Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.24 KB, 26 trang )

I. Đặt vấn đề
Dầu mỏ (được gọi là “vàng đen” của Trái Đất”) là nguồn tài nguyên đang được khai
thác rộng khắp trên toàn thế giới, là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã
hội hiện đại để sản xuất điện, là nhiên liệu của tất cả phương tiện giao thông vận tải và
được dùng để sản xuất chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế như vậy thì quá trình khai thác và vận chuyển dầu mỏ
cũng là hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường . Bởi vì đặc điểm dầu là một chất phức tạp,
là chất hữu cơ cao phân tử nên khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ tác động làm ảnh hưởng
đến môi trường trong một thời gian dài và rất khó xử lý. Các hiện tượng tràn dầu, rò rỉ dầu
gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái
động thực vật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người.
Hiện nay, vấn đề tràn dầu đang được quan tâm trên toàn cầu. Việc tìm ra hướng xử lý
và khắc phục sự cố rất cần thiết, một mặt tránh gây lãng phí trong thời điểm nguồn tài
nguyên này đang bị cạn kiệt và quan trọng tránh gây tổn hại môi trường. Để làm được
điều đó, chúng ta cũng nên có cái nhìn tổng quan về các vấn đề môi trường khi xảy ra các
sự cố tràn dầu.
Đó cũng là lý do để tôi nghiên cứu vấn đề “Ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu”
Trang 1
II. Hiện trạng của sự cố tràn dầu
2.1. Khái niệm tràn dầu
Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt
động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Thuật ngữ này thường đề cập đến các
vụ dầu tràn xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Dầu có thể bao gồm nhiều loại khác
nhau từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng hoặc dầu diesel), bồn chứa dầu của các
tàu, dầu thải hoặc chất thải dính dầu. Việc phát tán hoặc thậm chí hàng năm để có thể dọn
sạch.
Dầu cũng được giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất
chứa dầu dưới đáy biển. Hầu hết các vụ ô nhiễm dầu do con người đều từ hoạt động trên
mặt đất, nhưng các vấn đề nổi trội đặc biệt hướng về các hoạt động vận chuyển dầu trên
biển. Theo thông tư của bộ KHCN và MT số 2262/TT-MTG ngày 29/12/1995: Tràn dầu
là hiện tượng xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế


biến, phân phối, tang trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ,
phụt dầu, mở đường ống, mở bể chứa, tai nạn đâm và gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các
giàn khoan dấu khí, cơ sở lọc dầu… làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô
nhiêm môi trường ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc
biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các tài nguyên thủy sản. Số
lượng dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là tràn dầu.
Trang 2
Hình 1: Vụ tràn dầu tại khoan dầu Transocean Deepwater Horizon
2.2. Tổng quan tràn dầu
2.2.1. Trên Thế Giới
Tính từ năm 1976 đến nay trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ tràn dầu lớn, gây thiệt
hại nặng nề tới môi trường biển cũng như gây thiệt hại về kinh tế cho con người cũng
như là một thảm hoạ môi trường khi xảy ra nạn tràn dầu.
- 15/12/1976,vịnh Buzzards,bang Mass
achusetts, Mỹ:Tàu Argo Merchant va vào đất liền và vỡ tại đảo Nantucket,
làm tràn 7,7 triệu gallon dầu.
- 16/3/1978, biển Portsall, Pháp: Siêu tàu chở dầu Amoco Cadiz làm tràn 68
triệu gallon.Đây là thảm họa tàu chở dầu lớn nhất thế giới.
- 3/6/1979, vịnh Mexico: Giếng dầu thăm dò Ixtoc 1 bị vỡ, tràn ra khoảng
140 triệu gallon dầu thô ra biển. Tuy vậy, ảnh hưởng về mặt môi trường của vụ này
không lớn lắm.
- 1/11/1979, vịnh Mexico: khoảng 2,6 triệu gallon dầu tràn ra biển khi tàu
Burmah Agate va chạm với tàu chở hàng Mimosa.
- 23/3/1989, chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez rời cảng dầu Valdez, Alaska
(Mỹ), mang theo 200 triệu lít dầu thô tới Long Beach, California. Con tàu này đã
vướng vào dải san hô Bligh, làm khoảng 40 triệu lít dầu thô đã tràn ra vùng eo biển
nguyên sơ Prince William, gây nên thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước
Mỹ.
- 19/12/1989, biển Las Palmas, đảo Canary: Nổ siêu tàu chở dầu của Iran
Kharg-5, làm tràn 19 triệu gallon dầu thô ra biển Đại Tây Dương.

- 8/6/1990, biển Galveston, Texas, Mỹ: Tàu mega Borg khiến 5,1 triệu gallon
dầu tràn ra biển sau khi xảy ra một vụ nổ trong phòng bơm.
- 25/1/1991, nam Kuwait: Trong chiến tranh vùng Vịnh, Iraq cố tình bơm
khoảng 460 triệu gallon dầu thô vào Vịnh Ba Tư.
- 10/8/1993, vịnh Tampa: Xà lan Bouchard B155, tàu chở hàng Balsa 37 và
xà lan Ocean 255 va vào nhau, làm tràn khoảng 336 gallon dầu.
Trang 3
- 8/9/1994, Nga: Đập chứa dầu bị vỡ, làm tràn dầu vào phụ lưu sông Kolva.
Bộ Năng lượng Mỹ ước tính vụ này làm tràn khoảng 300 triệu lít dầu, trong khi Nga
chỉ thừa nhận có 15 triệu lít.
- 15/2/1996, biển xứ Wales: Siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất liền tại
vịnh Milford Haven, làm tràn 70 triệu lít dầu thô.
- 12/2/1999, bờ biển Đại Tây Dương thuộc Pháp: Tàu chở dầu Erika bị vỡ và
chìm ngoài khơi Britanny, làm tràn 3 triệu gallon dầu nặng.
- 18/2/2000, ngoài khơi Rio de Janeiro, Brazil: Đường ống dẫn dầu bị vỡ, làm
tràn 343,200 gallon dầu nặng vào vịnh Guanabara.
- 23/3/2001, tại Brazil: Giàn khoan nổi lớn nhất thế giới đã chìm xuống biển
gây ra những vụ dầu tràn rất to lớn.
- Vào tháng 11/2002, một con tàu chở dầu của Liberia mang tên Prestige đã
vỡ đôi và chìm, làm tràn 64.000 tấn dầu ra biển Đại Tây Dương.
- Vào 11/11/2007 một con tàu chở dầu của Nga đã bị sóng đập tan ra từng
mảnh, làm tràn 1.300 tấn dầu ra Biển Đen.
- Vào ngày 20/04/2010: một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển dàn khoan dầu
Transocean Deepwater Horizon cách 50 dặm ngoài khơi Louisiana, có khoảng
200.000 gallons (757.082 lít) dầu thô tràn ra vịnh Mexico mỗi ngày và dự tính tình
trạng này vẫn còn tiếp diễn trong suốt 1 tháng bên cạnh rất nhiều biên pháp ngăn dầu
rò rỉ
2.2.2. Việt Nam
Theo thống kê của cục Môi trường, bộ Khoa học và Môi trường, từ năm 1987
đến nay đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển nước ta.

