Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ Ở CÁC NƯỚC LÂN CẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.01 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TP.HCM
Tiểu luận môn học: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM VÀ Ở
CÁC NƯỚC LÂN CẬN
GV: PGS.TS LÊ CHÍ HIỆP
HV: NGUYỄN NỮ QUỲNH LOAN
MS:1080100304
Tháng 5/2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG, TIỀM
NĂNG NĂNG LƯỢNG TÁI SINH TẠI VIỆT NAM 4
1.1 Tình hình khai thác năng lượng 4
1.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng 5
1.3 Tiềm năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tại Việt Nam 7
CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TIẾT
KIỆM VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM 11
2.1 Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 11
2.1.1 Trong lĩnh vực công nghiệp 11
2.1.2 Trong xây dựng 12
2.1.3 Trong Giao thông vận tải 13
2.1.4 Trong sử dụng điện 14
2.1.5 Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các dạng năng lượng than,
dầu, khí, điện 14
2.2 Chính sách khuyến khích 15
CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Ở CÁC NƯỚC LÂN CẬN 19


3.1 Luật khuyến khích tiết kiệm năng lượng tại Thái Lan 19
3.2 Chương trình năng lượng hiệu quả tại Hàn Quốc 20
3.3 Chiến lược năng lượng mới tại Nhật Bản 21
3.4 Luật mới thúc đẩy Năng lượng tái tạo tại Trung Quốc 22
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
4.1 Kết luận 24
4.2 Kiến nghị 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng năng lượng trên thế giới và cả ở Việt
Nam đang phải đối mặt với vấn đề nan giải, có khả năng làm ảnh hưởng đến công
cuộc phát triển kinh tế và đe doạ đến sự phồn vinh của đất nước. Đó là nguy cơ
thiếu hụt năng lượng và nguy cơ biến đổi khí hậu gây ra bởi việc sử dụng nhiên
liệu hoá thạch.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn
năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo cũng có nhiều hạn chế thì việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh đó, thì
việc tiết kiệm năng lượng còn để chống hiện tượng nóng lên của Trái Đất, Việt
Nam là một trong những nước sẽ phải chịu tác động nặng nề nhất. Do đó, chúng ta
cần phải có trách nhiệm đối với chính tương lai của hành tinh cũng như của đất
nước.
Tiết kiệm năng lượng là một vấn đề vô cùng cấp bách. Tiết kiệm năng
lượng không phải là cắt bỏ những dịch vụ do năng lượng cung cấp hay hạ thấp
chất lượng đời sống vì phải cắt giảm năng lượng mà chỉ đơn giản là làm tăng hiệu
suất sử dụng năng lượng hay giảm cường độ sử dụng năng lượng. Nghĩa là tìm
cách cung cấp một dịch vụ năng lượng tương đương nhưng với mức tiêu hao năng
lượng thấp hơn.
Hiện nay tình trạng sử dụng năng lượng ở các ngành công nghiệp, xây
dựng, ở Việt Nam rất lãng phí. Ở Việt Nam để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
việc tiêu thụ năng lượng tốn gấp 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực

Đông Nam Á. Đứng trước tình hình lãng phí như vậy, điều cần thiết trước mắt là
tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất sử dụng , giảm cường độ năng lượng ở
nước ta. Tiết kiệm năng lượng được xem là một “nguồn” năng lượng quan trọng
nhất và cũng rẻ tiền nhất.
Nội dung của bài tiểu luận đề cập đến tình hình sử dụng năng lượng, tiềm
năng khai thác các nguồn năng lượng mới, các biện pháp và chính sách của Việt
Nam để đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, và nêu một số
chính sách tiết kiệm năng lượng của các nước.
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG, TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG TÁI SINH TẠI VIỆT
NAM
1.1 Tình hình khai thác năng lượng
Dầu khí
Dầu khí đã được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 1970, nhưng chỉ sau
năm 1984, ngành công nghiệp dầu khí mới thực sự có bước đi vững chắc, ngày
càng góp nhiều vào việc tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dầu khí được tập
trung ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay, Thổ Chu,
Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa. Đến nay, đã có 37 Hợp đồng hợp
tác kinh doanh được ký kết giữa Petro Vietnam và các đối tác nước ngoài nhằm
thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Tổng diện tích các lô đã được
ký hợp đồng thăm dò vào khoảng 250.000 km
2
, chiếm 50% tổng diện tích thềm
lục địa Việt Nam. Qua kết quả thăm dò cho thấy: Bể Sông Hồng chủ yếu là khí.
Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu. Hai bể còn lại là Nam Côn Sơn và Malay-
Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí. Bể Phú Khánh và Tư Chính- Vũng Mây mới chỉ
dự báo triển vọng trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất.
Khoáng sản dầu khí đang được thăm dò với cường độ cao. Trữ lượng dầu
đã được phát hiện vào khoảng 1,7 tỷ tấn và khí đốt vào khoảng 835 tỷ m
3

. Trữ
lượng dầu được dự báo vào khoảng 6 tỷ tấn và trữ lượng khí vào khoảng 4.000 tỷ
m
3
.
Tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi. Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài cũng được
thông qua vào thời gian trên và với những điều kiện địa chất thuận lợi, Việt Nam
bắt đầu có vị trí xứng đáng thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế
giới để cùng hợp tác phát triển và mở rộng hoạt động của mình.
Than.
Than Việt Nam được hình thành ở 8 thời kỳ khác nhau: Devon giữa và
muộn; Carbon sớm và giữa; Permi muộn; Trias giữa; Trias muộn; Jura sớm;
Neogen và Đệ tứ. Chỉ có than được hình thành ở Trias muộn và Neogen là có giá
trị kinh tế cao nhất.
Than có giá trị kinh tế được tập trung ở Triasic muộn và được tập trung chủ
yếu ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như: Cẩm Phả, Dương Huy, Hòn Gai,
Uông Bí, Bảo Đài chiếm 90% trữ lượng, bể than Sông Đà ở miền Bắc và bể than
Nông Sơn ở miền Trung Việt Nam. Tổng trữ lượng ước tính của than Triasic
muộn là 6,6 tỷ tấn.
Nguồn tài nguyên than nâu ở vùng châu thổ Bắc Bộ với trữ lượng dự báo
gần 200 tỷ tấn, nhưng rất khó khăn cho thăm dò và khai thác vì ở dưới độ sâu từ
200 đến hơn 4.000m dưới đồng bằng.
Khai thác nguồn năng lượng như than, dầu tác động xấu đến môi trường và
sức khỏe con người. Ở Quảng Ninh hàng năm để khai thác than, đã bóc dỡ các lớp
đất đá và xuất hiện những bãi thải đá cao gần 200m và đã bị mất khoảng 1.000 ha
rừng. Vận chuyển than, đất đá gây bụi, làm ô nhiễm không khí, đặc biệt là dân cư
trong vùng và xuất hiện các bệnh nghề nghiệp do bụi than gây nên. Trong quá
trình khai thác đã gây nhiều sự cố, làm tổn thất cho con người. Những người thợ
mỏ, hàng ngày luôn luôn đối mặt với rủi ro. Hàng trăm đại xa trọng tải từ 40 đến

