Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 – nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.38 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

ĐÀO THỊ ANH NGA

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở HÀ TĨNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học

Hà Nội – 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

ĐÀO THỊ ANH NGA

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở HÀ TĨNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Kim


Hà Nội – 2013

ii


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Tình hình nghiên cứu đề tài

5

3

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7


4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

5

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

8

6

Đóng góp của luận văn

9

7

Kết cấu của luận văn

9

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI

10

NGOẠI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ

Khái niệm về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế

10

1.1.1.

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế

10

1.1.2.

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế nhìn từ mục tiêu của

10

1.1

chính sách đối ngoại
1.1.3.

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế tiếp cận từ khía cạnh

11

cơng cụ của chính sách đối ngoại
1.2.

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại


14

phục vụ phát triển kinh tế
1.2.1.

Tư duy đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam

14

1.2.2.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại

16

phục vụ phát triển kinh tế
1.2.3.

Về hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta

27

1.2.4.

Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế

33

ở nước ta
1.2.5


Những nội dung cụ thể của hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển

35

kinh tế ở nước ta
1.3.

Quan điểm của Đảng bộ Hà Tĩnh về hoạt động đối ngoại phục vụ phát
triển kinh tế

iii

39


Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ

46

PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ TĨNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.1.

Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh từ năm

46

2005 - nay
2.1.1.


Vị trí, vai trò của hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại với sự

49

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
2.1.2.

Cơ sở pháp lý về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã

50

hội ở Hà Tĩnh
2.1.3.

Tiềm năng, lợi thế của tỉnh có điều kiện để thúc đẩy các hoạt động

53

đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
2.2.

Kết quả hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ

54

năm 2005 - nay
2.2.1.

Những thành tựu đạt được


54

2.2.2.

Những hạn chế

62

2.2.3.

Nguyên nhân những hạn chế

65

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

68

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở
HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh đến năm 2020

68

3.1.1.

Quan điểm phát triển

68


3.1.2.

Mục tiêu tổng quát

69

3.1.3.

Mục tiêu cụ thể

69

3.1.4.

Định hướng các ngành, lĩnh vực

70

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại phục

79

3.1.

3.2.

vụ phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1.

Dự báo tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế tới phát triển


79

kinh tế - xã hội Hà Tĩnh trong tương lai
3.2.2.

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại phục

80

vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh thời gian tới
Kết luận

91

Danh mục các tài liệu tham khảo

93

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations, Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
AFTA: ASEAN Free Trade Area, Khu vực Mậu dịch Tự do
EU: European Union, Liên minh Châu Âu
ASEM: The Asia-Europe Meeting, Diễn đàn hợp tác Á - Âu
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) : diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại Thế giới

IMF: International monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế
WB: World Bank: Ngân hàng thế giới
ADB: Asean development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á
ODA: Official Development Assistant, Viện trợ phát triển chính thức
FDI: Foreign Direct Investment, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi
USD: United States Dollars: đơ la Mỹ
BT: Built -Transfer, Xây dựng - Chuyển giao (là hình thức đầu tư được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ
tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt
Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.)
BOT: Built-Operation-Transfer, Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (Chính phủ có
thể kêu gọi các cơng ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thơng qua đấu thầu, sau đó khai
thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho
nhà nước sở tại. Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO).
BTO: Built-Operation-Transfer Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh cơng
trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận)

v


BOO: Build Own Operate, Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (doanh nghiệp được
nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án. Doanh nghiệp này sẽ thực hiện
kinh doanh trên dự án để thu hồi vốn và tạo lợi nhuận nhưng không kèm theo điều kiện
là sau 1 thời gian phải hoàn trả lại cho nhà nước. Doanh nghiệp chính là chủ sở hữu
đối với các lợi ích mang lại từ dự án. Nên tại thời điểm lúc đầu khi xây dựng dự án,
Doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để mua lại quyền sử dụng đất, thuê đất 50 năm và thực

hiện các dự án)
PPP: Public-Private Partnership – Quan hệ đối tác công tư. (Đây là các mối quan
hệ giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng
và các lĩnh vực dịch vụ khác.)
GDP: Gross Domestic Product , là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm
quốc nội hay (là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi tồn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm
quốc nội.)
PCI: Provincial Competitiveness Index, Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PAPI: Public Administration Performance Index, Chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính cơng cấp tỉnh
IFAD: International Fund for Agricultural Development, Quỹ phát triển nông
nghiệp Quốc tế
UNIDO: United Nations Industrial Development Organization, Tổ chức Phát
triển Công nghiệp của Liên hợp quốc
OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries : tổ chức các nước
xuất khẩu dầu lửa
SPIR: Samaritan's Purse International Relief, Tổ chức cứu trợ nhân đạo Quốc tế
MSI - Marie Stopes International, Tổ chức Marie Stopes
SIDA: Swedish International Development Cooperation Agency,
Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
CIDA: Canadian Internation Development Agency ,Tổ chức Hợp tác phát triển
Quốc tế Canada
AC: Adoptions Centrum, Tổ chức bảo trợ trẻ mồ côi Thụy Điển

