Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.67 KB, 12 trang )

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu và chế độ tài chính của đơn vị sự
nghiệp có thu.
1. Đơn vị sự nghiệp có thu.
1.1. Khái niệm.
Ta có thể hiểu như sau: Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công lập
có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc
lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại
hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho
cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động
phục vụ ko tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp
cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm được
tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức,cá nhân
không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ
phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các
dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý
hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi
vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà
nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước.
2. Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.
Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu là những quy định của pháp luật về quá
tình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ và các nguồn vốn tiền tệ, gắn liền với việc thực hiện
các chức năng nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị.
1


Quyền tự chủ về tài chính là khả năng đơn vị tự thực hiện các hành vi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép trong lĩnh vực tài chính và tự chịu trách nhiệm về hành vi
của mình.
II. Nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có
thu.
1. Các quy định về thu và tự chủ về nguồn thu.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 43/2006 và khoản 1 mục VIII Thông tư số
71/2006/TT-BTC thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau:
kinh phí do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ tài trợ, quà biếu,
tặng… Ngoài ra đơn vị sự nghiệp được quyền huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ
viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước không có quyền huy động, sử dụng.
Theo mục III Thông tư số 71/2006 của Bộ tài chính, đơn vị sự nghiệp có thu được tự
chủ trong việc vay vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay. Tiền lãi trả cho việc huy động được
tính theo lãi suất thực tế khi ký kết hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính
chi phí hợp lý quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay,
tiền lãi huy động được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ do các khoản tiền vay, tiền huy
động mang lại. Trong trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham
gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, thì lãi tiền huy động
được chi trả từ tiền lãi của hoạt động dịch vụ đó, không được tính vào chi phí.
Đơn vị sự nghiệp có thu được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp và tự nguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên, đơn vị sự nghiệp có thu lại không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà
nước để thế chấp vay vốn, chi trả tiền vay, tiền huy động.
Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện tại
Điều Điều 16 Nghị định 43/2006/NĐ- CP quy định đơn vị sự nghiệp:“ có quyền quyết định
một số mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng”. Tuy nhiên,
quyền quyết định một số mức thu cụ thể đó vẫn phải tuân thủ theo các quy định về phí, lệ phí
và không được vượt quá khung mức thu mà nhà nước đã quy định.

2
Tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp có thu còn thể hiện trong quá trình thực hiện dịch vụ
của đơn vị. Tuy nhiên ở đây vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho nhà nước và
cho các tổ chức cá nhân khác ở chỗ: đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định
các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích
lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với
nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các
cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước
đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý.
Mặt khác nó thể hiện quyền tự chủ trong “ khuôn khổ” của đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, điều
này trên thực tế đôi khi tạo nên những gò bó nhất định. Ví dụ, một trường học bên cạnh việc
được tự do thỏa thuận mức thu trong các hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo,…thì
không được phép thoát ly những quy định về khung học phí. Cụ thể mức học phí ở các trường
đại học công lập hiện nay là 240.000 đồng /tháng, nếu muốn tăng chất lượng giảng dạy, điều
kiện cơ sở vật chất, …thì buộc các trường phải nâng cao mức học phí để giảm gánh nặng cho
ngân sách nhà nước nhưng muốn tăng thì không được vượt quá khung mức đã quy định, lại
phải chờ cơ quan có thẩm quyền bàn bạc quyết định thay đổi khung mức cũ, điều này làm
giảm tính linh hoạt và nhu cầu không ngừng thay đổi của thực tế khách quan.
2. Các quy định về chi và tự chủ về chi.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư
71/2006/TT- BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độ chi mà Nhà nước
đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi… Hiện nay, có nhiều các văn bản dưới
luật ra đời quy định về mức kinh tế kỹ thuật, trang cấp ô tô, quản lý trụ sở làm việc, kinh phí
quản lý, công tác phí, chi tiêu hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc,…quy
định về chi nhằm kiểm soát chi, phòng tránh tình trạng tham ô, lãng phí : thông tư số
81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ
tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà

nước; thông tư số 118/2004/TT- BTC ngày 8/12/2004 của bộ tài chính quy định chế độ công
3
tác phí, chế độ chị hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong cả
nước; thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế
độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trông các cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định số 59/2007/TT-TTg ngày 7/5/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng
phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị công lập và công ty Nhà nước…Trong đó
điểm đáng chú ý là Điều 17 Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì pháp luật quy định đơn vị sự
nghiệp có thu: “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao
hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”, “ quyết định
khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc ”…và những thẩm quyền này thuộc về thủ
trưởng đơn vị. Quy định này tạo nên sự chủ động của đơn vị đối với những yêu cầu phát sinh
ngoài sự đoán của những quy định có sẵn, đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tiễn để cuối
cùng đơn vị đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Tuy nhiên việc trao
toàn bộ quyền cho thủ trưởng đơn vị lại có thể dẫn đến tình trạng quan liêu, lạm quyền, tham
ô của công vị. Hiện nay Luật chỉ quy định quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị
mà không quy định một cơ chế giám sát nào cụ thể và việc quy định trách nhiệm của thủ
trưởng đơn vị cũng còn rất chung chung. Yêu cầu đặt ra là phải có những quy định nhằm nâng
cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đồng thời cần phải có sự tham gia của
tập thể thông qua sự thống nhất giữa thủ trưởng đơn vị với công đoàn cơ quan, công khai dân
chủ và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu của đơn vị.
Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là cơ sở rất quan trọng để đơn vị sự nghiệp có thu thực
hiện các hoạt động về tài chính. Dựa vào những quy định chung của pháp luật mà nhất thiết
các đơn vị phải xây dựng một cơ chế phù hợp cho mình. Theo Thông tư số 50/2003/TT- BTC
ngày 22/5/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ thì quy chế này “ phải được thảo luận một cách rộng rãi, dân chủ, công khai, có ý
kiến tham gia của công đoàn cơ sở”. Đây chính là căn cứ để các cơ quan cấp trên của đơn vị
quản lý về mặt tài chính và để Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch thực hiện

kiểm soát chi. Tuy nhiên, hiện nay việc tự chủ về chi cũng gặp nhiều điểm hạn chế, làm lỗ
hổng dẫn đến lãng phí, thất thoát tài sản công. Ví dụ như: nhiều khi quyền “chi cao hơn hoặc
4
thấp hơn” ấy dẫn đến tình trạng khoản nọ bù khoản kia, khoản đáng chi nhiều lại không đủ vì
phải bù cho các khoản khác bị vượt mức đã được “ hợp lý hóa” để che mắt các cơ quan quản
lý có thẩm quyền. Tình trạng đi công tác rồi đi công việc riêng những vẫn lấy hóa đơn về
thanh toán công tác phí, hay tình trạng kê khai các khoản chi hội nghị đến mức tối đa để
hưởng phần chênh lệch so với thực tế… Vì vậy, tự chủ về chi phải gắn liền với trách nhiệm
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô tham nhũng. Nhưng nhìn chung những quy
định này còn chung chung, lỏng lẻo tạo nhiều khe hở dẫn đến tình trạng lợi dụng của công,
tham ô, lãng phí.
Trên thực tế, trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thường gặp phải các vấn
đề khó là: Xác định Phần tiết kiệm được từ ngân sách (đâu là thường xuyên, đâu là không
thường xuyên, đâu là khoản thường xuyên để tiết kiệm); Xác định đâu là phần hoạt động kinh
doanh, hoặc phần hoạt động có thu; Cách tính hệ số tiền lương ( đây là phần khó nhất và gây
nhiều tranh cãi nhất). Vì vậy khi thực hiện phần lương này nên đưa ra bàn tập thể nhiều lần để
không dẫn đến tình trạng kiện cáo, bất bình.
Quyền tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp có thu được pháp luật quy định trong vấn đề
tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trước đây mặc dù pháp luật cho phép
các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ trong việc quyết định mức thu nhập trả cho người lao
động nhưng vẫn bị hạn chế. Điều 11, Điều 12 Nghị định 10/2002/NĐ- Cp vẫn có những quy
định khống chế mức trần tiền lương. Sau này, khi Nghị định 43/2006/NĐ-Cp ra đời đã giải
tỏa hạn chế này. Mục tiêu chính xây dựng nghị định này là nâng cao chất lượng dịch vụ, từng
bước nâng cao thu nhập cho người lao động, gia tăng hiệu quả làm việc, khuyến khích đa
dạng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp. Đối với tiền lương, tiền công của bộ phận cán bộ,
viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao thì sẽ tính theo lương cấp bậc, chức
vụ do nhà nước quy định. Đối với còn tiền lương của cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ nếu
hoạch toán tiền chi phí thì tiền lương tính theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà
nước. Tuy nhiên mức tăng thu nhập cho người lao động còn tùy thuộc vào nguồn thu của từng
đơn vị. Đối với những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được một phần chi phí hoạt

động thường xuyên thì trần quỹ lương sẽ khác với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, kinh
phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp. Đối với những đơn vị tự đảm bảo
toàn bộ chi phí, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định
5

×