Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.69 KB, 94 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THU HOÀI







VẦN, NHỊP VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA
TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN





LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội, 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THU HOÀI







VẦN, NHỊP VÀ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA
TRONG THƠ LỤC BÁT CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40






Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Thùy




Hà Nội, 2015
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của TS.
Nguyễn Thị Phương Thùy. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới cô.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo,
các cán bộ trong khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học khoa học Xã hội và
Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người đã dạy dỗ và giúp đỡ em
trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và những
người thân yêu đã luôn sát cánh, tạo điều kiện giúp đỡ cho Tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn để Tôi có thể phát triển đề tài này ở cấp độ cao hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên



Phạm Thu Hoài
LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa
Ngôn ngữ học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên






Phạm Thu Hoài
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề liên quan đến đề tài 2
2.1. Những nghiên cứu về thơ lục bát 2
2.2. Những nghiên cứu về lục bát Đồng Đức Bốn 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Nguồn tư liệu 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của luận văn 5
6. Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Các bình diện của ngôn ngữ thơ 6
1.1.1. Nhận thức về thơ 6
1.1.2. Các bình diện của ngôn ngữ thơ 12
1.1.3. Ngôn ngữ thơ với quá trình vận động thể loại 17
1.2. Thơ lục bát và lục bát Đồng Đức Bốn 19
1.2.1. Thơ lục bát 19
1.2.2. Vần và chức năng của vần trong thơ 22
1.2.3. Lục bát Đồng Đức Bốn 26
1.3. Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2. VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN 34
2.1. Cách tổ chức vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 34
2.1.1. Các nguyên tắc hiệp vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 34
2.1.2. Đánh giá chung 45
2.2. Cách tổ chức nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 46
2.2.1. Nhịp và vai trò của nhịp trong thơ 46
2.2.2. Các loại nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 48
2.3. Nhạc điệu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn 55
2.3.1. Khái niệm nhạc tính của thơ 55
2.3.2. Sức quyến rũ của nhạc điệu thơ lục bát Đồng Đức Bốn 56
2.4. Tiểu kết chương 2 61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA TRONG THƠ
ĐỒNG ĐỨC BỐN 63
3.1. Các biện pháp tu từ 63
3.1.1. So sánh tu từ 63

3.1.2. Điệp và đối 70
3.2. Những kết hợp đặc biệt về ngữ nghĩa 75
3.2.1. Dẫn nhập 75
3.2.2. Những biểu hiện đặc biệt về ngôn từ 76
3.3. Tiểu kết chương 3 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 87






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Trang

 Bảng thống kê về thanh điệu 35
 Bảng thống kê âm cuối tham gia hiệp vần 38
 Bảng thống kê âm chính tham gia hiệp vần 41
 Bảng thống kê các loại nhịp trong câu lục 48
 Bảng thống kê các loại nhịp trong câu bát 49-50

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Mỗi dân tộc đều có một nền thi ca đặc trưng gắn với những thể thơ
nhất định. Mỗi thể thơ đều bắt nguồn từ cảm thức ngôn ngữ và là sự hội tụ

tinh hoa văn hoá - ngôn ngữ của dân tộc. Trong nền thi ca Việt Nam, lục bát
là một trong những thể thơ độc đáo. Lục bát hình thành từ ca dao, được gọt
dũa và thanh lọc qua hàng nghìn năm (của biết bao thế hệ người lao động), trở
thành khuôn mẫu qua thiên tài Nguyễn Du, rồi tiếp tục biến thiên ngày càng
đa dạng qua Tản Đà, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Đồng
Đức Bốn, Phạm Công Trứ, v.v Thơ lục bát có vai trò đặc biệt quan trọng
trong thơ ca và đời sống tinh thần dân tộc, thể hiện tập trung nhất đặc điểm
tâm lí - thẩm mĩ của dân tộc.
1.2. Lục bát là thể thơ quen thuộc, cho nên chọn thể thơ này nghĩa là
chấp nhận một thử thách về tài năng. Đồng Đức Bốn là một nhà thơ lục bát
chính danh. Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại “một luồng gió mới”
cho thơ lục bát, thơ truyền thống. Bằng những tình cảm ngẩn ngơ, ngây ngất,
dại khờ và bằng giọng điệu nửa quê, nửa tỉnh, Đồng Đức Bốn đã làm mới một
thể thơ tưởng như đã cũ. Có lẽ không quá lời khi Nguyễn Huy Thiệp viết:
Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát [23]. Có thể nhận thấy Đồng Đức
Bốn làm mới lục bát cổ truyền ở cách ngắt nhịp, dùng từ, dùng hình ảnh giàu
chất thơ, v.v Sự hiện đại của lục bát Đồng Đức Bốn còn thể hiện ở nội lực
của từng câu thơ, bài thơ. Nhiều nhà nghiên cứu đã có chung một nhận định:
lục bát của Đồng Đức Bốn có một giọng điệu riêng, hiếm và lạ, thực sự chinh
phục được người đọc. Vậy nên, thơ lục bát Đồng Đức Bốn trở thành một đối
tượng nghiên cứu đáng được quan tâm xét từ nhiều góc độ khác nhau, những
cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cách tiếp cận của ngôn ngữ học. Từ nhận

2

thức trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ là: Vần, nhịp và phương
thức tạo nghĩa trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu về thơ lục bát
Là thể thơ truyền thống mang hồn vía của dân tộc, lục bát từ lâu đã

