Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu của vacxin phòng bệnh xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus Spp. gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 79 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***




BÙI THỊ HIỀN




ðÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA VACXIN
PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT Ở CÁ RÔ PHI DO VI KHUẨN
STREPTOCOCCUS SPP. GÂY RA


CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ :

60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU VŨ
TS. HUỲNH THỊ MỸ LỆ







HÀ NỘI - 2014

Page i
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả ñược nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác. ðồng thời tất cả các thông tin tôi trích dẫn trong luận văn
ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.




Tác giả




Bùi Thị Hiền










Page ii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành các nội dung cơ bản trong luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự
nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều tổ
chức, cơ quan và các cá nhân.
Lời ñầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.
Nguyễn Hữu Vũ – Giám ñốc Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y (Hanvet), TS.
Huỳnh Thị Mỹ Lệ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam là những người ñịnh hướng và
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS. Hồ Thu Thủy
cùng các anh chị Trung tâm nghiên cứu – Công ty Hanvet ñã tận tình hướng dẫn,
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Thú y, Bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm – Khoa Thú y ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể tôi thực hiện ñề tài.
Tôi xin cảm ơn tới gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp những người ñã giúp ñỡ và
ñộng viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả



Bùi Thị Hiền




Page iii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích của ñề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi 3
1.1.1. Nguồn gốc 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.3. ðặc ñiểm hình thái 4
1.1.4. ðặc ñiểm môi trường sống 4
1.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng 5
1.1.6. ðặc ñiểm sinh sản 5
1.2. Tình hình nuôi cá rô phi 7
1.2.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam 9
1.3. Tình hình dịch bệnh ở cá rô phi 9
1.3.1. Trên thế giới 9

1.3.2. Ở Việt Nam 10
1.4. Một số thông tin về bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus spp. gây ra 10
1.4.1. Tình hình dịch bệnh 10

Page iv
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

1.4.2. Một số thông tin về liên cầu khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên
cá rô phi 13
1.4.3. Triệu chứng và bệnh tích 18
1.4.4. Sự phân bố và lan truyền của bệnh 18
1.5. Khái quát về hệ thống miễn dịch của cá 19
1.5.1. ðáp ứng miễn dịch tự nhiên ở cá 19
1.5.2. ðáp ứng miễn dịch thu ñược ở cá (miễn dịch ñặc hiệu) 20
1.6. Một số thông tin về vacxin phòng bệnh cho cá 22
1.6.1. Nguyên tắc ứng dụng vacxin 22
1.6.2. Các dạng vacxin dùng cho cá 22
1.6.3. Các phương pháp sử dụng vacxin cho cá 23
Chương 2. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1. Nội dung nghiên cứu 25
2.1.1. Kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin phòng bệnh xuất huyết ở cá rô
phi do vi khuẩn Streptococcus spp. 25
2.1.2. Kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin phòng bệnh xuất huyết ở cá rô
phi do vi khuẩn Streptococcus spp. 25
2.1.3. ðánh giá hiệu lực của vacxin phòng bệnh xuất huyết ở cá rô phi do
vi khuẩn Streptococcus spp. 25
2.1.4. ðánh giá ñộ dài miễn dịch của vacxin ở các thời ñiểm 21 ngày, 2
tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng và 6 tháng 25
2.1.5. ðánh giá hiệu quả của vacxin sau bảo quản 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng, 12 tháng, 15 tháng 25
2.2. ðối tượng nghiên cứu 25
2.3. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 25
2.3.1. Thời gian nghiên cứu 25
2.3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 25
2.4. Nguyên liệu 25

Page v
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

2.5. Phương pháp nghiên cứu 26
2.5.1. Phương pháp thu mẫu cá bệnh 26
2.5.2. Phương pháp kiểm tra dấu hiệu bên ngoài và mổ khám bệnh tích 27
2.5.3. Phương pháp ñếm mật ñộ vi khuẩn 28
2.5.4. Phương pháp phân lập vi khuẩn Streptococcus spp. có trong mẫu
bệnh phẩm 29
2.5.5. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu vô trùng 29
2.5.6. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu an toàn: 30
2.5.7. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực 31
2.5.8. Phương pháp ngưng kết trên phiến kính 32
2.5.9. Phương pháp ñánh giá ñộ dài miễn dịch của cá sau khi tiêm vacxin 32
2.5.10. Phương pháp ñánh giá hiệu quả của của vacxin sau bảo quản 33
2.5.11. Phương pháp xử lý số liệu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Quy trình sản xuất vacxin 35
3.2. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin 36
3.3. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin 38
3.4. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin 41
3.4.1. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính 41
3.4.2. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp công cường ñộc 43

3.5. Kết quả kiểm tra ñộ dài miễn dịch của cá 54
3.5.1. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính: 54
3.5.2. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp công cường ñộc: 56
3.5.3. Theo dõi trọng lượng cá ở các thời ñiểm thí nghiệm: 58
3.6. Kết quả ñánh giá hiệu quả của vacxin sau bảo quản 59
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. ðề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Page vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp






Page vii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BA Blood Agar
BHIA Brain Heart Infusion Agar
BHIB Brain Heart Infusion Broth
CFU Colony-forming unit
Cs Cộng sự
Ctv Cộng tác viên

FAO Food and Agriculture Organization
NA Nutrient Agar
RPS Relative Percentage of Survival
VK Vi khuẩn















