Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà thịt ở các hộ nông dân tại huyện đức trọng tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.04 KB, 91 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THÁI BẮC



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN
TẠI HUYỆN ðỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ðỒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI , 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THÁI BẮC


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN
TẠI HUYỆN ðỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ðỒNG




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60 62 01 15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN





HÀ NỘI , 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 18 tháng 08 năm 2013
Người cam ñoan


Nguyễn Thái Bắc


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii

LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự ñộng viên giúp
ñỡ của các tổ chức tập thể, gia ñình, bạn bè.
Qua ñây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc ñến các thầy cô giáo
Trường ðHNN Hà Nội nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong
Bộ môn Phân tích ñịnh lượng, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng
ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường. ðặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Nguyễn Hữu Ngoan, người ñã trực

tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏlòng cảm ơn tới UBND huyện ðức Trọng, Ban quản lý dự
án Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP tỉnh Lâm ðồng ñã tạo ñiều
kiện cho tôi nghiên cứu thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè và những
người thân ñã ñộng viên, khích lệ và giúp ñỡ tôi hoàn thành khoá học và thực
hiện ñề tài.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong ñược sự ñộng viên, ñóng
góp ý kiến của thầy cô, gia ñình, bạn bè.
Hà nội, ngày 18 tháng 08 năm 2013
Học viên


Nguyễn Thái Bắc

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

I. ðẶT VẤN ðỀ 1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.1.1 Rủi ro 4

2.1.1.2 Khái niệm rủi ro và không chắc chắn trong nông nghiệp 6

2.1.2 Rủi ro trong nông nghiệp 10

2.1.3 Phân loại rủi ro 18


2.1.4 Quản trị rủi ro trong nông nghiệp 22

2.1.5Biện pháp hạn chế rủi ro cho nông dân 25

2.2 Cơ sở thực tiễn 25

2.2.1 Rủi ro và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà ở một số nước trên thế giới 25

2.2.2 Rủi ro và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà ở Việt Nam 27

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 30

III - ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PPNC 31

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 31

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

3.2.1 Các phương pháp thu thập và phân tích 35

3.2.1.2 Phương pháp phân tích rủi ro 37


3.2.1.3 Phương pháp đánh giá rủi ro 38

3.2.1.4 Phương pháp phân tích khác 39

3.2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 39

IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

4.1 Thực trạng chăn nuôi gà và rủi ro trong chăn nuôi gà tại huyện Đức Trọng 42

4.1.1 Khái quát tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Đức Trọng 42

4.1.2 Thực trạng chăn nuôi gà thịt trong các hộ nông dân điều tra 43

4.2 Giải pháp hạn chế rủi ro cho hộ nông dân nuôi gà thịt tại huyện Đức Trọng 66

4.2.1 Nhóm giải pháp 1: Nhóm giải pháp về kỹ thuật 66

4.2.2 Nhóm giải pháp 2: Nhóm giải pháp về thị trường 69

4.2.3 Nhóm giải pháp 3: Nhóm giải pháp về tài chính 70

4.2.4 Tiếp cận bảo hiểm nông nghiệp 73

V – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

5.1 Kết luận 74

5.2 Kiến nghị 75


5.2.1 Đối với nhà nước 75

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 76

5.2.3 Đối với hộ nông dân 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ chế và công cụ ứng phó rủi ro 13
Bảng 2: Rủi ro trong chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi theo hợp đồng 16
Bảng 3 Tình hình dân số lao động của huyện Đức Trọng 33
Bảng 4 Tình hình sử dụng đất tại huyện Đức Trọng 35
Bảng 5 Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Đức Trọng 42
Bảng 6 Đặc điểm nguồn lực của hộ 44
Bảng 7 Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra 45
Bảng 8 Tình hình rủi ro từ dịch bệnh trong các hộ chăn nuôi gà thịt 48
Bảng 9 Thiệt hại trong chăn nuôi gà khi gặp phải dịch bệnh 50
Bảng 10 Giống gà và chuồng trại chăn nuôi ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ
chăn nuôi 51
Bảng 11 Giá cả và thị trường ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ 53
Bảng 12 Rủi ro tín dụng trong chăn nuôi gà thịt tại các hộ điều tra 54
Bảng 13 Rủi ro thể chế trong chăn nuôi gà của các hộ nông dân 55
Bảng 14 Tổng hợp tác động của các loại rủi ro đến nông hộ 56
Bảng 15 Nguồn giống gà tại địa phương tại hộ nông dân 60
Bảng 16 Đánh giá chất lượng trang thiết bị, công trình của các hộ dân 61