vi


MSAVLC: Medical and Scientific Aid for Vietnam , Laos and Cambodia Hiệp

hội Viện trợ Y tế và Khoa học cho Việt Nam, Lào và Campuchia
ADDA: Agricultural Development Denmark Asia, Tổ chức Phát triển Nông
nghiệp Châu Á Đan Mạch
GMS - CBTA: Greater Mekong Sub-region - Cross Border Transport
Agreement, hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hoá qua lại biên giới
giữa các nước tiểu vùng sông Mê kông mở rộng.
G77: Group 77 (Nhóm 77): Ra đời năm 1964, khơng phải là cơ quan hay tổ chức
liên chính phủ mà là cơ chế tập hợp lực lượng, đại diện cho quyền lợi của các nước
đang phát triển tại các diễn đàn kinh tế của Liên hợp quốc.
MDGs: Millennium Development Goals, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,
còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên
hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Những mục tiêu này được ghi
trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh
Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng
Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm qua, tình hình thế giới, khu vực cũng như ở trong nước
đã có những chuyển biến rất to lớn và sâu sắc, tác động nhiều chiều đến việc
hoạch định chính sách và triển khai hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta. Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với
nhiệm vụ đưa đất nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh và bị bao vây cấm vận
trong suốt một thời gian dài bước vào hòa nhập với thế giới, hoạt động đối ngoại

đóng vai trị đi đầu trong việc tạo dựng mơi trường hịa bình và ổn định, tranh
thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, tư duy đối ngoại đã được thay
đổi về căn bản, phản ánh yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế
lớn của thời đại.
Từ nữa sau những năm 80, tình hình thế giới đang có những biến động to
lớn và toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ chính trị quốc tế. Xu thế thế
giới thời gian này là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, coi trọng lợi ích quốc
gia, dân tộc. Tại thời điểm này, vấn đề đặt ra đối với đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là phá bỏ bao vây, cấm vận, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc đổi mới kinh tế, phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân
dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đảng ta từ đó đã kịp thời
điều chỉnh chiến lược đối ngoại thích ứng với xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm
vụ của đất nước. Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng làm
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập
và phát triển”. Sau Đại hội Đảng VI (tháng 12-1986) Đảng ta đề ra chủ trương
đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 13 ngày 20-5-1988 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình
hình mới. Nghị quyết đã đánh dấu bước phát triển hết sức quan trọng trong đổi
mới tư duy nhận thức về các vấn đề quốc tế và đối ngoại của Đảng, đồng thời
1


giải đáp kịp thời một loạt quan điểm về chiến tranh và hịa bình, an ninh và
phát triển, về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác
quốc tế, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế; đánh dấu bước chuyển biến có ý
nghĩa chiến lược đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam; đặt cơ sở cho đổi mới công tác đối ngoại và hoạt động của ngành ngoại
giao trong tình hình mới. Ngoại giao từ đó đã có bước chuyển biến quan trọng.

Ngoại giao là phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đầu,
đồng thời bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới hoạt động đối ngoại trước hết tạo đột phá từ chính tư duy ngoại
giao kinh tế, đưa ngoại giao kinh tế - một trong ba trụ cột chính của ngoại giao
Việt Nam lên một tầm cao mới. Những điểm nhấn đánh dấu bước chuyển về
chất trong công tác ngoại giao kinh tế là sự triển khai rộng khắp các hoạt động
ngoại giao kinh tế trên khắp các châu lục; “hàm lượng” kinh tế trong các hoạt
động đối ngoại cấp cao cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao, không chỉ
chỉ tạo đột phá trong phát triển quan hệ kinh tế song phương mà còn đạt nhiều
nội dung kinh tế thực chất. Sự chuyển biến về chất trong công tác ngoại giao
kinh tế đã mang lại những kết quả tích cực. Hoạt động đối ngoại đã có sự gắn
kết ngày càng chặt chẽ kinh tế đối ngoại với chính trị đối ngoại, tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng và phát triển kinh tế
Việt Nam nói chung. Chính kinh tế là sợi dây ràng buộc quan hệ, là thước đo
chiều sâu và tầm cao của quan hệ chính trị, tư duy chiến lược.
Trong bối cảnh các nước cạnh tranh gay gắt, việc đề ra một chính sách
đối ngoại phù hợp và thực hiện công tác đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt đã thực
sự góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực
bên ngoài cho phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
180, trong 193 quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc; có quan hệ thương mại
với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức
khu vực và quốc tế; có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ
khắp 5 châu lục trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
2