Page viii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1: Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực ðông Nam Á
(Lauke Labrie, 2007) 14
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của 3 lô vacxin vô hoạt phòng bệnh
xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra 37
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt phòng bệnh xuất

huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra 40
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra bằng phương pháp ngưng kết trên phiến kính 43
Bảng 3.4: Kết quả theo dõi triệu chứng của cá sau khi công cường ñộc 45
Bảng 3.5. Kết quả theo dõi cá chết 47
Bảng 3.6. Kết quả mổ khám bệnh tích 49
Bảng 3.7: Kết quả phân lập vi khuẩn Streptococcus spp. từ mẫu cá bệnh 51
Bảng 3.8: Tỷ lệ bảo hộ của vacxin 53
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra ñộ dài miễn dịch của cá bằng phương pháp ngưng
kết trên phiến kính 55
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra ñộ dài miễn dịch của cá bằng phương pháp công
cường ñộc 57
Bảng 3.11: Kết quả theo dõi trọng lượng cá 59
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra chỉ tiêu cảm quan, vô khuẩn và an toàn của vacxin
sau thời gian bảo quản 60
Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin sau thời gian bảo quản 63





Page ix
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang


Hình 1.1: Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) 3
Hình 1.2. Cá rô phi (cá ñiêu hồng) 4
Hình 1.3: Hình thái của vi khuẩn Streptococcus spp. dưới kính hiển vi x 1000 lần 15

Hình 2.1: ðường cắt giải phẫu xoang cơ thể cá 27
Hình 2.2: Giải phẫu não cá 28
Hình 2.3. Cá rô phi thí nghiệm 31
Hình 3.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vacxin vô hoạt phòng bệnh xuất huyết ở cá
rô phi do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra 35
Hình 3.2. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin 38
Hình 3.3: Tiêm cá thí nghiệm 39
Hình 3.4: Hình ảnh lấy máu cá 41
Hình 3.5. Hình ảnh thu huyết thanh cá 41
Hình 3.6. Kết quả phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính 42
Hình 3.7. Dấu hiệu bệnh lý của cá rô phi 46
Hình 3.8: Hình ảnh nội quan xuất huyết 48
Hình 3.9: Hình thái khuẩn lạc Streptococcus spp. khi nuôi cấy trên môi
trường BHIA 52
Hình 3.10: Tỷ lệ bảo hộ sau một thời gian tiêm vacxin cho cá rô phi 58
Hình 3.11: Trọng lượng cá tại các thời ñiểm kiểm tra 59
Hình 3.12 : Tỷ lệ bảo hộ của vacxin sau thời gian bảo quản 65

Page 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Cá rô phi là loại cá có giá trị kinh tế cao, tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt
thơm ngon, có ñặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng
cho các hình thức nuôi khác nhau. Vì vậy mà cá rô phi ñã ñược thừa nhận có khả
năng phát triển rất lớn và là sản phẩm có nhu cầu rất cao trong những năm tới trên
nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản và một phần ở Châu Âu.
Ở nước ta, hàng năm có khoảng 5.000-7.000 tấn cá rô phi ñược tiêu thụ
nội ñịa. Cùng với sự phát triển của các hình thức nuôi mới như nuôi với mật ñộ

cao và nuôi thâm canh thì vấn ñề dịch bệnh ñã trở thành một trong những trở
ngại chính cho sự phát triển bền vững của ñối tượng này tại Việt Nam. Bệnh ở cá
rô phi có thể do vi khuẩn, virus, nấm, hoặc ký sinh trùng gây nên. Trong số ñó,
bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. ñã gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá rô
phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế của
ngành nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, trên thế giới ñã có 36 loại vacxin phòng
bệnh do vi khuẩn và 02 loại vacxin phòng bệnh do virus cho cá nhưng ở Việt
Nam hiện chỉ có một loại vacxin phòng bệnh do vi khuẩn cho cá. Do vậy việc
phòng trị bệnh trên cá nước ngọt vẫn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kháng
sinh và hóa chất. Việc sử dụng các hoá chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
ñã khiến cho việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, ñặc
biệt là ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản
Vì vậy tập trung các nguồn lực nhằm phát triển các loại vac xin phòng bệnh
cho cá ở Việt Nam là một việc làm rất cần thiết. Việc sử dụng vacxin phòng bệnh
cho cá giúp giảm tỷ lệ chết, giảm việc sử dụng các loại kháng sinh trong nuôi trồng
thủy sản góp phần tạo ra các sản phẩm ñảm bảo an toàn thực phẩm cho con người.
Hiện tại Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y (Công ty Hanvet) ñang tiến hành
nghiên cứu xác ñịnh vi khuẩn gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi và sản xuất vacxin
phòng bệnh.


Page 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Chúng tôi tiến hành ñề tài: “ðánh giá một số chỉ tiêu của vacxin phòng
bệnh xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus spp. gây ra” nhằm ñánh
giá hiệu quả của vac xin trước khi ñưa vào áp dụng trong thực tiễn.
2. Mục ñích của ñề tài
ðánh giá các chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu lực, ñộ dài miễn dịch và ñộ dài
bảo quản của vacxin phòng bệnh xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus

spp. gây ra nhằm ñánh giá hiệu quả của vacxin trong phạm vi phòng thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- Là cơ sở ñề ra biện pháp phòng bệnh xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn
Streptococcus spp. gây ra có hiệu quả cao;
- ðánh giá ñược chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực của vacxin phòng bệnh
xuất huyết ở cá rô phi do vi khuẩn Streptococcus spp. nhằm ñánh giá hiệu quả sử
dụng vacxin trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm ngoài thực ñịa ñể quyết
ñịnh ñưa vào sản xuất, áp dụng ñại trà trong thực tiễn;
- ðánh giá ñược ñộ dài miễn dịch của cá sau khi tiêm vacxin, từ ñó xây dựng
ñược quy trình sử dụng và bảo quản vacxin hợp lý giúp cho việc ñịnh hướng sản
xuất, bảo quản, tiêm phòng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Phục vụ cho chiến lược phòng trị bệnh trên cá rô phi nhằm tìm ra phương
pháp sản xuất vacxin hiệu quả cao, chi phí sử dụng vacxin thấp và dễ áp dụng ở
ñiều kiện của Việt Nam.