- Ngày 3-10-1994, tàu chở dầu Neptune Aries của Singapore chở 21.000 tấn
dầu DO đã đâm vào cầu cảng Sài Gòn Petro tại Cát Lái (Thủ Đức) làm tràn 1.864,7
tấn gồm DO, xăng, condensat, dầu lửa, gas.
- Tàu trở dầu Transco 01 (Hải Phòng) đâm vào tàu container Uni Humannity
(Đài Loan) ở ngã ba Tắc Rối, ngày 8-5-1994 làm tràn khoảng 130 tấn dầu FO, gây
ô nhiễm khoảng 200km
2
Trang 4
- Ngày 8-2-1995, tại mỏ Đại Hùng, 15,37m
3
dầu thô bị tràn ra biển do đứt
ống dẫn từ tàu chở dầu tới phao nổi.
- Vụ tràn dầu trên sông Cần Giờ ngày 8-5-1994 do tàu container đâm vào tàu
chở dầu làm tràn 130 tấn dầu FO, gây ô nhiễm hơn 40km
2
mặt nước.
- Vụ tràn dầu trên sông Cái Bè ngày 15-2-1995 làm ô nhiễm sông với hơn
10.000 lít dầu diezen không được thu hồi.
- Vụ tràn dầu 2 ở Cát Lại ngày 27-1-1996 do tầu chở dầu Gemini (Singapore)
đâm vào cầu cảng Sài Gòn Petro làm tràn 72 tấn dầu diezen.
- Ngày 16-4-1998 xảy ra sự cố tràn dầu từ tàu Nhật Thuần làm 97 tấn dầu DO
tràn ra sông Nhà Bè,
- Tháng 9-2001: Tàu Formosa one Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của
Việt Nam tại vịnh Giành Rỏi – Vũng Tàu làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000
m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng lớn biển Vũng Tàu .
- Sự cố tàu Mỹ Đình ngày 20-12-2004 làm 150 tấn dầu DO và 50 tấn dầu FO
tràn ra vùng biển Cát Bà.
- Sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân ngày 28-1-2007 làm một khối lượng
lớn dầu loang trên vùng biển rộng lớn từ Hà Tĩnh đến Bình Định, bằng phương pháp
thủ công các lực lượng đã thu gom được 1720 tấn.

- Ngày 2-3-2008 do thời tiết xấu tàu Đức Trí chở 1700 tấn dàu FO đã bị chìm
trên vùng biển BìnhThuận làm một khối lượng lớn dầu tràn ra biển.
- Ngày 24-04-2006: tàu Lapamas chở dầu 23.000 tấn dầu DO trong lúc cập
cản Sài Gòn, làm tràn ra môi trường 1.500 tấn dầu, 150 tấn xăng từ hệ thống dẫn cầu
cảng
- Các sự cố tràn dầu tại kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu và kho H182
trên đèo Hải Vân Đà Nẵng trong năm 2007- 2008 -2009 đã làm gần 1000 m
3
xăng,
Trang 5
dầu tràn ra khỏi bồn chứa ngấm xuống đất và chảy ra biển gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng…
- Ngày 23/6/2010, chiếc sà lan Huỳnh Nhi 01, số đăng ký BL- 0304, tải trọng
250 tấn bất ngờ bị chìm vắt ngang khu vực dưới cầu Tôn Đức Thắng (cầu Bạc Liêu
2) thuộc phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khi sà lan trên cố “vượt cạn” trên
sông kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau để vào bến bốc xếp, vướng phải vật cản dưới
lòng sông nên bị chìm. Dầu dự trữ trên sà lan đã tràn ra chảy theo dòng nước, gây ô
nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
- Ngày 27/4/2010 khi đang từ cửa sông ra biển, tàu Biển Đông 50 của Công
ty Hải sản Trường Sa chở dầu đã bất ngờ bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu. Khi gặp
nạn, tàu Biển Đông 50 chở theo hơn 370 tấn dầu DO và hơn chục thùng phi nhớt.
Ngay sau khi bị chìm, dầu đã loang ra mặt biển còn các phi nhớt nổi lềnh bềnh.
Theo thống kê, khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng
biển ngoài khơi Việt Nam từ Trung Đông tới Nhật Bản và Triều Tiên. Các hoạt động thăm
dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Do đó, thường xảy
ra các vụ tràn dầu nghiêm trọng dọc bờ biển nước ta.
Trang 6
Hình 2: Một số địa điểm xảy ra tràn dầu ở nước ta
Như vậy, ô nhiễm môi trường do dầu tràn gây ra đang diễn biến phức tạp trên phạm
vi rộng, đã ảnh hưởng đến 20 tỉnh, thành phố ven biển (Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Sóc Trăng và Bạc Liêu).
Trang 7
Các địa phương bị ảnh hưởng nhiều như: Quảng Nam (đã thu gom được 746 tấn
dầu), Thừa Thiên – Huế (446 tấn), Hà Tĩnh (150 tấn), Phú Yên (90 tấn), Bà Rịa- Vũng
Tàu (gần 70 tấn)
Các địa phương bị ít dầu trôi dạt vào (số lượng dầu thu gom được từ một vài
trăm kg đến vài tấn như: Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Định, Trà Vinh.
Tính đến ngày 23/4/2007, tổng số dầu thu gom được tại các địa phương trong
cả nước khoảng 1.721 tấn
Hình 3: Lượng dầu thu gom ở các tỉnh (tính đến 23/04/2007)
2.3. Nguyên nhân dầu tràn
2.3.1. Trên biển
- Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàu thuyền
đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứ dầu của thuyền không đảm
bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển.
Trang 8
- Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tác xây dựng
không đảm bảo làm cho dầu từ các giếng này đi ra môi trường.
- Các sự cố tràn dầu do các tai nạn tàu thuyền: Đây là nguyên nhân rất nguy hiển
không những tổn thất về mặt kinh tế, môi trường mà còn đe dọa tới tính mạng con người.
- Dầu theo khí quyển vào biển
2.3.2. Trên đất liền
+ Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hàn không
đảm bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt mối hàn… khiến dầu bị tràn ra môi
trường.
+ Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượng dầu được
xả vào bể quá mức sẽ gây ra hiện tưỡng tràn hoặc do sự thay đổi thời tiết làm cho thể tích
dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ các bể chứ trào ra.

+ Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu.
+ Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền.
Nguồn gốc tràn dầu Tỷ lệ (%)
Từ các hoạt động tàu thuyền 33
Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển 37
Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy 12
Dầu từ khí quyển 9
Dầu rò rỉ từ lòng đất 7
Dầu từ các hoạt động dầu khí( thăm dò - khai thác) 2
Bảng 1: Các nguồn gây ô nhiễm do dầu trên thế giới
(Nguồn: Woodward – Clyde, 1995)
III. Ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu
3.1. Sự biến đổi dầu trong môi trường
3.1.1. Sự lan truyền
Trang 9
Đây là quá trình xảy ra mạnh mẽ và dễ quan sát khi dầu đổ ra trong môi trường, do
quá trình lan truyền, vệt dầu ban đầu sẽ nhanh chóng bị trải mỏng và dàn rộng ra trên mặt
nước. Quá trình lan truyền xảy ra dưới tác dụng của 2 lực, đó là trọng lực và lực căng bề
mặt. Về lý thuyết sự lan truyền sẽ dừng lại khi các lực căng này đạt tới sự cân bằng. Quá
trình lan truyền có thể chia thành 3 giai đoạn tóm lược như sau:
Giai đoạn 1 – giai đoạn trọng lực (gravity assisted spreading)
Trọng lực đóng vai trò quan trọng trong việc làm di chuyển các vệt dầu. Do vậy
khối lượng dầu sẽ quyết định tốc độ lan truyền. Do thành phần dầu ban đầu sẽ bị thay đổi
khi phơi bày trên bề mặt và trọng lực của dầu cũng biến đổi theo thời gian nên sự cân
bằng trọng lực cũng sẽ thay đổi. Nhìn chung, nếu khối lượng dầu lớn, giai đoạn trọng lực
sẽ chiếm thời gian quan trọng, nghĩa là dầu sẽ lan truyền nhanh; ngược lại đổ dầu từ từ thì
giai đoạn này có vai trò yếu hơn.
Giai đoạn 2 – giai đoạn của lực căng bề mặt (surface tension)
Trong giai đoạn này, vệt dầu lan truyền dưới tác dụng của lực lan truyền (F) để hướng
đến sực cân bằng lực căng bề mặt của đới tiếp xúc dầu – nước theo công thức:

F (ergs/cm2) = γω – γ0 – γ0/ω
Trong đó: γω – lực căng bề mặt của nước (tính theo dynes/cm)
γ0 - lực căng bề mặt của dầu
γ0/ω – lực căng mặt tiếp xúc dầu – nước
Ví dụ: dầu thô của Kuweit: F = +11 ergs/cm2
Sự lan truyền dừng lại khi lực căng bờ mặt ở trạng thái cân bằng. Đối với dầu tràn nhỏ
hay đổ dần thì giai đoạn này sẽ đến sớm hơn (có thể sau vài giờ) và chiếm phần quan
trọng hơn.
Giai đoạn 3 – Phá vỡ cá vệt dầu (drifting)
Vệt dầu bị phá thành các băng, dải kéo dài song song với hướng gió.
Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền dầu:
Trang 10
Các yếu tố trong: liên quan đến thành phần của dầu, dầu có độ nhớt ít di chuyển
hơn, lan truyền chậm. Dầu có pour point cao sẽ khó di chuyển , khi T
o
không khí < T
o
của
pour point thì dầu khó lan truyền.
Các yếu tố môi trường: T
o
không khí, gió, các dòng chảy và dòng thủy triều sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ lan truyền và hướng lan truyền .
Bán kính lan truyền trong điều kiện lý tưởng:
πR2max=A = 105 V0.25
Bề dày lớp dầu: hd = V/A
trong đó A: diện tích lớp dầu (m2), V: thể tích dầu tràn (m3)
3.1.2. Biến đổi thành phần hoá học (sự phong hóa dầu)
Kiểu biến đổi Thời gian (ngày) Phần trăm dầu ban đầu (%)
Bay hơi