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ góc độ lí luận văn học, các nhà
nghiên cứu đã xem xét thi luật của lục bát gồm vần và nhịp, tiết tấu và âm
hưởng, kết cấu và giọng điệu, v.v Đó là các tác giả Lê Bá Hán và các tác giả
(2004), Mã Giang Lân (2000), Lục Nam (1981), Bùi Văn Nguyên, Hà Minh
Đức (1971), Phan Diễm Phương (1998), Trần Đình Sử (1995), Đỗ Lai Thuý
(2000), Trần Khánh Thành (2002), v.v Về sau, một số nhà nghiên cứu đã
xem xét thơ lục bát từ góc độ ngôn ngữ học. Đó là các tác giả: Nguyễn Tài
Cẩn, Võ Bình (1985), Nguyễn Phan Cảnh (1987), Mai Ngọc Chừ (1991), Hữu
Đạt (1998), Hồ Văn Hải (2008), Nguyễn Thái Hoà (1999), v.v Gần đây, một
số khoá luận, luận văn ở các trường đại học cũng có những nghiên cứu thơ lục
bát từ góc độ ngôn ngữ học. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thơ lục bát,
trong đó gồm những nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học vẫn chưa khai thác
hết những bí ẩn trong kho báu của dân tộc. Công việc nghiên cứu về thể thơ
này vẫn còn đang tiếp tục.
2.2. Những nghiên cứu về lục bát Đồng Đức Bốn
Cho đến nay, về tác giả Đồng Đức Bốn, chưa có một cuốn sách giáo
khoa nào đề cập đến, nhưng những sáng tác của ông được bạn đọc đón nhận,
đặc biệt, nhiều bài thơ lục bát của ông chỉ cần đọc một một lần là nhớ mãi.
Thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng đã được một số nhà nghiên cứu, nhà văn,
nhà thơ giới thiệu trong một số công trình, trên báo viết, báo mạng. Chẳng
hạn, tác giả Nguyễn Đăng Điệp, trong bài Đồng Đức Bốn phiêu du vào lục
bát khẳng định: Cái mới của Đồng Đức Bốn là ở chất giọng. Nó không mềm,
ướt mà xù xì, gai góc, có khi thô nháp nhưng lại làm ấm lòng người đọc

3

[7,282]. Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn [39], khi giới thiệu Những bài thơ
cuối cùng của Đồng Đức Bốn, cho rằng những đóng góp về thơ lục bát của
Đồng Đức Bốn là đáng trân trọng. Tác giả viết: Nếu chọn lấy 100 thi nhân,
hoặc chọn 100 bài thơ hay của thế kỷ XX tôi bỏ phiếu cho Đồng Đức Bốn

/www.evan, 26/6/2007/. Trên các website của Hội nhà văn, của các cá nhân,
một số nhà văn, nhà thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Huy Thiệp,
Văn Chinh,… đã viết về lục bát của Đồng Đức Bốn. Trong số đó, Nguyễn
Huy Thiệp có đến dăm bảy bài giới thiệu về Đồng Đức Bốn và lục bát Đồng
Đức Bốn. Ông còn có cả truyện ngắn Đưa sáo sang sông lấy thơ lục bát Đồng
Đức Bốn làm khung cảnh. Hơn một lần, Nguyễn Huy Thiệp khẳng định nhiều
bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là cực hay, tài tử, vô địch [23].
Nhìn chung, những nghiên cứu về Đồng Đức Bốn, thơ Đồng Đức Bốn
mà chủ yếu là lục bát chưa nhiều. Hơn nữa, các bài viết về thơ lục bát Đồng
Đức Bốn chủ yếu xuất phát từ phê bình văn học, chưa có một bài viết nào tìm
hiểu từ góc độ ngôn ngữ học. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ thơ lục bát Đồng
Đức Bốn là hoàn toàn mới mẻ. Đề tài của chúng tôi cố gắng nhận diện một số
đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nhằm làm nổi bật một cá
tính thơ độc đáo, mới lạ.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu là thơ tự do, thơ lục bát và đóng góp
(thành công) của ông là ở thơ lục bát. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là
vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Trình bày một số lí thuyết về thơ, ngôn ngữ thơ, thể thơ lục bát, đồng
thời đánh giá những đóng góp của thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Miêu tả định lượng và định tính hai yếu tố vần và nhịp trong thơ lục
bát Đồng Đức Bốn.

4

- Bước đầu tìm hiểu các phương tiện tạo nghĩa trong thơ lục bát Đồng
Đức Bốn.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Theo Nguyễn Huy Thiệp [23], Đồng Đức Bốn viết khoảng 500 bài thơ,
trong đó có 90 bài được xếp vào loại cực hay, tài tử vô địch. Thực tế, thơ
Đồng Đức Bốn được in thành 6 tập: tập đầu được xuất bản năm 1992, tập cuối
xuất bản năm 2006. Chúng tôi chọn 153 bài thơ lục bát để khảo sát, trong đó:
 Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992 ): 12 bài
 Chăn trâu đốt lửa (1993): 32 bài
 Trở về với mẹ ta thôi (2000): 25 bài
 Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000): 39 bài
 Chuông chùa kêu trong mưa (2002): 36 bài
 Trên các website (những bài thơ cuối cùng): 10 bài
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các
phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng thủ pháp thống kê ngôn ngữ học để tiến hành thống kê, phân
loại tư liệu thể hiện các đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của Đồng Đức Bốn.
- Dùng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ học để xử lý tư liệu nhằm khái
quát các đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Dùng phương pháp so sánh để so sánh ngôn ngữ thơ lục bát Đồng
Đức Bốn với ca dao, Truyện Kiều và thơ của một số tác giả cùng thời để nhận
diện cá tính ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Dùng phương pháp miêu tả để trình bày kết quả nghiên cứu.
- Dùng phương pháp phân tích ngữ âm.

