Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (Có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THÙY LINH



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU
CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH
(CÓ MANG THIẾT BỊ TRỢ THÍNH VÀ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ)




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học







Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ THÙY LINH



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU
CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH
(CÓ MANG THIẾT BỊ TRỢ THÍNH VÀ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 02 40






Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Văn Lợi





Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS Nguyễn
Văn Lợi. Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Vũ Thùy Linh




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới GS. TS Nguyễn Văn Lợi. Thầy là người luôn động
viên, khích lệ và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề
tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh/ chị đồng nghiệp tại
Trung tâm thính học và trị liệu ngôn ngữ trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung
Ương, gia đình các trẻ em khiếm thính đã cộng tác cùng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy/cô trong khoa Ngôn ngữ
học đã luôn tạo điều kiện cho tôi học tập cũng như trao đổi tư liệu để giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 5 tháng 01 năm 2015

Người thực hiện



Vũ Thùy Linh

BẢNG KÍ HIỆU, VIẾT TẮT


Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ
/ / Phiên âm âm vị học
/m/, /

/, /

/,
TKT Trẻ khiếm thính TKT nhóm 1,
PÂ Phụ âm
PÂ /

/, PÂ tắc,
PÂĐ Phụ âm đầu Hệ thống PÂĐ,
ĐVT Đơn vị tính ĐVT: lần


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1


2. Phạm vi nghiên cứu 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Đóng góp của luận văn 4

5. Bố cục của luận văn 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN: CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ
LIỆU NGHIÊN CỨU 6

1. Cơ sở lí luận 6

1.1. Khiếm thính 6

1.1.1.Khái niệm 6

1.1.2. Bệnh khiếm thính 6

1.1.3. Trẻ khiếm thính 8

1.1.4. Sinh lí nghe 8

1.1.5. Các nguyên nhân của bệnh khiếm thính 8

1.1.6. Thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ 9

1.1.7. Rối loạn phát âm 12

1.1.8. Phân loại khiếm thính 12


1.1.9. Các biện pháp can thiệp 14

1.1.10. Trị liệu ngôn ngữ (speech therapy) 15

1.1.11. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 17

1.2. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt 19

1.2.1 Ngữ âm học cấu âm 19

1.2.1.1. Cơ cấu luồng hơi 19

1.2.1.2. Sự tạo thanh (Phonation) 21

1.2.1.3. Cấu âm 21

1.2.2. Ngữ âm học âm học 22

1.2.3. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt 22


1.2.3.1. Âm tiết tiếng Việt 22

1.2.3.2. Phụ âm đầu tiếng Việt 25

1.4.4. Về phụ âm tắc thanh hầu // 33

1.4.5. Phụ âm B // và Đ // trong tiếng Việt 36


2. Tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 38

2.1. Tư liệu nghiên cứu 38

2.1.1 Các “mẫu” nghiên cứu (Trẻ khiếm thính) 38

2.1.2. Bảng từ thử 39

2.1.3. Cơ sở đánh giá, phân loại và xử lí số liệu ghi âm. 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu: 43

CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH ĐỐI
VỚI CÁC LOẠI PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG VIỆT 44

1. Kết quả nghiên cứu. 45

1.1. Xử lí số liệu 45

1.2. Kết quả nghiên cứu 45

2. Nhận xét và bàn luận 53

2.1. Trẻ khiếm thính có khả năng phát âm đúng tất cả phụ âm đầu tiếng Việt.
53

2.2. Tỉ lệ các phụ âm đầu tiếng Việt được phát âm đúng 55

2.2.1. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng cao. 56


2.2.2. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng thấp. 58

2.2.3. Những phụ âm đầu có tỉ lệ phát âm đúng trung bình. 60

.2.3.

Cách phát âm thay thế phụ âm. 60

2.4. Những phụ âm được thay thế. 62

2.4.1. Trường hợp phát âm phụ âm bị thay thế bằng phụ âm // 63

2.4.2. Trường hợp phát âm phụ âm bị thay thế bằng phụ âm khác // 65

2.4.3. Xu hướng thay thế phụ âm bằng phụ âm khác. 67

3. Thảo luận về phương pháp dạy trẻ khiếm thính phát âm phụ âm đầu. 72


3.1. Về phương pháp dạy phát âm. 72

3.2. Đề xuất những biện pháp lâm sàng trước và sau khi can thiệp 86

Tiểu kết chương 2 86

CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU CỦA CÁC NHÓM
TRẺ KHIẾM THÍNH 88

