Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Cảm hứng lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 119 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LƢU THỊ HẢI YẾN



CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM
"BÁU VẬT CỦA ĐỜI" CỦA MẠC NGÔN


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Châu Á học






Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LƢU THỊ HẢI YẾN



CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TÁC PHẨM
"BÁU VẬT CỦA ĐỜI" CỦA MẠC NGÔN


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 603150


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Huy Tiêu




Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Nguồn tài
liệu được sử dụng trong luận văn là chân thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng. Những đánh giá, kết luận được rút ra trong luận văn là những gợi
mở bước đầu về đề tài nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12/2013
Học viên


Lưu Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Cảm hứng lịch sử trong tác
phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn” không chỉ là công sức của riêng
tôi, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong khoa Đông Phƣơng, Trƣờng Đại học KHXH &
NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, lớp Cao học (Khóa 2010 – 2013) cùng gia
đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy PGS. TS Lê Huy Tiêu – ngƣời đã nhiệt tình chỉ bảo và hƣớng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn của tôi sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, tháng 12/2013
Học viên


Lưu Thị Hải Yến


Nhà văn Mạc Ngôn trên trang chủ website Đại học Văn học mạng.











Nhà văn Mạc Ngôn nhận giải Nobel văn học 2012



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc 3
2.2. Tình hình nghiên cứu về “Báu vật của đời” và cảm hứng lịch sử trong
“Báu vật của đời” tại Việt Nam 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
5. Đóng góp của luận văn 8
6. Cấu trúc luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN CẢM
HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC 9
1.1. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch sử 9
1.1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo 9
1.1.2. Khái niệm cảm hứng lịch sử 11
1.2. Cảm hứng lịch sử - nguồn cảm hứng đặc biệt trong văn học Trung Quốc 12

1.2.1. Bề dày lịch sử của đất nước Trung Quốc 12
1.2.2. Dấu ấn đậm nét của cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc 15
1.3. Khái quát về cảm hứng lịch sử trong những sáng tác của Mạc Ngôn 19
1.3.1. Vài nét về nhà văn Mạc Ngôn 19
1.3.2. Cảm hứng lịch sử xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Ngôn 20
CHƢƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU
VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 24
2.1. Cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện qua số phận của quê hƣơng Cao Mật 24
2.1.1. Một quê hương Cao Mật đau thương mà hào hùng trong cuộc chiến
chống giặc ngoại xâm 24
2.1.2. Một quê hương Cao Mật đau thương trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng 30
2.1.3. Một quê hương Cao Mật đau thương trong những sai lầm của Đảng
cộng sản 33
2.1.4. Một quê hương Cao Mật bước vào nền kinh tế thị trường 39
2.2. Cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện qua số phận của gia đình Thƣợng Quan 41
2.2.1 Hình tượng Lỗ Thị - hiện thân tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc suốt thế
kỷ XX 41
2.2.2. Hình tượng những cô con gái của gia đình Thượng Quan 53
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM
HỨNG LỊCH SỬ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN 73
3.1. Yếu tố kì ảo 73
3.1.1. Khái niệm yếu tố kì ảo 73
3.1.2. Khái quát về yếu tố kì ảo trong văn học Trung Quốc 74
3.1.3. Yếu tố kì ảo – công cụ giúp Mạc Ngôn biểu hiện cảm hứng lịch sử 76
3.2. Kết cấu lắp ghép – lịch sử đƣợc nhìn qua một lăng kính mới 85
3.2.1. Khái niệm kết cấu lắp ghép 85
3.2.2. Sự biểu hiện cảm hứng lịch sử qua kết cấu lắp ghép 87
3.3. Nghệ thuật trần thuật đa thanh tái hiện lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc 91
3.3.1. Sự đa bậc của người kể chuyện và sự di động điểm nhìn 91
3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật đa sắc, độc đáo 95

PHẦN KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 110



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trung Quốc là một trong những nƣớc có nền văn học phát triển trên thế
giới. Chặng đƣờng từ Kinh Thi - tập thơ ca đầu tiên đến Đƣờng thi, tiểu thuyết cổ
điển Minh Thanh - thành tựu nổi bật của văn học trung đại cổ điển rồi đến văn học
hiện đại đã khẳng định sức sống mãnh liệt và tầm ảnh hƣởng to lớn của văn học
Trung Quốc. Hiện nay, song song với nền kinh tế đang trên đà phát triển, văn học
Trung Quốc đƣơng đại bƣớc vào thời kỳ “bách hoa tranh khai” với sự xuất hiện của
rất nhiều tác giả xuất sắc nhƣ : Trƣơng Hiền Lƣợng, Vƣơng Mông, Phùng Kí Tài,
Cao Hiểu Thanh, Giả Bình Ao, Lƣu Tâm Vũ, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, Miên Miên, Cửu
Đan, Diệp Tân, Nhƣ Chí Quyên, Uông Tằng Kỳ, Tốt Thục Mẫn, Diệp Văn Linh…
Bằng tài năng của mình, những cây bút ấy quả đã không làm hổ danh nền văn học
truyền thống Trung Quốc ba nghìn năm qua. Với bút pháp nghệ thuật mới mẻ,
phóng khoáng, không câu nệ qui phạm, họ đã đƣa văn học Trung Quốc “thoát xác”
khỏi cái bóng của những phƣơng pháp cổ điển, truyền thống, tiếp cận gần hơn với
cuộc sống thƣờng nhật và có những trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống. Không chỉ
tập trung đi sâu khai thác những vấn đề của cuộc sống đƣơng đại, các tác phẩm còn
khai thác quá khứ, nhìn về lịch sử bằng con mắt tỉnh táo và giọng điệu sắc lạnh để
độc giả có cơ hội suy ngẫm, đánh giá các giá trị quá khứ một cách tự nhiên và thành
thật nhất. Văn học thực hiện đúng chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh chân
thực cuộc sống, số phận con ngƣời.
1.2. Trong rất nhiều tên tuổi các tác giả kể trên, Mạc Ngôn nổi lên nhƣ một
“hiện tƣợng”. Mạc Ngôn thuộc lớp nhà văn đƣơng đại Trung Quốc dám viết về cái

hiện thực bề sâu của lịch sử hiện đại nƣớc ông. Bằng cái nhìn nghệ thuật – lịch sử
tỉnh táo và sắc sảo, Mạc Ngôn không nƣơng nhẹ và xuê xoa quá khứ mà dám nói
thẳng, nói thật. Mạc Ngôn đem cuộc sống và hiện thực lịch sử phơi bày trần trụi
trên từng trang giấy. Máu thịt, mồ hôi, nƣớc mắt và những trăn trở của con ngƣời
lần lƣợt đƣợc phác hoạ rõ nét dƣới ngòi bút tác giả. Và những gì ông viết ra đã đƣợc
độc giả chấp nhận, đón nhận. Có thể nói, Mạc Ngôn giữ một vai trò, vị trí không

