Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA KHÍ THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.38 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG
LƯỢNG
Đề tài
TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA
KHÍ THIÊN NHIÊN
GVHD : GS.TS. Lê Chí Hiệp
HVTH : Nguyễn Duy Khang
TP. HỒ CHÍ MINH – 05/2011
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
3
MỞ ĐẦU
Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của con người,
việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong
công cuộc phát triển kinh tế ngay từ khi loài người mới thấy lóe lên tia sáng của nền
văn minh nhân loại. Ngày nay, năng lượng đang chi phối mọi lĩnh vực của nên kinh tế
thế giới, vì thiếu năng lượng mọi hoạt động sẽ rơi ngay vào ngừng trệ.
Năng lượng vốn được lấy ra từ thiên nhiên, và sau khi đã được sử dụng phục vụ
công cuộc phát triển của con người sẽ trở lại thiên nhiên dưới dạng chất thải hay nhiệt.
Nguồn năng lượng đang được con người sử dụng rộng rãi được lấy ra từ nhiên liệu hóa
thạch, đã và đang được con người sử dụng rộng rãi là than đá, dầu mỏ, … Có thể nói
thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ với những bất ổn về văn hóa và chính trị liên quan đến
vấn đề này. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhu cầu năng lượng về
dầu mỏ ngày càng lớn, nhưng khả năng cung cấp thì ngày càng cạn dần. Bên cạnh đó


những nguồn năng lượng này lại phát thải khoảng 80% tổng lượng CO
2
phát thải, đứng
vị trí số một trong việc gây ra các biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
Trước những bất lợi của than đá và dầu mỏ về sự phát thải quá nhiều khí CO
2
thì
khí thiên nhiên xuất hiện như là một giải pháp thay thế hiệu quả. Không giống các
nhiên liệu hoá thạch khác, khí thiên nhiên rất sạch khi đốt cháy và cho ra các sản phẩm
thứ cấp ít khả năng gây ô nhiễm hơn vào trong không khí. Chúng ta cần năng lượng ổn
định, để sưởi ấm những ngôi nhà, để nấu nướng, và để sản xuất ra điện năng. Chính
nhu cầu sử dụng năng lượng này đã đưa khí thiên nhiên lên một vị trí rất quan trọng
trong xã hội và đời sống của chúng ta. Nó là một trong những nguồn năng lượng sạch,
rất linh động và hữu dụng, có thể được xem là nguồn năng lượng tương lai. Chính vì
4
thế, trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến Tình hình khai thác, sử dụng và
các vấn đề về môi trường của năng lượng khí thiên nhiên, từ đó đưa ra một
số nhận định cá nhân về vấn đề này.
5
1. TỔNG QUAN VỀ KHÍ THIÊN NHIÊN
1.1. Khí thiên nhiên là gì?
Khí thiên nhiên, hỗn hợp chất khí cháy được, bao gồm phần lớn là các
hydrocarbon (hợp chất hóa học chứacacbon và hyđrô). Cùng với than đá, dầu mỏ và
các khí khác, khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch. Khí thiên nhiên có thể chứa đến
85% mêtan (CH
4
) và khoảng 10% êtan (C
2
H
6

), và cũng có chứa số lượng nhỏ hơn
propan (C
3
H
8
), butan (C
4
H
10
), pentan (C
5
H
12
), và các alkan khác.
Khí thiên nhiên, thường tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ Trái Đất, được
khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung năng
lượng thế giới.
Khí thiên nhiên chứa lượng nhỏ các tạp chất, bao gồm điôxít cacbon (CO
2
),
hyđrô sulfit (H
2
S), và nitơ (N
2
). Do các tạp chất này có thể làm giảm nhiệt trị và đặc
tính của khí thiên nhiên, chúng thường được tách ra khỏi khí thiên nhiên trong quá
trình tinh lọc khí và được sử dụng làm sản phẩm phụ.
1.2. Quá trình phát hiện khí thiên nhiên
Cách đây khoảng 2500 năm, người Trung Quốc đã biết dùng khí thiên nhiên. Họ
dẫn khí bằng ống tre từ các giếng nông tới các lò nấu. Người cổ Hy Lạp, Ba Tư, ấn Độ