5


5. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận, lần đầu tiên thơ lục bát của Đồng Đức Bốn được khảo

sát và nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống từ góc độ ngôn
ngữ học. Các tư liệu cùng với những nhận xét đánh giá của luận văn giúp
người đọc nhận biết khá đầy đủ những nét đặc sắc về ngôn ngữ thơ lục bát
Đồng Đức Bốn. Luận văn khẳng định, về phương diện hình thức thể hiện, lục
bát Đồng Đức Bốn thực sự có cá tính, là thế giới mới lạ và độc đáo của sự
sáng tạo không ngừng, là nơi dành cho cái đẹp ngự trị, cái đẹp cái hay trong
sáng tạo.
- Về mặt thực tiễn, các kết quả của luận văn còn giúp người đọc thấy
được những đóng góp của Đồng Đức Bốn trong việc làm mới thể thơ lục bát.
Qua trường hợp Đồng Đức Bốn, chúng ta khẳng định thể thơ lục bát sẽ trường
tồn và phát triển không ngừng bởi nó còn tiềm ẩn nhiều điều mới lạ trong thi
pháp và sẽ được các thế hệ nhà thơ như Đồng Đức Bốn và các thế hệ tiếp nối
khai phá, bồi đắp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Tài liệu
trích dẫn, Nội dung luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Vần và nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Chương 3. Các phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn






6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Các bình diện của ngôn ngữ thơ
1.1.1. Nhận thức về thơ
1.1.1.1. Thơ là gì?
Nhà thơ Octavio Paz cho rằng: Nếu thiếu thơ thì cả đến nói năng cũng
trở nên ú ớ [33,132]. Câu hỏi thơ là gì thì chẳng ai dám quả quyết là mình đã
nhận ra và nắm giữ được. Nhưng tham vọng của con người từ cổ chí kim lại
muốn đi tìm cái không thể nắm bắt được nó. Vậy nên, thơ là hình văn (sự
vật), thanh văn (nhạc điệu) và tình văn (cảm xúc) [11, 97]. Thơ là cái dư âm
của lời nói, trong khi lòng người cảm xúc với sự vật mà hiện ra ngoài (Chu
Hi), (Dẫn theo [34]). Thơ là sự phân vân giữa âm và nghĩa (P.Valéry), (Dẫn
theo [34]). Văn xuôi thuộc về phía con người, thơ thuộc phe thượng đế
(J.P.Sartre) (Dẫn theo [34]). Còn nữa, Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm
mỹ của nó. Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh [36], v.v
Có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa khác về thơ nhưng chắc chắn vẫn
chưa có tiếng nói cuối cùng. Câu hỏi thơ là gì còn thách thức các nhà nghiên
cứu, các nhà thơ, vẫn là nỗi ám ảnh con người. Bởi vì, thơ là một tổ chức có
trình độ cao của ngôn ngữ, là sự tinh tế của ngôn từ. Thơ trước tiên là cuộc
đời, là hiện thực, là tình cảm của nhà thơ nhưng thơ còn là thơ nữa. Thơ là
nghệ thuật của ngôn từ và những gì không phải là ngôn từ. Văn xuôi mới là
nghệ thuật của ngôn từ. Cái điều sau chỉ có trong thơ, không có trong văn
xuôi. Rất nhiều câu thơ hay chỉ là hay nhờ vào cái tình của người đọc với tác
giả, với toàn bài thơ mà ý nghĩa của câu thơ từ đó được sinh thành. Về điều
này, Crag Powell, nhà thơ, nhà phê bình, bác sĩ tâm lí người Úc cũng xác
nhận: Thơ ca như là ngôn ngữ của vô thức và giấc mơ, bắt người ta từ các

7

kinh nghiệm thuộc về quá trình thứ cấp. Những bài thơ làm chúng ta rung
động một cách sâu xa là những bài thơ dấy lên được nỗi cảm xúc về sự hoà
hợp đã mất này, khi trong giả tưởng những biên giới giữa cái tôi và người

khác trở nên mờ nhạt ” (Dẫn theo [25, 491]).
Hơn nữa, thơ là sự thể hiện tập trung nhất chức năng thẩm mĩ của ngôn
ngữ nhưng thơ lại được sáng tạo trên sự võ đoán của ngôn ngữ. Do đó, một
định nghĩa thơ là gì cũng không thể không rơi vào võ đoán. Kết quả là, đã có
quá nhiều quan niệm, cách định nghĩa về thơ. Những quan niệm về thơ thay
đổi tùy từng nền văn hoá, văn minh, thời đại, xã hội, giai cấp, tâm lí cá nhân,
v.v Người nghiên cứu hay người làm thơ sẽ có những định nghĩa khác nhau
về thơ. Thậm chí, có người cho rằng mỗi bài thơ hay đều đề nghị một định
nghĩa vì vẻ đẹp của bài thơ là tự trị, không chia sẻ. Cũng có người cho rằng,
đi tìm một định nghĩa khái quát là bó chặt thơ vào một hệ thống quy luật. Câu
trả lời thơ là gì không đến từ định nghĩa thơ mà là từ ý thức về cứu cánh của
thơ nói riêng, nghệ thuật nói chung. Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu Đặng
Tiến [24], giới nghiên cứu thế giới hiện nay dường như đồng thuận với quan
niệm về thơ của R.Jakobson (1919): Cách đặt đối tượng vào ngôn từ, vào
khối từ ngữ, tôi gọi đó là thời điểm duy nhất và thiết yếu nhất của thơ, đụng
không những vào lối kết hợp chữ nghĩa mà còn đụng vào cái vỏ của ngôn từ.
Sự liên hợp tự động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa (le sent et le sens) nhanh
chóng hơn thường lệ (Dẫn theo [24, 25]). R. Jakobson còn giải thích thêm
rằng, trong thơ, từ pháp và cú pháp của chúng không phải là những chỉ dẫn
dửng dưng của thực tại, mà chúng có trọng lượng riêng và giá trị nội tại.
Nghĩa là, trong ngôn ngữ thi ca, kí hiệu tự bản thân nó đã hoàn tất một giá trị
độc lập. Về điều này, J.P.Sartre khẳng định thêm: Nhà thơ khước từ sử dụng
ngôn ngữ; sự khước từ sử dụng ngôn ngữ là muốn nói tuyệt đối không coi
ngôn ngữ như một kí hiệu, một công cụ giao tiếp đơn thuần. Nhà thơ ít bận