1. Nhận xét chung 88


2. Khả năng phát âm phụ âm đầu của từng nhóm trẻ khiếm thính. 92

2.1. Phân loại theo biện pháp can thiệp. 93

2.1.1. Kết quả nghiên cứu 93

2.1.2. Nhận xét 98

2.2. Phân loại TKT theo sức nghe 100

2.2.1. Kết quả nghiên cứu 100

2.2.2. Nhận xét 105

2.3. Phân loại theo thời gian trị liệu 108

2.3.2. Nhận xét 113

2.4. Phân loại theo tuổi 115

2.4.1. Kết quả nghiên cứu 116

2.4.2. Nhận xét 120

2.5. Phân loại theo giới 122

2.5.1. Kết quả nghiên cứu 122

2.5.2. Nhận xét 127


3. Đề xuất 128

Tiểu kết chương 3 131

KẾT LUẬN 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135

PHỤ LỤC 140

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt 24

Bảng 1.2: Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt 29

Bảng 2.1: Bảng thống kê các lần phát âm của trẻ. 46

Bảng 2.2: Bảng thống kê chi tiết về cách phát âm PÂĐ của TKT 47

Bảng 2.3: Thống kê trường hợp PÂĐ bị thay thế bằng PÂ khác. 49

Bảng 2.4. Thống kê các trường hợp PÂ thay thế cho PÂ khác 51

Bảng 2.5: Bảng thống kê xu hướng thay thế PÂĐ của TKT 52

Bảng 3.1: Thống kê số lượng các lần phát âm của các nhóm TKT 90

Bảng 3.2: Bảng tính chênh lệch các trường hợp phát âm giữa từng nhóm TKT
90


Bảng 3.3: Bảng thống kê số lần phát âm PÂĐ của hai nhóm TKT 94

Bảng 3.4: Bảng thống kê chi tiết về cách phát âm của hai nhóm TKT 95

Bảng 3.5: Bảng thống kê xu hướng thay thế của TKT nhóm 1 (Trẻ cấy điện
cực ốc tai) 96

Bảng 3.6: Bảng thống kê xu hướng thay thế của TKT nhóm 2 (Trẻ đeo máy
trợ thính) 97

Bảng 3.7: Bảng thống kê số lần PÂ của hai nhóm TKT 100

Bảng 3.8: Bảng thống kê chi tiết cách phát âm của hai nhóm TKT 102

Bảng 3.9: Xu hướng thay thế PÂ của TKT nhóm 1 (Trẻ có sức nghe tốt hơn)
103

Bảng 3.10: Xu hướng thay thế PÂ của TKT nhóm 2 (Trẻ có sức nghe kém
hơn) 104

Bảng 3.11: Bảng thống kê các lần phát âm của hai nhóm TKT 109

Bảng 3.12: Xu hướng thay thế PÂ của TKT nhóm 1 (TKT có thời gian trị liệu
ngôn ngữ nhiều) 111


Bảng 3.13: Xu hướng thay thế PÂ của TKT nhóm 2 (TKT có thời gian trị liệu
ngôn ngữ ít) 112


Bảng 3.14: Bảng thống kê các phát âm PÂ của hai nhóm TKT (ĐVT: lần) 116

Bảng 3.15: Bảng thống kê chi tiết cách phát âm PÂ của hai nhóm TKT 117

Bảng 3.16: Bảng thống kê xu hướng phát âm của TKT nhóm 1 (Trẻ lớn tuổi)
118

Bảng 3.17: Bảng thống kê xu hướng phát âm của TKT nhóm 2 (Trẻ nhỏ tuổi)
119

Bảng 3.18: Bảng thống kê các phát âm PÂ của hai nhóm TKT 123

Bảng 3.19: Bảng thống kê chi tiết cách phát âm của hai nhóm TKT 124

Bảng 3.20: Bảng thống kê xu hướng phát âm của TKT nhóm 1 (Trẻ nữ) 125

Bảng 3.21: Bảng thống kê xu hướng phát âm của TKT nnhóm 2 (Trẻ nam)126



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bảng thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ 9
Hình 1.2: Dạng sóng âm, ảnh phổ (các formant F1, F2, F3), thanh điệu, cường
độ của âm tiết loan /lwan1/ 25
Hình 1.3: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết bi với
PÂĐ b // có vùng tần số thấp (dưới 1000 Hz) được tăng cường. 31
Hình 1.4: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết xa với
PÂĐ x /s/ có vùng tần số cao (từ 3.500 Hz đến 7.000 Hz) được tăng cường. 32
Hình 1.5: Dạng sóng âm, phổ đồ, ảnh phổ (phổ hẹp), cường độ âm tiết ki với