cũng phát hiện ra khí thiên nhiên cách đây nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ 17, khí thiên nhiên
đã được sử dụng để sưởi ấm và chiếu sáng ở miền Bắc Ý.
ở Hoa kỳ, khí thiên nhiên được dùng để chiếu sáng các đường phố Baltimor năm
1816. Năm 1821, William Hart đã khoan thành công giếng khoan khí thiên nhiên đầu
tiên ở Fredonie–New York, giếng khoan chỉ sâu khoảng 9 mét. Công ty chiếu sáng
6
bằng khí thiên nhiên Fredonie khai trương năm 1858 là công ty khí đầu tiên của Hoa
Kỳ. Đến năm 1900, khí thiên nhiên được phát hiện ở 17 bang.
Ở Việt Nam, vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20, nhân dân vùng Xuân Thuỷ,
tỉnh Nam Định đã phát hiện và khai thác thủ công khí metan ở tầng nông để nung
gạch, nung vôi và đun nấu. Năm 1981, Tổng cục dầu khí (nay là Tập đoàn dầu khí
Việt Nam) đã khai thác khí thiên nhiên ở Tiền Hải dùng cho phát điện và cung cấp cho
địa phương tỉnh Thái Bình. Năm 1995, dòng khí đồng hành đầu tiên của mỏ Bạch Hổ
đã được dẫn vào bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng đường ống, cấp khí cho nhà máy
nhiệt điện Bà Rịa. Năm 2003 khí thiên nhiên từ Vùng trũng Nam Côn Sơn trên thềm
lục địa Việt Nam cũng được dẫn vào bờ cung cấp cho khu công nghiệp Phú Mỹ.
1.3. Thành phần khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên gồm các thành phần khác nhau có các tính chất rất riêng biệt. Khí
thiên nhiên khai thác từ các mỏ tất nhiên bão hòa hơi nước, hàm lượng của chúng phụ
thuộc vào áp suất, nhiệt độ, thành phần khí và nước. Nitơ và khí cacbonic là các khí ổn
định và thông thường có mặt trong tất cả khí thiên nhiên. Hàm lượng nitơ trong khí đôi
khi đạt đến hàng chục phần trăm, và một vài khí thiên nhiên gần như gồm hoàn toàn
nitơ (ví dụ mỏ khí thiên nhiên ở Texac) chứa 85 – 95% N
2
. Một số khí mỏ 100% là
nitơ. Hàm lượng khí cacbonic dao động từ rất bé đến vài phần trăm so với thể tích, cá
biệt có một vài khí chứa tới 50% CO
2
.
Dihydrosunfua là một thành phần của khí thiên nhiên rất độc và có tính ăn mòn.

Hàm lượng H
2
S trong khí đôi khi đạt đến hàng chục phần trăm theo thể tích. Ví dụ mỏ
khí Lac (Pháp) chứa 15,5% H
2
S.
7
Trong khi khí thiên nhiên về cơ bản được cấu tạo từ metan, nó vẫn có thể có
chứa etan, propan, butan và pentan. Cấu tạo của khí thiên nhiên có thể thay đổi trong
phạm vi rất rộng, nhưng trong bảng dưới đây chỉ thể hiện cấu tạo cơ bản thường gặp
của khí khí mỏ trước khi được tinh chế.
Các thành phần cơ bản của khí thiên nhiên
Metan CH
4
70÷92%
Etan C
2
H
6
Propan C
3
H
8
0÷20%
Butan C
4
H
10
Khí cacbonic CO
2

0÷80%
Oxi O
2
0÷0.2%
Nitơ N
2
0÷5%
Đihidro sunfua H
2
S 0÷5%
Khí hiếm Ar, He, Ne, Xe rất nhỏ
Khí thiên nhiên trong điều kiện vỉa bị bão hòa hơi nước. Sự hiện diện của hơi
nước trong khí rất ít, bởi vì hơi nước, khi khí chuyển động, được ngưng tụ và tích tụ
trong đường ống dẫn. Hàm lượng hơi nước trong khí được biểu diễn bằng độ nhớt
tuyệt đối và độ nhớt tương đối. Độ ẩm tuyệt đối W là hàm lượng hơi nước trong một
đơn vị thể tích khí. Độ ẩm tương đối đo bằng g/m
3
hoặc kg/1000 m
3
. Hàm lượng hơi
nước của khí thiên nhiên phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, thành phần khí và nước, tại
nơi đó khí tiếp xúc với nước, cũng như đặc tính môi trưởng rỗng trong đó chứa khí.
Etan, propan và các hydrocacbon khác thường đi kèm với khí thiên nhiên có
công thức hoá học tương đối khác nhau. Khí thiên nhiên được xem là ‘khô’ khi nó hầu
như chỉ chứa khí metan, các hydrocacbon đi kèm thường đã bị tách ra hết. Khi còn lại
các hydrocacbon khác thì được gọi là khí thiên nhiên.
8
2. ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG KHÍ THIÊN NHIÊN
Trữ lượng đã xác minh của khí thiên nhiên trên thế giới là tập trung ở các vùng
Trung Đông và Đông Âu, trữ lượng còn lại chia đều cho nhiều vùng khác trên thế giới.

