ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––––––––––
DƢƠNG NGỌC ÁNH
THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN
TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
(Khảo sát ba tạp chí Bảo hiểm xã hội, Lao động xã hội,
và Bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành:Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––––––––
DƢƠNG NGỌC ÁNH
THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN
TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
(Khảo sát ba tạp chí Bảo hiểm xã hội, Lao động xã hội,
và Bảo hộ lao động từ năm 2010 đến 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Dƣơng Xuân Sơn
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của tôi, chưa từng được
công bố, những số liệu, dẫn chứng dẫn ra trong luận văn đảm bảo độ tin cậy
và chính xác.
Ký tên
Dƣơng Ngọc Ánh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Dương Xuân Sơn đã tư vấn giúp tôi
lựa chọn và hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Đây là một đề tài
khó, mang tính ứng dụng thực tiễn cao đối với công việc thực tế của bản thân
tôi là một biên tập viên công tác tại một tạp chí chuyên ngành. Mặc dù bản
thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, được
sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Dương Xuân Sơn, đã giúp tôi lựa chọn
phương pháp tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện đề tài một cách hiệu quả.
Tôi xin gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc đến các thầy cô tại Khoa Báo chí –
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn. Là một người
làm báo chưa được đào tạo cơ bản về báo chí – truyền thông. Trong hơn 03
tháng học lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành báo chí – truyền thông và 02
năm học cao học, các thầy cô trong Khoa Báo chí – Truyền thông đã cung cấp
cho tôi những kiến thức cơ bản, để tôi bổ sung, hoàn thiện hơn cơ sở lý luận
báo chí – truyền thông mình còn đang khuyết thiếu, giúp tôi vững vàng hơn
về nghiệp vụ, quan trọng hơn bước đầu hình thành tư duy và kỹ năng nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo, đồng
nghiệp của tôi tại Tạp chí BHXH, Tạp chí LĐXH và Tạp chí BHLĐ; các nhà
khoa học, nghiên cứu, hoạch định chính sách đã dành thời gian trao đổi, cung
cấp nhiều thông tin quý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, là động lực giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chƣơng 1 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠP CHÍ, TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH VÀ
THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
12
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tạp chí 12
1.2. Tạp chí chuyên ngành 24
1.3 Thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành 30
Chƣơng 2 46
THỰC TRẠNG THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN TRÊN TẠP CHÍ
CHUYÊN NGÀNH 46
2.1 Sơ lược về các tờ tạp chí chuyên ngành chọn khảo sát 46
2.2 Nội dung thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành 52
2.3 Chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành 61
2.4 Đánh giá, nhận xét chung 76
Chƣơng 3 84
VẤN ĐỀ ĐẶT RA, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN TRÊN TẠP CHÍ
CHUYÊN NGÀNH 84
3.1 Xu hướng phát triển của báo chí thế giới và Việt Nam 84
3.2 Xu hướng phát triển của tạp chí chuyên ngành 88
3.3 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên
tạp chí chuyên ngành 89
3.4 Các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên
tạp chí chuyên ngành 91
3.5 Một số kiến nghị 98
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 2
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cử nhân:
CN
Đại học Quốc gia Hà Nội:
ĐHQGHN
Giáo sư:
GS
Phó Giáo sư:
PGS
Tạp chí Bảo hiểm xã hội:
Tạp chí BHXH
Tạp chí Lao động xã hội:
Tạp chí LĐXH
Tạp chí Bảo hộ lao động:
Tạp chí BHLĐ
Thạc sĩ:
ThS
Tiến sĩ:
TS
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng, biểu
Trang
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin, bài có thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên
tạp chí chuyên ngành
53
Bảng 2.2: Thống kê số lượng tin, bài có thông tin tư vấn, chỉ dẫn
hướng tới nhóm công chúng là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành
55
Bảng 2.3: Thống kê số lượng tin, bài có thông tin tư vấn, chỉ dẫn
hướng tới nhóm công chúng là các nhà khoa học, hoạch định chính
sách.
58
Bảng 2.4: Thống kê số lượng tin, bài có thông tin tư vấn, chỉ dẫn
hướng tới nhóm công chúng là người tiếp nhận và thụ hưởng chế độ,
chính sách.
60
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá về vai trò của thông tin tư vấn,
chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành đối với hoạt động nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngành.
63
Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá về vai trò của thông tin tư vấn,
chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành đối với việc cập nhật kiến thức của
người tiếp nhận và thụ hưởng chính sách.
65
Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cập nhật, nhanh nhạy,
thời sự của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
68
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính chính xác, khoa học và
thống nhất của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
69
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính phổ cập, gần gũi và đại
chúng của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
70
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính định kì và đều đặn của
thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
72
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính phong phú và đa dạng
của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
74
Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính tương tác với độc giả
của thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
76
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử báo chí thế giới, tạp chí chuyên ngành là loại hình tạp chí
xuất hiện từ khá sớm. Là phương tiện truyền thông nghiêng về các thông tin
chuyên biệt, hướng tới một nhóm công chúng nhất định, tạp chí chuyên ngành
với chức năng thông tin, bàn luận, phát hiện và cổ vũ những giá trị mới trong
từng ngành, lĩnh vực bắt buộc phải mang những đặc trưng riêng biệt so với
các ấn phẩm báo chí khác với những quy định về tính minh bạch, tính chính
xác, tính phản biện, tính được phản biện và tính giá trị…
Mục đích của một tạp chí chuyên ngành là mang lại sự hiểu biết bằng
việc phổ biến các hiện tượng và ý tưởng. Phạm vi phản ánh của tạp chí
chuyên ngành chủ yếu thông tin, trao đổi, bàn luận về các vấn đề có liên quan
đến ngành, lĩnh vực. Do vậy, đối tượng phục vụ của tạp chí chuyên ngành chủ
yếu là những người trong ngành, đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về
nghề nghiệp và các kiến thức chuyên ngành. Nhưng trên thực tế, cũng có loại
tạp chí chuyên ngành mà đối tượng phục vụ vừa là cán bộ nghiên cứu, cán bộ
quản lý, vừa là cán bộ chuyên môn thuộc ngành đó. Thậm chí, có tạp chí
chuyên ngành đối tượng bạn đọc còn bao gồm một bộ phận quần chúng nhân
dân trong xã hội.
