Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.54 KB, 103 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGÔ THỤC PHƢƠNG




ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học






Hà Nội - 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGÔ THỤC PHƢƠNG




ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Vân





Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thúy Vân.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong các công
trình khác.
Các số liệu, tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong luận văn là trung
thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của đề tài.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn



Ngô Thục Phƣơng


LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc tôi xin được dành gửi tới cô giáo PGS.
TS Nguyễn Thúy Vân – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn. Nhờ sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình và những lời động viên của cô đã giúp
tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Triết học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, đã quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiệm PGS.TS Trần Thị Kim
Oanh cùng tập thể lớp cao học Tôn giáo k19 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ
tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm
thông và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những người quan tâm đến các vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Ngô Thục Phƣơng


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9
7. Kết cấu của luận văn 9
Chƣơng 1: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN
HOÁ TINH THẦN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ 10
1.1. Khái quát chung về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo 10
1.1.1. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam 10
1.1.2. Một số nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo 17
1.1.3. Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống xã hội 29

1.2. Khái quát về đời sống tinh thần ở huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội 36
1.2.1. Khái niệm đời sống văn hoá tinh thần 36
1.2.2. Giới thiệu về huyện Chương Mỹ và đời sống văn hóa tinh thần ở huyện
Chương Mỹ 39
Tiểu kết Chƣơng 1 49
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN
MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH
THẦN HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI HIỆN NAY. 50
2.1. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống 50
2.2. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán,
lễ hội 64


2
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh
hƣởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh
thần ở huyện Chƣơng Mỹ hiện nay 81
2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của nhân sinh quan Phật giáo đối
với đời sống tinh thần của người dân huyện Chương Mỹ 81
2.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức Phật giáo trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội 84
2.3.3. Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo, gây ảnh
hưởng xấu đến đời sống của các tầng lớp xã hội 88
Tiểu kết Chƣơng 2: 92
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95



3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, có sức lan
toả rộng rãi, đặc biệt ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đạo Phật thể hiện tinh
thần bình đẳng, từ bi, hỉ xả, khơi dậy những giá trị nhân văn cao cả, phản ánh
khát vọng của con người muốn giải thoát trước những bế tắc, đau khổ trong
cuộc sống. Cũng bởi vậy mà, giáo lý của Đạo Phật ngày càng gần gũi hơn với
mọi người, không phân biệt địa vị, giai tầng khác nhau trong xã hội. Trong
các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy Phật giáo là tôn giáo bám
rễ sâu nhất, bền chắc nhất và góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nước,
đoàn kết gắn bó của dân tộc ta, có vai trò quan trọng trong việc hình thành
tâm lý, lối sống, đạo đức của con người Việt Nam. Những triết lý nhân sinh
quan Phật giáo theo năm tháng, ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
tinh thần của xã hội hiện đại.
Cùng với cả nước, huyện Chương Mỹ - Hà Nội đang trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của kinh
tế thị trường như sự quá quan tâm đến lợi ích kinh tế có thể dẫn đến sự suy
thoái về đạo đức, lối sống, nhân cách, làm băng hoại giá trị đạo đức, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc…Vì thế, để có sự phát triển ổn định, bền
vững, ngoài phát triển kinh tế thị trường thì các yếu tố của đời sống tinh thần
cũng rất cần được đề cao. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa
tinh thần ở huyện Chương Mỹ thì yếu tố tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng có ảnh hưởng sâu rộng.
Cũng như Hà Nội, huyện Chương Mỹ là nơi Phật giáo du nhập và phát
triển khá sớm. Trong những năm gần đây, Phật giáo phát triển mạnh ở
Chương Mỹ thể hiện trên nhiều phương diện như: số người đi lễ chùa ngày


4

càng đông, lễ hội Phật giáo, sinh hoạt Phật giáo ngày càng phong phú, số
người tu hành được đào tạo qua các trường Phật học ngày càng nhiều, các cơ
sở thờ tự, chùa chiền được tu bổ và xây mới…Những hoạt động này một mặt,
có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi
đây, góp phần làm chuyển biến đạo đức, lối sống của người dân theo hướng
nhân văn, hướng thiện, làm phong phú, sâu sắc các phong tục tập quán của
địa phương. Nhưng mặt khác, những tác động của Phật giáo cũng có tác động
tiêu cực đến đời sống tinh thần của người dân Chương Mỹ.
Việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo và chỉ ra những yếu tố nào
ảnh hưởng tích cực để tiếp tục phát huy, những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu
cực cần khắc phục hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn
hóa tinh thần tinh thần của người dân Chương Mỹ là việc làm cần thiết và
quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của
người dân huyện Chương Mỹ hiện nay.
Với lí do đó, tôi chọn đề tài ‘‘ Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống văn hoá tinh thần ở huyện Chƣơng Mỹ - Hà Nội hiện
nay” là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời
sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam là đề tài rộng lớn. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đạt được những kết
quả đáng trân trọng. Có thể chia ra các công trình nghiên cứu thành các mảng
cơ bản sau:
- Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và đời sống văn hóa tinh
thần nói chung:
Liên quan đến nội dung này, có một số công trình tiêu biểu sau: Mấy
vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học; Lịch sử