Hòa tan
Quang hóa
Phản ứng sinh học
Phân tán và trầm lắng
Đóng cặn
1 – 10
1 – 10
10 – 100
50 – 500
100 – 100
>100
25
5
5
30
15
20
Tổng 100
Bảng 2: Các kiểu biến đổi thành phần hóa học
Chừng 24% số dầu đó sẽ bay hơi hay tan biến sau 2 ngày, 42% sau 5 ngày, 45% sau 8
ngày. Bách phân tiêu tán này đạt đến tối đa là 48% qua 14 ngày. Sau đó thời tiết không
còn ảnh hưởng bao nhiêu và số dầu còn lại sẽ nằm vật vờ trôi nổi trên mặt biển. Phải qua
rất nhiều thời gian để dầu loang tự nó phân hóa qua những phản ứng thoái hóa sinh học
(Biological Degradation), oxide hóa quang năng (photo oxidation) mà từ từ tan biến. Khi
dầu thoát ra, vì nhẹ nên nổi và nước gió làm dầu trôi đi trên mặt biển.
Trang 11
Hình 4: Sự phong hóa dầu
3.1.2.1. Sự bay hơi
Mức độ bay hơi phụ thuộc vào thành phần các hydrocacbon nhẹ có trong dầu.
Thông thường dầu mất khoảng 50% thể tích trong vài ngày

− Dãy hydrocacbon có dây C nhỏ hơn 15 phần tử, có nhiệt độ sôi nhỏ hơn
250oC bay hơi trong 10 ngày.
− Dãy hydrocacbon là nhóm C15 – C25: nhiệt độ sôi 250-400oC, bay hơi hạn
chế và còn lưu lại trong vết dầu một phần.
− Dãy hydrocacbon có dây C lớn hơn 25 phần tử, nhiệt độ sôi lớn hơn 400oC
hầu như không bay hơi.
Dầu nặng số hiệu 6 chỉ mất khoảng 10%. Xăng tinh luyện như diesel nhãn số 2
có thể mất đến 75%; còn xăng (gasoline) hay kerosen bay hơi hầu hết.
Sự bay hơi làm phát tán hydrocacbo vào không khí – gây ô nhiễm không khí. Trải
qua quá trình bay hơi, các phần tử có độc tính (như hợp chất thơm và aliphantic) bị di
chuyển khỏi vệt dầu làm cho dầu bớt nguy hiểm hơn đối với sinh vật. Ở đây, cần quan
tâm hướng gió để xác định các đối tượng cần bảo vệ để chống lại ô nhiễm hydrocacbon
không khí.
Trang 12
Một phần dầu sau khi bay hơi có thể sẽ trở lại môi trường nước, nhưng làm
lượng giảm do bị phân hủy một phần các phản ứng quang hóa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi như thành phần dầu, nhiệt độ không khí,
tôc độ gió
Hình 5: Quá trình phong hóa dầu
3.1.2.2. Quang hóa – Oxy hóa
Phản ứng xảy ra dưới tác dụng của oxy tự do và bức xạ mặt trời. Phản ứng xảy ra
phụ thuộc vào thành phần của dầu và độ đậm đặc của dầu (quyết định khả năng hấp thụ
bức xạ mặt trời và oxi tự do).
Nhóm aromatic và cycloalkan có xu hướng phản ứng nhanh hơn nhóm dây thẳng.
Những kim loại trong dầu cung có vai trò nhất định trong trong phản ứng này: V đóng vai
trò thúc đẩy oxi hóa, ngược lại chất giàu S làm giảm quá trình oxi hóa. Sản phẩm của các
quá trình này là các acid, alcol, eter peroxit và phức hợp cacbonyl của hai nhóm trên,
những sản phẩm này hòa tan nhanh chóng, do vậy dễ được pha loãng tự nhiên. Bên cạnh
đó quá trình oxi hóa tạo ra trong các váng dầu những phần tử nặng hơn (nhựa) có thể tổn
tại trong môi trường rất lâu.

Trang 13
3.1.2.3. Thoái hóa do sinh vật
Do là quá trình thoái hóa dầu do sinh vật hấp phụ. Các sinh vật ưa dầu như các vi
khuẩn, rêu rong, men sẽ hấp thụ một phần hydrocacbon, phản ứng xảy ra ở nơi tiếp xúc
nước – dầu.
- Alkan nhẹ, nhóm dây thẳng trong khoảng C10 – C25, được tiêu thụ nhanh chóng
và rộng rãi nhất, sau đó đến alkan nặng.
- Aromatic bị tấn công trước, aromatic đa nhân được tiêu thụ chậm nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa do sinh vật là To, oxy và các chất
dinh dưỡng, chủ yếu là hỗn hợp của N và P. Khi dầu bị hút vào các tầng trầm tích, phản
ứng này xảy ra chậm nhất do thiếu oxy và các chất dinh dưỡng.
3.1.2.4. Hòa tan
Xảy ra ở phần bên dưới của vệt dầu, trên thành phần hydricacbon nhẹ hào tan
mạnh trong nước biển, tuy nhiên, trong mẫu nước biển, hàm lượng của chúng thấp ví do
tác dụng bay hơi.
3.1.2.5. Nhũ tương hóa
Đây là kiểu phát tán quan trọng của dầu. Sóng biển và sự xáo trộn mặt nước đóng
vai trò tích cực trong việc hình thành các nhũ tương. Các giọt nhũ tương thường tồn tại
trong nước biển lâu và được vận chuyển rất xa. Các giọt nhũ tương có kích thước thay đổi
từ 5µm đến vài mm, có thể phân bố đến độ sâu 30m và thể
lan tỏa đến 250 km (Forester – 1971)
Các nhũ tương dầu – nước tạo thành đám bọt màu nâu gọi là “bọt chocolat” rất khó
phá hủy. Một phần nhũ tương sẽ bị hòa tan dần, một phần bị vi sinh vật hấp phụ, phần còn
lại có thể bám vào các trầm tích.
Lắng đọng (sedimentation): Các thành phần cặn có tỷ trọng > 1 sẽ ở trạng thái
Trang 14
tar/gum lơ lửng ở phần giữa và đáy của bồn nước. Ở đáy của bồn nước, tar/gum sẽ được
các trầm tích vô cơ hấp phụ gây trầm tích lắng, hoặc tự chúng trầm lắng trực tiếp, một
phần tar/gum có thể sẽ còn lưu giữ trong môi trường một thời gian khá dài.
3.1.3. Hướng vận chuyển của vệt dầu

