1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.............................................................................................................. i
Lời cam đoan............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn...............................................................................................................iii
Mục lục...................................................................................................................... 1
Danh mục các cụm từ viết tắt....................................................................................3
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 4
Chương 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vị trí vai trò của hóa học ở trường phổ thông ....................................................7
1.2. Ngôn ngữ hóa học...............................................................................................8
1.2.1. Lịch sử của ngôn ngữ hóa học.......................................................................8
1.2.2. Các dạng của ngôn ngữ hóa học..................................................................12
1.2.3. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học..............................................................17
1.3. Bài tập hóa học.................................................................................................17
1.3.1. Khái niệm....................................................................................................17
1.3.2. Tác dụng của BTHH...................................................................................18
1.3.3. Phân loại BTHH..........................................................................................18
Chương 2 MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
HOÁ HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
2.1 Một số bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học Trung học cơ sở. .20
2.1.1. Chất ............................................................................................................. 20
2.1.2. Nguyên tử....................................................................................................20
2.1..3. Nguyên tố hoá học......................................................................................21
2.1.4. Đơn chất, hợp chất, phân tử.........................................................................21
2.1.5. Công thức hoá học, Hoá trị .........................................................................23
2.1.6. Phản ứng hoá học và phương trình hoá học.................................................24
2.1.7. Định luật bảo toàn khối lượng – mol...........................................................27
2.1.8. Bài tập định lượng.......................................................................................27
2.2. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh trung học phổ
thông....................................................................................................................... 37
2
2.2.1. Nguyên tử, nguyên tố hóa học.....................................................................37
2.2.2. Đơn chất- Hợp chất.....................................................................................39
2.2.3. Phản ứng hoá học và phương trình hóa học.................................................47
2.2.4. Định luật tuần hoàn......................................................................................53
2.2.5. Sự điện li......................................................................................................54
2.2.6. Liên kết hoá học...........................................................................................55
2.2.7. Bài tập định lượng.......................................................................................56
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Thông qua dự giờ, quan sát...............................................................................65
3.1.1. Qua dự giờ...................................................................................................65
3.1.2. Qua quan sát tập...........................................................................................65
3.2. Thông qua phiếu hỏi ý kiến, điều tra.................................................................65
3.2.1. Qua phiếu điều tra HS THCS.......................................................................65
3.2.2. Qua phiếu điều tra HS THPT.......................................................................67
3.2.3. Qua phiếu hỏi ý kiến GV.............................................................................71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................76
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BT: Bài tập
BTHH: Bài tập hóa học
CB: Cơ bản
CTCT: Công thức cấu tạo
CTPT: Công thức phân tử
CTTB: Công thức trung bình
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NC: Nâng cao
NLTD: Năng lực tư duy
PP: Phương pháp
PTHH: Phương trình hóa học
SGK: Sách giáo khoa
SGK HH: Sách giáo khoa hóa học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luật giáo dục 2005 điều (28.2) đã đưa ra mục tiêu chung của giáo dục là: “…phát
huy tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn”. Trong quá trình dạy học ở
trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát triển tư duy cho học
sinh thông qua việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống ở mỗi bộ
môn, trong đó có bộ môn hóa học. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, tức là
một môn học cần phải nắm vững cả lí thuyết và thực hành. Để học tốt môn hóa học,
để vận dụng tốt những kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống thì chúng ta cần
phải nắm vững, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học
thông qua các dạng bài tập hóa học. Giải bài tập hóa học không những có tác dụng
rèn luyện tính tích cực, tự lực, trí thông minh, sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh
hứng thú học tập mà nó còn có tác dụng rèn luyện kĩ năng, vận dụng, đào sâu mở
rộng kiến thức và rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học. Thông qua việc giải bài
tập hóa học mà ta có thể biết được khả năng sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh
THCS, THPT.
Xuất phát từ cơ sở thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Xây dựng hệ
thống bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh
trường phổ thông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh
trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, cơ sở việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ hóa học.
- Nghiên cứu các dạng của ngôn ngữ hóa học, phân tích đề bài và đưa ra một số
bài tập ở phổ thông có khả năng rèn luyện ngôn ngữ hóa học.
- Nghiên cứu thực nghiệm: dự giờ, xem tập, bài kiểm tra, trao đổi với giáo viên.
5
4. Đối tượng và khách thể
- Ngôn ngữ hóa học và bài tập hóa học
- Sách giáo khoa lớp 8, 9, 10, 11, 12 và các tài liệu có liên quan
- Quá trình dạy và học môn hóa ở trường THCS, THPT
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: để thu thập, tổng hợp cơ sở lí luận của đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm: qua phiếu khảo sát, dự giờ, phỏng vấn, dạy mẫu…
6. Triển vọng của đề tài
Đề tài nghiên cứu rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học thông qua hệ thống
bài tập. Nghiên cứu có thể làm tham khảo cho GV trung học trong dạy học hóa học
phổ thông.
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ hóa học rất quan trọng trong việc hiểu và học môn hóa học vì thế đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo bàn về ngôn ngữ
hóa học trong nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể điểm qua một số công trình nghiên
cứu sau:
* B.N.KONAREV(1985), Các định luật và ngôn ngữ hóa học,
Nhà xuất bản Giáo dục.
Trong tài liệu này đã trình bày về lịch sử phát triển của các kí hiệu hóa học. Bên
cạnh đó tài liệu còn đề cập đến cách biểu diễn của phản ứng từ các từ ngữ đến kí
hiệu hóa học, đưa ra qui tắc của danh pháp hóa học vô cơ bằng tiếng nga.
* Hóa học và ứng dụng. Tạp chí của hội hóa học VN – ISSNO866 – 7004.
Số 12 (72/2007).