5

Phật giáo Việt Nam và Lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ
biên, Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử
luận của Nguyễn Lang…Đây là những công trình nghiên cứu khái quát về
quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam, qua đó giúp
nguời đọc hiểu rõ hơn về tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo
Việt Nam qua hơn 2000 năm lịch sử. Trong các tác phẩm ấy, tiêu biểu hơn cả
là „„Việt Nam Phật giáo sử luận’‘ của Nguyễn Lang (gồm 3 tập). Trong tác
phẩm này, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam
trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, khái quát được một sống đóng góp của
Phật giáo trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc thể hiện ở các lĩnh vực văn
học nghệ thuật, giáo dục, chính trị, quân sự, văn hóa Đặc biệt, tác giả đưa ra
và phân tích khá chi tiết ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh
thần của người Việt Nam trong lịch sử dân tộc.
Các tri thức Phật học cũng có khá nhiều công trình có giá trị nghiên
cứu về Phật giáo Việt Nam. Chẳng hạn như cuốn: Đại cương triết học Phật
giáo của Thích Đạo Quang. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành một dung
lượng để phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề
cập một cách khái quát về các tông phái chủ yếu của đạo Phật.
Về khái niệm “ đời sống văn hóa tinh thần” có công trình Ảnh hưởng
của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở xã hội Nhật Bản là luận
văn tiến sỹ của Nguyễn Thị Thúy Anh. Trong công trình này, tác giả đã dành
một dung lượng đáng kể phân tích khái niệm đời sống tinh thần và cấu trúc
của nó, tác giả đã phân tích sự tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần
người Nhật Bản trong tương quan so sánh với Việt Nam. Từ đó, Tác giả rút
ra một số bài học cần thiết để điều chỉnh những ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống tinh thần một cách phù hợp nhất.


6
- Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo, của nhân

sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần:
Có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và có giá trị như: Văn hóa
Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của
Nguyễn Thị Bảy; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên…Nhìn chung, các
công trình này đều chỉ ra những ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo đối với
con người và xã hội Việt Nam, qua đó khẳng định Phật giáo và văn hóa Phật
giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực
đời sống văn hóa tinh thần.
Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa
tinh thần ở Việt Nam là đề tài luận án tiến sĩ triết học của Lê Hữu Tuấn.
Trong luận án này, tác giả đã chỉ ra quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở
Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của
con người và nó góp phần quan trọng vào việc định hướng cho sự phát triển
nhân cách, tư duy con nguời Việt Nam trong tương lai.
Trong hai cuốn sách: Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng
Duy và Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan,
các tác giả đã phân tích nhiều quan niệm, phạm trù đạo đức Phật giáo và nhất là,
ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến văn hóa và nhân cách của nguời Việt
Nam. Đồng thời, tác giả của hai cuốn sách này cũng đưa ra một số kiến nghị để
phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật
giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay.
- Liên quan đến đề tài, còn có các công trình như: Đại cương triết học
Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Triết học Phật giáo của Nguyễn
Duy Hinh, Phật giáo những vấn đề triết học (bản dịch của Ngô Văn Doanh
và Nguyễn Hùng Hậu), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm


7
Thiện, Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa

tinh thần của nguời Hà Nội hiện nay của Đặng Thị Ánh Tuyết…Trong các
tác phẩm kể trên, đặc biệt có tác phẩm “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nguời Hà Nội hiện nay” của
Đặng Thị Ánh Tuyết đã đề cập đến những nội dung chủ yếu trong nhân sinh
quan Phật giáo cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần
của nguời Hà Nội trên các phương diện đạo đức, nhân cách, tín nguỡng, lễ
hội, phong tục, tập quán…đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát huy
những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh
quan Phật giáo.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
đề tài được đăng tải trên các báo, tạp chí trong nước và nước ngoài như: Tạp
chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Tạp
chí Thông tin khoa học xã hội,… Trong những bài viết ấy, nhân sinh quan
của Phật giáo được các tác giả đánh giá cao, phần nào phản ánh được những
khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam
hiện nay.
Điểm qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy, những công trình nghiên
cứu đó đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định
trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần.
Những triết lý nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã
tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Các
công trình nghiên cứu đó trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh
khác nhau, đã trình bày khá toàn diện những nội dung chủ yếu trong nhân
sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần xã hội
Việt Nam. Theo chúng tôi, việc chỉ ra và đánh giá những ảnh hưởng tích cực,
tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở


8
đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống tinh thần
của xã hội Việt Nam luôn là việc làm cần thiết và phải tiếp tục. Tuy nhiên,
việc làm sáng tỏ những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời
sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội cho đến nay lại chưa có
công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, luận văn có nhiệm vụ là trên cơ sở tiếp
thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình đi trước để phân
tích đánh giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống
văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay trên một số phương
diện cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó, nhằm
phát huy giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống vă
hóa tinh thần của người dân Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
và đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ.
- Phân tích ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến một số
phương diện của đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ hiện nay.
- Nêu một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần
ở huyện Chương Mỹ hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến
đời sống văn hóa tinh thần của người Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay.


9
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay trên
một số phương diện: đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán và lễ hội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết
học Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học và kết hợp
với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích và tổng
hợp, lôgíc -lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa.v.v
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần vào hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ảnh
hưởng của Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đến đời
sống xã hội, đời sống tinh thần của người Chương Mỹ hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên
cứu và giảng dạy về tôn giáo học, triết học và cho những người quan tâm tới
lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương 5 tiết.



10
Chƣơng 1

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TINH THẦN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ
1.1. Khái quát chung về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo
1.1.1. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam
1.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Phật giáo
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở Ấn Độ.
Thời kỳ này xã hội Ấn Độ tồn tại bốn đẳng cấp là: Bà la môn, đây là đẳng
cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần của xã hội. Đẳng cấp này có đặc
quyền chính trị và xã hội, được tôn là „„thần của nhân gian”. Quý tộc, gồm
tầng lớp võ sĩ, quan lại, những người chấp hành quyền lực thế tục và được coi
là người bảo hộ của nhân dân. Bình dân, gồm những người nông dân, thợ thủ
công, nhà buôn. Đẳng cấp này là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho
xã hội và có nghĩa vụ phải nộp thuế. Nô lệ, là những người có nghĩa vụ hầu
hạ những người thuộc đẳng cấp trên. Sự phân chia đẳng cấp và sự tồn tại lâu
dài và quan hệ hết sức khắc nghiệt giữa bốn đẳng cấp ấy đã dẫn đến sự bất
bình đẳng trong xã hội và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao
động đòi hỏi một sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Đây chính là nhu cầu
của hiện thực lịch sử làm xuất hiện các trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ
trong thời kỳ này. Đạo Phật xuất hiện chính trong bối cảnh lịch sử trên với tư
cách là một hệ tư tưởng phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, phủ nhận
uy thế của kinh Vêda, chống giáo lý duy tâm hoang đường của Bàlamôn giáo,
bác bỏ uy quyền của thần thánh và chủ trương phương pháp tu hành khổ
hạnh, xây dựng niềm tin vào chính con người, khẳng định một đạo lý, một
đường hướng cứu khổ cho con người.
Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết,
Thích Ca Mâu Ni tên là Tất Đạt Đa (Siddharatha), họ là Cồ Đàm (Gautama),