tổ chức ASEAN vào năm 1995 và tham gia các định chế kinh tế tài chính
thương mại của ASEAN như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực
đầu tư ASEAN (AIA), ký hiệp định khung với EU (1995), diễn đàn hợp tác Á ÂU (ASEM) năm 1996, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) năm 1998, ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ năm 2000 và sau 11

năm kiên trì, nỗ lực đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2007. Sự kiện này đánh dấu một mốc
quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai
đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế
giới và có những biến đổi nhanh, sâu sắc. Việc trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra
những cơ hội mới để nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thốt
khỏi tình trạng kém phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều
chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, địi hỏi hoạt động đối ngoại
phải hết sức nhạy bén vừa đảm bảo hịa bình, ổn định vừa tạo mơi trường quốc
tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình
độ phát triển so với nhiều nước khác. Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn
mạnh yêu cầu gắn kết chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, gắn hoạt động
đối ngoại với kinh tế.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ với khí hậu khắc nghiệt,
thường xuyên phải đương đầu với thiên tai bão lũ và hiện nay vẫn được xem là
một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Trong những năm qua Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: mức sống của nhân dân
từng bước được cải thiện, hạ tầng cơ sở, bộ mặt đơ thị phát triển mạnh mẽ, nhiều
cơng trình, dự án lớn đang được triển khai trên địa bàn. Để đạt được những kết
quả đó, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã khơng ngừng phấn đấu, khắc phục khó
khăn, phát huy tối đa lợi thế, huy động mọi nguồn lực để phục vụ phát triển kinh
3


tế. Một trong những nhân tố góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của
Hà Tĩnh là thông qua các hoạt động đối ngoại để thu hút nguồn lực bên ngoài.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác đối ngoại với sự phát triển kinh

tế - xã hội trong tình hình hiện nay, ngày 24 tháng 5 năm 2005, Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 22/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Ngoại
vụ Hà Tĩnh. Từ đó đến nay, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh đã giữ
vai trò tham mưu với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh các chương trình hoạt động
đối ngoại phù hợp, hiệu quả góp phần khơng nhỏ vào thực hiện thành công mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách bài
bản, cơng phu, có hệ thống nhằm đánh giá một cách tồn diện thực trạng của
hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh kể từ khi thành lập Sở
Ngoại vụ đến nay để từ đó tăng cường phát huy những mặt được, khắc phục
những hạn chế, yếu kém và đưa ra một số khuyến nghị để hoạt động đối ngoại
trên địa bàn tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả đáp ứng u cầu hội nhập góp
phần tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, tác
giả chọn đề tài “Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ
năm 2005 - đến nay” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. Thông qua luận văn, tác giả
hy vọng sẽ giúp độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có cách nhìn tổng thể về
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động đối ngoại phục vụ
phát triển kinh tế của Việt Nam và thực trạng hoạt động đối ngoại phục vụ triển
kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh từ năm 2005 - đến nay.
Đề tài “Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ
năm 2005 - đến nay” sẽ được nghiên cứu dựa trên những vấn đề lý luận tổng
hợp về quan điểm, chính sách, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước phục
vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và chủ trương cụ thể của
Đảng bộ và chính quyền Hà Tĩnh về công tác đối ngoại trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Ngoài ra, trong đề tài này tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích
4


một cách có hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ và

chính quyền Hà Tĩnh về công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế và thực
trạng hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị về hoạt động đối ngoại góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã nêu trên, hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
không phải là vấn đề mới mà đã được triển khai trong thực tiễn hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ khá lâu. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này
cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Trong nhiều cơng trình
nghiên cứu về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
nội dung hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế được dành một dung
lượng khá thỏa đáng. Có thể thấy điều đó qua một số cơng trình sau: Võ Văn
Kiệt, Nền ngoại giao đổi mới, Tuần báo Quan hệ quốc tế, 1994; Võ Văn Đức,
Kinh tế đối ngoại của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001 - 2010, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2002; Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực,
Nguyễn Hồng Giáp (chủ biên), q trình triển khai chính sách đối ngoại của
Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2005; Phí
Như Chanh, Phạm Xuân Thâu, Phạm Văn Linh (chủ biên), Đối ngoại Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Vũ Dũng, Hội nhập kinh
tế quốc tế - tác động và giải pháp, Tạp chí nghệ thuật quân sự Việt Nam, số
6/2005; Vũ Dương Ninh, Quan hệ đối ngoại Việt Nam trên chặng đường 60 năm
(1945 - 2005), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2005; Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại
giao thời kỳ đổi mới - giai đoạn mới của nền ngoại giao hiện đại, Tạp chí Cộng
sản tháng 10/2005; Vũ Khoan, thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm
đổi mới, báo nhân dân ngày 14/11/2005; Vũ Khoan, Đại hội X của Đảng và
đường lối đối ngoại, báo Nhân Dân ngày 24/8/2006; Nguyễn Mạnh Hùng,Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát
triển, Tạp chí Cộng sản tháng 9/2006; Nguyễn Văn Hồi, Đơi nét về đường lối
5