Việc dự báo chiều hướng vận chuyển của dầu và diễn tiến của nó giúp cho việc
chọn lựa những biện pháp ứng cứu hiệu quả và tiết kiệm.
Các yếu tố quyết định việc di chuyển của vệt dầu là: gió – hướng gió, các dòng
chảy (dòng nước mặt, hải lưu, thủy triều, sóng, ).
Kinh nghiệm cho thấy ở đới ven bờ, hướng vận chuyển vệt dầu thường là hợp
lực của 3% vận tốc gióvà 100% vận tốc dòng chảy.
Hình 6: Hướng vận chuyển của dầu
- Địa hình đường bờ ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc và hướng của các dòng chảy
ven bờ.
- Sự thay đổi của thủy triều.
- Sóng: ở vủng gần bờ sóng ảnh hưởng rất lớn đến sự lan truyền dầu, ở vùng
xa bờ tác động của sóng giảm do đặc tính chu kỳ sóng.
Trang 15
- Các dòng chảy từ đất liền ra biển (đặc biệt là vùng cửa sông)
Do vậy khi xây dựng mô hình dự báo hướng lan truyền các số liệu về thời tiết, chế độ
thủy hải văn là những thông tin quan trọng, cần được xác lập trong máy tính.
3.2. Ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường
Sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng đến môi trường đất, khí và đặc biệt gây nguy hại
nghiêm trọng môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên biển hay các kênh
rạch nơi có tàu thuyền qua lại.
Khi sự cố tràn dầu xảy ra trên đất hoặc trên nước, không chỉ làm ô nhiễm môi
trường hiện tại mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về sau. Khi dầu tràn
trên đất và trên nước xâm nhập vào bờ biển và bờ sông nếu không được xử lý thì để càng
lâu dầu càng ngấm sâu. Một thời gian sau có thể trên mặt đất không còn dấu hiệu của dầu
do bị nước thủy triều rửa trôi hay bị các lớp đất khác lấp lên, nhưng thực chất phần lớn
lượng dầu tràn đã ngấm sâu xuống dưới, không thể tự phân hủy, làm nhiễm độc lâu dài
môi trường đất và nước ngầm.
3.2.1. Dầu làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ sinh thái biển:
Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật
với môi trường, cụ thể là các loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động

vật luôn luôn phải điều tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng
tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh
vật, đồng thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu
trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di
chuyển của sinh vật trong môi trường nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l có thể gây
chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh
vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể
trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc
nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu.
Diễn tiến tác hại dầu tràn trên môi sinh như sau :
Trang 16
- Với dây truyền thức ăn : Dầu làm nhiễm độc phiêu sinh vật plankton. Cá nhỏ ăn
phiêu sinh vật, cá lớn ăn cá nhỏ. Hải cẩu, cá voi, cá heo, chim và người ăn cá. Tất cả trúng
độc.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim,
làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim
và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước. Khi bị nhiễm dầu, chim biển có thể
bị bao phủ trong dầu ,dầu bao phủ là thấm vào lông chim làm cho chúng không thể bay
.Để chúng có thể bay được thì chim biển cố gắng làm sạch , chúng làm sạch lông bằng
cách ăn dầu dẫn đến chúng bị nhiễm độc dầu làm chim có thể bị chết. Nhiễm dầu làm
chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến
khả năng nở của trứng chim.
- Với các loài hải sinh vật có vú : Dầu dính vào bộ lông các loài có vú, làm mất đặc
tính cách nhiệt. Khi thân nhiệt bị mất, con thú chết. Cá voi và cá heo ngạt thở, bị chết khi
dầu làm nghẹt đường khí quản. Dầu làm gan và thận của rái cá và hải cẩu trúng độc,
chúng thường chết. Hơi từ dầu bốc hơi cũng gây nạn ngộp thở.Các động vật có vú biển bị
dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải
cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ
bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.

- Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu đến cá: Cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là
đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ
thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Dầu bám vào
cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng
mất khả năng phát triển, trứng có thể bị “ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá
chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan trong nước.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu lên thực vật: Rong biển, như hầu hết các loài thực
vật khác và khác với phần lớn động vật, có thể qua khỏi sự phá hoại trong một khu vực
mà không làm mất đi khả năng hồi phục. Nhiều loài tảo lớn hơn mọc trên bờ mọc gần nền
của các cây khác và chúng bị mất các cá thể mọc phía rìa vào các cơn bão mùa đông hằng
Trang 17
năm. Mọi tác động xấu của các vụ tràn dầu như vậy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn hơn đối với các loài rong biển mọc ở vùng ngập triều hơn là đối với động vật.
Những loài tảo nâu lớn của các bờ biển vùng ôn đới được bao phủ bởi loại chất
nhầy có khả năng ngăn không cho dầu thô, loãng xâm nhập qua. Ví dụ loài dầu thô từ
Platform A bị dạt vào bờ biển kênh Santa Barbara, các mảng mọc dưới đáy biển của loài
tảo bẹ to lớn Marcocystis pyrifera đã bảo vệ các loài thực vật và động vật sống ở dưới
bằng cách ngăn dầu lại cho đến khi thủy triều ngập qua chúng (Nicholson & Climberg,
1971). Crapp (1969a) phát hiện ra loại dầu nhiên liệu nhẹ bám chắc vào loài Ascophullum
nodosum ở Milford Haven và các loài như Pelvetia canaliculata có vẻ như hút dầu khi
chúng bị khô khi triều xuống, do đó, các loài này bị chết khi bị mắc cạn. Các loại dầu bị
nhũ tương hóa có thể bám tốt vào loài rong tía Porphyra umbilicalis khi xảy ra vụ “Torrey
Canyon”. Hầu hết các loài tảo có thể sống sót sau các vụ nhiễm dầu như vậy (Smith,
1968) nhưng loài tảo nhỏ bé Hesperophycus harveyanus bị bám dầu nhiều đến nỗi hình
thành nên một lớp “áo”quá nặng và chúng bị các con sóng làm cho vỡ vụn (California
Department of Fish and Game, 1969; Straughan, 1971c). Một vài bờ biển ở Puerto Rico bị
bóc trần lớp tảo mọc bên trên sau vụ tràn dầu Argea Prima (Diaz – Piferrer, 1962) và
Spooner (1971) quan sát thấy sự phá hủy tương tự ở loài tảo thạch y bị bám quá nặng bởi
loại dầu rất đặc từ vụ Arrow ở Nova Scotia. Nicholson & Climberg so sánh quần thực vật
ở các bờ biển phía nam Califoria sau vụ tràn dầu với các quần thực vật đã được tiến hành

