Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ MỸ TIÊN

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN
NGỮ ĐỂ TẠO LẬP VĂN BẢN TỰ SỰ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2007


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ,
người đã tận tình hướng dẫn, hết lịng giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Sư Phạm TP.
HCM đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong thời gian qua.
Xin cám ơn Khoa Văn, Phịng Khoa học Cơng nghệ - Sau đại học
trường Đại học Sư phạm TP. HCM, lãnh đạo Phòng Giáo Dục Quận 6, Hiệu
trưởng các trường THCS, các đồng nghiệp là giáo viên mạng lưới và giáo
viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở Quận 6 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi xin được dành lời cảm ơn cho gia đình và bạn bè đã động viên,
khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.



Tác giả luận văn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

Nxb

:

nhà xuất bản

SGK

:

sách giáo khoa

SL


:

số lượng

TLV

:

tập làm văn

TL

:

tỉ lệ

THCS

:

Trung học sơ sở

VBTS

:

văn bản tự sự



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là cuộc cách mạng trong ngành giáo dục từ
nhiều thập niên qua nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của HS, góp phần đào tạo
những con người năng động, sáng tạo, những người chủ tương lai đất nước. Đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn cũng nằm trong quỹ đạo chung ấy, nhất là từ
chương trình và SGK mới thực hiện từ năm 2002 đến nay.
Phương pháp dạy làm văn đã được trang bị trong quá trình đào tạo tại các
trường sư phạm, được tập huấn trong các đợt bồi dưỡng thay SGK nhưng việc dạy
TLV ở cấp THCS cịn gặp rất nhiều khó khăn. GV tỏ ra lúng túng trong quá trình tổ
chức, thiết kế giờ dạy, giải quyết việc phân tích mẫu để hình thành khái niệm, luyện
tập rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho HS… Đối với HS, thực tế cho thấy các em rất
ngán ngại viết bài TLV và chưa có hứng thú học tập phân mơn một cách tích cực.
Thực tế đó địi hỏi người dạy phải nỗ lực không ngừng để trang bị cho HS kiến thức
lý thuyết làm văn, kĩ năng vận dụng tiếng Việt vào việc tạo lập văn bản.
Chương trình TLV THCS tập trung giảng dạy 6 kiểu văn bản gồm tự sự, miêu
tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính cơng vụ. VBTS nổi lên như một
phương thức quan trọng, xuyên suốt từ đầu cấp đến cuối cấp. Nhưng việc dạy và học
tạo lập VBTS chưa được đầu tư đúng mức, có xu hướng xem nhẹ. GV và HS thường
cho đây là thể loại đơn giản, được học từ chương trình Tiểu học, chỉ cần nghĩ gì viết
ấy, hoặc thấy gì viết đó… Tâm lí này gây sự chây lười trong việc rèn luyện tạo lập
VBTS của HS.
Tự sự là phương thức phản ánh đời sống chân thực. Vấn đề lý thuyết tự sự
ngày càng được quan tâm phổ biến. Bởi vì lý thuyết tự sự cung cấp một bộ công cụ
cơ bản, sắc bén nhất giúp cho người ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu
khác. “Tự sự học phải liên kết với các ngành khác để hiểu biết con người và hiểu biết
sự vật.” [75]. Nghiên cứu lý thuyết của VBTS và các vấn đề liên quan khác là nhằm
tìm hiểu đặc trưng VBTS và dạy HS tạo lập VBTS theo yêu cầu của nhà trường, nhất
là ở cấp THCS. Tạo lập VBTS chính là cách bồi dưỡng khả năng quan sát cuộc sống,
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đẹp, góp phần hình thành nhân cách cho HS.



Vận dụng kiến thức của tiếng Việt vào việc tạo lập văn bản là nhiệm vụ của
chương trình mơn Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng
tiếng Việt. Tạo lập VBTS như thế nào từ cách sử dụng từ ngữ, câu, đoạn văn, các
phương tiện liên kết … trở thành một vấn đề quan trọng giúp HS có kiến thức và kĩ
năng làm tốt bài văn trong nhà trường THCS. Đề tài luận văn đặt trọng tâm ở việc rèn
luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ trong tạo lập VBTS có cơ sở khoa học từ vị trí, mục
tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển chương trình của bộ mơn Ngữ văn.
Từ những lí do trên, tìm hiểu các đặc điểm ngơn ngữ của văn tự sự để rèn luyện
cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong tạo lập VBTS trở thành nhu cầu cấp thiết
góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập bộ mơn, hồn
thành tốt mục tiêu của môn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 . Sách giáo khoa
SGK chương trình cũ (chương trình cải cách (1986), chương trình chỉnh lí
(1995)) : TLV được coi là một phân môn trong môn Tiếng Việt, nhưng vẫn có SGK
riêng mang tên TLV bên cạnh SGK Văn và Tiếng Việt. Phân phối chương trình quy
định dạy TLV về Kể chuyện ở lớp 7, sau khi HS đã được học về Trần thuật, Miêu tả
(lớp 6) Tường thuật (lớp 7). Các kiểu bài miêu tả, trần thuật, tường thuật, kể chuyện
chỉ tập trung vào hai khối lớp đầu cấp 6, 7.
Chương trình và SGK mới THCS (2002) được xây dựng trên quan điểm tích
hợp ba phân mơn Văn học, Tiếng Việt và TLV. Theo tinh thần này, cả ba phân mơn
có mối liên hệ hết sức chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong mỗi bài
học và xuyên suốt với các bài học khác trong chương trình. Phương châm của việc
tích hợp là nhằm hướng cho HS hệ thống các tri thức riêng của từng phân môn Văn,
Tiếng Việt, Làm văn và gắn kết những tri thức có quan hệ với nhau giữa các phân
mơn, giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc cảm nhận, thẩm định
cái hay, cái đẹp của văn bản, tạo lập văn bản, phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong
đời sống hàng ngày. Chương trình THCS được chia thành hai vòng, theo vòng tròn

đồng tâm. Vòng một (lớp 6, 7) sẽ giữ vai trò cung cấp các kiến thức cơ bản. Vòng hai


