Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

cảm hứng lịch sử trong kịch nói nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.06 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
  

PHAN ĐÌNH DŨNG



CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH
NÓI NGUYỄN HUY TƯỞNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 5-04-33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :PGS. TS. TRẦN HỮU TÁ




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
~ 2003 ~
PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nếu tính từ năm 1941, năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960) bắt đầu có
sáng tác được in, cho đến năm 1960, năm ông qua đời, thì tác giả Vũ Như Tô đã cầm bút
trọn vẹn hai mươi năm ròng. Hai mươi năm cần cù, bền bỉ sáng tạo, nhà văn đã để lại một


khối lượng tác phẩm đáng kể, đa dạng về thể loại: thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu thuyết, kòch
bản sân khấu, kòch bản phim, truyện cho thiếu nhi v.v. Trong đó, theo nhiều nhà nghiên cứu
xưa nay, mảng truyện và kòch là những sáng tác nổi bật, góp phần khẳng đònh vò trí vững
vàng của ông trong lòch sử văn học Việt Nam với tư cách là một nhà văn có cảm hứng lòch sử
độc đáo và sâu sắc.
Có thể xem cảm hứng lòch sử là cảm hứng chủ đạo, là nhất điểm linh đài trong toàn bộ
sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung, thể loại kòch nói nói riêng. Đây là một vấn đề
thường được khẳng đònh trực tiếp hoặc gián tiếp, nhấn mạnh hay chỉ đề cập thoáng qua trong
hầu hết những bài viết, những công trình nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tuy
nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực
diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lòch sử trong toàn bộ sự nghiệp văn học của nhà văn
cũng như ở từng thể loại cụ thể.
Do vậy, với đề tài “Cảm hứng lòch sử trong kòch nói Nguyễn Huy Tưởng”, người viết
luận văn(NVLV) mong muốn góp phần soi sáng một phương diện cơ bản của tư tưởng và
phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một thể loại cụ thể, từ đó, xác đònh đúng đắn con
đường thâm nhập, phân tích kòch bản văn học của ông trong nhà trường hiện nay.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn sớm nổi tiếng từ trước năm 1945 với tư cách là tác
giả bộ ba tiểu thuyết và kòch lòch sử: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, AnTư cùng được xuất
bản vào năm 1944. Nhưng phải đến năm 1946, năm Bắc Sơn được công diễn và xuất bản,
mới rộ lên một làn sóng phê bình, đánh giá về sáng tác của nhà văn. Làn sóng ấy, cũng như
bản thân vở kòch đầu tiên của ông, lúc thăng, lúc trầm qua từng thời điểm, từng giai đoạn
nhất đònh. Cho đến thời điểm này, năm 2003, việc nghiên cứu, thẩm đònh về toàn bộ sự
nghiệp văn học của ông nói chung, từng tác phẩm cụ thể nói riêng cũng còn có nhiều ý kiến
khác nhau, song nhìn chung vò trí xứng đáng của ông trên văn đàn Việt Nam trước và sau
Cách mạng tháng Tám ngày càng được khẳng đònh mạnh mẽ, sâu sắc thêm.
Trước khi tìm hiểu lòch sử vấn đề nghiên cứu kòch nói Nguyễn Huy Tưởng, NVLV sẽ
sơ lược trình bày về lòch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của tác giả Bắc Sơn nói chung.
2.1 Vài nét về lòch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Tưởng
Ba tháng sau khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời mới có bài viết đầu tiên nghiên cứu về

sáng tác của nhà văn. Đó là tiểu luận “Nguyễn Huy Tưởng nhà văn trưởng thành dưới chế độ
mới” của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức(đăng trong Nghiên cứu văn học, tháng 10-1960). Là
một trong hai nhà nghiên cứu(người thứ hai là Phong Lê) có quá trình tìm hiểu, khám phá
nghiêm túc, công phu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức đã
công bố một loạt bài viết, công trình [6, 8, 9, 10] về sáng tác của tác giả Sống mãi với thủ đô
trong vòng 24 năm từ 1960 (bài đã dẫn) đến 1984. Hai công trình tiêu biểu của nhà nghiên
cứu về toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là: 1) Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960),
Nxb Văn học, 1966(viết chung với Phan Cự Đệ), 2) Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Lời giới
thiệu), Nxb Văn học, 1984 (đã đưa vào trong Khảo luận văn chương, in lần thứ hai, Nxb
KHXH, 1998).
Trong công trình 1), các tác giả đã “tự xác đònh và giới hạn cho mình nhiệm vụ bước
đầu đánh giá một cách tổng hợp những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”[ 8: 5]. Mở đầu
chương II -Tiểu thuyết và kòch lòch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng tháng Tám -
hai tác giả chuyên luận nhận xét: “Trong số các tác giả(trước Cách mạng tháng Tám),
Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lòch
sử một cách nghiêm túc và sáng tạo”( NVLV nhấn mạnh). Kết thúc chuyên luận, hai ông đã
nhạân đònh về “một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”: “Kết hợp
chặt chẽ tính lòch sử và tính thời sự là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Huy Tưởng thể hiện ở quan điểm nhận thức, biện pháp thể hiện và nội dung hiện tượng được
phản ánh”[8:234 ].
Mười tám năm sau, viết lời giới thiệu cho Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Sđd), Hà
Minh Đức đã có ý thức khắc phục một số nhận xét, đánh giá chưa thật phù hợp của mình
xoay quanh con người và sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Khái niệm cảm hứng, cảm hứng lòch
sử nhiều lần xuất hiện trên những trang viết của nhà nghiên cứu [ 10 : 60, 68, 70, 71, 73,
86…]. Có điều ông không quan niệm đó là cảm hứng chủ đạo mà cho đó chỉ là một trong
những yếu tố thuộc về chất sử thi trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tác giả viết: “Cảm
hứng lòch sử sâu sắc, vai trò lớn lao của nhân dân trong không gian và thời gian, chủ nghóa
yêu nước anh hùng thấm đượm trong suy nghó, tình cảm, hành động của các nhân vật và
những bức tranh sinh động, tất cả đã góp phần tạo nên chất sử thi trong tác phẩm của Nguyễn
Huy Tưởng”[ 10: 86-87].

Một số nhận xét của Hà Minh Đức về đề tài lòch sử, về quan hệ giữa tính lòch sử và
tính thời sự trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là những khẳng đònh chính xác.
Khá nhiều nhà nghiên cứu về sau, bao gồm cả giới nghiên cứu văn học và sử học( chẳng
hạn như: Phan Trọng Thưởng, Hoàng Tiến, Nguyên Ngọc, Trần Đình Nam, Nguyễn Phương
Chi, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan, Mai Hương, Hà Ân, Bích Thu, Tôn Thảo Miên…, theo
Nguyễn Huy Tưởng- Về tác gia và tác phẩm[72]) , khi thâm nhập văn xuôi và kòch của nhà
văn, thường thống nhất với những nhận xét này.
Trong số các nhà nghiên cứu ấy, NVLV đặc biệt lưu ý hai tác giả: một là cố PGS.
Nguyễn Trác, đồng tác giả giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975(tập II), Nxb GD –
1990, thứ hai là Phong Lê, người có thâm niên công tác ở Viện Văn học và Tạp chí Văn học
đồng thời cũng là một trong hai nhà nghiên cứu có bề dày về con người và sự nghiệp
Nguyễn Huy Tưởng.
Ở chương XIII của giáo trình trên, khi đưa ra “Một số đặc điểm về phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Huy Tưởng”, cố PGS. đã dùng hẳn khái niệm cảm hứng lòch sử xem như là
một yếu tố đặc sắc trong phong cách tác giả. Cụ thể, ông viết: “Một yếu tố đặc sắc nữa trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng là cảm hứng lòch sử, chủ yếu về sự kiện lòch
sử, phần nào về con người lòch sử”[52: 216]. Do tính chất giáo trình, ông chỉ chứng minh
ngắn gọn, sơ lược yếu tố này thông qua một số tác phẩm tiêu biểu mà chưa đi sâu lí giải một
cách hoàn chỉnh, hệ thống.
Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về con người và tác phẩm của Nguyễn
Huy Tưởng qua những lần kỉ niệm, tưởng niệm, hội thảo khoa học về nhà văn từng được Nhà
nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1- 1996 này, nhà nghiên cứu Phong Lê đã
nhấn mạnh một đặc điểm “như là nét quán xuyến trong suốt hành trình tác phẩm của Nguyễn
Huy Tưởng”( chữ dùng của nhà nghiên cứu). Cụ thể ông viết:”Có vốn tri thức rộng và sâu về
quá khứ dân tộc, cuộc sống trong cảm nhận của Nguyễn Huy Tưởng không bao giờ là một
nhát cắt ngang mà là gồm nhiều đường mạch gắn bó với lòch sử. Và lòch sử, trong sự kết nối
từ quá khứ đến hiện tại, đó là sự song hành hoặc tương phản giữa một bên là bạo lực của
ngoại xâm, của cường quyền, của những rối ren và náo động của xã hội, với một bên là sự
mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình, những đam mê và khát vọng
của con người, trong đó có vò trí trung tâm là người trí thức”[28:345].Ở một đoạn khác,

