Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai dòng ngan thuần VS1, v72 và con lai thương phẩm hướng thịt VS172

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











TẠ THỊ HƯƠNG GIANG




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA HAI DÒNG NGAN THUẦN VS1, V72
VÀ CON LAI THƯƠNG PHẨM HƯỚNG THỊT VS172


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40



Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN
PGS. TS. PHAN XUÂN HẢO






HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi giúp đỡ để thực hiện luận văn này được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.





Tác giả luận văn





Tạ Thị Hương Giang













Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Có được công trình nghiên cứu này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính
trọng sâu sắc tới Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương
- Viện Chăn nuôi, Khoa sau Đại học và Khoa Chăn nuôi - Thủy sản - Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và thực tập, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phùng Đức Tiến - Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, PGS. TS Phan Xuân Hảo đã đầu tư nhiều
công sức và thời gian chỉ bảo tận tình tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn. Các Thầy, Cô giáo Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa - Khoa Chăn nuôi
Thủy sản - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã động viên tinh thần trong

thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn.
Sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu
Gia cầm Thụy phương, phòng Phân tích - Viện Chăn nuôi trong quá trình
nghiên cứu và thí nghiệm.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
nâng cao kiến thức, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện động
viên tôi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn


Tạ Thị Hương Giang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi


Danh mục hình vii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 43

3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

3.2 Nội dung nghiên cứu 43

3.3 Phương pháp nghiên cứu 43

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

4.1 Trên đàn ngan sinh sản 54


4.1.1 Đặc điểm ngoại hình 54

4.1.2 Tỷ lệ nuôi sống 54

4.1.3 Khối lượng cơ thể ngan giai đoạn ngan con, dò, hậu bị 56

4.1.4 Lượng thức ăn tiêu thụ (1-24 tuần tuổi) 57

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

4.1.5 Tuổi đẻ, khối lượng trứng, khối lượng của ngan mái khi tỷ lệ đẻ
đạt 5%, 30%, 50% và 38 tuần tuổi 60

4.1.6 Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng 64

4.1.7 Chất lượng trứng 67

4.1.8 Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở 68

4.2 Trên đàn ngan nuôi thịt 71

4.2.1 Đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo 71

4.2.2 Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi 72

4.2.3 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi 73

4.2.4 Sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối 76


4.2.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 82

4.2.6 Chỉ số sản xuất (PN), chỉ số kinh tế (EN) 84

4.2.7 Năng suất thịt và chất lượng thịt 86

4.2.8 Kết quả sản xuất thịt hơi của 1 ngan mái mẹ 89

4.2.9 Hiệu quả kinh tế 90

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Đề nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 103


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LTATN Lượng thức ăn thu nhận
ME Năng lượng trao đổi

SS sơ sinh
TT Tuần tuổi
TL Tỷ lệ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TĂ Thức ăn
TB Trung bình
ƯTL Ưu thế lai
N Năng suất trứng
P Khối lượng trứng
đvt Đơn vị tính
KL Khối lượng







Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn ngan sinh sản 44

3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn ngan thương phẩm 44


3.3 Chế độ dinh dưỡng nuôi ngan 45

4.1 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn con, dò, hậu bị (đvt: %) 55

4.2 Khối lượng cơ thể ngan giai đoạn ngan con, dò, hậu bị (đvt: g) 56

4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 ngan bố mẹ từ 1-24 tuần tuổi (đvt: kg) 58

4.4 Tuổi đẻ, khối lượng trứng của ngan 61

4.5 Khối lượng cơ thể ngan mái ở 25-38 tuần tuổi (g) 63

4.6 Năng suất trứng/chu kỳ 1 và thức ăn tiêu tốn/10 trứng 65

4.7 Kết quả khảo sát chất lượng trứng 67

4.8 Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở 69

4.9 Kích thước một số chiều đo (đvt:cm) 71

4.10 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (đvt: %) 72

4.11 Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi (đvt:g) 73

4.12 Sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối ngan thương phẩm 77

4.13 Hệ số tốc độ sinh trưởng 80

4.14 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (đvt: kg) 82


4.15 Chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế 85

4.16 Năng suất thịt của ngan VS1, V72 và VS172 87

4.17 Thành phần hóa học của thịt (%) 87

4.18 Kết quả sản xuất thịt hơi của 1 ngan mái mẹ 89

4.19 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả chăn nuôi trong nông hộ 91