Theo các dự đoán lạc quan nhất, trữ lượng có thể tăng thêm trong vòng 25 năm tới.
Trữ lượng khí đốt thiên nhiên lớn nhất, lên tới 48 tỉ tỉ mét khối đang nằm ở nước Nga.
Trữ lượng lớn thứ nhì trên thế giới, 50 tỉ tỉ mét khối, nằm ở Trung Đông. Các mỏ khí
có trữ lượng khác nằm ở những vùng khác nhau tại Á Châu, Phi Châu và Úc Châu.
Trữ lượng khí đốt thiên nhiên ở Hoa Kỳ tổng cộng 5 tỉ tỉ mét khối. Theo xếp hạng trữ
lượng khí đốt thiên nhiên của từng tiểu bang từ cao xuống thấp, các mỏ khí đốt thiên
nhiên lớn đã được tìm thấy ở Texas, Vịnh Mexico ngoài khơi Louisiana, Oklahoma,
New Mexico, Wyoming và ở Vịnh Prudhoe của North Slope thuộc tiểu bang Alaska.
Ở Canada, tổng trữ lượng khí đốt thiên nhiên là 1,7 tỉ tỉ mét khối, phần lớn nằm ở
Alberta.
Như vậy theo khảo sát thì Trung Đông và Nga chiếm gần ¾ trữ lượng của thế
giới (hình 5). Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những nước có trữ lượng khí thiên
9
nhiên lớn là Úc, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Việt Nam có trữ lượng khí thiên
nhiên tương đương với Thái Lan, Myanma, Brunei, Bangladesh (hình 6).
Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm
năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có
khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp
ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ
thứ 3.
Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn,
Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây đã được xác định tiềm
năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800
tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí.
Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển
trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công
tác tìm kiếm - thăm dò, đến năm 2010 khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí
thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện.
10
3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC KHÍ THIÊN NHIÊN

Để định vị được các mỏ khí, các nhà địa chất học thăm dò những khu vực có
chứa những thành phần cần thiết cho việc tạo ra khí thiên nhiên: đá nguồn giàu hữu cơ,
các điều kiện chôn vùi đủ cao để tạo ra khí tự nhiên từ các chất hữu cơ, các kiến tạo đá
có thể "bẫy" các hyđrôcacbon. Khi các kiến tạo địa chất có thể chứa khí tự nhiên được
xác định, thông thường chứ không phải luôn ở bể trầm tích, người ta tiến hành khoan
các giếng các kiến tạo đá. Nếu giếng khoan đi vào lớp đá xốp có chứa trữ lượng đáng
kể khí thiên nhiên, áp lực bên trong lớp đá xốp có thể ép khí thiên nhiên lên bề mặt.
Nhìn chung, áp lực khí thường giảm sút dần sau một thời gian khai thác và người ta
phải dùng bơm hút khi lên bề mặt.
Vì giá dầu đang trên đà tiếp tục gia tăng, có những lo ngại về tương lai các nguồn
năng lượng và ảnh hưởng của tình trạng giá cả gia tăng đối với nền kinh tế còn gặp
khó khăn. Các nước trên thế giới tăng cường khai thác khí thiên nhiên để giảm bớt một
phần áp lực lệ thuộc vào dầu mỏ. Khí đốt được sản xuất chủ yếu ở vùng Trung Đông
và Á – Úc, từ những năm 1980 trở lại đây. Trong thập kỷ 1994-2004, sản lượng khí
đốt tăng trung bình 2-3% mỗi năm, và vào năm 2005, 11% tổng sản lượng có nguồn
gốc từ các nước Trung Đông, vùng Âu-Á và Viễn Đông cung cấp 38%, Bắc Mỹ 28%.
Hiện nay, Nga và Mỹ là những quốc gia đứng đầu về khai thác khí thiên nhiên.
Mỹ đẩy mạnh khai thác khí thiên nhiên sang Châu Á, cụ thể tập đoàn Chevron đã
thông qua dự án khí Platong 2 ở vùng vịnh Thái Lan khoảng 11,9 triệu m
3
và khai
thác khí thiên nhiên hóa lỏng Pluto mới tại Woodside, miền Tây nước Úc với công
suất 12 triệu tấn/năm và nhà máy khí hóa lỏng ConocoPhillips Darwin. Miền Tây nước
11
Úc, khu vực có lượng khí thiên nhiên dồi dào, là địa điểm thu hút nhiều dự án khai
thác khí thiên nhiên hóa lỏng.
Theo ông Roland Priddle, trữ lượng khí Việt Nam đạt 680 tỷ m
3
khí mà chúng ta
mới khai thác được 8 tỷ m