Phong Lê còn gián tiếp khẳng đònh cảm hứng lòch sử như là cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ
sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Ông cho rằng “có một đường dây gắn nối từ Vũ Như Tô
đến Sống mãi với thủ đô…không phải chỉ do đề tài miêu tả…Mà còn là một cảm hứng sáng
tạo gần như gắn nối và xuyên suốt : trầm hùng và bi tráng”[ 28:358]. Những nhận đònh tinh
tế này có thể gợi ý cho NVLV một số vấn đề về cách tiếp cận lòch sử, cách miêu tả số phận
con người trong lòch sử của Nguyễn Huy Tưởng.
Nguyễn Huy Tưởng thành danh không chỉ với kòch, song đúng như nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức đã nhận đònh, “trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, những tác phẩm
kòch chiếm một vò trí quan trọng”[9:375]. Cũng theo ông, “…vào những năm trước và sau
Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã có công thúc đẩy và xây dựng nền kòch nói của nước nhà
phát triển trên một chặng đường mới”[9:375]. Chặng đường sáng tác kòch của nhà văn mở
đầu từ Vũ Như Tô(1941) và đến tập kòch ngắn Anh Sơ đầu quân(1949) thì kết thúc.Theo
nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn không chỉ là “một tác giả tiêu biểu của sân khấu kòch nói
kháng chiến chống Pháp[Nguyễn Văn Thành, 72: 397] mà còn là một kòch tác gia lớn “góp
phần đáng kể vào sự hình thành của nền kòch nói Việt Nam hiện đại, đem đến cho nó phẩm
chất văn học và tầm vóc chuyên nghiệp”[Tất Thắng, 72 : 403].
2.2. Lòch sử vấn đề nghiên cứu kòch nói Nguyễn Huy Tưởng
So với quá trình nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng nói chung, quá trình tìm hiểu, khám
phá kòch nói của nhà văn, một mặt, diễn ra sôi nổi và không kém phần sâu sắc, mặt khác,
lại phải trải qua những ngắt quãng khá dài về thời gian. Những năm 40, nhìn chung, kòch nói
của ông – chủ yếu là Bắc Sơn và Những người ở lại – đã được đón nhận những luồng phê
bình khen chê khá là trái ngược nhau. “Con yêu” là Bắc Sơn nên vở kòch này phần lớn được
người ta vồ vập, săn đón và không tiếc lời ngợi ca. Những người ở lại của cùng tác giả, chỉ
ra đời có sau vài năm, lại phải rơi vào sự ghẻ lạnh của số phận “con ghét” bởi một trong
những lí do, mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra, là dường như nó “sinh bất phùng
thời”. Mãi đến năm 1963, ba năm sau ngày nhà văn, nhà viết kòch Nguyễn Huy Tưởng qua
đời và mười bốn năm tính từ tập kòch ngắn cuối cùng của ông, mới có bài viết đầu tiên trực
diện nghiên cứu về bốn vở kòch chọn lọc(Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những
người ở lại) của Hà Minh Đức(giới thiệu cho Kòch Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn học, HN-
1963). Năm sau có bài về Kòch Nguyễn Huy Tưởng của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ (đăng

trong Tạp chí Văn học, số 3-1964). Rồi bẵng đến 20 năm, năm 1984, mới xuất hiện bài Tìm
hiểu kòch Nguyễn Huy Tưởng của tác giả Nguyễn Văn Thành, trên Tạp chí Sân Khấu số 1-
1984. Và năm 1992, trong Hội thảo khoa học Nguyễn Huy Tưởng, một sự nghiệp chưa kết
thúc, nhà nghiên cứu sân khấu Tất Thắng có bài về Cuộc tao ngộ giữa kòch và văn…
Nếu như nhận xét, đánh giá chung về kòch Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa có nhiều
công trình, bài viết tương xứng với vò trí, tầm cỡ của nó trong nền kòch nói Việt Nam hiện
đại thì ngược lại, đối với một số vở kòch có vò trí đặc biệt như Vũ Như Tô, Bắc Sơn, công
chúng và nhất là giới phê bình, nghiên cứu văn học ngày càng dành riêng nhiều ưu ái hơn…
Chỉ thống kê theo thư mục trong công trình Nguyễn Huy Tưởng, về tác gia và tác phẩm [72:
683-697], có bổ sung thêm những bài trên Tạp chí Văn học từ năm 2000 đến nay, và cũng
chỉ tính những bài bàn riêng về từng vở, chúng ta có thể thấy xuất hiện trên chục bài viết
trực diện khám phá về Bắc Sơn và Vũ Như Tô ( Bắc Sơn: 12 bài, Vũ Như Tô: 15 bài). Riêng
Những người ở lại, ngoài bài tự phê bình của chính tác giả[14: 263-270] mới có thêm bài
Đọc Những người ở lại của Hồng Lónh (báo Sự thật, 15-4-1949). Cột đồng Mã Viện chưa
thấy bài viết độc lập mà chỉ được đề cập trong các nhận đònh chung về kòch Nguyễn Huy
Tưởng…
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu kòch nói Nguyễn Huy Tưởng đã trình bày trên, có
thể thâm nhập lòch sử vấn đề nghiên cứu kòch nói của nhà văn lần lượt theo hai bước: khám
phá những vấn đề chung gần gũi với mục đích nghiên cứu của luận văn; phát hiện một số
cách tiếp cận cơ bản đối với từng vở kòch như Vũ Như Tô của các nhà nghiên cứu đi trước.
Trong lời giới thiệu Kòch Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức có một số nhận xét chung
về xung đột, sự kiện, khả năng khái quát… của kòch Nguyễn Huy Tưởng. Ông viết: “Ngòi bút
của Nguyễn Huy Tưởng vốn giàu chất sử thi nên trong khuynh hướng khai thác xung đột lòch
sử cũng như xung đột hiện tại, lối bắt nhìn(?) của anh là luôn tìm đến những sự kiện nổi bật,
tái hiện nó ở mức độ qui mô; kòch của Nguyễn Huy Tưởng có khả năng khái quát rộng rãi,
thường chứa đựng nhiều cảnh, nhiều người, nhiều sự việc, phản ánh những khung cảnh xã hội
và lòch sử tiêu biểu, có ý nghóa”[72:382].
Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành, khi tìm hiểu kòch Nguyễn Huy
Tưởng(bđd), cũng chia sẻ ý kiến với Hà Minh Đức về khuynh hướng khai thác đề tài lòch sử
trong kòch – giai đoạn trước Cách mạng –và ông còn lưu ý thêm từ Bắc Sơn đến Những

người ở lại, nhà biên kòch đã “tiếp tục những thử nghiệm, tìm tòi” về “việc đem vào đời sống
sân khấu kòch nói kháng chiến xu hướng kết hợp yếu tố tâm lí với yếu tố sử thi, anh hùng ca
nhằm mở rộng dung lượng phản ánh của kòch nói trong việc đi vào thể hiện đề tài xã hội
chính trò”
[ 72:396] .
Bổ sung nhận xét của Hà Minh Đức và Nguyễn Văn Thành, nhà nghiên cứu sân khấu
Tất Thắng(bđd) đã đặt vấn đề về cuộc tao ngộ giữa kòch và văn ở Nguyễn Huy Tưởng, người
mà theo ông “giới sân khấu chưa bao giờ coi… là tác giả kòch, là nhà viết kòch thực
thụ”[72:399] song, vẫn theo ông, lại là người có công lớn đối với sân khấu Việt Nam hiện
đại, thậm chí là người đem đến cho nó phẩm chất văn học và tầm vóc chuyên
nghiệp![72:403]. Đánh giá, nhận xét về phẩm chất, tầm cỡ của những kòch bản văn học của
nhà văn, nhà viết kòch , Tất Thắng đã nêu một đặc điểm: bi kòch. Theo nhà nghiên cứu, “tính
bi kòch là đặc điểm nổi bật nhất, rõ rệt nhất và đặc sắc nhất trong kòch Nguyễn Huy
Tưởng”[72:403]. Những vở kòch tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng nói riêng và toàn bộ kòch
bản của nhà văn nói chung có thuần là bi kòch hay không, ý kiến các nhà nghiên cứu hiện
nay hãy còn phân tán. Có điều nghiên cứu kòch bản văn học nên dựa vào đặc trưng thể loại
(bên cạnh những căn cứ khác) là một phương hướng tiếp cận đúng đắn.
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu, đánh giá khái quát về kòch Nguyễn
Huy Tưởng vừa nêu trên tuỳ mức độ, góc nhìn, đã gợi mở nhiều hướng đi, luận điểm có ý
nghóa khoa học đối với mục đích nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
này, vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách trực diện, có hệ thống
vấn đề cảm hứng lòch sử trong kòch nói Nguyễn Huy Tưởng.
Có lẽ, điều mà các nhà nghiên cứu xưa nay tâm đắc hơn cả là tìm cách lí giải tư tưởng
– nghệ thuật đích thực của Vũ Như Tô, “một tác phẩm lớn của văn học nước nhà”[1:39].
Sáng tạo kích thích sáng tạo, một loạt các nhà nghiên cứu có tên tuổi từ các lónh vực rất đỗi
xa nhau(Hà Minh Đức, Phan Cự Đêä, Phong Lê, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu, Phan Trọng
Thưởng, Phạm Vónh Cư…) đều hăng hái nhập cuộc tạo ra một cuộc đối thoại thú vò, giàu sức
gợi mở về kòch bản đặc sắc này. Những ý kiến xoay quanh “hai vấn đề mấu chốt của tác
phẩm: hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn kòch”[Phạm Vónh
Cư, 1: 39] gợi ra nhiều con đường, cách thức tiếp cận khác nhau qua hai thời kì trước và sau