Page 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô phi
1.1.1. Nguồn gốc

Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, cá ñược nuôi ñầu tiên ở Kenya và sau ñó
nuôi rộng rãi nhiều nước ở Châu Phi và trên thế giới. Cá ñược nuôi nhiều nhất là ở
những nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Rô phi ñen (Oreochromis mossambicus) là
loài cá Rô phi ñầu tiên ñược nhập vào nước ta năm 1951. Rô phi vằn (O. niloticus)
ñược nhập từ ðài Loan năm 1973, sau ñó cá rô phi ñược cải thiện chất lượng di
truyền (dòng GIFT) ñã ñược giới thiệu vào Việt Nam từ Thái Lan năm 1994.
1.1.2. Phân loại
Cá rô phi thuộc lớp: Ostechthyes; Lớp phụ: Actynopterigii.
Bộ: Perciformes; Bộ phụ: Perciidae.
Họ: Cichlidae
Giống: Tilapia, Sarotherodon, Oreochromis
Loài: Tilapia sp, Sarotherodon sp, Oreochromis sp
Hiện nay có 2 loài chính ñược phổ biến tại Việt Nam là :
Cá rô phi vằn ( Rô phi ðài Loan, Oreochromis niloticus ) ñược nhập vào Việt
Nam năm 1973 từ ðài Loan.

Hình 1.1: Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)

Page 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Cá rô phi ñỏ (Oreochromis sp.), còn ñược gọi là cá ñiêu hồng, có màu hồng ñược
nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Malaysia.

Hình 1.2. Cá rô phi (cá ñiêu hồng)

1.1.3. ðặc ñiểm hình thái
Cá rô phi vằn có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc ñậm
song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi ñuôi có màu sọc ñen sậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi ñuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy

song song trên nền xám ñen. Viền vi lưng và vi ñuôi có màu hồng nhạt.
1.1.4. ðặc ñiểm môi trường sống
a. Nhiệt ñộ:
Cá rô phi có nguồn gốc từ xứ nóng nên chúng là loài cá ưa nhiệt, có khả năng
thích ứng tốt với ñiều kiện nhiệt ñộ cao hơn là ñối với nhiệt ñộ thấp. Nhiệt ñộ thuận
lợi cho sinh trưởng của cá rô phi là 20 - 35
o
C, tối ưu ở 28 - 30
o
C (Balarin và Haller,
1982). Trên 32
o
C tốc ñộ tăng trưởng và tiêu thụ thức ăn thay ñối tỉ lệ nghịch với quá
trình tăng nhiệt ñộ. Một số tác giả khác cũng có cùng quan ñiểm: Marcel Huet, 1994
cũng khẳng ñịnh, ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cá là 20
- 30
o
C, cũng theo Zhong Lin (1991) là 25 – 35
o
C. Khi nhiệt ñộ xuống thấp hơn
20
o
C cá tăng trưởng chậm và ngừng ăn ở nhiệt ñộ dưới 15
o
C. Khi nhiệt ñộ xuống
dưới 10
o
C, tỷ lệ cá chết là rất lớn.
b. ðộ pH


Page 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Cá rô phi có khả năng sống trong môi trường nước có biên ñộ pH rất rộng 5 -
11, nhưng thích hợp nhất là 6,5 - 8,5. ðộ pH nhỏ hơn 4 hay cao hơn 11 có thể gây
chết cho cá.
c. Hàm lượng oxy hòa tan
So với các loài cá khác thì cá rô phi có thể sống ở môi trường nước bẩn tù
ñọng, mà ở ñó hàm lượng O
2
thấp khoảng 1mg/l. Khi nồng ñộ O
2
giảm xuống dưới
1mg/l, chúng có khả năng sử dụng O
2
trong không khí. Tuy nhiên nếu thiếu O
2

trong thời gian kéo dài có thể làm giảm tốc ñộ tăng trưởng của cá rô phi.
d. ðộ mặn
Rô phi là loài cá có nguồn gốc nước ngọt, nhưng chúng có khả năng sống và
phát triển trong môi trường nước lợ, mặn có nồng ñộ muối tới 35
o
/
oo
. Khả năng
thích ứng với ñộ mặn của mỗi loài ñều khác nhau. Loài O. niloticus có ngưỡng
muối thấp nhất và loài có ngưỡng muối cao nhất là T. zillii, O. aureus.
1.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Trứng cá rô phi thụ tinh ñược ấp trong miệng cá mẹ (ở giống Oreochromis) ở