Tính hấp dẫn và sức thuyết phục của tạp chí phụ thuộc nội dung phản ánh
của nó có đáp ứng được nhu cầu thông tin của từng loại bạn đọc hay không. Do
đó, nội dung của tạp chí đòi hỏi phải rất đa dạng và có nhiều chuyên mục khác
nhau, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các đối tượng. Tuy nhiên, những
vấn đề chung về lý luận, nghiệp vụ, khoa học thường chiếm một tỷ trọng lớn
trong cơ cấu nội dung các bài đăng tải trên tạp chí. Với nội dung đó, các bài
viết thuộc các thể loại tạp chí phải thể hiện được tính chất nghiên cứu, phát
hiện những quy luật vận động cụ thể trong từng lĩnh vực thuộc các ngành
5
nghiệp vụ chuyên môn. Ở đây, chức năng tuyên truyền về những vấn đề lý luận
chính trị, lý luận nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật sẽ đem lại cho độc giả nhiều
kiến thức mới mẻ với nhiều ý niệm có thể dễ dàng tiếp cận với thực tế, liên hệ,
vận dụng trong điều kiện cụ thể của bản thân và đơn vị mình.
Ngoài chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạp chí còn cung cấp
những thông tin tri thức cho độc giả bằng con đường ngắn nhất, đó là những
tri thức về chính trị, kinh tế, quản lý, khoa học… Trong chức năng tuyên
truyền giáo dục, tạp chí phải góp phần giải thích, hoặc phê phán tình hình,
hiện tượng nghiên cứu, đồng thời đề cập đến biện pháp xử lý tình hình, hiện
tượng nói trên theo những phương pháp nghiên cứu riêng biệt thể hiện tính
chiến đấu và nghiên cứu khoa học của từng loại tạp chí.
Cùng với sự phát triển của các loại hình báo chí, trong những năm gần
đây, tạp chí chuyên ngành cũng có sự thay đổi mạnh mẽ cả về hình thức và
nội dung truyền tải. Bên cạnh những thông tin lý luận, nghiên cứu khoa học,
bình luận, đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học áp dụng trong
thực tiễn, tạp chí chuyên ngành còn cung cấp các thông tin tư vấn về chế độ,
chính sách, chỉ dẫn các kiến thức chuyên môn về ngành, lĩnh vực cho bạn
đọc. Tạp chí chuyên ngành cung cấp thông tin tư vấn, chỉ dẫn có xu hướng
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với mục đích phục vụ cho
nhóm công chúng chuyên biệt về nhu cầu thông tin, như về thời trang, sức
khỏe, phương tiện, thể thao, khoa học công nghệ, chế độ chính sách, kiến thức
chuyên môn trong từng lĩnh vực…
Như đã nói ở trên, ứng với mỗi loại hình báo chí là một loại độc giả. Nếu
như đối tượng bạn đọc của báo là bất kỳ ai, từ chính trị gia, trí thức đến người
lao động, thậm chí là những người kiếm sống vỉa hè… thì đối tượng bạn đọc
của tạp chí là những người có trình độ lý luận, am hiểu chuyên môn nghiệp
vụ, hoặc có nhận thức sâu về các lĩnh vực liên quan được phản ánh trên tạp
6
chí. Vì vậy, đòi hỏi chất lượng thông tin, nội dung và ngôn ngữ thể hiện của
tạp chí phải chọn lọc, sử dụng cho phù hợp, ngay cả với các thông tin tư vấn,
chỉ dẫn. Nội dung của bài viết phải đảm bảo thiết thực, mang tính khoa học,
có sức thuyết phục. Nếu không, tạp chí chỉ còn là một dạng của bản tin hay tờ
báo thường thức đơn thuần, chứ nó không còn là một tờ tạp chí với đúng
nghĩa và tên gọi của nó là cơ quan lý luận, nghiên cứu, trao đổi và tư vấn, chỉ
dẫn kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành.