96 tấn, xe cẩu, máy xúc, máy nổ, bom mìn, điện cao thế …tai nạn luôn rình rập,
nguy hiểm đến tính mạng.
Trước tình hình nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu cầu
sử dụng ngày càng tăng và các vấn đề về môi trường đang là vấn đề thách thức đối
với toàn cầu. Điều đó đã dẫn dến tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Một số
nước tìm nguồn năng lượng nguyên tử, một số nước tìm đến nguồn năng lượng có
nguồn gốc từ mặt trời, gió, nước, thủy triều, năng lượng địa nhiệt, sinh khối v.v…
Những nguồn năng lượng này có khả năng vô tận và khai thác sử dụng không gây
ô nhiễm môi trường.
1.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng
Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh, cơ bản
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy vậy, quy mô và hiệu quả
của ngành năng lượng còn thấp. Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa
được bảo đảm (cắt điện xảy ra thường xuyên vào thời kỳ cao điểm; dự trữ dầu
quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi có khủng hoảng giá dầu trên thị trường
quốc tế…).
Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong
giai đoạn từ 2015 - 2020 trở đi. Vấn đề năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ
giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và
chịu sự tác động thay đổi của nó.
Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi năm qua đã phát triển mạnh trong
tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập
khẩu năng lượng. Điều đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi
mới đất nước.
Đến nay, hệ thống năng lượng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là
dầu khí, than đá và điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất
điện Việt Nam. Về hiện trạng tiêu thụ năng lượng, giai đoạn 2000-2009, tổng tiêu
thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam tăng trưởng trung bình 6,54%/năm và đạt 57
triệu TOE vào năm 2009. Tiêu thụ than tăng trung bình 12,12%/năm, xăng dầu
tăng 8,74%/năm, khí tăng 22,53%/năm, điện tăng 14,33%/năm, đạt 74,23 tỷ kWh

năm 2009
Tuy vậy, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, biểu hiện ở chỉ
tiêu năng lượng trên đầu người còn thấp xa với trung bình của thế giới, ngược lại,
cường độ năng lượng cao hơn gần gấp hai lần trung bình thế giới. Trạng thái an
ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm, hiện tượng xa thải phụ tải điện
xảy ra thường xuyên vào kỳ cao điểm. Dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình
ổn giá khi xảy ra khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế.
Theo dự báo, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp
ở Việt Nam đến năm 2050 sẽ có các chỉ số cụ thể như sau: Sản lượng Than đá là
từ 95 – 100 triệu tấn/năm (trong đó phần lớn dành cho phát điện); dầu thô khoảng
21 triệu tấn/ năm (chủ yếu dùng để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước);
khí đốt khoảng 16,5 tỷ m
3
/năm (trong đó có khoảng 14 – 15 tỷ m
3
dành cho phát
điện); thủy điện khoảng 60 tỷ kWh/năm; nguồn năng lượng tái tạo khoảng 3500 –
4000 MW
Dựa trên kết quả dự báo phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030 của
Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà khoa học Viện Khoa học Năng
lượng, thuộc Viện KHCNVN đã dự báo nhu cầu năng lượng Việt Nam năm 2020
là 80,9 triệu TOE, năm 2025 là 103,1 triệu TOE và năm 2030 là 131,16 triệu TOE.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng đã chỉ ra rằng Việt
Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai
không xa. Chúng ta sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020.
Việc xem xét phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn
năng lượng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng
Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Theo đánh giá
của các nhà khoa học Viện Khoa học năng lượng, trong các nguồn năng lượng tái
tạo, trong tương lai, nguồn địa nhiệt có thể khai thác tổng cộng khoảng 340 MW;

Năng lượng mặt trời, gió, tổng cộng tiềm năng phát triển cả hai loại hình dự báo
có thể đạt tới 800-1000 MW vào năm 2025; Tiềm năng sinh khối được đánh giá
vào khoảng 43-46 triệu TOE/năm. Việc phát triển nguồn năng lượng mới này
không chỉ giải quyết vấn đề cân bằng cung cầu năng lượng, an ninh năng lượng
mà còn góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu
Trong thời gian tới, các nghiên cứu khoa học về phương pháp luận và xây
dựng mô hình tối ưu phát triển tổ hợp năng lượng nhiên liệu để cung cấp cơ sở
khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển năng lượng bền
vững và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cần được đẩy mạnh hơn nữa.
1.3 Tiềm năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tại Việt
Nam
Việt Nam có vị trí địa lí ở trong vùng quanh năm gió, nắng và bờ biển dài
suốt chiều chiều dài của đất nước. Với vị trí địa lí như vậy, chúng ta đã có nguồn
tài nguyên năng lượng tái sinh vô tận: năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thủy
triều…. Địa hình của nước ta có nhiều núi cao, dốc đứng rất thuận lợi để xây
dựng các nhà máy thủy điện. Đồng thời nước ta có tiềm năng lớn về nguyên liệu
để sản xuất khí sinh học. Đồng thời Việt Nam là nước có tên trên bản đồ địa nhiệt
thế giới. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác được 25% nguồn năng lượng tái
sinh (trong đó có năng lượng mặt trời) và còn lại 75% vẫn chưa được khai thác.
- Năng lượng địa nhiệt
Theo khảo sát, Việt Nam có 264 nguồn nước nóng, phân bố rải rác trên
khắp vùng lãnh thổ. Những vùng có tiềm năng lớn là Tây Bắc, Đông Bắc, Trung
Bộ. Các nguồn nước nóng như: Kim Bôi (Hòa Bình), Lệ Thủy (Quảng Bình), Mộ
Đức, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Thạch Trụ (Quảng Ngãi), Hội Vân (Bình Định),
Tu Bông, Đản Thạch (Khánh Hòa), Phú Sen (Phú Yên), KonDu (Kon Tum)
Trong đó các nguồn nước nóng có nhiệt độ thấp khoảng 40
o
C chiếm đa số,
chỉ có 4 nguồn có nhiệt độ trên 100
o