11
là thái tử con vua nước Tịnh Phạm (Suddhodana) – một nước thuộc phía Bắc

Ấn Độ. Cuộc sống giàu sang nơi cung đình đã tạo điều kiện cho thái tử chăm
lo việc học hành, hưởng thụ sự xa hoa của một bậc vương giả. Vì vậy, thái tử
không hay biết đến những vất vả, đau khổ của chúng sinh đang diễn ra bên
ngoài cung điện. Nhưng sau nhiều lần xuất cung, thái tử tận mắt chứng kiến
nỗi khổ của người dân, tận mắt chứng kiến những sinh, lão, bệnh tử mà con
người phải trải qua, Ngài quyết định bỏ cuộc sống xa hoa nơi cung điện, bỏ
vợ bỏ con để đi tìm con đường giải thoát sự đau khổ cho chúng sinh. Năm 29
tuổi, Ngài quyết định xuất gia. Sau nhiều năm tu hành khổ hạnh đến suy
nhược cơ thể, chỉ còn da bọc xương, Ngài nhận ra rằng, lối tu hành khổ hạnh
đó không giúp cho con người tìm đến sự giải thoát cho con người. Theo Ngài,
tu hành khổ hạnh hay chủ trương hưởng thụ lạc thú đều là những cực đoan
phi lí như nhau và đều không có ích cho con người. Bằng trí tuệ và sự kiên
trì, Ngài đã tìm ra được con đường „„trung đạo”, một con đường có thể đưa
con người đến sự giải thoát. Bằng việc ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề
thiền định trong 49 ngày, Đức Phật giác ngộ, thấy được căn nguyên sinh
thành, biến hóa của vũ trụ, vạn vật, tìm ra được nguồn gốc của nỗi khổ và từ
đó chỉ ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh. Đó chính là Đạo Phật.
Từ đó, Ngài được gọi là Thích Ca Mầu Ni, tức là vị thánh của dòng hộ Thích
Ca. Đức Phật bắt đầu sự nghiệp hoằng hóa của mình, thu nạp đệ tử, thành lập
các tăng đoàn đạo Phật.
Các tín đồ của Phật thuộc nhiều thành phần, không phân biệt đẳng cấp
giàu nghèo. Nhưng nhìn chung được chia ra làm 4 hạng: Hạng thứ nhất, gọi là
Tỳ Khưu (Bhikkhu) gồm những đàn ông xuất gia tu hành, hạng thứ hai, là Tỳ
Khưu Ni (Bhikkhuni) gồm những người đàn bà xuất gia tu hành, hạng thứ ba,
là Ưu Bà Tắc (Upasaka) gồm những người đàn ông tu tại gia, và hạng thứ tư,
là Ưu Bà Di (Upasaki) gồm những người đàn bà tu tại gia.


12
Liên tục trong 45 năm sau ngày đắc đạo, đức Phật đã đi khắp nơi trên

đất Ấn để thuyết pháp giáo lý cho chúng sinh và tổ chức tăng lữ.
Ngày 5 tháng 2 năm 543 (438 TCN), Thích Ca Mâu Ni đã diệp độ nhập
Niết Bàn (Nirvana), với tư thế nằm đầu quay về hướng Bắc, mặt ngoảnh về
hướng Tây. Trước khi nhập tịch, Ngài đã truyền lại tất cả những giáo lý nhà Phật
của mình cho tôn giả Ma-Ha-Ca Diếp vị đệ tử tối cao của Ngài.
Sau khi Thích Ca Mâu Ni qua đời, những giáo lý của Ngài tiếp tục
được các đệ tử của Ngài không ngừng thuyết pháp, giúp cho Phật giáo ngày
càng ăn sâu vào trong đời sống của nhân nhân.
Từ thế kỉ III TCN cho đến thế kỉ VI TCN, Phật giáo phát triển thành
tôn giáo chiếm địa vị độc tôn ở Ấn Độ. Về sau, do sự phát triển và cạnh tranh
của đạo Hindu và Hồi giáo, Phật giáo dần dần bị suy yếu ở Ấn Độ. Đến thời
cận đại, Phật giáo phát triển nhanh ở nhiều nước nhất là ở khu vực Đông Nam
Á. Ngày nay, Phật giáo có mặt hầu hết năm châu và là một trong những tôn
giáo lớn trên thế giới (đứng thứ hai sau Công giáo).
Tất cả bài giảng của Ngài, giới luật và các tác phẩm bàn về vấn đề Phật
giáo được tập hợp trong 3 bộ kinh, gọi là „„Tam tạng kinh” gồm: Tạng kinh
(Sutrapitaka): ghi những lời Phật dạy, giáo lý. Tạng luật (Vinaya pitika): là
toàn bộ những giới luật của Phật giáo. Tạng luận (Adhidharma pitaka): gồm
những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận có bảy
bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo.
Tuy nhiên, cũng qua các lần kiết tập, những xung đột và đấu tranh nội bộ
cũng bắt đầu xuất hiện. Kết quả là đã xuất hiện hai bộ phái lớn: Thượng tọa
bộ (Tiểu thừa) và Đại chúng bộ (Đại thừa). Về sau, hai trường phái này căn
bản đã phân chia thành 20 tông phái khác nhau.
Được hình thành trong bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại với những mâu
thuẫn gay gắt, ngay từ đầu Phật giáo đã trở thành tôn giáo của đại đa số tầng