3
/năm.
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao
gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước
và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển
các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải
Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi đang được triển khai tích cực theo
chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những
năm tới. Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào khai thác trong quý 4 năm
nay.
Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn
khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là: lô 09-2, giếng
Cá Ngừ Vàng - IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170.000m3 khí/ngày. Lô
16-l, giếng Voi Trắng-IX cho kết quả 420 tấn dầu và 22.000m3 khí/ ngày. Lô 15.1,
giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả
980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò mở rộng các khu mỏ Bạch Hổ, Rồng,
Đại Hùng với các giếng R-10, 05- ĐH-10 cho kết quả 650.000m3 khí ngày đêm và
dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; Giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500.000 m3
khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày đêm.
12
Hình 7: Sản lượng khí khô của PV GAS qua các năm (Đơn vị: Triệu m3)
4. SỬ DỤNG KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành
chế biến hóa chất. Là một nhiên liệu gia dụng, nó được đốt trong các bếp ga, lò ga để
nấu nướng, sấy khô. Là một nhiên liệu công nghiệp, khí thiên nhiên được đốt trong các
lò gạch, gốm và lò cao sản xuất xi măng. Khí thiên nhiên còn được sử dụng để đốt các
lò đốt các tua-bin nhiệt điện để phát điện cũng như các lò nấu thủy tinh, lò luyện kim
loại và chế biến thực phẩm. Khí thiên nhiên còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu
vào cho ngành hóa dầu để tạo ra các chất hóa dầu. Các chất hóa dầu này được sử dụng
làm sản phẩm cơ sở cho việc sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm, chất dẻo và

nhiều loại hàng hóa khác.
4.1. Cung cấp khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên có thể được vận chuyển đến nơi sử dụng bằng phương tiện thủ
công đơn giản như hình 8a. Khí thiên nhiên được nạp vào túi chứa khí ở áp suất
khoảng 20mm H
2
O rồi chở đến nơi tiêu thụ. Do áp suất thấp nên lượng khí chứa trong
13
túi rất hạn chế. Cách vận chuyển này cũng được áp dụng cho biogas ở vùng nông thôn.
Trong công nghiệp, khí thiên nhiên nén được vận chuyển trong các chai chứa khí cao
áp thành từng cụm (hình 8b). Các cụm bình khí thiên nhiên nén được xe rơ-mooc kéo
đến và đặt ở nơi tiêu thụ (hình 8c). Khi hết gas, các cụm bình nạp đầy khí khác sẽ
được vận chuyển đến để thay thế.
H
ình 8. Chuyên chở khí thiên nhiên kiểu thủ công (b), kiểu công nghiệp (b), cụm bình
CNG (c)
Khí thiên nhiên cung cấp cho phương tiện giao thông vận tải được thực hiện ở
các trạm cung cấp khí thiên nhiên nén. Tại đây, khí thiên nhiên từ mạng lưới cung cấp
được nén sẵn trong các bình chứa với áp suất 200bars trước khi nạp vào bình chứa trên
ô tô. Ở những nơi không có hệ thống cung cấp khí thiên nhiên, người ta lưu trữ khí
thiên nhiên dưới dạng bình khí nén CNG (hình 9a) hay bình chứa khí thiên nhiên lỏng
LNG (hình 9b). Việc nạp khí thiên nhiên cho ô tô cũng có thể thực hiện bằng máy nén
khí nhỏ gia đình (hình 9c).
Giải pháp lâu dài và bền vững nhất của việc cung cấp khí thiên nhiên là xây dựng hệ
thống ống ngầm dẫn khí đến từng hộ gia đình, đến mọi nơi có nhu cầu tiêu thụ khí
giống như hệ thống cấp nước sinh hoạt. Đầu tư một hệ thống như vậy rất tốn kém,
thường vượt quá khả năng tài chính của các địa phương nếu không có sự tham gia của
các tập đoàn công nghiệp dầu khí. Mạng lưới cấp khí thiên nhiên của Pháp là một ví
dụ. Mạng lưới này do tập đoàn Gas Pháp (Gaz de France, GdF) xây dựng. Nguồn khí
14

thiên nhiên được nhập từ nước ngoài qua đường ống dẫn khí đốt xuyên lục địa hay từ
các tàu chở LNG. Từ các đầu mối này, khí thiên nhiên được cấp vào hệ thống ống dẫn,
qua các trạm nén tăng áp 4 bars sau đó chuyển vào hệ thống cấp gas thấp áp ở áp suất
21mbar dẫn đến nơi tiêu thụ.