Trong tạp chí này đã đưa ra cách gọi tên và kí hiệu của các nguyên tố hóa học.
Nội dung nghiên cứu trong đề tài này đã được sự đồng thuận cao trong các cuộc
thảo luận và đã đưa ra những qui tắc chung để gọi tên và viết kí hiệu các nguyên tố
mà đến nay còn sử dụng.
* Trần Quốc Sơn (2000), Vấn đề thuật ngữ và danh pháp hóa học hữu cơ,
Nhà xuất bản Giáo dục.
Đây là một tham luận nói lên tính cấp bách của việc sử dụng thuật ngữ và danh
pháp hóa học hữu cơ, đề cập đến tình hình, cách phiên chuyển và tình hình chung
để phiên chuyển các thuật ngữ.
6
Sau khi điểm qua các công trình nghiên cứu ngôn ngữ hóa học ta thấy vấn đề này
có nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứu về hệ thống bài tập để
rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học thì chưa có công trình nào nghiên cứu
thành một đề tài độc lập. Hi vọng dưới sự kế thừa tiếp thu các đề tài nghiên cứu
trước đây chúng tôi sẽ phát huy nghiên cứu sâu hơn, kĩ hơn về việc rèn luyện kĩ
năng ngôn ngữ hóa học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập.
7
Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Vị trí vai trò của hóa học ở trường phổ thông
- “Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đề ra nhiệm vụ “ Tạo được chuyển
biến cơ bản về phát triển Giáo dục và Đào tạo “ đã xác định rõ: ưu tiên hàng đầu
cho chất lượng dạy và học,…phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của
học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh
liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của
cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối
sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại.”
- Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Hóa học cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
đào tạo của trường trung học phổ thông.Việc xác định mục tiêu đào tạo của hóa học
trong nhà trường có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học môn học. Muốn
xác định đúng mục tiêu môn hóa học, cần xuất phát đường lối xây dựng chủ nghĩa
xã hội Việt Nam, mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam, mục tiêu của trường phổ
thông trong giai đoạn mới, những đặc trưng của khoa học hóa học.
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục Trung học Cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục hình thành cho học sinh những cơ sở nhân cách
của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trình độ học vấn phổ thông cơ sở và
những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng thu được mà hình thành và phát triển
các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kì
công nghiệp hóa hiện đại hóa:
8
+ Năng lực hành động có hiệu quả mà một trong những thành phần quan trọng là
năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trong suy nghĩ, hành động trên cơ
sở phân biệt được đúng sai.
+ Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể chủ động, linh
hoạt và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống cũng như hòa nhập với môi
trường thiên nhiên, gia đình và cộng đồng xã hội.
+ Năng lực giao tiếp, ứng xử với lòng nhân ái, có văn hóa và thể hiện tinh thần
trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
+ Năng lực tự khẳng định, biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động,
không ngừng rèn luyện bản thân, có khả năng tự đánh giá và phê phán trong phạm
vi môi trường hoạt động và trải nghiệm của bản thân.
- Hóa học là một trong những môn học then chốt ở bậc trung học và đại học, có ba
nhiệm vụ lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực:
+ Đào tạo nghề có chuyên môn hóa học phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã
hội, đặc biệt cho sự hóa học hóa đất nước.
+ Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực, coi học vấn hóa học như
một bộ phận hóa học hỗ trợ.
+ Góp phần phát triển nhân cách, giúp cho thế hệ công dân tương lai có ý thức về
vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất, khoa học của xã hội hiện đại, hình
thành các giá trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục chung
và thích hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh. [7], [9]
1.2. Ngôn ngữ hóa học
1.2.1. Lịch sử của ngôn ngữ hóa học
Sự phát triển những kiến thức hóa học được phản ánh trong lịch sử các kí hiệu
hóa học.
1.2.1.1. Thời giả kim
Các nhà hóa học giả kim muốn tạo cho hình tượng các chất hóa học một ý nghĩa
bí ẩn, mã hóa chúng bằng những kí hiệu, đồng thời đôi khi họ biểu diễn cùng một
chất theo các cách khác nhau. Vì các chất mới được tìm ra ngày càng nhiều, nên số
lượng kí hiệu ngày một tăng lên.
Các kí hiệu hóa học của các nhà hóa học giả kim có những hình rất kì quặc.
9
Vào thời đó người ta biết được bảy hành tinh và bảy kim loại, do đó các nhà hóa
học giả kim cho rằng mỗi kim loại tương ứng với một hành tinh, hành tinh này điều
khiển số phận của kim loại trên trái đất. Vì vậy, nguyên tố cũng được biểu diễn bằng
kí hiệu của các hành tinh đó.
Các nhà hóa học giả kim dùng kí hiệu không những để biểu diễn các nguyên tố,
mà còn biểu diễn các chất nữa.
1.2.1.2. Thế kỉ XVIII
Đầu thế kỉ XVIII trong hóa học giả kim người ta tính được gần 4000 kí hiệu và
việc sử dụng chúng ngày một trở nên khó khăn. Một số nhà bác học đã thử chuyển
sang những kí hiệu đơn giản. Nhờ những kí hiệu hóa học giả kim người ta đã biểu
diễn thành phần định tính của các phân tử ngay cả trong hóa học cuối thế kỉ XVIII.
Ở thế kỉ XVIII người ta đã nhiều lần thử hoàn thiện các kí hiệu hóa học. Nhưng
đến đầu những năm 1780 các nhà bác học không cố gắng tìm qui tắc cấu tạo công
thức của các hợp chất phản ánh thành phần định tính và định lượng của chúng nữa.