Thực tế đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu báo chí cần thiết phải có cách
nhìn nhận trên cơ sở khoa học về thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên các tạp chí
chuyên ngành. Qua đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó và những vấn đề
liên quan đối với sự phát triển của dòng tạp chí chuyên ngành vốn được xếp
vào hàng những tờ tạp chí có nội dung chuyên biệt và đối tượng độc giả khu
biệt. Tuy nhiên, từ trước đến nay, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể
nào về nội dung nói trên. Với lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thông tin tư
vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành” để xây dựng luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ khoa học chuyên ngành báo chí học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về tạp chí luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên. Tuy nhiên, tài liệu về dòng tạp
chí chuyên ngành và thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành lại
khá ít ỏi. Gần đây nhất, có một số luận văn thạc sĩ báo chí nghiên cứu về dòng
tạp chí chỉ dẫn – giải trí…, có thể kể đến như luận văn thạc sĩ báo chí của tác
giả Đinh Thu Hiền (2010) với đề tài Dòng tạp chí chỉ dẫn - giải trí ở Việt
Nam, hiệu quả và bất cập. Tác giả đã sơ bộ phác thảo một số vấn đề lý thuyết
về dòng tạp chí chỉ dẫn – giải trí ở nước ta trong xu thế của truyền thông thế
giới. Khảo sát những nội dung cơ bản, xét về phương diện tác nghiệp của
dòng tạp chí chỉ dẫn – giải trí để nhằm phân tích, đánh giá tính hiệu quả cũng
7
như những bất cập của dòng này đối với công chúng Việt Nam trong khoảng
15 năm trở lại đây. Dựa trên những vấn đề lý thuyết và thực tế đó để đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của dòng tạp chí chỉ
dẫn – giải trí.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Nữ Mỹ Nhân (2011) với đề tài Sự ảnh
hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại
ở Việt Nam, trình bày những lý thuyết cơ bản về dòng tạp chí giải trí – chỉ
dẫn. Khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu về thực trạng sự ảnh
hưởng của dòng tạp chí giải trí - chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại
ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng của sự ảnh hưởng của dòng tạp chí giải trí -
chỉ dẫn nước ngoài đối với tạp chí cùng loại ở Việt Nam. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn trong nước.
Nghiên cứu về loại hình tạp chí chuyên biệt có một số nghiên cứu như
luận văn thạc sĩ báo chí Loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và
văn hoá đọc của độc giả nữ hiện nay của tác giả Hoàng Đinh Linh (2009), đi
sâu vào tìm hiểu xu hướng phát triển của loại hình tạp chí và chuyên san dành
cho phụ nữ ở Việt Nam thời gian qua. Từ kết quả khảo sát thực tiễn về hoạt
động của 4 tạp chí và chuyên san là “Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”,
“Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam” trong thời gian 2 năm (2007-2008), tác giả
đã đưa ra những đánh giá về nhu cầu tiếp nhận của độc giả nữ đối với loại
hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ; hiệu quả báo chí của loại hình ấn
phẩm này và văn hóa đọc của độc giả nữ hiện nay. Từ đó đề xuất những biện
pháp thích hợp để nâng cao chất lượng phục vụ độc giả của các tạp chí,
chuyên san dành cho phụ nữ nói riêng và cả xã hội nói chung.
Cũng nghiên cứu về loại hình tạp chí chuyên biệt còn có đề tài Thông tin
chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam - luận văn thạc sĩ báo chí của tác
giả Bùi Bửu Hà (2012). Bằng việc khảo sát các tác phẩm báo chí có tính chất
8
chỉ dẫn đầu tư trên 3 ấn phẩm “Đầu tư”, “Thời báo kinh tế Việt Nam” và
“Thời báo kinh tế Sài Gòn”, tác giả đã đưa ra những ưu điểm, hạn chế của
thông tin tư vấn, chỉ dẫn đầu tư trên báo chí và đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí.
Luận văn thạc sĩ báo chí Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí
truyền hình của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2013), tìm hiểu về xu
hướng chuyên biệt hóa nói chung và truyền thông chuyên biệt nói riêng.
Trong luận văn, tác giả đã làm rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại
hình truyền thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, báo mạng, phát thanh).
Phân tích cụ thể về tính chuyên biệt của dòng tạp chí thông qua khảo sát thực
tiễn tính chuyên biệt được thể hiện qua 3 ấn phẩm tạp chí truyền hình Tạp chí
Truyền hình VTV, Tạp chí Truyền hình Số VTC, Tạp chí Truyền hình Hà Nội
từ năm 2009-2011. Từ đó đánh giá được những ưu-nhược của tính chuyên
biệt được thể hiện trên 3 ấn phẩm được khảo sát và đưa ra được những giải
pháp, một số kinh nghiệm bước đầu nhằm nâng cao tính chuyên biệt trên các
ấn phẩm.
Nghiên cứu về thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên các loại hình báo chí khác
có luận văn thạc sĩ báo chí của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh với đề tài Thông
tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà
Nội. Luận văn là khảo sát khá toàn diện về các chương trình có nội dung
thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng trên truyền hình của đài PTTH Hà Nội. Sự
ra đời của các chương trình này đã mang lại xu hướng mới mẻ, sinh động và
nâng cao tính hiệu quả thiết thực của các chương trình trên sóng truyền hình
Hà Nội. Đây cũng là những chương trình truyền hình minh hoạ sinh động cho
xu hướng báo chí hiện đại, hướng đến công chúng nhóm nhỏ, khán giả mục
tiêu và theo những nội dung chuyên sâu, chuyên biệt. Chính vì vây, việc
nghiên cứu, khảo sát những chương trình truyền hình có nội dung này có ý
9
nghĩa cả về lí luận và thực tiễn, đặc biệt góp phần quan trọng vào vịêc đổi
mới và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cũng như đổi mới
về công tác quản lí, hợp tác, liên kết sản xuất các chương trình truyền hình
của đài PTTH Hà Nội…
Ở cấp độ thấp hơn, có một số nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên cũng nghiên cứu về những nội dung liên quan đến thông tin tư
vấn, chỉ dẫn trên dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn hoặc các loại hình báo chí.
