Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giả định, quy định và bảo đảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.45 KB, 6 trang )

B. NỘI DUNG
1. Khái niệm quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừa nhận và
đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động để
điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản theo những định hướng của nhà nước.
Ví dụ: Các quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những
người có chức vụ, quyền hạn và những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước, là những quy định về địa vị pháp lý của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và các
chủ thể pháp luật khác.
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật phải rõ ràng, chính xác. Vì vậy, nó phải có cơ cấu đầy đủ, xác định
để các chủ thể có thể đối chiếu với các xử sự của mình mà biết được nó là hợp pháp hay bất
hợp pháp, là được phép hay bị cấm…, trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó,
đồng thời chỉ ra những biện pháp tác động hoặc bảo đảm cần thiết để chúng được thực hiện
trên thực tế. Từ đó, ta thấy cơ cấu của quy phạm pháp luật được xác định bởi ba bộ phận cấu
thành, bao gồm giả định, quy định và bảo đảm.
2.1. Giả định.
2.1.1. Khái niệm.
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định chủ thể thuộc đối tượng điều
chỉnh của quy phạm, đồng thời cũng chỉ ra hoàn cảnh, điều kiện gắn với các chủ thể đó. Bộ
phận này chỉ ra môi trường pháp lí mà nhà nước tác động tới các chủ thể. Nó được xây dựng
trên cơ sở khái quát những hành vi của con người được lặp đi lặp lại trong cuộc sống và có
tính quy luật. Giả định là bộ phận của quy phạm trả lời cho câu hỏi: ai (cá nhân hay tổ chức
nào), khi nào (ở đâu, với điều kiện gì, trong hoàn cảnh nào).
Ví dụ: “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản
xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp” (Điều 1 Pháp lệnh thuế nông nghiệp 1989).
Trong quy phạm này, bộ phận giả định là “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và
các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp”. Phần này nêu lên chủ thể là “Mọi tổ chức và cá
nhân” trong hoàn cảnh, điều kiện “sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất
nông nghiệp”.
1


o Đối với câu hỏi “ai”, câu trả lời có thể sẽ chỉ ra một loại chủ thể nào đó là cá
nhân hoặc tổ chức với một hoặc nhiều điều kiện trực tiếp kèm theo.
o Đối với câu hỏi “khi nào”, bộ phận giả định có thể chỉ ra một hoặc nhiều tình
huống, điều kiện liên quan đến chủ thể.
 Căn cứ vào định nghĩa trên, bộ phận giả định có thể chia thành hai loại:
• Giả định đơn giản là giả định chỉ nêu một điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà chủ thể
gặp phải. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra
nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”(Điều 68 Hiến pháp
1992).
• Giả định phức tạp nêu nhiều điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà chủ thể pháp luật có
thể gặp phải. Ví dụ: “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, fax hoặc các văn bản khác
được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật
xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật
hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”
(Khoản 1 điều 125 Bộ luật hình sự 1999).
2.1.2. Mục đích.
Bộ phận giả định dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong tương lai, từ đó đưa ra các
biện pháp tác động hoặc điều chỉnh tương ứng để định hướng hành vi của con người. Đồng
thời, nó gắn với các tình huống mẫu có tính điển hình để các chủ thể có thể đối chiếu và đưa ra
cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.
2.1.3. Ý nghĩa.
Bộ phận giả định phản ánh mức độ toàn diện về khả năng của các nhà làm luật trong
việc phân tích hành vi, khả năng dự đoán các biến động trên thực tế của các hoàn cảnh, dự liệu
được các tình huống phát sinh trên thực tế. Nó được thể hiện trong sự bao quát về thời gian,
không gian, hoàn cảnh, xu hướng vận động của các quan hệ xã hội. Điều đó giúp nhà nước có
thể tác động một cách toàn diện lên các quan hệ xã hội quan trọng và ảnh hưởng đến lợi ích
chung của quốc gia, hạn chế những “lỗ hổng” của pháp luật.
2.1.4. Yêu cầu.
Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với

tình hình thực tế, tránh trình trạng nêu mập mờ, khó hiểu dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu
sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật. Ngoài ra, giả định phải dự kiến được tới mức tối đa
2
những hoàn cảnh, điều kiện về không gian, thời gian và đời sống thực tế. Trong đó, phải dự
kiến hành vi của những chủ thể pháp luật nào cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
2.2. Quy định.
2.2.1. Khái niệm.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự hay khuôn mẫu hành vi
cho chủ thể được nêu trong phần giả định của quy phạm mà họ có thể hoặc cần phải xử sự
theo. Đây là bộ phận trung tâm của quy phạm, xác định các quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ
thể được nêu trong bộ phận giả định của quy phạm và cũng là bộ phận trực tiếp thể hiện ý chí
nhà nước. Vì vậy, quy định thường chỉ ra những việc mà chủ thể được làm (quyền), những
việc không được làm, những việc phải làm (nghĩa vụ) và cách thức tiến hành các xử sự. Do đó,
bộ phận giả định thường trả lời cho các câu hỏi: “được làm gì”, “không được làm gì”, “phải
làm gì” và “làm như thế nào”.
Ví dụ: “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” (Khoản 4, điều 104 Bộ
luật hình sự 1999). Bộ phận quy định của quy phạm là “phạt tù từ mười năm đến hai mươi
năm hoặc tù chung thân”.
Hoặc: “Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt” (Khoản 5, điều 11, bộ luật xây dựng 2003). Bộ phận quy định
của quy phạm là “phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt”.
Bộ phận quy định có thể là sự cho phép (thể hiện bằng các từ: được làm, được hưởng,
có quyền…), sự bắt buộc (thể hiện bằng các từ: phải làm, phải chịu, phải có trách nhiệm…), sự
cấm đoán (thể hiện bằng các từ: cấm, không được…) hoặc nêu lên các cách ứng xử khác nhau
để chủ thể lựa chọn.
2.2.2. Mục đích.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật đã thiết lập cho các chủ thể tham gia quan hệ
xã hội các quyền và nghĩa vụ nhất định, từ đó điều chỉnh hành vi của công dân cho phù hợp