Và đến năm 1782 nhà hóa học Pháp Mo-Vô(1737-1816) lập ra danh pháp trên cơ sở
thuyết Phlogiston). Cũng trong thời gian đó A.La-voa-di-e đã chứng minh thuyết
oxi của sự cháy.Trong những năm 1786-1787 hệ thống danh pháp mới ra đời: “Thí
nghiệm về danh pháp hóa học” công bố năm 1787 trong công trình này các tác giả
đề nghị gọi các hợp chất của oxi với các nguyên tố khác là “oxit”, gọi muối theo
axit của nó (Ví dụ: muối của axit sunfuric được gọi là “sunfat”, muối của axit nitric
được gọi là “nitrat”. Các oxit axit (“các axit” theo định nghĩa của các tác giả hệ
thống danh pháp) được gọi theo gốc với đuôi “ic” (theo ý kiến của La-voa-di-e các
axit gồm có oxi mang tính axit và “gốc” _sunfu, nitơ, photpho…); sunfuric, nitric,
photphoric. Nếu cùng một gốc mà tạo thành một số “axit”, thì phải thay đổi “đuôi”:
axit ít oxi hơn thì thêm đuôi “ơ”, axit nhiều oxi hơn thì thêm đuôi “ic”.Ví dụ axit
sunfurơ và axit sunfuric.
Bài báo của nhà vật lí Pháp Ga-sen-frat và nhà hóa học P.Adet về hệ thống các kí
hiệu hóa học mà họ lập ra theo đề nghị của La-voa-di-e đã được phủ định vào
“Cách gọi tên hóa học”
Đối với mỗi loại chất Ga-sen-frat và P.Adet đề nghị một kí hiệu chung, như các
nguyên tố được kí hiệu bằng đường thẳng:
• Oxi
, nitơ
10
• Kiềm
tam giác đỉnh lên trên
• Oxit
tam giác đỉnh xuống dưới
•
Kim loại
vòng tròn
Nhưng danh pháp này không được sử dụng rộng rãi, vì không thuận lợi cho việc
viết các công thức, ngoài ra cùng một chữ có thể kí hiệu những chất khác nhau.
1.2.1.3. Thế kỉ XIX
Những qui tắc cấu tạo danh pháp hóa học mới đã được Đan-Tôn và Bec-zê-liuyt sử dụng, bằng những công trình của mình các ông đã đặt cơ sở cho ngôn ngữ
hóa học hiện đại.
Thời kì các kí hiệu hóa học mới được bắt đầu cùng với sự xuất hiện thuyết
nguyên tử của Đan-Tôn. Từ 1803 nhà bác học Anh đã đưa ra kí hiệu hóa học mới
Ông biểu diễn các nguyên tố hóa học bằng các vòng tròn với các chấm, gạch hoặc
chữ cái ở bên trong.
Khi biểu diễn phân tử của chất Đan-Tôn không những chỉ rõ chất gồm những
nguyên tố nào, mà còn cho biết có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố trong
phân tử. Ví dụ:
• Cacbon (II) oxit
• Cacbon (IV) oxit
• Nitơ (II) oxit
• Khí sunfurơ
Công thức của Đan-Tôn phản ánh thành phần định tính và thành phần định lượng
của các chất.
Các kí hiệu của Đan - Tôn đơn giản hơn nhiều so với các kí hiệu của hoá học giả
kim, tuy nhiên chúng không thuận lợi cho việc in ấn. Năm 1813, Bec-ze-li-uyt công
bố hệ thống các kí hiệu hoá học của mình, năm sau xuất bản công trình của ông “ về
nguyên nhân của các tỉ lệ hoá học và về một số vấn đề có liên quan, cùng với cách
thức đơn giản diễn đạt chúng”.
“Các kí hiệu hoá học phải là các chữ cái, Bec-ze-li-uyt coi như vậy, để giải thích
những điều được viết ra, chứ không phải làm cho cuốn sách xấu đi” Vì vậy, ông
quyết định sử dụng những chữ đầu tên gọi Latin của các đơn chất để biểu diễn kí
11
hiệu hoá học của các nguyên tố. Kí hiệu hoá học chỉ phản ánh một trong số các
nguyên tử của nguyên tố.
Ví dụ: Antimon Stibium được kí hiệu là Sb,… Khác với những người đi trước,
Bec-ze-li-uyt không lấy một chữ (nếu chữ đầu giống nhau), mà lấy hai chữ, do đó
phân biệt được những nguyên tố mà tên gọi được bắt đầu bằng cùng một chữ cái.
Các kí hiệu hiện nay của các nguyên tố hoá học đã xuất hiện như thế .
Các nhà bác học đã đánh giá đúng mức đề nghị của Bec-ze-li-uyt những kí hiệu
mới được phổ biến khá nhanh trong giới khoa học và đã thâm nhập một cách vững
chắc vào hoá học.
Các công thức của các hợp chất được viết một cách dễ dàng khi áp dụng các kí
hiệu bằng chữ. Bec-ze-li-uyt kí hiệu số nguyên tử trong phân tử bằng chữ số đặt ở
bên trái kí hiệu nguyên tố, chỉ số ấy chỉ nguyên tử của nguyên tố ở bên phải nó
trước kí hiệu tiếp theo. Ông thường thay kí hiệu của oxi bằng dấu chấm ở trên các
kí hiệu, số lượng các chấm tương ứng với số nguyên tử oxi. Về sau trong các hợp
chất phức tạp Bec-ze-li-uyt đưa ra hệ số chỉ số nguyên tử trong phân tử và đặt nó ở
bên phải phía trên kí hiệu nguyên tố.
Nếu cần kí hiệu hai nguyên tử của nguyên tố, Bec-ze-li-uyt đặt ra một gạch theo
chiều ngang kí hiệu.
