Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải pháp của Nhật Bản cho căn bệnh môi trường Minamata ở tỉnh Kumamoto từ thập niên 1950 đến thập niên 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 130 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN VIỆT THI




GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO
CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA
Ở TỈNH KUMAMOTO
TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC











HÀ NỘI – 2014





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN VIỆT THI



GIẢI PHÁP CỦA NHẬT BẢN CHO
CĂN BỆNH MÔI TRƯỜNG MINAMATA
Ở TỈNH KUMAMOTO
TỪ THẬP NIÊN 1950 ĐẾN THẬP NIÊN 1980

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 50



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hải Linh






HÀ NỘI – 2014


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Hải Linh.
Các kết quả, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách
quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Việt Thi
2

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 3
Chương 1. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CĂN BỆNH MINAMATA 12
1.1. Chnh sách phát triển kinh tế thời kỳ tăng trưởng cao 12
1.2. Thành phố Minamata và Công ty Chisso 17

Chương 2. CĂN BỆNH MINAMATA 25
2.1. Quá trình phát hiện bệnh và truy tìm nguyên nhân gây bệnh 26

2.2. Căn bệnh Minamata 33
2.3. Quá trình khởi kiện đi công l cho nn nhân Minamata 36

Chương 3. GIẢI PHÁP CHO CĂN BỆNH MINAMATA 49
3.1. Chính sách môi trường của chnh phủ 50
3.1.1. Chnh sách trong thập niên 1960 50
3.1.2. Chnh sách trong giai đon 1970 - 1980 51
3.1.3. Các chính sách sau thập niên 1980 52
3.2. Một số biện pháp áp dng thực tế tiêu biểu 53
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường……………………………………… 63

KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78

3

MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mang
tính toàn cầu, trong đó, ô nhiễm môi trường là mối nguy ngi lớn nhất, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến không ch sức khỏe của con người mà cả sự
tồn vong của nhân loi. Phần lớn các loi ô nhiễm môi trường đều là hậu
quả của các hot động sản xuất, kinh tế, sinh hot… thiếu ý thức của con
người. Có thể nói, con người vừa là thủ phm, vừa là nn nhân của các
thảm họa môi trường.
Một trong các loi hình ô nhiễm môi trường tệ hi nhất, không ch
cho cuộc sống của một thế hệ, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ sau,
là ô nhiễm công nghiệp, trong đó ô nhiễm thủy ngân là một trong những
căn bệnh nguy hiểm hàng đầu. Đến nay, ô nhiễm thủy ngân đã và đang trở

thành một vấn nn mang tính toàn cầu. Báo cáo của Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 10/1/2013 đã nhận định rằng:
đến nay thủy ngân vẫn tiếp tc gây nên thảm họa môi trường đối với nhân
loi nếu con người không có các chương trình quản lý và kiểm soát ô
nhiễm thích hợp
1
.
Lịch sử đã cho thấy những hậu quả khôn lường của việc sử dng
thủy ngân bừa bãi. Những nn nhân đầu tiên của thủy ngân là các nhà giả
kim thuật Ai Cập, Ả Rập, Trung Quốc… thời cổ đi. Khi sử dng thủy
ngân để phân tách một số kim loi, nhất là vàng, họ đã bị hơi thủy ngân
xâm nhập qua đường hô hấp, ngấm qua da, đi vào cơ thể, dẫn đến những
chứng bệnh kỳ l như bị ảo giác, ám ảnh, suy nhược cơ thể và cái chết bí
hiểm. Những căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân đã xuất hiện ở nhiều nước

1

4

và khu vực trên thế giới, đặc biệt trong nửa sau của thế k XX. Từ cuối
những năm 1970 các nhà nghiên cứu môi trường đã phát hiện thấy sông và
hồ vùng Amazon trong tình trng ô nhiễm thủy ngân do các hot động khai
thác mỏ bùng nổ ti một số nước xung quanh khu vực này. Trong các năm
1971-1972, v ngộ độc thủy ngân ti Iraq khiến cho 6530 công nhân bị ngộ
độc và 459 người chết do phải tiếp xúc với hóa chất diệt nấm có chứa thủy
ngân hữu cơ đã làm dấy lên làn sóng phản đối ngành công nghiệp hóa chất
ở nước này
2
.
Ở Nhật Bản, sự kiện gây chấn động đầu tiên bởi thảm họa môi

trường liên quan đến thủy ngân là tình trng vịnh Minamata bị nhiễm thủy
ngân nặng do nước thải công nghiệp không qua xử lý thải thẳng ra vịnh
trong suốt một thời gian dài. Kết quả là cư dân sống quanh vịnh, do ăn phải
cá và sò bị ô nhiễm thủy ngân hữu cơ, đã nhiễm bệnh, khiến hệ thống thần
kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương, bị hủy hoi nghiêm trọng, to nên
những cơn đau đớn tột cùng, tình trng co giật thường xuyên, dẫn đến mù,
điếc, mất trí, bi liệt… thậm chí tử vong. Căn bệnh khủng khiếp mang tên
địa danh Minamata đã làm kinh hoàng và là hồi chuông cảnh tnh đầu tiên
đối với nước Nhật chính trong thời kỳ người ta còn đang say sưa với những
thành tch tăng trưởng kinh tế “thần kỳ”. Trên thực tế, căn bệnh kiểu
Minamata đã không ch xảy ra ở thành phố Minamata. Năm 1965, bệnh
Minamata đã bùng phát một lần nữa ở khu vực sông Agano thuộc tnh
Niigata của Nhật Bản, do nhà máy của công ty Showa Denko xả thải thủy
ngân không qua xử lý ra sông.
Năm 1968, mười hai năm sau khi phát hiện ra người đầu tiên bị mắc
bệnh Minatama (1956), nhờ cuộc đấu tranh không mệt mỏi của cư dân vịnh
Minamata trên công luận và pháp đình, chnh phủ Nhật Bản đã công bố kết