Đổi mới(1986). Có thể tìm hiểu, khám phá Vũ Như Tô(mở rộng ra là toàn bộ kòch nói
Nguyễn Huy Tưởng) từ góc độ xã hội – lòch sử(Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan Trọng
Thưởng), văn hoá – lòch sử(Văn Tâm), từ phong cách văn xuôi nghệ thuật(Phong Lê), từ đặc
trưng, thi pháp kòch(Đỗ Đức Hiểu, Phạm Vónh Cư)…
Nghiên cứu kòch nói Nguyễn Huy Tưởng từ góc độ cảm hứng lòch sử (kết hợp với đặc
trưng, thi pháp kòch), NVLV mong muốn đóng góp một cách nhìn, một cách tiếp cận những
văn bản thoại kòch của nhà văn.
3. ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn tập trung nghiên cứu kòch nói Nguyễn Huy Tưởng nhằm: đưa ra một cái nhìn
tương đối toàn diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lòch sử trong kòch bản văn học của nhà
văn; soi sáng một phương diện cơ bản trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông từ
góc độ thể loại kòch, từ đó, thử đề nghò một cách đọc, cách lí giải những vở kòch nói của
Nguyễn Huy Tưởng từ góc độ phong cách tác giả và thi pháp thể loại.
4. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cảm hứng lòch sử là một vấn đề thuộc phạm trù lí luận văn học – vấn đề cảm hứng
chủ đạo – một trong những yếu tố chính hợp thành tư tưởng tác phẩm. Nó xuyên thấm vào
toàn bộ cấu trúc của tác phẩm trên cả ba cấp độ: hình tượng, kết cấu, ngôn từ. Trong kòch,
cảm hứng chủ đạo sẽ chi phối hành động của nhân vật, hành động ngôn ngữ (đối thoại và
độc thoại, bàng thoại), chi phối xung đột(bên ngoài và bên trong). Do vậy, xuất phát từ điều
kiện thời gian, tư liệu, từ khả năng có hạn của bản thân, trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lí
luận có liên quan từ các công trình lí luận văn học và mó học trong và ngoài nước, NVLV sẽ
tiến hành khảo sát cảm hứng lòch sử trong kòch nói của Nguyễn Huy Tưởng qua hai vấn đề
cơ bản :
a)
Miêu tả, phân tích cảm hứng lòch sử trong một số vở kòch tiêu biểu của nhà văn: Vũ
Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại.
b) Dựa vào cảm hứng lòch sử bước đầu khái quát một vài đặc điểm chủ yếu của kòch
nói Nguyễn Huy Tưởng.
Do vậy, phạm vi khảo sát giới hạn cho luận văn là các vở kòch nói có trong Nguyễn

Huy Tưởng toàn tập, tập I, do Nguyễn Huy Thắng- Nguyễn Thò Hạnh sưu tầm, biên soạn,
Nxb Văn học , HN-1996. Đó là 8 vở sau: Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Vết cũ,
Những người ở lại, Tờ báo, Người vợ, Anh Sơ đầu quân[13]. Những văn bản khác, mặc dù
được xếp vào kòch song lại là nhạc kòch(Đã đứng lên tất cả), hoạt cảnh(Khiêng thuyền), kòch
bản phim(Luỹ hoa), kòch thiếu nhi(Một ngày hè) không nằm trong diện khảo sát của người
viết. Do điều kiện tư liệu hạn chế, người viết sẽ không đưa vào diện tìm hiểu, nghiên cứu
một số vở kòch nói cũng của nhà văn nhưng nằm ngoài toàn tập Nguyễn Huy Tưởng.
Bên cạnh những văn bản thoại kòch đã nêu ở trên, nhằm đạt được mục đích khoa học,
chúng tôi cũng liên hệ tìm hiểu thêm những trước tác thuộc các thể loại khác của tác giả
Bắc Sơn như truyẹân(An Tư, Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô), nhật kí(chủ yếu trong
toàn tập, tập V), tiểu luận(cũng trong tậpV)…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quát của luận văn là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lòch sử. Luận văn nghiên cứu cảm hứng lòch sử trong kòch nói Nguyễn Huy Tưởng, vấn
đề này thể hiện trong thoại kòch qua những yếu tố gắn liền đặc trưng kòch bản văn học, do
vậy, phương pháp phân tích – tổng hợp sẽ được sử dụng để phân tích, chứng minh, lí giải hai
yếu tố này trong từng vở kòch chọn lọc làm cơ sở đi đến những nhận đònh tổng hợp, khái quát
về một số đặc điểm chủ yếu của kòch nói Nguyễn Huy Tưởng.
Thoại kòch Nguyễn Huy Tưởng tồn tại như một hệ thống nhỏ trong nhiều hệ thống
tương quan: hệ thống văn xuôi nghệ thuật của nhà văn, hệ thống kòch nói Việt Nam hiện
đại. Vì thế, NVLV cũng dùng phương pháp cấu trúc – hệ thống để làm sáng tỏ vấn đề cảm
hứng lòch sử trong kòch bản văn học của tác giả Những người ở lại.
Bản thân đề tài luận văn là một dạng kết hợp giữa văn học sử và lí luận văn học, do
vậy, khi tìm hiểu, khám phá cảm hứng lòch sử trong kòch Nguyễn Huy Tưởng, người viết
phải kết hợp giữa phân tích và miêu tả, giữa miêu tả và giải thích dựa vào những biểu hiện
cụ thể của hoàn cảnh xã hội - lòch sử trong từng thời điểm, giai đoạn nhất đònh tương ứng với
kòch bản lòch sử. Phương pháp miêu tả - lòch sử sẽ được vận dụng ở đây.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục, phần nội dung luận văn bao gồm ba
chương:

Chương một: VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
Trình bày cách hiểu của NVLV về một số khái niệm có liên quan đến đề tài như cảm
hứng, cảm hứng lòch sử, khái niệm kòch bản văn học, những đặc trưng cơ bản của văn bản
thoại kòch…đồng thời nêu hướng tìm hiểu, lí giải cảm hứng lòch sử trong kòch nói Nguyễn
Huy Tưởng.
Chương hai: TỪ CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH…
Miêu tả, phân tích cảm hứng lòch sử trong kòch nói của Nguyễn Huy Tưởng trước và
sau Cách mạng tháng Tám qua một số kòch bản tiêu biểu.
Chương ba: …ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA KỊCH NÓI NGUYỄN
HUY TƯỞNG.
Bước đầu tổng hợp, khái quát một số đặc điểm chung nhất của kòch
nói Nguyễn Huy Tưởng gắn liền với đặc trưng kòch bản văn học và
cảm hứng chủ đạo xuyên suốt những kòch bản này.
PHẦN NỘI DUNG
Chương một:
VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
Yêu cầu của luận văn là vận dụng một công cụ lí luận văn học để tìm hiểu, lí giải một
hiện tượng văn học, vì vậy, người viết sẽ không đi sâu vào lí thuyết cảm hứng chủ đạo trong
sáng tác và nghiên cứu văn học cũng như đặc trưng kòch bản văn học. Trên cơ sở tìm hiểu,
tiếp thu một số cách hiểu, cách lí giải tương đối thống nhất về những khái niệm trên từ các
công trình lí luận đã xuất bản trong nước thời gian gần đây, NVLV sẽ đưa ra cách hiểu,
hướng vận dụng của luận văn.
1.1. VỀ KHÁI NIỆM CẢM HỨNG VÀ CẢM HỨNG LỊCH SỬ
Khái niệm cảm hứng thường chúng ta hiểu là “trạng thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý
được tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng
tạo hoạt động có hiệu quả”[46:119]. Đây chính là hứng thú sáng tạo – một điều kiện không
thể thiếu của sáng tạo nói chung, trong đó có sáng tạo văn học. Là trạng thái tâm hồn của
nghệ só, cảm hứng sáng tạo, theo Hêgel, xuất hiện khi “nhà thơ hoàn toàn bò đối tượng của
mình thu hút, hoàn toàn nhập thân vào đối tượng và sẽ không còn biết nghỉ ngơi hễ còn chưa
cấp cho hình thức nghệ thuật một tính chất trọn vẹn và đẹp đẽ”[19:465]. Khái niệm cảm hứng