2
nhỏ trong bức tranh văn học Trung Quốc đƣơng đại. Gần đây, với giải Nô-ben văn
học 2012, Mạc Ngôn càng khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của mình đối với nền
văn học của đất nƣớc đông dân nhất thế giới này.
1.3. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Báu vật của
đời (nguyên tác: Phong nhũ phì đồn) có một vị trí rất quan trọng, nói theo lời của
ông thì đó là “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học của tôi, một khi viên đá ấy rút
ra thì toà lâu đài sẽ sụp đổ” [49, tr.146]. Ông cũng không ngần ngại khẳng định với
độc giả rằng : “Bạn có thể không đọc tất cả những cuốn sách khác của tôi, nhƣng
không thể không đọc cuốn Báu vật của đời” [ 49, tr.122]. Đƣợc xuất bản ở Trung
Quốc vào tháng 9 – 1995 và ngay trong năm, tác phẩm đã đƣợc trao giải thƣởng cao
nhất về truyện, nhanh chóng trở thành hiện tƣợng best-seller. Báu vật của đời đã
khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nƣớc Trung Hoa
thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thƣợng Quan. Từ những số phận
cụ thể và khác nhau, lịch sử đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh hiện
lên thật chân thực và toàn diện, góp phần tạo nên sức sống, sức thuyết phục cho tác
phẩm. Trong danh sách “10 cuốn sách hay nhất về Trung Quốc” do nhà báo Paul
Mason (Guardian) lập ra hồi tháng 2/2012, “tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc
Ngôn đƣợc xếp thứ 2, chỉ sau truyện vừa kinh điển AQ chính truyện của văn hào Lỗ
Tấn” (44). Điều đó chứng tỏ Báu vật của đời của Mạc Ngôn không chỉ giữ vị trí
quan trọng đối với sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn mà còn đối với cả nền văn học
Trung Quốc.
1.4. Khảo sát việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Trung Quốc ở Việt Nam là

một trong những yêu cầu rất cơ bản để nghiên cứu mối quan hệ văn hoá giữa Việt
Nam và Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn mối quan hệ văn học giữa hai nƣớc có
chuyển biến về chất khi Việt Nam xây dựng “nền quốc văn mới” và từng bƣớc hiện
đại hoá tiến trình văn học dân tộc. Là học viên nghiên cứu về văn hoá châu Á nói
chung, Trung Quốc nói riêng, việc tìm hiểu tác phẩm văn học dƣới góc độ lịch sử có
ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.

3
Với những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Cảm hứng lịch sử trong
“Báu vật của đời” của Mạc Ngôn. Tác giả luận văn hi vọng những đóng góp nhất
định của đề tài sẽ làm phong phú thêm tình hình nghiên cứu về Mạc Ngôn, đồng
thời giúp chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử Trung Quốc qua bức tranh thấm đẫm
chất hiện thực bằng con chữ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Trung Quốc
Mạc Ngôn đã nhiều lần tâm sự về quá trình sáng tác và những tác phẩm của
mình qua những lời tự bạch, những bài phỏng vấn đối thoại. Trong Mạc Ngôn,
nghiên cứu và tư liệu, NXb Thiên Tân (2005) của Dƣơng Dƣơng, Ghi chép đối
thoại của Vƣơng Nghiêu và Lâm Kiến Pháp, Nxb Đại học Tô Châu (2003), Phong
vị của tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Nxb Văn nghệ Xuân Phong (2003), có nhiều bài
đối thoại và tự bạch miêu tả thế giới văn học của Mạc Ngôn. Phần lớn, những nội
dung quan trọng mà Mạc Ngôn “tự bạch” đã đƣợc Nguyễn Thị Thại chọn dịch và
giới thiệu trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nxb Văn học, 2004). Cuốn
tài liệu này đã đề cập đến Mạc Ngôn trên nhiều phƣơng diện: động cơ sáng tác,
nguồn gốc ảnh hƣởng, quan điểm, lập trƣờng và phong cách sáng tác… Tác phẩm
Báu vật của đời đƣợc Mạc Ngôn không ít lần nhắc đến trong những lời tự bạch của
mình. Nhà văn từng nói rằng Báu vật của đời vƣợt qua thôn Cao Mật Đông Bắc, và
nó tiến xa hơn nữa. Báu vật của đời “đã thể hiện đầy đủ cách nhìn nhận của tôi đối
với các vấn đề xƣa cũ nhƣ lịch sử, quê hƣơng, cuộc sống… chắc chắn Báu vật của
đời là viên đá nặng nhất trong toà lâu đài văn học của tôi, một khi rút viên đá ấy ra

thì toà lâu đài sẽ sụp đổ” [ 49, tr 146].
Trong cuốn Bình luận tác giả đương đại Trung Quốc《当代作家评论》kỳ 6,
tác giả Trình Quang Vỹ có nói: “Hơn 20 năm nay trên diễn đàn văn học Trung
Quốc, các bài bình luận về Mạc Ngôn nhiều không kể xiết”. Theo thống kê trong
phụ lục Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn do Dƣơng Dƣơng biên soạn, số lƣợng bài
viết về Mạc Ngôn có khoảng hơn 350 bài. Con số trên chƣa bao gồm các bài báo
mang tính chất địa phƣơng, các trang mạng, các bài viết trong các trƣờng đại học.

