Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

Môi trường biển khái niệm và các vấn đề về môi trường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.3 KB, 66 trang )


MÔI TRƯỜNG BIỂN
KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
VŨ THANH CA

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển.
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các
hình thái vật chất khác.

1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục
hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp
lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa
dạng sinh học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được


nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo

5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của
các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong
chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh
vật.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm,
suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm
trọng.
9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi
xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi
trường bị ô nhiễm.
10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh

hoạt hoặc hoạt động khác.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc
hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác.
12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu
gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá
trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để
dùng làm nguyên liệu sản xuất.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà
môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô
nhiễm.
15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu
vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển,
có tác động qua lại với nhau.
16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen,
loài sinh vật và hệ sinh thái.
17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ
thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá
hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác
động xấu đối với môi trường.

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu
về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị
sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về
chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy
thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích,
dự báo các tác động đến môi trường của dự án
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi
phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,
dự báo các tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.
21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác
động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không
gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao
quanh bề mặt trái đất nóng lên.
22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là
khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi
quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo
quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển


Như vậy:
Môi trường tự nhiên có thể định nghĩa như là tổ
hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, hoá
học và thổ nhưỡng tác động lên con người và
các cơ thể sống khác và xác định các hình thức
sinh tồn của chúng.
Môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay
các hành vi của con người và các cơ thể sống
hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí,
nước, đất và các cơ thể sống khác.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có
thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất
hay các hành vi của con người và các sinh vật
sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí
trên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích
biển) và các cơ thể sống trong biển.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.1 Khái niệm về môi trường và môi trường biển

1.2 Hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học

Các hệ sinh thái biển và ven biển có các giá trị
dịch vụ rất quan trọng như điều chỉnh khí hậu,
điều hòa dinh dưỡng trong vùng biển thông qua
các quá trình sinh địa hóa, nhiều khu vực của

HST còn là nơi cư trú , sinh đẻ và ương nuôi ấu
trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở
ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo
mùa, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị
kinh tế cao.

Đa dạng sinh học (FAO): đa dạng sinh học là
tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức,
mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen,
đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, rất thuận lợi để hình thành những khu
động, thực vật có tính đa dạng sinh học cao.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy biển
nước ta có các hệ sinh thái nhiệt đới điển hình
như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm có biển
phân bố phổ biến ở vùng biển nông ven bờ suốt
từ Bắc tới Nam và các đảo xa.

Biển nước ta cung cấp nguồn hải sản rất quan
trọng, nguồn ngoại tệ thu được cho nền kinh tế
quốc gia từ xuất khẩu hải sản là to lớn, đứng
thứ 2 sau ngành dầu khí. Biển và vùng bờ biển
còn có tiềm năng to lớn về du lịch.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học



Rạn san hô là tập hợp các cá thể hữu cơ có
hình dạng khác nhau gọi là Polyp. Rạn san hô
phát triển là do các polyp hấp thụ vôi và tạo ra
các xương san hô vươn ra cả lên phía trên cả
ra xung quanh.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


Năng suất và tính đa dạng:
- Hiệu suất sinh sản sơ cấp của một rạn san hô
là rất cao, giá trị cao nhất trên mỗi mét vuông ở
mức 5-10g/m
2
/ngày.
- Các rạn san hô là nơi trú ngụ của nhiều loài cá
nhiệt đới hoặc một số loài cá chuyên sống trong
rạn san hô như cá thia, cá mó…theo nghiên cứu
có 4000 loài cá sống tại rạn san hô.

Vai trò, lợi ích của rạn san hô:
- Do đa dạng sinh học lớn của các rạn san hô
nên rạn san hô có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hệ sinh thái biển.
- Là nhà của nhiều loài sinh vật khác, trong đó
có bọt biển, một số loài thích ti (san hô và sứa),
giun…, một số loài lấy trực tiếp lấy san hô làm
thức ăn.

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


Các rạn san hô thường tồn tại ở các khu vực có
mức dinh dưỡng thấp và thường tồn tại cùng với
các khu vực rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển
gần đó. Rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển cung
cấp chất dinh dưỡng cho rạn san hô còn rạn san
hô bảo vệ rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển khỏi
các tác dụng của sóng.

Đi cùng với sự suy thoái của rạn san hô là sự
vắng bóng của các loài hải sản quý và sự suy
giảm sản lượng đánh bắt hải sản

Ngoài ra rạn san hô còn có tác dụng chắn sóng
tự nhiên, làm lắng đọng trầm tích, làm vật liệu
xây dựng, làm thuốc và là tài nguyên du lịch
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô


Sự suy thoái:Hiện nay rạn san hô đang bị suy thoái
nghiêm trọng, nếu sự phá hủy tăng lên theo tốc độ
hiện hành thì 70% rạn san hô trên thế giới sẽ biến
mất trong vòng 50 năm tới. Hughes, (2003) viết
“Với dân số thế giới ngày càng tăng cao và các hệ
thống vận tải lưu trữ ngày càng phát triển thì ảnh
hưởng của con người đối với các rạn san hô sẽ có

quy mô tăng theo cấp lũy thừa”.