của đề tài luận văn cũng rất gắn bó với sáng tạo văn học song lại là kết quả của sáng tạo ấy.
Nói cách khác, nó là cảm hứng chủ đạo, một bộ phận, một yếu tố thuộc về tư tưởng tác
phẩm nên có khi còn được gọi là cảm hứng tư tưởng.
Cảm hứng tư tưởng, theo Trần Đình Sử, là một phương diện chủ quan thuộc về nội
dung tư tưởng tác phẩm, vì thế, muốn tìm hiểu hàm nghóa của nó trước tiên cần nắm thế nào
là tư tưởng và tư tưởng tác phẩm? Trong Bút kí triết học, Lênin đã từng đònh nghóa một cách
ngắn gọn mà đầy đủ: “Tư tưởng – đó là nhận thức và khát vọng(mong muốn) (của con
người)”[Dẫn theo 41: 44]. Đònh nghóa này đã chỉ ra bản thân nội hàm của tư tưởng có chứa
đựng sự tổng hoà giữa lí trí và tình cảm. Tư tưởng trong tác phẩm văn học cũng bao gồm hai
mặt đó, do vậy, có nhà lí luận đã dùng khái niệm tư tưởng – cảm xúc để đònh danh nó. Cụ
thể, ông khẳng đònh: “Tư tưởng của tác phẩm văn học là sự thống nhất tất cả các mặt nội
dung của nó như hệ đề tài, hệ vấn đề và sự đánh giá tư tưởng – cảm xúc đối với cuộc sống, đó
là tư tưởng khái quát, tư tưởng bằng hình tượng, bằng cảm xúc của nhà văn, tư tưởng đó được
thể hiện cả ở sự lựa chọn, cả ở sự lí giải và cả ở sự đánh giá các tính cách”[ 40: 124]. Là hạt
nhân tạo ra sự thống nhất cho chỉnh thể nghệ thuật, do vậy, có thể thấy tư tưởng đóng vai trò
quan trọng nhất trong tất cả những yếu tố tạo thành tác phẩm văn học, là linh hồn của tác
phẩm văn học như nhà văn Kôrôlencô từng nói. Nó “bao gồm khuynh hướng triết học, chính
trò, đạo đức, thẩm mó, khuynh hướng nhận thức và đánh giá; chiều hướng tình cảm thể hiện
trong tác phẩm….Nó có liên quan chặt chẽ với quan niệm về thế giới, quan niệm về nhân sinh,
với tình cảm, nhân cách, thái độ của nhà văn trước những vấn đề của xã hội như chiến tranh,
cách mạng, hoà bình; những vấn đề của con người như tình yêu, hạnh phúc, đức tin tôn giáo,
cái chết… ”[11:207] .
Với tư cách là một trong những yếu tố chính hợp thành tư tưởng của tác phẩm, cảm
hứng chủ đạo- theo Huỳnh Như Phương – đã được Hêgel xem như là trung tâm điểm, là
vng quốc thật sự của nghệ thuật, nhân tố của mối tác động hữu cơ giữa chủ thể sáng tạo
và chủ thể tiếp nhận nghệ thuật còn Biêlinski thì yêu cầu phải nghiên cứu cảm hứng chủ
đạo của nhà văn trong tác phẩm nếu muốn tìm hiểu đặc điểm sáng tác của ông ta:”Công
việc đầu tiên, nhiệm vụ đầu tiên của người phê bình là phải giải đoán cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm”.[Dẫn theo 11:209]
Lí giải về cảm hứng chủ đạo(Huỳnh Như Phương, sđd), cảm hứng tư tưởng(Trần Đình

Sử, sđd), cả hai nhà nghiên cứu đều dựa vào các nhà lí luận kinh điển như Hêgel, tác giả Mó
học (Phan Ngọc dòch, Nxb VH, HN-1999) và đặc biệt là V. Biêlinski, nhà tư tưởng mó học
Nga thế kỉ XIX. Cũng theo Huỳnh Như Phương, so với Hêgel, khái niệm cảm hứng mà
Biêlinski đưa ra “mang một nội hàm cụ thể hơn”[11:208]. Cả hai đều chia sẻ với Biêlinski
khi ông nhận đònh:”Tư tưởng trong sáng tạo thi ca – đó chính là cảm hứng Cảm hứng là sự
thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó”[dẫn theo 11:208-209].
Song nếu như Trần Đình Sử xếp cảm hứng vào một trong ba “phương diện chủ quan của nội
dung tư tưởng tác phẩm”( bao gồm:sự lí giải chủ đề, cảm hứng tư tưởng, tình điệu thẩm mó)
[41:43-57] thì Huỳnh Như Phương lại xem cảm hứng như là một trong “các yếu tố chính hợp
thành tư tưởng của tác phẩm” ( gồm có: đề tài và chủ đề, cảm hứng chủ đạo, quan niệm nghệ
thuật về thế giới và con người) [11:204-215]. Tuy nhiên, cả hai nhà nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng cảm hứng thuộc về tư tưởng tác phẩm.
Tư tưởng của tác phẩm, như chúng ta đã biết, đó là tư tưởng- cảm xúc. Trong các yếu
tố chính, các phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng tác phẩm, cảm hứng chủ đạo
“thiên về nội dung tình cảm”[11:210] hơn cả, “cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một
tư tưởng nào đó trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và khát vọng
nồng nhiệt”[dẫn theo11: 209]. Chính vì vậy, khi xác đònh hàm nghóa cụ thể của cảm hứng
trong tác phẩm, Trần Đình Sử cho rằng đó “trước hết là niềm say mê khẳng đònh chân lí, lí
tưởng, phủ đònh sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình
với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm
thường”, “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm…chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng,
chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phảâm” [41: 48-50].
Trần Đình Sử cũng đồng ý với quan niệm “tình cảm trong tác phẩm nghệ thuật mang
tính chất phức hợp”, “là một tình cảm xã hội đã được ý thức” đồng thời khẳng đònh “cảm
hứng trong tác phẩm phải phục tùng qui luật của tình cảm là phải khêu gợi, khơi mở chứ
không phải biểu hiện thẳng đuột, một chiều”[41: 51-52]. Nếu như nhà nghiên cứu cho rằng
cảm hứng trong tác phẩm ” chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống
biểu cảm của tác phẩm”, “phải là tình cảm toát ra từ tình huống, từ tính cách và sự miêu
tả”[41: 50-51] thì Huỳnh Như Phương cũng thống nhất khi quan niệm rằng “cảm hứng chủ
đạo thấm nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao gồm không

gian, thời gian, tính cách nhân vật, vào xung đột và cốt truyện, vào ngôn từ và giọng
điệu…”[11: 210]. Từ đó, tác giả Dẫn vào tác phẩm văn chương nhấn mạnh muốn “tìm hiểu
cảm hứng chủ đạo không phải chỉ căn cứ trên một bộ phận, một thành tố nào, mà phải căn cứ
trên toàn bộ lô gích nghệ thuật của tác phẩm”[11: 210].
Cảm hứng chủ đạo không chỉ toát ra từ tác phẩm mà còn xuyên suốt toàn bộ sáng tác
của một tác giả, thấm sâu vào từng thể loại mà tác giả ấy sử dụng. Nhận đònh về bài thơ
Tùng của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã dưa ra một ý kiến có tính khái
quát: “Tùng trước hết là một nhiệt tình tự khẳng đònh phẩm giá, tài năng, công lao của người
anh hùng kinh bang tế thế”[41: 49]. Chúng ta hiểu nhà nghiên cứu đang nêu cảm hứng chủ
đạo tác phẩm này. Khái niệm cảm hứng chủ đạo còn được vận dụng để đánh giá khái quát
về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của một nhà văn, nó làcảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà
văn[E.G.Rneva, 40: 141]. Biêlinski đã dùng khái niệm cảm hứng ấy để phân tích tác
phẩm của một số nhà văn Nga thế kỉ XIX, chẳng hạn như “mặt trời thơ ca Nga”: Puskin.
Theo ông thì “trung tâm cảm hứng của Puskin là ở sự tôn trọng vô cùng danh dự, phẩm giá
của con người với tư cách là con người”[dẫn theo 11: 209].
Cảm hứng của tác phẩm và cảm hứng sáng tạo của tác giả hết sức gắn bó với nhau.
Những sáng tạo xuất sắc của một nhà văn thường kết tinh cảm hứng chủ đạo xuyên thấm
toàn bộ tác phẩm của nhà văn ấy. Các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều trong và ngoài nước
ngày càng nhất trí với nhau rằng tư tưởng nhân đạo chủ nghóa chính là cảm hứng chủ đạo
trong kiệt tác này của Nguyễn Du. Và đó cũng chính là cảm hứng tư tưởng của toàn bộ
những sáng tạo văn chương của nhà thơ thiên tài dân tộc, góp phần khẳng đònh ông với tư
cách là một nhà tư tưởng nhân đạo chủ nghóa lớn. Mặt khác, cảm hứng sáng tạo của một tác
giả, đặc biệt là tác giả tiêu biểu cho một giai đoạn văn học nhất đònh, cũng lại thống nhất,
hài hoà với cảm hứng của thời đại tác giả sống và sáng tạo. Bởi vì, nói như Hêgel, cảm hứng
chủ đạo là tinh thần thời đại xuất hiện trong một cá nhân[dẫn theo 41: 53]. Do vậy, một số
các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã sử dụng khái niệm cảm hứng chủ đạo như là một
tiêu chí quan trọng(bên cạnh những tiêu chí khác) để phân kì giai đoạn văn học Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo bàn về phân kì lòch sử văn học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh(ngày 2-8-2001), nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã “đồng ý với GS. Nguyễn Lộc là thời kì
văn học Trung đại nên chia ra làm bốn giai đoạn: giai đoạn đầu từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ

XV…trùng với một cảm hứng – cảm hứng yêu nước và Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ tiêu
biểu nhất của cảm hứng đó; giai đoạn thế kỉ XVI-XVII là giai đoạn thứ hai, cảm hứng chủ đạo
là nặng về thế sự, tính phê phán mà người tiêu biểu không ai khác chính là Nguyễn Bỉnh
Khiêm…”[44: 81].
Khái niệm cảm hứng lòch sử trong đề tài của luận văn được người viết quan niệm như
là cảm hứng chủ đạo thấm nhuần từ tác phẩm đến những thể loại – thể loại chính – và cả
toàn bộ văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng nói chung. Kòch nói của nhà văn không có
hình thức kòch thơ, nên để cho gọn NVLV xếp chung vào văn xuôi nghệ thuật. Cảm hứng
lòch sử trong trước tác của nhà văn gắn bó hết sức khăng khít với đề tài lòch sử, chủ đề lòch sử
song không đồng nhất với hai khái niệm này. Theo Huỳnh Như Phương, điểm chung của cảm
hứng, đề tài, chủ đề là chúng đều thuộc về tư tưởng tác phẩm. Khái niệm đề tài, theo ông,
xét ở bình diện thứ hai, “trùng hợp với chủ đề “ và là “một yếu tố thuộc về bản sắc sáng tạo
mang tính cá nhân độc đáo của nhà văn”[11: 205]. Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng, xưa nay các nhà nghiên cứu thường hay nêu bật yếu tố đề tài lòch sử, xem nó như là
yếu tố trung tâm gắn liền với sở trường và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn là xét ở
bình diện này. Nếu “ đề tài là nhân tố tương ứng với phạm vi đời sống và con người được
hình tượng hoá”, “ chủ đề là một nhân tố quan trọng thể hiện cách đánh giá, khai thác, xử lí
của nhà văn đối với đề tài đó”[11:205] thì cảm hứng chủ đạo là tình cảm, thái độ của anh ta
biểu hiện trong suốt quá trình phản ánh, lí giải đề tài và chủ đề.
Ngoài việc phân biệt giữa các khái niệm trên, NVLV cho rằng cũng nên tiến hành
phân đònh ranh giới giữa hai khái niệm cảm hứng sử thi và cảm hứng lòch sử. Ở một số bài
viết, công trình nghiên cứu về con người và sáng tác Nguyễn Huy Tưởng, không ít các nhà
nghiên cứu hay dùng hai khái niệm này với hàm nghóa giống nhau. Điều này có thể có lí do
từ sự ưu tiên cho chủ đề lòch sử và chủ đề dân tộc trong sáng tác của nhà văn. Trong bộ ba
tác phẩm của ông(như đã dẫn) ra đời những năm bốn mươi trước Cách mạng tháng Tám, vấn
đề dân tộc luôn luôn hoà quyện với vấn đề lòch sử. Một số nhà nghiên cứu về Vũ Như Tô,
An Tư, Đêm hội Long Trì cũng đã sớm nhận ra nhà văn miêu tả, phản ánh những số phận
con người trong lòch sử trên cơ sở lập trường dân tộc(bấy giờ người ta đònh danh là tinh thần
quốc gia[30:166-197]).Thực tiễn sáng tác này bắt nguồn sâu xa từ khát vọng “về nguồn” đã
sớm hình thành ở chàng trai Nguyễn Huy Tưởng vào những năm ba mươi. Nhật kí ngày 15-

9-1932 của ông có viết:”Tôi lắm khi băn khoăn không biết có nên làm sách mà tư tưởng quốc
gia là cốt yếu không?”[18:299]. Những tác phẩm xuất hiện từ sau Cách mạng trở đi của nhà
văn đều in đậm dấu ấn của cảm hứng sử thi vốn là một khuynh hướng chủ yếu của nền văn
học cách mạng 1945-1975. Như vậy sự khác nhau giữa cảm hứng lòch sử và cảm hứng sử thi
trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng là sự khác nhau giữa một bên là cảm
hứng sáng tác của nhà văn, một bên là cảm hứng của cả giai đoạn văn học cách mạng. Để
thấy rõ nội hàm khái niệm sử thi, chúng ta có thể tham khảo một đoạn giới thuyết của nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử:”Khái nòêm sử thi hoá ở đây không phải là khái niệm thể loại mà là
khái niệm loại hình nội dung thể loại hay đúng hơn là loại hình văn học.Khi M. Bakhtin đem
đối lập sử thi với tiểu thuyết là ông đối lập hai loại hình văn học. Do đó khái niệm sử thi ở
đây không hề đồng nhất với sử thi cổ đại với tính chất tự sự khách quan, dung lượng lớn, kể
hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống như bách khoa thư. Sử thi ở đây hiểu là khuynh
hướng ưu tiên cho chủ đề dân tộc, mâu thuẫn đòch ta, xây dựng những con người tiêu biểu cho
ý chí, phẩm chất cao đẹp của dân tộc”[65:10 ]. Chỉ xét riêng kòch nói Nguyễn Huy Tưởng,
chúng ta thấy những khía cạnh nội dung trên(NVLV gạch chân) rất khó áp dụng cho kòch
bản Vũ Như Tô – một vở kòch tiêu biểu của nhà văn kiêm kòch tác gia này.
Phân tích, lí giải sáng tác Nguyễn Huy Tưởng, một số nhà nghiên cứu hay dùng các
khái niệm cảm hứng khác nhau như cảm hứng lòch sử, cảm hứng yêu nước, cảm hứng dân tộc,
cảm hứng bi kòch, cảm hứng lãng mạn…tuỳ thuộc vào từng phạm vi, góc độ mà họ quan tâm.
Người viết nghó rằng chúng có thể là những biến thể khác nhau của cảm hứng lòch sử vốn là
cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của nhà văn. Các nhà lí luận quan niệm những biến thể
của cảm hứng chủ đạo có đặc trưng riêng của chúng đồng thời chúng có liên quan với nhau,
cùng tồn tại và tác động hỗ tương, chuyển hoá lẫn nhau; ở từng tác phẩm cụ thể, một cảm
hứng này có thể trở thành một phương diện của cảm hứng kia[40:141-144]. Do vậy, đi vào
tìm hiểu, khám phá đề tài cảm hứng lòch sử trong kòch nói Nguyễn Huy Tưởng cần khảo sát tỉ
mỉ cảm hứng chủ đạo trong những biến thể ấy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, vấn đề cảm hứng lòch sử trong toàn bộ văn xuôi nghệ
thuật nói chung, kòch bản văn học nói riêng của Nguyễn Huy Tưởng đã là một tồn tại thực.
Phần lòch sử vấn đề cho ta một vài điều gợi mở hữu ích. Một số nhà phê bình, nghiên cứu đã
mạnh dạn đặt ra và bước đầu thử lí giải vấn đề này. Một số tác giả khác tuy không “đònh

danh” trực tiếp, rõ ràng song hướng họ khai thác, khám phá tác phẩm của Nguyễn Huy
Tưởng, tổng quát cũng như cụ thể, vô tình hay hữu ý, đều đi theo góc độ lòch sử. Hiện tượng
“chúng khẩu đồng từ” trong tìm hiểu, nghiên cứu sáng tác của nhà văn quả là một thực tế
khó có thể phủ nhận. Thực tế này giúp NVLV thêm vững tin khi tiến hành khảo sát trực
tiếp trước tác của nhà văn, nhà khảo cứu lòch sử này. Gọi Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn,
nhà khảo cứu lòch sử bởi vì với tầm kiến văn sâu rộng cộng với lòng say mê, thiên hướng đi
sâu tìm hiểu, khảo cứu lòch sử hình thành từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ông,
dần dần, đã nổi tiếng trong giới sáng tác như một người có công phu nghiên cứu sử cũ một
cách tinh tường và sáng tạo, đồng thời cũng là tác giả của nhiều tiểu luận khoa học về lòch
sử hiện đại. Về khối lượng sáng tác tương đối bề thế, bao gồm hầu hết những thể loại thơ,
truyện, kí, kòch của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, từ lâu nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học đã nhận ra đề tài lòch sử như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm cũng như từng thể
loại. Nhà văn làm thơ lòch sử, viết truyện, kí lòch sử, sáng tác kòch lòch sử
Trước khi đi vào lí giải, minh chứng cho cảm hứng lòch sử trong thế giới kòch nói
Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta có thể tìm hiểu Nhật kí tư tưởng và cũng là nhật kí sáng tác
của nhà văn, nơi chứa đựng những bằng chứng hết sức cụ thể, thuyết phục về ý đồ, động cơ
sáng tác của tác giả Vũ Như Tô. Chưa có điều kiện đọc toàn bộ hàng nghìn trang nhật kí của
ông mà chỉ mới tiếp xúc trên ba trăm trang nhật kí trong toàn tập, tập V[18], người đọc cũng
đã nhận ra những mầm mống nhỏ nhoi mà mạnh mẽ của cái cây tư tưởng kia. Nếu cảm hứng
trong tác phẩm thường mang tính chất “thiên vò”, “thiên ái”(như nhận đònh của Trần Đình Sử
trong sách đã dẫn, trang 49) thì sự thiên vò, thiên ái lòch sử dân tộc mình đã lồ lộ ngay từ rất
sớm trong nhật kí tư tưởng – sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Có nhà nghiên cứu đã nhận
xét rằng “ngòi bút ông bao giờ cũng thèm được quay lại với quá khứ oai hùng của dân tộc.
Một thứ thèm cảm giác được, gần như là nhục thể. Nhật kí ông cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy
nói đến chuyện lòch sử, chuyện cha ông xưa”[72: 185-186]. Chàng trai Nguyễn Huy Tưởng
mới hai mươi tuổi mà đã có một tầm nhận thức khá là già giặn và không kém phần nghiêm
khắc :”Người không biết lòch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng
được, mà cày ruộng nào cũng được”(ngày 13-1-1932)[18:296]. Có khi chàng thanh niên
mộng làm kòch tác gia ấy đã không giấu nổi lòng say mê, thiên hướng tái tạo lòch sử bằng
văn chương của mình:”Ta đây tuổi còn trẻ, tính còn ngây thơ, đọc sử Bình Nguyên mà lòng