4
Nói nhƣ thế để thấy tình hình nghiên cứu về Mạc Ngôn chƣa bao giờ có dấu hiệu
giảm bớt độ “nóng”. Ngày 12/08/2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” đƣợc
thành lập với mục đích chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của ông. “Bảo tàng văn
học Mạc Ngôn”, Website “Cao lƣơng đỏ” là những diễn đàn chuyên bình luận, đi
sâu tìm hiểu về “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI”. Bên cạnh đó, các công trình
nghiên cứu luận văn thạc sĩ, nghiên cứu sinh về Báu vật của đời nhiều không kể xiết.
Phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào nghệ thuật “tự sự”, “tính chất
dân gian”, “tính nữ” của tác phẩm nhƣ: tác giả Trương Ái Bình: Nghiên cứu về
ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn(作者张爱萍: 莫言小说语言研究), tác
giả Tống Khiết: Từ Báu vật của đời đến “thiếu nữ mộng mơ” (作者宋洁: 从“丰乳
肥臀”到“梦幻少女) , tác giả Hàn Hiện Quảng: Bàn về điểm nhìn trẻ thơ trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn (作者韩现广: 论莫言小说创作中儿童视角) … Tuy nhiên, có
thể thấy, cảm hứng lịch sử và giá trị lịch sử trong tác phẩm Báu vật của đời chỉ
đƣợc các tác giả nhắc đến rải rác trong các công trình nghiên cứu.
2.2. Tình hình nghiên cứu về “Báu vật của đời” và cảm hứng lịch sử trong
“Báu vật của đời” tại Việt Nam
Nói chung, Báu vật của đời là tác phẩm văn học cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh cãi về giá trị tác phẩm. Chính vì thế, xoay quanh tác phẩm này, các nhà
nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đƣa ra những quan điểm,
những nhận xét riêng của mình.
PGS. TS Lê Huy Tiêu là nhà nghiên cứu đã có khá nhiều bài viết về Mạc

Ngôn và tiểu thuyết Báu vật của đời. Trong Tạp chí Văn học nƣớc ngoài số 4/ 2003
và trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 – 2000), có hai bài
nghiên cứu khá sâu về Mạc Ngôn của PGS. TS Lê Huy Tiêu, đó là Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn và Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình.
Cùng hƣớng nghiên cứu vấn đề trên, nhà văn Nguyễn Khắc Phê trên tạp chí Sông
Hƣơng số 166, tháng 12.2002 cũng có bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn
qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình. Các tác giả đã chỉ ra những
điểm độc đáo trong sáng tác của Mạc Ngôn nhƣ đề tài rất rộng, cốt truyện không

5
còn là cốt truyện hoàn chỉnh nhƣ tiểu thuyết truyền thống mà chỉ là khung truyện,
“nhƣng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác”, “là linh hồn của tiểu thuyết
Mạc Ngôn”. Ngoài ra, những vấn đề về tự sự nhƣ điểm nhìn trần thuật phong phú,
đa dạng, kết cấu truyện và nghệ thuật xử lý không gian, thời gian đều đƣợc tác giả
kiến giải và phân tích rất kĩ lƣỡng, thấu đáo.
Trong bài viết Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc
Ngôn đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên đã tóm lƣợc những điểm chính trong Báu vật của đời và đƣa ra những nhận
định về tác giả, tác phẩm. Thông qua việc nêu cảm nhận của mình về nhân vật Lỗ
Thị, tác giả bài viết khẳng định: “Xét trên phƣơng diện văn học, Lỗ Thị là một nhân
vật ghê gớm, một phụ nữ tƣợng trƣng của một đất nƣớc ở cái khả năng thiên phú
mà dù con ngƣời có chà đạp tiêu diệt đến đâu thì vẫn trƣờng tồn, bởi vì nếu nó mất
đi thì mất luôn cả sự sống… Cả lịch sử của một đất nƣớc nhà văn tóm lại ở bốn chữ
ấy: phong nhũ phì đồn. Mạc Ngôn, do đó, ở phƣơng diện này là một nhà văn ghê
gớm” (51). Tác giả bài viết cũng đánh giá cao Mạc Ngôn ở lòng dũng cảm “dám
viết về cái hiện thực bề sâu của lịch sử hiện đại nƣớc ông”, đồng thời tỏ ra thích cái
nhìn nghệ thuật lịch sử tỉnh táo, sắc lạnh của Mạc Ngôn, không hề nƣơng nhẹ, xuê
xoa quá khứ. Cuối bài viết, bằng cái nhìn so sánh mang tính lịch sử, Phạm Xuân
Nguyên chỉ ra điểm tƣơng đồng giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn: ở hai hoàn cảnh lịch sử,
hai chế độ chính trị khác nhau giữa hai thời kỳ sống của hai nhà văn, họ đã gặp

nhau ở tình yêu nƣớc và trách nhiệm của một ngƣời cầm bút.
Một số tác giả nghiên cứu nhƣ Vƣơng Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung
Hỷ lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đƣa
hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử. Còn trong Tiểu luận Một số vấn đề văn học
Trung Quốc đương đại (2007), PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét
đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã đƣợc dịch. Năm 2012 Mạc
Ngôn đƣợc giải Nobel văn học, rất nhiều nhà văn nhƣ Trần Đăng Khoa, Võ Thị
Hảo có các bài viết xoay quanh vấn đề này.
Ngoài ra, phải kể đến rất nhiều những luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, khoá luận tốt
nghiệp của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh cũng lấy Mạc Ngôn làm đề tài