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Sơ đồ công thức tạo ngan trống VS1 103

3.2 Sơ đồ công thức tạo ngan mái V72 104

3.3 Sơ đồ công thức lai tạo ngan VS172 105

4.1 Ngan VS1 và V72 lúc trưởng thành 106

4.2 Ngan lai VS172 lúc 1, 4 và 11 tuần tuổi 107

4.3 Mổ khảo sát ngan lúc 11 tuần tuổi 108




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi thuỷ cầm ở nước ta nói chung và chăn nuôi ngan nói riêng
trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ chăn nuôi
phân tán, quy mô nhỏ, tự cung tự cấp chuyển sang chăn nuôi tập chung với
quy mô lớn.
Các dòng ngan Pháp có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu
của sản xuất đã và đang phát triển mạnh ở nước ta, góp phần tích cực đưa tổng
đàn ngan toàn quốc đạt 14 triệu con năm 2003.
Song trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, giá nhập
ngan giống rất cao (80-85 USD/một ngan ông bà) cho nên không thể thường
xuyên nhập được các giống ngan mới, hơn nữa các dòng ngan mới nhập về mỗi
dòng chỉ có một giới tính, sau một chu kỳ khai thác phải tiếp tục nhập.
Để bảo tồn, nâng cao chất lượng nguồn gen giống ngan đã có, đồng thời
nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư nhập giống và từng bước chủ động được con
giống, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương đã tiến hành chọn tạo được
6 dòng ngan giá trị kinh tế cao qua 3 thế hệ trong đó có 2 dòng ngan VS1 và
V72 có năng suất cao hơn các dòng ngan hiện tại 6 - 8%, phù hợp với chăn
nuôi trang trại và thị hiếu người tiêu dùng.
Tuy nhiên các đặc điểm di truyền và tính trạng sản xuất của các dòng
ngan vẫn chưa ổn định. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã
cho phép tiếp tục nghiên cứu chọn tạo 6 dòng ngan giá trị kinh tế cao thêm 2

thế hệ 4 và 5. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của hai dòng ngan thuần
VS1, V72 và con lai thương phẩm hướng thịt VS172” ở thế hệ 4.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1. Đánh giá được khả năng sinh sản của 2 dòng ngan VS1, V72 ở thế hệ 4.
2. Đánh giá được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của
VS1, V72 và tổ hợp ngan lai 2 dòng VS172.
3. Đánh giá được ưu thế lai của tổ hợp lai.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở lý luận ưu thế lai luận văn đã triển khai một tổ hợp lai giữa
các dòng ngan đã được chọn tạo qua 4 thế hệ tại Trung tâm nghiên cứu gia
cầm Thụy Phương tạo con lai có năng suất chất lượng cao, lớn nhanh, sức
chống chịu cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
Tổ hợp lai làm tăng sản phẩm thịt, nâng cao chất lượng thịt, làm phong
phú các giống ngan phù hợp với nhiều địa phương, tạo điều kiện cho nhiều hộ
nông dân xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu.
Luận văn là tài liệu tham khảo về công tác lai tạo giống gia cầm dùng
cho nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất.













Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của gia cầm
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc trưng cho giống,
thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
2.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình
Sơ khai ngan có 2 màu đen và trắng, sau quá trình thuần hóa ngan có
nhiều màu khác nhau: trắng, đen, nâu và xanh. Ngan có đầu nhỏ, trán phẳng.
Mào có màu đỏ tía, ở con trống mào to, rộng hơn con mái. Khác với vịt, tiếng
kêu của ngan khàn gần như câm, có mống thịt ở gốc mỏ màu rượu vang kéo
dài đến tận sau mang tai, mắt sáng, dáng đi nặng nề và chắc chắn. Mỏ ngan
dẹt, dễ tiếp xúc với thức ăn dưới nước và đưa vào miệng dễ dàng. So với vịt
tính bầy đàn của ngan kém hơn, hiền lành và chậm chạp hơn.
2.1.1.2. Sự mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền liên quan
đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Đây là một chỉ tiêu
phản ánh tính thành thục sinh dục. Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụ
thuộc vào giới tính. Trong một dòng mọc lông nhanh, thì con mái mọc lông
đều hơn con trống. Điều này liên quan đến hoocmon, vì hoocmon có tác động
ngược chiều với gen liên kết giới tính quy định sự mọc lông nhanh.
Theo Phan Cự Nhân (1971) [32], Phan Sỹ Điệt (1975) [10], Trần Đình

Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [28], Jaap và Mirris (1973), Marren và
Payne (1945) dẫn theo Phùng Đức Tiến (2004) [48] cho rằng: Gia cầm con
một ngày tuổi đã mọc rất nhanh 6 lông cánh, chính là tiêu chuẩn về sự mọc
lông nhanh, sinh trưởng nhanh. Đối với chất lượng lúc giết thịt, tốc độ mọc
lông rất quan trọng, nó cũng phụ thuộc cả vào giống, cá thể, điều kiện chăm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4

sóc nuôi dưỡng. Ở thủy cầm nói chung có đặc tính là được bao phủ cơ thể
một lớp da và lông rất dày. Carville, Sauveur (1985) [58] cho biết: xác định
tuổi giết mổ thích hợp ở ngan liên quan rất lớn đến độ phát triển của lông, cho
biết con mái ở 10 tuần tuổi lông cánh đã thành thục ở con trống là 11 tuần
tuổi. Ở nước ta, theo kinh nghiệm cổ truyền, thường xác định tốc độ mọc lông
ở ngan theo các giai đoạn người ta gọi là răng lược, nửa lưng, chấm khấu,
chéo cánh…
Tốc độ mọc lông có tương quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, cho
phép ta sử dụng tính trạng này trong công tác chọn lọc, chọn phối thích hợp
để nâng cao năng suất, chất lượng thịt của thủy cầm.
2.1.1.3. Kích thước các chiều đo
Kích thước các chiều đo cơ thể có mối tương quan với khối lượng cơ thể
và hướng sản xuất của giống. Nghiên cứu về các chiều đo cơ thể của vịt Bắc
kinh dòng bố và dòng mẹ đã được tác giả Pingel (1977) [70], Hoàng Văn Tiệu
và cộng sự (1993) [51], đều thống nhất rằng: mọi kích thước chiều đo cơ thể
đều có tương quan rõ nét với khối lượng cơ thể (0,27- 0,99) và khối lượng
trứng (0,39 - 0,67) ở phần lớn các lứa tuổi.
Để tạo ra giống có khả năng sản xuất thịt ngực, thịt đùi cao người ta có
thể dựa vào các số tính toán cơ ngực, cơ đùi của bản thân cá thể thủy cầm
hoặc thông qua mối quan hệ đo được của các nhóm con mái. Khi Pingel và
Jung (1969) [69] nghiên cứu về độ dày của cơ ngực cho thấy rằng kích thước

các chiều đo có mối tương quan dương với tỷ lệ (%) thịt ức của ngan, vịt và
ngỗng. Đặc biệt cho đến nay người ta không thấy mối tương quan giữa độ dày
cơ ngực với tỷ lệ da và lớp mỡ dưới da. Bochno và cộng sự (1978), Boesting
(1981) cũng xem độ dày cơ ngực như là một chỉ số quan trọng để đánh giá
chất lượng thịt. Ngoài ra, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2004) [48] còn đề
nghị, cần chú ý đến cả chu vi lườn. Theo ông các giống vịt thịt lúc 49 ngày,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5

chu vi lườn biến động từ 32,5 - 35,7cm, chiều dài lườn từ 12,3 - 14,6cm, độ
dày cơ lườn từ 1,4 - 1,9cm.
Độ dài chân cũng là một chỉ số đáng tin cậy để chọn lọc. Theo Phùng
Đức Tiến và cộng sự (2004) [48] chỉ số này biến động từ 61,2 - 65,2mm ở vịt
Bắc kinh. Cũng theo tác giả này, giới tính ảnh hưởng có ý nghĩa đến độ dài
chân và khối lượng thịt. Ở nước ta hiện nay các nhà chăn nuôi thường dùng
các chiều đo dài thân, dài lườn, vòng ngực, sâu ngực, cao chân để nghiên cứu,
đánh giá tốc độ sinh trưởng và là cơ sở để chọn lọc kiểu hình giống thủy cầm.
2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm
2.1.2.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm , được
nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số
lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên tính trạng đó. Hầu hết
các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh trưởng, sinh sản,
mọc lông, tăng trưởng thịt, đẻ trứng đều là tính trạng số lượng. Cơ sở di
truyền của các tính trạng số lượng cũng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể
quy định. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [3], các tính trạng sản xuất là
các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng cơ
thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng…
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng

rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài
không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác động làm phát huy
hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số
lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện
ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau:
P = G + E
Trong đó P là giá trị kiểu hình (phenotypic value), G là giá trị kiểu gen
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