khảo sát cách đây 12 – 15 năm và thấy có sự giảm đi trung bình khoảng 63% số các loài
tảo, trong đó, giảm nhiều nhất là loài tảo đỏ, ngoài do dầu tràn ra, sự suy giảm này được
xác định còn do các khu vực này đã được xây dựng thành các khu giải trí. Loài tảo đỏ yếu
ớt cũng đã phải chịu sự tàn phá lớn nhất trong suốt thảm họa “Torrey Canyon” và từ các
chất bị nhũ tương hóa từ dầu diesel không được xử lý tràn ra trong vụ “Tampico Maru” .
- Ảnh hưởng ô nhiễm dầu đến san hô biển: Dầu tràn có thể gây phá huỷ rặng san
hô , khi tràn dầu xảy ra dầu thô loang ra bao phủ một diện tích lớn của biển làm cản trở
việc trao đổi khí oxi và cacbonic của san hô , mặt khác khi dầu tràn bao phủ diện tích biển
gây ô nhiễm và làm giảm lượng ánh sáng cung cấp cho san hô hoạt động quang hợp sẽ
gây phá huỷ san hô. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong
Trang 18
nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm
giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
- Trên bãi biển. Khi dầu tràn vào bờ biển, nếu không được làm sạch sẽ, dầu sẽ thấm
vào đất và cả vùng bờ" chết" và không còn là nơi sinh sống của bất cứ loài vật nào.
3.2.2. Gây ra độc tính tiềm tàng trong HST: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối với
sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi ôxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện
tích tụ các khí độc hại như H
2
S, và CH
4
làm tăng độ pH trong môi trường sinh thái. Dưới
ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa, dầu dần dần bị phân hủy, lắng đọng và tích
lũy trong các lớp trầm tích của HST làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc
cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.
3.2.3. Làm biến đổi cân bằng ôxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy
loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi
dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi
ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng ôxy của hệ, như vậy cán cân điều hòa
ôxy trong hệ bị đảo lộn đồng thời cản trở sự trao đổi nhiệt, làm giảm sự bốc hơi nước, làm

giảm lượng mưa.
Dầu mỏ bám vào thân cây rừng ngập mặn làm cây thiếu ôxi mà chết, đồng thời hủy
hoại môi trường sống của các loài tảo, hàu, vẹm, tôm, cua… và động vật khác sống tại
vùng rừng ngập mặn dẫn tới hủy diệt hệ sinh thái ở các vùng này. Dầu mỏ có thể giết chết
các rạn san hô ở độ sâu 6m, ở các vùng bị ô nhiễm dầu mỏ người ta thấy có đến 76% rạn
san hô bị hủy diệt – cũng chính là hủy diệt môi trường sống, sinh sản của nhiều loài tôm,
cá, sự hủy diệt san hô cũng đồng nghĩa với sự làm nghèo tài nguyên hải sản.
IV. Toàn cảnh vụ tràn dầu Deepwater Horizon (2010)
Đêm 20 tháng 4 vừa qua, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển dàn khoan dầu
Transocean Deepwater Horizon cách 50 dặm ngoài khơi Louisiana, lúc này có 126 công
nhân đang làm việc trên dàn khoan. Vụ nổ gây cháy dữ dội, ít nhất 11 người mất tích, 7
người bị thương, dàn khoan bị sụp đổ hoàn toàn và chìm hẳn xuống vịnh sau 36 giờ bốc
cháy. Mặc dù bộ phận bảo vệ dàn khoan đã tự động bịt kín các giếng dầu trong trường
hợp xảy ra thảm họa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 200.000 gallons (757.082 lít) dầu thô tràn
Trang 19
ra vịnh Mexico mỗi ngày và dự tính tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong suốt 1 tháng đã
lan ra xa gần 200km tới vùng cửa sông Mississippi, đe dọa hệ sinh thái ngập mặn
Louisiana, dọc vịnh Mexico.
Như vậy có tới 10 khu bảo tồn tự nhiên ở Mississippi và Louisiana nằm trên đường
dầu loang và một thảm họa sinh thái đang chực chờ. Dưới đây là một số hình ảnh về thảm
họa dầu tràn sau vụ nổ dàn khoan Transoocean Deepwater Horizon tại vịnh Mexico.

V. Các biện pháp khắc phục
5.1 Trên thế giới
Khi xảy ra sự cố tràn dầu để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới môi trường biển
bằng nhiều biện pháp phải khẩn trương khoanh vùng không để dầu loang rộng trên mặt
biển và dùng các phương tiện thu gom và xử lý dầu. Sau đây xin giới thiệu một số biện
pháp khắc phục sự cố tràn dầu:
a. Biện pháp cơ học
Khoanh lớp váng dầu bằng hàng rào cơ học và vật lý (phao quây) nhằm không cho