Bảng 17 Tình hình tham gia tập huấn, ứng dụng VAC 62
Bảng 18Khả năng áp dụng kỹ thuật mới trong CN gà của các hộ điều tra 63
Bảng 19 Nguồn thông tin thị trường chính của hộ nông dân tại điểm nghiên cứu 64
Bảng 20 Nguồn vay vốn của hộ điều tra 65


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/
ký hiệu
Cụm từ ñầy ñủ
IPSARD Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp
Nông thôn
DFID Bộ phát triển quốc tế
SX Sản xuất
TB Trung bình
WB Ngân hàng thế giới
CN Chăn nuôi
KN Khuyến Nông
VN Việt Nam
TG Thế giới
LIFSAP Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm
PTNT Phát triển Nông thôn
NN Nông nghiệp
HTX Hợp tác xã




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

I. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, chăn nuôi đang chiếm tỷ trọng
khoảng 26,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, với giá trị sản xuất năm 2011
lên tới 206794,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, do mang đầy đủ đặc tính của sản xuất
nông nghiệp nên ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn ngay từ khâu sản
xuất cho đến khâu tiêu thụ; ứng xử của hộ nông dân trong chăn nuôi chưa cao
dẫn tới quyết định thiếu chính xác do sự hạn chế của nhiều yếu tố như: trình
độ kĩ thuật chưa cao, thiếu vốn sản xuất, tư duy chưa đổi mới…
Trong ngành chăn nuôi, nuôi gà thịt hiện đang rất phát triển, tuy nhiên
các hộ nông dân nuôi gà thịt gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định mỗi
khi có biến động xảy ra. Ví dụ như, nên bán tháo đàn gà thịt hay vẫn giữ nuôi
khi dịch bệnh lây lan; nên hay không tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi khi giá
thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng trong khi giá đầu ra còn bấp bênh; kĩ thuật
chăn nuôi thấp khiến người dân gặp khó khăn khi phát hiện gà thịt mắc bệnh,
không biết cách chữa trị; vấn đề muốn tăng quy mô nhưng thiếu vốn, lãi suất
vay cao…
Trước những khó khăn mà các hộ chăn nuôi gà đang gặp phải, Nhà
nước đã và đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hộ nông dân nuôi gà thịt về
khuyến nông, vốn, kỹ thuật, giống, thị trường, tiêm vắc xin phòng và chữa
bệnh… Tuy nhiên những biện pháp này chỉ khắc phục được một phần rủi ro
mà người dân gặp phải, và nó thường mang tính khắc phục bị động hơn là chủ
động phòng chống ngay từ ban đầu, phần lớn người dân phải dựa vào chính
sức lực của mình để đối phó với rủi ro.
Huyện Đức Trọng là một trong những huyện chăn nuôi gà thịt lớn
của tỉnh Lâm Đồng, quy mô toàn đàn năm 2012 là 327400 con, chiếm 17,9%


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

tổng đàn gà của tỉnh. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong 5
năm qua, dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung xảy ra liên tiếp từ những năm
2008 đến 2012; lãi suất tín dụng cao, nguồn vốn vay ngày càng khó tiếp
cận…Ở các quy mô khác nhau thì mức độ ảnh hưởng và ứng xử của người
dân cũng khác nhau. Những khó khăn trên gây nên nhiều rủi ro và ảnh hưởng
lớn đến doanh thu và các quyết định trong chăn nuôi của các hộ nông dân
chăn nuôi trong địa bàn huyện.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà thịt ở các hộ
nông dân tại Huyện ðức Trọng – tỉnh Lâm ðồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà thịt ở các hộ
nông dân tại huyện Đức Trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và giải pháp hạn
chế rủi ro trong chăn nuôi.
- Phân tích thực trạng các giải pháp hạn chế rủi ro của các hộ nông dân
chăn nuôi gà thịt ở huyện Đức Trọng.
- Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro cho hộ nông dân chăn nuôi
gà thịt áp dụng tại huyện Đức Trọng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