28
o
C sẽ nở sau 4 ngày. Cá bột sau khi nở 3 - 5 ngày tuổi thì có thể bơi lội tự do ở
bên ngoài. Giai ñoạn này cá ăn sinh vật phù du thủy sinh là chủ yếu, 20 ngày tuổi
(17 - 18 mm) cá chuyển dần sang thức ăn như cá trưởng thành. Cá trưởng thành ăn
mùn bã hữu cơ, tảo các loại, ấu trùng, côn trùng, sinh vật ñáy, phù du sinh vật, thực
vật thượng ñẳng loại mềm, phân hữu cơ…. Ngoài ra, trong ao nuôi có thể cho thêm
thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác. ðặc biệt
cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến
(Balarin và Haller, 1982). ðây là một ñặc ñiểm giúp cho việc nuôi cá rô phi thâm
canh ñạt năng suất cao. Với những ñặc ñiểm ưu việt ñó cá rô phi ñược phân bố và
ương nuôi khá rộng rãi trong các vùng miền của nước ta.
1.1.6. ðặc ñiểm sinh sản
- Mùa vụ sinh sản: Rô phi ñẻ quanh năm (trừ những ngày quá lạnh hoặc quá
nóng), ñẻ nhiều nhất từ tháng 5 ñến tháng 10. Mỗi năm ñẻ từ 5 - 11 lứa, mỗi lứa ñẻ

Page 6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

100 - 3400 trứng. Trong một buồng trứng thường có 5 lứa trứng.
- Tuổi thành thục: cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm, bắt ñầu sinh sản sau
khi nở 3 - 4 tháng. Cỡ cá thành thục nhỏ nhất khoảng 40g. Thời gian tái thành thục
khoảng 1 - 2 tháng.
- Phân biệt cá rô phi ñực và cá rô phi cái:
Khi ñến tuổi phát dục thì ở mép các vây ñuôi, vây lưng và vây bụng ở cá ñực
có màu sắc rực rỡ từ hồng ñến xanh ñen, trong khi ñó thì cá cái không có sự thay
ñổi về màu sắc mà bụng của nó phát triển rất nhanh. Ngoài ra ta có thể phân biệt
ñược cá rô phi ñực cái ngay khi chúng còn nhỏ, cỡ 6 – 7 cm, bằng cách nhìn vào
vùng lỗ huyệt. Cách phân biệt này càng chính xác khi cá gần thành thục sinh dục.
+ Cá ñực có 2 lỗ: phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (còn gọi là

huyệt niệu sinh dục).
+ Cá cái có 3 lỗ: lỗ hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh dục.
- Tập tính sinh sản: Tùy theo loài mà cá rô phi có tập tính sinh sản khác nhau.
Tên loài Kiểu sinh sản
Loài quan trọng trong
nuôitrồng thuỷ sản
Tilapia
Khi ñẻ cần có giá thể ñể trứng bám. Cá
làm tổ ñẻ bằng cỏ rác. Sau khi-ñẻ, cả cá
cái và cá ñực cùng tham gia bảo vệ tổ.
T. zillii, T. rendalli
Sarotherodon
Cá ñào tổ ñẻ. Cá ñực hoặc cá cái, hoặc cả
cá ñực và cá cái cùng ấp trứng trong
miệng
S. galilaeus
Oreochromis
Cá ñực ñào tổ ñẻ. Chỉ có cá cái ấp trứng
trong miệng.
O. mossambicus,
O. aureus, O.niloticus,

O. spirulus,
O.urolepis-hornorum,

Page 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

O.andersoni
1.2. Tình hình nuôi cá rô phi

1.2.1. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới

Hiện nay, cá rô phi là ñối tượng ñược nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, chiếm một vi trí quan trọng chỉ ñứng sau nhóm cá chép trong các thủy vực
nước ngọt. Nhờ có những ñặc tính tốt như phổ thức ăn ña dạng, ít bệnh tật, chất
lượng thịt thơm ngon, ñầu tư chi phí thấp…vì thế mà trong những năm gần ñây loài
này ñược nuôi phổ biến, diện tích và sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm
không ngừng tăng lên. Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các
loại thịt cá trắng ñang ngày càng cạn kiệt. ðối tượng chiếm ưu thế và ñược nuôi phổ
biến là giống cá rô phi vằn O. niloticus, với tổng sản lượng là 1,001,302 tấn năm
2002, chiếm 84% của tổng sản lượng cá rô phi (FAO, 2004).
Tại Hội nghị của INFOFISH TILAPIA 2010 về cá rô phi tổ chức tại Kuala
Lumper, Malaysia cuối tháng 10/2010, thống kê tổng sản lượng cá rô phi toàn cầu
năm 2010 ñạt 3,7 triệu tấn. Mặc dù cá rô phi có nguồn gốc không phải từ châu Á
nhưng ñây lại là khu vực sản xuất cá rô phi quan trọng nhất thế giới. Sản lượng cá
rô phi ở châu Á trong thời gian qua ñược coi là tăng nhanh nhất thế giới. Các nước
châu Á ñại diện có nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh ñó là Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan, ðài Loan… Tổng sản lượng cả năm nước này chiếm 94% tổng
sản lượng cá rô phi của châu Á. Trong ñó Trung Quốc là quốc gia sản xuất cá rô phi
lớn nhất. Tính ñến năm 2011, sản lượng cá rô phi của nước này giữ ổn ñịnh ở mức
1,1 – 1,2 triệu tấn và dự kiến vẫn tiếp tục tăng vào các năm tới.
Tại Trung Quốc, rô phi ñược nuôi tập trung nuôi ở 4 tỉnh ðông Nam Quảng
ðông. Con giống ñược sử dụng chủ yếu là con lai giữa loài O. niloticus và O.
aureus. Rô phi ñược nuôi cả trong hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh,
chúng có thể ñược nuôi ñơn hoặc nuôi ghép với các loài cá khác trong ao nước
ngọt, trong lồng… cá ñược thả với mật ñộ 2,5 con/m
2
, con giống có khối lượng
trung bình là 4g.
Philippin là một nước nuôi khá nhiều cá rô phi, năm 2003 sản lượng cá rô phi