6
nghiên cứu của mình. Có thể kể ra đây một vài những công trình tiêu biểu nhƣ: luận
án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị
Tịnh Thy, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Học viện Khoa học xã hội, 2010; luận
văn thạc sĩ Yếu tố kì ảo trong "Báu vật của đời" của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn
Thị Khánh Linh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2007; luận văn tốt nghiệp Huyền thoại
hoá trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” của tác giả Lê Vũ Phƣơng Thuỷ, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Các công trình nghiên
cứu trên chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh khá nổi bật trong các sáng tác của Mạc
Ngôn, đó là nghệ thuật tự sự và yếu tố kì ảo. Tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy chỉ ra
nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn một cách đầy đủ và công phu qua việc khảo sát các
khía cạnh nhƣ ngƣời kể chuyện và điểm nhìn tự sự, nghệ thuật tổ chức không gian,
thời gian và kết cấu tự sự, nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự.
Nguyễn Thị Khánh Linh thì chỉ ra biểu hiện của yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời
thông qua các khía cạnh: nhân vật, sự kiện và tổ chức nghệ thuật tác phẩm. Còn
sinh viên Lê Vũ Phƣơng Thuỷ trong khoá luận của mình lại khai thác một số yếu tố
mang tính huyền thoại hoá trong tác phẩm nhƣ: Kim Đồng và mô hình đứa trẻ
huyền thoại, Huyền thoại hoá trong một số nhân vật đàn ông, Bầu vú của ngƣời phụ
nữ và biểu tƣợng về ngƣời mẹ vĩnh cữu… Mỗi tác giả một hƣớng nghiên cứu khác

nhau đã đặt Báu vật của đời dƣới nhiều góc độ để khám phá hết những giá trị sâu
sắc của tác phẩm.
Trên đây là sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tiểu
thuyết Báu vật của đời của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dầu
các công trình về Mạc Ngôn tƣơng đối nhiều, song ở Việt Nam, số lƣợng các bài
viết về Mạc Ngôn còn hạn chế, nhất là viết riêng về cảm hứng lịch sử. Cho đến nay,
chƣa có một công trình chuyên biệt nào đi sâu tìm hiểu cảm hứng lịch sử trong Báu
vật của đời. Với tinh thần học hỏi, khám phá cái mới, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ ngƣời đi trƣớc
để đi sâu tìm hiểu cảm hứng lịch sử của tiểu thuyết Báu vật của đời một cách cụ thể,
sâu sắc và có hệ thống.

7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Cảm hứng lịch sử
trong tác phẩm Báu vật của đời của Mạc Ngôn. Cảm hứng lịch sử là vấn đề nằm
trong cảm hứng chủ đạo – một trong những yếu tố cơ bản tạo thành tƣ tƣởng của tác
phẩm. Nói một cách khái quát, đây là vấn đề thuộc phạm trù lý luận văn học.
Xuất phát từ điều kiện thời gian, tƣ liệu, cũng nhƣ khả năng còn hạn chế của
ngƣời viết, dựa trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý luận có liên quan trong các công
trình nghiên cứu khác, luận văn sẽ tiến hành khảo sát cảm hứng lịch sử trong Báu
vật của đời của Mạc Ngôn qua hai vấn đề cơ bản sau :
- Miêu tả, phân tích cảm hứng lịch sử đƣợc nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
- Dựa vào cảm hứng lịch sử, bƣớc đầu khái quát một vài đặc điểm chủ yếu của
tiểu thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các văn bản khảo sát, liên ngành. Chúng
tôi dựa vào cuốn “丰乳肥臀” 作者:莫言,出版时间: 2003-9-1,出 版 社:
工人出版社 và bản dịch Báu vật của đời do Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà

văn, H.2005.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu sau :
- Phƣơng pháp thống kê, khảo sát: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này
để khảo sát, thống kê, phân loại những chi tiết lịch sử trong Báu vật của đời, tạo cơ
sở cho việc phân tích, khám phá tác phẩm.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những dữ liệu đã thống kê
từ văn bản, chúng tôi đi sâu phân tích, lý giải, làm rõ vai trò của cảm hứng lịch sử
trong Báu vật của đời.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, chúng tôi đặt
Báu vật của đời trong tƣơng quan so sánh với một số tác phẩm khác của Mạc Ngôn

8
và một số tác phẩm của các tác giả khác cũng có cảm hứng lịch sử để tìm ra những
điểm tƣơng đồng, khác biệt trong cảm hứng lịch sử đƣợc thể hiện ở các tác phẩm.
- Ngoài các phƣơng pháp trên, chúng tôi còn vận dụng một số phƣơng
pháp khác nhƣ phƣơng pháp tiếp cận văn hoá – lịch sử, phƣơng pháp thi pháp học,
phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành… để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
So với các công trình nghiên cứu khác về Mạc Ngôn và tiểu thuyết Báu vật
của đời, đây là công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề cảm hứng lịch sử trong tiểu
thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn một cách toàn diện và hệ thống. Từ những
nét khái quát về cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc nói chung và trong tác
phẩm của Mạc Ngôn nói riêng, luận văn sẽ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm
hứng lịch sử đƣợc Mạc Ngôn thể hiện trong Báu vật của đời nhƣ : đề tài, chủ đề,
nhân vật…đồng thời chỉ ra những phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện cảm hứng lịch
sử ấy.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1 : Khái quát về cảm hứng lịch sử và dấu ấn cảm hứng lịch sử trong
văn học Trung Quốc
Chƣơng 2 : Những biểu hiện của cảm hứng lịch sử trong Báu vật của đời –
Mạc Ngôn
Chƣơng 3 : Những phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện cảm hứng lịch sử trong
Báu vật của đời – Mạc Ngôn