Tuy nhiên, những nghiên cứu kể trên hoặc mới chỉ đề cập đến thông tin giải
trí – chỉ dẫn của dòng tạp chí giải trí – chỉ dẫn hoặc đề cập đến mảng thông
tin chỉ dẫn tiêu dùng trên truyền hình hoặc thông tin chỉ dẫn về một lĩnh vực
trên báo chí chứ chưa có công trình nào đề cập đến thông tin tư vấn, chỉ dẫn
trên loại hình tạp chí chuyên ngành. Do vậy, có thể khẳng định đề tài chúng
tôi lựa chọn là hoàn toàn độc lập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về
thực trạng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành hiện nay. Thông
qua việc khảo sát nội dung và phương thức thông tin của 3 tạp chí chuyên
ngành thuộc lĩnh vực lý luận, nghiệp vụ An sinh xã hội: Tạp chí Bảo hiểm xã
hội Việt Nam (cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Tạp chí Lao động Xã
hội (Bộ Lao động – Thương binh&Xã hội) và Tạp chí Bảo hộ Lao động (Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam). Qua đó tìm ra đặc trưng, đặc điểm của thông
tin tư vấn, chỉ dẫn trên dòng tạp chí chuyên ngành. Trên cơ sở phân tích kết quả
và hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trong hệ thống tạp chí chuyên ngành.
Từ định hướng nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
10
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tạp chí chuyên ngành,
đặc biệt xác lập và làm rõ cơ sở lý luận về thông tin báo chí, thông tin tư vấn,
chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
- Khảo sát thực trạng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành
lựa chọn để làm rõ ưu điểm, hạn chế.
- Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn đã chỉ ra, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp
chí chuyên ngành.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thông tin tư vấn, chỉ dẫn được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thông tin tư vấn, chỉ dẫn về các nội dung
trọng tâm của 03 Tạp chí chuyên ngành liên quan mật thiết đến chính sách an
sinh xã hội, đó là Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Bảo hiểm xã hội Việt
Nam); Tạp chí Lao động Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội); Tạp chí
Bảo hộ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) trong thời gian 04
năm, từ năm 2010 đến hết năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
+ Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu một hiện tượng xã hội.
+ Nghiên cứu dựa trên nền tảng các quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,
đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông.
* Phương pháp công cụ: Khảo sát thực trạng; khảo sát bằng phiếu hỏi;
nghiên cứu trường hợp điển hình; khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài; thống
kê, tổng hợp, xử lý số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
11
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dựng cơ sở lý luận báo chí
thuộc thể loại tạp chí nói chung và tạp chí chuyên ngành nói riêng; đồng thời
kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu hữu ích đối với công tác nghiên cứu,
giảng dạy về loại hình tạp chí cho sinh viên chuyên ngành báo chí học.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là cẩm nang nghề nghiệp dành cho sinh viên
chuyên ngành báo chí học; ngoài ra, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên hiện
đang trực tiếp công tác tại các tòa soạn tạp chí chuyên ngành trong cả nước có
thể tham khảo để định hướng hoạt động thông tin, tuyên truyền có hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạp chí, tạp chí chuyên ngành và thông tin tư
vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
Chương 2: Thực trạng thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả thông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành.
12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠP CHÍ, TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH VÀ
THÔNG TIN TƢ VẤN, CHỈ DẪN TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tạp chí
1.1.1. Khái niệm tạp chí
Từ điển Bách khoa toàn thư định nghĩa, tạp chí là từ chỉ chung các
loại ấn phẩm báo chí xuất bản định kỳ. Tạp chí được phân chia theo hai
tiêu chí sau:
Thứ nhất, các loại tạp chí chia theo định kỳ, ví dụ như tạp chí hàng
tuần (còn gọi là tuần san, tuần báo, được xuất bản định kỳ vào một ngày
trong tuần), nguyệt san (xuất bản mỗi tháng một số), quý san (mỗi quý một
số), bán niên san (nửa năm một kỳ), niên san (một kỳ mỗi năm). Ở Việt
Nam, có khá nhiều loại tạp chí ra với định kỳ không theo phân loại trên
như bán tuần báo (bi-weekly) với 2-3 số mỗi tuần, bán nguyệt san (bi-
monthly) in 2-3 kỳ mỗi tháng.
Thứ hai, các loại tạp chí chia theo chủ đề, ví dụ như tạp chí nghệ thuật -
mỹ nghệ, tạp chí về ôtô - xe máy, tạp chí kinh doanh - tài chính, tạp chí cho
trẻ em, tạp chí nấu ăn, tạp chí giải trí, tạp chí thời trang, v.v…
Trong cuốn Xuất bản tạp chí (bản dịch tiếng Việt, Khoa Xuất bản –
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010), các học giả Trung Quốc đưa ra
khái niệm, “tạp chí có tên gọi cố định, có đánh số thứ tự theo quyển, kỳ
hoặc năm tháng, nhân bản bằng phương thức in ấn, đăng tải trên chất liệu
giấy, là xuất bản phẩm liên tục thành quyển”. [16, tr.32]
Cũng trong cuốn Xuất bản tạp chí (bản dịch tiếng Việt, Khoa Xuất bản –
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010), công bố của tổ chức UNESCO,
“tất cả xuất bản phẩm có cùng một tiêu đề, xuất bản liên tục định kỳ hoặc
13
không định kỳ, mỗi năm ít nhất là trên 1 kỳ (1 lần), mỗi kỳ đều ghi rõ số thứ
tự và ghi rõ ngày tháng thì gọi là tạp chí”. [16, tr.34]
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam Online, tạp chí là chủng loại ấn
phẩm báo chí xuất bản định kỳ, với các kỳ hạn hằng tuần, nửa tháng, một
tháng, một quý, nửa năm, v.v Tạp chí khác với báo hằng ngày. Về nội dung,
tạp chí thường chứa đựng những thông tin mang tính tổng quát hay chuyên đề
về tình hình thời sự, các vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc xã
hội đang được nhiều người quan tâm. Về hình thức, tạp chí được đóng thành
tập với các cỡ khác nhau, khổ thường nhỏ hơn khổ báo hằng ngày, có bìa.