yêu q non sông phơi phới, trong lúc thán phục các vò anh hùng, muốn nêu các vò vào khúc
anh hùng ca để truyền về hậu thế, cho muôn nghìn đời sau soi vào”(ngày 12-10-
1933)[18:301] Mơ ước trở thành nhà biên kòch thực sự đã lôi kéo ông tìm đọc, nghiền
ngẫm Corneille, Racine – những tác gia bi kòch lòch sử của văn học cổ điển Pháp thế kỉ
XVII, những người đã sáng tạo ra những bi kòch lòch sử đặc sắc như Le Cid, Andromaque.
Ông biết q và ghét các vai kòch và cách miêu tả của hai nhà viết kòch này một cách có lí
lẽ, kết quả của sự đọc và ngẫm nghó nhiều: “Tôi q Corneille vì các vai chủ động trong
những tấn kòch của ông đều là những người có nghò lực. Tôi q Racine vì cái cách tả tình của
ông rất sâu sắc. Tôi ghét Corneille vì ông tả toàn bộ một lối văn. Tôi ghét Racine vì vai chủ
động của ông không có nghò lực mà chống lại với dục tình”(ngày 16-4-1932)[18:298-299].
Những suy cảm của ông về kòch của hai tác giả này có thật sự thoả đáng không, điều đó còn
phải bàn thêm, tuy nhiên, những quan niệm về kòch, về con người trong kòch rồi sẽ chi phối
không nhỏ đến cách thức biên kòch, đến đặc trưng kòch nói Nguyễn Huy Tưởng.
1.2. VỀ ĐẶC TRƯNG KỊCH BẢN VĂN HỌC
Dưới cái nhìn của lí luận văn học, thuật ngữ kòch xét theo cấp độ loại hình là một
trong ba phương thức biểu hiện của văn học nghệ thuật(tự sự, trữ tình và kòch). Kòch vừa
thuộc nghệ thuật sân khấu – một loại nghệ thuật mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều
hoạt động của đạo diễn, diễn viên, đạo cụ, hoá trang, ánh sáng, trang trí v.v.trong đó kòch
bản chỉ là một thành tố – vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ với một thành tố duy nhất là kòch bản
văn học. Hai loại hình nghệ thuật này có liên quan chặt chẽ như hình với bóng nên có nhà
nghiên cứu quan niệm rằng chỉ khi nào được biểu diễn thì văn bản kòch mới trở thành tác
phẩm hoàn chỉnh. Có điều thực tế sáng tác và biểu diễn kòch hết sức đa dạng muôn màu
muôn vẻ. Có những vở kòch sớm sống trọn vòng đời trên trang giấy và dưới ánh đèn sân
khấu. Có những vở phải nằm dài trên trang giấy mỏi mắt chờ đợi lọt vào mắt xanh đạo diễn
sân khấu như nàng công chúa ngủ trong rừng…Kòch bản Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng từ lúc viết xong(sớm nhất là 1941) cho đến khi được ra mắt sân khấu lần đầu(
năm 1995) phải mất năm tư năm ròng!
Nói như vậy để thấy một điều là tiềm năng sân khấu của một vở kòch cụ thể không
phải bao giờ cũng được nhận diện một cách sớm sủa, dễ dàng. Ngay cả một số vở kòch được
mệnh danh là kòch chỉ để đọc(Lesedrama), theo V.E. Khalizep, “cũng tiềm tàng tính sân

khấu”[40:321]. Do vậy, kòch bản văn học rõ ràng có tính độc lập tương đối và có đủ cơ sở trở
thành đối tượng của lí luận, phê bình và nghiên cứu văn học.
Để tham khảo về đặc trưng kòch bản văn học – chủ yếu là một số khái niệm cơ bản
làm công cụ để nhận thức, lí giải kòch nói –NVLV đã dựa vào một số văn bản lí luận, nghiên
cứu, phê bình văn học của các tác giả như Hồ Ngọc, Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, Hoàng Ngọc
Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Như Mai, Phùng Văn Tửu và V.E. Khalizep…
1

Xuất phát từ những mục đích nghiên cứu, trình bày khác nhau, mỗi tác giả có một hệ
thống lập luận riêng về những đặc trưng, thi pháp kòch nói hiện đại. Người thì phân ra từng
đặc trưng cụ thể để phân tích, lí giải tỉ mỉ, chi tiết(Hồ Ngọc, Phương Lựu); người lại chỉ đi
sâu giải thích một vài đặc trưng mà mình cho là cốt lõi nhất(Lê Ngọc Trà, Khalizep). Có tác
giả chủ yếu trình bày ở góc độ tiếp nhận(Hoàng Như Mai); có tác giả phân tích dưới ánh
sáng của thi pháp kòch hiện đại(Đỗ Đức Hiểu); có nhà lí luận chỉ bàn luận theo hướng “tư
tưởng thể loại bi kòch”(Hoàng Ngọc Hiến). Có nhà nghiên cứu chỉ cắt nghóa, giải thích một
số đặc trưng theo mục đích, yêu cầu phân tích văn bản kòch trong nhà trường phổ
thông(Phùng Văn Tửu) Những kiến giải của các tác giả tuy khác biệt nhưng vẫn bổ sung
cho nhau giúp cho người viết luận văn có điều kiện thâm nhập một số thuật ngữ công cụ để
tiến hành nhận thức, khám phá thế giới kòch nói Nguyễn Huy Tưởng.
Về khái niệm kòch, theo các nhà lí luận, thường có hai nghóa, thứ nhất, chỉ một loại
nghệ thuật sân khấu, thường là sân khấu kòch nói, thứ hai, chỉ một loại hình văn học, bên
cạnh truyện và thơ. Từ kòch trong nghóa thứ nhất có khi được dùng theo nghóa hẹp(là một vở
kòch nói, diễn trên sân khấu – kết quả sáng tạo tổng hợp của nhà viết kòch, đạo diễn, diễn
viên, hoạ só, nhạc só, người hoá trang, ánh sáng, phông màn Nói “đi xem kòch” là dùng từ
kòch theo nghóa này.), có lúc dùng theo nghóa rộng để chỉ các vở diễn sân khấu nói chung như
trong các từ: kòch hát, kòch múa, kòch câm, kòch rối Như vậy, vở kòch có nghóa thứ hai là một
tác phẩm văn học, thường gọi là kòch bản hay kòch bản văn học. Người ta nói “Anh đọc vở
kòch này chưa ?” là dùng theo nghóa này. Thực tế thì phong phú hơn nhiều so với lí luận, do
vậy, dựa vào thực tế, người ta còn đưa ra một số từ ngữ như kòch bản phim, kòch trên sân
khấu, kòch để đọc, kòch chỉ để đọc .v.v [40]


1
Cụ thể là các văn bản sau(theo thứ tự tên tác giả ở trên): Nghệ thuật viết kòch, Nxb Văn hoá, HN-1973; Lí luận văn học tập
II, chương XIX, Nxb GD – 1987, từ tr. 244 đến tr. 272; Văn học 11, tập II, SGV, Nxb GD – 1991, 100- 104; Năm bài giảng về
thể loại, Nxb GD – 1999, 25 -39; Đổi mới đọc và bình văn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội – 1999, 9- 78; Chuyên đề Lí thuyết kòch
nói hiện đại Việt Nam, bản chép tay, đánh số từ 1 đến 13; Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, Nxb GD – 2002, 43-66;
Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb GD – 1998, 299- 322.