9
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ DẤU ẤN
CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC TRUNG QUỐC
1.1. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng lịch sử
1.1.1. Khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo
Trƣớc khi tìm hiểu về cảm hứng lịch sử, luận văn xin đƣợc giới thuyết qua
về khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo vì hai khái niệm này là hai khái niệm
cơ sở, đặt nền tảng hình thành nên cảm hứng lịch sử.
Trong tâm lý học, trong khi phản ánh thế giới khách quan, con ngƣời không
chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình đối với nó nữa. Xem một bức
tranh đẹp, nghe một bản nhạc hay hoặc đọc một bài thơ độc đáo, ta không chỉ tri
giác chúng mà còn có những “rung động”, những “rạo rực”, những “xao xuyến”
kèm theo. Những hiện tƣợng tâm lý biểu thị thái độ của con ngƣời đối với cái mà họ
nhận thức đƣợc, hoặc tìm ra đƣợc gọi là xúc cảm, cảm xúc của con ngƣời. Đời sống
tâm lí, tình cảm của con ngƣời rất phong phú, đa dạng và phức tạp, gồm rất nhiều
cung bậc, sắc thái khác nhau. Và cảm hứng là một trong những cung bậc, sắc thái
đó. Vậy cảm hứng là gì? Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: “Cảm hứng
là trạng thái tâm lí có cảm xúc và hết sức hứng thú, tạo điều kiện để óc tƣởng tƣợng,
sáng tạo hoạt động có hiệu quả” [ 52, tr.145]. Còn trong Từ điển Hán Việt của Đào
Duy Anh thì viết: “Cảm hứng là cảm xúc vì tình gì hay cảnh gì mà sinh ra hứng thú,
hoặc thi văn, hoặc hành động” [ 1, tr. 58]. Từ hai định nghĩa về cảm hứng đƣợc

trình bày trong từ điển nhƣ trên, có thể thấy bản chất của cảm hứng là thái độ đặc
biệt của cá nhân đối với đối tƣợng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả
năng mang lại khoái cảm. Tức là, để tạo đƣợc cảm hứng, ngoài yếu tố nhận thức,
đối tƣợng phải có khả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm, hứng thú, lôi cuốn
tình cảm con ngƣời về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu tìm hiểu,
chinh phục nó. Điều đáng nói hơn là cảm hứng có một vai trò rất quan trọng đối với
đời sống của con ngƣời. Trƣớc hết, cảm hứng làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận
thức và hoạt động trí tuệ. Khi có cảm hứng đối với một đối tƣợng nào đó, con ngƣời

10
dồn sự tập trung cao độ của nhận thức, tình cảm vào đối tƣợng khiến quá trình này
trở nên nhạy bén và sâu sắc. Cuối cùng, cảm hứng làm nảy sinh khát vọng hành
động và tạo điều kiện thúc đẩy con ngƣời sáng tạo. Nhờ vậy, khi có cảm hứng, con
ngƣời có thể phát huy một cách tối đa khả năng sáng tạo và hoạt động của mình.
Từ vai trò, động lực của cảm hứng đối với hoạt động sáng tạo của con ngƣời,
soi vào văn học, lĩnh vực sản xuất tinh thần theo phƣơng thức “cá thể”, chúng ta có
thể thấy cảm hứng là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà
văn. Cảm hứng đƣợc biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhƣng có thể bàng
bạc xuyên suốt quá trình sáng tác. Khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao
động khác, thành phẩm của văn học nghệ thuật chứa đựng tình cảm chủ quan của
chủ thể sáng tạo, cho nên cảm hứng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ thƣờng rất mãnh liệt.
Nguyễn Quýnh đã khẳng định: “Ngƣời làm thơ không thể không có hứng, cũng nhƣ
tạo hoá không thể không có gió vậy… Tâm ngƣời ta nhƣ chuông nhƣ trống, hứng
nhƣ chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng,
hứng đến khiến ngƣời ta bật ra thơ, cũng tƣơng tự nhƣ vậy”[ 43, tr. 210]. Có thể
khẳng định, sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng. Viết văn là
gan ruột, tâm huyết, chỉ bộc lộ những gì đã thật sự tràn đầy trong lòng, không thể
cho ra những sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị, miễn cƣỡng. Khi có cảm
hứng, sự căng thẳng của lí trí, cảm xúc, sự mãnh liệt của cảm xúc kết hợp dồi dào
với nhau làm cháy bùng lên ngọn lửa trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt

họ tạo ra tác phẩm bằng con đƣờng ngắn nhất, gần nhƣ trực giác và bản năng. Chính
bởi lý do này mà nhiều ngƣời cho rằng nghệ sĩ là công cụ của một sức mạnh huyền
bí, quá trình sáng tác của họ bị chi phối bởi những thế lực thần linh hoặc là quá
trình trực giác mang tính bản năng. Điều đó hoàn toàn không phải. Cảm hứng chỉ có
thể là giây phút thăng hoa của một quá trình thai nghén lâu dài, suy tƣ, nghiền ngẫm,
tƣởng tƣợng trƣớc đó. Mỗi ngƣời chỉ có thể “bừng sáng đột ngột” trong lĩnh vực
chuyên môn của mình. Traicôpxki đã khẳng định cảm hứng là một khách hàng
không ƣa đến thăm những kẻ lƣời. Với Pautôpxki trong Bình minh mưa thì cảm
hứng là một trạng thái lao động nghiêm túc của con ngƣời. Sự cao hứng trong tâm

11
hồn không biểu hiện ở điệu bộ phƣờng tuồng và trong sự bốc đồng. Nói tóm lại,
cảm hứng là trạng thái tâm hồn thích hợp cho sự tiếp nhận một cách sinh động
những ấn tƣợng, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lĩnh hội một cách nhanh
chóng những ý niệm giải thích cho những ấn tƣợng nói trên.
Ở trên, chúng ta nói đến cảm hứng ở trong quá trình sáng tác của ngƣời nghệ
sĩ. Nhƣng tác phẩm văn học nào cũng phải thể hiện đƣợc tƣ tƣởng của nhà văn, vậy
nên cảm hứng phải gắn liền với tƣ tƣởng của nhà văn. Cái cảm hứng đã đƣợc gắn
liền với tƣ tƣởng ấy xuyên suốt một tác phẩm tạo thành cảm hứng chủ đạo. Từ điển
thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định
nghĩa cảm hứng chủ đạo là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác
phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định,
gây tác động đến cảm xúc của những ngƣời tiếp nhận tác phẩm. Bê-lin-xki coi cảm
hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực,
bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với
tƣ tƣởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [ 22, tr.45]. Trong lý
luận văn học, cảm hứng chủ đạo đƣợc coi là một yếu tố trong chỉnh thể nội dung
nghệ thuật, của thái độ tƣ tƣởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đƣợc mô tả. Nhƣ
vậy, có thể thấy cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tƣ tƣởng của tác phẩm.
Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất

định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm. Đây là cái mức
thăng hoa cảm xúc mà nhờ đó ngƣời nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới
quan của mình trong tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm cụ thể là một
hiện tƣợng độc đáo, không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả.
1.1.2. Khái niệm cảm hứng lịch sử
Từ khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo đã trình bày trên, chúng ta có
thể hiểu cảm hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác đƣợc phát sinh từ cảm quan về hiện
thực lịch sử. Trong đó, nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới
hình tƣợng, xác lập cho mình một điểm nhìn trong quá khứ, tạo ra giọng điệu tác
phẩm phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện. Các sự kiện đã từng xảy ra, đã

12
từng tồn tại và phát triển có ảnh hƣởng đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc tạo nên
một trạng thái cảm xúc hƣng phấn thúc đẩy các nhà văn phát huy trí tƣởng tƣợng,
óc sáng tạo để viết nên những tác phẩm. Trong những tác phẩm ấy, lịch sử đƣợc
nhìn nhận, đánh giá và tiếp cận theo một hƣớng hoàn toàn mới.
Ở các loại hình tiểu thuyết khác, trong quá trình sáng tạo, nhà văn có thể tái
hiện một hiện thực hoàn toàn hƣ cấu nhƣng đối với tiểu thuyết lịch sử, một thể loại
viết về những nhân vật, những sự kiện có thật trong lịch sử thì yếu tố chân thực đòi
hỏi chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm bên cạnh sự hƣ cấu, sáng tạo. Nhƣ
vậy có nghĩa là sự sáng tạo phải đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở sử liệu xác thực
trong lịch sử, khi xây dựng hình tƣợng nghệ thuật tác giả phải tôn trọng lời ăn tiếng
nói, trang phục, tập quán, phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch
sử thƣờng mƣợn chuyện xƣa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá
khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con ngƣời và thời đại đã qua song không vì thế
mà hiện đại hoá ngƣời xƣa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này. Đặc điểm
này đòi hỏi khi chọn cho mình đề tài lịch sử là cảm hứng sáng tác thì các nhà văn
không chỉ cần đến khả năng tƣợng tƣợng, vốn ngôn ngữ, óc sáng tạo mà còn phải
thực sự am hiểu và say mê đối với những dữ liệu lịch sử khô khan, những hiện thực
đã hoá thạch, tìm ra sợi dây liên hệ giữa hôm qua và hôm nay. Nhiệm vụ đặt ra cho

những nhà tiểu thuyết lịch sử là dùng văn chƣơng làm sống lại quá khứ trong lòng
hiện tại để độc giả hôm nay và mai sau có thể tìm thấy sau những biến cố thăng
trầm của lịch sử những bài học quí báu.
1.2. Cảm hứng lịch sử - nguồn cảm hứng đặc biệt trong văn học Trung Quốc
1.2.1. Bề dày lịch sử của đất nước Trung Quốc
Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến một đất nƣớc rộng lớn với bề dày lịch sử
hơn 5000 năm. Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng
dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dƣơng Tử trong Thời đại đồ đá mới, nhƣng cái
nôi của nền văn minh Trung Quốc đƣợc cho là tại sông Hoàng Hà. Với hàng ngàn
năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất

13
thế giới. Nhìn một cách tổng quát, lịch sử Trung Quốc có thể chia làm 4 thời kì
chính : thời kì cổ đại, thời kì trung đại, thời kì cận đại và thời kì hiện đại.
Khởi đầu là thời cổ đại Tam Hoàng Ngũ đế từ năm 2852 TCN đến 2205
TCN, gắn liền với tên tuổi những vị vua huyền thoại của Trung Quốc. Họ đã có
công khai hoá dân tộc Trung Hoa, đƣa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Sau
giai đoạn Tam hoàng Ngũ đế, ba nhà Hạ, Thƣơng, Chu tiếp tục lịch sử cổ đại từ
năm 2205 TCN đến năm 256 TCN. Khi nhà Chu bắt đầu suy yếu, lịch sử Trung
Quốc bƣớc vào giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, giai đoạn “lễ băng nhạc hoại”
(lễ tan nhạc vỡ) trong lịch sử Trung Quốc. Đây là thời kì các nƣớc chƣ hầu ngày
càng lớn mạnh và liên tục phát động những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau để
tranh giành quyền bá chủ. Kết thúc giai đoạn này, trang sử Trung Quốc thời cổ đại
khép lại.
Thời trung đại đƣợc đánh dấu bằng sự kiện năm 221.TCN, Tần Thuỷ Hoàng
thống nhất Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vƣơng triều đầu tiên
có cƣơng thổ rộng lớn và tạo ra một tầm ảnh hƣởng nhất định đến Tây phƣơng. Tuy
chỉ tồn tại trong vòng 15 năm nhƣng những thành quả của nhà Tần lại rất đáng kinh
ngạc. Sau khi nhà Tần sụp đổ, nhà Hán lên nắm quyền cai trị. Triều đại này kéo dài
trên bốn thế kỉ, từ năm 206 TCN đến năm 220. Trong bốn thế kỉ, nhà Hán đã dựng

đƣợc đế quốc rất rộng và tạo đƣợc một nền văn minh rực rỡ. Cuối đời nhà Hán, sự
tan rã lại xảy ra, Trung Quốc lại chìm trong loạn lạc thời Tam Quốc và Lục Triều
(cũng gọi là Nam Bắc Triều). Tuy nhiên, khác với đế quốc Hi Lạp, La Mã ở châu
Âu, đế quốc Trung Hoa không tan vỡ hoàn toàn mà đến năm 580 đƣợc thống nhất
lại dƣới đời Tuỳ. Nhƣng sau đó, nhà Tuỳ nhanh chóng sụp đổ. Một lần nữa, Trung
Hoa lại rơi vào thời kỳ loạn lạc. Bởi vậy chỉ nên coi nhà Tuỳ là một giao thời,
chuẩn bị cho thời thống nhất thực sự ở đời Đƣờng, cũng nhƣ nhà Tần đã chuẩn bị
cho nhà Hán. Quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên sau 8 thế kỉ. Trong các triều đại,
nhà Đƣờng đạt đƣợc rất nhiều thành tựu rực rỡ. Nhờ có lực lƣợng quân đội hùng
mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự, lãnh thổ của nhà Đƣờng rất rộng lớn, lúc
cực thịnh đạt gấp rƣỡi lãnh thổ của nhà Hán. Các lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, chính
trị, văn hoá nghệ thuật, xã hội… đều đạt tới đỉnh cao. Sau khi nhà Đƣờng sụp đổ,