đối ngoại, hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 2005, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 11/2006; Hà Đăng, Hội nhập kinh
tế và vai trò lãnh đạo của Đảng ta, Tạp chí Cộng sản số 123 (tháng 2/2007);
Phạm Gia Khiêm, Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại
Đại hội X của Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 13 (133) năm 2007; báo cáo
”Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt
Nam gia nhập WTO” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì
biên soạn năm 2010 v.v
Bên cạnh đó đề tài Hoạt động đối ngoại với sự phát triển kinh tế - xã hội
đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên số lượng cơng trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài chưa nhiều, có thể kể tới một số đề tài đã được nghiên
cứu như sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ: “Tổng kết chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta qua 20 năm đổi mới” do
đồng chí Trần Đức Mậu, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao
làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2004.
Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Việt Nam gia nhập WTO và vai trò của ngành
Ngoại giao trong giai đoạn hiện nay” do Thạc sỹ Trương Triều Dương, nguyên
Quyền Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương , Vụ Trưởng - Trưởng Ban
ASEM - Bộ Ngoại giao làm chủ nhiệm đề tài,bảo vệ 2007.
Luận văn: ” Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt
Nam từ năm 2001 đến nay”. Người thực hiện: Đinh Thị Xuân Tươi, năm bảo
vệ: 2010.
Luận văn ” Vai trò của Ngoại giao đối với phát triển kinh tế của Việt Nam từ
năm 1995 đến nay”. Người thực hiện: Trịnh Duy Mạnh, năm bảo vệ: 2012.
Nhìn chung, trong các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập
đến quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế; chính sách đối ngoại và hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước
ta qua 20 năm đổi mới, những bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị chính
6



sách đối ngoại trong thời gian tới; những cam kết của Việt Nam khi gia nhập
WTO, tác động của việc gia nhập WTO và khuyến nghị chính sách đối với phát
triển bền vững của đất nước và vai trò của ngành ngoại giao trong giai đoạn hậu
gia nhập WTO; vai trò của hoạt động đối ngoại, sự thu hút nguồn lực bên ngoài
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở việt Nam, hoạt động đối ngoại trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam;
công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế. Các đề
tài cũng đã có đánh giá về thực trạng hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển
kinh tế của đất nước từ năm 2001 đến nay và đưa ra các phương hướng, giải
pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam thời
gian tới. Tuy vậy, cho đến nay tác giả vẫn chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu
hồn thiện về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở một tỉnh thành cụ
thể và đặc biệt là chưa có tác giả nào nghiên cứu và cơng bố đề tài về Hoạt động
đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh. Hơn nữa trên cơ sở đường lối
đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước thì mỗi địa phương có một đặc điểm
khác nhau và việc vận dụng đường lối đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở mỗi
địa phương cũng khác nhau và ở mỗi thời điểm đều khác nhau do đó nếu có
cơng trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này ở một địa phương nào đó thì cũng
khơng thể phù hợp với thực tế ở Hà Tĩnh. Do vậy, tác giả chọn đề tài hoạt động
đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay làm đề tài
luận văn tốt nghiệp và tác giả nhận thấy các cơng trình nghiên cứu của các tác
giả trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Là hệ thống hóa và làm rõ thêm một số cơ sở lý
luận về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam, các chủ
trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền Hà Tĩnh về hoạt động đối ngoại
hoạt phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay và thực trạng
triển khai các hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm
2005 đến nay. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt

động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế trong thời gian tới ở điạ phương.
7


* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận , quan điể m của Đảng và
chính sách của nhà nước về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế.
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ và
chính quyền Hà Tĩnh về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà
Tĩnh, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đối ngoại phục vụ
phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 - nay.
- Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động đối ngoại trong thời gian
tới góp phần phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam
nói chung, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền Hà
Tĩnh về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh nói riêng và
thực trạng của hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm
2005 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt
động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế. Đồng thời, đề tài có sự tổng hợp, đánh
giá kết quả hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn được dựa trên quan điểm, thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử,
logic, phương pháp nghiên cứu liên ngành... mọi nhận định, đánh giá trong đề
tài đều được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích, khái qt hóa những dữ

kiện thực tế các số liệu, báo cáo kết quả của các cơng trình khoa học đã cơng bố
liên quan đến đề tài.
8