8

tâm đến phần biểu thị tự vị nhưng nặng lòng đến phần hình dung, đến diện
mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm quá khứ và tương lai của chữ
trong tương quan hữu cơ với câu thơ, bài thơ và lịch sử thơ nói chung. Ở Việt

Nam, nhà thơ Lê Đạt cũng có quan niệm về thơ tương tự khi ông ủng hộ
tuyên ngôn của nhà thơ Pháp gốc Do Thái: Chữ bầu lên nhà thơ. Theo Lê
Đạt: Người làm thơ suốt đời hoạt động trong trạng thái dằng xé căng thẳng
giữa nghĩa và hàm nghĩa, giữa chữ và bóng chữ. Ngôn ngữ thơ được xác lập
ở vùng giáp ranh này. Và mỗi công dân có một dạng vân tay, mỗi nhà thơ thứ
thiệt có một dạng vân chữ [5,134]. Như vậy, nhà thơ phải chấp nhận một thứ
lao động nhọc nhằn, khổ sai do không chịu ăn sẵn ngôn ngữ đã được tiếp thu
từ khế ước xã hội mà phải đi tìm một cách biểu đạt khác, võ đoán về cùng
một vấn đề. Nhà thơ là người đè một ngôn ngữ khác lên tiếng nói sẵn có của
cộng đồng - ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Cũng bàn về thơ, trong công trình
Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã
đưa ra một định nghĩa về thơ: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái
đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ cho chính
hình thức ngôn ngữ này [17, 23]. Nói rằng, hình thức tổ chức ngôn ngữ của
thơ hết sức quái đản là nói trong ngôn ngữ giao tiếp không có tổ chức ngôn
ngữ như thế.
Trong ngôn ngữ hàng ngày, chẳng ai tổ chức ngôn ngữ theo âm tiết,
vần, nhịp, số câu, số chữ, niêm, luật,… như vậy. Một quan niệm về thơ như
thế cũng có thể chấp nhận được; từ đó giúp ta xác định các bình diện của
ngôn ngữ thơ cần tiếp cận và khai thác.
1.1.1.2. Phân biệt thơ với văn xuôi
Vào thập kỉ 80, của thế kỷ XX, ở Pháp khởi sự cuộc tranh cãi giữa thơ
với văn xuôi. Có những nhà thơ khăng khăng coi ngôn ngữ thơ cao hơn ngôn
ngữ văn xuôi. Có những nhà thơ và vài nhà ngữ học trẻ cho rằng, không có

9

thơ, cũng chẳng có văn xuôi mà chỉ có sự đi lại giữa hai thứ. Cuối năm 2000,
tạp chí thơ hàng đầu của Pháp là Láction Poétique (Hành động thơ) ra một số
chuyên đề về thơ/văn xuôi, tập hợp nhiều bài viết của các nhà thơ, nhà văn,

nhà lí luận phê bình, nhà ngữ học xung quanh vấn đề phân biệt thơ và văn
xuôi. Trong bài Văn xuôi/ thơ: cuộc tranh cãi bị xuyên tạc, (Hoàng Hưng
dịch) tác giả Jean – Claude Montel có cái nhìn tổng thuật về cuộc tranh cãi
giữa thơ với văn xuôi: Có nhà nghiên cứu phân biệt thơ với văn xuôi trên ba
bình diện: chủ đề, tiết tấu và nghĩa (…). Văn xuôi phải chịu sự câu thúc của
thời gian (có khởi đầu và kết thúc), không có âm luật và tiết tấu. Còn thơ có
thể vừa là bây giờ vừa là kí ức của ngôn ngữ (…). Chủ đề văn xuôi mô tả,
diễn dịch, phân tích, chia tách, hợp nhất cái thực tại hoặc thông qua các nhân
vật, có hoặc không có câu chuyện. Chủ đề thơ được thoát ra khỏi cái thường
ngày, trong mọi trường hợp nó vượt ra ngoài sự tranh chấp sống / chết, thành /
bại, hiện / biến (…). Trong khi, thơ áp đặt một trải nghiệm độc nhất và chưa
từng có (không đầu không cuối) thì văn xuôi không thể trốn tránh sự phán
đoán đồng thời của cái biểu tượng và cái tưởng tượng, bởi vì, điều mà văn
xuôi tiến tới bao giờ cũng (đã) xảy ra ít nhất một lần. Nhà thơ đương đại hàng
đầu Pháp Jacques Roubaud có nói: Thơ không nói gì hết trong khi văn xuôi
nói một cái gì đấy (http://www. thotre.com, 17/5/2008). Cuộc tranh luận ở
Pháp, về cơ bản đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt giữa thơ và văn xuôi. Dĩ nhiên,
thơ hiện đại đã và đang giải thoát khỏi những ràng buộc về thể thức, thi luật
cố định. Địa hạt thơ đương đại được nới rộng đường biên qua thơ tự do, thơ
văn xuôi, thơ hậu hiện đại, v.v Thế nhưng, thơ Haicu ở Nhật Bản không phải
là văn xuôi cắt nhỏ và văn xuôi không phải là thơ bỏ vần. Thơ vẫn mãi mãi là
thơ, khác văn xuôi. Vậy nên, chúng ta vẫn phải tiếp tục phân biệt thơ với văn
xuôi. Theo chúng tôi, có thể có nhiều khía cạnh để phân biệt thơ với văn xuôi.
Trước hết, các nhà văn, nhà thơ tư duy trên chất liệu ngôn ngữ là khác nhau.