PÂĐ k /k/ có vùng tần số trung bình (từ 2000 Hz đến 3000 Hz) được tăng cường
32
Hình 1.6: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ và phổ đồ của phụ âm đầu //
trong âm tiết ăn /ăn1/ 35
Hình 1.7: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ và phổ đồ của phụ âm đầu //
trong âm tiết uống /u5/ 36
Hình 1.8: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ, phổ đồ (vùng tần số được tăng
cường của phụ âm đầu b // trong âm tiết ba 37
Hình 1.9: Dạng sóng âm, cường độ, ảnh phổ, phổ đồ (vùng tần số được tăng
cường của phụ âm đầu đ // trong âm tiết đa 38
Hình 2.1: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ các từ bò, mở, vui,
phở khi BN 5 phát âm (phát âm: bò → bò, mở → mở; vui → vui; phở →
phở) 48
Hình 2.2: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ của từ ngủ khi BN 7
phát âm (phát âm ng
ủ → hủ)
49
Hình 2.3: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ của từ vui, phở khi
BN 11 phát âm (phát âm vui
→ mui,
ph
ở →mở
) 50

Hình 2.4: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ của từ cá khi BN 11
phát âm. (phát âm /ka5/
→ /

a5/) 64
Hình 2.5: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ của từ đi khi BN 11

phát âm. (phát âm /

i1/
→ /

i1/) 64
Hình 2.6: Dạng sóng âm, ảnh phổ, thanh điệu, cường độ của từ nhà khi BN 7
phát âm. (phát âm /

a2/
→ /zia2/)
66
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương thức giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người: “Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V. I. Lênin).
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau lao động,
đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Giao tiếp ngôn ngữ, chủ yếu là giao
tiếp bằng lời, bao gồm hoạt động nói (của người nói - người phát thông tin) và
hoạt động nghe (của người nghe - người tiếp nhận thông tin). “Nghe là tiền đề
của nói, nhờ có nghe nói mà loài người đã tập hợp được thành một xã hội và
xã hội đó sẽ có nền văn minh ngày càng phát triển”. (Ph. Ăng ghen). Mọi sự
“trục trặc”, rối loạn trong quá trình nói – nghe đều ảnh hưởng đến giao tiếp và
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Rối loạn nói (Speaking
Disorder) là rối loạn phát âm, gặp khó khăn khi phát âm các tín hiệu âm thanh
ngôn ngữ. Rối loạn nghe (Hearing Disorder) là rối loạn, khó khăn khi tiếp
nhận các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ.
Trên thực tế, có những trẻ sinh ra đã bị rối loạn nghe. Do những nguyên

nhân khác nhau, trẻ bị giảm, hoặc mất hoàn toàn khả năng nghe được gọi
chung là trẻ khiếm thính, với mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và điếc hoàn
toàn. Do hạn chế hoặc không thể tiếp nhận (nghe) được các tín hiệu âm thanh
ngôn ngữ, trẻ khiếm thính từ nhỏ, cũng khó khăn hoặc không có khả năng
phát âm (nói) các tín hiệu ngôn ngữ. Tại Việt Nam chưa có điều tra nghiên
cứu sâu, toàn diện nào về tình hình khiếm thính nói chung, khiếm thính bẩm
sinh nói riêng. Chỉ có một số tài liệu ước tính rằng, tỉ lệ TKT ở Việt Nam là
5‰ [16], [17]. Trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra 3/1000 trẻ có vấn đề về
điếc bẩm sinh [16], [17]. Đây là một tỉ lệ rất cao. Nếu chúng ta không can
thiệp sớm và điều trị phục hồi sớm cho người khiếm thính thì họ quả là một
gánh nặng không hề nhẹ cho xã hội. Tàn tật về nghe bẩm sinh ở trẻ sẽ biến
2
một con người lành lặn, bình thường về thể chất bên ngoài ở hiện tại trở thành
một con người tàn phế trong tương lai. Họ sẽ không có khả năng giao tiếp và
hòa nhập với xã hội nếu không được can thiệp điều trị phục hồi sức nghe và
khả năng ngôn ngữ.
Chính vì thế, việc phục hồi sức nghe và tiếng nói cho TKT hết sức cần
thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cá nhân và xã hội. Ngành y học và
thính học đã tiên phong trong công cuộc đó bằng những biện pháp can thiệp
sớm như sàng lọc khiếm thính, chẩn đoán sức nghe, cung cấp thiết bị trợ
thính, Nhờ đó, TKT có thể nghe thấy âm thanh, trong đó có tiếng nói của
con người. Cùng với những đóng góp của y học và thính học trong việc cải
thiện sức nghe, ngành ngôn ngữ học cũng góp một phần đóng góp không nhỏ
trong việc mang ngôn ngữ lại cho con người thông qua trị liệu ngôn ngữ.
Những lí thuyết ngôn ngữ nói chung, lí thuyết ngữ âm học nói riêng chính là
những công cụ trợ giúp đắc lực trong “nghiên cứu bệnh học” việc dạy trẻ em
khiếm thính. (Lĩnh vực này thuộc lĩnh vực ngữ âm bệnh học - Pathological
Phonetics).
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm
bệnh học. Tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu ngữ âm bệnh học về