13
lớp nghèo khó trong xã hội, những người cần được an ủi về mặt tinh thần

trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, Phật giáo đã dành sự
quan tâm đặc biệt tới vấn đề nhân sinh: con người và cuộc đời con người,
luận giải những nguyên nhân dẫn đến sự khổ đau và đưa ra cách thức hóa giải
những khổ đau đó bằng con đường tu tập theo giáo lý nhà Phật. Điểm cốt lõi
của tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo là tập trung vào vấn đề giải thoát con
người khỏi những khổ đau, chướng nghiệp bằng hình thức tu tập, đề cao giá
trị tự thân của con người trong sự tự giải thoát. Dưới góc độ nghiên cứu,
những luận thuyết về nhân sinh quan của Phật giáo có căn cứ khoa học và
mang đậm ý nghĩa nhân văn, có khả năng động viên đối với những người lao
khổ. Đây là những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc làm nên sự hấp dẫn của Phật
giáo đối với con người. Đồng thời, nó giúp cho Phật giáo thâm nhập, tồn tại
và phát triển mãnh liệt trong xã hội.
1.1.1.2. Phật giáo ở Việt Nam
Đa số các học giả khi nghiên cứu về Phật giáo đều cho rằng, Phật giáo
được du nhập vào Việt Nam vào khoảng những năm đầu công nguyên, khi
vào Việt Nam Phật giáo đã dung hòa được với hệ tư tưởng và tín ngưỡng dân
tộc. Phật giáo du nhập vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ qua đường biển do sự
truyền bá của các nhà buôn và tu sĩ người Ấn khoảng những năm đầu công
nguyên. Con đường thứ hai là con đường bộ từ Vân Nam (Trung Quốc) vào
khoảng thế kỉ thứ V- VI; con đường thứ ba cũng theo đường bộ từ Đông Bắc
Ấn Độ qua vùng Tây Tạng, dọc theo sông Mê Công vào Việt Nam khoảng thế
kỉ XIII. Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang đã cho biết có ba
trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu (Việt Nam); Bành Thành, Lạc Dương
(Trung Quốc). Luy Lâu là trung tâm kinh tế chính trị của Giao Châu, là ngã
ba giao lưu kinh tế văn hoá tầm cỡ, là cửa ngõ vào Trung Quốc. Luy Lâu trở
thành nơi hội tụ của các luồng văn hoá, một môi trường thuận lợi để Phật giáo
du nhập, tồn tại và phát triển.


14

Một sử liệu khác chứng minh khá rõ ràng việc đạo Phật đã du nhập và
đã hưng thịnh ở Việt Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc
được đề cập trong Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục. Cuốn sách này ghi lại
chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm tháng hai năm 1096, tại Kinh
thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm Linh, tức Vương Phi Ỷ Lan
hỏi Thiền sư Trí Không (sau được tôn làm Thông Biện quốc sư): „„Đạo Phật
đến nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả
lời như sau: „„Xét chuyện Đàm Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ,
Phật pháp được nâng đỡ rất nhiều”. Vua Văn Đế nói: „„Ta muốm làm chùa
Tháp ở Giao Châu để cho phước được thấm nhuần đại thiên thế giới ”, Pháp
Sư Đàm Thiên liền tâu : „„Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ)
Khi Phật giáo mới tới Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu của
Giao Châu đã có tới hai mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch
được 15 cuốn Kinh rồi” [10, tr.11]. Như vậy, Phật giáo được truyền đến Việt
Nam trước khi đến Giang Đông (Trung Quốc).
Từ Trung Hoa đã có ba Tông phái Phật giáo được truyền vào Việt
Nam: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.
Thiền tông là tông phái do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ thứ 28 Ấn
Độ vâng lời thầy là Nhã Đa La đến Trung Quốc để hoằng dương Phật pháp.
Tại đây, Thiền Tông được hình thành và nhanh chóng hưng thịnh. Khương
Tăng Hội đã truyền bá Phật giáo đại thừa với khuynh hướng thiền sang Giao
Châu từ thế kỉ thứ III. Nhưng phải đến thế kỷ VI, vai trò của nó mới thể hiện
rõ và phát triển thành các hệ phái cơ bản sau:
Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi: Sáng lập vào năm 580 ở chùa Pháp Vân,
thiền phái này phát triển ở Việt Nam khoảng 6 thế kỉ gồm 19 thế hệ và 28 vị
thiền sư. Dòng thiền nay có ý nghĩa tích cực trong việc chống lại sự đồng hoá
của phong kiến Phương Bắc, khẳng định sự độc lập của văn hoá Việt Nam.