10
Trong văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ cùng một loạt giống nhau được tập hợp
nhờ thao tác lựa chọn thông qua mối quan hệ liên tưởng, hay nói cách khác,
trong cùng một hệ hình. Nhà văn có thể chọn bất kì đơn vị nào trong mối
quan hệ nào trong mỗi hệ hình rồi kết hợp với nhau để tạo nên thông báo. Lựa

chọn đơn vị nào trong từng hệ hình cũng được nhưng không được phép lặp
lại. Đấy chính là nguyên lí làm việc của văn xuôi, làm việc bằng thao tác kết
hợp. Do đó, các thông báo trong văn xuôi bao giờ cũng dùng để nhắc gợi đến
ngữ cảnh chứ hoàn toàn không phải để giải thích các đơn vị trong mỗi ngôn
ngữ. Trong văn xuôi, lặp là điều tối kị. Nhưng chính điều tối kị đó trong văn
xuôi lại là thủ pháp làm việc của thơ. Trong thơ, tính tương đối của các đơn vị
ngôn ngữ lại được dùng để xây dựng các đơn vị thông báo. Trong thơ, người
ta chấp nhận từ điệp âm (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu), điệp từ, điệp
câu,… tức là, khai thác triệt để thủ pháp lặp lại các đơn vị ngôn ngữ. Các nhà
thơ đã tư duy trên chất liệu ngôn ngữ một cách khá đặc thù, hình thành các hệ
hình, rồi từ các hệ hình xây dựng thành chiết đoạn. Cứ như thế, các đơn vị
ngôn ngữ trong thơ chồng xếp lên nhau, thành nhiều tầng trên một bề mặt.
Trong thơ, sự tương đương của các đơn vị ngôn ngữ làm nên chiết đoạn
tạo thành thông báo bao giờ cũng bao hàm một sự tương đương về ý nghĩa.
Nghĩa là, sức mạnh của cơ cấu lặp lại, của kiến trúc song song trong thơ chính
là ở chỗ biểu thị một sự láy lại, song song trong tư tưởng.
Như vậy, trong thơ, chức năng mĩ học chiếm ưu thế nhưng không loại
trừ chức năng giao tiếp nên đã làm cho thông báo trở nên đa nghĩa, mập mờ,
có tính chất nước đôi. Thơ do vậy là ý tại ngôn ngoại, là hàm súc vô cùng. Vì
sao văn xuôi là ý tại ngôn tại còn thơ là ý tại ngôn ngoại, là phải hàm súc đa
nghĩa? Văn xuôi phải xây dựng nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh điển
hình nên phải miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật, bối cảnh xã hội,… nghĩa
là phải cụ thể, chi tiết nên một số câu chữ có thể giãn ra hay co lại là tuỳ ý đồ

11
tác giả nhưng nhìn chung chúng không cô đúc như ngôn từ thi ca. Khác với
văn xuôi, thơ chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện
cái vô hạn của cuộc sống cũng như những tâm sự thầm kín trong đời sống nội
tâm của con người. Do đó, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm
và giàu sức tưởng tượng. Đó là một ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, giàu nhạc

điệu. Nó biến hóa hết sức kì ảo, lung linh, bất ngờ, thú vị. Thơ là nghệ thuật
của ngôn từ và những gì không phải là ngôn từ (chẳng hạn, thơ thị giác). Văn
xuôi mới là nghệ thuật của ngôn từ. Thơ ca như là ngôn ngữ của vô thức và
giấc mơ, bắt nguồn từ các kinh nghiệm thuộc quá trình sơ cấp và gần gũi với
sự hòa hợp nguyên sơ của tình mẫu tử hơn là ngôn ngữ văn xuôi vốn thuộc
quá trình thứ cấp (Crag Powell), (Dẫn theo [25,491]). Thơ là cái nhặt được
khi ta quậy vào đáy ao vô thức, bụi bùn lắng xuống và may thay có một cái gì
đó lấp lánh chiếu sáng với cách thế một vì sao rơi (Nam Dao), (Dẫn theo [25,
73]). Thơ là tiếng lòng được cất lên từ những ám ảnh chìm sâu trong vô thức
[38].
Nếu ngôn ngữ văn xuôi là liền mạch thì ngôn ngữ thơ bao giờ cũng
chia cắt thành những đơn vị tương ứng với nhau. Việc tổ chức ngôn ngữ thơ
bao giờ cũng theo những quy luật tuần hoàn âm thanh, trong đó luôn luôn đề
ra sự chia cắt thành những vế tương đương. Cách tổ chức thơ có ưu thế hơn
văn xuôi bởi tính chắp khúc của nó. Một bài thơ được chia thành từng đoạn,
mỗi đoạn chia ra thành từng khổ, mỗi khổ có một số câu như nhau, mỗi câu
có một số chữ như nhau; các chữ này được bố trí theo một mô hình về thanh
điệu, trường độ, số lượng âm tiết; mỗi câu thơ đều có sự cắt mạch thành các
vế tương đương tạo nên tiết tấu, nhạc điệu. Như vậy, thơ có một kiến trúc
hoàn hảo về ngôn ngữ mà văn xuôi không làm như thế. Mặt khác, nội dung
thông báo của văn xuôi là nội dung do cú pháp đem lại. Còn ngữ nghĩa của
thơ, ngoài nội dung thông báo còn có những ngữ nghĩa khác. Nghĩa thông báo

12
của thơ khác nghĩa thông báo của văn xuôi. Câu văn xuôi chứa đựng một
thông báo cá biệt, hạn chế về địa điểm, đối tượng, thời gian. Một thông báo
của thơ là phi thời gian, phi không gian, là không có giới hạn cụ thể. Do đó,
câu thơ nào cũng đa nghĩa, cũng chứa đựng những nỗi niềm, những ám ảnh
buộc người đọc phải suy nghĩ, phải cộng cảm bằng sự trải nghiệm cá nhân.
Chính vì vậy, thơ là nơi tập trung nhiều cấu trúc mang tính ngoại lệ, bất quy