phục hồi ngôn ngữ cho TKT chưa nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở
các đối tượng bệnh liên quan đến rối loạn giọng (voice disorder), rối loạn cấu
âm (Articulatory disorder), ít có đề tài ngữ âm bệnh học về rối loạn nghe
(Hearing disorder) ở trẻ khiếm thính.
Trong tình hình đó, chúng tôi đã tực hiện đề tài“Đánh giá khả năng
phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (có mang thiết bị trợ thính và trị liệu
ngôn ngữ)" với các mục tiêu sau đây:
1- Miêu tả, đánh giá về khả năng phát âm của TKT đối với các loại
PÂĐ tiếng Việt;
3
2- Miêu tả đánh giá khả năng phát âm PÂĐ của từng nhóm TKT nói
riêng (trên cơ sở phân loại theo biện pháp can thiệp, sức nghe, thời gian trị
liệu ngôn ngữ, tuổi và giới tính);
3- Đề xuất những phương pháp dạy phát âm PÂĐ cho TKT nói chung
và từng đối tượng TKT nói riêng
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khả năng phát âm PÂĐ tiếng Việt
của TKT.
Chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu này là vì: PÂĐ cùng phần vần và
thanh điệu là những thành tố không thể thiếu để cấu thành nên một âm tiết
tiếng Việt. Những âm tiết bị lỗi phát âm ở bất cứ một bộ phận nào đều khiến
cho âm tiết bị sai, nhất là những lỗi về PÂĐ. Bởi PÂĐ có giá trị mở đầu và
khu biệt âm tiết rất rõ ràng. Nó quyết định đến ý nghĩa của âm tiết và nội
dung giao tiếp. Trên thực tế, chúng tôi thấy trong các lỗi phát âm của TKT,
lỗi phát âm PÂĐ chiếm số lượng nhiều nhất. Việc huấn luyện nghe - nói PÂĐ
cho TKT cũng gặp nhiều khó khăn nhất. Nguyên nhân ban đầu là do số lượng
PÂĐ nhiều, các nét khu biệt phức tạp hơn so với nguyên âm và thanh điệu.
Tiếng Việt có 9 âm vị nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Nguyên âm phân
biệt dựa vào độ nâng của lưỡi và độ mở của miệng. Tiếng Việt có 6 thanh
điệu phân biệt dựa trên âm vực và đường nét. Nhưng tiếng Việt có đến 22 âm

vị PÂĐ phân biệt phụ thuộc vào phương thức cấu âm và vị trí cấu âm. Trong
phương thức cấu âm PÂ lại phân loại theo tiêu chí tắc, xát, mũi, bên, vô
thanh, hữu thanh. Theo vị trí cấu âm PÂ lại phân loại theo vị trí môi, răng,
đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi, họng. Do đó, TKT thường hay gặp khó khăn hơn
trong việc học nghe – nói PÂ. Đặc biệt là những PÂ có tần số cao, có vị trị
cấu âm sau, PÂ khó bắt chước hình miệng. Do vậy, việc luyện nghe - nói
PÂĐ rất quan trọng và không thể bỏ qua đối với TKT. Điều đó sẽ giúp TKT
không chỉ phát âm tốt hơn mà việc tiếp nhận (nghe) lời và hiểu lời cũng tốt
4
hơn. Từ đó, giúp các em có thể giao tiếp tốt hơn, giúp các em dần tự tin trong
cuộc sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thu thập tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa các phát âm của TKT.
- Phân tích tư liệu thu thập được bằng các chương trình máy tính như
Praat, Speech Analysez,
- Miêu tả những phát âm của TKT bằng chương trình Praat, Speech
Analysez,
- Nhận diện các đặc trưng cách phát âm của TKT nói chung và từng
nhóm TKT nói riêng (các nhóm trẻ được phân loại theo tuổi, giới tính, biện
pháp can thiệp, thời gian trị liệu, sức nghe).
- Đề xuất giải pháp khắc phục rối loạn phát âm PÂĐ của TKT; phương
pháp dạy phát âm từng loại PÂĐ đối với từng nhóm TKT.
4. Đóng góp của luận văn
Ý nghĩa khoa học
- Chỉ ra những đặc điểm của hệ thống PÂĐ tiếng Việt VÀ khả năng
phát âm các loại PÂĐ khác nhau của TKT.
- Chỉ ra khả năng phát âm PÂĐ ở các nhóm TKT (khác nhau về sức
nghe, biện pháp can thiệp, thời gian trị liệu, tuổi, giới tính).

