Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO CHO BIẾT CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.86 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
? & @





MÔN HỌC: LUẬT HÀNH CHÍNH 3
NHÓM 27
CHUYÊN ĐỀ: CHO BIẾT CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC








Giáo viên hư
ớng dẫn:

Thạc sĩ: Nguyễn Lan Hương
Sinh viên thực hiện:

Đinh Hoàng Tú MSSV: S1200290
Lê Tâm Thiện MSSV: S1200345

Cần Thơ, 8/2014


Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
1
I. Những vấn đề chung
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Trước năm 2009, Nhà nước đã ban hành một số quy định về trách nhiệm bồi
thường (TNBT) của cơ quan nhà nước đói với các thiệt hại do cán bộ, công chức
nhà nước gây ra trong thi hành công vụ.
Nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hộ của nhà nước đối với
các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có quyền bồi thường thiệt hại
do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ. Ngày 18 tháng 6 năm
2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân là trách nhiệm pháp lý được xác định với mọi chủ
thể. Vì vậy, khi Nhà nước thực hiện công quyền gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ
chức thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước không chỉ nhằm khôi phục các tổn thất tài sản mà còn phải
bù đắp những tổn thất tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Do vậy, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm khôi phục những tổn thất
về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh thần trong trường hợp cán bộ, công chức
Nhà nước có hành vi trái pháp luật trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài
sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tài sản, uy tín của tổ chức, quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được nhà nước giao.
1.2 Phạm vi và phân loại trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy
nhiên xét về mặt tổ chức thực hiện quyền lực, các công việc mà Nhà nước thực
hiện được chia thành các hoạt động: xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật (hoạt động lập pháp), tổ chức thực hiện pháp luật (hoạt động hành pháp)
và bảo vệ pháp luật (hoạt động tư pháp). Các hoạt động này do các cơ quan tương

ứng của Nhà nước thực hiện, cụ thể bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành
pháp, cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, với quan điểm lập pháp cho rằng, việc xác định
phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải bảo đảm phạm vi trách nhiệm
bồi thường Nhà nước cần phải được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm
2005 đã ghi nhận một nguyên tắc rất cơ bản, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường các thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân
trong khi thi hành công vụ. Do đó, trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo tính khả
thi của Luật này thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần được xác
định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng của ngân sách Nhà
nước, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Bên cạnh đó,
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2
nếu không tính toán, cân nhắc về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì
khó có thể bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước và đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt
động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền, đặc biệt là giữ vững sự ổn
định chính trị - xã hội của đất nước.
Trên cơ sở đó, Luật TNBTCNN đã quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trên các lĩnh vực:
- Quản lý hành chính.
- Tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính).
- Thi hành án (thi hành án hình sự và thi hành án dân sự).
Với việc xác định rõ lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường, Luật TNBTCNN, trong từng lĩnh vực cụ thể, còn quy định mang tính liệt
kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Điều này thể
hiện sự rõ ràng trong chính sách bồi thường Nhà nước, giúp cho việc xác định trách
nhiệm bồi thường được dễ dàng và cũng bảo đảm được các mục tiêu nêu trên của
Luật.
Bên cạnh đó các quy định của Luật TNBTCNN về phạm vi trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước thì có những trường hợp sau đây không thuộc phạm vi trách
nhiệm bồi thường, cụ thể là:
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do hoạt động công vụ nhưng không
thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN, các đạo
luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do Nhà nước (cụ thể là thông qua các cơ
quan Nhà nước thực hiện) có vi phạm pháp luật trong quá trình giao kết và thực
hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế.
- Những thiệt hại gây ra do tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng, vận hành
của Nhà nước.
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
- Những trường hợp thiệt hại gây ra không phải trong quá trình thi hành công
vụ.
1.3 Cơ quan quản lý công tác bồi thường của Nhà nước
Chính phủ:
- Thống nhất QLNN về công tác bồi thường trong hoạt động QLNN và thi
hành án.
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3
- Phối hợp với TANDTC, VKSNDTC quản lý công tác bồi thường trong
hoạt động tố tụng.
- Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
- Hàng năm thống kê, báo cáo về QH,UBTVQH về công tác bồi thường khi
có yêu cầu của QH, UBTVQH.
Bộ Tư pháp:
Có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất QLNN về công tác bồi thường
trong hoạt động hành chính. Cụ thể sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản quy
phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, hướng dẩn nghiệp vụ,giải