tắc. Về cơ bản, ngữ pháp của thơ khác với ngữ pháp điển phạm của văn xuôi.
Còn nữa, khác với văn xuôi, thơ là một cấu trúc đầy nhạc tính. Thơ có
thể bỏ vần, không chặt chẽ về bằng trắc nhưng thơ không thể bỏ được nhịp
điệu. Nhạc tính trong thơ có thể thay đổi và có thể khác đi nhưng nhịp điệu thì
không thể mất. Nhịp điệu là phần nội tại của thơ, của bài thơ, của nhà thơ.
Mỗi nhà thơ chính danh phải có một nhịp điệu thơ của riêng mình. Nhịp điệu
làm nên sức ngân vang cho thơ, tạo sự ám ảnh cho người đọc và gợi tiếng
đồng vọng của những tiếng lòng.
1.1.2. Các bình diện của ngôn ngữ thơ
1.1.2.1. Bình diện ngữ âm
Theo R. Jakobson: Chức năng thi ca đem nguyên lí tương đương của
trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp. Tức là các yếu tố đồng vị trên trục tuyển
lựa (hệ hình) có thể được xuất hiện trong một thế tương quan nhất định trên
trục kết hợp (cú đoạn) tạo ra những hình tượng âm thanh lặp lại những cấu
trúc ngữ âm mang tính biểu trưng [36]. Dĩ nhiên, nếu quy các yếu tố như khổ
thơ, sự điệp âm, vần thơ, nhịp điệu,… vào mỗi một bình diện âm thanh thì
chúng ta sẽ rơi vào tình trạng suy lí tư biện một cách không có căn cứ. Việc
chiếu nguyên lí tương đương lên chuỗi kế tiếp có một ý nghĩa rộng hơn và sâu
hơn rất nhiều. Nó phải được hiểu như công thức của P.Valery: Thơ là sự phân
vân giữa âm và nghĩa. Nhưng, để nhận diện các mặt của ngôn ngữ thơ, chúng

13
ta tạm trừu tượng hoá để hình dung các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp
trong ngôn ngữ thơ.
Trước hết, thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt mang thuộc tính
thẩm mĩ về ngữ âm. Nói đến thơ là nói đến các yếu tố nằm trong sự vận dụng
nghệ thuật hình thức âm thanh ngôn ngữ. Đó là sự hoà phối về âm thanh, là
ngắt dòng, ngắt nhịp, là sự hiệp vần. Thơ căn bản khác với văn xuôi ở tính
nhạc nên các yếu tố ngữ âm trong thơ là hết sức quan trọng. Các đơn vị âm
thanh như thanh điệu, nguyên âm, phụ âm cùng với các thuộc tính âm thanh

như cao độ, cường độ, trường độ góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ. Tiếng
Việt có số lượng thanh điệu phong phú (6 thanh); các thanh có phẩm chất về
âm vực (cao / thấp) và đường nét (bằng phẳng /gãy); có số lượng nguyên âm
và phụ âm lớn (14 nguyên âm, 23 phụ âm), được khai thác và tổ chức trong
thơ nhằm tạo nên âm hưởng, tiết tấu, nhạc điệu cho thơ, khi du dương trầm
bổng, khi dìu dặt ngân nga, khi dào dạt dồn dập. Khi khai thác nhạc tính trong
thơ, ta cần chú ý đến những sự đối lập sau: đối lập về trầm bổng, khép / mở
của các nguyên âm làm đỉnh âm tiết; đối lập về tắc - kêu, tắc - điếc giữa hai
dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc - vô thanh trong các âm cuối kết thúc vần; đối
lập cao thấp, bằng / trắc của các thanh điệu.
Ngoài việc tổ chức các đơn vị âm thanh theo sự đối lập, vần và nhịp thơ
cũng góp phần quan trọng tạo nên nhạc tính cho thơ. Phát ngôn bao giờ cũng
phải được thể hiện bằng một ngữ điệu. Mỗi dòng thơ, câu thơ chứa trong bản
thân nó một loại ngữ điệu đặc biệt, người ta gọi đó là nhạc thơ. Khi nhạc thơ
của một thể thơ đạt đến tính ổn định và làm nên nét khác biệt thì chúng trở
thành âm luật của thể thơ đó. Nhạc thơ được tạo nên bởi ba yếu tố chính là âm
điệu, vần điệu và nhịp điệu. Tùy thuộc từng bài thơ cụ thể mà một trong ba
yếu tố đó có vai trò nổi bật hơn. Trong bất cứ bài thơ nào, vai trò của ba yếu
tố này cùng được xác lập thì thi phẩm sẽ giàu nhạc điệu, ấn tượng ngữ nghĩa

14
càng phụ thuộc nhiều hơn vào ấn tượng ngữ âm. Về âm điệu, tính đối lập của
âm tiết tiếng Việt được quy định bởi các thành phần cấu tạo nên nó chứ không
phải đơn vị nào khác, là cơ sở tạo nên âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt.
Âm điệu là một khái niệm được xác lập trong thế tương quan với vần điệu,
nhịp điệu và thanh điệu (tức sự phối thanh). Âm điệu còn có thể được hiểu là
sự hoà âm được tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện giữa các đơn vị âm thanh
(nguyên âm, phụ âm, thanh điệu) có những phẩm chất ngữ âm tương đồng và
khác biệt trên trục tuyến tính. Về vần điệu, đây là khái niệm chưa có tính ổn
định cao. Vần là yếu tố lặp lại của một bộ phận âm tiết theo một vị trí nhất