dầu lan rộng ra. Hàng rào cơ học thường được làm bằng vật liệu dẻo nổi có gắn thêm các
phao và vật nặng, hàng rào này có chiều cao lớn hơn lớp mặt dầu loang ít nhất 20% và có
chiều chìm ít nhất bằng 50% chiều chìm lớp dầu mới có thể giữ cho lớp dầu không loang
Trang 20
Tàu cứu hỏa phun nước biển lên đám cháy
tại dàn khoan Deepwater Horizon ngày 21
tháng 4. Bệ dàn khoan đã cháy trong 36 giờ
sau đó chìm hẳn xuống vịnh Mexico ngày
22 tháng 4.
Ngọn lửa dữ dội tại dàn khoan
Deepwater Horizon tối 20 tháng 4
rộng và không chịu ảnh hưởng của sóng và gió. Hàng rào vật lý được làm bằng cao su
hoặc vải được bơm đầy không khí. Trong thực tế thường dùng hai loại phao quây cố định
tại các cảng, vùng cửa sông, vịnh và loại phao quây di động .
Khoanh lớp váng dầu bằng chất tạo keo: thực chất của phương pháp này là tiến
hành keo hóa lớp dầu loang bằng cách phun vào lớp dầu các chất tạo keo (isocyanat amin,
acolat aliemirnum…) sau đó thu hồi dầu dưới dạng rắn và xử lý tiếp để thu hồi dầu. Một
cách khác là tiến hành phun vào màng dầu dung dịch nhớt có thành phần borax và riệu
polyvinil để kết tủa dầu thành một màng tiếp xúc với nước biển. Tuy nhiên khi sử dụng
các chất hóa học cũng gây ra ô nhiễm môi trường ở mức độ nhẹ nên cũng cần cân nhắc
khi sử dụng.
b. Các phương pháp thu gom dầu:
Thu gom dầu bằng cách sử dụng các bơm chuyên dụng để hút và lọc dầu loang rồi
đưa vào các két dự trữ đặt trên tàu hoặc trên đất liền sau đó xử lý tách dầu để tái sử dụng.
Thu gom dầu bằng các vật liệu gây tích tụ dầu nổi trên mặt nước: Người ta thường
sử dụng các vật liệu tự nhiên (rơm, rạ, mùn cưa, thực vật… ) và các chất tổng hợp (chất
dẻo, xốp, bột …) để tích tụ dầu sau đó ép dầu ra để thu hồi. Hiện nay chất polyeran xốp
được điều chế từ polyesticer được dùng rất phổ biến. Nó có khả năng hấp thụ một lượng
dầu gấp 18 lần khối lượng và bằng 90 % thể tích của nó, tốc độ hấp thụ dầu cũng rất
nhanh và có khả năng hấp thụ hầu như tất cả các loại dầu. Sau khi hấp thụ dầu nó nổi trên

mặt nước thành từng khối, người ta có thể thu gom lại dễ dàng và ép dầu ra khỏi nhựa, sau
đó nhựa vẫn được tái sử dụng.
c. Phương pháp phân hủy dầu bằng các chất hóa học: Dùng các chất phân tán
có khả năng phân hủy dầu phun lên trên bề mặt lớp dầu, các chất này sẽ phân hủy dầu làm
giảm độc tố của dầu.
Phương pháp đốt dầu loang: Có thể tiến hành đốt lớp váng dầu ngay sau khi dầu
loang ra trên mặt biển, tuy nhiên phương pháp này lại gây ô nhiễm không khí, không thu
hồi được dầu …nên ít được sử dụng.
d. Phương pháp sinh học: kích thích sự phát triển của tập đoàn vi sinh vật bản địa
có khả năng phân hủy dầu hoặc các chất có khả năng gây ô nhiễm khác trong tự nhiên,
bằng cách thay đổi nguồn nitơ, phốtpho, các chất vi lượng, các chất hoạt động bề mặt sinh
Trang 21
học cũng có nghĩa là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật sử dụng các thành phần của dầu
phát triển và hoạt động.
e. Mô hình quan trắc ô nhiễm dầu trên biển:
Việc phát hiện các ô nhiễm dầu kịp thời ở giai đoạn xa bờ là rất quan trọng bởi lẽ
nó cho phép chúng ta áp dụng các mô hình lan truyền dầu trên biển nhằm dự báo quá trình
lan truyền tiếp theo trong các điều kiện khí tượng hải văn cụ thể góp phần triển khai các
biện pháp ứng phó cần thiết giảm các tác hại đến mức tối thiểu.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình mô phỏng quá trình lan truyền dầu trên
biển. Trong đó, nhiều mô hình mang tính thương mại có công dụng khá đa năng như mô
hình OSSM của Cục khí quyển và đại dương (NOAA) Hoa Kỳ, mô hình TRANSPIL của
Viện thuỷ lực DELFT - Hà Lan, Mô hình OILMAP, SIMAP, OSC của Hiệp hội Khoa học
ứng dụng Hoa Kỳ, Mô hình MIKE của Viện Nước&Môi trường DHI – Đan Mạch…
Ngoài chức năng tính toán quá trình tràn dầu và phong hóa dầu trên biển, các mô
hình này còn hỗ trợ quản lý dữ liệu, đánh giá thiệt hại, tư vấn ứng phó khẩn cấp sự cố tràn
dầu và đặc biệt là kết quả tính toán được trình diễn và phân tích ngay cả trong thời gian
đang tính toán. Giúp cho các nhà khoa học và các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết
định kịp thời ứng phó với sự cố tràn dầu xảy ra.
Nhằm giảm thiểu tác hại của các sự cố ô nhiễm dầu trên biển gây bởi các hoạt động

khai thác và vận chuyển dầu khí, các quốc gia ven biển đều có các chiến lược quan trắc và
giám sát ô nhiễm dầu trên biển, trong đó hệ thống cảnh báo sớm dựa trên ứng dụng công
nghệ viễn thám là một trong các hợp phần quan trọng.
Các mô hình quan trắc có thể được áp dụng cho các trường hợp sự cố kỹ thuật như
va chạm tàu trên biển, sự cố xảy ra tại các cơ sở khai thác dầu khí trên biển cũng như các
loại hình ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc.
Trong trường hợp các sự cố tràn dầu xảy ra với nguồn gốc rõ ràng thì việc giám sát
và dự báo lan truyền sẽ tương đối thuận lợi bởi lẽ các thông số về thời gian địa điểm cũng
như khối lượng và loại dầu đều được biết trước. Đối với trường hợp ô nhiễm dầu không rõ
nguồn gốc, các thông tin cơ bản đều bị thiếu do đó việc giám sát cũng như dự báo lan
truyền sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trang 22
5.2. Việt Nam
Các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học,
sinh học và hoá học.
a. Biện pháp cơ học: thực hiện quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định
để tránh dầu lan trên diện rộng. Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế
ô nhiễm lan rộng và để thu gom xử lý.
b. Biện pháp thu gom dầu: Sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng
dầu hút dầu lên kho chứa. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu
gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.
c. Biện pháp hoá học khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn
trong một thời gian dài. Cụ thể, sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu -
nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu để xử lý.
d. Biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn,
nấm mốc, nấm men Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem
là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển.
e. Mô hình quan trắc ô nhiễm dầu trên biển: Ở nước ta, dựa trên phân
tích một số hệ thống quan trắc ô nhiễm dầu trên biển hiện đang được sử dụng rộng rãi trên
thế giới, các nhà khoa học đã đề xuất mô hình quan trắc ô nhiễm dầu bằng viễn thám siêu