Page 8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ñạt 135.996 tấn/230.000 ha. Nuôi cá rô phi trong ao, lồng, các vùng nước ngọt và
lợ: Sản lượng ở nước ngọt chiếm 56%, nuôi lồng nước ngọt chiếm 37% và nuôi
nước lợ chiếm 7% tổng sản lượng. Philippin là nước tiên phong ở Châu Á về việc
nuôi cá rô phi trong lồng trên hồ và sông, suối. Việc thử nghiệm nuôi bắt ñầu từ
năm 1973, cả nước có khoảng 2000 ha lồng vào năm 2000, sản xuất ra 33.967 tấn rô
phi thương phẩm. ðây cũng là quốc gia ñầu tiên trong khu vực sử dụng hormon giới
tính chuyển ñổi giới tính sản xuất ra con giống với tỉ lệ giới ñực cao (từ 98 – 100%)
góp phần nâng cao năng suất sản lượng cá nuôi.
Thái Lan nuôi cá rô phi trong lồng rộng khắp miền Bắc và miền Trung. Sau
thời gian nuôi 90 ÷ 120 ngày, cá ñạt kích cỡ 600 ÷ 700g và 120 ÷ 150 ngày, cá ñạt
kích cỡ 800 ÷ 900g với tỷ lệ sống 80 ÷ 90%, hệ số thức ăn là 1,0 ÷ 1,8 (Phạm Anh
Tuấn và ctv, 2006).
Các nước Châu Mỹ bắt ñầu quan tâm ñến nuôi cá rô phi trong vòng 10 năm
gần ñây ñặc biệt là sau rủi ro của nghề nuôi tôm do dịch bệnh gây ra. Các nước
vùng Trung Nam Mỹ như Mehico, Brazil, Ecuador là những nước sản xuất cá rô phi
chủ yếu ở khu vực này.
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng nghề nuôi cá rô phi ở khi vực này
chỉ mới phát triển trong 10 năm qua. Ai Cập là nhà sản xuất lớn nhất, năm 2003 ñạt
sản lượng 200.000 tấn, chiếm 90% sản lượng cá rô phi ở châu lục này. Các quốc
gia khác như Ghana, Nigieria, Kenya, Zimbabiwe… sản lượng cá rô phi không
ñáng kể, chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội ñịa.
Ở Châu Âu Sản do nhiệt ñộ thấp không thuận lợi cho việc nuôi cá rô phi nên
sản lượng cá rô phi không ñáng kể. Theo thống kê của FAO, sản lượng cá rô phi
nuôi ở Châu Âu là 270 tấn (năm 1999). Hiện nay, Bỉ là nơi nuôi nhiều cá rô phi
nhất với sản lượng ñạt khoảng 300 tấn/năm.
Nuôi cá rô phi trong lồng bè rất phổ biến tại một số nước như: ðài Loan,

Indonesia, Phillipin, Malaysia, Thái Lan. ðài Loan ñã mở ñầu phương thức nuôi rô
phi trong lồng nổi, năng suất ñạt 4,3-5,4 tấn/lồng/2 vụ/năm. Lồng nổi cỡ mắt lưới
1cm ñược thả cá giống cỡ 20 - 30g/con, mật ñộ 4.000-5.000 con/lồng, cho ăn tự

Page 9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ñộng với thức ăn viên 3 lần/ngày, sau 4 - 5 tháng cá ñạt cỡ thương phẩm 600g/con.
Mô hình nuôi lồng phát triển ở Indonexia trong hồ nước ngọt lớn ở Java. Tại ñây
Công ty Aquafarm Nusantara sản xuất gần 5.000 tấn/năm. Philippin nuôi cá rô phi
vằn trong lồng trên các hồ chứa. Năm 1999 có 2.000 lồng, sản xuất 31.114 tấn cá.
Mật ñộ cá thả là 15 - 45 con/m
2
trong lồng cố ñịnh, và 55 - 80 con/m
2
trong lồng
nổi, cỡ cá thả 0,5 - 2,0g/con, sau 3 - 5 tháng nuôi ñạt năng suất 4 - 25kg/m
2
, cỡ cá
150 - 250g/con, tỷ lệ sống ñạt 80 - 90% (Phạm Anh Tuấn và ctv, 2006).
1.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam

Nghề nuôi cá rô phi ở nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi ñầu khi nhập nội
cá rô phi ñen (O. mosambicus) vào nước ta ñầu những năm 1950. Những thập niên
50 và 60 của thế kỷ trước, cá rô phi ñược nuôi chủ yếu ở hình thức quảng canh và
quảng canh cải tiến, nuôi chung cá ñực và cá cái. Phong trào nuôi cá rô phi ñặc biệt
phát triển từ những năm ñầu của thập kỷ 90 sau khi chúng ta nhập lại những dòng
cá rô phi vằn có chất lượng tốt, ñặc biệt là cá chọn giống dòng Thái Lan và Israel.
Cá ñược nuôi ở nhiều ñịa phương với các hình thức khác nhau: nuôi ñơn, nuôi ghép,
với mức ñộ canh tác từ quảng canh, bán thâm canh ñến thâm canh.