C. Theo nghiên cứu của chuyên gia ngưới Đức
Thomas Mathews cho biết: các nguồn nước nóng có nhiệt độ trên 200
o
C có thể
dung làm nhiên liệu cho các trạm phát điện; nhiệt độ từ 80
o
C đến dưới 200
o
C dùng
trực tiếp để sấy nông – thủy sản, sưởi ấm; nhiệt độ dưới 80
o
C dùng để dưỡng bệnh
và phục vụ khách du lịch.
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng với Viện Khoa học địa chất và
Tài nguyên môi trường Cộng hòa Liên Bang Đức tổ chức Hội thảo khoa học, giới
thiệu tiềm năng địa nhiệt nước ta và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả
nguồn năng lượng này. Theo nghiên cứu, các nguồn năng lượng địa nhiệt của Việt
Nam có nhiệt độ không cao, do đó chúng có thể được sử dụng trực tiếp để sấy
nông sản, dưỡng bệnh và phục vụ cho ngành du lịch. Cũng có thể sẽ được khai
thác làm nhiên liệu cho trạm phát điện công suất nhỏ, phục vụ vùng sâu, vùng xa,
lưới điện quốc gia chưa với tới.
Năm 2007, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng với Viện Khoa học
địa chất và Tài nguyên môi trường Cộng hòa Liên bang Đức đã khảo sát 6 nguồn
nước nóng: Tu Bông, Phú Sen, Hội Vân, Nghĩa Thuận, Thạch Trụ và Kon Du và
nghiên cứu phương án sử dụng hiệu quả các nguồn nước nóng trên.
- Năng lượng Mặt trời
Việt Nam có vị trí địa lí đặc biệt, có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng
mặt trời. Nguồn năng lượng mặt trời hầu như sử dụng quanh năm. Năng lượng
bức xạ mặt trời trung bình đạt 4 đến 5kWh/m
2

mỗi ngày. Mật độ năng lượng mặt
trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm
2
/ngày. Số giờ nắng trung bình cả
năm trong khoảng 1.800 đến 2.100 giờ. Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các
vùng Thừa Thiên-Huế trở vào nam. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, Lào Cai… và vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh… có năng lượng mặt trời khá lớn. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước
ta đều có thể sử dụng hiệu quả. Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng
mặt trời rất lớn và phân bố tương đối điều hòa quanh năm. Trừ những ngày có
mưa rào, có thể nói hơn 90% số ngày trong năm có thể sử dụng năng lượng mặt
trời để đun nước nóng dùng cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong
khoảng 2.000 đến 2.600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất
hiệu quả.
Cả nước có hơn 10 cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất thiết bị đun nước nóng,
nhưng số lượng rất hạn chế. Đó là các Công ty Sơn Hà, Tân Á,… và các trường
Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh cũng
tham gia nghiên cứu, chế tạo thiết bị trên. Vì vậy, trên thị trường hiện nay thiết bị
bình đun nước nóng năng lượng mặt trời khá phong phú về chủng loại như sản
phẩm “Thái dương năng” của Công ty Sơn Hà, “Sun flower” của Công ty Tân Á,
“Helio” của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh chế tạo, sản
phẩm “Salar water heating” của Công ty TNHH Tự động xanh.…
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt
trời đang chưa có chiến lược phát triển và còn một số khó khó khăn.Ví dụ như sự
hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu và phát triển về kinh phí, trang thiết bị
kỹ thuật cho sản xuất, ứng dụng còn khiêm tốn; Sự không đồng bộ giữa thiết kế
bình đun nước nóng năng lượng mặt trời và các công trình xây dựng; Giá thành
của thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời còn khá cao, chưa phù hợp với
mức thu nhập của người dân nói chung; cách lắp đặt, vận hành thiết bị chưa được
phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng vv…

Nhu cầu về điện của Việt Nam hàng năm tiêu tốn khoảng 3,6 tỷ kWh điện
và sẽ tăng nhanh theo tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở, dịch vụ và du lịch.
Đây là một con số rất lớn cho thấy một thị trường đầy tiềm năng cho việc đầu tư
nghiên cứu, sản xuất thiết bị bình đun nước nóng năng lượng mặt trời.
- Năng lượng sinh khối
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nguyên liệu để sản xuất năng lượng
sinh học khá dồi dào. Những sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt sẽ cung cấp nguyên
liệu khổng lồ cho sản xuất khí sinh học. Khí sẽ được sử dụng trực tiếp đun nấu
hoặc phát điện. Trong cả nước, sản phẩm phụ của nông nghiệp có khả năng cung
cấp nhiên liệu cho điện sinh khối từ 8 – 11 triệu tấn. Riêng sản lượng trấu có thể
thu gom ở Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Theo tính toán,
cứ 2-4kg nhiên liệu sinh khối tương đương với 1kg than. Như vậy nếu sử dụng vỏ
trấu làm nhiên liệu thì gía thành chỉ bằng 5 – 10% so với dùng than. Vùng Tây
Nguyên có thể cho phụ phẩm từ cà phê 0,3 đến 0,5 triệu tấn. Đặc biệt là chất thải
từ các nhà máy mía đường đã cho chúng ta nguồn nguyên liệu sinh khối rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng từ 10 – 15% tổng lượng bã mía không được
sử dụng. Vùng Tây bắc có 55.000 đến 60.000 tấn mùn cưa từ công nghiệp khai
thác và chế biến gỗ.
Ngòai sản phẩm phụ của nông nghiệp, một số vùng đang trồng cây lấy dầu
Jatropha xuất xứ từ Ấn Độ làm nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản
xuất ethanol.
Để sản xuất khí sinh học, người ta chế tạo các thiết bị sinh học, các thiết bị
này bao gồm:
+ Bộ phận phân hủy: Là nơi chứa nhiên liệu đảm bảo thuận lợi cho
quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường hiếm khí. Đây là
bộ bộ phận chủ yếu của thiết bị.
+ Bộ phận chứa khí: Khí sinh ra từ bộ phận phân hủy được thu và
chứa ở đây. Yêu cầu cơ bản của bộ phận này là phải kín khí.
+ Lối vào: Là nơi nạp nhiên liệu vào bộ phận phân hủy.
+ Lối ra: Nguyên liệu sau khi bị phân hủy được lấy ra qua lối này,

nhường chỗ cho nhiên liệu mới bổ sung.
Nước ta đang thực hiện dự án “Hỗ trợ chương trình khí sinh học (KSH)
cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam” do chính phủ Hà Lan tài trợ. Mục
tiêu của Dự án là xây dựng 12.000 hầm khí bioga tại các hộ dân cư của 12 tỉnh.
Rác thải sinh hoạt nếu được xử lý tốt sẽ là nguồn cung cấp KSH khá dồi
dào. Công ty Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh đã lắp đặt trạm xử lí rác thải
thành điện ở Gò Cát. Rác sau khi chôn, ủ sẽ thu khí ga. Khí này sẽ được đưa vào
trạm phát điện. Theo thiết kế, sản lượng điện mỗi ngày sẽ là 3.200Wh. Lượng điện
này sẽ bán cho Công ty Điện lực. Công trình này đưa vào sử dụng từ tháng
4/2005. Tổng vốn đầu tư là 4,5 tỷ đồng, công nghệ của Hà Lan. Khả năng cung
cấp khí ga trong vòng 20 năm. Trước mắt, chỉ khai thác một phần khí ga thành
điện, lâu dài sẽ khai thác khí ga có từ 2500 tấn rác/mỗi ngày từ bãi rác này.
-Sản xuất điện từ phế phụ phẩm của nông nghiệp
Sau hơn 10 năm nghiên cứu các nhà khoa học của Viện Cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã bước đầu hoàn chỉnh công nghệ sản xuất
điện từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Áp dụng kết quả nghiên cứu này, trong tương
lai chúng ta sẽ sản xuất điện từ vỏ trấu, mùn cưa, lõi ngô, bã mía… Nguồn phế
phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta phong phú, tổng sản lượng có thể lên tới hàng
triệu tấn. Nếu tập trung những phế phụ này có thể sản xuất điện phục vụ cho vùng
nông thôn, miền núi,vùng sâu, vùng xa.
Dây truyền sản xuất điện do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau
thu hoạch , bao gồm 6 bộ phận: (1) Nồi hơi và lò đốt; (2) Tuốc bin hơi; (3) Máy
phát; (4) Thiết bị trao đổi nhiệt; (5) Máy sấy tầng sôi; (6) Máy sấy thấp. Giá thành
cho dây truyền khoảng 1.500 USD/MW, rẻ hơn điện được xuất tư nhiên liệu hóa
thạch khoảng 10-30%. Hiện nay, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch đã xây dựng được 7 lò sấy và phát điện ở Long An, Kiên Giang, TP Hồ
Chí Minh, Gia Lai. Đây mới chỉ là các lò sấy và phát điện ở giai đoạn thử nghiệm.
Muốn áp dụng rộng rãi vào sản xuất, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các doanh
nghiệp.
- Năng lượng của nước và nhà máy thủy điện