với ý chí nhà nước.
2.2.3. Ý nghĩa.
Thông qua bộ phận qui định của qui phạm pháp luật các chủ thể pháp luật mới biết được
nếu như họ ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nếu trong phần giả định của qui phạm pháp luật thì
họ sẽ phải làm gì? được làm gì? Làm thế nào? hoặc không được làm gì?
3
Cách xử sự được nêu trong bộ phận quy định chính là mệnh lệnh của nhà nước cho phép
tổ chức hay cá nhân thực hiện hoặc buộc phải tuân theo nó trực tiếp thể hiện ý chí của nhà
nước. Nó là một trong những điều kiện dảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các
chủ thể pháp luật.
2.2.4. Yêu cầu.
Cách thể hiện của bộ phận quy định phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, một nghĩa, tránh
biểu hiện mập mờ đa nghĩa đến đến không thể áp dụng hay vận dụng thống nhất pháp luật.
2.3. Bảo đảm.
2.3.1. Khái niệm.
Bảo đảm là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên các biện pháp tác động mà nhà
nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật
nhằm làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.
Bộ phận bảo đảm được xác định bởi hai loại biện pháp tác động có tính chất ngược
nhau, đó là các hình thức khuyến khích, khen thưởng và các biện pháp trừng phạt (chế tài).
Đối với trường hợp thứ nhất: Nhà nước nêu lên các biện pháp tác động có tính tích cực nhằm
khuyến khích, động viên các chủ thể thực hiện pháp luật đã làm tốt hơn yêu cầu của nhà nước.
Nó cũng chỉ ra các điều kiện cần thiết để các chủ thể có thể đưa ra mức độ khuyến khích.
Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, thì được
khen thưởng theo quy định của pháp luật” (Điều 58, luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2003).
Đối với trường hợp thứ hai: Nhà nước tác động đến các chủ thể vi phạm pháp luật thông qua
chế tại. Chế tài là các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng với chủ thể vi
phạm pháp luật.
Ví dụ: “Chiến sĩ Cảnh sát biển vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của Quân

đội nhân dân Việt Nam; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 24, Pháp lệnh Lực lượng
Cảnh sát biển Việt Nam 1998).
Trong quy phạm pháp luật, chế tài trả lời cho câu hỏi: “biện pháp cưỡng chế nhà nước nào
sẽ được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật”. Đó là những biện pháp liên quan đến việc
hạn chế tự do, tinh thần hoặc thân thể, thậm chí cả việc tước đi mạng sống của con người hoặc
những lợi ích vật chất khác.
Có nhiều loại chế tài:
4
o Căn cứ vào tính chất là mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, chế tài được
phân thành chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỹ thuật, chế tài dân sự và
chế tài hiến pháp.
o Căn cứ vào cách thể hiện của quy phạm, có chế tài đơn giản (chỉ nêu lên một
loạt biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với chủ thể vi phạm) và chế tài phức tạp
(hai hay nhiều biện pháp cưỡng chế nhà nước cùng đặt ra cho chủ thể vi phạm).
2.3.2. Mục đích.
Bộ phận này đảm bảo cho những quy định của nhà nước được tôn trọng và thực hiện
chính xác. Thông qua phần bảo đảm của quy phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức biết được
họ sẽ được hưởng những lợi ích gì hoặc sẽ phải gánh chịu những thiệt hại gì khi tiến hành xử
sự một cách nào đó. Từ đó họ phải cân nhắc trước khi quyết định có nên làm điều gì đó hay
không.
2.3.3. Ý nghĩa.
Các biện pháp bảo đảm được quy định trong pháp luật là sự thể hiện sự nhận thức của
con người về tác dụng của thưởng phạt. Bộ phận này cần thiết để cho các quy phạm pháp luật
có tính khả thi trên thực tế: Nó được coi là khâu khép kín của quy phạm pháp luật khi điều
chỉnh hành vi con người vì nếu thiếu nó, các yêu cầu hay đòi hỏi của nhà nước sẽ không được
thực hiện trên thực tế. Nó ngăn ngừa công dân thực hiện những hành vi có hại và khuyến
khích công dân thực hiện những hành vi có ích cho xã hội, phù hợp với ý chí nhà nước và sự
phát triển của xã hội.
2.3.4. Yêu cầu.

Các hình thức khuyến khích hoặc trừng phạt phải rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý, nghiêm
minh, tránh sự bất công hoặc thiên vị. Đồng thời cần tăng cường các biện pháp khuyến khích,
khen thưởng cho các chủ thể có thành tích trong việc thực hiện pháp luật để nâng cao ý thức
và sự phấn đấu đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật.
3. Một số quan điểm khác về cơ cấu của quy phạm pháp luật.
Do quy phạm pháp luật được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nên cũng có nhiều quan
điểm khác nhau về cơ cấu của nó. Ngoài cơ cấu đã nêu trên, vẫn có một số quan điểm khác về
cơ cấu của quy phạm pháp luật, bao gồm:
3.1. Quan điểm thứ nhất
Quy phạm pháp luật bao gồm hai bộ phận là giả định và chỉ dẫn. Giả định là bộ phận
của quy phạm nêu những điều kiện và hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống gắn với những
5

×