15

Quan niệm giải thoát của thiền phái này mang dấu ấn của thiền Ấn Độ nhưng
đã thể hiện khá rõ tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam.
Thiền phái Vô ngôn thông: do một thiền sư họ Trịnh lập nên vào năm
820. Theo „„Thiền uyển tập anh”, thiền phái này tồn tại trong vòng 479 năm (
từ 820-1299) qua 15 thế hệ với 32 vị thiền sư. Thiền phái này mang đậm màu
sắc của Phật giáo Trung Quốc với sự phát triển bề thế và có chiều sâu hơn về
lí luận. Thiền phái này tập trung làm rõ những nguyên tắc, biện pháp hành
thiền để đạt tới giác ngộ, giải thoát.
Thiền phái Thảo đường: triều Lý (1009- 1225) Thảo Đường là tên một
vị thiền sư thuộc phái Văn môn của Trung Quốc truyền bá đạo Phật này vào
nước ta và lập nên thiền phái này. Nếu Phật giáo thiền phái Tỳ ni đa lưu chi
nghiêng về Phật giáo Ấn Độ, Vô ngôn thông nghiêng về Phật giáo Trung
Quốc, thì dòng thiền Thảo đường có khuynh hướng tổng hợp Nho - Phật -
Lão, mà Phật giáo làm nòng cốt.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: vào cuối thế kỉ XIII, triều Lý khủng
hoảng suy thoái, triều Trần dần thay thế. Theo quy luật, mỗi triều đại mới ra
đời sẽ tạo một hệ tư tưởng mới để thống trị đời sống tinh thần của xã hội.
Khát vọng đó được thể hiện mạnh mẽ ở Trần Thái Tông, ông vua đầu tiên của
nhà Trần. Tuy nhiên, do Trần Thái Tông phải dành phần lớn thời gian để lãnh
đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm nên điều này chỉ thành hiện thực ở Trần
Nhân Tông, người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền tông lấy thiền định làm pháp tu luôn đề cao cái tâm, Phật tại tâm,
tâm là Niết Bàn, là Phật. Thiền tông này quan niệm, Phật có ở mọi nơi, ai
cũng có thể thành Phật Giáo lý của Thiền tông gần gũi với chúng sinh làm
cho con người tin vào mình, tin vào công lao tu dưỡng để thành công trong
việc tiếp cận chân lý.


16
Tịnh độ tông “do nhà sư Tuệ Viễn sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế

kỷ IV” [10, tr.33]. Tịnh độ tông chủ trương thờ Tam bảo và niệm Phật, dựa
vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu. Tịnh độ tông hướng con người đến cõi
Niết bàn cụ thể là cõi Tịnh độ yên tĩnh, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di
Đà. Đây là cách tu đơn giản và trở thành phổ biến khắp nhân gian. Đây là
tông phái mang tích chất phổ quát, dân dã nên thu hút tín đồ. Tịnh độ tông có
những nét gần gũi với người dân lao động, với trình độ tư duy có hạn, người
dân không thể thấu hiểu sự cao siêu của giáo lý Phật giáo, mà chỉ bằng tấm
lòng thành kính, họ mong được Phật chứng giám để phù hộ che chở, giúp đỡ
họ có sức mạnh, niềm tin để họ có thể chiến thắng những trở ngại, khó khăn,
vất vả trong cuộc sống trần thế, dẫn dắt họ vào cõi cực lạc.
Mật tông do một số nhà sư khai lập khoảng thế kỷ II sau Công nguyên.
Mật tông được hình thành trên nền tảng tư tưởng của Phật giáo Đại thừa
nhưng cách thức tổ chức tu tập lại mang màu sắc huyền bí như: dùng linh
phù, mật chú, ấn quyết … Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như
Tông phái riêng mà hoà vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền
thống cầu đồng cúng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma
Nhìn lại lịch sử, qua nhiều thăng trầm thịnh suy của dân tộc, Phật giáo
Việt Nam luôn khẳng định tinh thần „„hộ quốc an dân”, „„đồng hành cùng dân
tộc”. Năm 1981, Phật giáo Việt Nam thống nhất 9 hệ phái Phật giáo, thành
một tổ chức chung mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ý nghĩa vô cùng
lớn, đó là thể hiện quyết tâm thống nhất về tư tưởng, thống nhất về hành động
trong tổ chức Phật giáo. Ngày 7/11/1981 trở thành dấu mốc quan trọng trong
lịch sử Phật giáo Việt Nam với sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo
hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, thống nhất tất cả các hệ phái Phật
giáo Việt Nam theo cùng một ý chí, một hiến chương và chương trình hành
động, trong cùng cơ cấu tổ chức và lãnh đạo, nhằm mục đích chung là duy trì