Đã từ lâu, đồng bào miền núi đã biết sử dụng năng lượng của các dòng
nước để giã gạo thay cho sức người. Nhờ vị trí và địa hình nước ta có tiềm năng
cho khai thác nguồn năng lượng của nước khá lớn. Những thập kỉ qua, nước ta đã
xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn, nhỏ trên khắp các vùng của đất nước,
như: Hòa Bình (Hòa Bình), Thác Bà (Yên Bái), Yali (Gia Rai), Đa Nhim, Hàm
Thuận, Đa Mi, Đại Ninh (Lâm Đồng), Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước),
Tuyên Quang (Tuyên Quang), Sơn La (Sơn La), Bản vẽ (Nghệ An), vv… Đây là
các nhà máy đã và đang xây dựng, có công suất trên 100 MW. Nhiều nhà mày
thuỷ điện khác sẽ được xây dựng trong thời gian tới như: Nho Quế (Hà Giang),
Lai Châu (Lai Châu), Trung Sơn (Thanh Hóa), Khe Bố (Nghệ An) Đakmi I,
Dakmi II (Quảng Nam) , vv… Nhiều công trình thủy điện nhỏ đã, đang xây dựng
nằm rải rác khắp các vùng của Việt Nam. Thủy điện đã đóng góp lượng điện lớn
trong tổng sản lượng điện quốc gia.
- Năng lượng của gió, sóng biển, thủy triều.
Vị trí địa lí, nước ta có bờ biển chạy dài dọc theo đất nước. Do vậy tiềm
năng của nguồn năng lượng của gió, sóng biển, thủy triều là rất lớn. Tuy nhiên,
hiện nay nước ta mới có điện gió tại tỉnh Ninh Thuận.
CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ TẠI VIỆT
NAM
Hiện nay, trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông
vận tải của nước ta, tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn. Hiệu suất sử dụng
nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32% thấp hơn
so với các nước phát triển 10%. Hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng
60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Năng lượng tiêu hao cho một
đơn vị sản phẩm trong ngành công nghiệp của nước ta cao hơn rất nhiều so với
ccác nước phát triển. Ví dụ để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà
máy thép của ta cần 11,32-13,02 triệu Kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới
chỉ cần 4 triệu Kcal. Để sản xuất ra một sản phẩm có giá trị như nhau , sản xuất
công nghiệp của ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 so với các nước.

Cũng theo tính toán cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp
sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh, hàng tiêu dùng của nước ta có thể đạt
trên 20%, lĩnh vực dân dụng, giao thông vận tải có thể đạt trên 30%
Chính vì tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí như vậy cho nên hiện nay
Chính phủ đã kêu gọi và vận động các doanh nghiệp và người dân sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả “Sử dụng năng lượng hiệu quả là góp phần bảo vệ
môi trường”.Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn liền với mục tiêu
an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Hiện nay, chủ trương sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong
suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện chủ trương này,
cần nhanh chóng hình thành một thị trường về tiết kiệm năng lượng với sự tham
gia của các đối tác: Chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học.
2.1 Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.1.1 Trong lĩnh vực công nghiệp
Tình trạng lãng phí và sử dụng năng lượng kém hiệu quả trong sản xuất
công nghiệp là do tình trạng quản lý yếu kém, ý thức của người quản lý và người
sử dụng chưa quan tâm đến tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt là trình độ lạc hậu của
các trang thiết bị sử dụng năng lượng ( như động cơ điện, các lò hơi, lò điện,… đả
không được sữa chữa nâng cấp) và công nghệ sản xuất lạc hậu
Kết quả nghiên cứu phân tích về hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực
công nghiệp đã chia các biện pháp SDNL TK &HQ thành 3 cấp:
a- Biện pháp ngắn hạn bao gồm cải tiến quản lý năng lượng, tăng cường
ý thức TKNL của người quản lý và người sử dụng năng lượng, hợp lý
hoá sản xuất, giảm tối đa thời gian máy chạy không tải, tắt đèn quạt khi
không có người làm việc, tiến hành các sửa chữa nhỏ. Các biện pháp này
yêu cầu chi phí nhỏ trong phạm vi chi phí bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ của
doanh nghiệp. Kết quả thử nghiệm trên hơn trăm doanh nghiệp cho thấy đã
tiết kiệm được 12-15% năng lượng tiêu thụ, có nơi tới trên 20% năng lượng
tiêu thụ.
b- Biện pháp trung hạn bao gồm cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới từng

phần của thiết bị đang làm việc nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng (như
thay đổi bảo ôn cho các đường ống tải nhiệt, thu hồi nhiệt thải từ khói
hoặc nước nóng sau khi làm lạnh, thay thế các đèn chiếu sáng và động cơ
điện công suất lớn và hiệu suất thấp bằng các đèn chiếu sáng và động cơ
điện hiệu suất cao đồng thời lắp đặt các bộ điều chỉnh điện, thay thế các bộ
phận đã cũ gây tổn thất lớn về năng lượng …). Các biện pháp này đòi hỏi
chi phí vừa phải với thời gian hoàn vốn dưới 3 năm và có thể tiết kiệm
được 15-17% năng lượng sử dụng.
c- Biện pháp dài hạn bao gồm nâng cấp hoặc thay đổi công nghệ. Biện
pháp này đòi hỏi chi phí cao và thời gian hoàn vốn trên 3 năm. Hiệu quả
tiết kiệm năng lượng củng rất cao khoảng 30% hoặc có khi lên đến 50-60%
năng lượng sử dụng. Như trường hợp trong sản xuất gạch đưa lò nung kiểu
đứng vào thay thế lò gạch kiểu cũ đã giảm khoảng 50% lượng than tiêu thụ.
Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (ECSME) làm ví dụ. Dự án đã tư vấn chuyển giao các công nghệ sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc 5 ngành được coi là
có tiềm năng TKNL lớn nhất, bao gồm: gạch, gốm sứ, dệt, chế biến thực phẩm,
giấy. Kết quả, sau 4 năm (tính đến 30-10-2009), với 311 dự án đã hoàn thành
(trong số 450 dự án đăng ký tham gia) đã tiết kiệm được 125.000 tấn dầu quy đổi
(TOE), giảm phát thải 530.000 tấn CO2 mỗi năm.
Trong các biện pháp nêu trên thì biện pháp ngắn hạn cần được quan tâm
đặc biệt vì tất cả các doanh nghiệp đều có thể thực hiện không cần sự hỗ trợ tài
chính từ bên ngoài, chỉ cần sự hỗ trợ về phương pháp triển khai của các cơ quan
quản lý, các Trung tâm tiết kiệm năng lượng.
2.1.2 Trong xây dựng
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, khoảng 95% các công trình thương mại và
nhà ở cao tầng tại Việt Nam không tích hợp tính hiệu quả trong sử dụng năng
lượng vào khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vì vậy thiết kế và kết cấu vỏ
bao che phải tận dụng những yếu tố tự nhiên như tăng chiếu sáng tự nhiên để