(lớp 8, 9), HS sẽ được học các kiến thức mới trên cơ sở những điều đã học một cách
nâng cao, sâu sắc hơn. TLV về VBTS được bố trí cả ở hai vòng. Lý thuyết và kĩ năng
làm bài văn Tự sự luôn được ôn luyện và nâng cao. Chương trình mới đã có sự cải
tiến rõ rệt trong việc bố trí thời lượng dạy tạo lập VBTS, giúp HS có điều kiện ơn
luyện, thực hành và nâng cao kĩ năng làm bài. Sự tập trung cho thể loại Tự sự ở các
cấp lớp cũng thể hiện sự phong phú của thể loại này trong việc giảng dạy và học tập
trong chương trình THCS.
SGK Ngữ văn 10, tập I [35] - chương trình Trung học phổ thơng (2006) tiếp
tục hướng dẫn HS thực hành và rèn luyện viết văn tự sự ở mức độ cao hơn THCS.
Điều đó cho thấy chương trình đã quan tâm và dành nhiều thời gian cho HS phổ
thông học tập và rèn luyện tạo lập VBTS.
Trong quá trình xây dựng chương trình, các bài dạy cung cấp cho HS kiến thức
và hướng dẫn luyện tập cách làm bài nhưng vấn đề sử dụng ngôn ngữ như thế nào và
cách thức rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ ra sao chưa được quan tâm đúng mức.
2.2 . Các sách tham khảo về ngôn ngữ tiếng Việt và dạy học TLV tự sự
Từ điển Văn học (bộ mới) [29], Từ điển thuật ngữ Văn học [21], Từ điển Tiếng
Việt [71] đã giải thích về thuật ngữ Tự sự trên nhiều phương diện từ định nghĩa, nêu
đặc điểm, các phương tiện, biện pháp tự sự, hình thức tự sự, ngôi kể, người trần
thuật… Tự sự chỉ một trong ba phương thức biểu đạt của văn học (bên cạnh trữ tình
và kịch). “Tự sự tái hiện hành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện các
tiến trình biến cố trong cuộc đời các nhân vật… Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ
chức của trần thuật với ngôn từ chủ yếu làm chức năng thông báo về cái đã xảy ra từ
trước…”[29]. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong tồn bộ tính khách quan...
[21]. Khái niệm tự sự trong các sách trên đã được giải thích khá tồn diện và thống
nhất, là cơ sở lý luận trong quá trình nghiên cứu về đặc trưng VBTS.
R. Barthes và tự sự học (Lời giới thiệu của Đỗ Lai Thuý, Tôn Quang Cường
dịch từ bản tiếng Nga -


http

://vanhoanghethuat.org.vn/sach/sudongdanh/rbathes.htm) [73] : Đỗ Lai Thuý giới
thiệu về Roland Barthes (1915 –1980) là một nhà phê bình văn học, nhà văn hố học,
một trong những đại biểu nổi tiếng nhất của trường phái kí hiệu học Pháp. Tự sự học


cấu trúc của R. Barthes được xác định như là sự phân tích các thành tố và những cơ
chế của truyện kể, nó trình bày một câu chuyện qua hành động kể, sự kể. Tự sự học
quan tâm đến truyện kể như một phương thức trình bày bằng ngơn từ. Nó trả lời câu
hỏi : ai kể cái gì và như thế nào ? Tác phẩm tự sự học tiêu biểu của R. Barthes và của
cả tự sự học cấu trúc nói chung là Đường vào phân tích cấu trúc truyện kể. Sau phần
nhập mơn phân tích cấu trúc truyện kể, mục một trình bày ngơn ngữ các VBTS với
đặc điểm chủ yếu là vượt ra giới hạn của câu. Theo quan điểm cấu trúc, bất cứ VBTS
nào cũng đều được xây dựng theo mơ hình của câu, bất cứ một truyện nào cũng là
một câu lớn và câu kể chính là một sự tỉnh lược của một câu nhỏ. Các “chủ thể” lẫn
cụm chủ vị trong VBTS cũng đều tuân thủ quy tắc cấu tạo câu. Nhưng giữa câu ngôn
bản tồn tại các mối quan hệ đồng đẳng khi lưu ý đến mặt hình thức của chúng. Những
mục tiếp theo về chức năng, hành động, tường thuật, hệ thống VBTS đã được đề cập
chi tiết. Barthes đã đi tìm định nghĩa cấu trúc về nhân vật, vấn đề chủ thể, tình huống
kể,…và đưa ra các cấp độ của từng đơn vị nghiên cứu. Các vấn đề mà Barthes đặt ra
có giá trị phương pháp luận khi nghiên cứu về VBTS và rèn luyện các kĩ năng tạo lập
VBTS.
Văn miêu tả và kể chuyện – Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn
Quang Sáng – Nxb GD 2001 [39]. Sách ghi lại những kinh nghiệm quý báu của các
nhà văn có sở trường về miêu tả và kể chuyện. Những đặc điểm của bài văn kể
chuyện như nhân vật, cốt truyện, tình huống, tình tiết đã được các tác giả cụ thể hóa
bằng những mẩu minh họa sinh động. Các nhà văn cũng lưu ý về nghệ thuật kể
chuyện, nhất là kĩ năng mở bài và kết thúc câu chuyện [39, tr.23-38]. Nhà văn Vũ Tú

Nam đưa ra kinh nghiệm quan sát thiên nhiên và loài vật và nhấn mạnh nội dung phải
được thể hiện một cách tự nhiên, dung dị qua các chi tiết sinh động của cảnh và vật
đồng thời dùng câu chữ cho chính xác, sinh động, gợi cảm [39, tr.7-8]. Nhà văn Phạm
Hổ đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho một bài kể chuyện có các tình huống hợp lý,
đúng sự thật, làm cho người đọc, người nghe tin là có thật. Nhà văn Bùi Hiển thì nêu
kinh nghiệm viết văn kể chuyện của mình là sự quan sát, xuất phát từ tình cảm chân
thành, chi tiết hợp lý, phù hợp với lơ gích tâm lý. Các điều kiện khơng thể thiếu cho
bài văn kể chuyện là câu chuyện phải tự nhiên, sự việc được coi như có thể xảy ra
thực và liên kết các sự việc trong chuyện sao cho câu chuyện ý vị, hấp dẫn, nhiều