14
Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, một giai đoạn đầy biến động từ
năm 907 – 960/979 trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tống đã có công trong việc
thống nhất Trung Quốc thời kỳ này và cai trị Trung Quốc từ năm 960 đến 1279.
Nhà Tống đạt đƣợc những thành tựu nhƣ: là nhà nƣớc đầu tiên trên thế giới phát
hành ra tiền giấy, sử dụng thuốc súng, cũng nhƣ nhận thức về cách sử dụng la bàn.
Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lƣợc Mông Cổ năm 1279. Đại
hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và bắt đầu một nƣớc Trung Quốc
Mông Cổ. Vào thời điểm đó, đế chế Mông Cổ là đế chế lớn nhất thế giới. Ngƣời
Mông Cổ hầu hết giành đƣợc chiến thắng trong mọi cuộc chinh phục. Vó ngựa
Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ không mọc đƣợc, đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy
đầu rơi, xơ xác. Về sau, một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chƣơng đánh đuổi
chính quyền ngƣời Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh. Trong thơ
̀
i nha
̀
Mi nh,

kinh tế ha
̀
ng hoa
́
đƣơ
̣
c pha
́
t triê
̉
n , những mầm mống của chủ nghĩa tƣ bản manh nha
xuất hiện. Triều đại nhà Minh kéo dài tới năm 1644 thì ngƣời Mãn Châu từ
phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh. Thành tựu rực rỡ của
nhà Mãn Thanh kết tinh ở hai vị hoàng đế là Ung Chính và Càn Long. Họ đã phát
triển đất nƣớc trở nên hùng mạnh bằng quốc sách kinh tế và sách lƣợc quân sự, xâm
chiếm những nƣớc lân bang. Tuy nhiên, nhà Thanh tàn tạ từ nửa cuối thế kỷ 19 và
bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi. Ngày 12 tháng 2 năm 1911, vị hoàng đế
cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị, chấm dứt chế độ cai trị đất nƣớc kéo dài mƣời ba
hoàng triều.
Chế độ phong kiến Trung Quốc sụp đổ khép lại trang sử cuối cùng của thời
trung đại và mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Trung Quốc: giai đoạn lịch sử
cận đại. Giai đoạn này đƣợc đánh dấu từ chiến tranh thuốc phiện (6/1840-8/1842)
đến khi Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc,
chính thể cộng hoà đầu tiên của Trung Quốc, lãnh đạo toàn bộ đất nƣớc từ 1911-
1949. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát
cứ, Chiến tranh Trung - Nhật và Nội chiến Trung Quốc. Vào ngày 1 tháng
10 năm 1949, sau một chiến thắng toàn diện trong Nội chiến Trung Quốc, Mao
Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - tự xem

15

là nhà nƣớc kế tục của Trung Hoa Dân Quốc trên Quảng trƣờng Thiên An Môn.
Thời kỳ hiện đại bắt đầu từ sau sự kiện này, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc do
Tƣởng Giới Thạch lãnh đạo phải rút ra đảo Đài Loan. Còn về phía Đảng Cộng sản
Trung Quốc, khi đã nắm đƣợc đại lục Trung Quốc bắt đầu thực hiện những chính
sách xây dựng, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên vào thời kỳ đầu, Đảng Cộng Sản
Trung Quốc đã mắc phải một số sai lầm. Các sự kiện nhƣ Cải cách ruộng đất, Đại
nhảy vọt, Cách mạng Văn hoá đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời
phá hoại nghiêm trọng di sản văn hoá Trung Hoa. Nhanh chóng nhận thức và sửa
chữa sai lầm, Đảng cộng sản đã tiến hành đổi mới. Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế
năm 1978, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một trong những nền kinh tế
phát triển nhanh trên thế giới.
Thật khó để có thể tóm tắt toàn bộ lịch sử Trung Quốc trong một vài trang
ngắn gọn. Trên đây chỉ là một vài nét rất sơ lƣợc về lịch sử Trung Quốc. Có thể
thấy lịch sử Trung Quốc đã trải qua rất nhiều thăng trầm với rất nhiều biến động.
Hiếm có một nƣớc nào lại có dòng chảy lịch sử dài với bao nhiên sóng gió, bão táp
đến nhƣ vậy. Đối với bất kỳ một quốc gia nào, lịch sử cũng đóng vai trò rất quan
trọng và đối với Trung Quốc thì vai trò quan trọng của lịch sử còn tăng lên gấp bội
phần. Chính những trang sử vô cùng giàu có, phong phú ấy đã khơi nguồn cảm
hứng vô tận cho rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật. Từ âm nhạc, hội hoạ, văn học
đến điện ảnh… đều lấy lịch sử làm đề tài, cơ sở. Đề tài lịch sử chƣa bao giờ cũ,
chƣa bao giờ vơi cạn. Qua đó, lịch sử đƣợc nhìn nhận, đánh giá dƣới đầy đủ mọi
góc cạnh, mọi phƣơng diện.
1.2.2. Dấu ấn đậm nét của cảm hứng lịch sử trong văn học Trung Quốc
Trong lịch sử, tình trạng văn – sử - triết bất phân là một hiện tƣợng mang
tính đặc thù của thế giới. Điều này có thể thấy rõ hơn trong nền văn hoá của phƣơng
Đông. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện ở chỗ bóng dáng lịch sử luôn tồn tại trong
nhiều thể loại văn học. Đồng thời, tính văn học cũng có mặt trong các cuốn sử ký
của các nhà chép sử. Từ điển thuật ngữ văn học có nhắc đến thể loại văn học lịch
sử. Đó là “lĩnh vực văn học bao gồm các thể loại văn học khác nhau cùng viết đề tài
lịch sử” [ 22, tr.301].