• Giải pháp hạn chế rủi ro là gì và hiện nay đã có những giải pháp nào
nhằm hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà thịt? Những hạn chế của giải pháp đó?
• Các loại rủi ro mà hộ nông dân gặp phải là gì? Nguyên nhân nào dẫn
đến các loại rủ ro đó? Thiệt hại là bao nhiêu?
• Các giải pháp mà hộ nông dân chăn nuôi gà thịt thường sử dụng khi
đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi gà thịt là gì? Giải pháp phù hợp?
Chúng tôi sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi này trong nghiên cứu sau đây.
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gà thịt ở hộ nông dân
trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt không gian: Do đặc điểm về thời gian và địa bàn
cũng như đặc tính của đề tài, nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn huyện Đức
Trọng với 2 xã có số hộ nông dân nuôi gà thịt nhiều nhất là Thị trấn Liên
Nghĩa và xã Bình Thạnh.
- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu rủi ro trong 3 năm gần đây,
gồm năm 2009– 2012. Chủ yếu nghiên cứu năm 2012để thu thập những thông tin
cần thiết.
- Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu tập trung vào những rủi ro gây
thiệt hại về mặt kinh tế để có thể đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm hạn
chế những rủi ro mà hộ nông dân nuôi gà thịt gặp phải.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Rủi ro
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các hộ nông dân là thường
xuyên gặp rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Rủi ro sẽ
tác động trực tiếp đến quyết định của người nông dân, chính vì vậy nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Vì thế, vấn đề rủi ro trong
chăn nuôi ngày càng trở thành một vấn đề đáng quan tâm của xã hội nói
chung và ngành chăn nuôi nói riêng, đặc biệt là các hộ nông dân. Khái niệm
rủi ro trong phân tích kinh tế được dùng để đề cập tới tình trạng một quyết
định có thể có nhiều kết quả với các khả năng khác nhau. Tuy nhiên khái
niệm này còn đượcđịnh nghĩa theo nhiều khái niệm khác nhau, về cơ bản có
thể chia làm hai trường phái: trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường
phái tiêu cực) và trường phái trung hòa.
Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực)
Theo cách nghĩ truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn đề
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Theo trường phái này có nhiều
định nghĩa như:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến” (Từ điển tiếng
Việt 1995)
- “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may (Từ điển từ và ngữ Việt
Nam năm 1998)
- “Rủi ro là gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…” (Từ điển
Oxford)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

- Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất
trắc gây ra mất mát, hư hại” hay “rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự
khó khăn hoặc điều không chắc chắn”…

- Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự
tổn thất về tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự
kiến”.
- Hoặc “Rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”
Trường phái trung hòa: Theo trường phái này có một số định nghĩa như
sau:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight)
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến sự xuất hiện những biến đổi
không mong đợi” (Allan Willett).
- “Rủi ro là một tổng hợp ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất” (Irving Preffer).
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”.
- Theo C. Arthur William, Jr.Micheal L.Smith đã viết: “Rủi ro là những
biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi
hoạt động của con người, khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính
xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ rủi ro có thể
xảy ra bất cứ khi nào, một hành động dẫn đến khả năng hoặc mất không thể
đoán trước.
Đào Thế Tuấn (1997) đã nhận định về rủi ro nghiêng về trường phái
trung hòa. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó liên quan đến việc
xuất hiện những biến cố không mong đợi. Đó là sự biến động tiềm ẩn ở những
kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người.
Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào
một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể dự đoán trước.

Phạm Văn Minh (2007) đã đưa ra định nghĩa về rủi ro đó là một tình
huống trong đó một quyết định có thể có nhiều hơn một kết quả, người ra
quyết định biết tất cả các kết quả và xác suất xảy ra các kết quả đó.
Như vậy theo các quan điểm này thì rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được. Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau khi nhìn nhận về rủi
ro, điều này có thể hiểu là do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực
của sản xuất và đời sống ở mỗi thời điểm xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, do rủi ro
xảy ra nhiều lần trong đời sống của con người cho nên những bất trắc xảy ra
thì có thể đo lường được chúng.
Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng bất kể nguyên nhân gì, khi
xảy ra rủi ro thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như
mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung. Trong nghiên cứu của chúng tôi
chủ yếu là nhìn nhận rủi ro theo trường phái truyền thống, bởi vì với nông hộ
thì họ quan niệm rủi ro tức là sự không may, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế
của họ. Hơn nữa với nông dân cũng không có những ghi chép liên tục về các
sự kiện đã xảy ra nên khó có thể tính ra xác suất chính xác.
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro và không chắc chắn trong nông nghiệp
Theo Phạm Thị Mỹ Dung (2002) có thể hiểu sự không chắc chắn là các
tình trạng không thể gắn xác suất với việc xảy ra các sự kiện. Sự không chắc
chắn đề cập theo ý nghĩa mô tả đặc điểm môi trường kinh tế mà các nông hộ
phải đương đầu. Sự không chắc chắn chỉ được xem như là một vấn đề đối với
sản xuất nông nghiệp hơn là các ngành khác và được thể hiện trên các dạng
chủ yếu sau:
Sự không chắc chắn về sản lượng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải thiên tai.