Bảng chú giải thuật ngữ của Trung tâm Học liệu Đại học Huế, tạp chí
(journal) là một dạng ấn phẩm định kỳ xuất bản trong khoảng thời gian nhất
định (hằng tháng, hằng quý).
Như vậy, tất cả các định nghĩa trên đều chỉ ra các yếu tố hoặc đặc điểm
cấu thành tạp chí. Tham chiếu các định nghĩa trên và tình hình thực tế, có thể
rút ra khái niệm chung về tạp chí như sau: Tạp chí là một loại xuất bản phẩm
định kỳ, có tên gọi ổn định, có kỳ hạn xuất bản trong khoảng thời gian nhất
định (có thể là bán nguyệt san, ra hằng tháng, quý); cung cấp thông tin, kiến
thức cho những đối tượng bạn đọc nhất định.
Là một phương tiện truyền bá độc lập, đến nay tạp chí đã có hơn 300
năm lịch sử. Bằng hình thức xuất bản liên tục, tạp chí có ảnh hưởng liên tục
đối với độc giả mục tiêu trong những lĩnh vực nhất định, từ đó trở thành một
trong những loại hình xuất bản phẩm quan trọng.
1.1.2. Lịch sử phát triển của dòng tạp chí trên thế giới và ở Việt Nam
* Thế giới
Năm 1631, tờ “Gazette” phát hành ở Pháp với sự tham gia của giáo chủ
Risơliơ bắt đầu đăng những tin tức về tình hình chính trị được coi là tờ tạp chí ra
đời sớm nhất. Ít lâu sau, các tờ Ediefying monthly discussion (1633-1668) -
14
(Những cuộc tranh luận hàng tháng để mở mang trí óc) của Đức; tờ Journal des
savants -(Nhật báo của các học giả) của Pháp; tờ Philosophycal Transactions of
the Royal Society ở London (1665) – (Những ảnh hưởng của triết học tới xã hội
hoàng gia Luân Đôn) của Anh, ra đời là những tuyển tập chủ yếu các bài viết
tóm tắt (sau gọi là tiểu luận) về sự phát triển của nghệ thuật, văn học, triết học và
khoa học. Chúng tồn tại dưới dạng tạp chí xuất bản định kỳ và được coi như
những tờ ra đời sớm nhất của loại hình báo chí mang tên “tạp chí” này.
Sang thế kỷ XVIII, các tạp chí xuất bản định kỳ nổi tiếng nhất là tờ The
Tatler (1709 – 1711) và tờ Spectator (1711-1712, 1714 – Khán giả). Tờ tạp
chí xuất bản định kỳ đầu tiên về thể loại tổng hợp hiện đại, tập trung chủ yếu
cho một hợp tuyển đọc giải trí là tờ The Gentlemen’s Magazine (1731-1907)
– (Tạp chí cho các quý ông), xuất bản ở Anh. Đây cũng là tờ đầu tiên sử dụng
từ Magazine để định danh loại hình báo chí mới này.
Ở Mỹ, Benzamin Franklin và Andrew Bradford đã liên kết chặt chẽ
trong việc xuất bản tờ tạp chí đầu tiên ở Mỹ. Hai ông đã cho ra đời hai tờ
General Magazine (Tạp chí tổng hợp) và American Magazine (Tạp chí Mỹ)
vào tháng 01 năm 1741.
Đầu thế kỷ XIX, ở Anh, những tờ nguyệt san và tạp chí ra hàng quý
thường tham gia vào chính trị, bày tỏ quan điểm bằng những bài tiểu luận. Có
thể kể đến hai tờ nổi tiếng là The Edinburgh Review (1802) và tờ
Blackwood’s Edinburgh Magazine (1817). Ở Mỹ, đó là tờ North American
Review (1815) – (Tạp chí Bắc Mỹ). Đến thập kỷ thứ ba của thế kỷ XIX đã
xuất hiện các tờ tạp chí hàng tuần và hàng tháng có tranh minh họa, được bán
giá rẻ. Tiêu biểu là tờ The Mirro (1822) – (Tấm gương), The Cornhill
Magazine (1860) – (Tạp chí Đồi Ngô). Ở Nam Phi xuất bản tạp chí đầu tiên
trên “Nhật báo Nam Phi” (1824) ở Cape Town, tiếp đó là tờ “The Cape of
15
Good hope literary Gazette” (1830-1833) và tờ “The Cape of Good hope
literary Magazine” (1847-1848).