giảm chiếu sáng nhân tạo bằng đèn điện, tăng thông gió tự nhiên để giảm điện
năng tiêu thụ cho quạt và điều hoà không khí, tăng cách nhiệt của tường và mái
để hạn chế truyền bức xạ nhiệt từ ngoài vào nhà.
Hiện nay tình trạng bắt chước kiến trúc nước ngoài không phù hợp với
khí hậu nước ta đang tràn lan ở nhiều công trình xây dựng đã hạn chế thông
gió tự nhiên, chiếu sáng tự nhiên. Toàn bộ nhu cầu về làm mát và chiếu sáng
đều sử dụng năng lượng điện. Mặt khác hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài
thường đưa nguyên các thiết kế cho các công trình xây dựng ở vùng khí hậu ôn
đới vào xây dựng ở nước ta nên các công trình này thường tiêu tốn năng lượng
khi đưa vào sử dụng. Các công trình này sẽ tồn tại hàng chục năm như vậy sẽ
rất lãng phí năng lượng mà lại rất khó sửa chữa .
Nhiều tòa nhà nhờ cải tiến kỹ thuật, thay thế thiết bị tiết kiệm điện, tận
dụng năng lượng mặt trời mà đã đạt danh hiệu “Green building - Tòa nhà xanh”
trong Cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” với số tiền tiết kiệm điện lên tới
trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm là minh chứng hùng hồn cho các giải pháp TKNL.
Toàn bộ các vấn đề nêu trên đã được đã phân tích và xây dựng trong nội
dung của Quy chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình
xây dựng (Energy Efficiency Commercial Building Code ) do Bộ Xây dựng
ban hành. Nội dung của bản Quy chuẩn này là kết quả hợp tác điều tra và nghiên
cứu giữa Bộ Xây dựng và tổ chức tư vấn Mỹ với sự tài trợ của WB. Để bản
Quy chuẩn nay có hiệu lực trong thực tế còn cần rất nhiều việc phải làm. Trước
hết phải đưa nội dung bản Quy chuẩn vào chương trình đào tạo và đào tạo lại cho
các cơ quan và các trường xây dựng và kiến trúc, và cần quy định thời gian bắt
buộc áp dụng bản Quy chuẩn này.

2.1.3 Trong Giao thông vận tải
Giao thông vận tải tiêu thụ tới 70% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu của cả
nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng xăng dầu trong GTVT cần phải xem xét và
tác động tới các yếu tố sau:
- Chất lượng đường xá, bao gồm : đảm bảo bảo dưỡng định kỳ, hạn chế

giao cắt để hạn chế thay đổi tốc độ của phương tiện, hạn chế đường
cong đường vòng…Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng mặt
đường kém có thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng tới 30%.
- Quy hoạch vận tải hợp lý giữa đường sắt, đường bộ (ôtô), đường sông
và đường biển sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng đáng kể.
Theo thống kê năm 1996, đối với vận tải hàng hoá có mức tiêu thụ
năng lượng tính theo đơn vị (kcal/T.km) như sau: đường bộ (ô tô) =
495, đường song = 140, đường biển = 75.
- Phát triển các phương tiện vận tải công cộng, hạn chế các phương tiện
vận tải cá nhân.
- Khuyến khích phát triển các phương tiện vận tải có chỉ tiêu tiêu thụ
năng lượng thấp, hạn chế và loại trừ các phương tiện cũ tiêu thụ nhiều
năng lượng.
- Cải tiến tổ chức, quản lý và khai thác hợp lý tại các doanh nghiệp vận
tải.
2.1.4 Trong sử dụng điện
Giảm lượng điện năng tiêu thụ bằng cách:
- Thay thế các thiết bị sử dụng điện hiệu suất thấp bằng hiệu suất cao như
các động cơ điện hiệu suất thấp bằng các động cơ điện hiệu suất cao,
các đèn chiếu sang hiệu suất thấp như đèn huỳnh quang bằng đèn
compact.
- Giữ nhiệt độ trong các phòng điều hoà không khí không thấp hơn 25
o
C
- Hạn chế thời gian máy chạy không tải và tắt điện đèn-quạt-điều hoà khi
không có người trong phòng làm việc
Giảm tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện (tổn thất kỹ thuật
và tổn thất phi kỹ thuật + mất cắp điện). Để giảm tổn thất kỹ thuật thì biện pháp
quan trọng nhất là cải tạo lưới điện với phân cấp điện áp hợp lý. Tổn thất điện năng
trong truyền tải và phân phối ở Việt Nam hiện nay khoảng 12%, ở một số nước

trong khu vực khoảng 7%.
Giảm công suất điện ở thời gian cao điểm để giảm vốn đầu tư xây dựng
nguồn điện mới.
2.1.5 Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các dạng năng lượng
than, dầu, khí, điện
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cũng là một giải pháp để tiết kiệm
các dạng năng lượng than, dầu, khí, điện. Qua khoảng 30 năm nghiên cứu và thử
nghiệm hầu hết các dạng năng lượng tái tạo mà thế giới đã triển khai, đến nay có
thể khẳng định các dạng năng lượng tái tạo có thể khai thác hiệu quả ở nước ta
gồm có:
- Năng lượng mặt trời để hâm nước nóng đến 60-70
o
C và cấp điện bằng
pin mặt trời.
- Thuỷ điện nhỏ ở địa bàn miền núi.
- Khí sinh học (biogas) từ phân gia súc
- Từ phế liệu nông nghiệp với hiệu suất cao.
Hiện nay các điều kiện về công nghệ đã triển khai ứng dụng các dạng năng
lượng tái tạo nêu trên đều đã có sẵn ở nước ta, tuy nhiên việc triển khai rất chậm vì
nhà nước chưa có chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Các biện pháp trên đây đã được thể hiện trong nội dung các chương trình, dự án
được triển khai. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa ban hành
6/2010 đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về TKNL sẽ được điều chỉnh
mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào
sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân
2.2 Chính sách khuyến khích
Một chương trình tiết kiệm năng lượng thành công phải nằm trong một
chính sách năng lượng tích hợp dài hạn và phải có sự quyết tâm cao độ của chính
quyền. Chương trình ấy phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục những trở