(genotypic value), E là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át
gen. Từ đó cũng có thể hiểu:
G = A + D + I
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị thông thường (general breeding
value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần. Hiệu ứng
trội D và át gen I là những hiệu ứng không cộng tính và là giá trị giống đặc
biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các
tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền)
và sai lệch môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số
lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen
mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh
hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu.
Ngoài ra các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường. Có hai loại môi trường chính:
- Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác

động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất
thường xuyên như: thức ăn, khí hậu,…
- Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất
định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu
bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình
(P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật
khác, con cái đều nhận được ở bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng
nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý…
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập chung
(
X
), mức độ biến dị (Cv%), hệ số di truyền của các tính trạng (h
2
), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng,…
2.1.2.2. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống
của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn
sống ở cuối giai đoạn so với các cá thể ở đầu giai đoạn. Khavecman (1972)
[21] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ nuôi sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ
nuôi sống. Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng biện pháp nuôi dưỡng tốt, vệ

sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống
bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Tỷ lệ nuôi sống của ngan con phụ thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ. Gia
cầm mái đẻ tốt thì gia cầm con có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với gia cầm đẻ
kém. Người ta đã xác nhận mối tương quan giữa sức sản xuất trứng và sức
sống là r = 0,4 theo Nguyễn Văn Thiện (1992) (Trích theo Phùng Đức Tiến,
2004 [48]). Đối với cơ thể sinh vật những biểu hiện sinh lý trong phản ứng
stress là tác động tương quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu
ảnh hưởng vai trò của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính,…
Khả năng thích nghi khi điều kiện sống bị thay đổi như về thức ăn, thời
tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh,… của
gia súc, gia cầm nói chung thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống
(Phan Cự Nhân, 1998 [30]).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

Hệ số di truyền của sức sống gia cầm nói chung thấp, chỉ từ 0,05 - 0,1.
Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùng phương pháp chọn lọc theo gia
đình mới có khả năng mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ. Sức sống của
thủy cầm được xác định theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn gột, giai
đoạn dò, giai đoạn hậu bị đến tuổi trưởng thành và giai đoạn sinh sản đến hết
kỳ sử dụng. Tùy theo các giống khác nhau mà phân chia giai đoạn khác nhau.
Ví dụ ở ngan thường chia ra: giai đoạn con: 1 - 12 tuần tuổi, giai đoạn dò: 12 -
21 tuần tuổi; giai đoạn hậu bị từ 22 - 24 tuần tuổi và giai đoạn sinh sản từ 25
tuần trở đi.
2.1.2.3. Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở.
Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.

* Năng suất trứng
+ Cơ sở di truyền của năng suất trứng
Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm lâu dài trong công tác giống gia
cầm, nhằm tăng số lượng và chất lượng con giống.
Đối với gia cầm sự di truyền về sinh sản rất phức tạp. Theo các công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng của gia cầm có thể do
5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền.
- Tuổi thành thục về sinh dục
Tuổi đẻ quả trứng đầu là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục,
cũng được coi là một yếu tố cấu thành năng suất. Tuổi đẻ quả trứng đầu được
xác định bằng số ngày kể từ khi ngan nở đến khi ngan đẻ trứng lần đầu. Theo
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [28] có ít nhất 2 cặp gen cùng qui
định, cặp thứ nhất E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai E’ và e’. Gen trội E
chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục. Các tác giả này cho rằng có mối
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

tương quan nghịch giữa tuổi đẻ và năng suất trứng, tương quan thuận giữa
tuổi đẻ và khối lượng trứng
Gudeil, Lerner và một số tác giả cho rằng: có các gen trên nhóm nhiễm
sắc thể giới tính cùng tham gia hình thành tính trạng này dẫn theo Khavecman
(1972) [21].Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, các yếu
tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm
[(Khavecman, 1972) dẫn theo Phạm Minh Thu, 1996] [43].
Theo tài liệu nghiên cứu của hãng Grimaud Frères thì ngan Pháp đẻ
trứng ở đầu tuần tuổi thứ 28, tăng lên nhanh ở tuần thứ 29, đẻ 50% ở tuần thứ
30 và tỉ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần thứ 34.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến và cộng sự (1999) [44],
với điều kiện chăn nuôi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam ngan Pháp đã đẻ trứng