Năm 1834 nhà hóa học Đức danh tiếng Li-bic(1830-1873) đề nghị sử dụng các
chỉ số (các chữ số ở dưới dòng) để chỉ số lượng nguyên tử của nguyên tố trong phân
tử và viết chúng ở bên phải phía dưới kí hiệu nguyên tố. Công thức của các hợp chất
hoá học có dạng quen thuộc đối với chúng ta.
Còn phản ứng giữa các chất được biểu diễn: ở thời kì hoá học giả kim chủ yếu sử
dụng các hình vẽ, La-voa-di-ê đã dùng các từ ngữ để viết phản ứng hoá học đầu tiên
cho định luật bảo toàn khối lượng của các chất.
“Nước quả nho” = “axit cacbonic” + “rượu”
Năm 1862 Đu-ma đã viết phương trình phản ứng đầu tiên bằng các kí hiệu
hoá học.
Năm sau nhà hoá học Pháp Tê-na (1777-1875) trong cuốn sách giáo khoa về hoá
học của mình ông cũng đưa ra các phương trình hoá học.
Mặc dù có sự phổ biến rộng rãi các kí hiệu mới trên thế giới, ở nước Nga chúng
không phải đã thông dụng ngay. Chỉ khi đến năm 1824 trong “Tạp chí mới về lịch
12
sử tự nhiên, vật lí học, hoá học và những tin tức về kinh tế” mới đăng một bài báo
của một bác sĩ và nhà truyền bá những kiến thức y học Za-sê-pin “Về các định luật
ái lực hoá học của Bec-ze-li-uyt” , trong đó có đưa ra kí hiệu của các nguyên tố hoá
học, khối lượng nguyên tử của chúng và công thức của một số hợp chất.
Ở nước Nga Het (18-02-1885), nhà bác học danh tiếng phát minh ra định luật
tổng nhiệt lượng không đổi, là người đầu tiên đã áp dụng các phương trình hoá học
dựa trên thuyết nguyên tử - phân tử. Trong cuốn sách giáo khoa “Những cơ sở của
hoá học lí thuyết” (1831-1833) ông đưa ra công thức và phương trình phản ứng
không những của các chất vô cơ, mà còn của các chất hữu cơ. Nhiều công thức và
phương trình trong số chúng không giống với công thức và phương trình hiện nay.
Năm 1869 xuất bản tập đầu cuốn “Cơ sở hoá học” của Men-de-le-ep, trong đó
trình bày một cách rộng rãi các công thức hoá học hiện đại. Ở đó tác giả gọi muối
bằng tính từ, gồm tên gọi axit và kim loại.
1.2.1.4. Thế kỉ XX
Năm 1959 xuất bản “Các qui tắc cuối cùng của danh pháp hóa học vô cơ” của
tiểu ban hoá vô cơ thuộc Hội hoá học lí thuyết và thực hành quốc tế. Những qui tắc
này được các nhà hoá học Xô Viết Ne-cra-xôp và Lu-chin-xki sử dụng để lập các
qui tắc của danh pháp hoá học vô cơ bằng tiếng Nga. Ne-cra-xôp đã đưa ra đề nghị
độc đáo, trong tên gọi các chất cần phản ánh những đặc điểm về cấu tạo của chúng.
Điều đó cho phép đọc “một cách trực tiếp” công thức của các chất kiểu: magiê oxit
MgO, kali nitrat KNO3,…Theo hệ thống của Lu-chin-xki đọc công thức “ngược”
với viết oxit magie MgO, nitrat kali KNO3,… [ 8 ]
1.2.2. Các diễn đạt ngôn ngữ hóa học
1.2.2.1. Nguyên tử, nguyên tố, phân tử
- Nguyên tử: Là hạt vĩ mô không thể phân chia được nữa trong phản ứng hóa học
- Nguyên tố: Là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
- Phân tử: Là các hạt nhỏ nhất của một chất có thể tồn tại độc lập và còn mang
những tính chất hóa học đặc trưng của chất đó
1.2.2.2. Đơn chất là chất tạo thành bởi một nguyên tố hóa học
Qui tắc gọi tên các nguyên tố hoá học:
- Qui tắc 1: Giữ tên Việt và Hán Việt của 10 nguyên tố: bạc, vàng, nhôm, đồng, sắt,
thuỷ ngân, chì, thiếc, lưu huỳnh, kẽm.
13
- Qui tắc 2: Chấp nhận các phụ âm F, Z, P, W, K, G. Phụ âm e vẫn viết như vậy đọc
như “Xe”.
- Qui tắc 3: Trừ các vần ngược al (chuyển thành an), ol (chuyển thành on), yb
(chuyển thành yb), chấp nhận các vần ngược không gây khó khăn cho việc đọc (ar,
er, or, os, af, ad, od).
- Qui tắc 4: Trừ 10 nguyên tố có tên Việt và Hán Việt ở trên, tên các nguyên tố nên
chứa đủ các kí tự cấu thành kí hiệu nguyên tố đó, có trường hợp phải chấp nhận một
số phụ âm và nguyên âm liền nhau ở âm tiết đầu cũng như ở giữa hai âm tiết.
- Qui tắc 5: Thống nhất thay các đuôi ium (icum) hoặc um trong tên Latin bằng
đuôi i hoặc bỏ, nếu dạng đó được coi là phổ biến hơn, trừ hai nguyên tố là Cm
(Curium) và Tm (Thulium).
- Qui tắc 6: Một phụ âm viết hai lần liền nhau thì bỏ một.
- Qui tắc 7: Thay phụ âm Đ bằng phụ âm D, các nguyên âm Y giữ nguyên, trừ
trường hợp phụ âm H đứng sau C mà không tạo vần tiếng Việt thì bỏ H đi, nếu H
đứng sau T thì vẫn giữ nguyên. [ 29 ]
a. Kim loại
Nhóm những nguyên tố mà dạng đơn chất là chất rắn trong điều kiện thông
thường (trừ thủy ngân gali va xexi ở thể lỏng) có ánh kim, dẫn điện và nhiệt.
b. Phi kim
Nhóm những nguyên tố không tạo thành ion dương và dạng đơn chất là những
chất dẫn điện và nhiệt rất kém.