17
chính pháp, đề cao chính tín, góp phần tích cực cùng toàn dân xây dựng

CNXH, đem lại vinh quang cho Tổ quốc, hòa bình cho dân tộc và cho nhân
loại. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trở thành tổ chức duy nhất đại diện cho
Phật giáo Việt Nam, tổ chức xuyên suốt từ Trung ương đến tỉnh hội, huyện
hội, đơn vị rồi đến các Tăng ni, Phật tử.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc, Phật giáo Việt Nam
luôn gắn bó với dân tộc, với nhân dân ta. Ngay từ buổi đầu của nền độc lập
dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng
văn hóa, chính trị Thời Lý – Trần (1009 - 1400), Phật giáo đã phát triển cực
thịnh và trở thành quốc giáo của dân tộc. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng bảo vệ đất nước, Phật giáo Việt Nam luôn giữ phương
châm „„tốt đời đẹp đạo” và thực hiện „„Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã
hội”. Những việc ích nước lợi dân, những vấn đề quan hệ tới quốc gia, dân tộc
thì Phật giáo Việt Nam không bao giờ đứng ngoài cuộc. Vai trò này càng làm
cho Phật giáo bám rễ sâu vào lòng dân tộc, trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta suốt mấy ngàn năm qua.
1.1.2. Một số nội dung chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo
Đối với Phật giáo, khía cạnh vũ trụ quan, thế giới quan có phần hơi mờ
nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại khá đậm nét. Nhân sinh quan
Phật giáo trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với nhiều tông phái khác nhau
nên ít nhiều có sự thay đổi, song về cơ bản nội dung chính của nhân sinh
quan Phật giáo là quan niệm về con người, cuộc đời con người, nỗi khổ của
đời người và trọng tâm là vấn đề giải thoát.
1.1.2.1. Thuyết vô thường, vô ngã
Quan điểm về, vô thường là phạm trù thuộc về nội dung của bản thể
luận Phật giáo, nhưng mục đích chủ yếu của những quan niệm này cũng để


18
phục vụ vấn đề giải thoát. Trong quan niệm của Phật giáo nên khi đề cập tới
nhân sinh quan Phật giáo không thể không đề cập đến quan điểm này.

Theo Phật giáo, thế giới là vô thường (anitya) vì nó luôn nằm trong
dòng chảy không ngừng nghỉ, trải qua bốn thời kỳ : Sinh – Trụ – Dị – Diệt
hay Thành – Trụ – Hoại – Không. Trong bốn thời kỳ đó, thời kỳ Trụ trên thế
gian thật là ngắn ngủi, chỉ bằng một Sátna (một nháy mắt).
Quan niệm vô thường của Phật giáo cho rằng, mọi sự vật hiện tượng
luôn luôn vận động biến đổi, không có cái gì là thường hằng, thường trụ. Sở
dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường là do vận vật trong vũ trụ chịu sự chi
phối của quy luật nhân quả. Có hai loại vô thường:
+ Sát na vô thường chỉ sự biến hóa trong từng sátna (đơn vị thời gian
bé nhất của Phật giáo) đều có sinh, trụ, dị, diệt (sinh ra, tồn tại, phát triển, diệt
vong).
+ Tương trụ vô thường chỉ trong một chu kỳ có bốn tướng sinh, trụ, dị,
diệt nối tiếp nhau.
Như vậy, con người là sự kết hợp của ngũ uẩn; mọi sự vật, hiện tượng chỉ
là giả danh, không thực; con người chỉ là sự kết hợp của Ngũ uẩn mà thành nên
nó là hư vọng, huyễn hóa. Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hết duyên tan
ra thì gọi là chết. Sống chết chỉ là giả hợp tan của ngũ uẩn mà thôi.
Trong Kinh A-hàm, Phật dạy ngũ ấm là vô ngã. Phật giáo phân tích cho
thấy thân này có năm phần, gọi là năm ấm. Năm ấm luôn luôn phủ che Phật
tính có sẵn nơi mọi người.
1- Sắc ấm: là phần thể xác con người do bốn chất đất, nước, gió, lửa
hợp thành.
2- Thọ ấm: là phần cảm giác khổ vui, gặp cảnh thuận thì thân tâm cảm
thấy thoải mái, vui thích, say đắm; gặp cảnh nghịch thì thân tâm cảm thấy bực