định trong dòng thơ (câu thơ) có chức năng tổ chức, liên kết các câu thơ
(dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ. Có thể hình dung Vần
như sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau, do đó giúp người đọc được
thuận miệng, người nghe được thuận tai và làm cho người nghe dễ thuộc, dễ
nhớ [4, 21-22]. Vần là yếu tố quan trọng tạo nên sự hòa âm giữa các câu thơ.
Về nhịp điệu, có thể hiểu nhịp điệu là cái được nhận thức thông qua toàn bộ
sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những
chỗ ngừng nghỉ, chỗ ngắt hơi trên những đơn vị cơ bản như câu thơ (dòng
thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ. Yếu tố tạo nên nhịp điệu là những chỗ
ngừng nghỉ trong sự phân bố mau thưa theo sự chế định của thể thơ hoặc sự
biến thiên đa dạng của cảm xúc, thi hứng. Cách ngắt nhịp, tạo nhịp trong thơ
đa dạng, muôn màu muôn vẻ, tùy câu, tùy khổ, tùy bài thơ cụ thể. Nhịp là yếu
tố cơ bản, là xương sống của bài thơ và là tiền đề cho hiện tượng hiệp vần
trong thơ.
1.1.2.2. Bình diện ngữ nghĩa
Trong thơ, ngôn ngữ cô đọng, từ ngữ và hình ảnh súc tích, đa nghĩa.
Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ đều đã trải qua sự cân nhắc lựa chọn của tác
giả và được đặt vào những vị trí nhất định. Nhà thơ phải chấp nhận một thứ

15
lao động nhọc nhằn, khổ sai vì Thơ là một lạng cảm xúc cộng với một tạ mồ
hôi [5, 110]. Và nhà thơ phải một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh
đồng giấy, đổ bát mồ hôi lấy từng hạt chữ [5, 118]. Nhà thơ Lê Đạt tự nhận
mình là phu chữ, bởi theo ông: Bất cứ một chữ nào cũng phải có phần ngày
của kí hiệu và phần đêm của sự vật. Bóng chữ có thể coi là phần tiền kiếp
không được hoá giải của chữ. Như bóng con thuyền Trương Chi thiếu nợ hò
khoan mãi lòng chén nước Mị Nương [5, 13]. Chữ hay bóng chữ mà Lê Đạt
nói ở đây là các đơn vị từ ngữ. Nhưng do thơ là ngôn ngữ trong chức năng
thẩm mĩ của nó (R.Jakobson) nên các từ ngữ khi đi vào thơ và kết hợp với
nhau thì tính võ đoán của ngôn ngữ bị phá vỡ, không còn nét nghĩa nguyên

trạng nữa. Một thực tại mới đã được hiện ra. Về điều này, chính R.Jakobson
cũng đã xác nhận: Trong ngôn ngữ thi ca, kí hiệu tự bản thân nó đã hoàn tất
một giá trị độc lập (Dẫn theo [24]). Cũng vậy, khi J.P.Sartre khẳng định nhà
thơ khước từ sử dụng ngôn ngữ là ý muốn nói tuyệt đối không coi ngôn ngữ
như một kí hiệu, một công cụ giao tiếp đơn thuần. Nhà thơ ít quan tâm đến
phần biểu thị tự vị của chữ mà chủ yếu quan tâm đến phần hình dung, đến
diện mạo, âm hưởng, độ vang vọng, sự gợi cảm quá khứ và tương lai của chữ
trong quan hệ hữu cơ với câu thơ, với bài thơ. Chữ dùng trong thơ là chữ
Chẳng mơ gác tía, lọng vàng/ Chỉ mơ một chữ xốn xang hồn người (Thơ Bùi
Minh Quốc).
Không phải là thơ không cần ý tưởng. Nhưng cái ý tưởng hay cảm xúc
cũng như sự quan sát khách quan của nhà thơ phải trở thành máu huyết của
mình. Nhà thơ phải sống với nó mỗi ngày, rồi nó tự bật ra, thơ tự nhiên bật ra
thôi. Muốn thế, nhà thơ phải sống với chữ nghĩa, phải ăn nằm với chữ
(Dương Tường) để rồi chữ bầu nên nhà thơ. Theo Hoàng Cầm: Thơ tôi không
có thông điệp. Không hề có có ý định diễn đạt một ý tưởng ra thành thơ (….).
Các chữ bao giờ cũng bật ra từ tâm linh, có khi đi trước nghĩa của chúng (

16
….). Nhưng nếu coi thông điệp là những ý nghĩa của bài thơ, người đọc nhận
ra mỗi người một cách khác nhau, thì tất nhiên, bài thơ nào cũng có thông
điệp cả (Dẫn theo [25, 48]). Khi các chữ của nhà thơ được viết ra từ những
rung động của tâm hồn, từ nhịp đập của trái tim thì cũng làm cho trái tim
người đọc rung động theo. Như vậy, thơ không phải là có sẵn ý nghĩa (đã
nghĩa, theo cách nói của Dương Tường), thơ trước hết là sự rung động. Nó
còn đi trước cả ngôn ngữ biểu đạt rồi trở thành một với nó. Nhà thơ Đỗ
Quyên cho rằng: Rất nhiều câu thơ hay là “hay” nhờ vào cái tình của người
đọc với tác giả, với toàn bài thơ mà câu thơ từ đó được sinh thành (Dẫn theo
[25, 323-324]). Nói khác đi, nếu coi mỗi bài thơ là một từ vựng (vocabulaire)
tức là cái biểu đạt để định danh cái được biểu đạt thì tính cách võ đoán của

mỗi từ vựng – thơ đó là tùy thuộc vào tiếng lòng của nhà thơ. Như vậy, ngữ
nghĩa trong thơ phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong văn xuôi và có
sự khác biệt với ngữ nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Ngữ nghĩa và
ngữ âm là hai mặt cơ bản cấu thành tác phẩm thi ca. Dù âm thanh và ý nghĩa
trong thơ được nghiên cứu một cách cô lập thì hai bình diện này bao giờ cũng
được bao hàm một cách tất yếu. Bởi vì, theo R. Jacobson: Sự tương đồng giữa
các âm thanh được chiếu lên chuỗi tiết tấu như là nguyên lí cấu thành nó thế
nào cũng bao hàm tính tương đồng ngữ nghĩa [37].
1.1.2.3. Bình diện ngữ pháp
Trong ngôn ngữ thơ, nếu như bình diện ngữ âm tương liên với bình
diện ngữ nghĩa thì bình diện ngữ âm cũng có quan hệ với ngữ pháp. Sự lặp lại
một hình thức ngữ pháp (figure grammaticale) cùng với sự lặp lại một hình
thức ngữ âm (figure phonique) là nguyên tắc cấu tạo của một tác phẩm thơ.
Đôi khi, những tương phản trên bình diện tổ chức ngữ pháp đã tạo áp lực đối
với việc phân chia bài thơ thành những khổ thơ hoặc những phần của khổ thơ
như câu thơ (dòng thơ).