2
Đàm Hồng Hải (2013), “Thủy ngân và sức khỏe con người”,
5

luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh là thủy ngân trong chất thải của
nhà máy hóa chất của Công ty Chisso. Sau đó, chnh phủ đã ban hành các
qui định và biện pháp giải quyết hậu quả, đồng thời yêu cầu các công ty
chịu trách nhiệm phải chi trả những khoản đền bù lớn cho các nn nhân.
Việc này đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của Nhật Bản, cũng như bước ngoặt
cho những biện pháp công nghệ phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Hiện nay chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức công nghiệp,

tổ chức dân sự đã có rất nhiều sáng kiến và cách tiếp cận nhằm ngăn ngừa
sự phá hủy môi trường. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã cam kết hợp tác quốc
tế và đóng góp vào việc ngăn ngừa sự phá hủy ô nhiễm môi trường cho
nhiều nước khác dựa trên kinh nghiệm và bài học đắt giá của chính mình.
Ngày 09/1/2013, Công ước Minamata về thủy ngân đã được 140 quốc gia
thông qua sau 4 năm đàm phán. Vào ngày 10/10/2013, ti Hội nghị ngoi
giao ở Kumamoto, Nhật Bản cùng 139 quốc giá khác, trong đó có Việt
Nam, đã ký kết Công ước Minamata về thủy ngân nhằm bảo vệ sức khỏe
con người và môi trường khỏi những ảnh hưởng có hi của thủy ngân.
Sau 16 năm (1974-1990) liên tiếp n lực làm sch nước vịnh và cải
thiện tình hình môi trường với tổng chi ph hơn 48 tỷ JPY, vịnh Minamata
đã trở thành một trong những nơi trên thế giới đứng đầu về chất lượng nước
sch. Tuy nhiên, hệ ly bi đát của thảm họa môi trường Minamata vẫn còn
dai dẳng trên cơ thể các nn nhân đến ngày nay. Theo Tổ chức cứu trợ Nhật
Bản, tnh đến ngày 30/04/1997, đã có đến 17.000 người trong hai tnh
Kumamoto và Kagoshima bị mắc bệnh Minamata và hơn 2000 người đã
chết. Các số liệu về Minamata là bài học sâu sắc không ch cho người Nhật,
mà còn cho người dân trên toàn thế giới về vấn đề an ninh môi trường. Vì
vậy, kinh nghiệm về thảm họa Minamata, cũng như các chnh sách của
6

Nhật Bản để giải quyết hậu quả và xây dựng li thành phố Minamata là vấn
đề cần được quan tâm nghiên cứu ở các nước đang phát triển công nghiệp
hóa và hiện đi hóa.
Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Mc đch chnh của luận văn là nghiên cứu về thảm họa ô nhiễm
thủy ngân ở thành phố Minamata, và quan trọng hơn là đề cập đến những
giải pháp, chính sách của Chính phủ Nhật Bản, cũng như chnh quyền
thành phố, nhằm khắc phc hậu quả, bồi thường cho người bị hi và xây
dựng li thành phố Minamata trở thành thành phố điển hình về môi trường.

Đây là bài học hữu ích cho thế giới, nói chung, và cho Việt Nam, nói riêng,
trong bối cảnh ở nước ta, đang diễn ra những sự hiện tượng tương tự như
Minamata: Sự xuất hiện các dòng sông chết, các làng ung thư mà thủ phm
là chất thải của các nhà máy gần đó, tình trng xả thải bừa bãi hay chôn lấp
chất thải không đng qui cách… đang làm cả xã hội phẫn nộ. Để có được
nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng, chúng ta cần phải hành
động theo quan điểm sống đền đáp li thiên nhiên, có trách nhiệm trong
việc xả thải và cùng giải quyết các vấn đề của địa cầu. Theo GS. Trần Văn
Thọ
3
: “Việc bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu, ưu tiên hơn cả
công nghiệp hóa”
4
. Sẽ là điều không thể tha thứ được nếu li tái diễn trong
tương lai những căn bệnh tương tự như bệnh Minamata.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự kiện ô nhiễm môi trường ở Minamata cũng như các vân đề liên
quan đến căn bệnh Minamata là đề tài nghiên cứu thu ht được sự quan tâm
đặc biệt của rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam (chẳng hn

3
Giáo sư Trần VănThọ (sinh năm 1949), lấy bằng Tiến sỹ ti ĐH Hitostubashi, Nhật Bản, hiện là Giáo
sư kinh tế của Trường Đi học Waseda, Nhật Bản.
4
Trích dẫn từ nội dung phát biểu của GS. Trần Văn Thọ trong buổi giao lưu trực tuyến với Thời báo Kinh
tế Sài Gòn Online ngày 27/10/2008 (xem

×