lực, vượt qua những rào cản của toàn bộ hệ thống kinh tế cũng như của các nhóm
mục tiêu. Các khiếm khuyết của thị trường cũng cần phải được để ý đến. Các công
cụ chung của một chính sách năng lượng như thuế năng lượng, thuế phát tán khí
nhà kính, luật môi trường, các đề án nghiên cứu triển khai, các chương trình giáo
dục trong các trường học và trong dân chúng đều phải được sử dụng tối đa.
Trong bảng dưới đây, chúng ta có thể tham khảo một số giải pháp do các
chuyên gia của tổ chức OCDE (2004) đề ra nhằm vượt qua các rào cản trước các
biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Như đã đề cập đến ở trên thì ngày 17/6/2010 Luật Sử dụng Năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua. Trong luật này có nêu rõ “Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm
giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo
đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống”.
Trong đó còn nêu rõ các nguyên tắc và chính sách của Nhà nước về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các chiến lược, quy hoạch, chương trình
sử dụng năng lượng. Hướng dẫn các biện pháp sử dụng năng lượng và tiết kiệm
trong ngành công nghiệp; trong xây dựng và chiếu sáng công cộng; trong giao
thông vận tải; trong sản xuất nông nghiệp; trong hoạt động dịch vụ và sinh hoạt hộ
gia đình; trong dự án đầu tư, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.
Các chính sách ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả:
- Dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem xét,
hỗ trợ kinh phí từ chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư
dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm
năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
- Các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

- Các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa
học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi
trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ
cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng,
các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng,
khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản
xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế
nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá
nhân thực hiện các hoạt động sau đây:
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, thực
hiện các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả;
- Lồng ghép nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong nhà trường với hình thức phù hợp;
- Tổ chức dịch vụ tư vấn năng lượng để thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Kiểm toán năng lượng;
+ Chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân
thiện với môi trường;
+ Đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến;
+ Tư vấn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sử
dụng năng lượng;
+ Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả;
+ Các dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày 29/3/2011 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định

ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên
đánh dấu việc thực thi Luật. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2011.
Nội dung Nghị định bao gồm quy định về thống kê sử dụng năng lượng, cơ
sở sử dụng năng lượng trọng điểm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong khối cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Các phương tiện, thiết bị
thuộc Danh mục đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị
trường. Đồng thời nghị định cũng đưa ra các giải pháp thúc đẩy việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đó, từ ngày 15/5 tới, các DN, cơ sở sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, đơn vị vận tải trọng điểm, tức có mức tiêu thụ năng lượng 1 năm tương
đương 1.000 tấn dầu; các tòa nhà dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở,
khách sạn; cơ sở giáo dục, y tế, khu vui chơi giải trí, thể thao… có mức tiêu thụ
năng lượng 1 năm tương đương với 500 tấn dầu trở lên sẽ bị điều chỉnh bởi Luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như các văn bản hướng dẫn thực
thi luật này.
Về phía Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới phải sớm hoàn thiện khung
pháp lý, thể chế, cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến tiết
kiệm năng lượng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn giáo dục nâng cao
nhận thức của công đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần được chú
trọng. Chương trình cần nghiên cứu ứng dụng các dự án khoa học công nghệ nhằm
nâng cao hiệu suất năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông
vận tải, nông nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó Chương trình hỗ trợ các dự án thúc
đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ ngành, UBNB các tỉnh và Thành phố trực
thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ thực thi Nghị định góp phần đưa Luật sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào cuộc sống.
Bên cạnh đó thì còn có những chính sách khuyến khích phát động người
dân sử dụng năng lượng tiết kiệm. Ví dụ: Cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện tiết

kiệm của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng (EEC) TP.HCM, tổ chức cuộc thi sử
dụng điện tiết kiệm tại các hộ gia đình. Sau những thành công của cuộc thi Quản
lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà năm 2010, Bộ Công Thương đã tiếp
tục phát động cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà năm
2011”, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết về tiết kiệm điện,….
Như vậy, một chính sách năng lượng đúng đắn luôn là sự sống còn đối với
an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường

CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ Ở CÁC NƯỚC LÂN CẬN
3.1 Luật khuyến khích tiết kiệm năng lượng tại Thái Lan
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao do sự tăng trưởng
nhanh chóng của xã hội và nền kinh tế, nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng và
đảm bảo an ninh năng lượng đồng thời giới thiệu hệ thống và các biện pháp quản
lý hiệu quả năng lượng quốc gia. Năm 1992, Thái Lan đã ban hành Luật khuyến
khích tiết kiệm năng lượng. Luật có bố cục rõ ràng với 9 chương, 61 mục bao gồm
nội dung chính đề cập đến những vấn đề chính và các định nghĩa, tiết kiệm năng
lượng trong các nhà máy, tiết kiệm năng lượng trong các toà nhà cao tầng, trong
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu; quỹ khuyến khích tiết kiệm năng lượng; các
biện pháp khuyến khích và hỗ trợ, thuế phạt, cơ quan có thẩm quyền trong việc thi
hành luật, vấn đề kháng cáo và xử phạt. Tại thời điểm đó, Luật ra đời đã giải quyết
được nhiều khó khăn về năng lượng cho Thái Lan, tuy nhiên, để phù hợp hơn với
những thay đổi của đất nước cũng như nền kinh tế, Luật tiết kiệm năng lượng Thái
Lan đã sửa đổi bổ sung 2 lần vào năm 2003 và 2007.
Năm 2003, những sửa đổi của Luật tập trung vào khu vực chỉ định: các toà
nhà/nhà máy lắp công tơ điện > 1000kW, tổng công suất máy biến thế 1175kVA;
chỉ định nhân sự chịu trách nhiệm về năng lượng, thu thập báo cáo số liệu về năng
lượng, mục tiêu và kế hoạch cũng như công tác kiểm tra các mục tiêu và kế hoạch
đã đề ra.
Tiếp theo, vào năm 2007, Luật được sửa đổi lần 2 với nội dung sửa đổi