Nguyên nhân suy thoái:
Con người
- Các hoạt động của con người tiếp tục là mối đe
dọa lớn nhất và duy nhất đối với các rạn san hô
trong các đại dương của Trái Đất. Cụ thể, sự ô
nhiễm, Lạm dụng nghề cá và hoạt động giao thông
hàng hải
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô

Do tự nhiên
- Có nhiều nhân tố, trong đó có vai trò của các
đại dương như chìm lún điôxít cacbon, các thay
đổi trong khí quyển Trái Đất, tia cực tím, sự axít
hóa đại dương, virus sinh học, ảnh hưởng của
bão cát, các chất ô nhiễm khác nhau, ảnh
hưởng của sự bùng nổ tảo v.v.

Giải pháp bảo tồn:
- Một trong những giải pháp bảo tồn và khôi
phục các rạn san hô là hạn chế đánh bắt cá.
- Hiện nay nhiều chính phủ cấm lấy san hô từ
các rạn san hô để giảm thiệt hại do những người
lặn dùng bình dưỡng khí.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô

- Một phương pháp bảo tồn các rạn san sô ven

biển đã ngày càng trở nên nổi trội là việc tổ chức
các khu bảo tồn biển. Các khu bảo tồn này đã
được thành lập ở Đông Nam Á và nhiều nơi khác
trên thế giới nhằm nỗ lực khuyến khích quản lý
có trách nhiệm và bảo vệ sinh thái.
- Có thể khôi phục các rạn san hô bằng phương
pháp nuôi, cấy.
VIỆT NAM:
Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn
nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên nói chung là
thuận lợi cho sự phát triển của rạn san hô.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô

Mặc dù rạn san hô đóng vai trò quan
trọng đối với môi trường biển Việt Nam,
nhưng hệ sinh thái này đang bị khai thác
quá mức và có nguy cơ bị hủy diệt.
Một thí dụ về bảo tồn HST rạn san hô
là tỉnh Quảng Ninh. Ngày 2-10-2006, Sở
Thủy sản Quảng Ninh đã trình UBND tỉnh,
đề nghị UBND tỉnh, trình Chính phủ, Bộ
Thủy sản cho thành lập Khu bảo tồn biển
Cô Tô - Đảo Trần, thuộc vùng biển đảo
huyện Cô Tô
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.2 Hệ sinh thái rạn san hô

1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển


Thảm có biển là các loại thực vật biển có
cấu trúc chính tương tự như các loại thực
vật trên cạn. Chúng có lá hình oval hoặc
hình đai, dài, mầu xanh, mọc thành từng
đám như cỏ trên cạn và nở hoa nhỏ xíu.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo


Điều kiện tồn tại và phát triển: cần chất dinh
dưỡng và ánh sáng vì vậy chúng thường mọc ở
vùng ven biển nhiệt đới và ôn đới tại vùng nước
khá nông, sạch, độ chiếu sáng tốt và không có
tác động sóng mạnh.

Năng suất: là một trong những hệ sinh thái có
năng suất cao nhất.Có đa dạng sinh học và sản
lượng sinh khối lớn. Đây là nơi ngụ cư của
nhiều loại cá, tôm, cua và nhiều loại hải sản
khác.
1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo


Chức năng: có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ
sinh thái vùng ven bờ, làm giảm tốc độ dòng
chảy, tạo điều kiện cho bùn cát lắng đọng, làm
ổn định đáy, chóng xói mòn, là nơi ngụ cư của
nhiều loại sinh vật biển, cung cấp oxy cho nước
biển, tốc độ sinh sản sơ cấp của thảm có biển
rất cao.


Nguyên nhân suy thoái: Do phú dưỡng nước
biển, bùng nổ của tảo biển, tăng độ đục của
nước làm giảm ánh sáng trong biển, các hoạt
động phá hoại như nạo vét, khai thác bùn hoặc
lấn biển, hoạt động đánh bắt quá mức.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển


Các giải pháp bảo vệ: Các giải pháp bảo vệ cỏ
biển là giảm lượng dinh dưỡng thải vào nước
biển và mức ô nhiễm, xây dựng các khu bảo tồn
biển và trồng lại cỏ biển. Trồng cỏ biển trong các
bể sinh cảnh, aquarium làm tăng sự đa dạng,
hài hoà của sinh cảnh và bền vững của bể nuôi
như là một tiểu hệ sinh thái. Di trồng phục hồi
trong tự nhiên như là một biện pháp gia tăng đa
dạng sinh học, gia tăng nguồn lợi, gia tăng sản
lượng sinh vật cho một vùng biển và các vùng
lân cận do nguồn giống các sinh vật non trong
thảm cỏ biển được phát tán
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Việt Nam

Theo báo cáo điều tra cơ bản về quản lý tài
nguyên môi trường biển của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Việt Nam hiện có 15 loài cỏ biển

sống trong các thảm cỏ có tổng diện tích 5.583
ha. Các loài cỏ biển phát triển hầu như quanh
năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, đầu hè,
phát triển kém vào mùa mưa bão. Chúng phân
bố từ vùng triều đến độ sâu 3 -15m, thậm chí
28m.

Tuy nhiên, cũng như trên thế giới, thảm cỏ biển
Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo
một số nghiên cứu, diện tích thảm cỏ biển Việt
Nam đã bị suy giảm từ 40% tới 60%.
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải Đảo
1.4 Hệ sinh thái thảm cỏ biển

×