Hình 9. Bồn chứa khí thiên nhiên nén (a), và lỏng (b), máy nén CNG gia đình (c)
4.2. Sử dụng khí thiên nhiên tại Việt Nam và trên thế giới
Các nước Châu Âu sử dụng khí thiên nhiên để sưởi ấm nhà, nấu ăn, và chạy
những nhà máy điện. Hãng ô tô Volkswagen và một công ty năng lượng của Đức lên
kế hoạch hợp tác sản xuất một loại máy phát điện gia dụng sử dụng khí thiên
nhiên. Điểm đặc biệt của loại máy phát điện gia dụng này là tỷ lệ tận dụng năng lượng
đạt 94%.
Theo tin từ tạp chí tuần Der Spiegel, hãng ô tô Volkswagen và công ty năng lượng
Lichtblick sẽ hợp tác sản xuất và tiêu thụ một loại máy phát điện có thể đặt dưới nền
nhà. Loại máy phát điện gia dụng này sử dụng khí thiên nhiên để phát điện, nguyên lý
hoạt động cũng tương tự như động cơ ô tô sử dụng khí thiên nhiên.
Ngoài đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho gia đình, loại máy phát điện này còn có thể
tận dụng lượng điện thừa để hòa vào mạng điện lưới công cộng. Nhiệt lượng sản sinh
trong quá trình phát điện có thể dùng làm khí sưởi cho nơi ở.
15
Do được sử dụng công nghệ mới như loại động cơ ô tô bảo vệ môi trường, tỷ lệ tận
dụng năng lượng của máy phát điện gia dụng đạt 94%, trong khi đó năng lượng của
những loại máy phát điện sử dụng khí thiên nhiên cỡ lớn chỉ đạt 40~60%. Với tỷ lệ tận
dụng năng lượng cao như vậy thì việc sử dụng khí thiên nhiên hợp lý hơn sử dụng điện
lưới, hơn nữa nó không như những loại máy phát điện sử dụng than hay dầu, bởi vì
mức độ ô nhiễm của loại máy phát điện sử dụng khí thiên nhiên thấp hơn rất nhiều.
Hãng ô tô Volkswagen và Công ty năng lượng Lichtblick dự kiến mỗi năm sản xuất
10.000 chiếc máy phát điện này, để cho các hộ gia đình được sử dụng máy phát điện
bảo vệ môi trường và nguồn điện giá rẻ.
Thị trường khí thiên nhiên tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu tập trung ở Miền

Nam - nơi đã hình thành ngành công nghiệp xử lý, vận chuyển và phân phối khí. Thị
trường khí ở khu vực Miền Bắc và Miền Trung được đánh giá có tiềm năng tuy nhiên
cho đến nay mới chỉ có khí từ mỏ Tiền Hải đang được khai thác với khối lượng rất nhỏ
khoảng 16 triệu m
3
/năm.
Hiện nay các khách hàng đang sử dụng khí thiên nhiên chủ yếu là các nhà máy điện,
đạm và các hộ công nghiệp. Dưới đây là phân bổ nguồn khí năm 2008:
16
4.2.1 Khí cung cấp cho các nhà máy điện
Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hiện nay ngành điện đang được ưu tiên cấp
khí ở mức cao nhất. Hàng năm các nhà máy điện tiêu thụ khoảng 85 - 90% sản lượng
khí của cả nước. Trong những năm tới, việc tập trung khí cho sản xuất điện vẫn tiếp
tục là ưu tiên hàng đầu.
17
Danh sách các nhà máy điện đang sử dụng khí:
TT Tên nhà
máy Điện
Vị trí Công suất
Vận hành
(MW)
Nhu cầu khí
MMCMPA
Chủ đầu tư
1. Bà Rịa Đông Nam Bộ 350 450 EVN
2. Phú Mỹ 1 Đông Nam Bộ 1090 1,260 EVN
3. Phú Mỹ 2.1 Đông Nam Bộ 884 1,190 EVN
4. Phú Mỹ 2.2 Đông Nam Bộ 720 850 IPP
5. Phú Mỹ 3 Đông Nam Bộ 720 850 IPP
6. Phú Mỹ 4 Đông Nam Bộ 450 550 EVN