1.2.2.3. Hợp chất là chất cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học
a. Hợp chất vô cơ
* Tên axit : Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc
axit, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tố kim loại.
- Axit không có oxi:
Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric
- Axit có oxi:
+ Có nhiều nguyên tử oxi :
Tên axit : Axit + tên phi kim + ic
+ Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit +tên phi kim +ơ
14
* Tên bazơ: Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều
nhóm hiđrôxit (- OH)
Tên bazơ : Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
* Tên muối: Phân tử muối gồm một nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều
gốc axit
Tên muối: Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
* Tên oxit : Là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
Tên oxit bazơ: Tên kim loại ( kèm theo hóa trị) + oxit
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit
Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim
Có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi
b. Hợp chất hữu cơ
- Hiđrocacbon là những hợp chất hữu cơ đơn giản nhất chỉ gồm cacbon và hiđrô.
Các hiđrocacbon được chia ra thành hiđrocacbon no, không no, vòng no và thơm.
Kí hiệu: CxH2X + 2 – 2a + 2k với a ≥ k và a = số liên kết π + số vòng
- Dẫn xuất hiđrocacbon
+ Dẫn xuất halogen: khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử
hiđrocacbon bằng các nguyên tử halogen (Hal: F, Cl, Br, I) ta được các dẫn xuất
halogen.
Kí hiệu: CxH2x + 2 – 2a X2a với x là các dẫn xuất halogen (anken khi a = 1, ankin,
ankađien a = 2)
+ Ancol : là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl
(- OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
Nhóm chức ancol là: - OH
Kí hiệu:
* Ancol đơn chức: CxHyO và CxHyOH
* Ancol no đơn chức: CxH2x + 2 O và CxH2x +1OH
* Ancol đơn chức bậc 1: CxHyCH2OH
* Ancol no đa chức : CxH2x +2 Ok k ≤ x
+ Phenol : là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl
(- OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
15
Kí hiệu phenol và đồng đẳng CxH2x – 6O (x ≥ 6)
+ Anđehit và xeton:
- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm - CHO liên kết trực tiếp
với hai nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro
Nhóm chức anđehit: - CHO
O
C
Kí hiệu:
H
* Anđehit đơn chức CxHyCHO
* Anđêhit đa chức CxHy (CHO)k với k ≥ 2
- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm (= C = O) liên kết trực tiếp
với hai nguyên tử cacbon.
Nhóm chức xeton là: =CO
Kí hiệu:
R
C
R'
O
+ Axitcacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl
(-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
Nhóm chức axit cacboxylic là: - COOH
Kí hiệu:
* Axit đơn chức: CxHyCOOH
* Axit đa chức: CxHy(COOH)k với k ≥ 2
+ Este : Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR
thì được este.
Nhóm chức este là: - COO Kí hiệu: RCOOR1
1.2.2.4. Các khái niệm khác
- Nhiệt độ: Là thước đo động năng trung bình của phân tử
Ε=
2
kT ( k: là hằng số Boltzmann = R/N )
3
- Nồng độ mol của dung dịch: Cho biết số mol chất tan trong một lít dung dịch
16
CM =
n
( mol/l)
V
- Xúc tác: Là cho thêm vào một phản ứng hóa học xác định, có tác dụng làm tăng
tốc độ phản ứng. Lượng chất xúc tác không đổi sau phản ứng.
- Tốc độ phản ứng:
αA + β B → γ C + δD
Tốc độ V của phản ứng được định nghĩa bằng hệ thức
V =−
1 d [ A]
1 d [ B ] 1 d [C ] 1 d [ D]
=−
=
=
α dt
β dt
γ dt
δ dt
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc
sản phẩm trong một đơn vị thời gian
- Cân bằng hóa học: Là trạng thái phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng
thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
- Trạng thái
+ Trạng thái khí
+ Trạng thái lỏng
+ Trạng thái rắn
1.2.2.5. Phản ứng hóa học
- Phản ứng trao đổi
AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + H2O
- Phản ứng phân hủy
t
Cu(OH)2
→ CuO + H2O
0
0
t
2KNO3
→ 2KNO2 + O2
- Phản ứng hóa hợp
CaO + CO2 → CaCO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- Phản ứng thế
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
- Phản ứng oxi hóa khử
Fe2O3 + CO → Fe + CO2
17
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
1.2.3. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế. Kĩ
năng còn được hiểu như là hệ thống các thao tác, cách thức hoạt động: “kĩ năng là
tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hòa, hợp lí nhằm đảm bảo cho hành
động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong
những điều kiện thay đổi”
Ví dụ: Đất đèn thường dùng để giấm trái cây, vì sao? [ 30 ]
Vì: Khi để đất đèn ngoài không khí, nó có thể tác dụng với hơi nước trong không
khí tạo thành khí C2H2. Khí C2H2 có tác dụng kích thích trái cây mau chín. Ngoài ra,
phản ứng giữa đất đèn với hơi nước là phản ứng tỏa nhiệt cũng góp phần giúp trái
cây mau chín.
1.3. Bài tập hóa học
1.3.1. Khái niệm
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, BTHH là một trong những phương
pháp dạy học quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, cũng là phương
pháp học tập tích cực đối với học sinh. BTHH cung cấp cho học sinh kiến thức, con
đường lĩnh hội kiến thức và làm cho học sinh “vui sướng” khi phát hiện ra lời giải,
đáp số. BTHH còn làm cho học sinh thích thú, ham thích học hóa học. Đặc biệt,
BTHH là phương tiện tốt nhất để kích thích khả năng tư duy rèn luyện ngôn ngữ
hoá học cho học sinh. Vậy BTHH là gì?