17
Về cơ bản, ngữ pháp của thơ có cơ sở từ ngữ pháp điển phạm của văn
xuôi nhưng được biến đổi linh hoạt. Ngữ pháp thơ là ngữ pháp tiếng lòng và
kiểu ngữ pháp này cùng với văn hóa của nhà thơ làm nên giọng điệu hay
phong cách riêng. Mỗi nhà thơ đích thực có một ngữ pháp thơ của riêng mình.
Về phương diện ngữ pháp, câu thơ, dòng thơ không hoàn toàn trùng
nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, ngược lại, cũng có những
dòng thơ chứa nhiều câu thơ. Nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu đặc biệt
về cú pháp như đảo ngữ, tách câu, câu vắt dòng, câu trùng điệp,…mà không
làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận văn bản. Trái lại, chính những kết hợp
đặc biệt về cú pháp lại tạo nên những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn từ thi
ca. Các kiểu câu dặc biệt về cú pháp khi được sử dụng sẽ chuyển tải những
trạng thái tinh tế, bí ẩn trong thế giới nội tâm con người, giúp nhà thơ diễn đạt

được những thành phần ngữ nghĩa đa dạng trong sự hữu hạn về số lượng câu
chữ.
Tóm lại, qua ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, ta thấy ngôn
ngữ thơ là thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù. Qua ba bình diện này, chính các
nhà thơ đã đem lại cho dân tộc mình một ngôn ngữ thơ sinh động và mới mẻ.
Nói như Hêghen thì Nhà thơ là người đầu tiên đã làm cho dân tộc mình mở
miệng và thiết lập mối quan hệ giữa biểu tượng và ngôn ngữ (Dẫn theo [32]).
1.1.3. Ngôn ngữ thơ với quá trình vận động thể loại
Đặc trưng thể loại quy chiếu đặc trưng ngôn ngữ cho nên cách tối ưu
trong việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ thơ là việc truy tìm quá trình vận
động tạo lập các thể loại thơ. Theo Nguyễn Phan Cảnh [2], lí thuyết trường
nét dư và cơ chế ngâm thơ hé lộ cách thức vận động ngôn ngữ trong quá trình
hình thành đặc trưng thể loại. Dựa vào những biểu hiện về ngữ đoạn được
đánh dấu bằng hiện tượng gieo vần, người ta cho rằng vận động tạo vần chính
là khâu cơ bản nhất của quá trình hình thành thể thơ. Mỗi thể thơ có một kiểu

18
hiệp vần trong những ngữ đoạn dài / ngắn đặc trưng. Dĩ nhiên, nhận diện một
thể thơ từ các dấu hiệu hiệp vần trong một số trường hợp là việc khó khăn.
Thể thơ hình thành từ việc chọn lọc tự nhiên của lời nói dân tộc. Mỗi
dân tộc, bằng ngôn ngữ riêng sáng tạo ra thơ của dân tộc mình làm nên thơ
truyền thống. Đó là sự vận động trong quan hệ nội tại bản thân của cấu trúc
ngôn ngữ dưới sự điều khiển của tâm thức cộng đồng. Thơ Việt có thể từ 2
tiếng đến 12 tiếng mà đồng dao hay thơ lục bát là những “đặc sản” đáng tự
hào. Những thể thơ quen thuộc của người Việt là lục bát, song thất lục bát,
bốn tiếng, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, v.v Một bài thơ được tạo lập theo
một thể nào đó bắt nguồn từ cảm thức ngôn ngữ. Quá trình này, vừa phụ
thuộc vào tâm lí lứa tuổi, vốn văn hoá, vừa phụ thuộc vào năng lực tư duy
nghệ thuật của nhà thơ. Khi yếu tố tâm lí đóng vai trò chủ đạo thì thơ nghiêng
về cảm xúc. Ngược lại, khi lí trí, trí tuệ là chính, ta có thơ trí tuệ, thơ logic.

Tâm lí lứa tuổi, văn hoá và năng lực tư duy nghệ thuật chi phối tư duy ngôn
ngữ, làm cơ sở lựa chọn thể thơ cho mỗi nhà thơ. Thơ 5 tiếng là hình thức phổ
biến của vè, đơn giản về ngữ âm nên thuận lợi cho việc ứng tác. Các thể thơ
từ 2 tiếng đến 5 tiếng, do số lượng các đơn vị mang nghĩa ít nên phù hợp với
sự tiếp nhận của người bình dân. Thơ 6 tiếng phù hợp với sự đối xứng, phù
hợp với kiểu tư duy logic nên là thể thơ truyền thống của tiếng Việt. Thơ 7
tiếng có lai lịch từ Đường luật cũng mang tính hàn lâm cao, có tính khuôn
mẫu cả về âm thanh và ý nghĩa, ngôn ngữ thơ trong sáng. Thơ 8 tiếng gần với
thơ tự do, có sự phức hợp mới trong cấu trúc ngữ âm và có tính chất đăng đối
chứa đựng lượng thông tin cao. Thơ tự do là bước đột phá mạnh mẽ nhất của
thơ tiếng Việt, không bị gò bó về thể thức, niêm luật, số câu chữ, v.v Còn thể
thơ lục bát có phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt, kết tụ tinh hoa văn hoá và ngôn
ngữ của dân tộc. Với lối hiệp vần lưng và nhịp chẵn làm nên tính liền mạch về
điệu tính, lục bát là điệu tâm hồn của dân tộc. Thơ lục bát, thơ 4 tiếng, thơ 8

×