Theo Tổng Cục Thống kê năm 2005, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta
là 22,340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong ñó nuôi nước lợ,
mặn là 2,068 ha và nuôi nước ngọt là 20,272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi ước tính
ñạt 54,486,8 tấn; chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. ðồng bằng Sông Hồng và
ðồng bằng sông Cửu Long là hai vùng nuôi chủ yếu, lần lượt chiếm 17,6% và
58,4% tổng sản lượng cá rô phi của cả nước. Sản lượng cá rô phi trong cả nước bao
gồm: nuôi trong ao và trong ñầm 37,931,8 tấn; nuôi lồng 10,182 tấn. Mục tiêu ñưa
ra ñến năm 2015 sản lượng cá cả nước ñạt 200,000 tấn/năm; trong ñó dành 40% cho
xuất khẩu (Phạm Anh Tuấn, 2006).
1.3. Tình hình dịch bệnh ở cá rô phi
1.3.1. Trên thế giới
Cá rô phi là một trong những ñối tượng nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu trên
thế giới. Ban ñầu, cá rô phi ñã ñược xem là có khả năng ñề kháng tốt với vi khuẩn,

Page 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ký sinh trùng, nấm và virus so với các loài cá khác trong cùng môi trường nuôi.
Tuy nhiên trong thời gian gần ñây, cá rô phi ñã ñược tìm thấy là mẫn cảm với cả vi
khuẩn và ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh phổ biến cho cá rô phi bao gồm
Streptococcus spp., Flavobacterium columnare, Aeromonas hydrophyla,
Edwarsiella tarda, Ichthyophitirius multifillis, Tricodhina sp., Gyrodactylus
niloticus (Klesius và ctv, 2000). Bệnh trên cá rô phi xảy ra khắp nơi, trong ñó một
số ñã phát triển thành những trận dịch. ðài Loan là nước từng ñã hứng chịu rất
nhiều trận dịch trên cá rô phi. Trận dịch năm 1992 ñã làm chết rất nhiều cá rô phi
trong những ao nuôi nước ngọt ở miền ðông Nam ðài Loan sau ñó lan rộng ra các
ñảo trong khu vực ở cả nước lợ và nước mặn. Tại Israel, một tác nhân gây bệnh rất
giống nấm Branchiomyces ñã làm chết 85% cá rô phi ñỏ và cá rô phi lai.
1.3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi chưa

nhiều. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam như: nghiên cứu về ký sinh trùng
trên một số dòng cá rô phi vằn ở Bắc Ninh và Quảng Ninh (Bùi Quang Tề và ctv,
1999); hay nghiên cứu về ký sinh trùng ở những giai ñoạn khác nhau trên 3 dòng cá
rô phi nuôi như dòng Thái, dòng Việt và dòng GIFT tại miền Bắc Việt Nam (Bùi
Quang Tề và Vũ Thị Lụa, 1999; trích dẫn từ Nguyễn Tri Cơ, 2004).
1.4. Một số thông tin về bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus spp. gây ra
1.4.1. Tình hình dịch bệnh
a. Trên thế giới:
Một số loài vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá ñã ñược xác ñịnh
bao gồm: Streptococcus difficile phát hiện ở Isael, S. Milerri, S. Parauberis phân
lập từ loài cá bơn nuôi ở miền Bắc Tây Ban Nha, S. Iniae ñược phát hiện trên nhiều
loài và cả ở ñộng vật có vú. Các vi khuẩn này gây ra hội chứng bệnh có tên là bệnh
do liên cầu khuẩn (Streptococcosis). Bệnh Streptococcosis ñược Hoshina và ctv báo
cáo ñầu tiên vào năm 1958 ở Nhật Bản trên các loài cá hồi nuôi. ðiều quan trọng
cần lưu ý rằng nhiễm liên cầu khuẩn ñã trở thành một vấn ñề lớn trong nuôi cá rô
phi và gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Streptococcus iniae và Streptococcus

Page 11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

agalactiae là những loài vi khuẩn chính ảnh hưởng ñến việc sản xuất cá rô phi trên
thế giới (Evan và ctv, 2006).
Dịch bệnh ở cá rô phi nuôi ở Thái Lan ñã ñược quan sát thấy trong lồng nuôi
trên sông Mekong tại thành phố Mukudahan, phía ðông Bắc Thái Lan vào tháng 5
năm 2001. Tỷ lệ cá bị chết do dịch bệnh vào khoảng 40-60% sau hai tuần bị nhiễm
bệnh. Dấu hiệu ñiển hình của cá bị bệnh là chướng bụng, trong xoang bụng chứa
dịch và hậu môn bị sưng. Trong năm 2002 và 2003, tại thành phố Lubuk Linggau,
miền Nam Sumatra, Indonesia cá rô phi nuôi lồng cũng ñã xuất hiện hiện tượng cá
bị chết với dấu hiệu bệnh lý hai mắt ñục và ñổi màu. Vi khuẩn phân lập từ bộ não
và các cơ quan khác của cá rô phi bị ảnh hưởng từ Thái Lan và Indonesia ñã ñược