kịch tính [39, tr.39-60]. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng đặt vấn đề về quan sát,
không chỉ quan sát bằng mắt mà bằng tấm lòng, nắm bắt chi tiết quý báu từ đời sống
và đưa vào trong tác phẩm [39, tr.61-66]… Những kinh nghiệm thực tiễn của các nhà
văn – những người viết văn chuyên nghiệp đã giúp ích GV rất nhiều trong quá trình
dạy HS làm văn theo yêu cầu, mục tiêu của nhà trường, đồng thời giúp HS sáng tạo
một cách tự tin khi tạo lập VBTS.
Sách Làm văn (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ Cao đẳng Sư phạm (Lê A –
Nguyễn Trí – NXBGD – 2001) [1, tr.167-214] : Sách đã hướng dẫn cụ thể từ “Khái
quát về văn kể chuyện” đến “Phương pháp làm bài văn kể chuyện” và các bài tập
thực hành, trang bị cho sinh viên những kiến thức khá toàn diện về chương trình
giảng dạy và về văn kể chuyện. Từ việc nêu vai trị của văn kể chuyện nói chung, văn
kể chuyện được dạy trong nhà trường, đặc điểm văn kể chuyện và cách phân loại, các
tác giả đã đưa các ví dụ minh hoạ và phân tích chi tiết. Phần “Phương pháp làm bài
kể chuyện” gồm các bước tìm ý, chọn ý và xác định ý nghĩa cho câu chuyện, lập dàn
ý, viết bài văn… Ở phần viết bài văn, các tác giả đã có chú ý đến mở đầu và kết thúc
câu chuyện, đến viết lời kể (giới thiệu, thuyết minh) về nhân vật và sự việc, miêu tả
trong văn kể chuyện và chú ý đến ngôi kể. Các phương pháp này nhằm phục vụ cho
việc giảng dạy văn kể chuyện trong chương trình của nhà trường hiện hành lúc bấy
giờ. Những vấn đề về lý thuyết được đề cập khá chi tiết. Vấn đề rèn luyện kĩ năng sử

dụng ngôn ngữ cho HS chưa được đề cập.
Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn – Nguyễn Trọng Báu – Nguyễn Quang
Ninh – Trần Ngọc Thêm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội (1985) [7] trình bày một cách tinh
giản những vấn đề và kết quả nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản và
dạy làm văn như một ứng dụng và thiết thực nhất của ngữ pháp văn bản. Các tác giả
đã đưa ra một số vấn đề cơ bản của ngữ pháp văn bản như lĩnh vực trên câu, sự ra đời
của ngữ pháp văn bản, liên kết câu, chỉnh thể trên câu đoạn văn. Đặc biệt trong “Thay
phần kết luận, các tác giả đã “thử ứng dụng ngữ pháp văn bản vào việc dạy làm văn
và giảng văn”. Phần ứng dụng này cịn trình bày còn dè dặt và sơ lược [7, tr.144-151]
một số ứng dụng, việc ứng dụng các kiến thức tiếng Việt trong dạy TLV chưa đặt
thành trọng tâm.


Phương pháp dạy học tiếng Việt - Lê A chủ biên, Nguyễn Quang Ninh, Bùi
Minh Toán, NXB GD, 2003, chương 7 trình bày phương pháp dạy học Làm văn [2,
tr.185-238]. Các tác giả đã cung cấp một số tiền đề lý thuyết của việc dạy làm văn.
Phương pháp dạy học Làm văn đề cập đến phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp
dạy thực hành, phương pháp ra đề làm văn, phương pháp chấm và trả bài làm văn.
Phần cuối chương là một số kĩ năng làm văn cần rèn luyện cho HS gồm sáu kĩ năng.
Đó là kĩ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài
viết, kĩ năng lập ý, kĩ năng viết đúng theo dàn ý, kĩ năng lập luận, kĩ năng hành văn,
kĩ năng hoàn thiện bài viết. Ở kĩ năng hành văn, các tác giả đặt vấn đề : “Có thể gộp
vào kĩ năng hành văn cả những năng lực sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ở HS. Đó là kĩ
năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn” [2, tr.236]. Vì khi HS làm văn, về cơ bản, chỉ chú
ý chạy theo nội dung, bám sát các ý, chưa quan tâm tới việc lựa chọn phương tiện thể
hiện nội dung đó như thế nào một cách đầy đủ. Hoặc trong bài viết có ý, có nội dung
nhưng do vốn từ ít, nắm khơng vững các kiểu kết cấu ngữ pháp của câu, hoặc do ít
được vận dụng, ít được luyện tập… nên ý khơng thốt và lời khơng đạt. Tuy khơng
trình bày các phương pháp dạy cụ thể cho từng kiểu văn bản, các tác giả cũng đã đề
cập đến một số kĩ năng cần rèn luyện cho HS. Đây là nội dung mà đề tài luận văn

hướng đến.
Hướng dẫn dạy TLV lớp 7 – Trần Đình Sử – Vũ Nho – Nguyễn Trí, Nxb GD
(1998) [56] : sách có tính chất tham khảo với mục đích giúp HS nắm vững lý thuyết
cơ bản, tăng cường kĩ năng thực hành. Phần lý thuyết trình bày ngắn gọn, cụ thể lý
thuyết kiểu bài và cách làm bài kể chuyện. Phần thực hành gồm nhiều đề cho HS
luyện tập. Sau đó là các bài kham khảo TLV. Sách đã cung cấp cho HS một hệ thống
đề, dàn ý, những bài văn tham khảo, giúp HS có một số tư liệu cần thiết trong quá
trình làm TLV. Tuy nhiên, sách cũng chưa đặt vấn đề hướng dẫn HS sử dụng ngôn
ngữ, rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS như thế nào trong quá trình viết bài
văn kể chuyện.
Phát triển ngôn ngữ cho HS phổ thông - Trương Dĩnh - Nxb Đà Nẵng (2000)
[17] đề cập ý nghĩa, nội dung, nguyên tắc, phương pháp cụ thể đối với việc phát triển
ngôn ngữ, khai thác các biện pháp rèn luyện từ chính âm đến từ ngữ, ngữ pháp,
phong cách với các mơ hình và ví dụ cụ thể. Các quan điểm hiện đại về dạy học tiếng