Thiên tai là những tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp mà khó có
thể dự đoán được như sâu bệnh, lũ lụt, nắng hạn… Thiên tai cũng có thể được
mô tả như là sự không chắc chắn về năng suất và sản lượng cây trồng. Khả
năng chốnglại thiên tai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kiến
thức, nguồn lực, sự hợp tác trong cộng đồng Điều này dẫn đến ảnh hưởng
của cùng một loại thiên tai đến các vùng là khác nhau, hay ảnh hưởng đến các
hộ khác nhau cũng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng này là một trong những
nguyên nhân gây nên sự khác biệt về sản lượng trong sản suất.
Sự không chắc chắn về giá cả.
Do chu kỳ của sản xuất nông nghiệp kéo dài nên khi lựa chọn một loại
cây trồng hoặc một loại gia súc nào đó tại thời điểm ra quyết định người ta
khó xác định được giá thị trường vào lúc có sản phẩm để bán trên thị trường
là bao nhiêu. Điều này đặc biệt khó khăn đối với cây trồng lâu năm như cà
phê, chè cao su, tiêu , những cây này phải mất một thời gian kiến thiết cơ bản
nhất định sau đó mới cho thu hoạch sản phẩm. Vấn đề càng trầm trọng hơn
đối với các nước chậm phát triển, nơi có thị trường không hoàn thiện và thiếu
thông tin. Với thời gian như vậy đủ để tác động đến các yếu tố quyết định
cung và cầu của sản phẩm này trên thị trường. Ảnh hưởng này đến nông hộ
thể hiện qua việc giá cả sản phẩm khi bán trên thị trường với giá cả được kỳ
vọng trước khi sản xuất là rất khác biệt.
Hậu quả của nó có thể được mùa nhưng doanh thu từ sản phẩm thấp do
sản lượng tăng nhưng giá giảm lớn hơn mức tăng của sản lượng, hoặc sản
lượng thấp nhưng giá cả lại cao đủ để làm cho doanh thu tăng lên. Điều đặc
biệt quan trọng thể hiện đa số thị trường nông sản là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, giá cả là một biến ngoại sinh trong việc ra quyết định của nông hộ.
Chính vì điều này, sự can thiệp của Nhà nước thông qua lượng cầu, can thiệp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8


giá đối với thị trường nông sản khi có sự biến động quá lớn là cần thiết nhằm
ổn định đời sống và sản xuất đối với ngành này.
Sự không chắc chắn về xã hội
Sự không chắc chắn về xã hội liên quan đến việc kiểm soát các nguồn
lực sản xuất và sự lệ thuộc của một số nông dân vào những người khác. Điều
này xảy ra khi không có sự công bằng trong quyền sở hữu đất đai và các
nguồn lực khác. Sự không chắc chắn về xã hội do tính chất của xã hội quyết
định nên nó có mức độ khác nhau giữacác vùng hoặc các nước khác nhau.
Sự không chắc chắn về con người
Không ai có thể biết trước được sức khoẻ của mình cũng như các thành
viên trong gia đình trong tương lai. Vì vậy, điều này cũng được coi là sự
không chắc chắn về con người.
Những sự không chắc chắn như trên dẫn đến người nông dân không tình
nguyện chấp nhận sự đổi mới kỹ thuật, ngại đầu tư cho sản xuất hoặc tiếp nhận
một cách chậm chạp để tăng sự thích nghi với những điều không chắc chắn.
Điều đó cũng làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội nông thôn.
P. H. Callkin và cộng sự của ông (1983) nói rằng F. H. Knight (1921)
đã phân biệt giữa rủi ro (risk) và không chắc chắn (Uncertainty). Theo
Knight, rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết vùng kết quả (Outcome) có khả
năng xảy ra và xác suất của vùng kết quả đối với quyết định của anh ta.
Ngược lại sự không chắc chắn xảy ra khi các kết quả hoặc sự kiện (event) xảy
ra và xác suất của chúng không biết. Thông thường không chắc chắn bao gồm
các sự cố thỉnh thoảng xảy ra như lũ lụt của một con sông hay cái chết của
một con bò đực đáng giá…