Theo M.V Zueva: “BTHH là một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi
hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm
vững được một tri thức hay kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng”.
BTHH bao gồm cả định tính, định lượng và trắc nghiệm. Muốn giải được những
bài tập hóa học này, HS cần phải có khả năng suy luận, lập luận chặt chẽ, có trí
tưởng tượng hóa học, biết cách kiểm chứng và sáng tạo dựa vào các kiến thức đã
học như: các khái niệm, định luật, học thuyết, hiện tượng hóa học, phép toán, … từ
đó đề ra cách giải tối ưu. Để HS làm được điều trên, GV hóa học ở trường Phổ
Thông cần nắm vững kĩ năng vận dụng BTHH như: xác định đúng dạng bài tập hóa
học, lựa chọn cách giải phù hợp với HS… mà không làm quá tải hay nặng nề kiến
thức của HS.
18
1.3.2. Tác dụng của BTHH
BTHH có vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ trí dục, đức dục và
giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
1.3.2.1. Tác dụng trí dục
- BTHH có tác dụng giúp cho HS hiểu sâu hơn các kiến thức về khái niệm, tính
chất,… đã học.
- BTHH giúp HS đào sâu, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và
không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS.
- BTHH có tác dụng cũng cố kiến thức đã học một cách thường xuyên và hệ thống
hóa kiến thức đã học một cách có hiệu quả.
- BTHH thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo (ngôn ngữ hóa
học…) cần thiết về hóa học.
- BTHH tạo điều kiện cho HS phát triển NLTD. Khi giải BTHH, HS phải hiểu rõ
ngôn ngữ hóa học và sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hóa, hệ thống hóa, suy luận,…
1.3.2.2. Tác dụng đức dục
Khi giải BTHH, HS được rèn luyện các phẩm chất, nhân cách: tính kiên nhẫn,
tính trung thực, tính khoa học và độc lập, sáng tạo khi xử lí các tình huống bài tập.
Việc tự giải các BTHH thường xuyên giúp HS rèn luyện tinh thần kỉ luật, tính tự
kiềm chế, cách suy nghĩ độc lập và trình bày chính xác khoa học.
1.3.2.3. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Các BTHH có nội dung về những vấn đề kĩ thuật hóa học, sản xuất hóa học, thực
tiễn hóa học,… sẽ lôi cuốn HS suy nghĩ về hóa học, làm HS ngày càng yêu thích
học hóa học.
1.3.2.4. Tác dụng diễn đạt ngôn ngữ hóa học
Thông qua BTHH các khái niệm được mở rộng như kết tủa, bay hơi, hóa trị,...
BTHH thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo (ngôn ngữ hóa
học…) cần thiết về hóa học.
1.3.3. Phân loại BTHH
Hiện nay, BTHH được phân chia theo nhiều cách khác nhau chủ yếu dựa vào các
cơ sở sau:
- Dựa vào chủ đề (chương, mục, bài,…)
19
- Dựa vào khối lượng kiến thức (Bài tập đơn giản, bài tập phức tạp,..)
- Dựa vào nội dung bài tập (bài tập về nồng độ, bài tập về hiệu suất,..)
- Dựa vào mục đích dạy học (bài tập nghiên cứu tài liệu mới, bài tập cũng cố hoàn
thiện kiến thức,...)
- Dựa vào hình thức hoạt động của học sinh khi làm bài tập (bài tập lí thuyết, bài
tập thực nghiệm,…)
- Dựa vào phương pháp giải hay hình thức giải.
- Dựa vào đặc điểm bài tập.
- Dựa vào phương pháp hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi giải bài tập.
- Dựa vào mối liên hệ kiến thức đã học vào thực tế,…
Các cơ sở trên chưa có ranh giới rõ rệt, có những bài tập chứa nhiều nội dung,
phức hợp nhiều yêu cầu,…nên rất khó tách riêng ra.
Hiện nay, trong SGK hóa học phổ thông các bài tập thể hiện với các hình thức là:
- Bài tập trắc nghiệm tự luận: là bài tập khi làm HS phải viết câu trả lời, phải lí
giải, lập luận chứng minh bằng ngôn ngữ của chính mình.
+ Bài tập lí thuyết
+ Bài tập thực nghiệm: là những bài tập cần vận dụng những kiến thức lí thuyết
để giải quyết các vấn đề thực nghiệm. Bài tập thực nghiệm là những bài tập vừa
mang tính chất lí thuyết vừa mang tính chất thực nghiệm.
++Tính chất lí thuyết: phải nắm vững lí thuyết và vận dụng lí thuyết để
vạch ra phương án cần giải quyết (có thể kèm theo tính toán)
++Tính chất thực nghiệm: vận dụng kĩ năng, kĩ xảo thực hành để thực hiện các
phương án đã vạch ra.
- Bài tập trắc nghiệm khách quan: là bài tập khi làm HS chỉ phải đọc, suy nghĩ để
chọn đáp án đúng trong số các phương án đã cho sẵn. Thời gian làm một bài trắc
nghiệm rất ngắn, chỉ khoảng 1-2 phút. Bài tập trắc nghiệm có 4 dạng chính: bài tập
điền khuyết, bài tập đúng sai, bài tập ghép đôi và bài tập nhiều lựa chọn.
Tùy theo tính chất của các dạng bài tập trên mà người ta còn chia nhỏ ra thành
bài tập định tính (không có tính chất tính toán), bài tập đinh lượng
(có tính toán) và bài tập hỗn hợp (có sự kết hợp giữa định tính và định lượng).