sớm, tuổi đẻ trứng đầu ở các tuần thứ 21 - 23, đẻ 5% ở tuần thứ 24 - 25 và đẻ
đỉnh cao ở tuần thứ 35 -36.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Cương (2003) [6], ngan Pháp R51
đẻ trứng đầu lúc 182 ngày, đẻ đạt 5% lúc 185 ngày, đẻ đạt 50% lúc 217 ngày
và đẻ đỉnh cao lúc 244 ngày.
- Cường độ đẻ
Yếu tố này do hai cặp gen R – r và R’ – r’ phối hợp cộng lại để điều
hành. Cường độ đẻ trong 3 - 4 tháng đầu có tương quan rất chặt chẽ với sản
lượng trứng của gia cầm, nếu cường độ đẻ càng cao thì sản lượng trứng càng
cao và ngược lại.
- Bản năng đòi ấp do hai gen A và C điều khiển, phối hợp với nhau. Ấp
bóng là ngan mái ấp không có trứng theo tập tính, tính ấp bóng càng dài thì
năng suất trứng càng thấp.
- Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt là nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và
m điều khiển. Gia cầm có gen mm thì mùa đông vẫn đẻ đều. Vào mùa đông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

nhiệt độ thấp nên cơ thể phải huy động năng lượng để chống rét, tuy nhiên với
những giống tốt thì thời gian nghỉ đẻ rất ngắn thậm chí không có. Tính nghỉ
đẻ có tương quan nghịch với năng suất trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông càng dài
thì năng suất trứng càng thấp.
- Thời gian kéo dài của chu kỳ đẻ, do cặp gen P và p điều hành. Chu kỳ
đẻ trứng sinh học được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia
cầm nghỉ đẻ để thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai.
Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học,
thời gian này càng dài càng tốt. Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi
thành thục sinh dục, sức bền đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng khác nhau tuỳ từng cá
thể. Những gia cầm đẻ trứng tốt có chu kỳ đẻ trứng dài, nhịp độ đẻ trứng đều

và thời gian nghỉ đẻ ngắn, còn những gia cầm đẻ kém có dấu hiệu ngược
lại. Nói chung, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có tính di
truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhất là chế độ chăm sóc,
dinh dưỡng, mùa vụ.
Yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất là hai yếu tố kết hợp với nhau, cũng có
nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau.
Tất nhiên ngoài các gen chính tham gia vào việc điều khiển các yếu tố trên,
có thể còn có nhiều gen khác nhau phụ lực vào. Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể,
sức đẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như dòng, giống gia cầm, tuổi
gia cầm đẻ, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng
nuôi Trong đó đáng quan tâm là ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng của mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng nhất định đến tuổi thành thục sinh dục, do đó ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất trứng của thủy cầm. Chu kỳ ánh sáng tự nhiên giữ
một vai trò vô cùng quan trọng trong sự điều chỉnh chu kỳ sinh sản hàng năm
của gia cầm. Theo Croutte cho biết ngan mái nở vào mùa thu (ngày ngắn) sẽ đẻ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

sớm hơn ngan ngan mái đẻ vào mùa xuân (ngày dài).
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến sản lượng
trứng ấp. Nguyễn Chí Bảo (1978) [13] cho biết: hàm lượng protein và vitamin
trong thức ăn ảnh hưởng đến sự tạo thành tinh dịch. Từ lâu người ta đã biết, chất
lượng tinh dịch phụ thuộc vào sự có mặt của vitamin A. Các chất dinh dưỡng
trong thức ăn ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành trứng. Nếu thiếu hoặc
hoàn toàn không có mặt một vài chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất có hoạt
tính sinh học thì gia cầm có thể hoàn toàn ngừng đẻ. Theo Bùi Quang Toàn và
cộng sự (1975) [55] cho biết trứng ấp từ đàn gia cầm nuôi thiếu dinh dưỡng cho