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

Còn R. D. Kay (1988) nói rằng, có nhiều tác giả phân biệt giữa rủi ro và
không chắc chắn. Họ định nghĩa rủi ro là tình trạng mà ở đó tất cả các kết quả có

khả năng xảy ra và xác suất của nó là biết trước đối với người ra quyết định.
Theo TS. Bùi Thị Gia, trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta có thể hiểu
rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả
mong muốn và rủi ro có thể đo lường được.
Không chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra và
xác suất của nó không biết trước khi quyết định quản lý. Với sự phân biệt này,
phần lớn các quyết định trong nông nghiệp được phân biệt ra rủi ro và không
chắc chắn.
J. B. Hardaker (1997) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi
ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó,
còn không chắc chắn là là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó là
không biết trước.
Sự phân biệt rủi ro và không chắc chắn không có ích nhiều đối với nhà
quản lý sản xuất nông nghiệp. Một tình trạng rủi ro thuần túy là rất hiếm thấy
vì không biết được xác suất thực. Do đó mà một số tác giả cho rằng, người
quản lý sản xuất nông nghiệp luôn luôn phải quyết định trong môi trường
không chắc chắn, hay nói cách khác là mọi quyết định đều chứa đựng rủi ro.
Cở sở của những tranh luận này là mặc dù không biết xác suất thực nhưng các
nhà quyết định vẫn đưa ra hàng loạt xác suất chủ quan phục vụ cho việc ra
quyết định. Lý lẽ cuối cùng nêu trên có thể giải thích tại sao hai nhà quản lý
gặp cùng một vấn đề như nhau trong điều kiện như nhau lại có hai quyết định
khác nhau. Vì kinh nghiệm, kiến thức và những thông tin sẵn có của họ đã
khiến họ đưa ra những xác suất chủ quan khác nhau, do đó họ có thể có
những quyết định khác nhau.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

2.1.2 Rủi ro trong nông nghiệp

• Thế giới
Trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp
khá đa dạng về đối tượng cũng như phương pháp. Ở thời kỳ đầu, các nghiên
cứu thường tập trung ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như ở Mỹ,
EU, Canada, Australia với mối quan tâm chính là tác động của các yếu tố
ngoại vi như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp; lựa
chọn quyết định sản xuất trong điều kiện rủi ro; Các phương pháp xác định rủi
ro; sự cần thiết phải can thiệp của chính phủ trong sản xuất nông nghiệp.
Đóng góp đáng kể trong thời kỳ này phải kể đến Arrow (1971), Just (1974,
1975, 1984), Jodna (1975, 1978), Binswanger (1979), Butler(1979), Quiggin
(1979, 1981, 1986), Anderson và các cộng sự (1971, 1979, 1983, 1984),
Gardner và các cộng sự (1984, 1985), Walker (1986) và nhiều tác giả khác.
Kế thừa những nghiên cứu này, các nghiên cứu về rủi ro trong nông
nghiệp được mở rộng cả về phạm vi lẫn đối tượng nghiên cứu. Sản xuất nông
nghiệp ở các nước thế giới thứ 3 với những đặc thù riêng cũng đã được quan
tâm. Sự biến động của thị trường; tác động qua lại và ảnh hưởng tổng hợp của
các loại rủi ro đối với lựa chọn của người sản xuất; các chiến lược giảm thiểu
rủi ro đối với cá nhân, cộng đồng và vai trò của chính phủ; các phương pháp
tiếp cận mới đối với rủi ro, đánh giá lại các chương trình giảm thiểu rủi ro của
chính phủ là những nội dung mà các học giả và nhiều tổ chức nghiên cứu đề
cập đến. Bên cạnh đó, nghiên cứu rủi ro không chỉ liên quan đến người sản
xuất mà còn hướng đến những tác động do biến đổi môi trường khí hậu toàn
cầu, cũng như những rủi ro đem đến cho sức khỏe của cộng đồng. Những
đóng góp chính trong giai đoạn này đến từ Anderson và các cộng sự (1988,
1990, 1992,,1994, 1997, 2001), Facler (1988), Antle(1989), Fafchamps
(1992), Dercon (1996, 1998), Huirne và các cộng sự (1997, 200), Dehm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11