7. Cà Mau 1 Tây Nam Bộ 750 840 PVN
8. Cà Mau 2 Tây Nam Bộ 750 840 PVN
9. Nhơn Trạch 1 Đông Nam Bộ 450 500 PVN
(Nguồn: Tổng sơ đồ điện 6)
4.2.2 Khí cung cấp cho các nhà máy đạm
Tiếp theo ngành điện, khí được cung cấp làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà
máy đạm, cụ thể là nhà máy đạm Phú Mỹ công suất 740,000 tấn/năm và nhà máy đạm
Cà Mau công suất 800,000 tấn năm (đang xây dựng). Lượng khí được Nhà máy Đạm
Phú Mỹ tiêu thụ hiện nay là 500 triệu m
3
/năm và tổng lượng khí dành cho sản xuất
đạm sẽ tăng lên 950 triệu tấn/năm vào năm 2013 khi Nhà máy Đạm Cà Mau đi vào
hoạt động ổn định.
4.2.3 Khí cung cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp
Sau các ngành điện và đạm, khí được cung cấp đến các hộ tiêu thụ công nghiệp
gần hệ thống đường ống. Nhu cầu khí cho công nghiệp và dân dụng có xu hướng tăng
cao do sự tăng giá của dầu thô và các sản phẩm làm từ dầu mỏ.
Các hộ công nghiệp tiêu thụ khí hiện được phân bố tại các khu công nghiệp Phú Mỹ,
Mỹ Xuân (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai). Các khu công nghiệp
18
này có ưu thế là nằm lân cận tuyến ống dẫn khí chính Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Đồng
Nai nên thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp khí.
Trong trường hợp cơ sở hạ tầng ngành khí phát triển trong những năm tới, nhu cầu khí
cho công nghiệp sẽ tăng nhanh theo xu hướng là sản phẩm thay thế cho DO, FO và
LPG trên nguyên tắc giá cạnh tranh khi hệ thống đường ống vươn đến thành phố Hồ
Chí Minh, Biên Hoà (Đồng Nai) và Bình Dương.
4.2.4 Khí cung cấp cho các phương tiện giao thông vận tải
So với các nhiên liệu truyền thống cho giao thông vận tải (xăng, dầu), khí thiên
nhiên có ưu thế nổi trội về giá cả cạnh tranh và tính thân thiện với môi trường. Việc
thay thế xăng dầu bằng khí thiên nhiên là xu thế phổ biến trên thế giới và cũng sẽ diễn

ra ở Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng khí thiên nhiên làm
nhiên liệu giao thông vận tải ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn nghiên cứu, thí điểm
với mức tiêu thụ hầu như không đáng kể.
Hiện nay, công ty cổ phần CNG Việt Nam có một nhà máy sản xuất khí nén CNG với
công suất 30 triệu m3/năm và sẽ tăng lên 250 triệu m3/năm trong những năm tới, cung
cấp CNG cho các hộ công nghiệp, dần dụng nằm xa tuyến ống cấp khí và giao thông
vận tải.
Nhằm cải thiện môi trường không khí do sự gia tăng các phương tiện giao thông
trong nhiều năm trở lại đây, UBND thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phê duyệt
dự án thí điểm xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) của Công ty TNHH Một
thành viên Xe khách Sài Gòn.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, mỗi năm một xe buýt sử dụng CNG sẽ
tiết kiệm được 8.308 USD tiền nhiên liệu (tiết kiệm khoảng trên 50% chi phí nhiên
19
liệu) so với dùng dầu diesel, mặc dù giá đầu tư ban đầu của một xe buýt sử dụng CNG
cao hơn xe buýt sử dụng xăng dầu khoảng 25.000 USD/chiếc. Nếu 10.000 xe bus của
TP Hồ Chí Minh dùng CNG thì trong 3 năm sẽ tiết kiệm được 250 triệu USD (thu hồi
bằng mức chênh lệch đầu tư ban đầu) và còn giúp bảo vệ môi trường thành phố rất
hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách thành phố trong việc hỗ trợ nhiên liệu cho
xe bus của TP Hồ Chí Minh hiện nay.
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng khí thiên nhiên
Về mặt năng lượng, 1 thùng dầu thô chứa tương đương 5,8.106BTU, tức
5,8MMBTU. Giá khí thiên nhiên hiện nay là 6,06USD/MMBTU [5]. Vậy giá lượng
khí thiên nhiên có năng lượng bằng 1 thùng dầu thô là 35,15USD. Trong khi đó giá
dầu thô hiện nay là 83,42USD/thùng, nghĩa là gấp 2,37 lần giá khí thiên nhiên. Do đó
khi dùng khí thiên nhiên, chi phí năng lượng giảm đi hơn một nửa so với khi dùng dầu
mỏ. Về mặt phát thải ô nhiễm, khí thiên nhiên được mệnh danh là “nhiên liệu sạch”.
Các chất ô nhiễm trong sản phẩm cháy của khí thiên nhiên đều thấp hơn nồng độ của
chúng trong sản phẩm cháy của dầu mỏ.
20

5. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên nhiên hiện nay đang là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, vì qua sử dụng
nó sẽ cho thoát ra rất ít khí thải nhà kính. Khí đốt thiên nhiên thải ra lượng carbone
dioxide ít hơn than tới 50% và nói chung, gây ô nhiễm không khí ít hơn dầu hỏa. Khí
đốt thiên nhiên có nhiều lợi điểm hơn những nhiên liệu hóa thạch khác nên chắc chắn
sẽ được các nhà hoạt động môi trường cũng như các doanh nhân ưa chuộng.
Nhưng mặc dầu nhiều tổ chức bảo vệ môi trường có dành cho khí đốt thiên nhiên chỗ
đứng của nó bên cạnh các loại năng lượng, một số tổ chức bày tỏ lo ngại về việc có thể
gây ô nhiễm nguồn nước qua việc phá vỡ lớp đá phiến sét trong quá trình khai thác
cũng như ô nhiễm không khí trong quá trình sử dụng khí thiên nhiên.
5.1. Trong hoạt động khai thác
Các kỹ thuật khai thác khí thiên nhiên gồm các biện pháp dùng thủy lực làm nứt
gãy cá vỉa chứa khí để tăng độ thẩm thấu của các lớp đá tạo thành bể chứa. Ở các mỏ
khí gần cạn kiệt, người ta có thể sử dụng kỹ thuật khoan ngang dùng không khí nén để
tăng cường khả năng thu hồi khí đốt. Với các biện pháp này, khí đốt trong các cấu trúc
địa chất có thể chiếm 3% sản lượng khí đốt sản xuất hàng năm. Ở Mỹ, trữ lượng các
loại khí tận thu này lên đến 13.400 tỷ m
3
và trên thế giới là 114.000 tỷ m
3
.
Khí đốt thiên nhiên này phải được lấy lên từ những lớp đá phiến sét, bằng cách sử
dụng một tiến trình gây nhiều tranh cãi, được gọi là “dịch lực liệt giải” (hydraulic
fracturing, còn gọi là fracking), bằng cách bơm nhiều nước và những dung dịch chất
lỏng hóa học, để tạo ra áp lực làm cho những lớp đá phiến bị rạn nứt, để dễ dàng hút
khí lên được. Nhưng những hóa chất này lại có tính cách độc hại, làm ô nhiễm môi
21
trường. Hôm 18-4-2011, trang mạng chuyên phóng sự điều tra ProPublica.org cho biết
rằng những loại hóa chất – có tính cách độc hại và có thể gây ra ung thư, được dùng
trong phương pháp dịch lực liệt giải – vẫn còn đọng lại ở dưới mặt đất, sau khi việc

khoan khí đốt thiên nhiên chấm dứt.
Việc thu hồi các khí thiên nhiên (chủ yếu là metan) hòa tan trong các mạch nước
ngầm cũng chưa đủ kinh tế để đẩy mạnh kỹ thuật sản xuất khí đốt qua đường này. Các
mạch nước ngầm ở độ sâu càng lớn thì khí metan hòa tan càng nhiều. Giáo sư Robert
Howarth của trường đại học Cornell cho biết rằng việc khoan khí đốt thiên nhiên càng
làm cho trầm trọng thêm tình trạng địa cầu tăng nhiệt. Khí đốt thiên nhiên phần lớn là
khí methane, một chất mạnh hơn nhiều trong chuyện tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm cho
trái đất nóng lên. Đặc biệt trong ngắn hạn, khi được thải ra trong bầu khí quyển,
methane tác động nhiều gấp 105 lần vào hiện tượng làm nóng địa cầu, so với khí
carbon dioxide. Giáo sư Howarth báo động rằng chúng ta phải quan ngại nhiều hơn về
vấn đề khí methane rò rỉ vào không khí
⇒ Từ kỹ thuật khai thác và thu hồi khí thiên nhiên cũng gây tác động đáng kể đến môi
trường sinh thái. Tiêu biểu là ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm. Tuần báo
Time Magazine số ra ngày 11-4-2011 kể chuyện hai vợ chồng Bonnie và Truman
Burnett chuẩn bị về hưu, đã mua sẵn một căn nhà thứ nhì ở Quận Bradford, phía đông
bắc Pennsylvania, dự định sẽ biến nơi đó thành một ngôi nhà ngoại ô lý tưởng cho con
cháu về thăm có chỗ chơi đùa, chạy nhảy, câu cá, bơi lội. Nhưng giữa năm 2009, hàng
vạn gallon nước nhiễm độc từ một nơi khai thác khí đốt thiên nhiên chỉ cách nhà ông
bà 400 bộ đã chảy xuống đồi, chảy vào khu vườn, chảy xuống ao nước, làm chết hết
cây cối và cá.
22
Và gần đây giới truyền thông tại những địa phương có khai thác khí đốt thiên nhiên
cũng như báo chí toàn quốc đã khui ra một số những vụ rò rỉ và những rủi ro cho môi
trường cũng như sức khỏe từ công việc khai thác này.
5.2. Trong quá trình sử dụng