chất lượng kém, tỷ lệ nở không cao, gia cầm con nở ra không khỏe mạnh bình
thường. Thí nghiệm của Nugere cho thấy: tỷ lệ protein tăng cao hơn bình thường
trong khẩu phần ăn không nâng cao được sản lượng trứng nhưng cải thiện được
tỷ lệ nở, còn tỷ lệ Methionin và Lysin tăng cao trong khẩu phần ăn sẽ nâng cao
mức đẻ nhưng không nâng cao được tỷ lệ nở. Hàm lượng protein trong khẩu
phần dưới 12% đã ảnh hưởng xấu đến kết quả ấp nở. Có thể điều khiển việc thay
lông cưỡng bức, thời gian dập đẻ, thời gian đẻ trứng cũng như cường độ đẻ trứng
của ngan qua việc điều chỉnh chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Như vậy, trong các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng giữ
một vai trò quan trọng.
+ Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
Năng suất trứng là số lượng trứng một gia cầm mái sinh ra trên một đơn
vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là một chỉ tiêu năng suất quan
trọng nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh
dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào
điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng
sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc điểm của cá thể.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

Hutt (1978) [12] đề nghị tính sản lượng trứng từ khi gia cầm đẻ quả
trứng đầu tiên. Còn Brandshe và Billchel (1978) [13] cho biết sản lượng trứng
được tính đến 500 ngày tuổi. Theo các tác giả trên sản lượng trứng cũng được
tính theo năm sinh học 365 ngày kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Trong thời
gian gần đây, sản lượng trứng được tính theo tuần tuổi. Nhiều hãng gia cầm
nổi tiếng như Shaver (Canada), Lohman (Đức),…sản lượng trứng được tính
đến 70-80 tuần tuổi.
Năng suất trứng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc
độ sinh trưởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, cần chú ý cho

gia cầm ăn hạn chế trong giai đoạn con, dò, hậu bị để đảm bảo năng suất
trứng trong giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng
và chất lượng thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và
các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn (Bùi Thị Oanh (1996) [33]).
Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, dao động lớn. Theo Hutt,
(1978) [12] cho biết hệ số tương quan giữa sản lượng trứng 3 tháng đầu với
sản lượng trứng cả năm là rất chặt chẽ (từ 0,7-0,9).
Về tỷ lệ đẻ gia cầm có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ,
sau đó tăng dần và đạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và đạt tỷ
lệ thấp ở cuối thời kỳ sinh sản.
* Khối lượng trứng, chỉ số hình dạng và chất lượng trứng
+ Khối lượng trứng
Là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của một số lượng lớn các
gen. Cho đến nay, người ta xác định được chính xác số lượng gen quy định số
lượng trứng, vì ngoài các yếu tố trực tiếp khối lượng trứng còn do các yếu tố
gián tiếp tác động như: Khối lượng cơ thể ngan mái khi thành thục sinh dục;
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trong khái niệm “năng suất” ở gia cầm sinh
sản, có hai yếu tố hợp thành đó là số lượng trứng đẻ ra và khối lượng trứng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

13

Nghiên cứu trên ngan, Jonhason (1972) [20] đã phát hiện: thể trọng ngan tăng
thì khối lượng trứng tăng, song mối tương quan này không phải là mối tương
quan tuyến tính, bởi vì những giống gia cầm nặng cân nhiều khi có thể trọng
gấp đôi giống nhẹ cân, song trứng đẻ ra chỉ cao hơn 1/3 (dẫn theo Phan Sĩ
Điệt, 1975 [10]), đã tìm thấy mối quan hệ giữa 3 tính trạng: tuổi thành thục
sinh dục, khối lượng trứng và khối lượng cơ thể. Hệ số di truyền về khối
lượng trứng khá cao h
2