quyết vướng mắc và xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp
người bị thiệt hại có yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi
thường giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Bộ Tài chính:
Có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản qui phạm pháp luật về việc sử dụng và
quyết toán ngân sách Nhà nước về bồi thường.
Bộ, cơ quan ngang Bộ khác co nhiệm vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình có
quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn ban mới về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phổ biển, tuyên truyền, kiểm tra đôn đốc
việc chi trả tiền bồi thường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Thực hiện quản lý Nhà nước về công tác bồi thường theo qui định tại các
khoản 2,3,4,6,7 và 8 Điều 21 của Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Xác định cơ quan có
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có
sự thống nhất giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND câp tỉnh với địa phương do
mình quản lý theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định 06/2010/NĐ-
CP.
Phối hợp với Bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác
bồi thường. Định kỳ sáu tháng, hàng năm thống kê, báo cáo, đánh gia việc thực
hiện bồi thường trong phạm vi mình quản lý, gửi Bộ tư pháp tổng họp báo cáo
chính phủ. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao: trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác bồi thường.
II. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước gồm các
yếu tố cơ bản sau: chủ thể, khách thể, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4
Về chủ thể: Các bên trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

luôn luôn bao gồm bên gây thiệt hại là Nhà nước, và bên bị thiệt hại là các cá nhân,
tổ chức, chủ thể khác. Trong đó, Nhà nước luôn luôn là một bên trong quan hệ về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại này, việc quy định trực tiếp trách nhiệm bồi
thường thuộc về một cơ quan đại diện chung hay trách nhiệm thuộc về từng cơ
quan cụ thể thuộc về chính sách pháp lý của mỗi quốc gia, tuy nhiên cần phải
khẳng định rằng một bên chủ thể có trách nhiệm luôn luôn là Nhà nước. Cơ quan
thực hiện trách nhiệm bồi thường không nhân danh mình mà nhân danh Nhà
nước thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như nhân danh Nhà nước khi
thực hiện công vụ.
Về khách thể: Trong các quan hệ pháp luật, khách thể là lợi ích vật chất hoặc
tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ
pháp luật. Trong quan hệ pháp luật dân sự, khách thể là đối tượng mà các chủ thể
quan tâm, hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia quan hệ pháp
luật dân sự. Trên thực tế, khi hoạt động công quyền gây ra thiệt hại, thì đó là những
thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên có một
thiệt hại mà không thể đo, đếm được là lòng tin của người dân vào hiệu quả hoạt
động cũng như uy tín của Nhà nước. Chính vì vậy, khách thể trong trường hợp này
là quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước vì khi xảy ra bất
kỳ một vụ oan, sai thì không chỉ có công dân là người duy nhất bị thiệt hại mà luôn
kéo theo những tổn thất của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước phải bồi thường vật
chất, tinh thần cho người bị oan. Mặt khác, thiệt hại của Nhà nước tưởng chừng
như vô hình nhưng hậu quả trên thực tế vẫn có thể dễ dàng nhận thấy được. Đó là
sự giảm sút uy tín của Nhà nước, là sự xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Nhà
nước.
Về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Trước hết, điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là tổng hợp các yếu tố
cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan điểm chính thống hiện nay
cho rằng các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: có thiệt
hại xảy ra, có hành vi vi phạm pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại phải có lỗi.