Ngoài các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong nghiên cứu
khoa học xã hội, đề tài còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh
giá, so sánh, thống kê ...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hướng tới góp phần cung cấp các luận cứ khoa học để làm sáng
tỏ hơn các vấn đề lý luận về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó có tổng hợp, đánh giá hoạt động đối ngoại phục
vụ phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh từ năm 2005 - nay, để từ đó rút ra những vấn đề
lý luận, thực tiễn trong hoạt động đối ngoại ở địa phương và đề xuất một số giải
pháp trong triển khai các hoạt động đối ngoại góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến công tác đối ngoại nói chung và hoạt động đối
ngoại ở Hà Tĩnh nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 03 chương, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Khái niệm về hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế

1.1.1. Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế
Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi việc theo đuổi các lợi ích kinh
tế là mục tiêu cốt lõi trong hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối ngoại vì mục tiêu
kinh tế đã ra đời từ rất sớm. Hầu như khơng có hoạt động đối ngoại nào là không
gắn liền với mục tiêu, lợi ích kinh tế. Trên thế giới các khái niệm về Ngoại giao
kinh tế (Economic Diplomancy), Ngoại giao thương mại (Commercial
Diplomancy), Ngoại giao phát triển (Development Diplomancy) v.v ngày càng
trở nên phổ biến. Nội hàm của Ngoại giao kinh tế cũng rất đa dạng và phụ thuộc
vào tiềm lực kinh tế, trình độ phát triển, bộ máy tổ chức và từng giai đoạn phát
triển khác nhau của một quốc gia.
Nhìn chung, hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế cần được hiểu
theo nghĩa rộng, tức là phát huy những thế mạnh của đất nước để tranh thủ
những điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển đất nước, đồng thời sử
dụng các công cụ kinh tế để tác động vào chính sách đối ngoại của nước khác và
qua đó thực hiện được mục tiêu chính sách đối ngoại của đất nước.
1.1.2. Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế nhìn từ mục tiêu
của chính sách đối ngoại
Hoạt động đối ngoại của bất kỳ nước nào từ xưa đến nay bao giờ cũng
nhằm ba mục tiêu cơ bản đó là: góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia; tranh thủ và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi để phát
triển đất nước và nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Có
thể nói, ba mục tiêu trên là không thay đổi, song nội dung cụ thể và phương
pháp tiến hành thay đổi theo thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của
mỗi quốc gia.
10


Ba mục tiêu này, liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại, tạo ra một
thể thống nhất để phát triển đất nước, trong đó tranh thủ và tạo mọi điều kiện
quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước đóng một vai trị cực kỳ quan trọng.

Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế là nhằm thực hiện sứ mệnh này.
Kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu năm 1990 đã mở ra thời
kỳ mới để các nước trên thế giới tập trung sức người, sức của cho phát triển kinh
tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Việc tham gia mở rộng kinh
tế đối ngoại không chỉ dừng lại ở mức độ tham gia kiến tạo chính sách kinh tế
đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi, tham gia giải quyết những khúc mắc, khó
khăn… mà cịn đi vào những vấn đề rất cụ thể như xúc tiến thương mại, du lịch,
đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoài và môi giới những hợp đồng kinh tế lớn.
Nhiều nước như Anh, Canada, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Hà Lan kết hợp chặt chẽ
về tổ chức giữa ngoại giao và thương mại. Philippines coi ngoại giao kinh tế là
một trong ba trụ cột chính của chính sách đối ngoại. Hội đồng kinh tế đối ngoại
của philipppines do Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Trưởng Công thương làm
đồng chủ tịch. Bruney đặt yêu cầu ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, đa dạng
hoá cơ cấu nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu lửa. Bộ Trưởng Ngoại
giao Bruney là Chủ tịch Hội đồng kinh tế. Tại Ấn Độ, Bộ Ngoại giao là cơ quan
thường trực của Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế với các nước… Bộ Ngoại giao
và cơ quan đại diện ngoại giao của các nước ở nước ngồi đều tập trung dành
thích đáng thời gian và nguồn lực, kể cả tài chính cho công tác kinh tế.
1.1.3. Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế tiếp cận từ khía
cạnh cơng cụ của chính sách đối ngoại
Việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại có một số điểm khác
với lĩnh vực đối nội. Giới hạn quyền lực của Nhà nước bên ngoài phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia là một điểm làm cho chính sách đối ngoại khác với chính
sách đối nội. Trong phạm vi chủ quyền của mình, một nhà nước có thể ra luật và
có các biện pháp chế tài để yêu cầu các cấp chính quyền thấp hơn và nhân dân
phải theo luật đó. Nhưng hệ thống luật pháp của một nước khơng có giá trị bắt
11