(2000), Glauber và Narod (2001), Skees (2001), Moschini và Hennessy
(2001), World Bank (2000, 2001) và nhiều tổ chức, học giả khác.
Các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp đã đóng góp rất lớn trong
việc hình thành và ứng dụng các chiến lược và công cụ nhằm quản lỷ rủi ro
vốn đã và đang được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia.
• Trong nước
Rủi ro được coi như là đặc điểm nội tại của nông nghiệp và nông thôn
Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu mang tính điển hình về rủi ro trong
nông nghiệp ở Việt Nam lại không có nhiều hoặc ít được công bố. Các thông
tin về rủi ro nông nghiệp phần lớn thường được tìm thấy trong các báo cáo
điều tra hoặc báo cáo phát triển của các tổ chức.
Cuộc điều tra nông thôn gần đây do IPSARD tiến hành (2007) cho thấy
trong 5 năm qua, có tới 47% hộ nông dân chịu thiệt hại do các loại rủi ro gây
ra. Trong đó chủ yếu phải kể đến rủi ro về người do ốm đau, bệnh tật (19%),
dịch bệnh vật nuôi, mất mùa (22,9%), thiên tai (10,1%)). Tuy nhiên các biện
pháp chính thức như bảo hiểm và hỗ trợ Chính phủ trong giảm thiểu thiệt hại
của các cú sốc lớn lại chỉ có vai trò rất khiêm tốn và phần lớn người dân buộc
phải dựa vào chính mình chứ không dựa vào bên ngoài, thậm chí áp dụng
những biện pháp hết sức tiêu cực như cho trẻ nghỉ học hoặc đi ăn xin.
Ngân hàng thế giới và DFID (1999) cũng chỉ ra rằng, bệnh dịch và vật
nuôi bị chết là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Roland-
Holst cùng cộng sự (2007) qua phân tích tác động của trường hợp cúm gà đã
đưa ra kết luận rằng người dân, đặc biệt là dân nghèo chịu ảnh hưởng khá
nặng nề của các cú sốc lớn trong khi các công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro như
đa dạng hóa thu nhập lại không có tác dụng nhiều do hạn chế về nguồn lực. Ở
cấp độ cao hơn, nghiên cứu của Tường Vũ (2007) cho thấy năng lực kiểm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12


soát và ứng phó đối với các cú sốc bệnh dịch trong chăn nuôi của Việt Nam
thấp hơn nhiều so với các nước lân cận như Thái lan và Malaysia.
Liên quan đến ảnh hưởng của giá cả đối với các quyết định trong sản
xuất nông nghiệp, Quốc (2006) và Linh (2008) đã có những mô phỏng bước
đầu về khả năng áp dụng các mô hình động trong dự báo quy mô sản xuất.
Tuy nhiên khả năng triển khai trên diện rộng đối với các mặt hàng nông sản
chiến lược còn khá hạn chế do hệ thống cung cấp thông tin giá cả ở Việt Nam
rất yếu và thiếu chính xác.
• Quản lý rủi ro trong nông nghiệp
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung về quản lý rủi ro giữa Australia và
New Zealand (AS/NZS 4360: 1995), Hardaker và các cộng sự (1997) đưa ra
khái niệm rằng “quản lý rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản
lý, các nguyên tắc và hành ñộng trong ñịnh dạng, phân tích, ñánh giá, xử lý,
và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và tối ña hóa các cơ hội.”. Tuy
nhiên, các nguyên tắc này không cố định và mang tính thích ứng với từng
trường hợp cụ thể (Hardaker, 1997).
Căn cứ trên khái niệm này cũng như các nghiên cứu thực tiễn của nhiều
tác giả trước đó, Ngân hàng thế giới (2000, 2001), Anderson (2005), đã hệ
thống và sắp xếp các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp theo thời
điểm phát sinh của rủi ro, đối tượng áp dụng, cơ chế và công cụ ứng phó theo
bảng dưới đây:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