Trong luận văn này, người viết chủ yếu dùng các khái niệm có nghóa đồng nhất như
kòch bản hay kòch bản văn học, kòch bản kòch nói, kòch bản thoại kòch (tức là dùng theo nghóa
thứ hai) để chỉ chung cho một đối tượng là tác phẩm văn học kòch.
Khác với phân tích truyện ngắn và tiểu thuyết, nội dung tư tưởng của tác phẩm kòch
phải được phân tích gắn liền với kết cấu các hồi, các cảnh, với không gian và thời gian đặc
thù, với tính chất lời thoại của các nhân vật, với hành động và xung đột kòch, với các chỉ dẫn
sân khấu…Tìm hiểu một số khái niệm có tính chất công cụ để thâm nhập, khám phá kòch bản
văn học như hồi, lớp, cảnh, những chỉ dẫn sân khấu, hành động và xung đột kòch, không gian,
thời gian, ngôn ngữ kòch.v.v luôn luôn là việc cần làm trước tiên.
Tác phẩm kòch thường được chia thành các hồi, mỗi hồi bao gồm hai hay nhiều lớp,
mỗi lớp có thể chia ra nhiều cảnh. Hồi là “những phần được chia ra trong một vở kòch, về
hình thức sân khấu, được đánh dấu bằng việc hạ màn để khán giả giải lao và để trang trí; về
nội dung, là thể hiện xong một bước ngoặt lớn của vở kòch”[45:102]. Mỗi hồi tách biệt nhau
nhờ có mở màn và hạ màn nên hồi còn gọi là màn, dù rằng theo phong cách dàn dựng hiện
đại, nhiều khi nhà đạo diễn tước bỏ hình thức này đi. Qui phạm của kòch cổ điển là mỗi vở
kòch phải được xây dựng thành năm hồi. Kòch nói hiện đại của Nguyễn Huy Tưởng, gồm
kòch dài và kòch ngắn, số lượng hồi của từng vở rất linh hoạt. Kòch dài có vở năm hồi(Vũ
Như Tô, Bắc Sơn), có vở ba hồi(Cột đồng Mã Viện, Những người ở lại). Kòch ngắn vở thì
một hồi(Vết cũ, Tờ báo, Người vợ), vở lại hai hồi(Anh Sơ đầu quân)…
Mỗi hồi thường chia thành các lớp. Đó là “một bộ phận của hồi kòch mà thành phần
nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kòch chuyển sang
lớp khác. Mỗi lớp thể hiện một diễn biến của hành động kòch”[45:130]. Nếu như hồi còn gần

gũi với bố cục vở kòch thì lớp, từ thế kỉ XIX, XX trở đi, ngày càng gắn chặt với kết cấu.
Nhiều khi trong cùng một lớp, các nhà soạn kòch vẫn để cho các nhân vật vào hoặc ra. Trong
các kòch bản văn học ở Việt Nam, văn bản dòch hoặc sáng tác, thuật ngữ cảnh và lớp nhiều
khi cùng nghóa. Nếu phân biệt tỉ mỉ hơn thì cảnh nằm bên dưới cấp độ lớp để chỉ một nhân
vật hoặc một nhóm nhân vật đang hành động tại một khoảng thời gian nào đó. Kòch nói
Nguyễn Huy Tưởng, ba vở ra đời trước(Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn) có chia ra
hồi và lớp; những vở sau này hoặc chỉ gồm hồi và cảnh(kòch dài), hoặc chỉ có hồi mà không
có cảnh(kòch ngắn).
Những chỉ dẫn sân khấu là “những lời chỉ dẫn của tác giả kòch bản thường được thể
hiện bằng kiểu chữ in nghiêng hoặc đặt trong ngoặc đơn giới thiệu không gian, thời gian, cách
bài trí sân khấu, và chỉ đạo trang phục cũng như cách diễn xuất của diễn viên trong quá trình
nhập vai…”[74:48]. Chúng có khi thật đơn giản, ngắn gọn, có khi tỉ mỉ nhiều chi tiết, tuỳ theo
mỗi thời kì lòch sử, hoặc tuỳ phong cách sáng tác kòch bản riêng của từng người. Những chỉ
dẫn sân khấu là cầu nối kòch bản với sân khấu, biểu hiện cụ thể vai trò kép của nhà văn vừa
là tác giả kòch bản, vừa tham gia đạo diễn, dàn dựng. Trong kòch nói Nguyễn Huy Tưởng,
chúng bao gồm đề tựa, bố trí hệ thống nhân vật, ghi chú về thời gian, không gian, nhân vật(số
lượng, thái độ, cảm xúc, hành vi…). Chúng có liên quan mật thiết với nghệ thuật xây dựng
hành động và xung đột kòch trong tác phẩm của nhà văn.
Kòch bản văn học, theo tác giả Lí luận và văn học nếu được so sánh với truyện theo
các bình diện, yếu tố khác nhau, cũng sẽ nổi lên những đặc tính quen thuộc của kòch như tính
xung đột, tính hành động(NVLV nhấn mạnh). Cụ thể, “nếu một trong những đặc điểm quan
trọng nhất của tác phẩm truyện là lời nói của người kể chuyện, thì kòch hầu như không có.
Kòch chỉ gồm hành động của các nhân vật(nói là làm) chứ không có lời kể và tả của người thứ
ba nào đó đứng ngoài”[54:101], tác giả cũng lưu ý đây là nói chung. Vẫn theo ông, hành
động trong kòch, “thứ nhất, tập trung hơn thường xoay quanh một trục chính để làm nổi rõ chủ
đề trung tâm của tác phẩm”[54:102]. Vì lí do thời gian, nhà soạn kòch không thể trình bày
toàn bộ hành động của nhân vật mà chỉ chọn những hành động nào liên quan đến xung đột
chính, đến cái lõi xuyên suốt tác phẩm(gọi là hành động xuyên). “Thứ hai, hành động cơ bản
của nhân vật trong kòch là nói (hành động ngôn ngữ). Có thể nói, kòch chủ yếu là lời của các
nhân vật, gồm lời nói một mình(độc thoại), lời nói với nhau(đối thoại) và lời nói với người

ngoài sân khấu(bàng thoại)…Lời nói của nhân vật trong Kòch giàu tính hành động hơn trong
Truyện, nó thường chứa đựng những yếu tố có khả năng gây mâu thuẫn, thúc đẩy câu chuyện
kòch phát triển, tạo ra sự biến trong kòch”[54:102]. Như vậy, phân tích hành động kòch là
“đụng chạm” cả những yếu tố như nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kòch.
Tính xung đột là một trong những nét nổi bật của kòch xét về phương diện cốt truyện.
Lê Ngọc Trà cho rằng “mỗi vở kòch thường có một xung đột chính, xuyên suốt tác phẩm, gắn
liền với tư tưởng cơ bản của tác phẩm”[54:102]. Xung đột kòch bao gồm xung đột bên
ngoài(giữa các nhân vật, biến nhân vật thành những tuyến đối lập nhau) và xung đột bên
trong(nội tâm của nhân vật). Đi liền với khái niệm xung đột là khái niệm sự biến, gồm có sự
kiện làm nảy sinh xung đột(sự biến mở đầu), làm xung đột trở nên căng thẳng(sự biến trung
tâm) hay mở ra lối thoát khiến cho xung đột được giải quyết(sự biến kết thúc). Nhà lí luận
nhận đònh“kòch thường hấp dẫn là nhờ tạo ra được những sự biến bất ngờ”[54:103] Những
sự biến này, tương tự sự kiện trong truyện, thường tồn tại trong không gian, thời gian của
kòch bản văn học.
So với tiểu thuyết, “kòch bản văn học chủ yếu là để diễn trên sân khấu – xét từ cả hai
mặt trình diễn cũng như thưởng thức – phải chòu nhiều hạn chế về không gian và thời
gian”[41: 244]. Không gian của kòch bản, theo Đỗ Đức Hiểu, bao gồm nhân vật, đồ đạc, bài
trí và không gian ngoài sân khấu hay không gian tưởng tượng, do đối thoại gợi lên. Cũng
theo nhà nghiên cứu, thời gian(của kòch bản) bao gồm thời gian diễn xuất(khoảng hai hoặc
ba tiếng đồng hồ) và thời gian của hành động kòch(ở Vũ Như Tô, mười tháng). Có thể tìm
hiểu không gian, thời gian của kòch bản nhờ những chỉ dẫn sân khấu(như đã nói ở trên) hay
dựa vào ngôn ngữ nhân vật kòch.
Ngôn ngữ nhân vật kòch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại. Gorki, trong bài Bàn về kòch,
đặc biệt nhấn mạnh:”Ngôn ngữ đối thoại có ý nghóa to lớn và thậm chí có ý nghóa…quyết đònh
đối với việc sáng tác kòch”[dẫn theo 37:160]. Đối thoại trong kòch, như Đỗ Đức Hiểu nhận
xét, có đầy đủ khả năng: Kể chuyện, diễn đạt cảm xúc, ý nghóa triết lí, xã hội của tác gia
kòch bản. Phương Lựu lưu ý kòch tính trong đối thoại. Ông viết:”Đối thoại trong kòch phải
mang nội dung tấn công – phản công, thăm dò – lảng tránh, chất vấn – chối cãi, thuyết phục
– phủ nhận, đe doạ – coi thường, cầu xin – từ chối .vv ”[41:258].
Nhà lí luận sân khấu Hồ Ngọc đã minh hoạ, cắt nghóa những đặc điểm có tính chất