xác ñịnh là Streptococcus agalactiae và Streptococcus iniae (Yuasa, 2005).
Năm 2005 tại một số hồ chứa của Malaysia ñã ghi nhận ñược hiện tượng cá
rô phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu ñã phân lập ñược vi khuẩn từ các cơ quan.
ðặc biệt là mẫu thu ở mắt, thận, não. Trong ñó vi khuẩn S. agalactiae chiếm 70%
tổng số loài vi khuẩn Streptococcus ñược xác ñịnh, 30% còn lại là Leuconostoc spp.
và S.constellatus. Dấu hiệu ñiển hình quan sát bao gồm cá bơi lội không bình
thường và bỏ ăn. Hầu như tất cả các cá rô phi bị bệnh mắt như ñục giác mạc hoặc
tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp (Yuasa, 2005). Những năm gần ñây rất nhiều ñợt dịch
bệnh do nhiễm Streptococcus agalactiae ñã ñược ghi nhận ở nhiều trang trại nuôi cá
rô phi ñặc biệt là cá trang trại ở châu Á (Musa và ctv, 2009; Suanyuk và ctv, 2005).
Từ tháng 7 ñến tháng 12 năm 2009 bệnh Streptococcosis trên cá rô phi ñã
bùng phát tại bốn tỉnh Guangdong, Guangxi, Hainan and Fujian nơi chiếm tới 90%
sản lượng nuôi ñối tượng này tại Trung Quốc. Bệnh Streptococcosis không chỉ xảy
ra tại nơi có sản lượng nuôi cá rô phi lớn nhất thế giới (1.1 triệu tấn năm 2009). Tại
Thái Lan theo (Wongtavatchai & Maisak, 2008) tỷ lệ Streptococcus agalactiae trên
Streptococcus iniae là 112/8 ở cá rô phi vằn (Oreochromis nilotica), nghiên cứu về
dịch tễ học của Intervet/Scheing – Plough Animal Health cho kết quả Streptococcus
agalactiae chiếm 82% và Streptococcus iniae 18% trong tổng số 500 mẫu phân lập
từ 13 nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh trong 8 năm (Sheehan và ctv, 2009).

Page 12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

b. Ở Việt Nam
Năm 2009, dịch bệnh gây chết hàng loạt cá rô phi nuôi thương phẩm tại một
số tỉnh miền Bắc. ðây ñược coi là ñợt dịch bệnh lớn nhất kể từ trước ñến nay ñối
với nghề nuôi cá rô phi ở nước ta. Bước ñầu, nguyên nhân gây chết ñã ñược xác
ñịnh ñó chính là bệnh Streptococcosis do vi khuẩn Gram (+), Streptococus spp. gây
ra. Cá bị bệnh thường có các triệu chứng, bệnh tích như cá bơi lờ ñờ, mất ñịnh
hướng, trướng bụng, xuất huyết, lồi mắt, sưng ruột, các cơ quan nội tạng như gan,

thận, lá lách bạc màu hoặc xuất huyết, sưng to. ðặc biệt vi khuẩn tấn công niêm
mạc mắt và não cá làm cho cá bơi không ñịnh hướng và có dấu hiệu tổn thương
thần kinh. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè ñặc biệt khi khi nhiệt ñộ nước cao. ðối
với mùa ñông và mùa xuân, mật ñộ vi khuẩn thường thấp và không ñủ ngưỡng gây
bệnh. Tác nhân gây bệnh quan trọng trên cá rô phi thường là vi khuẩn, virus hoặc
protozoa trong ñó ñáng chú ý nhất là bệnh do vi khuẩn mà ñặc biệt là
Streptococcus agalactiae ñã gây chết hàng loạt cá nuôi trong thời gian qua (ðồng
Thanh Hà và ctv, 2010). Kết quả nghiên cứu của ðinh Thị Thủy (2007) về các bệnh
nguy hiểm thường gặp ở cá rô phi Oreochromis spp. nuôi thâm canh cho thấy bệnh
Streptococcosis thường xuất hiện vào mùa hè ñặc biệt khi nhiệt ñộ nước cao, tỷ lệ
thiệt hại từ 7 – 10% và cá ở giai ñoạn 1 – 4 tháng tuổi. Tại An Giang và Vĩnh Long
vi khuẩn Streptococus spp. có tần suất xuất hiện từ 95 – 100% vào tháng 1, tháng 5,
tháng 9 và tháng 11 (ðinh Thị Thủy, 2007). Từ tháng 4 ñến tháng 9 năm 2009, hiện
tượng cá rô phi bị chết ñã xuất hiện ở tất cả các vùng nuôi tập trung ở miền Bắc như
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Giang.
Tỷ lệ chết cao nhất là 100% và trung bình là 42,56%. ðây ñược coi là ñợt dịch bệnh
lớn nhất trên cá rô phi nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Kết quả nuôi cấy phân lập tác
nhân gây bệnh trên cá rô phi cho thấy vi khuẩn gram dương Streptococus spp. có
xuất hiện trên mẫu bệnh (Công ty Hanvet, 2009); Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản 1 thấy trên hầu hết các mẫu bệnh (Nguyễn Viết Khuê và ctv, 2009).
Theo ðồng Thanh Hà và ctv (2010) dịch bệnh xảy ra lần ñầu vào mùa hè
năm 2009 ở các tỉnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh,

Page 13
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Hà Giang; gây chết với tỷ lệ 90 – 100% cá nuôi (cả cá giống và thương phẩm). Tác
giả chỉ ra rằng tác nhân gây bệnh trên cá rô phi ở miền Bắc Việt Nam là
Streptococus agalactiae và về khả năng phát triển của vi khuẩn ở 37
o