cao tần cho Việt Nam.
Hệ thống được đề xuất nhằm thực hiện một số mục tiêu chính sau: Phát hiện kịp
thời các vết dầu loang trên biển Việt Nam và biển Đông; Phân loại các vết dầu và dự báo
khả năng gây ô nhiễm; Thông báo đến các cơ quan liên quan qua hệ thống mạng máy tính,
các phương tiện thông tin liên lạc khác như fax, thư điện tử, điện thoại thông tin về tình
hình ô nhiễm dầu tại các vùng trọng yếu.
Các hợp phần của hệ thống bao gồm thu nhận tư liệu viễn thám siêu cao tần vệ
tinh; Xử lý nhận dạng vết dầu; Hệ thống cảnh báo sớm.
Ngoài ra, để việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biển mang tính chuyên nghiệp đồng
bộ, cần triển khai việc đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đầu năm 2009,
Công ty Đóng tàu Bảo Tín (quận Bình Thạnh - TP.HCM) và Công ty Hải Minh đã làm lễ
Trang 23
khởi công đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đây là tàu đa năng ứng phó
sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất miền Nam vào thời điểm này.
Hiện nay để ứng phó có hiệu quả các sự cố tràn dầu Việt Nam đã xây dựng các
trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu. Ngoài trung tâm cũ đặt tại Vũng Tàu thì gần đây hai
trung tâm khu vực miền trung đặt tại Đà Nẵng và trung tâm khu vực miền bắc đặt tại Hải
Phòng đã được đưa vào hoạt động. Các trung tâm này được trang bị các tàu chuyên dùng
ứng phó sự cố tràn dầu có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và được trang bị các
thiết bị thu gom và xử lý dầu hiện đại. Tuy nhiên việc khắc phục sự cố tràn dầu để đạt
được hiệu quả cao cần sức mạnh tổng hợp của các cơ quan chuyên trách, chính quyền địa
phương và đặc biệt là cần sự hợp tác và ý thức phòng ngừa tích cực của lực lượng đang
trực tiếp khai thác, sử dụng các trang thiết bị tàu thuyền, kho tàng, đường ống.
VI. Đánh giá chung
“Ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu” đang là vấn đề cần quan tâm và có ảnh
hưởng to lớn trên Thế Giới. Dù việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu cho quá trình vận
hành máy móc trong sản xuất là rất cần thiết, dầu mỏ đem lại năng suất và hiệu quả kinh
tế cao trong sản xuất tạo ra của cải vật chất. Hơn nữa, việc xuất khẩu dầu mỏ đem lại lợi
nhuận rất lớn cho các nước giàu tài nguyên này. Nhưng việc khai thác, bảo quản chúng
vẫn còn chưa tốt dẫn tới các sự cố tràn dầu gây thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà

còn tác động xấu tới môi trường. Để giảm bớt sự cố tràn dầu, mỗi nước trên Thế Giới dù
giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ cũng nên:
- Tham gia công ước quốc tế về tràn dầu
- Xây dựng nghị định hướng dẫn về đền bù do sự cố tràn dầu, đặc biệt là cho
pháp nhân trong nước.
- Xây dựng hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu
- Phải gắn kết công tác ứng cứu sự cố tràn dầu với bảo vệ môi trường biển
Vùng biển Việt Nam và Biển Đông là một trong các vùng biển có nhiều hoạt động
khai thác dầu khí và vận tải biển trên Thế giới. Chỉ tính riêng cho vùng biển và thềm lục
địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo
khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn. Riêng khai
thác dầu khí ở Việt Nam chúng ta đang đứng thứ 4 Đông Nam Á. Tuy nhiên song song
Trang 24
với các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí tăng lên thì các sự cố ô nhiễm dầu
cũng tăng lên.
Trong thời gian qua, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật về môi trường
và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa được tốt nên nhiều vụ tràn dầu do tàu
đâm va cho đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử. Ở Việt Nam thì việc giải quyết các sự
cố tràn dầu cho thấy việc áp dụng trách nhiệm buộc khắc phục tình trạng môi trường bị ô
nhiễm hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu gây nên thường căn cứ vào
chủ thể gây ra sự cố tràn dầu.
Theo như ý kiến của em thì giải pháp chung cho việc giải quyết các sự cố này là
Cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm nghiêm hơn các trường hợp vi phạm, buộc người gây ô
nhiễm phải trả tiền các tổn thất mà họ gây ra, Ví dụ như bồi thường thiệt hai về kinh tế
cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự cố, bắt buộc phải tìm mọi cách
thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Ngoài ra, các nhà
khoa học đã đề xuất mô hình quan trắc ô nhiễm dầu bằng viễn thám siêu cao tần cho Việt
Nam nhưng do nhưng giới hạn về kinh phí nên trước mắt chỉ quan trắc nhưng nơi có khả
năng xảy sự cố ô nhiễm dầu cao nhất. Chính vì thế rất mong Nhà nước đầu tư hơn nữa về
vấn đề này để giảm bớt những ô nhiễm môi trường gây ra.

Trang 25

×