loại biệt của ngôn ngữ đối thoại trong kòch một cách cụ thể, thuyết phục. Ông cho rằng
không phải bất kì ngôn ngữ đối thoại nào cũng là ngôn ngữ kòch. Chỉ trở thành ngôn ngữ
kòch, khi ngôn ngữ đối thoại có những đặc điểm dưới đây:
(1). So với hình thức ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ kòch là thứ ngôn
ngữ gần với tiếng nói của con người hơn cả.
(2). Ngôn ngữ kòch phải có tính hành động, hay nói gọn hơn ngôn ngữ kòch phải là ngôn
ngữ hành động.
(3). Là phương tiện bộc lộ tính cách, ngôn ngữ kòch phải là ngôn ngữ tính cách hoá.
Theo ông, trong kòch, việc sử dụng từ ngữ, cách nói, nhòp điệu, tiết tấu phải tương ứng với
tính cách.
(4). Ngôn ngữ kòch phải ngắn gọn, súc tích, giàu ý ngầm, nhưng phải rõ ràng, dễ
hiểu.[37:169-186]
Qua những trang viết trên, NVLV đã trình bày những điểm chính của đặc trưng kòch
bản văn học trên cả ba cấp độ: cấp độ hình tượng, cấp độ kết cấu và cấp độ ngôn từ. Sở dó
phải tìm hiểu cả ba cấp độ vì mục đích nghiên cứu của luận văn thuộc về cấp độ tư tưởng,
cấp độ khái quát nhất trong bốn cấp độ của cấu trúc văn bản nghệ thuật. Như nhiều nhà lí
luận đã chỉ ra, chúng liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình
sáng tạo cũng như quá trình tiếp nhận, lí giải văn bản nghệ thuật. Về mối quan hệ hữu cơ,
gắn bó giữa bốn cấp độ trong một tác phẩm, Huỳnh Như Phương đã hình dung một cách sáng
rõ. Nhà nghiên cứu viết:”Mỗi một yếu tố, mỗi một cấp độ được biểu hiện thông qua và nhờ
các yếu tố khác, các cấp độ khác. Cấp độ ngôn từ được tiếp nhận một cách toàn vẹn trên cấp
độ hình tượng và kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Còn cấp độâ hình tượng và kết cấu chỉ có
thể được cảm nhận đầy đủ ý nghóa trên cấp độ tư tưởng. Ngược lại, tư tưởng của tác phẩm
được bộc lộ trong kết cấu, trong các hình tượng và sự tác động qua lại của những hình tượng
đó. Đến lượt nó, các hình tượng lại được diễn đạt bằng những phương thức ngôn từ thích
hợp”[11: 214].
Kòch nói, xét cả hai mặt văn học và sân khấu, sáng tạo và thưởng thức, cấp độ ngôn từ
bao giờ cũng là ngưỡng cửa dầu tiên mà chúng ta phải vượt qua. Tìm ra một con đường, một
cách tiếp cận hợp lí để có thể đi xuyên qua thế giới ngôn từ đến được với chiều sâu tư tưởng
– nghệ thuật đích thực của kòch bản luôn luôn là mong ước của những ai yêu thích thể loại

văn học phức tạp, hấp dẫn này.
1.3. HƯỚNG TIẾP CẬN, LÍ GIẢI CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH NÓI
NGUYỄN HUY TƯỞNG
Đề tài luận văn chứa đựng hai yếu tố: một là cảm hứng lòch sử và yếu tố kia là kòch
nói Nguyễn Huy Tưởng. Cảm hứng lòch sử, như đã giới thuyết, vừa là một bộ phận của nội
dung tư tưởng tác phẩm vừa là một phương diện của phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy
Tưởng. Kòch nói Nguyễn Huy Tưởng tồn tại như một trong những hệ thống biểu hiện tư tûng
và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Như vậy, đề tài luận văn sẽ có những xác đònh và
liên hệ cơ bản giữa phong cách và thể loại. Đây chính là con đường, là cách thức tiếp cận
thế giới kòch nói Nguyễn Huy Tưởng nói chung và từng vở kòch của nhà văn nói riêng. Bởi
vì, theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, “nghiên cứu một tác phẩm, tất cả vấn đề là tìm
được những xác đònh và liên hệ cơ bản. Đây là những điểm nút, từ đó có thể lần ra được toàn
bộ những xác đònh và liên hệ khác”[21:151]. Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng trong văn
chương “có những nguyên tắc hệ thống hoá khác nhau; thể loại, phong cách có thể coi là hai
nguyên tắc căn bản”[21:179]. Từ đó, ông khẳng đònh “đặc trưng của thể loại, của phong
cách là những phạm trù hết sức cơ bản”[21:180] mà phân tích văn học cần chú ý. Chú ý đến
chúng tức là chú ý những quan hệ xác đònh cấu trúc của hình tượng văn học, “tế bào” của
văn học mó thuật”. Chia sẻ quan niệm này, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, kết thúc chương
XIV bàn về kết cấu của tác phẩm văn học, cũng lưu ý chúng ta về mối quan hệ giữa thể loại
và phong cách nhà văn. Theo ông, “khi nghiên cứu phân tích phải kết hợp với đặc điểm kết
cấu thể loại và phong cách nhà văn, và nhất là phải xem xét theo chức năng biểu hiện nội
dung của tác phẩm. Chỉ có như vậy mới phát hiện được nội dung sâu sắc của tác phẩm và
nắm bắt được những hình thức kết cấu có giá trò”[41:116].
Thế giới kòch nói Nguyễn Huy Tưởng, đặc biệt là những vở kòch chọn lọc, mỗi vở sẽ
tồn tại một quan hệ đặc thù giữa phong cách nhà văn và thể loại. Bản thân cảm hứng lòch sử
trong từng vở với tư cách là cảm hứng chủ đạo cũng là một phức hợp với nhiều biến thể khác
nhau; kết cấu thể loại của từng vở cũng có những nét riêng biệt bên cạnh những nét chung
của thể tài kòch nói. Do vậy, NVLV, trên cơ sở những gợi ý chung, sẽ cố gắng tìm ra con
đường, cách thức riêng biệt thâm nhập, lí giải cảm hứng lòch sử trong từng kòch bản cụ thể
của kòch tác gia này

.
Chương hai:
TỪ CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH…
Thời gian sáng tác kòch của Nguyễn Huy Tưởng, nếu tính từ năm hoàn thành Vũ Như
Tô(1941) đến năm ra đời tập kòch ngắn cuối cùng: Anh Sơ đầu quân(1949), có thể nói là
không dài . Nó chỉ chiếm khoảng hơn một phần ba trong suốt hai mươi năm sáng tạo liên
tục, mạnh mẽ của nhà văn. Thế nhưng, dần dần, các nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng
xưa nay đều thống nhất với nhận đònh “những tác phẩm kòch chiếm một vò trí đặc biệt quan
trọng”[72:375] trong toàn bộ sự nghiệp văn học của ông cũng như trong nền kòch nói Việt
Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Nếu xem năm 1992 - năm diễn ra Hội thảo khoa
học “Nguyễn Huy Tưởng – 1912-1992” do Viện văn học, Hội nhà văn phối hợp với một số cơ
quan xuất bản, báo chí tổ chức – là cột mốc xác đònh hai giai đoạn nghiên cứu và đánh giá
về con người và sáng tác Nguyễn Huy Tưởng thì chúng ta có thể nhận thấy, từ giai đoạn thứ
hai này, mảng kòch nói của ông, đặc biệt là những vở kòch tiêu biểu, đã được tìm hiểu, khám
phá sâu sắc và thoả đáng hơn. Đây cũng có thể được xem là một trong khá nhiều dấu hiệu
đáng mừng của thời kì Đổi mới trong việc nhìn nhận, đánh giá trở lại một số tác giả, tác
phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX…
Những kòch bản văn học của Nguyễn Huy Tưởng, mặc dù chỉ xuất hiện trong một thời
gian ngắn, cũng rơi vào hai khoảng thời gian trước và sau Cách mạng. Vì vậy, tiếp cận thế
giới kòch nói của nhà văn từ góc độ phong cách và thể loại, theo đề tài của luận văn, người
viết cũng sẽ tìm hiểu, khám phá cảm hứng lòch sử trong những kòch bản của ông theo từng
giai đoạn nhất đònh.
2.1. CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH NÓI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM: Vũ Như Tô và Cột đồng Mã Viện.
2.1.1. Vũ Như Tô
Vũ Như Tô thuộc trong số tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Đây là
một trong không nhiều tác phẩm “ám ảnh” dai dẳng suốt một đời văn của ông và đồng thời,
theo sự sàng lọc nghiệt ngã mà công bằng của thời gian, nó đã trở thành một trong những
đỉnh cao của của văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng.

×