Việt như các mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ và nhân cách, ngôn ngữ
và giao tiếp… được dẫn giải dễ hiểu. Tập sách chưa đặt vấn đề về rèn luyện và phát
triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong một phương thức tạo lập văn bản, cụ thể là
VBTS.
Các sách tham khảo khác : Những bài làm văn tự sự và Miêu tả 6 –Nguyễn
Quang Ninh – Nxb Giáo dục 2005 [44] ; Hướng dẫn TLV 6 - Vũ Nho chủ biên –
Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Nga, Trần Thị Thành –– Nxb Giáo dục 2004 [41] ; Rèn
kĩ năng làm văn tự sự và miêu tả 6 - Đoàn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Nga –Nxb Đại
học quốc gia TP Hồ Chí Minh 2006 [42] ; Tư liệu dạy Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Đỗ Ngọc
Thống– Nxb Giáo dục 2003 – 2006 [61] ; Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 6, 7,
8 , 9 - Cao Bích Xuân –– Nxb Giáo dục 2003- 2006 [69] ; Một số kiến thức, kĩ năng
và bài rập nâng cao Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Nguyễn Thị Mai Hoa – Đinh Chí Sáng –
Nxb Giáo dục 2003 – 2006 [23] và các tác giả khác với các quyển những bài làm văn
chọn lọc, những bài làm văn hay các lớp 6, 7, 8, 9,…Đây là các sách bài tập và tham

khảo theo chương trình SGK mới 2002. Nội dung trình bày của các sách trên có
những điểm chung là tìm hiểu khái quát về tự sự và đặc điểm của văn tự sự, các kiểu
bài tự sự thường gặp, những điều cần lưu ý, phương pháp làm bài văn tự sự, các bài
tập rèn luyện và một số bài văn mẫu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều sách chỉ cung cấp
cho HS, GV và phụ huynh những bài văn mẫu mà không định hướng phương pháp
cũng như rèn những kĩ năng hình thành năng lực viết VBTS cho HS.
Qua các tài liệu tham tham khảo, khái niệm và đặc điểm về văn tự sự được
trình bày khá thống nhất, luận văn kế thừa thành quả nghiên cứu vào việc tìm hiểu
đặc điểm của VBTS. Việc rèn luyện về kĩ năng sử dụng ngơn ngữ được trình bày
lồng ghép trong các u cầu, phương pháp làm bài văn tự sự, chưa đặt thành vấn đề
cụ thể để hướng dẫn HS rèn luyện.
Đặc trưng của VBTS được xếp vào loại các văn bản nghệ thuật, bản thân nó
vốn là một loại văn bản vừa mang tính thực tế vừa có tính sáng tạo cao. Đưa vào
chương trình giảng dạy trong nhà trường, quá trình rèn luyện viết VBTS khơng chỉ
cần thiết có các phương pháp đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao…, mà còn chú
trọng cho HS cách dùng từ ngữ, câu, liên kết câu cũng như những định hướng đúng


để tạo lập được VBTS đạt yêu cầu cao… Đây là một lĩnh vực nghiên cứu cịn nhiều
hứa hẹn, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn, giúp HS có kĩ năng làm bài,
đồng thời tạo sự yêu thích học văn trong HS, tạo cơ sở để bồi dưỡng và nâng cao
năng lực của HS trong việc tạo lập văn bản, nhất là VBTS.
Dạy tạo lập VBTS chú ý rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thể hiện rõ quan điểm
dạy học tích hợp của chương trình Ngữ văn mới. Luận văn kế thừa những nghiên cứu
về phương pháp dạy TLV và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đồng
thời nghiên cứu về nội dung, chương trình và soạn giảng một số bài dạy tiêu biểu của
chương trình nhằm rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS, phát huy năng lực sử dụng
tiếng Việt cho HS trong tạo lập VBTS.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Mục đích của luận văn là nhằm trang bị thêm cho GV một số cách thức cụ

thể, khả thi về phương pháp dạy TLV tự sự đạt hiệu quả và giúp HS thực hành bài
văn tự sự một cách tự tin, đúng yêu cầu, sáng tạo, sử dụng ngôn từ chuẩn xác, kể
chuyện hấp dẫn… Luận văn thiết kế một số bài giảng chú trọng đến việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ trong tạo lập VBTS cho HS THCS. Từ thực tiễn học tập của
HS, luận văn tìm giải pháp và đề xuất một số kiến nghị cho việc giảng dạy tạo lập
VBTS ở chương trình THCS đạt kết quả, nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng
dạy TLV, phục vụ cho việc giảng dạy chương trình và SGK mới.
- Nhiệm vụ của luận văn là ứng dụng lý thuyết tự sự trong việc soạn giảng các
bài dạy TLV tự sự, chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS THCS. Để
thực hiện nhiệm vụ trên, tác giả luận văn đã tiến hành dự giờ, khảo sát thực tế giảng
dạy và học tập về VBTS của GV và HS ở Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu
những thuận lợi khó khăn từ chương trình SGK, từ GV, HS,… đối với việc dạy tạo
lập VBTS ; thiết kế giáo án và ghi nhận những việc đã làm được và chưa làm được
trong việc dạy thể nghiệm đồng thời đề xuất các phương pháp giảng dạy tạo lập
VBTS có chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu là các bài dạy trong SGK và sách GV lớp 6, 7, 8, 9 về
tạo lập VBTS cấp THCS, các tiết dạy của GV về tạo lập VBTS và các bài viết TLV
tự sự của HS một số trường ở Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu là chương trình TLV tự sự THCS, cụ thể ở các lớp 6, 7,
8, 9 phân bố trong học kì I.
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu nghiên cứu trên, chúng tôi vận
dụng các phương pháp sau trong luận văn :
5.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành : vận dụng và kế thừa thành tựu
nghiên cứu của nhiều ngành : ngôn ngữ học, nghiên cứu văn học, giáo dục học, lý
luận văn học, tâm lý học,… trong đó đặc biệt chú ý đến việc vận dụng phương pháp
giảng dạy TLV và Tiếng Việt trong tạo lập VBTS. Luận văn tìm hiểu chương trình

giảng dạy về TLV tự sự trong nhà trường, tham khảo các tài liệu về lý thuyết văn tự
sự, về phương pháp giảng dạy TLV và Tiếng Việt qua các sách, báo, tạp chí chuyên
ngành ngôn ngữ, tạp san, báo cáo chuyên đề…
5.2 Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn : dự giờ GV giảng dạy các tiết
về tạo lập VBTS, điều tra, thăm dò, phỏng vấn các GV THCS ở quận 6 để tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn của chương trình giảng dạy cũng như việc tiếp thu, thực
hành làm văn tự sự của HS.
5.3 Phương pháp thống kê : thống kê các lỗi sai từ bài làm của HS trong việc
dùng từ, dùng câu, viết đoạn, viết VBTS.
5.4 Phương pháp thực nghiệm : thực hành soạn giảng một số bài dạy về tạo lập
VBTS trong chương trình chú trọng đến rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS.
5.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá : tổng hợp các vấn đề lý thuyết
của VBTS ; phân tích nguyên nhân lỗi sai của HS từ kết quả thống kê bài làm và
đánh giá những đóng góp của luận văn.
6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cơ sở khoa học : Mục tiêu của môn Ngữ văn cấp THCS là hoàn thiện kiến thức
cơ sở về từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt ; cung cấp kiến thức về văn bản học, lí luận
văn học ; hình thành ở HS năng lực tiếp nhận và tạo lập các kiểu VBTS, miêu tả, biểu


cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - cơng vụ. Luận văn thể hiện sự tích hợp
giữa lý thuyết TLV và đặc điểm ngôn ngữ của VBTS để rèn luyện kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ trong VBTS, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích
cực, chủ động trong hoạt động dạy học TLV đáp ứng yêu cầu giao tiếp, phát huy
năng lực sử dụng tiếng Việt làm công cụ để giao tiếp và tư duy.
Cơ sở thực tiễn : luận văn được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ
thơng cấp THCS và SGK mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng đại trà từ
năm 2002 đến nay. Luận văn khảo sát thực tế giảng dạy của GV môn Ngữ văn và
chất lượng học tập bộ môn của HS THCS ở Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh năm
học 2006 -2007.