Giữa thế kỷ thứ XIX, nhiều tờ tạp chí đã được lưu hành trên một thị
trường rộng lớn. Thời gian này, ở Mỹ có khoảng 600 tờ tạp chí thuộc nhiều
thể loại được xuất bản. Những tạp chí viết cho trẻ em, viết theo các phong
trào chống chế độ nô lệ và phong trào vận động hạn chế rượu mạnh. Ở Anh,
các tạp chí tôn giáo như tờ “Lời nói hay” (1860), “Tiếng rung” (1866) được
xuất bản liên tục.
Cuối thế kỷ XIX, do sự phát triển của kỹ thuật về tranh minh hoạ và in
ấn đã đem lại kết quả trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và mở ra một thời
đại mới về số lượng phát hành báo chí.
Vào thế kỷ XX, Magazine trở thành ngành kinh doanh lớn mà ngày nay
con số đầu tạp chí đã lên tới hang triệu. Các nhà thầu hiện đại đã sáng lập ra
các “Publications” rộng lớn. Tiêu biểu là tờ Harold Ross đã tạo ra tờ
NewYorker” (1925) và Henry Luce xuất bản tờ “Time” (1923), sau đó tiến tới
chiếm lĩnh thị trường với một số Magazine khác và một công ty xuất bản sách.
Xu hướng chuyên môn hóa trong viêc phát triển tạp chí cũng được thúc
đẩy. Xu hướng này đã tạo ra vị trí quan trọng của tạp chí trong các lĩnh vực đời
sống xã hội và cũng là tiền đề cho sự phát triển loại hình tạp chí chuyên biệt.
* Việt Nam
Tờ “Đông Dương tạp chí” do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút được coi là
tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX tại Bắc
Kỳ. Điều kiện chính trị lúc này hết sức hà khắc, thực dân Pháp đã chiếm toàn
bộ Việt Nam. Đội ngũ Tây học ở Bắc Kỳ ít hơn ở Nam Kỳ nên ảnh hưởng của
nền văn minh phương Tây ít hơn. Sự phát triển chậm về kinh tế cũng đã gây
ra ít nhiều hạn chế cho hoạt động báo chí giai đoạn này. Thực dân Pháp thấy
cần có một tờ báo bằng tiếng Việt nhằm phục vụ cho sự cai trị của mình.
16
“Đông Dương tạp chí” (1913-1918) được coi là phụ trương của tờ “Lục tỉnh
tân văn” lúc đó, mỗi tuần ra một số vào thứ năm, gồm 16 trang. Tờ này tiêu
biểu cho dòng báo chí thực dân, tuy nhiên cũng có rất nhiều bài viết thể hiện
tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. “Đông Dương tạp chí” có một số cộng
tác viên khá nổi tiếng như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim,
Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Duy Tốn… Ngay từ khi mới phát
hành, “Đông Dương tạp chí” đã sử dụng nhiều thể loại báo chí với hệ thống
chuyên mục đa dạng bàn về các vấn đề xã hội, kinh tế, thiên văn, điện báo,
những bài mang tính tổng luận, tổng hợp, dịch thuật… Tờ tạp chí này đã có
đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn.
Tiếp theo đó là tờ tạp chí “Nam Phong” (1917-1934) được viết bằng tiếng
bản xứ để thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền của thực dân Pháp do
Phạm Quỳnh làm chủ bút, dưới sự kiểm duyệt của Marty – Giám đốc phòng
An ninh và chính trị Đông Dương. Đó là mục đích của thực dân Pháp, nhưng
trên thực tế, nội dung của tạp chí không hoàn toàn phản động mà cũng có nhiều
điểm tiến bộ. Tạp chí “Nam Phong” có một số chuyên mục như “Luận
thuyết”, “Văn uyển”, “Thời đàm”, “Văn học”… Các bài viết được đăng tải
tương đối rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực mang tính khảo cứu, chuyên sâu, có
nhiều công trình khảo cứu đặc sắc, giá trị. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tạp
chí “Nam Phong” là cuốn bách khoa nguyệt san, đọc “Nam Phong”, người ta
có thể học hỏi trong đó nền văn hóa Tây phương và Đông phương.
Giai đoạn 1930-1945, loại hình tạp chí ở Việt Nam khởi sắc với hai tờ
“Tri Tân” và “Thanh Nghị”. “Tri Tân” (1941-1946) là tạp chí do nhóm Bùi
Kỳ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Xuân Hãn,
Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai… sáng lập, chuyên khảo cứu về văn học, sử
học, nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống, “ôn cố tri tân”, ra đều đặn. Tờ
này đặc biệt đi sâu vào vấn đề văn hóa truyền thống, ít quan tâm đến vấn đề
17
chính trị, xã hội đương thời. Tờ “Thanh Nghị” (1941-1945) tập hợp được
những cây bút chủ yếu là trí thức Tây học trẻ tuổi cấp tiến như luật sư Vũ
Đình Hòe, Vũ Văn Hiến, Phan Anh, Đinh Gia Trinh…, các nhà khoa học tự
nhiên Nguyễn Xiển, Nguyễn Xuân Yêm, Ngụy Như Kon Tum… Tạp chí
“Thanh Nghị” dày hơn “Tri Tân”, chuyên khảo cứu những vấn đề như luật
pháp, chính trị học và các bộ môn khoa học tự nhiên khác.
Ngoài các tạp chí nói trên còn phải kể đến các tạp chí văn học như “Tao
Đàn” (1939-1940”, xuất bản 02 kỳ/tháng, chủ bút là Vũ Đình Long; “An
Nam tạp chí” (1926-1933) mỗi tháng ra 02 kỳ, chủ bút là nhà thơ Tản Đà.