III. Các loại thiệt hại được bồi thường
Luật TNBTCNN quy định các loại thiệt hại được bồi thường trong 07 điều
(từ Điều 45 đến Điều 51), cụ thể bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45).
- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 46).
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Điều 47).
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 48).
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
5
- Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ (Điều 49).
- Quy định về trả lại tài sản trong trường hợp tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê
biên, tịch thu (Điều 50).
- Quy định về khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố
tụng hình sự (Điều 51).
Cần lưu ý, khi xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường, chỉ áp dụng quy
định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành mà không áp dụng
BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS.
3.1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Các trường hợp thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Trường hợp xác định được thu nhập của người bị thiệt hại.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở để xác
định cụ thể.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập có tính chất thời vụ.
Căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
- Cá nhân, tổ chức có thu nhập và các thu nhập này có thể xác định được thì
được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì
mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền
kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

- Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc
thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động
cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì
tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan Nhà
nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.
3.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
Các trường hợp thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm quyền tự do về thân thể.
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm tính mạng.
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ.
- Tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, uy tín bị giảm sút do bị
khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, trong tố tụng hình sự mà không bị tạm giam,
tạm giữ.
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
6
Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai
ngày lương (02) tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam,
chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày (03) lương tối thiểu cho một ngày
bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết
được xác định là ba trăm sáu mươi (360) tháng lương tối thiểu.
căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối
thiểu.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét
xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương
(01) tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không

giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại
được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp “Người
bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình
phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”.
3.3. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
Các thiệ t hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết.
- Chi phí cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng.
Xác định thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Chi phí cho việc mai táng được thực hiện theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
7
Các thiệ t hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị.
Xác định thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ

- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng hàng tháng được
xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã
được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
IV. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển chế định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước Việt Nam
- Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã được Nhà nước
ta ghi nhận từ sau khi thành lập nước. Điều này được thể hiện ngay từ Hiến pháp
năm 1959, cụ thể tại Điều 29 quy định: “Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp
của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”.
- Hiến pháp năm 1980 khẳng định pháp luật bảo hộ tính mạng, tài sản, danh
dự và nhân phẩm của công dân bên cạnh việc xác định mọi hành động xâm phạm
quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm
minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 và Điều 73).
- Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Mọi hoạt động xâm
phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị
xử lý theo pháp luật” (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm: Điều 72
quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét
xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh
dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại
cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Điều 74 quy định “Mọi hành vi xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân
phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
- Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về việc bảo hộ
quyền lợi của tổ chức, cá nhân và trách nhiệm dân sự của người có hành vi gây
thiệt hại, để xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm này và khắc phục các tồn tại trước
đây, BLDS năm 1995 đã quy định trách nhiệm bồi thường tại các điều 623 và 624.

Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
8
- Cụ thể hoá quy định của BLDS, ngày 03/5/1997 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức
Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Nghị định số
47/CP).
- Ngay sau khi Nghị định số 47/CP ra đời, để quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Nghị định số 47/CP, các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quan trọng: Ngày
04/6/1998, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành Thông
tư số 54/1998/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 47/CP,
ngày 30/3/1998 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/1998/TT-BTC hướng
dẫn việc lập dự toán ngân sách Nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức,
viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng
gây ra.
- Ngày 17/3/2003, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra (Nghị quyết số 388/2003/NQ-
UBTVQH11).
Ngày 25/3/2004, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC hướng dẫn thi hành
một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 (sau đây gọi tắt là
Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC)
và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-
BTC.
- Ngày 13/5/2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành
Chỉ thị số 04 về việc triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và yêu cầu Viện
kiểm sát các cấp tiến hành tổng rà soát lập danh sách những người bị oan thuộc
trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân. Tiếp đó, ngày 28/5/2004 Viện

kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc tổng rà soát và ngày
01/6/2004 đã có hướng dẫn thống nhất mở sổ thụ lý vụ việc giải quyết đơn yêu cầu
bồi thường thiệt hại người bị oan và hướng dẫn về các trình tự thủ tục giải quyết
bồi thường. Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn số
72/2004/KHXX ngày 21/4/2004 hướng dẫn cụ thể hơn về thẩm quyền và các thủ
tục bồi thường của ngành Toà án theo quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-
UBTVQH11. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2004/TT-BCA ngày
09/11/2004 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra.
- Ngày 18/6/2009, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước (TNBTCNN) và chính thức có hiệu lực kể từ ngày
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
9
01/01/2010. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
được ghi nhận một cách đầy đủ và toàn diện ở tầm văn bản luật nhằm tạo cơ chế
khả thi của chế định này trên thực tiễn.
Luật TNBTCNN được ban hành đã thể hiện tính ưu việt so với các văn bản quy
phạm pháp luật trước đó, cụ thể là:
- Thứ nhất, Luật quy định rõ về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 1 của
Luật, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng,
thi hành án. Như vậy, theo quy định của Luật, phạm vi trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước bao gồm các lĩnh vực: quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự.
- Thứ hai, Luật đã quy định rất cụ thể, chi tiết về thủ tục giải quyết yêu cầu
bồi thường. Một trong những nguyên nhân làm cho các văn bản quy phạm pháp
luật trước khi ban hành Luật TNBTCNN ít phát huy hiệu lực trên thực tiễn là bởi
thiếu các quy định cụ thể của pháp luật mà đặc biệt là các quy định về thủ tục giải

quyết yêu cầu bồi thường. Khắc phục điểm này, Luật đã quy định hết sức chi tiết
thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, cụ thể bao gồm: thủ tục giải quyết yêu cầu
bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi
thường tại Toà án.
- Thứ ba, Luật đã quy định cụ thể về xác định thiệt hại, các loại thiệt hại
được bồi thường. So với các quy định trước đây của pháp luật thì Luật Trách nhiệm
bồi thường đã dành hẳn một chương là Chương V - từ Điều 45 đến Điều 51 để quy
định về các loại thiệt hại được bồi thường, cụ thể bao gồm: thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại do tổn
thất về tinh thần, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, thiệt hại về vật chất
do bị tổn hại về sức khoẻ, trả lại tài sản, khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại
trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Thứ tư, Luật đã quy định rõ về việc phân cấp trong việc sử dụng ngân sách
Nhà nước trong bồi thường thiệt hại. Cụ thể, đối với trường hợp cơ quan trung
ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân
sách trung ương. Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì
kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.
- Thứ năm, Luật đã quy định về công tác quản lý Nhà nước về bồi thường và
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác
quản lý Nhà nước về bồi thường. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, quản lý về bồi
thường được xác định là một lĩnh vực quản lý Nhà nước độc lập. Đồng thời, trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan cũng được Luật quy định rất rõ ràng trong việc
thực hiện công tác này. Đặc biệt, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao giúp Chính phủ
Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
10
thống nhất quản lý Nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính và thi hành án, đồng thời, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao quản lý Nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố
tụng, đã được Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN (Nghị định số

16/2010/NĐ-CP) quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thực hiện
công tác quản lý Nhà nước về bồi thường (Điều 22 Nghị định), cụ thể bao gồm
những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước, hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp
vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có
yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục quy định tại Nghị định số
16/2010/NĐ-CP, theo dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi cả nước.
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác bồi
thường, kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế về lề lối làm việc, trình độ, kinh
nghiệm của cán bộ, công chức để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục, định kỳ sáu tháng và hàng năm thống kê, tổng kết,
đánh giá việc giải quyết bồi thường trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ,
phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ
quan có liên quan hướng dẫn việc giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng và
quản lý Nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, thực hiện nhiệm
vụ quản lý Nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng theo quy định
của pháp luật, hàng năm tổng hợp về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng,
báo cáo Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.











Chuyên đề 27: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
11
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010
của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
2. Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ
Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của
Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện về bồi thường Nhà nước.
3. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
4. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy
định những người là công chức.
5. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.
6. Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ quy định giải
quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền
của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.



MỤC LỤC

Trang
I. Những vấn đề chung 1
1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường của nhà nước 1

1.2 Phạm vi và phân loại trách nhiệm bồi thường của nhà nước 1
1.3 Cơ quan quản lý công tác bồi thường của nhà nước 2
II. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 3
III. Các loại thiệt hại được bồi thường 3
3.1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 4
3.2. Thiệt hại do tổn thấ t về tinh thần…… 4
3.3. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chế t 5
3.4. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ 5
IV. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển chế định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nhà nước Việt Nam 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

×