16
Đặc biệt ở Trung Quốc, đất nƣớc có bề dày cả về lịch sử và văn học thì mối
quan hệ này càng trở nên mật thiết hơn. Trọng sử là một đặc điểm của ngƣời Trung
Quốc. Có thể nói ngƣời Trung Hoa là một trong những dân tộc trọng sử nhất trên
thế giới. Đặc điểm này thể hiện ở tâm trạng “hoài cổ” trong thơ, ở tỉ lệ rất cao tác
phẩm viết về lịch sử hoặc lấy đề tài lịch sử trong tiểu thuyết và kịch (kể cả tiểu
thuyết và kịch bản phim truyền hình hiện đại). Ngƣời ta viết tiểu thuyết mà vẫn đặt
cho tác phẩm của mình những cái tên của những thể tài lịch sử: truyện, ký, chí, lục
(chẳng hạn nhƣ: Huyền quái lục, U minh lục, Hội Chân ký, Chẩm trung ký, Tam
Quốc chí diễn nghĩa, Thuỷ hử truyện, Tây du ký, Tình tăng lục, Thạch đầu ký (hai
cái tên khác của Hồng lâu mộng), Liêu trai chí dị, Quan trường hiện hình ký ;
thậm chí đến thế kỷ XX mà con dấu của các thể tài lịch sử vẫn còn đóng lên nhan
đề tác phẩm: Bình tung hiệp ảnh lục, Xạ điêu anh hùng truyện, Kiều xưởng trưởng
thượng nhiệm ký
Ta có thể kể ra đây các tác phẩm lịch sử biên niên kể về các biến cố lịch sử
qua các thời đại, tái hiện các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động
bang giao nhƣ Tả truyện (tƣơng truyền do Tả Khâu Minh, sử quan nƣớc Lỗ sáng
tác), Quốc ngữ, tập tƣ liệu về lịch sử nhà Chu và chƣ hầu thời Xuân Thu (Trung
Quốc), Sử kí của Tƣ Mã Thiên… Trong các tác phẩm kể trên, Sử ký của Tƣ Mã
Thiên nổi lên là một tác phẩm độc đáo, thuộc vào hàng có một không hai của văn
hoá thế giới. Nó không chỉ là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc mà còn là
một trong những tác phẩm văn học ƣu tú của nhân loại. Ngƣời Trung Hoa xem đây
là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và là tác phẩm
cổ điển ngang hàng với thơ Đỗ Phủ. Về mặt lịch sử, tác phẩm đã cung cấp cho
chúng ta một kho tài liệu lịch sử vô giá, chính xác với giá trị tổng hợp rất cao, tái
hiện lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời Tƣ Mã Thiên
sống. Về mặt văn học, ngƣời đọc tìm thấy trong tác phẩm vô số những hình tƣợng
điển hình với đủ các thành phần, đủ các nghề nghiệp, đủ các tầng lớp; những chi
tiết, sự kiện lịch sử rất thú vị. Mặc dù, Tƣ Mã Thiên đã từng nói: “tôi chỉ thuật lại


17
chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu” (thiên Tam đại
thế biểu), song ẩn đằng sau câu chữ, ngƣời đọc nhận thấy một tâm hồn, tâm sự đau
xót của nhà thơ. Xuất phát từ lập trƣờng tiến bộ, Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng
lớp thống trị (Tần Thuỷ Hoàng, Lƣu Bang và Vũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu
nƣớc nhƣ Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xƣớng khởi nghĩa nông dân đầu
tiên trong lịch sử Trung Quốc nhƣ Trần Thiệp. Tác phẩm xứng đáng là “một tập Ly
tao không vần” nhƣ lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Sau đó, tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc chính thức xuất hiện vào đời Nguyên
- Minh (thế kỷ XIV-XVI) với những bộ tiểu thuyết chƣơng hồi cỡ lớn nhƣ Tam
quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng
Long, Thuỷ hử truyện của Thi Nại Am…
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể về thời kỳ hỗn loạn
trong ngót gần một thế kỷ (220 - 280), thời loạn lạc từ cuối đời Hán đến khi chia
làm ba nƣớc và cuối cùng thì nhà Tấn thống nhất lại, theo phƣơng pháp bảy thực ba
hư. Mặc dù một số tình tiết trong Tam quốc diễn nghĩa có khác với sự thật lịch sử
song về cơ bản, tiểu thuyết đƣợc xây dựng trên cơ sở chân thực của lịch sử. Đứng
trên quan điểm “ủng Lƣu phản Tào”, La Quán Trung ca ngợi Lƣu Bị, Quan Vũ,
Trƣơng Phi, Gia Cát Lƣợng và lên án Đổng Trác, Tào Tháo…, qua đó thể hiện sự
bất mãn của ông đối với hiện thực xấu xa và lí tƣởng mà ông theo đuổi. Bằng con
mắt sắc sảo, La Quán Trung đã vạch trần và miêu tả cái xã hội “dân đen chết đói nơi
thôn xóm, anh tài mai một nơi rừng sâu, ngƣời trung lƣơng chết oan dƣới gƣơm
giáo…”. Những cảnh mƣu quyền, chèn ép về chính trị, những cảnh chiến tranh dồn
dập, cảnh xã hội loạn lạc làm cho đời sống của nhân dân cực khổ, ly tán. Tác giả đã
thể hiện một cách khéo léo các sự kiện trọng đại của lịch sử bằng hình tƣợng nghệ
thuật.
Thủy hử truyện (Thi Nại Am) lại phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của nông
dân, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh nông dân trong xã hội phong kiến một cách
chân thực, sinh động và đầy đủ. Những tên tham quan ô lại xấu xa nhƣ Cao Cầu,

Cao Liêm, Thái Kinh, Đồng Quán, Lƣu Cao… cùng bọn địa chủ ác bá ở nông thôn,

×