Bảng 1: Cơ chế và công cụ ứng phó rủi ro
Cơ chế chính thống


Cơ chế phi chính thống

ðiều tiết
bởi thị
trường
Can thiệp của
Chính phủ
Phòng
tránh
rủi ro
Lảng tránh rủi ro
Đa dạng hóa cây trồng
hoặc xen canh gối vụ
Phân tán cây trồng
Canh tác hỗn hợp
Đa dạng hóa nguồn thu
nhập
Dự trữ đệm hoặc tích lũy
các tài sản có tính lỏng
áp dụng các kỹ thuật, công
nghệ canh tác hiện đại
Hệ thống khuyến
nông
Cung cấp các yếu
tố đầu vào có chất
lượng
Các chương trình
quản lý địch hại
Xây dựng cơ sở hạ
tầng
Chiến lược ñối với rủi ro chưa phát sinh
Chuyển

giao rủi
ro
Chia sẻ sản phẩm
Chia sẻ các trang thiết bị
đầu vào, nguồn nước
Thiết lập các nhóm hỗ trợ
tự phát
Ràng buộc
bằng hợp
đồng
Hợp đồng
giao sau
Bảo hiểm

Chiến lược ñối với rủi ro
ñã phát sinh
ðối
mặt với
rủi ro
Cắt giảm tiêu dùng
Trì hoãn các hoạt động
không quan trọng
Bán tài sản
Di cư
Tái phân phối lại lao động
Cứu trợ tương hỗ
Tín dụng Cứu trợ xã hội
Dãn nợ, khoanh nợ
Bảo hiểm nông
nghiệp

Nới lỏng các quy
định về thực phẩm
Hỗ trợ nguyên liệu
đầu vào
Cấp tiền


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề
rủi ro trong nông nghiệp là điều cần thiết thông qua đầu tư vào các hàng hóa
công cộng (Panday 1989; Anderson 1991, 1994, 2000), duy trì sự ổn định giá
cả (Gardener 1985, Quiggin và Anderson 1979), hỗ trợ tín dụng (Buffier and
Metternick-Jones 1995, Duncan 1997, Sarris 1997), triển khai các chương
trình bảo hiểm đối với thiên tai (Hazell, 1992), hay cứu trợ nhân đạo cho các
thảm họa (Kunreuther 1978, Anderson và Woodrow 1989; Ravallion 1999).
Tuy nhiên, nhiều tác giả khác đã đưa ra những bằng chứng trái chiều
cho thấy sự can thiệp của chính phủ phần lớn là không có hiệu quả, thậm chí
còn gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế ( Townsend 1977,
Bardsley 1994, Knudsen và Nash 1990, Skees 1999, ) nhất là ở các nước
đang phát triển- nơi có nguồn lực tài chính hạn chế, kỹ năng quản lý, điều
hành yếu kém, và quy mô sản xuất nhỏ (Fafchamps 2000, Skees 1999,
Okidegbe 2000, ). Mặc dù vậy vẫn không thể thừa nhận vai trò quan trọng
của chính phủ trong giảm thiểu rủi ro nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư công đối
với hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm, hệ thống thu nhận thông tin và
cảnh báo rủi ro, nhất là những rủi ro liên quan đến sức khỏe con người. Ứng
dụng HACCP (phân tích nguy cơ và xác định điểm tới hạn) trong chăn nuôi ở
các nước phát triển là một trong những bằng chứng điển hình (Skees, Botts,
và Zeuli, 2001)

Ngoài các chiến lược mang tính tự vệ ở cấp nông hộ khi đối mặt với
rủi ro thì cơ chế chia sẻ rủi ro dựa vào thị trường là một trong những chiến
lược đang nhận được sự quan tâm như bảo hiểm, sản xuất theo hợp đồng,
quản lý an toàn thực phẩm.
- Bảo hiểm nông nghiệp: Theo thống kê của Vụ bảo hiểm- Bộ Tài
Chính, cho tới nay mới chỉ có 1% cây trồng vật nuôi được bảo hiểm. Năm
2011, Nhà nước ta cũng đã đi sâu triển khai loại hình bảo hiểm nông nghiệp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15

trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Đối với từng địa bàn khác
nhau áp dụng bảo hiểm nông nghiệp cho loại cây trồng và vật nuôi khác nhau.
Hiện tại đối với ngành trồng trọt, cây lúa nước áp dụng tại: tỉnh Nam Định,
Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; đối với
ngành chăn nuôi áp dụng cho trâu, bò, lợn gia cầm đối với tỉnh: Bắc Ninh,
Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình
Dương, Hà Nội; ngành thủy sản đối với cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân
trắng áp dụng cho các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh Bạc Liêu, Cà Mau.
Trên thực tế, bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam đã từng có từ năm 1982 bởi
Bảo Việt và đến năm 1993 thì công ty này mở rộng bảo hiểm đối với lúa cho
16 tỉnh thành trên cả nước, đồng thời cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nông
nghiệp khác như bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo hiểm
cháy rừng. Tiếp theo Bảo Việt, Groupama, một công ty bảo hiểm nước ngoài
cũng đã tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam với các sản phẩm bảo
hiểm vật nuôi cho 13 tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu long và mở rộng đối
với một vài tỉnh phía bắc và miền trung. Tuy nhiên tính đến thời điểm này,
các công ty kể trên đều không thành công và buộc phải tháo chạy khỏi thị
trường bảo hiểm nông nghiệp. Đi sâu vào phân tích sự thất bại nêu trên,
Thomas Dufhues và các cộng sự (2004) đã chỉ ra ba nguyên nhân cơ bản bao