7. Cấu trúc luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương I : Đặc trưng VBTS và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong
tạo lập VBTS cho HS THCS.
Chương II : Vấn đề dạy học tạo lập VBTS ở chương trình THCS.
Chương III : Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS THCS
trong tạo lập VBTS.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.




Phiếu điều tra GV.
Thống kê kết quả điều tra.


CHƯƠNG 1. ĐẶC TRƯNG VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ VIỆC TẠO LẬP VĂN BẢN
TỰ SỰ CHO HỌC SINH THCS
1.1. Khái niệm, đặc điểm VBTS
1.1.1. Khái niệm văn bản
Văn bản trong ngôn ngữ học được định nghĩa rất phức tạp. Theo Từ điển thuật
ngữ văn học, với nghĩa rộng : 1) Bản ghi bằng chữ viết hoặc in, một phát ngôn hoặc
một thông báo ngôn từ (phân biệt với việc thực hiện phát ngơn hoặc thơng báo ấy
bằng nói miệng) ; 2) Phương diện tri giác của tác phẩm được biểu đạt và ghi nhận
bằng các kí hiệu ngơn ngữ ; 3) Đơn vị nhỏ nhất (có tính thống nhất tương đối và tính
độc lập tương đối) của giao tiếp bằng ngôn từ. Với nghĩa hẹp : văn bản là một chỉnh
thể nghĩa, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo
mà tác giả (người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận).[ 21, tr.270-271]
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học : “Văn bản là chuỗi các đơn vị

kí hiệu ngôn ngữ làm thành một thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc
tính cơ bản của nó là sự hồn chỉnh về hình thức và nội dung ; sản phẩm của lời nói
được định hình dưới dạng chữ viết hoặc in ấn.” [70, tr.413]
Theo SGK Ngữ văn 6 : “Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề
thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực
hiện mục đích giao tiếp” [47, tr.17]. Khái niệm trên chú ý đến những tính chất cơ bản
tạo thành văn bản để thực hiện giao tiếp, cung cấp cách hiểu cơ bản về văn bản cho
HS cấp THCS.
1.1.2. Phương thức biểu đạt
Thuật ngữ “phương thức biểu đạt” là một khái niệm được dùng phổ biến trong
chương trình và SGK mới. Phương thức là cách thức và phương pháp (nói tổng quát)
[71, tr.766], biểu đạt là làm cho nội dung tư tưởng được tỏ rõ ra bằng hình thức nào
đó [71, tr.63]. Phương thức biểu đạt được hiểu như là cách thức biểu đạt nội dung cần
thể hiện, cách thức miêu tả, phản ánh và tái hiện lại đời sống (thiên nhiên, xã hội, con
người) của người viết, người nói. Mỗi phương thức biểu đạt phù hợp với một mục


đích, ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định và được thực hiện bởi một thao tác chính nào
đó. [64]
Tùy theo mục đích giao tiếp mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các
phương thức biểu đạt phù hợp. Có thể chia ra sáu phương thức biểu đạt như tự sự,
miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (lập luận), điều hành (hành chính – cơng
vụ). Phương thức biểu đạt là căn cứ để xác định kiểu văn bản. Ứng với sáu phương
thức biểu đạt này là sáu kiểu văn bản tương ứng. Kiểu văn bản là hình thức biểu đạt
cơ bản nhất của mọi biểu đạt. Mỗi kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
chính. Một kiểu văn bản có thể bao chứa trong nó các phương thức biểu đạt khác.
1.1.3. Phương thức tự sự
Khi muốn tái hiện lại một câu chuyện đã xảy ra nhằm giải thích sự việc, tìm
hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê thì người viết phải trình bày
một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có

một kết thúc. Đó chính là phương thức tự sự.
Khái niệm phương thức tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ
nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. Khái niệm tự sự ở đây bao gồm các nội
dung kể chuyện, tường thuật, trần thuật trong chương trình TLV trước đây. Hình
thức văn bản cụ thể của VBTS là bản tin báo chí, bản tường thuật, tường trình, tác
phẩm lịch sử, tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự. Từ “kể
chuyện” khá tiêu biểu cho tự sự, cho nên nhiều khi được dùng để thay thế tự sự.
“Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.” [47, tr.28].
Phương thức tự sự ở TLV tập trung vào hành động kể việc, thuật việc, trình bày diễn
biến sự việc.
Thể loại tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức
khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. [21,
tr.263]. Thể loại tự sự bao hàm cả kể và miêu tả sự việc, sự vật.
VBTS lớn hơn phương thức tự sự vì có chứa nhiều phương thức biểu đạt.


1.1.4. Mục đích giao tiếp của tự sự
Mục đích kể chuyện là để biết, để nhận thức con người cũng như ngoại giới
và phương thức kể là kể từng việc, lần lượt có đầu có đi, có tính liên tục, có
ngun nhân, kết quả. Kể khơng theo trình tự đầu cuối, sắp xếp các tình tiết khơng
hợp lí, người đọc không nắm được sự việc, tức là không đạt được mục đích giao
tiếp.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và
bày tỏ thái độ khen chê. [47, tr.28]
1.2. Đặc điểm VBTS :
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi của
con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về
một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với
cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân

vật trữ tình và kịch. Trong tác phẩm tự sự cốt truyện được triển khai, nhân vật
được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng, bao
gồm chi tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết
tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống văn hố, lịch sử, lại
cịn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà khơng nghệ
thuật nào tái hiện được.
Những điểm nói trên làm cho tác phẩm tự sự trở thành loại văn học có
khả năng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người hiện đại… [21,
tr.263-264]
1.2.1 Sự việc và nhân vật
- Cốt truyện :
Từ điển Văn học (bộ mới) giải thích “Thuật ngữ cốt truyện chỉ sự phát triển
của hành động, của tiến triển các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch,
đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [29, tr.324-326]. Cốt truyện có chức năng quan
trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Bản thân thuật
ngữ “cốt truyện” của tiếng Việt, dễ bị hiểu như cái “lõi”, “bộ xương”, cái “sườn”, “cơ
sở” của truyện chứ chưa phải là truyện. Gorki coi cốt truyện là hệ thống các quan hệ


qua lại của các nhân vật, là “lịch sử phát triển và sự tổ chức một tính cách nào đó”.
Cái dệt nên cốt truyện là hành động của các nhân vật (hành động là sự thể hiện các
cảm xúc, ý nghĩa, ý định của con người vào các hành vi, hoạt động, lời nói, cử chỉ,
nét mặt … của họ). Chương trình giảng dạy tự sự cấp THCS đưa vấn đề cốt truyện
vào sự việc, nhân vật và xác định đây là hai yếu tố then chốt của VBTS.
- Sự việc
“Sự việc là yếu tố quan trọng, cốt lõi của tự sự.” [47, tr.79], là “cái xảy ra được
nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác” [70, tr.846]. Sự
việc là những việc xảy ra và những việc do con người làm ra. Muốn tự sự phải chọn
sự việc và tổ chức sự việc sao cho thể hiện được điều muốn nói. Sự việc tạo thành
chuyện phải tiêu biểu, có vai trị dẫn dắt câu chuyện, khắc họa đặc điểm tính cách

nhân vật tác động của sự việc phải gây biến đổi, nhằm bộc lộ bản tính, ngun nhân
gì bên trong của con người hay sự vật thì mới tạo thành chuyện.
Trong VBTS có thể chỉ một sự việc được kể cùng một số chi tiết làm ra sự việc
đó. Nhưng thường thì câu chuyện được kể là một chuỗi sự việc từ khởi đầu, phát
triển đến cao trào và kết thúc. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có các sự việc sau
[61, tr.33-34] :
 Sự việc khởi đầu : Vua Hùng kén rể.
 Sự việc phát triển : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn, Vua Hùng ra điều
kiện.
 Sự việc cao trào : Sơn Tinh được vợ, Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
 Sự việc kết thúc : Thuỷ Tinh thua và thường xuyên trả thù.
Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc
nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Chính các yếu tố này làm truyện được cụ thể,
sáng tỏ. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có các yếu tố tự sự cụ thể :
 Ai làm (nhân vật là ai) : Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
 Việc xảy ra ở đâu (địa điểm) : Thành Phong Châu.
 Lúc nào (thời gian) : Đời Vua Hùng thứ 18.
 Nguyên nhân : Thuỷ Tinh căm tức vì khơng lấy được Mỵ Nương.


 Diễn biến : Hai chàng trai tài giỏi cùng muốn lấy Mỵ Nương, Thuỷ Tinh
thua cuộc, Thuỷ Tinh và Sơn Tinh đánh nhau quyết liệt.
 Kết quả : Thuỷ Tinh thất bại.
“Sự việc trong VBTS được trình bày một cách cụ thể : Sự việc xảy ra trong
thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến,
kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho
thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt” [47, tr.38]. Tuy nhiên sự việc
cần được kể một cách đầy đủ, chứ không bắt buộc phải kể đủ các yếu tố đó trong
mọi văn bản. Chuỗi sự việc không phải lúc nào cũng được kể theo tuần tự diễn biến
tự nhiên. Nhưng dù kể theo cách nào cũng phải thể hiện được tư tưởng mà người kể

muốn biểu đạt và tạo được hứng thú cho người nghe. Sự việc có quan hệ với nhau và
với nhân vật, với chủ đề tác phẩm. Trong tự sự, chuỗi sự việc tạo thành cốt truyện
của văn bản.
- Nhân vật
Trong văn tự sự, nhân vật là yếu tố luôn đi cùng với sự việc.
Vậy thế nào là nhân vật trong VBTS ? Hiểu theo nghĩa hẹp, nhân vật là những
con người được nói tới trong VBTS. “ Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự
việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản” [47,tr.38]. Những nhân vật đó có thể có
tên như chị Dậu, Nghị Quế (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn
Quang Sáng),… có thể khơng có tên như anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư (Lặng lẽ
Sa Pa - Nguyễn Thành Long), ông giáo (Lão Hạc - Nam Cao),… Hiểu theo nghĩa
rộng, nhân vật là tất cả những chủ thể tạo nên hành động trong tác phẩm. Theo nghĩa
này, nhân vật có thể là người, có thể khơng phải là người, có thể là vật, có thể là đồ
vật.
Nhân vật có thể là thần (Gióng trong Thánh Gióng - truyền thuyết), là người
(ơng Hai trong Làng – Kim Lân)), là vật (Dế Mèn trong Dế Mèn phiêu lưu kí – Tơ
Hồi). Trong văn tự sự nhiều khi có nhân vật xưng “tơi”. Nhân vật này có khi là
người dẫn chuyện, người chứng kiến việc xảy ra và kể lại cho ta nghe, người như biết
hết mọi chuyện trong tác phẩm, cứ thấp thoáng khi ẩn khi hiện trong câu chuyện. Có
khi nhân vật “tơi” này là một trong những người tham gia, đóng vai nhất định trong
truyện như nhân vật “tôi” trong Tôi đi học của Thanh Tịnh, hoặc “tôi” trong Trong


lịng mẹ của Ngun Hồng… Nhân vật, đó là cá thể làm ra sự việc và là sản phẩm của
lời kể. Có nhiều cách thể hiện nhân vật và phân loại nhân vật như nhân vật chính diện
và nhân vật phản diện (Thạch Sanh, Lí Thơng), nhân vật chính và nhân vật phụ (Đơn
Ki-hơ-tê, Xan-chơ Pan-xa). Ngồi ra cịn có nhiều cách phân loại nhân vật như nhân
vật tích cực (Nho, Phương Định – Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê), nhân vật
tư tưởng (Nhĩ - Bến quê – Nguyễn Minh Châu)… Nhân vật được thể hiện qua các
mặt : tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm, suy nghĩ, hành động, tâm trạng