= 52%. Khối lượng trứng là một chỉ tiêu đánh giá về
hiệu quả trong chăn nuôi lấy trứng thương phẩm, đồng thời khối lượng trứng
cũng phản ánh sinh lực sức sống của gia cầm non.
Khi nghiên cứu về các tính trạng chất lượng trứng, ta thường quan tâm
đến khối lượng trứng, hình dạng, độ bền, độ dày vỏ và các chỉ số hình dạng
của trứng.
+ Chỉ số hình thái
Trứng gia cầm chủ yếu là hình ôvan. Marble (1951) [65] cho rằng chỉ số
này không biến đổi theo mùa. Đối với quả trứng đẻ đầu tiên sau một thời gian
ngừng đẻ cũng như mỗi quả trứng đẻ đầu tiên của mỗi chu kỳ đẻ có dài hơn
so với các quả trứng sau.
Orlov (1974) [66], cho rằng giống thuần, điều kiện nuôi dưỡng càng tốt,
thì hình dạng trứng của chúng đều nhau, còn nếu ngược lại thì trứng có nhiều
hình dạng. Cũng theo Ông chỉ số hình dạng có ý nghĩa nhất định đến sự phát
triển của phôi vì nó ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp và vị trí này lại
ảnh hưởng đến quá trình ấp nở của gia cầm.
Người ta đã tính được chỉ số hình dạng của trứng thông qua phương pháp
toán học, chỉ số hình dạng có thể tính bằng hai cách: tỷ số giữa chiều dài và
chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của trứng.
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, thì chỉ số hình dạng là một chỉ tiêu để
xem xét chất lượng của trứng ấp. Trong thực tế sản xuất cho thấy: những quả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

14

trứng quá dài hoặc quá tròn đều có tỷ lệ ấp nở thấp.
+ Độ dày và độ bền của vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng được thể hiện bằng độ bền và độ dày của vỏ trứng.
Chất lượng của vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và
quá trình ấp trứng. Một số tác giả đã tính hệ số di truyền của độ dày vỏ trứng

là 0,03 - 0,15 và 0,27. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của của
môi trường như thức ăn, tuổi, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều nhân tố
khác (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2004 [48]).
Lê Thị Thuý (1993) [41], nghiên cứu trên trứng ngan nội cho biết độ dày
vỏ đạt từ 0,44 - 0,49 mm. Vì trứng có vỏ dày nên thực tế trứng ngan ít dập vỡ
hơn nhiều so với trứng gà, trứng vịt. Và đây cũng có thể là một nguyên nhân
làm cho thời gian ấp của trứng ngan là dài nhất.
+ Bề mặt vỏ trứng
Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều, song bên cạnh đó
cũng có một số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt
canxi hay đường gờ lượn sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp
nở cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Chất lượng trứng
Khi đánh giá chất lượng trứng, cần đặc biệt chú ý đến chỉ số lòng đỏ,
lòng trắng và đơn vị Haugh. Các chỉ số này càng cao thì tỷ lệ nở càng lớn và
chất lượng trứng càng tốt (Tạ An Bình, 1973 [5]).
Chỉ số lòng đỏ: chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ.
Chỉ số lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó.
Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt.
Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này
được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường
kính lớn và đường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn, chất lượng trứng càng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15

cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng.
Lòng trắng trứng chủ yếu là albumin, nó là thành phần quan trọng trong
việc cung cấp nước và muối khoáng cho phôi phát triển trong quá trình ấp.
Đối với trứng giống, lòng đỏ không những quan hệ chặt chẽ đến việc

cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển mà còn liên quan đến sinh lực
phôi và sức sống của gia cầm mới nở.
Tỷ lệ giữa các phần bên trong quả trứng khác nhau tuỳ thuộc giống, khối
lượng tuyệt đối của quả trứng, tuổi, khối lượng cơ thể mẹ và vào chế độ dinh
dưỡng cho con mẹ.
Theo kết quả khảo sát trứng ngan nội của Lê Thị Thuý (1993) [41], cho thấy tỷ
lệ lòng đỏ đạt 37,95% - 38,16%. Tỷ lệ lòng trắng đạt 48,98 - 49,75% so với khối
lượng quả trứng, còn ở gà tỷ lệ lòng đỏ là 33,00%, tỷ lệ lòng trắng là 57,00%.
Về đơn vị Haugh: đơn vị Haugh được Haugh (1930) xây dựng, sử dụng để
đánh giá chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng
đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Theo Uyterwal (2000)
[78] đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thời gian bảo quản trứng, tuổi
gia cầm (càng già thì đơn vị Haugh càng giảm), bệnh tật, nhiệt độ, giống gia
cầm,…Theo Lê Hồng Mận và cộng sự (1989) [27], cho rằng trứng coi là mới và
đảm bảo chất lượng phải có đơn vị Haugh từ 75 trở lên. Theo Bạch Thị Thanh Dân
(1999) [7], chất lượng trứng rất tốt có chỉ số Haugh 80 - 100, tốt 79 - 65, trung bình
64 - 55 và xấu < 55.
+ Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở
Khả năng thụ tinh là một tính trạng để xét đoán khả năng sinh sản của bố
và mẹ nhưng không thể là một tính trạng sức sống của con (M. Mensi, 1974
theo Nguyễn Đức Hưng, 1981 [19]). Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: tuổi, tỷ lệ trống mái, sự chênh lệch về khối lượng bố mẹ, các điều kiện
về ngoại cảnh khác như mùa vụ, thức ăn. Đặc biệt sự thích ứng từng cá thể
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