Ý nghĩa thực tiến
- Đề xuất những giải pháp trong việc trị liệu (dạy) phát âm PÂ TKT nói
chung và các nhóm TKT khác nhau nói riêng,.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
5
Chương 1: Tổng quan: Cơ sở lí luận, phương pháp và tư liệu
nghiên cứu.
Chương 2: Khả năng phát âm của trẻ khiếm thính đối với các loại phụ
âm đầu tiếng Việt .
Chương 3: Khả năng phát âm phụ âm đầu của các nhóm trẻ khiếm
thính.
Ngoài ra, trong phần Phụ lục, chúng tôi trình bày các tư liệu sau:
- Danh sách TKT.
- 30 phiếu phát âm của TKT theo bảng từ thử.
- Bảng đánh giá sức nghe sau đeo máy (kết quả đo đơn âm) và khả
năng phát âm 6 âm Ling của TKT.
- Bảng kí hiệu phiên âm quốc tế IPA.
- Bảng phát triển PÂ của trẻ.
















6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN: CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những cơ sở lí thuyết,
phương pháp và tư liệu nghiên cứu.
1. Cơ sở lí luận
Liên quan đến những cơ sở lí luận, chúng tôi chỉ trình bày những khái
niệm cơ bản nhất, những vấn đề then chốt có liên quan đến đề tài luận văn:
Nghiên cứu khả năng phát âm PÂĐ của TKT.
1.1. Khiếm thính
1.1.1.Khái niệm
Khiếm thính (hearing impairment) là “tình trạng giảm khả năng nghe
một hoặc cả hai tai ở cường độ từ 30 – 40 dB trở lên và ở tần số từ 500 – 4000
Hz, là vùng quan trọng đối với nhận biết ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ” [16]
[17]. Theo thuật ngữ Y học Tai – Mũi – Họng thì “khiếm thính là suy giảm
một phần hoặc hoàn toàn sức nghe. Khiếm thính có thể xảy ra ở một bên tai
phải hoặc trái hoặc cả hai bên tai” [13]. Vào những năm 70 và 80 của thế kỉ
XX các nhà chuyên môn ưa dùng thuật ngữ “khiếm thính”. Nhưng đến những
năm 90 của thế kỉ XX, những người điếc tự bác bỏ thuật ngữ “khiếm thính” và
họ thích dùng thuật ngữ “điếc” hơn. Ngày nay, các nhà chuyên môn lại
thường dùng thuật ngữ “nghe kém” hay “suy giảm thính lực”. Những khái
niệm gần giống nhau như “khiếm thính”, “điếc”, “suy giảm thính lực”,
“nghe kém” “nghễnh ngãng” vẫn được dùng tùy tiện, chưa chính xác, được
dùng ở nhiều nơi, với nhiều người. Hiện nay có hai thuật ngữ được dùng phổ
biến như nhau là “khiếm thính” và “điếc”

1.1.2. Bệnh khiếm thính
Ngày nay, y học ngày càng phát triển, những máy móc và thiết bị hiện
đại đã giúp con người có khả năng phát hiện sớm và can thiệp sâu với nhiều
loại bệnh tật trong đó có bệnh khiếm thính. Ngành thính học trên thế giới nói
7
chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những thành tựu không hề nhỏ. Những
máy móc thiết bị hiện đại mang tính sàng lọc như máy đo âm ốc tai OAE –
Otoacoustic emission, máy mọc thiết bị chẩn đoán sâu như máy đo điện thính
giác thân não ABR – Auditory Brainstem Response, ASSR – Auditory Steady
– State Response), máy móc thiết bị đo đơn âm, máy đo trường tự do…đã
giúp con người có thể phát hiện sớm, chính xác và có những biện pháp can
thiệp kịp thời về bệnh khiếm thính. Những con số thống kê về tỉ lệ người
khiếm thính ngày càng cụ thể và chi tiết theo từng mục đích nghiên cứu.
Theo số liệu thống kê ở các nước trên thế giới, cứ 1000 trẻ lại có 3 trẻ
có vấn đề điếc bẩm sinh [16] [17]. “Năm 2000, trên thế giới có khoảng 250
triệu người điếc, chiếm 4,2 % dân số. WHO cũng ước tính số người điếc trên
14 tuổi của vùng Đông Nam Châu Á là 63 triệu người. Cũng theo số liệu
thống kê của WHO, ở Mĩ có 0.1% đến 0.2% trẻ dưới ba tuổi bị nghe kém
được phát hiện” [44]. Nghiên cứu của Rose – Allen (2005) tại đại học Đông
Carolina – Mỹ trên 1462 trẻ em từ 3 – 4 tuổi sàng lọc bằng kiểm tra OAE thì
phát hiện 131 trẻ nghe kém một hoặc hai bên tai. Ở Singgapo tỉ lệ điếc sâu ở
trẻ sơ sinh là 1%, tỉ lệ trẻ nghe kém dưới 6 tuổi là 0,5% - 1%, [44]…
Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em khiếm thính chiếm khoảng 5 ‰ dân số. Năm
2001, theo nghiên cứu của Phạm Thị Cơi có 0.487% trẻ nghi ngờ giảm thính
lực thông qua khảo sát 823 trẻ dưới năm tuổi; năm 2002, trong 700 trẻ bại não
có đến 2.1% trẻ nghi ngờ giảm thính lực. Theo thống kê của bà Nguyễn Thu
Thủy năm 2005 có 0.34% trong tổng số 12000 trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phụ
sản có nghi ngờ giảm thính lực. Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy -
Trưởng khoa thanh thính học Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, ở Việt Nam
từ tháng 12-2000 đến 12-2001, Trung tâm Tai Mũi Họng TP.HCM và Viện