20
Chương 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ HOÁ HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
QUA BÀI TẬP HÓA HỌC
2.1 Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học cho học sinh THCS
2.1.1. Chất
- Khái niệm: Chất có khắp nơi ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất tinh khiết
có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Bài tập 1: Hãy kể tên 3 vật thể được làm bằng nhôm, thuỷ tinh, chất dẻo.
Giải
- Ba vật làm bằng nhôm: thau, nồi, cửa.
- Ba vật làm bằng thủy tinh: ly, bình hoa, chén
- Ba vật làm chất dẻo: nilon, bánh xe, thau nhựa
Bài tập 2: Trong thân cây mía gồm các chất: đường, nước, xenlulozơ, …; khí
quyển gồm có các chất: khí nitơ, khí oxi, …; trong nước biển có chất muối ăn; đá
vôi có thành phần chính: canxi cacbonat.
Bài tập 3: Trong các vật thể sau: vật thể nào là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo:
cây cỏ, sông suối, nhà ở, sách vở, quần áo, động vật, phương tiện vận chuyển.
Phân tích
Vật thể tự nhiên: cây cỏ, sông suối, động vật
Vật thể nhân tạo: nhà ở, sách vở, quần áo, phương tiện vận chuyển.
→ Thông qua bài tập về chất giúp cho học sinh phân biệt được đâu là chất, đâu là
vật thể: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo…Nhằm giúp học sinh biết chất là như thế
nào và có sự nhìn nhận các vật thể xung quanh một cách chính xác hơn.
2.1.2. Nguyên tử
- Khái niệm: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt
nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Ví dụ: Nguyên tử sắt Fe, nguyên tử oxi là O, nguyên tử đồng là Cu, nguyên tử
nhôm là Al
Trong 1 mol nguyên tử sắt có 6.1023 nguyên tử sắt.
21
2.1.3. Nguyên tố hoá học
- Khái niệm: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số
proton trong hạt nhân.
Ví dụ: Nguyên tố hóa học oxi là tập hợp tất cả những nguyên tử O cùng loại, có
cùng số proton 8 trong hạt nhân
* Ở chương trình trung học cơ sở nguyên tố hoá học được học ở các bài như:
SGK
Lớp 8
Bài
24. Tính chất của oxi
Chương
4
Trang
81
Lớp 8
31. Tính chất – ứng dụng của hiđro
5
105
Lớp 9
18. Nhôm
2
55
Lớp 9
19. Sắt
2
59
Lớp 9
26. Clo
3
77
Lớp 9
27. Cacbon
3
82
Bài tập 1: Viết ra năm nguyên tố là các chất rắn ?
Viết ra năm nguyên tố là các chất khí ?
- Năm nguyên tố là các chất rắn : Al, Fe, C, Cu, Ag
- Năm nguyên tố là các chất khí : Cl, O, N, H, He
Bài tập 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học trong dãy chất sau: Cl 2, H2, Fe, H2O,
KMnO4, NaCl, khí nitơ.
Có 8 nguyên tố hóa học: Cl, H, Fe, O, K, Mn, Na, N
2.1.4. Đơn chất, hợp chất, phân tử
2.1.4.1. Đơn chất
Khái niệm: Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học
Ví dụ: Đơn chất Natri được tạo nên từ một nguyên tố hóa học là Na
Đơn chất Kali được tạo nên từ một nguyên tố hóa học là K
Đơn chất Lưu huỳnh được tạo nên từ một nguyên tố hóa học là S
Đơn chất Cacbon được tạo nên từ một nguyên tố hóa học là C
2.1.4.2. Hợp chất
Khái niệm: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên
Ví dụ: Hợp chất HCl gồm hai nguyên tố hóa học Cl và H
Hợp chất Na2CO3 gồm ba nguyên tố hóa học Na, C và O
22
Hợp chất CaHPO4 gồm bốn nguyên tố hóa học Ca, P, O và H
*Ở chương trình THCS hợp chất được học ở các bài như:
SGK
Lớp 8
Bài
28. Không khí – sự cháy
Chương
4
Trang
95
Lớp 8
36. Nước
5
121
Lớp 8
40. Dung dịch
6
135
Lớp 9
Dẫn xuất của Hiđro cacbon.Polime
5
136
Lớp 9
20. Hợp kim: Gang, thép
2
61
Lớp 9
28. Các oxit của cacbon
3
85
Lớp 9
30. Silic. Công nghiệp silicat
3
92
Lớp 9
Hiđrocacbon. Nhiên liệu
4
106
2.1.4.3. Phân tử
Khái niệm: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau
và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Ví dụ:
+ Oxi có hai nguyên tử O liên kết nhau, phân tử O2
+ H2O có hạt hợp thành gồm 2H liên kết với 1O, phân tử H2O
+ Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1Na liên kết với 1Cl, phân tử NaCl
Bài tập 1: Hãy viết công thức phân tử của năm đơn chất, năm hợp chất và năm
phân tử mà em biết ?
- Năm đơn chất: P, Mg, Zn, C, Pb
- Năm hợp chất: H2SO4, Fe2O3, Ba(OH)2, AlCl3, N2O5
- Năm phân tử: N2, O2, CH3COOH, I2, HNO3
Bài tập 2: Cho dãy sau: O2, Na, H2O, Cl2, Ca, Al, H2SO4, C2H2, C2H4. Hãy chỉ chất
nào là đơn chất, hợp chất, phân tử ?
- Đơn chất: Na, Ca, Al, O2, Cl2
- Hợp chất: H2O, H2SO4, C2H2, C2H4
- Phân tử: O2, H2O, Cl2, H2SO4, C2H2, C2H4
+ Những sai sót của HS khi học các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử: phân
biệt nhầm đơn chất với phân tử và hợp chất với phân tử.