gồm: rủi ro đạo đức của người được bảo hiểm, cơ chế cung cấp thông tin
thiếu minh bạch của các cơ quan chức năng địa phương, và cách tính phí bảo
hiểm không tương xứng với mức độ rủi ro. Jerry Skess (1999) cho rằng cản
trở lớn nhất của các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp truyền thống không
thành công ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đó là
không loại trừ được các rủi ro có tính hệ thống.
- Sản xuất theo hợp ñồng (contract farming): Theo Đặng Kim Sơn
(2001), trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam cho rằng:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
16

“Sản xuất nông sản theo hợp ñồng hay hệ thống hợp ñồng là hình thức tổ
chức gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông
sản bằng hợp ñồng 2 chiều quy ñịnh các ñiều kiện sản xuất và tiếp thị nông
sản hàng hóa”. Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tổ chức nông lương quốc
tế (FAO) và Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI) đã phối hợp với cán bộ của khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến
hành điều tra và thiết kế đưa vào sử dụng các hình thức hợp tác chăn nuôi gà
quy mô nhỏ theo hợp đồng của 5 tỉnh phía Bắc. Theo báo cáo của Costalest,
Nguyễn Tuấn Sơn cùng các cộng sự (2005, 2006) thì đây được gọi là một cơ
chế triển khai và chuyển giao rủi ro khá hữu hiệu đối với chăn nuôi ở Việt
Nam. Ưu thế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Rủi ro trong chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi theo hợp
ñồng
Lợi ích của sản xuất theo hợp ñồng ñối với
Hạn chế/rủi ro của chăn
nuôi theo ñịnh hướng
thị trường
Công ty kinh doanh, thu

gom, người mua
Người trực tiếp sản xuất
Không có vốn Tạo cơ hội kinh doanh,
không phải đầu tư hạ tầng

Tiếp cận được vốn
Không thu hồi được vốn Tạo khả năng hợp tác lâu
dài trên cơ sở thỏa thuận
Giảm thiểu rủi ro thị
trường
Thiệt hại về vật nuôi Chống các rủi ro do sự
bất cẩn
Giảm thiểu rủi ro do bệnh
dịch
Chất lượng sản phẩm
kém
Đảm bảo chất lượng sản
phẩm
Có kế hoạch dự trữ tốt
hơn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
17

Thiếu thông tin giá đầu ra

Minh bạch giá cung cấp Minh bạch đầu ra
Lợi ích của sản xuất theo hợp ñồng ñối với
Hạn chế/rủi ro của chăn
nuôi theo ñịnh hướng

thị trường
Công ty kinh doanh, thu
gom, người mua
Người trực tiếp sản xuất
Chất lượng và giá cả đầu
vào
Minh bạch yếu tố đầu vào

Đảm bảo chất lượng đầu
vào, sản phẩm tiêu thụ,
tín dụng
Không chắc chắn về số
lượng tiêu thụ
Khối lượng và thời gian
giao hàng được đảm bảo
Đảm bảo số lượng tiêu
thụ theo hợp đồng
Không xác định được
thời điểm bán
Chắc chắn được thời gian
tiêu thụ
Khó kiểm soát nhân công Tự quản lý hoạt động
chăn nuôi
Hạn chế về đất đai Tiếp cận được đất đai
ảnh hưởng bởi các quy
định thắt chặt về môi
trường
Tránh được các trách
nhiệm về ô nhiễm


Thiếu kiến thức Tiếp cận được các dịch
vụ khuyến nông
Thua thiệt do dịch bệnh Kiểm soát được thực
trạng vệ sinh và an toàn
thực phẩm
Tiếp cận được nguồn
giống có chất lượng và
dịch vụ thú y

×