Tai Mũi Họng thực hiện điều tra “Bệnh tai và nghe kém” tại 6 tỉnh trên cả
nước, 3 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh phía Nam, kết quả tỷ lệ điếc khoảng 6% tức là
cứ 100 người có 6 người bị điếc [44] Đây là tỉ lệ rất cao.
8
1.1.3. Trẻ khiếm thính
“Trẻ khiếm thính” (TKT) là từ dùng để chỉ “những trẻ em dưới 16 tuổi
bị mất hoặc giảm sút sức nghe ở những mức độ khác nhau” [27]. Khái niệm
này cũng được dùng tương đương với “trẻ điếc”. TKT bị khuyết tật về nghe
kéo theo sự hạn chế về ngôn ngữ. Qúa trình nhận thức của TKT bị thiếu sự
tham gia của thính giác; ngôn ngữ của trẻ nghèo nàn, đơn điệu chỉ là những
ghi nhớ máy móc, không bền vững do quan sát khẩu hình; tư duy đơn giản,
rập khuôn; khả năng tưởng tượng hạn chế.
1.1.4. Sinh lí nghe
Như chúng ta đều biết, con người dùng tai để nghe âm thanh. Về mặt y
học, khi giải phẫu tai chúng ta thấy tai được cấu tạo gồm ba phần tai ngoài, tai
giữa và tai trong. Trong đó, tai ngoài bao gồm vành tai, ống tai ngoài, màng
nhĩ. Tai giữa bao gồm chuỗi ba xương nhỏ (xương búa, xương đe và xương
bàn đạp). Tai trong bao gồm ốc tai, hệ thống tiền đình, thần kinh thính giác.
Khi có một âm thanh truyền đến tai, vành tai sẽ thu nhận âm thanh
truyền qua ống tai ngoài đến màng nhĩ. Âm thanh chạm vào màng nhĩ làm
màng nhĩ rung động, sự rung động này chuyền qua chuỗi xương con đến ốc
tai và làm cho dịch trong ốc tai chuyển động. Chính sự chuyển động của nước
nội dịch làm cho các tế bào lông chuyển động từ đó tạo ra các tín hiệu điện rất
nhỏ. Những tín hiệu điện này kích thích thần kinh thính giác. Các tế bào lông
nằm ở đỉnh ốc tai tạo ra những thông tin âm trầm và các tế bào lông nằm ở
đáy ốc tai tạo ra những thông tin âm cao. Các tín hiệu điện được truyền qua
thần kinh thính giác đến não. Não có bộ phận phân tích những tín hiệu điện
này thành các âm. Và chúng ta nghe được âm thanh [12], [44].
1.1.5. Các nguyên nhân của bệnh khiếm thính
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khiếm thính ở trẻ, bao gồm các

nguyên nhân bên ngoài hoặc môi trường và các nguyên nhân có nguồn gốc do
gene. Các nguyên nhân do gene do di truyền từ gia đình để lại. Nguyên nhân
9
bên ngoài hoặc môi trường là các nguyên nhân trước sinh như mẹ bị bệnh
trong khi mang thai (sởi, quai bị, rubella, giang mai ), mẹ tiếp xúc với hóa
chất độc hại, mẹ dùng thuốc nhóm Aminoside, Furosemide , mẹ bị sang chấn
tâm lí. Các nguyên nhân trong sinh và ngay sau sinh như con sinh non, sinh
thiếu tháng, những ca sinh khó phải dùng biện pháp hút hoặc mổ; hoặc là bé
sơ sinh bị chứng ngạt và vàng da bệnh lí sau sinh Các nguyên nhân sau sinh
như trẻ em mắc phải các bệnh như sởi, quai bị, viêm màng não ;trẻ bị nhiễm
trùng tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai trong; trẻ bị nút
ráy tai làm cản trở đường truyền âm thanh có thể gây điếc, viêm tai giữa thanh
dịch, trẻ dùng thuốc gây ngộ độc tai, Nguyên nhân do tiếng ồn và những tai
nạn gặp phải. [Dẫn theo 12, 44]
1.1.6. Thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ

Hình 1.1: Bảng thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ (Nguồn: Internet)
10
Thính lực đồ (Audiogram) là biểu đồ minh họa thính lực khả dụng của
một người và mức độ nghe kém ở mỗi bên tai của người đó. Thính lực đồ bao
gồm hai trục tỉ lệ. Trục nằm ngang là trục tần số. Tần số được biểu thị theo
các chu kỳ dao động mỗi giây, hoặc Hz. Tần số càng cao, thì cao độ của âm
càng cao. Tần số được đo bằng đơn vị Herzt (viết tắt là Hz). Con người có
khả năng nghe một vùng tần số rộng, từ tần số rất thấp 20 Hz (như tiếng còi
báo hiệu tàu đi trong sương mù) đến tần số rất cao 20000 Hz (như tiếng huýt
sáo). Đối với các tín hiệu lời nói như nguyên âm, phụ âm, âm tiết , tính chất
cao/ thấp (trầm/ bổng) được xác định bằng vùng tần số được tăng cường.
Trục thẳng đứng là trục cường độ. Cường độ được hiểu là độ lớn,
to/nhỏ của âm thanh, mô tả âm thanh lớn (to) hoặc nhỏ. Cường độ âm được
đo bằng decibels (Viết tắt dB). Trục này cho thấy mỗi tần số trên thính lực đồ

được nghe to/nhỏ mức nào. Trẻ có khả năng nghe bình thường phải nghe
được ngưỡng nghe từ 0 đến 20 dB. 0 decibels (0 dB) không có nghĩa là
"không có âm thanh". Âm thanh đó chỉ rất khẽ. Mức độ âm khi con người nói
chuyện với nhau ở khoảng 65 dB. Nếu cường độ cao hơn 20 dB có nghĩa là
âm lượng của tần số đó cần được nâng lên cho đến mức sao cho trẻ bắt đầu có
thể nghe được. Mức âm thanh sẽ chỉ ra độ nghe kém của trẻ ở tần số đó.
Sơ đồ “quả chuối ngôn ngữ” (speech banana) là sơ đồ chỉ ra vùng mà ở
đó tất cả các âm vị của ngôn ngữ thế giới nằm trong thính lực đồ. Vì thế, mỗi
PÂ khác nhau có vị trí khác nhau trong thính lực đồ quả chuối ngôn ngữ, phụ
thuộc vào cường độ và tần số của nó. Thính lực của mỗi người sẽ khác nhau
đối với từng loại PÂ. Chúng ta có thể phân loại, đánh giá mức độ khiếm thính
theo sức nghe đối với từng loại âm thanh (hay từng loại phụ âm/ nguyên âm).
Thính lực đồ và quả chuối ngôn ngữ có ý nghĩa rất quan trọng khi đánh
giá sức nghe của TKT. Chuyên gia thính học và chuyên gia trị liệu ngôn ngữ
phải sử dụng hai công cụ này để đánh giá khả năng nghe của trẻ. Nó sẽ cho
biết khả năng nghe khả dụng của trẻ. Từ đó, các chuyên gia thính học và nhà
trị liệu mới có hướng tác động đúng đắn cho từng trẻ.
11
Bảng dưới đây chỉ ra các yếu tố của tiếng nói nằm trong băng tần trong
vùng từ 125 Hz đến 8000 Hz.
125 Hz F0 của người lớn, nam
200 Hz F0 của nữ, trưởng thành và trẻ em
500 Hz
Tiêu chí hàng đầu về phương thức cấu âm, bội am của nhiều PÂ
hữu thanh
Sự bùng nổ tiếng ồn của PÂ tắc nổ trước nguyên âm dòng sau.
T1 của bán nguyên âm.
F1 của PÂ nước /l /và /r/
1000 Hz
Tiêu chí phụ về phương thức cấu âm của PÂ