C và ñộ mặn
37
o
/
oo
ñược xem là yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho ñộng vật có vú và con người.
Cũng theo ðồng Thanh Hà và ctv (2010) vi khuẩn Streptococus agalactiae có khả
năng sống sót tốt trong nước ao và bùn ñáy từ 3 - 5 ngày ở hai mức nhiệt ñộ 25
o
C
và 30
o
C. Từ những mẫu cá ñiêu hồng bị bệnh phù mắt và xuất huyết ñược thu từ
những bè nuôi cá ñiêu hồng thâm canh ở Tiền Giang tiến hành kiểm tra vi khuẩn
học xác ñịnh do vi khuẩn Streptococus agalactiae gây ra (ðặng Thị Hoàng Oanh và
ctv, 2012).
1.4.2. Một số thông tin về liên cầu khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên
cá rô phi
Vi khuẩn gây bệnh Streptococcus gây bệnh trên cá rô phi bao gồm hai loài
chính ñó là Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae (Bảng 1.1). ðây là
nhóm liên cầu khuẩn gram dương là tác nhân gây bệnh chính trên các hệ thống nuôi
cá rô phi thâm canh và gây thiệt hại lớn cho nghề này trên toàn thế giới (Perera
R.P., 1994). Vi khuẩn có khả năng phát triển trên các môi trường nuôi cấy khác
nhau như Tryptic Soy Agar, Brain Heart Infussion, Muller-Hinton và Blood Agar.
Khuẩn lạc của vi khuẩn có kích thước dao ñộng từ 0,5 ñến 0,7mm sau 24 giờ nuôi
cấy. Vi khuẩn có thể tạo vòng dung huyết trên môi trường thạch máu (Nguyen và
Kanai, 1999). S. iniae thủy phân esculin và tinh bột, không thủy phân gelatin và có
khả năng lên men glucose, maltose, mannitol, sucrose, không lên men arabinose,
lactose, raffinose và xylose (Nguyen và Kanai, 1999).
Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh Streptococcosis trên cá rô phi cho

thấy vi khuẩn Streptococus iniae và Streptococus agalactiae có thể tồn tại ngoài
môi trường quanh năm. Ngoài ra vi khuẩn gây bệnh có thể phân lập ñược từ nguồn
ñất, chất hữu cơ lắng tụ, chất nhầy của cá. Theo Bromage và ctv, 1999 vi khuẩn gây
bệnh Streptococus iniae có thể do cá bị bệnh qua khỏi ñợt dịch thải ra ngoài môi

Page 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

trường. Do vi khuẩn gây bệnh Streptococcosis thích hợp với ñiều kiện nhiệt ñộ cao
nên vào mùa ñông rất ít khi phân lập ñược các loài vi khuẩn này.
Tác nhân gây bệnh Streptococcosis là nhóm vi khuẩn thuộc giống
Streptococcus spp Vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh ở cá rô phi lần ñầu tiên
phân lập ñược ở cá rô phi nuôi tại Nhật Bản gồm hai loài là Streptococcus shiloi và
Streptococcus difficile. Sau ñó các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi ñược phân
loại lại như Streptococcus shiloi ñược là Streptococcus iniae, còn Streptococcus
difficile ñược xác nhận là Streptococcus agalactiae.
Năm 2005 tại một số hồ chứa của Malaysia ñã ghi nhận ñược hiện tượng cá
rô phi nuôi lồng bị chết, kết quả thu mẫu ñã phân lập ñược vi khuẩn từ các cơ quan.
ðặc biệt là mẫu thu ở mắt, thận, não. Trong ñó vi khuẩn S. agalactiae chiếm 70%
tổng số loài vi khuẩn Streptococcus ñược xác ñịnh, 30% còn lại là Leuconostoc spp.
và S.constellatus. Dấu hiệu ñiển hình quan sát bao gồm cá bơi lội không bình
thường và bỏ ăn. Hầu như tất cả các cá rô phi bị bệnh mắt như ñục giác mạc hoặc
tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp (Yuasa, 2005).
Streptococcus agalactiae ngày càng ñược phát hiện và khẳng ñịnh là nguyên
nhân gây bệnh cho cá, ñặc biệt là cá nước ngọt (Plumb, 1999; Pretto-Giordano và
ctv, 2010). Những năm gần ñây rất nhiều ñợt dịch bệnh do nhiễm Streptococcus
agalactiae ñã ñược ghi nhận ở nhiều trang trại nuôi cá rô phi ñặc biệt là cá trang trại
ở châu Á (Musa và ctv, 2009; Suanyuk và ctv, 2005).
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae và
S. agalactiae là rất phổ biến và ảnh hưởng ñến cá rô phi nuôi tại khu vực ðông nam

Á. Kết quả nghiên cứu ñược tổng hợp theo bảng 1.1.
Bảng 1.1: Vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại khu vực ðông Nam Á
(Lauke Labrie, 2007)
Loài vi khuẩn

Số mẫu
nhiễm
Số
ñiểm thu
Quốc gia
S. agalactiae 219

22

Indonesia,

Page 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

S. iniae 75

14

Singapore, Malaysia,
Philippin, Thái Lan,
Trung Quốc và Việt nam
Flavobacteriu
m colummnare
40


16


1.4.2.1. ðặc ñiểm hình thái
Vi khuẩn Streptococcus spp. là những vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục,
ñường kính khoảng 0,6-0,8 µm, bắt màu gram dương. Vi khuẩn xếp thành chuỗi vì
phân chia trong mặt phẳng thẳng góc với trục của chuỗi. Liên cầu không có lông,
không di ñộng, không sinh nha bảo và một số loài có vỏ.

Hình 1.3: Hình thái của vi khuẩn Streptococcus spp.
dưới kính hiển vi x 1000 lần
1.4.2.2. Tính chất nuôi cấy:
Liên cầu hiếu khí kỵ khí tùy tiện và thường ñòi hỏi môi trường nuôi cấy có
nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, ñường Vi khuẩn phát triển tốt hơn ở
ñiều kiện khí trường có thêm 5 - 10% CO
2
. Nhiệt ñộ nuôi cấy thích hợp là 37
o
C,
một số phát triển ñược ở 10 - 40
o
C như liên cầu ñường ruột.

×