chính nhằm đơn giản hoá quá trình xây dựng luật và sửa đổi luật bằng cách giao
quyền cho Bộ Năng lượng, biến quản lý năng lượng trở thành công cụ chính trong
tiết kiệm năng lượng hơn là các giải pháp kỹ thuật, tập trung hơn nữa vào các toà
nhà cao tàng mới xây trong bản Quy chuẩn xây dựng sửa đổi mới nhất, thiết lập
tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng cho thiết bị, cung cấp các thông tin về hiệu suất
cua thiết bị cho người tiêu dùng, giao trách nhiệm của Quỹ khuyến khích tiết kiệm
năng lượng từ bộ Tài chính cho Bộ Năng lượng; thay đổi tiêu chuẩn và quy trình
huy động vốn cho Quỹ đồng thời trao quyền kiếm toán viên quản lý năng lượng
cho các cán bộ có thẩm quyền hoặc các tổ chức được cấp phép.
Đề cập đến những vấn đề còn tồn tại về chính sách và các biện pháp tiết
kiệm năng lượng ở Thái Lan, tại Hội thảo tham vấn Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương tổ chức hồi đầu tháng 10 vừa qua, ông
Danai Egkamol, Cục Tiết kiệm năng lượng và Phát triển năng lượng thay thế, Bộ
Năng lượng Thái Lan cho biết hiện nay còn tồn tại khá nhiều rào cản về thông tin
nhận thức, về đầu tư, thủ tục hành chính, năng lực kỹ thuật cũng như sự eo hẹp
của Quỹ. Theo ông Danai Egkamol, với những thay đổi, bổ sung của Luật tiết
kiệm năng lượng, Nhà nước Thái Lan hy vọng Luật sẽ thích hợp hơn với tình hình
năng lượng hiện tại, mang lại hiệu quả cao hơn và đạt được mục tiêu bền vững
hơn trong bảo tồn năng lượng.
3.2 Chương trình năng lượng hiệu quả tại Hàn Quốc
Năng lượng là một trong những lực lượng quan trọng thúc đẩy cho cuộc
sống con người. Nó cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và tính di động, v.v nhu cầu
năng lượng ở Hàn Quốc đã tăng lên trong cùng một tỷ lệ gần như là tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng của GNP, mà đã thể hiện tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm là 8%.
Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 97% năng lượng vào năm 1998. Chính nguồn
năng lượng bao gồm dầu, than, năng lượng hạt nhân, và LNG. Mặc dù việc sử
dụng ngày càng tăng của năng lượng tái tạo dự, nó sẽ không góp phần cung cấp
năng lượng đáng kể trong các hệ thống năng lượng của Hàn Quốc.Trước đây tự
cung tự cấp là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống năng

lượng quốc gia Hàn Quốc để lại dễ bị tổn thương trước các cuộc khủng hoảng
năng lượng trong tương lai. Ngày nay ở Hàn Quốc, việc cung cấp năng lượng ổn
định và bảo tồn là quan trọng để phát triển bền vững của đất nước.
Biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng không chỉ mang lại lợi ích cho đất
nước của nền kinh tế mà còn quan trọng cho bảo tồn môi trường tự nhiên, kế
hoạch tiết kiệm năng lượng đã được cải thiện và đã thành công trong khi trải qua
chiến tranh Vùng Vịnh và hai tai nạn dầu.
Nhiều chương trình bảo tồn năng lượng đã được phát huy. Ví dụ, giảm
thuế, cho vay và trợ cấp các chương trình, công nghệ bảo tồn năng lượng, các dự
án thí điểm khác nhau, triển lãm năng lượng và chương trình dịch vụ công ty năng
lượng, v.v… Ở đây, trong số những chương trình, chương trình năng lượng hiệu
quả được thảo luận chi tiết.
Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng (MOCIE), thông qua Tổng
Công ty Quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO), hoạt động ba chương trình
hiệu quả năng lượng để tạo điều kiện cho các sản phẩm thể hiện năng lượng đầu
vào thấp. Ba chương trình là " Chương trình Tiêu chuẩn và Dán nhãn năng lượng
hiệu quả", " Chương trình Chứng nhận của hiệu suất cao sử dụng năng lượng gia
dụng ", " Chương trình Văn phòng tiết kiệm năng lượng Thiết bị & Trang chủ
Điện tử ". Mục tiêu của các chương trình này là để kích thích các nhà sản xuất để
cải thiện những sản phẩm hiệu quả của họ bằng cách đưa ra biện pháp khuyến
khích và để người tiêu dùng mua các sản phẩm năng lượng hiệu quả hơn có sẵn
trên thị trường.
3.3 Chiến lược năng lượng mới tại Nhật Bản
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển và có mức tiêu thụ dầu khí
lớn, đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Với số dân 123 triệu
người, Nhật Bản gần như dựa hoàn toàn vào dầu nhập khẩu trong đó 90% là từ
Trung Đông, một khu vực thiếu an ninh nhất trên bản đồ chính trị toàn cầu.
Theo tin từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), mục tiêu
của phương hướng chiến lược mới về năng lượng được đề ra trong đề cương dự
thảo sẽ đệ trình Chính phủ thông qua vào tháng 6-2006 sẽ là giảm sự phụ thuộc

của nền kinh tế vào dầu xuống 40% hoặc thấp hơn vào năm 2030 từ mức 50%
hiện nay.
Từ đầu quý III năm 2005 ủy ban năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã triển
khai một kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó có nội dung tái chế toàn bộ nhiên
liệu hạt nhân đã qua sử dụng để chiết suất plutonium làm nhiên liệu hạt nhân cho
các lò phản ứng tiếp theo qua những lò phản ứng tái sinh nhanh (FBR).
Gần đây Cục tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trực thuộc METI cũng
đã thông báo kế hoạch xây dựng một FBR mới vào năm 2030 có kỹ thuật hiện đại
hơn FBR hiện đang hoạt động ở tỉnh Fukui với chi phí dự kiến một nghìn tỷ Yên.
FBR mới này được xem như lò phản ứng mẫu để thay thế các lò phản ứng nước
nhẹ. Cơ quan này cũng cho biết sẽ xây dựng một nhà máy tái chế nhiên liệu hạt
nhân đã qua sử dụng nữa vào khoảng năm 2045 nhằm sản xuất nhiên liệu oxid
uranium-plutonium(MOX) để sử dụng FBR mới.
Tuy nhiên sau sự kiện ngày 11/3, sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân
Fukushima số 1 là hồi chuông cảnh báo đối với sự an toàn của các nhà máy điện
hạt nhân. Theo kế hoạch do đảng Đảng Dân chủ Xã hội này đưa ra, đến năm
2020, toàn bộ 54 lò phản ứng của 17 nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản cần
phải đóng cửa.
Để bù đắp lượng điện thiếu hụt, trước mắt Nhật Bản cần tăng cường công
suất của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện. Sau đó, đến năm 2050, Nhật Bản sẽ
chuyển sang sử dụng hoàn toàn các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng
mặt trời, sức gió, sức nước để phát điện. Tuy nhiên, theo chiến lược năng lượng
mới sẽ được Nhật Bản công bố tại Hội nghị Cấp cao nhóm các nước phát triển
(G8) sắp tới, năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạch vẫn tiếp tục được duy
trì bên cạnh việc phát triển năng lượng có khả năng tái tạo và xây dựng một xã hội
tiêu thụ ít năng lượng.
Tầm nhìn xa của Nhật Bản được thể hiện rõ nhất trong việc đi đầu nghiên
cứu hydrat như một nguồn nhiên liệu trong tương lai xa. Hydrat là loại hỗn hợp
giữa khí methan và nước, tồn tại dưới dạng tinh thể ở các vùng đất đóng băng hoặc
ở đáy biển sâu. Các nhà khoa học dự báo tổng trữ lượng khí hydrat còn lớn hơn cả