(Thúy Kiều - Truyện Kiều - Nguyễn Du),…
Trong các VBTS nghệ thuật, sự việc và nhân vật khơng tách rời, vì nhân vật là
kẻ làm ra sự việc và nhân vật chỉ có thể hiện lên trong các sự việc đó qua lời kể.
Tương tự, mỗi sự việc đầy ắp chi tiết về nhân vật.
1.2.2. Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự
- Chủ đề là yếu tố nội dung không thể thiếu của VBTS. “Chủ đề là vấn đề
chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật, theo một
khuynh hướng nhất định” [71, tr.168]. Khái niệm chủ đề của văn bản thường gợi ra
nhiều cách hiểu xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận. Khi nhà văn sáng tạo ra tác phẩm
thì chủ đề của văn bản là tư tưởng của tác giả gửi gắm qua tác phẩm, là thông điệp
nghệ thuật của nhà văn. Khi người đọc tiếp nhận văn bản thì vấn đề đời sống toát lên
từ câu chuyện là chủ đề tác phẩm. Nói một cách đơn giản, “chủ đề là vấn đề chủ yếu
mà người viết muốn đặt ra trong văn bản [47,45]. “Chủ đề là điều mà câu chuyện
muốn đề cao, muốn ca ngợi, khẳng định hoặc muốn lên án, phê phán, chế giễu. Chủ
đề thấm nhuần trong sự việc, trong mâu thuẫn và trong cách giải quyết mâu thuẫn của
truyện. Người kể phải chọn các sự việc thích hợp với chủ đề, phải có cách kể sao cho
chủ đề được biểu hiện ra để người đọc nhận thấy. Chọn các sự việc không hợp chủ đề
sẽ làm cho bài văn lạc đề, rời rạc.” [51, tr.9].
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [50, tr.180 -188] khắc họa
thành cơng hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh
thanh niên làm cơng tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện
khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm
lặng. Tác giả muốn nói với người đọc : “Trong cái lặng im của Sa Pa, có những con


người làm việc và lo nghĩ cho đất nước” [54, tr.200]. Chủ đề tác phẩm cũng gợi ra
những vấn đề ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân
chính đối với con người.
- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm ba phần :




Mở bài : giới thiệu chung về nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu

chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)



Thân bài : kể diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định nhằm thể

hiện chủ đề. (Trả lời các câu hỏi : Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với
ai? Như thế nào?…)
Trong khi kể, người viết thường phải kết hợp miêu tả sự việc, con
người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người
được miêu tả.



Kết bài : kể kết cục của sự việc, cảm nghĩ của người trong cuộc

(người kể chuyện hay một nhân vật nào đó) hoặc khẳng định chủ đề
của truyện.
“Dàn bài là sự sắp xếp bên ngoài, mà chủ đề là mối liên hệ bên trong. Chủ đề
có lúc thể hiện ở những câu then chốt trong phần mở bài hoặc kết bài, có lúc thể hiện
ở chi tiết, hành động.” [53, tr.49]. Dàn bài chỉ nêu lên một cách chung nhất sự sắp
xếp cơ bản của bài văn tự sự. Thực tế bài văn tự sự hoàn chỉnh rất linh hoạt, nhất là
phần mở bài và kết bài.
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh [49] đã diễn tả những kỉ niệm trong
sáng của tuổi học trị trong buổi tựu trường đầu tiên. Trình tự diễn tả những kỉ niệm
của nhà văn trong tác phẩm :




Mở bài : từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyển của trời đất cuối

thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón là mẹ lần đầu tiên đi
đến trường gợi cho nhân vật “tơi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ
niệm trong sáng.



Thân bài : diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” :

 Tâm trạng, cảm giác trên con đường cùng mẹ tới trường.


 Tâm trạng, cảm giác khi nhìn nhìn ngơi trường ngày khai giảng,
khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời
bàn tay mẹ để vào lớp.
 Tâm trạng lúc ngồi vào chỗ



Kết bài : tâm trạng của nhân vật “tơi’ đón nhận giờ học đầu tiên.

1.2.3. Thứ tự trong văn tự sự
Khi kể chuyện, người viết có thể kể các sự việc nối tiếp nhau theo trình tự thời
gian, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, lần lượt cho đến hết
chuyện. Nhưng trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải theo trình tự thời gian,
để làm cho câu chuyện bất ngờ, tạo hứng thú cho người đọc, bộc lộ tình cảm với nhân

vật, người viết có thể kể kết quả hoặc kết thúc câu chuyện trước rồi mới dẫn dắt
người đọc vào các sự việc diễn ra trước đó hoặc diễn biến tiếp theo của câu chuyên.
Có khi người ta kể chuyện bắt đầu từ mốc thời gian giữa câu chuyện rồi kể lại từ đầu,
sau đó kể tiếp câu chuyện.
Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên ; Bánh chưng, bánh giầy [47] kể theo thứ
tự thời gian có sự tiếp nối ngay cả khi câu chuyện đã kết thúc. Truyện ngắn Chiếc
lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng [50] bắt đầu từ mốc thời gian hiện tại.
Nhân vật ông Ba đang kể chuyện cho đồng đội về một kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời
mình, sau đó là toàn bộ diễn biến câu chuyện và kết thúc câu chuyện và những tình
cảm của người kể.
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của VBTS
Đặc điểm ngôn ngữ của VBTS nằm trong đặc điểm chung của kiểu văn bản
này. Việc tách riêng thành đặc điểm ngôn ngữ của VBTS nhằm mục đích nhấn mạnh
đến đặc thù về ngơn ngữ mà đề tài luận văn hướng đến.
1.3.1. Lời văn tự sự
“Lời văn là hình thức diễn đạt bằng ngơn ngữ được viết thành văn” [71,
tr.566]. Lời văn tự sự là hình thức diễn ngôn tự sự. Lời giới thiệu, kể sự việc, miêu tả,
đối thoại, độc thoại, bình luận là các bộ phận tạo thành lời văn tự sự.