Tạp chí của các đảng phái chính trị như “Công hội đỏ” (1929), “Tạp chí Đỏ”
(1930), “Búa” (1931); “Cộng sản” - tạp chí của các tù nhân trong nhà tù Hỏa
Lò (1932), tạp chí Bôn-sê-vích (1940)… các tạp chí y khoa như “Phổ biến Y
học” (1934), “Bảo mệnh cẩm nang” (1939); các tạp chí tôn giáo như “Bồ
Đề” (1936), “Quan Âm tạp chí” (1938)… Tóm lại, dù được ai thành lập thì
tạp chí nào cũng được lợi dụng để cổ vũ cho tinh thần yêu lịch sử, văn hóa
dân tộc, nội dung tạp chí mang tinh thần độc lập dân tộc, đó cũng là một nhu
cầu nóng bỏng của toàn dân lúc đó.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam chuyển
sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do. Sau khi đánh thắng các
thế lực đế quốc chủ nghĩa xâm lược và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế
độ áp bức, bóc lột đã bị xoá bỏ trong xã hội ta, nhân dân lao động là người
chủ thực sự. Báo chí Việt Nam bước sang chặng đường lịch sử mới. Báo chí
lúc này là tiếng nói của một quốc gia có chủ quyền độc lập, là diễn đàn của
nhân dân. Cùng với các loại hình báo chí khác, tạp chí ở Việt Nam cũng có sự
phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đặc biệt khởi sắc trong thời kỳ đất
nước đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
18
Trong vòng 10 năm từ 1986-1996, số lượng tạp chí đã tăng tới 267,2%,
cụ thể là từ 110 tạp chí lên 320 đầu tạp chí và giai đoạn từ 1996-2008, tuy
chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng con số ước đạt còn cao hơn nhiều,
khoảng hơn 500 đầu tạp chí, và ước đến năm 2013, cả nước có tới trên 700
đầu tạp chí. Cùng với sự gia tăng về số đầu tạp chí thì số lượng bản in tạp chí
cũng tăng nhanh chóng. Nhiều tạp chí tăng kỳ, tăng trang. Trước kia, thời
gian giữa 02 kỳ ra của tạp chí thường từ 02 đến 03 tháng, thậm chí lên tới 06
tháng thì đến nay, các tạp chí ra tháng 02 kỳ, có tạp chí ra hằng tuần. Ví dụ
như “Tạp chí Cộng sản” – cơ quan lý luận chính trị của Trung ương Đảng
Công sản Việt Nam - từ chỗ ra 01 kỳ/tháng hiện nay đã ra 02 kỳ/tháng và có
thêm chuyên san “Hồ sơ sự kiện” ấn hành 02 số/tháng.
Căn cứ vào đặc trưng phản ánh thông tin của tạp chí, có thể phân loại tạp
chí thành hai loại chủ yếu sau đây: tạp chí thông tin ngôn luận và tạp chí
chuyên ngành nghiệp vụ.
Phạm vi nghiên cứu của tạp chí thông tin ngôn luận thường là những vấn
đề chính trị, văn hóa, xã hội Đối tượng phục vụ của loại tạp chí này bao
gồm số đông các tầng lớp dân cư. Còn tạp chí chuyên ngành nghiệp vụ chủ
yếu đi sâu nghiên cứu lý luận nghiệp vụ khoa học thuộc phạm vi hoạt động và
chức năng nghiệp vụ chuyên ngành. Do vậy, đối tượng phục vụ thuộc loại này
chủ yếu là những người trong ngành.
Cái khó của tạp chí là ngoài việc bảo đảm tính hấp dẫn và thuyết phục
đối với bạn đọc, thì quan trọng hơn là việc xác định đối tượng phục vụ của tạp
chí bao gồm những loại bạn đọc nào: là cán bộ nghiên cứu, hay cán bộ quản
lý, hoặc cán bộ cơ sở. Trên thực tế có nhiều loại tạp chí chỉ phục vụ chủ yếu
cho một loại bạn đọc là cán bộ nghiên cứu có trình độ khoa học nhất định.
Nhưng cũng có loại tạp chí đối tượng phục vụ bạn đọc vừa là cán bộ nghiên
cứu, cán bộ quản lý, vừa là cán bộ chuyên môn thực hành thuộc ngành đó.
19
Tính hấp dẫn và sức thuyết phục của tạp chí không chỉ thể hiện ở nội
dung phản ánh của nó, mà còn ở chỗ nội dung thông tin đó có đáp ứng được
nhu cầu thông tin của từng loại bạn đọc hay không? Và như vậy, nội dung của
tạp chí cũng rất đa dạng và có nhiều chuyên mục khác nhau, không phải chỉ
có vài ba chuyên mục ở một tạp chí, mà có khi lên tới hàng chục chuyên mục,
hoặc nhiều hơn thế. Song dù ít hay nhiều ở từng loại tạp chí khác nhau, nội
dung phản ánh của tạp chí thường biểu hiện dưới ba chủ đề chính sau đây:
- Những vấn đề chung về lý luận, nghiệp vụ, khoa học.
- Thông tin khoa học.
- Tin tức hoạt động.
Trong đó, những vấn đề chung về lý luận, nghiệp vụ, khoa học thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội dung các bài đăng tải trên tạp chí.