buộc đối với chính phủ và nhân dân của các nước khác vì các nước khác cũng

thực hành chủ quyền trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Do đó, trong khi khơng
có một trật tự luật pháp nào điều chỉnh quan hệ giữa các nước, quan hệ đối ngoại
chủ yếu hoạt động theo một hình thức gián tiếp: chính phủ các nước hành động
để làm sao cho chính phủ nước đối tác ra những luật lệ có lợi cho mình. Điều đó
có nghĩa rằng chính sách đối ngoại của một nước (nước A) chỉ có thể thành cơng
khi mà nó có quan hệ (nước B) thơng qua hệ thống luật pháp của nước B đưa ra
một hoặc nhiều đạo luật có lợi cho việc thực hiện lợi ích của nước A.
Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Văn
minh đế chế, chúng ta thấy: Ở Đơng Á, trong tiến trình hình thành và xác lập vị
thế chính trị, kinh tế…ở những thế kỹ đầu sau Công nguyên đến khoảng thế kỷ
IX, mỗi quốc gia hay trung tâm văn minh luôn cần một không gian (space), môi
trường (environment) rộng lớn cho sự phát triển. Các thể chế chính trị khu vực
Đơng Á lúc bấy giờ luôn coi trọng nông nghiệp - nông dân - nơng thơn. Nhưng
bên cạnh đó, những người đem các giá trị văn hóa của dân tộc mình hay khu vực
đến một dân tộc khác, một cách vô thức, đã để lại cho thế hệ sau những hệ quả
văn hóa, xã hội nằm ngoài ý thức hành vi truyền bá văn hóa [39, tr 54]. Nền kinh
tế nơng nghiệp cũng như du mục hay nói rộng ra là các thể chế nông nghiệp
(Agricultural polities), cùng bản chất phát triển của các nền văn minh nơng
nghiệp đã quy định nên đặc tính đó. Các thể chế nơng nghiệp ln cần những
châu thổ rộng lớn để tạo nguồn lương thực, tăng cường quốc khố và phát triển
binh lực. Trong một ý nghĩa rộng lớn hơn, vị trí địa lý của một vùng đất, một
quốc gia cũng phải được coi là nguồn tài nguyên giá trị. Trên phương diện kinh
tế, ngay cả các quốc gia có phạm vi lãnh thổ rộng lớn (đặc biệt là các đế chế)
như Trung Hoa ở Đông Á, Ấn Độ ở Nam Á, Lưỡng Hà ở Tây Á hay Ai Cập ở
châu Phi… dường như có đầy đủ, phong phú các nguồn tài nguyên nhưng trên
thực tế nhu cầu phát triển tự thân của một đế chế luôn phải được bổ sung các
nguồn tài nguyên hiếm hoặc bị thiếu hụt từ bên ngồi. Con đường để có được
các nguồn tài ngun đó có nhiều cách khác nhau nhưng thơng thường các
12



cường quốc và đế chế thường hay tiến hành chiến tranh để cướp đoạt; ngoại
giao để chinh phục, thâu nạp; và xác lập quan hệ giao thương để trao đổi, mua
bán sản phẩm. Các đế chế thường áp dụng chính sách của kẻ mạnh tức là ln
muốn và có thể tương đối dễ dàng thực thi một trong ba hay đồng thời cả ba
biện pháp trên. Nhưng, đối với các quốc gia trung bình và nhỏ thì nhìn chung chỉ
có thể và có khả năng thực hiện chính sách bang giao hữu nghị đồng thời tìm
mọi biện pháp để sinh tồn, phát triển bên cạnh “bóng đen của các đế chế vĩ đại”
[40; tr 27].
Do có khả năng chiếm đoạt, mở rộng phạm vi lãnh thổ, xác lập được
quyền lực của mình với các nước láng giềng, quốc gia nhỏ yếu khác nên trong
khơng ít trường hợp nhiều quốc gia đã trở thành cường quốc khu vực. Trong quá
trình phát triển, các cường quốc thường thể hiện tư duy “phi biên giới”
(borderless) về phạm vi ảnh hưởng và quyền lực nên thường thực thi các chính
sách đối ngoại mạnh mẽ để mở rộng lãnh thổ và xác lập quyền uy của mình.
Như vậy, bằng nhiều cách và con đường khác nhau, một số cường quốc đã thực
sự trở thành các đế chế (empire) khu vực.
Điều đó có nghĩa là cho đến nay mục tiêu, chính sách đối ngoại của một
nước được thực hiện thông qua đàm phán, thuyết phục, thoả hiệp, thậm chí đe
doạ và cưỡng bức để làm cho các nước khác trong quan hệ với nước đó thỗ
mãn quyền lợi của nước mình [38; tr329]. Các chức năng này có thể thực hiện
qua việc sử dụng các cơng cụ ngoại giao, kinh tế và sức mạnh quân sự.
Việc sử dụng công cụ kinh tế để thực hiện mục tiêu đối ngoại cũng được
coi là một hình thức hoạt động ngoại giao kinh tế. Một nước có thể dùng lợi ích
kinh tế tác động vào chính sách đối ngoại của nước khác và qua đó thực hiện
được mục tiêu chính sách đối ngoại của mình. Thơng thường, một nước nhiều
tiềm năng kinh tế có thể sử dụng các hình thức địn bẩy kinh tế liên quan đến tài
chính, thương mại, viện trợ, thế mạnh đàm phán (trong các tổ chức kinh tế quốc
tế)… để gây ảnh hưởng chính sách đối với các nước khác. Hình thức sử dụng
các địn bẩy bao gồm hai dạng: trừng phạt kinh tế và ưu đãi kinh tế. Trừng phạt