Lời văn tự sự hết sức phong phú, đa dạng. Có thể phân làm 2 loại lớn là lời
giới thiệu nhân vật và lời văn kể việc.
Lời giới thiệu nhân vật là yếu tố rất cơ bản của lời văn tự sự. Bất kì
VBTS nào cũng có lời giới thiệu nhân vật. Đó là những thơng tin về nhân vật, từ tên,
họ, lai lịch, quan hệ cho đến tính tình, tính cách, tài năng, ý nghĩa của nhân vật, sự
ảnh hưởng của nhân vật trong tiến trình phát triển của truyện. Lời giới thiệu cũng bao
gồm cả sự bày tỏ thái độ khen chê của người viết. Ví dụ, lời giới thiệu nhân vật trong
truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh [31, tr.45] :
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương,
người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn

kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hơm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên
có tài lạ : vẫy tay về phía đơng, phía đơng nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây,
phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người
ở miền biển, tài năng cũng khơng kém : gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về.
Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người
là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Hai đoạn văn trên giới thiệu về vua Hùng và Sơn Tinh, Thủy Tinh. Cách giới
thiệu đầy đủ, cô đọng :
Đoạn 1 : gồm 2 câu, giới thiệu về vua Hùng và Mị Nương.
Câu (1) : Cung cấp thông tin xác định cụ thể vua Hùng của đời thứ mười tám,
có một cơ con gái xinh đẹp, nết na tên gọi Mị Nương.
Câu (2) : Giới thiệu về tình cảm của vua Hùng dành cho con gái và nguyện
vọng kén chồng xứng đáng cho con.
Đoạn 2 : gồm sáu câu, giới thiệu về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 1 giới thiệu
chung, câu 2, 3 giới thiệu lai lịch, tài năng Sơn Tinh, câu 4, 5 giới thiệu cũng giới
thiệu lai lịch, tài năng Thủy Tinh, cuối câu 5 là sự khẳng định tài năng của hai người
đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
Các kiểu câu thường được dùng trong giới thiệu nhân vật là :
 Câu trần thuật có nịng cốt câu có từ “có” :
 Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái…


 Một hơm có hai chàng trai đến cầu hơn.
 Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ…



Câu trần thuật đơn có từ “là” :
 Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

 Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
 Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả
hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

Các loại từ thường dùng là danh từ, đại từ, tính từ chỉ tính cách, thuộc tính của
con người.
- Lời văn kể việc
Ngoài giới thiệu nhân vật, văn tự sự cịn kể việc. Thơng thường, trong lời kể có
lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu thời gian, khơng gian, lời kể về sự kiện diễn ra trong
truyện.
Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm của nhân vật, những thay đổi do các
hành động ấy đem lại cũng như kết quả của hành động, câu chuyện. Lời văn kể việc
thường là lời thông báo, thuyết minh về sự việc. Yếu tố kể sự việc bao gồm thứ tự,
quan hệ của hành động, sự việc và cách dùng động từ. Lời văn kể việc trong truyện
Thánh Gióng[47, tr.20] :
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.
Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy,
vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai
phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mơng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng
vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa,
tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp
này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những
cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên
nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình
một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ
bay lên trời.



Các sự việc được kể tuần tự :



Sự việc 1 : Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước nguy cấp. (Câu 1, 2)
Sự việc 2 : Sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt đến. (Câu 3)
Sự việc 3 : Các hành động, việc làm của Thánh Gióng chuẩn bị lên đường và
giết giặc. (Câu 4 - 10)
Sự việc 4 : Giặc thua. (Câu 11 -12)
Sự việc 5 : Hành động của Thánh Gióng sau khi thắng giặc. (câu 13)
Lời văn kể việc là lời văn có nhiều câu chỉ hoạt động, các câu có nhiều động từ
chỉ hành động, có sử dụng từ chỉ thời gian (ngày xưa, bấy giờ, một hôm, bèn, từ đấy,
hiện nay,…).
Trong VBTS thường xuất hiện rất nhiều lời miêu tả. Miêu tả cảnh trong văn tự
sự không chỉ vẽ lên cảnh tượng mà cịn tạo khơng gian, điều kiện để bộc lộ nhân vật.
Miêu tả người trong VBTS không chỉ vẽ lên một chân dung mà còn lột tả một tính
cách nào đó. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại nới nhau, ép cho
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc...” (Lão Hạc – Nam Cao) [49]. Miêu tả chi tiết ngoại
hình đau đớn của lão Hạc bị dằn xé trong tiếng khóc, tác giả diễn tả sự ân hận, đau
đớn của lão Hạc dường như đến tột cùng khi lão nghĩ mình đã đánh lừa một con chó.
Lời văn tự sự khơng chỉ là lời văn giới thiệu, kể việc, miêu tả tâm lí nhân vật
gắn với hành động, diễn biến tâm tư của nhân vật để bộc lộ tính cách mà cịn là lời
đối thoại, độc thoại của nhân vật ; lời nhận xét, biểu cảm, bình luận của tác giả về sự
việc, nhân vật,… Lời văn tự sự đơi khi là lời biểu cảm, bình luận của tác giả về sự
kiện hoặc nhân vật. “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như
ai hết… một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... một
người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi khơng muốn liên lụy đến hàng xóm, láng
giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc
đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…” (Lão Hạc – Nam Cao) [49]. Đây là suy
nghĩ của nhân vật ông giáo ngộ nhận việc lão Hạc xin bã chó để làm điều xấu. Đó là
sự thất vọng và sụp đổ niềm tin vào con người của ông giáo. Lời văn thể hiện tình

cảm của ơng giáo cũng như lời bình luận, đánh giá về lão Hạc và cuộc đời.


Về hình thức ngữ pháp, câu sử dụng trong VBTS cũng rất đa dạng. Các câu
đơn, câu ghép, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt,… đều được sử dụng. Đoạn trích
mở đầu truyện Những ngơi sao xa xơi – Lê Minh Khuê ở SGK Ngữ văn 9 tập 2 :
Chúng tơi có ba người. Ba cơ gái. Chúng tơi ở trong một hang dưới chân
cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa ! Đường
bị đánh lỡ loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường khơng có lá xanh. Chỉ
có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những
tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ơ tơ méo mó, han gỉ nằm trong
đất.
Trong đoạn văn, tác giả đã dùng nhiều câu đơn, có dùng một số câu đặc biệt
nhằm miêu tả cảnh chiến trường bị bom cày xới ác liệt. Nhiều câu ngắn nhưng không
gây cảm giác nhàm chán cho người đọc vì phù hợp với khơng khí khẩn trương trên
chiến trường.
1.3.2. Đoạn văn tự sự :
Những vấn đề về đoạn văn trong ngữ pháp văn bản đã được giải quyết tương
đối thỏa đáng. Trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn [9, tr.9], kiến
thức đoạn văn được quy định giảng dạy từ lớp 2 cho đến lớp 12 – nghĩa là xuyên suốt
trong các cấp lớp. Khái niệm về đoạn văn trong chương trình THCS được quan niệm
như sau :
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương
đối hồn chỉnh. Đoạn văn có thể do một hoặc nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các
từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường
là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu
chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần
chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của
đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp,… [49, tr.36]


×