Với nội dung đó, các bài viết thuộc các thể loại tạp chí phải thế hiện được tính
chất nghiên cứu, phát hiện những qui luật vận động có thể trong từng lĩnh vực
thuộc các ngành nghiệp vụ chuyên môn. Ở đây, chức năng tuyên truyền về
những vấn đề lý luận cách mạng, lý luận nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật sẽ đem
lại cho độc giả nhiều kiến thức mới mẻ với nhiều ý niệm cụ thể, dễ dàng tiếp
cận với thực tế, liên hệ, vận dụng trong điều kiện cụ thể của bản thân, đơn vị
mình.
Ngoài chức năng tuyên truyền giáo dục (theo nghĩa rộng và sâu sắc của
từ này), tạp chí còn cung cấp thông tin cho độc giả những tri thức bằng con
đường ngắn nhất, đó là những tri thức về chính trị, tri thức về kinh tế, tri thức
và quản lý, tri thức về khoa học kỹ thuật v.v Trong chức năng tuyên truyền
giáo dục, tạp chí phải góp phần giải thích, hoặc phê phán tình hình, hiện
tượng nghiên cứu, đồng thời đề cập đến biện pháp xử lý tình hình, hiện tượng
nói trên theo những phương pháp nghiên cứu riêng biệt. thể hiện tính chiến
đấu và nghiên cứu khoa học của từng loại tạp chí. Chính vì lẽ đó, đặc trưng
20
nổi bật của tạp chí là chức năng thông tin lý luận và nghiên cứu khoa học, là
người bình giá kết qủa các công trinh nghiên cứu khoa học áp dụng trong thực
tiễn.
Do tính chất chuyên sâu của tạp chí vừa mang tính lý luận, vừa mang
tính chiến đấu trong nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho
nên hình thức biếu hiện của tạp chỉ thường có nhiều chuyên mục hấp dẫn, có
điều kiện in đẹp và không hạn chế độ dài của bài viết. Như vậy, nội dung
phản ánh thông tin trên tạp chí cũng rất đa dạng và phong phú, phù hợp với
điều kiện không gian và thời gian ấn hành tạp chí. Do vậy, tính kịp thời, khẩn
trương của thông tin lý luận không đòi hỏi khắt khe như thông tin thời sự. Tuy
nhiên tính kịp thời của thông tin lý luận đối với tạp chí đòi hỏi phải đáp ứng
yêu cầu giải đáp nhanh những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra mà bạn đọc
quan tâm.
1.1.3. Sự giống và khác nhau giữa báo và tạp chí
Thuật ngữ “Báo chí” là tên gọi chung của tất cả các loại hình báo chí,
không phải đơn thuần để chỉ báo và tạp chí in trên giấy mà được gọi chung
cho tất cả các loại hình báo chí. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin, sử
dụng phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo.
Thực hiện chức năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các
vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế
giới tự nhiên và xã hội. Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông
tin, báo chí phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã
hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã
khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và
năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.
Báo được phân chia thành các loại báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử,
nhưng đặc trưng nổi bật nhất của các loại báo đó là thông tin thời sự, với các yêu
21
cầu là: kịp thời, chính xác và đầy đủ. Do đặc trưng thông tin thời sự, nên đối
tượng phục vụ của báo thường đa dạng và có phạm vi rộng đối với mọi đối
tượng công chúng trong xã hội. Cũng vì vậy, nội dung phản ánh của báo thường
là những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Độ dài thông tin phản ánh trên báo
cũng chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định. Những vấn đề mang tính lý
luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn báo không có điều kiện đi sâu phản ánh.
Tạp chí là loại ấn phẩm khổ nhỏ hơn báo, đóng thành tập, có bìa, chuyển
tải các loại thông tin có tính tổng hợp, chuyên sâu, xuất bản định kỳ ở một
thời điểm nhất định, có thể định kỳ một tuần một lần, một tháng 02 lần, hoặc
06 tháng một lần. Tạp chí cũng là một tờ báo in, nhưng là cơ quan lý luận,
học thuật, khoa học của một tổ chức, đoàn thể, chủ yếu đi sâu nghiên cứu,
hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ.
Tạp chí in truyền thống khác với báo in ở chỗ tính thời sự thấp hơn
nhưng nội dung vấn đề và sự kiện đưa ra phân tích, bình luận lại sâu hơn, đầy
đủ hơn. Thông tin của tạp chí có tính khái quát cao. Tạp chí xuất bản theo
tuần hoặc nửa tháng một kỳ thường có lượng xuất bản lớn, mang tính đại
chúng. Các tạp chí khoa học và các tập kỷ yếu xuất bản theo quý hoặc một hai
năm một số được coi như các tạp chí khoa học chuyên ngành. Có thể phân
loại tạp chí theo độ tuổi, sở thích, giới tính, chuyên ngành…
Cái khó của tạp chí, ngoài việc bảo đảm tính hấp dẫn và thuyết phục đối
với bạn đọc, thì quan trọng hơn là việc xác định đối tượng phục vụ của tạp chí
bao gồm những loại bạn đọc nào: là cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán
bộ hoạt động nghiệp vụ, cán bộ ở cơ sở… Vì trên thực tế có nhiều loại tạp chí
chỉ phục vụ chủ yếu cho một loại bạn đọc là cán bộ nghiên cứu có trình độ
khoa học nhất định. Nhưng cũng có loại tạp chí đối tượng phục vụ bạn đọc
vừa là cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, vừa là cán bộ chuyên môn thuộc