16

trong giao phối có ý nghĩa lớn với sự thụ tinh. Điều này biểu hiện rất rõ nét ở
ngan và ngỗng. Con trống có tỷ lệ thụ tinh rất cao với con mái này nhưng lại
thấp với con mái khác. Giao phối cận huyết cũng làm giảm tỷ lệ thụ tinh

(Bernier và cộng sự, 1951) [57].
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời
con, đó cũng là thước đo về sự phát triển của phôi và sức sống của gia cầm
con. Trạng thái di truyền của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt
đến tỷ lệ nở. Theo Jonhanson (1972) [20] cho biết, các gen gây chết và nửa
gây chết làm giảm khả năng nở. Trong số 21 gen gây chết đã biết ở gia
cầm, có 16 gen tác động lên khả năng nở gây sự phát triển không bình
thường của phôi. Hệ số di truyền của tính trạng ấp nở rất thấp. Theo
Taylor, Bogart (1988) thì h
2
= 0,1, theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1985)
hệ số di truyền của tính trạng này là h
2
= 0,26, một số tác giả khác như Hill
và cộng sự (1954) thì h
2
= 0,08. Tỷ lệ nở phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
ngoại cảnh, khối lượng trứng, chỉ số hình dạng, thời gian và chế độ bảo
quản trứng như nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng…Hơn nữa tỷ lệ nở còn liên
quan đến cấu tạo trứng. Ngoài ra có sự tương quan giữa diện tích bề mặt
của trứng và sự bốc hơi nước qua vỏ trứng trong thời gian ấp; quả trứng
nhỏ có diện tích bề mặt tương đối lớn so với khối lượng của nó, do đó tỷ lệ
hao hụt khối lượng trong thời gian ấp cao hơn.
2.1.3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và tiêu tốn thức ăn ở gia cầm
2.1.3.1. Khả năng sinh trưởng
* Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng hoá
và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận
và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sự sinh
trưởng chính là tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

17

tích luỹ các chất do tốc độ hoạt động các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ
thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [28].
Sự phát triển của cơ thể sống là sự tích lũy các tế bào tăng lên về khối
lượng, thể tích ở các phần hoạt động của cơ thể, đồng thời sinh ra năng lượng
tự do, cơ thể lớn lên về khối lượng, tăng lên về chiều dài, chiều rộng và chiều
cao. Như vậy, sinh trưởng luôn gắn liền với phát triển, ảnh hưởng tương hỗ
lẫn nhau diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho cơ thể ngày càng hoàn chỉnh.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein,
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng là chỉ tiêu đánh giá quá trình
sinh trưởng. Tuy nhiên, có khi tăng trọng không phải là tăng trưởng chẳng
hạn như béo là do tích nước tạo mỡ mà không có sự phát triển của mô cơ. Sự
tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ đó tăng thêm khối lượng, số
lượng và các chiều. Vì vậy, từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng
thành được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình, tế bào sản
sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Tất cả các đặc tính
của gia cầm như ngoại hình thể chất, sức sản xuất đều không phải có sẵn
trong tế bào sinh dục, trong phôi chưa phải có đầy đủ ngay khi hình thành mà
nó chỉ được hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh trưởng của cơ thể con vật.
Đặc tính của các bộ phận hình thành trong quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp
tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố, mẹ nhưng hoạt động mạnh hay
yếu, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh còn phải phụ thuộc vào sự tương tác
giữa các gen và môi trường.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì sinh
trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống. Hai quá trình này

không có ranh giới. Có phát dục, đồng thời cũng có sinh trưởng và ngược lại.

×