13


kinh tế để gây sức ép trước những xu hướng bất lợi, và ưu đãi kinh tế để khuyến
khích những xu hướng có lợi cho chính sách đối ngoại của nước sử dụng các
biện pháp kinh tế đó.
Khơng chỉ nước giàu mới có thể sử dụng cơng cụ kinh tế. Nước nghèo
cũng có lợi thế so sánh của tình trạng chậm phát triển với các đặc điểm như sức
mua của thị trường, cơ hội đầu tư, mầm mống của sự bất ổn chính trị có ngun
nhân từ đói nghèo, giá nhân cơng, nguồn tài ngun chưa khai thác… Như vậy,
địn bẩy kinh tế vẫn có thể được coi là có tác dụng trong triển khai chính sách
đối ngoại của các nước.
1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại
phục vụ phát triển kinh tế
1.2.1. Tư duy đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh
cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành
được những thắng lợi vĩ đại. Nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở
thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa;
nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã
hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày
càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Để đạt được những thành quả đó, Đảng ta đã thực hiện đường lối đổi mới
tồn diện. Trong đó, đổi mới về tư duy đối ngoại, chính sách đối ngoại đóng một
vai trị quan trọng với chủ trương: “Kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao
tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực,
kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại” [40; tr2] nhằm: Tạo dựng và giữ
vững mơi trường hịa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền
quốc gia, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
14


Về mặt nghĩa của ngôn từ, tư duy là cách suy nghĩ và tiếp cận vấn đề, xác
định giác độ nhận xét và phân tích, đánh giá để trên cơ sở đó có cách ứng xử và
giải quyết các vấn đề. Trong đối ngoại, tư duy đối ngoại thể hiện ở cách thức
nhìn nhận, đánh giá và dự báo vị trí của mình trong thế giới, cái nhìn của thế giới
bên ngồi về mình, hay nói một cách khái qt, đó là mối quan hệ giưa mình và
thế giới. Trong tư duy đối ngoại thể hiện ý thức hệ, cách nhìn nhận đối tượng, đối
tác, cách xác định nghĩa vụ quốc tế, đánh giá vai trò nước lớn, xác định ưu tiên
đối ngoại, quan điểm về nhìn nhận thế giới, tập hợp lực lượng và kết hợp, phối
hợp trong nước. Có tư duy đối ngoại đúng thì sẽ có chính sách, quyết sách đúng,
thực hiện và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc trong đối ngoại.
Sự đổi mới tư duy mạnh mẽ về đối ngoại của Đảng ta được thể hiện ở
nhìn nhận chuyển biến mới trong tình hình thế giới, thực hiện những điều chỉnh,
định hướng mới phù hợp với đặc điểm của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của
đất nước ta trong từng giai đoạn cụ thể. Đổi mới tư duy đối ngoại cũng là q
trình phát triển tư duy lý luận, hoạch định chính sách và triển khai các hoạt động
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) chính
thức khởi đầu sự nghiệp đổi mới về đối ngoại với tư duy mới về tình hình thế
giới, quan hệ quốc tế và những chủ trương, chính sách quan trọng về hoạt động
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ và chính sách
đối ngoại trong tình hình mới với chủ đề "giữ vững hịa bình phát triển kinh tế",
Nghị quyết Trung ương 13 nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao trong giai đoạn này
là phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đầu, đồng thời bảo

vệ Tổ quốc.
Đến Đại hội IX, sự đổi mới về tư duy đối ngoại được thể hiện ở quá trình
xác định nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại, đó là: đi từ “rộng mở” đến
“là bạn” đến “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ” và “là đối tác tin cậy”. Đổi
mới tư duy đối ngoại thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, chủ động tiến
15