23
→ Thông qua nội dung trên giúp cho HS biết, hiểu và phân biệt chính xác các đơn
chất, hợp chất, phân tử. Từ đó giúp các em học tốt hơn các nội dung lý thuyết tiếp
theo và giải các bài tập có liên quan được chính xác và tốt hơn.
2.1.5. Công thức hoá học, hóa trị
2.1.5.1. Công thức hóa học
- Khái niệm: Công thức hoá học dùng biểu diễn chất, gồm 1 kí hiệu hoá học (đơn
chất) hay hai, ba… kí hiệu (hợp chất) và chỉ số ở trong mỗi kí hiệu
Ví dụ:
+ Đơn chất:
++ Kim loại: Cu, Zn, Al
++ Phi kim: S, H2, C,…
+ Hợp chất: H2O, NaCl, CaCO3
Hợp chất CaCO3 gồm các phân tử CaCO3, trong phân tử CaCO3 gồm các
nguyên tố canxi (một nguyên tử), nguyên tố cacbon (một nguyên tử) và nguyên tố
oxi (ba nguyên tử). Số 3 ở nguyên tố oxi là chỉ số.
Hợp chất H2O gồm các phân tử H2O, trong phân tử H2O gồm các nguyên tố
hiđro (hai nguyên tử) và nguyên tố oxi (một nguyên tử). Số 2 ở nguyên tố hidro là
chỉ số
Hợp chất NaCl gồm các phân tử NaCl, trong phân tử NaCl gồm các nguyên tố
natri (một nguyên tử) và nguyên tố clo (một nguyên tử).
2.1.5.2. Hoá trị
- Khái niệm: Hoá trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả
năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hoá trị của
H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là 2 đơn vị.
Bài tập: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hoá trị VI và oxi.
Phân tích
Để giải bài tập lập công thức phân tử của các hợp chất bước đầu tiên phải gọi
công thức chung của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị VI và oxi hóa trị II.
Gọi x là số hóa trị của oxi
y là số hóa trị của lưu huỳnh
Công thức chung SxOy
24
HS phải nhớ lại qui tắc hoá trị x × VI = y × II
Chuyển thành tỉ lệ :
Chọn
x II 1
=
=
y VI 3
x=?
y=?
CTHH ?
2.1.6. Phản ứng hoá học và phương trình hoá học
- Khái niệm: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
Ví dụ: Phương trình hóa học của sắt tác dụng với lưu huỳnh được biểu diễn
Sắt + lưu huỳnh Sắt sunfua
2.1.6.1. Phương trình chữ
a. Dạng đầy đủ
Bài tập 1: Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra giữa các chất sau dưới dạng
công thức phân tử:
a. Kẽm + dung dịch bạc nitrat → kẽm nitrat + bạc
b. Canxi + clo → canxi clorua
Phân tích
Để viết được các phương trình hóa học trên HS cần xác định được kẽm,
canxi, clo, bạc, canxi clorua, bạc nitrat, kẽm nitrat là đơn chất (phi kim, kim loại),
hợp chất (axit, bazơ, muối) dựa vào dạng xác định được và cách gọi tên của từng
dạng để viết công thức phân tử kết hợp với hóa trị hoàn thành được phương trình
phản ứng, cân bằng phản ứng.
Bài tập 2: Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra giữa các chất sau dưới dạng
công thức phân tử:
a. Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxit
b. Bột sắt + bột lưu huỳnh → sắt sunfua
Phân tích
HS cần xác định lưu huỳnh, oxi, sắt, lưu huỳnh đioxit, sắt sunfua, chất nào là kim
loại, phi kim, axit, muối sau đó dựa vào dạng xác định được, cách gọi tên của từng
25
dạng để viết công thức phân tử, hoàn thành phương trình phản ứng, cân bằng phản
ứng.
→ Thông qua dạng bài tập này giúp cho các em có thể nhớ lại kiến thức đã học
đồng thời rèn luyện kĩ năng từ tên gọi viết công thức phân tử của các chất, phân biệt
được hợp chất kim loại, phi kim, axit, bazơ, muối, khả năng viết phương trình, cân
bằng hóa học và tránh những lỗi thường mắc phải khi viết công thức phân tử.
b. Dạng điền khuyết
Bài tập 1: Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau và viết
phương trình phân tử của các phản ứng.
a. Sắt + axit clohiđric → …….. + ………..
b. Magie oxit + axit nitric → ……… +………
Phân tích
Để hoàn thành bài tập này HS cần nhớ lại tính chất của một kim loại (sắt), oxit
kim loại (magie oxit) khi tác dụng với axit, hóa trị của các chất để có thể viết sản
phẩm một cách chính xác.
→ Công thức phân tử của các chất trong phương trình, hoàn thành phương trình
phản ứng, cân bằng phản ứng.
Bài tập 2: Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau và viết
phương trình phân tử của các phản ứng.
a. Đồng (II) oxit + ………. → đồng (II) clorua + …………….
b. Bari clorua + ………. → ………… + axit clohiđric
Phân tích
HS cần nhớ lại tính chất của một oxit kim loại (đồng (II) oxit) khi tác dụng với
chất nào để tạo ra muối. Tính chất của muối (bari clorua) tác dụng với chất nào để
tạo thành một axit để có sự lựa chọn chất thích hợp từ tên gọi viết công thức phân tử
của các chất trong phương trình, hoàn thành phương trình phản ứng, cân bằng phản
ứng.
→ Thông qua dạng bài tập này giúp cho học sinh nhớ lại tính chất đặc trưng của
một axit, oxit để từ đó có thể chọn một cách chính xác, rèn luyện, củng cố khái
niệm, viết phương trình phản ứng, cách xác định số oxi hóa, cân bằng hóa học
2.1.6.2. Phương trình phân tử
a. Dạng đầy đủ