Khi đốt cháy khí thiên nhiên chỉ tạo ra CO
2
và H
2

O không có tạp chất gây ô
nhiễm như tác nhân mưa axit, bụi nên có thể coi là nhiên liệu sạch. Nhưng chính sự
phát thải CO
2
, tuy không đáng kể so với những nhiên liệu hóa thạch khác, cũng góp
phần gia tăng CO
2
trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
Mặc khác, nếu việc đốt cháy khí thiên nhiên không hoàn toàn cũng phát thải vào
không khí khí metan, một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, gây gia tăng nhiệt
của trái đất.
Đặc điểm gây nguy hiểm của khí hydrocacbon là độc tính nó, phụ thuộc vào
thành phần khí và khả năng tạo hỗn hợp gây nổ với không khí, dễ bốc cháy do ngọn
lửa điện và các nguồn gây cháy khác. Khối lượng nguyên tử của hydrocacbon giới hạn
tăng lên thì độc tính của nó tăng lên. Nồng độ giới hạn cho phép đối với metan là 10
mg/L còn đối với geptan chỉ là 2 mg/L.
Tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế các xí nghiệp công nghiệp trong các phân xưởng làm
việc của công nhân, thì nồng độ giới hạn cho phép hydrocacbon (hơi xăng) là 0,3
mg/L.
Trong các thành phần khí của khí thiên nhiên và khí đồng hành thì H
2
S rất độc, đó là
chất khí không màu. Mật độ so với không khí 1,19. Con người đã có thể có cảm nhận
khí H
2
S khi chỉ với hàm lượng trong không khí 0,0014-0,0023 mg/L .
23
Khí thiên nhiên được sử dụng để sưởi ấm cho hơn 60 triệu ngôi nhà ở Mỹ, nhưng luôn
luôn gặp phải những hạn chế. Khí đốt thiên nhiên giá đắt hơn, được cho là sạch hơn
than đá, nhưng bẩn hơn so với năng lượng hạt nhân hoặc những thứ nhiên liệu có thể

tái chế được.
 Như thế, dù được ca ngợi là một loại năng lượng sạch hơn và rẻ hơn, khí đốt
thiên nhiên vẫn không thoát ra khỏi vấn đề lợi bất cập hại, gây nguy cơ ô nhiễm môi
trường sinh thái, đe dọa con người và trái đất, giữa lúc hiện tượng khí hậu thay đổi vẫn
chưa được đối phó một cách hữu hiệu và triệt để.
24
6. ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN VỀ CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
6.1. VAI TRÒ VÀ CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
• Năng lượng và xã hội
Việc sử dụng năng lượng cũng là một chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống của
con người bởi khả năng tiếp cận các dịch vụ như: y tế, văn hóa, … và nó cũng là cơ sở
để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động.
Việc sử dụng công bằng về năng lượng giúp đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế
đói nghèo và hậu quả từ việc đói nghèo như nạn phá rừng, …
 Phải xây dựng chính sách năng lượng nhằm đảm bảo sự công bằng về khả năng
tiếp cận nguồn năng lượng, ví dụ như điện khí hóa nông thôn.
 Phải xây dựng chính sách giá năng lượng hợp lý để chống lãng phí trong việc
tiêu thụ năng lượng, ví dụ như giá từng phần.
• Năng lượng và kinh tế
Các hoạt động sản xuất từ công nghiệp, dịch vụ sử dụng năng lượng là một yếu
tố đầu vào, do đó ở các nước đang phát triển cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là gia
tăng nhu cầu về sử dụng năng lượng. Tại những nước tiên tiến thì hiệu quả sử dụng
năng lượng trong sản xuất khá cao nên hệ thống năng lượng cần thiết để cung cấp
cùng một lượng dịch vụ sẽ nhỏ hơn.
 Xây dựng chính sách về chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
 Do nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng dẫn đến giá năng lượng tăng theo, vì
vậy cần xây dựng chính sách kinh tế về năng lượng để định hướng phát triển
25

×