khí đốt truyền thống nhưng hiện nay công nghệ khai thác chưa được hoàn chỉnh
cũng như giá thành quá cao làm cho chúng chưa thể trở thành một nhiên liệu
thương mại.
Để đạt được mục tiêu này Nhật Bản tiếp tục thực thi chính sách tiết kiệm
năng lượng, đổi mới công nghệ sử dụng ít năng lượng, tăng cường các hoạt động
thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài, đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, khai thác
các nguồn khí đốt trong nước nhất là khí hydrat, nghiên cứu sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo được, đặc biệt là năng lượng mặt trời, sức gió, hải lưu và thủy
triều.
3.4 Luật mới thúc đẩy Năng lượng tái tạo tại Trung Quốc
Một bộ luật mới của Trung Quốc được ra đời yêu cầu các nhà sản xuất điện
năng của quốc gia này mua điện được sản xuất bởi nguồn năng lượng có thể được
tái tạo, đây là một phần của nỗ lực gia tăng sự hiện diện của năng lượng có thể
được tái tạo tại quốc gia phụ thuộc nhiều vào than này. Thông tấn xã Tân Hoa cho
hay, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã thông qua những điều chỉnh của bộ luật
Năng lượng có thể tái tạo.
Những điều chỉnh này trao quyền cho Ban năng lượng của Hội đồng Quốc
gia, cùng với cơ quan năng lượng của nhà nước được quyết định tỷ trọng năng
lượng có thể tái tạo so với năng lực sản xuất chung trong một thời kỳ nhất định.
Có nhiều quốc gia đã yêu cầu các nhà điều hành phải ưu tiên sử dụng nguồn năng
lượng có thể tái tạo thậm chí ngay cả khi tốn kém hơn các dự án được dựa vào
than là chủ yếu.
Ở Trung Quốc, cuộc bùng nổ về các nhà máy năng lượng gió với sự hỗ trợ
đắc lực từ nhà nước đã mang lại nguồn điện lớn từ sức gió và không mấy liên quan
tới hệ thống điện lưới. Trong một số trường hợp, các trang trại gió lại không nằm
tại những địa điểm thuận lợi nhất để đón gió. Các chuyên gia trong ngành năng
lượng cho hay 1/3 các công trình sử dụng năng lượng gió không được kết nối chắc
chắn với lưới điện.
Hầu hết cơ sở sản xuất năng lượng từ gió của Trung Quốc được lắp đặt tại
các vùng có nhiều gió như Mông Cổ hay Lan Châu, nơi nhu cầu về năng lượng

còn thấp. Tuy nhiên các nhà sản xuất điện giá rẻ nhất Trung Quốc cũng có mặt tại
Mông Cổ, và đánh bật các trang trại gió ra khỏi thị trường năng lượng.
Wang Zhongyong, Giám đốc bộ phận Năng lượng tái tạo tại Ủy ban Cải
cách và Phát triển Quốc gia, Viện nghiên cứu Năng lượng cho hay: “Nguồn điện
tái tạo tại các vùng nhiều tài nguyên và kém phát triển tại Tây Nam cần được
chuyển đến sử dụng tại các khu vực duyên hải và khan hiếm tài nguyên.
Những cách biệt tương đối của các vùng sử dụng lưới điện với vùng sản
điện từ gió có thể khiến việc truyền điện gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc cần
phát triển lưới điện thông minh hơn như là một phần của giải pháp. Những yêu cầu
mới mẻ này cũng sẽ làm lợi cho hàng loạt các nhà máy sản xuất điện hạt nhân mới
của Trung Quốc mặc dù điện hạt nhân thường rẻ nên có sức cạnh tranh lớn.
Theo bộ luật mới được sửa đổi, các nhà máy điện lưới từ chối mua năng
lượng tái tạo có thể bị phạt lên tới 2 lần mức thất thoát của các nhà sản xuất điện
tái tạo. Mục tiêu của Trung Quốc là nguồn điện tái tạo sẽ chiếm khoảng 15%
nguồn năng lượng vào năm 2020, tăng 9% so với hiện tại. Mức khí thải trên mỗi
đơn vị GDP cũng được phấn đấu giảm.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Nôi dung của bài báo cáo đã nêu một cách tổng quát bức tranh toàn cảnh về
tình hình khai thác và sử dụng năng lượng tại Việt Nam, các giải pháp và chính
sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam và các
nước lân cận.
Việc tiết kiệm năng lượng ở nhiều nước đang phát triển, kể cả ở nước ta,
không tiến triển khả quan cho lắm vì gặp rất nhiều rào cản mà những khó khăn về
tài chính để đổi mới công nghệ chỉ là một thí dụ điển hình. Nếu vượt qua được các
rào cản ấy, người ta có thể hy vọng tiết kiệm đến trên 50% năng lượng cần thiết
mà không làm cản trở tiến độ phát triển cũng như gây ô nhiễm môi trường của đất,
nước và không khí. Những rào cản đó là:
a) Không có đầy đủ thông tin, kiến thức về các biện pháp tiết kiệm năng
lượng, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ tiêu

dùng nhỏ lẻ. Muốn khắc phục, phải quảng bá mọi thông tin, kiến thức bằng tất
cả mọi phương tiện truyền thông nhắm đến các đối tượng mục tiêu.
b) Không được tiếp cận với các nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể bắt
đầu những chương trình đổi mới kỹ thuật.
c) Cơ cấu giá cả. Thông qua các tập đoàn sản xuất năng lượng, thường là
quốc doanh, Chính phủ có thể có một chính sách giá cả năng lượng hợp lý
để khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng. Giá điện ở nước ta theo chế độ
luỹ tiến theo phụ tải là một hướng đi có lợi cho tiết kiệm năng lượng.
d) Các rào cản về luật pháp và hành chính làm cho các doanh nghiệp khó
tiến hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Ở Úc, người ta phải thay đổi
luật pháp về vận chuyển các chất độc hại, về sản xuất rượu, về các trạm
xăng dầu…) để có thể sử dụng ethanol làm nhiên liệu thay thế. Luật tiết
kiệm năng lượng của nước ta được ban hành khoảng một năm (06/2010)
nên trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa được phổ biến sâu rộng,
chỉ có các doanh nghiệp lớn mới bước đầu có những chính sách tiết kiệm
năng lượng.
e) Do trình độ phát triển còn thấp, người dân không được cung cấp những
loại năng lượng đa dạng nên bị hạn chế trong việc lựa chọn thiết bị hiệu
suất cao.
f) Chuyên gia và kỹ thuật gia trong ngành tiết kiệm năng lượng còn thiếu
nhiều ở nước ta. Ngành giáo dục cần biên soạn một giáo trình riêng để đào
tạo đội ngũ cán bộ về năng lượng, đưa môn học tiết kiệm năng lượng vào
trong các trường phổ thông.
g) Do nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển nên nguồn tài chính còn
hạn hẹp bắt buộc phải nhập những thiết bị cũ kỹ hay những xe cộ đã qua sử
dụng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hiện đại về tiết kiệm năng
lượng.
Trên đây là những rào cản về về Tiết kiệm năng lượng ở nước ta, tuy nhiên
nước ta có một nguồn năng lượng dồi dào và đa dạng nếu chúng ta biết khai thác
và sử dụng hợp lý thì sẽ góp phần giảm tiêu hao năng lượng, góp phần bảo vệ tài

×