chùm, ăn sâu và phân nhành
mạnh, khả năng phát triển rễ phụ lớn. Khi cấy rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển và
phân bố rộng nên cây chịu đựng được trong điều kiện khô hạn. Cà pháo đa dạng về
hình dạng quả, màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà pháo chọn tạo
được công nhận giống mà chủ yếu là giống địa phương và các giống nhập nội. Một
số giống cà pháo được trồng rộng rãi ở nước ta: Cà pháo trắng, cà pháo tím, cà pháo
lai, cà pháo xanh, cà pháo ta…Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cà pháo thuận
lợi, giá bán ổn định, nhiều nhà hàng, khách sạn đã bổ sung cà pháo vào danh sách

×