Bội âm của phần lớn nguyên âm.
T1 của PÂ nước /l, r/
F2 của PÂ mũi
F2 và T2 của nguyên âm dòng sau và giữa.
Sự bùng nổ tiếng ồn của hầu hết các PÂ nổ.
T2 của bán nguyên âm
2000 Hz
Tiêu chí hàng đầu về vị trí cấu âm PÂ.
Tiêu chí phụ về phương thức cấu âm PÂ.
Họa âm của phần lớn các âm voice
F2 và T2 của nguyên âm dòng trước
Sự bùng nổ tiếng ồn của phần lớn PÂ nổ và tắc xát.
Sự phát tán tiếng ồn của PÂ xát /s, f, x/
T2 và T3 của /l/ và /r/
4000 Hz
Tiêu chí phụ về vị trí cấu âm của các PÂ.
Họa âm giải tần cao của phần lớn các âm voice
Sự bùng nổ tiếng ồn của PÂ nổ và tắc xát.
Sự phát tán tiếng ồn của PÂ xát hữu thanh và vô thanh.
8000 Hz Sự phát tán tiếng ồn của tất cả các PÂ xát và tắc xát.
12
1.1.7. Rối loạn phát âm
- Rối loạn phát âm là những rối loạn tiếng nói, do gặp khó khăn trong
việc phát âm đúng các âm (chiết đoạn) hay thanh (siêu đoạn) tiếng nói. Trong
rối loạn phát âm, âm thanh tiếng nói có thể bị mất (lỗi mất âm tố), bị phát âm
sai lệch, méo mó (không chuẩn), hoặc âm này thay bằng âm khác (lỗi thay thế
âm tố) [32].
- Rối loạn phát âm bao gồm rối loạn cấu âm học và rối loạn âm vị học.
Trong đó :
Rối loạn phát âm một số âm thanh riêng lẻ, không theo mô thức hay

quy luật nào, thì gọi là rối loạn cấu âm.
Rối loạn phát âm với nhiều lỗi, các lỗi có thể gộp thành các nhóm, theo
các mô thức, quy luật, thì được gọi là rối loạn âm vị học.
- Các thao tác điều trị rối loạn cấu âm nói chung: Trong điều tra, nghiên
cứu, điều trị rối loạn cấu âm, cần tuân thủ một số thao tác cơ bản sau đây:
Đánh giá cách thức cấu âm và âm vị học của người bệnh.
Dựa trên các tiêu chí khu biệt hay các quy tắc âm vị học, xác định các
mô thức âm vị học có thể có.
Lựa chọn các âm thanh cần phải dạy phát âm.
Phân nhóm chúng theo các tiêu chí âm vị học hay các quy tắc âm vị
học, nếu có thể.
Chuẩn bị các tư liệu đầu vào trong việc dạy phát âm (tranh ảnh, từ, ngữ,
câu). [32]
1.1.8. Phân loại khiếm thính
Dựa vào cơ chế nghe của tai và các nguyên nhân gây ra điếc, người ta
phân chia thành nhiều loại điếc khác nhau. [12], [16], [17], [27], [44]
- Thính giác sẽ bị giảm sút khi một điểm nào đó trong cơ quan thính
giác có vấn đề (có thể là tai ngoài, tai giữa, tai trong hay thần kinh thính giác
lên não). Tùy theo vị trí tổn thương của tai người ta chia thành bốn loại điếc là
13
điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận, điếc thần kinh sau ốc tai và điếc hỗn hợp.
Trong đó:
Điếc dẫn truyền là loại điếc mà nguyên nhân bệnh tích nằm ở tai ngoài
và tai giữa làm ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy
tai, viêm tai giữa.v.v…
Điếc tiếp nhận ốc tai là loại điếc mà nguyên nhân bệnh tích nằm ở tai
trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung
điện. Ví dụ như điếc già (lão thính) , điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị
hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não,
giang mai…)

Điếc thần kinh sau ốc tai là một loại điếc rất nguy hiểm. Nguyên nhân
do dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại. Vì thế tín hiệu không thể
đưa lên não. (u dây thần kinh thính giác, tổn thương ở thân não (tắc mạch, u,
nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác), tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng
não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…)
Điếc hỗn hợp là một loại điếc thường hay gặp. Nguyên nhân do có
thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với thương
tổn tai trong.
- Căn cứ vào mức độ mất sức nghe của người khiếm thính, thường
được đo bằng đơn vị tính decibel (dB), chúng ta phân loại được các mức độ
điếc cơ bản sau:
+ Mức 1 - Điếc nhẹ: Ngưỡng nghe của người nghe dao động từ 15 – 40 dB
+ Mức 2 - Điếc trung bình: Ngưỡng nghe của người nghe dao động
từ 41 – 70 dB
+ Mức 3 - Điếc nặng: Ngưỡng nghe của người nghe dao động từ 71 – 90 dB
+ Mức 4 - Điếc sâu: Ngưỡng nghe của người trên 90 dB
- Dựa theo các thời gian mất sức nghe, người ta phân loại điếc thành
loại điếc trước ngôn ngữ và điếc sau ngôn ngữ. Theo đó, có trẻ sinh ra đã bị

×