công, kiên định nguyên tắc và linh hoạt sách lược, gắn kết mục tiêu cách mạng
và định hướng phát triển của đất nước vào những xu hướng thời đại. Vào thời
điểm quyết định thì tập trung giải quyết những vấn đề mấu chốt, tạo ra những
bước đột phá để từ đó mở ra cục diện quan hệ quốc tế mới có lợi cho nước ta. Đó
cũng cịn là kết quả của cách tiếp cận đúng đắn trong việc phân tích tình hình
quốc tế, dự báo và nắm đúng thời cơ, xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong việc
xác định “bạn” và “đối tác tin cậy”, “hội nhập” và “giữ gìn bản sắc”, kết hợp nội
lực và ngoại lực, “sức mạnh dân tộc” với “sức mạnh thời đại” [14; tr.42].
Có thể nói, cơng cuộc đổi mới đã làm cho vị thế nước ta trên trường quốc
tế không ngừng được nâng cao và đưa nước ta trở thành một người bạn và là
một đối tác tin cậy của nhân dân tất cả các nước trên thế giới, đánh dấu một
bước ngoặt trong đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại
phục vụ phát triển kinh tế
Trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, từ rất sớm Đảng và Nhà
nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở
rộng quan hệ đối ngoại nhằm đưa sự nghiệp phát trển đất nước hòa vào xu thế
phát triển chung của thế giới. Đảng ta luôn chú trọng việc kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong
đường lối quốc tế của mình. Cũng chính vì vậy cơng cuộc giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác
nhau đã luôn giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ rộng rãi của nhân dân

tiến bộ trên thế giới.
Tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới của Đảng và
Nhà nước ta đã được thể hiện rõ nét trong các văn kiện Ngoại giao đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thư gửi Tổng Thư ký Liên hiệp quốc
(12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sãn sàng
thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng thời, Người
khẳng định: “Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư
16


bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng
mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh
quốc tế; đồng ý tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của
Liên hiệp quốc”…. Đây có thể coi là tư tưởng đặt cơ sở cho việc hình thành
đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta sau này. Song, trong hồn cảnh
của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam đã không thể thực hiện một
cách đầy đủ công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế theo những tư tưởng nêu trên.
Sau khi thống nhất đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam (1976) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng
của kinh tế đối ngoại. Đại hội khẳng định phải: “Kết hợp phát triển kinh tế trong
nước với việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngồi. Do tầm quan trọng đặc
biệt của nó, công tác đối ngoại kinh tế phải được tăng cường. Nắm vững nguyên
tắc chiến lược và phương hướng chủ yếu của công tác kinh tế đối ngoại là: mở
rộng và tăng cường hợp tác tồn diện với Liên Xơ và phát triển hợp tác với các
nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội
chủ nghĩa, tích cực tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế, chun
mơn hóa và hợp tác sản xuất trên những lĩnh vực thích hợp; mở rộng hợp tác
toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau với Lào, Campuchia để phát huy tiền năng kinh tế
của mỗi nước; đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ngoài hệ thống
xã hội chủ nghĩa. Hết sức xem trọng hiệu quả kinh tế sử dụng tốt vốn vay và

viện trợ…Trong toàn bộ hoạt động kinh tế, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược
của tồn Đảng, tồn dân là ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu” [43,tr.57].
Với tư cách là một thành viên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam đã tích cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các
nước XHCN trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự phát triển quan hệ
hợp tác với các nước XHCN đã góp phần rất quan trọng trong công cuộc xây
dựng kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc
đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN
khác đã ký kết hàng loạt hiệp định, hiệp ước hữu nghị, hợp tác. Việt Nam đã tích
17


cực phát triển quan hệ và tham gia vào các cơ chế hợp tác của các nước XHCN
trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế. Sự phát triển quan hệ hợp tác kinh
tế với các nước XHCN mặc dù cịn mang nặng tính bao cấp nhưng đã góp phần
quan trọng đối với công cuộc xây dựng kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng từng bước cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều
nước tư bản chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, thúc đẩy mối
quan hệ kinh tế trong các cơ cấu hợp tác đa phương giữa các nước đang phát
triển như Phong trào không liên kết, Nhóm G77 v.v.. Tuy nhiên, do q trình
hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam thời kỳ chiến tranh lạnh chịu sự chi phối
của cuộc đối đầu Đông - Tây, đặc biệt là nhân tố có ý thức hệ tư tưởng, nên còn
những hạn chế nhất định, chưa đạt tới hiệu quả như mong muốn.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải đưa đất nước
nhanh chóng vượt qua khỏi thời kỳ khủng hoảng và phá thế bao vây cấm vận
kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, đường lối mở rộng quan hệ đối
ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổ sung hoàn thiện, đồng thời
được thực hiện tích cực hơn. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)
đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Đại hội xác định phương hướng và nội dung của quan hệ kinh tế đối ngoại

trong tình hình mới. Đại hội chỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức
mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công của lao động quốc tế;
trước hết chủ yếu là với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước khác trong
cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời mở mang quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ
chức quốc tế và tư nhân nước ngồi trên ngun tắc bình đẳng cùng có lợi” [17,
tr.81]. Nghị quyết đại hội xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối
ngoại trước hết bao gồm: đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thống nhất quản lý ngoại
hối, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngồi, hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động, phát triển các dịch vụ du lịch, vận
tải biển và hàng không quốc tế.. Đi theo hướng này, Luật đầu tư nước ngoài
18


×