19
bội, buồn bã, sân hận. Khi vui thì nói tôi vui, khi buồn thì nói tôi buồn. Chấp
cái vui cái buồn đó, theo Phật giáo là do tâm ta.
3- Tưởng ấm: là nhớ tưởng về chuyện quá khứ, mơ ước những chuyện

tương lai, rồi chấp chặt cái nhớ tưởng đó là do tâm ta.
4- Hành ấm: là sự nghĩ suy tính toán phát ra hành nghiệp, rồi chấp chặt
cái suy nghĩ tính toán đó là do tâm ta.
5- Thức ấm: là sự phân biệt cái này tốt cái kia xấu, cái này hay cái kia
dở… rồi chấp cái phân biệt đó là do tâm ta.
Như thế, chấp sắc là thân ta, chấp thọ là tâm ta, chấp tưởng là tâm ta,
chấp hành là tâm ta, chấp thức là tâm ta. Chấp như vậy thì một người có năm
cái ta. Một người mà có năm cái ta có hợp lý không? Sắc thân có đây rồi sẽ
hoại diệt, tan rã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là pháp sinh diệt, chợt hiện chợt
mất, không thường không thật, lại mê chấp là thường, là thật, là ta. Vì vậy mà
bị nó kéo đi mãi trong vòng sinh tử không dừng.
Vì thế giới là vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự tính
hay không có bản thể riêng). Sự vô tự tính thể hiện thành phạm trù vô ngã
(anatman) ở con người. Không có cái ngã thường hằng, ổn định tuyệt đối ở
con người và mọi vật trong vũ trụ.
Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng như dòng chảy. Trong
dòng chảy đó, con người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn. Thuyết Ngũ uẩn của Phật
giáo thì cho rằng, con người được cấu tạo bởi 5 yếu tố:1. Sắc: vật chất, bao
gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong). 2. Thụ: Những cái chỉ tình cảm, cảm giác,
biết do cảm mà biết. Nó hơi nghiêng về tình. 3. Tưởng: đó là biểu tượng,
tưởng tượng, tri giác, ký ức. 4. Hành: Đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm
hoạt động. 5. Thức: Ý thức, cái biết phân biệt, thức. Năm nhóm này tác động
lẫn nhau mà tạo thành cái ngã giả tạm gồm hai phần Thân và Tâm.


20
Thế giới là vô thường, con người là vô ngã, nhưng do mê lầm, khao
khát một sự thường hằng nên con người đã níu kéo cuộc đời mà phải rơi vào
những nỗi khổ trầm luân.
Thuyết vô ngã là giáo pháp cơ bản của đạo Phật, cho rằng, không có

một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong
sự vật. Theo đạo Phật, cái ngã, cái „„tôi‟‟ cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ
uẩn, luôn luôn thay đổi, biến đổi, vì vậy, „„tôi‟‟ chỉ là một sự giả hợp, gắn
liền với cái Khổ.
Phật giáo nhấn mạnh đến hai điểm: Vô thuờng, vô ngã tức không có cái
Ta, trường tồn vĩnh cửu mà chuyển biến không ngừng từng phút, từng giây, từng
sátna. Vậy, cái ta ở thời điểm nào là cái ta chân thực, bất biến. Đó là cái Ta trong
con nguời gồm hai phần: sinh lý (Thân) và tâm lý (Tâm).
Theo Kinh Trung A hàm, cái ta sinh lý chỉ là sự kết hợp của bốn yếu tố:
Đất (địa đại), nuớc (thủy đại), lửa (hỏa đại), gió (phong đại). Trong đó, cả
bốn yếu tố này có những đặc tính khác nhau: Địa đại: Đặc, cứng – Tóc, răng,
móng tay, da thịt, không thuộc ta; Thủy đại: Chất lỏng – Mật, máu, mồ hôi;
Hỏa đại: Chất sinh ra nhiệt trong cơ thể, biểu hiện sự sống; Phong đại: là
những rung động như hơi thở, chất hơi trong dạ dày.
Cái Ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp
của xuơng thịt, thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta, sự thực, nó là của
ai. Khi bốn yếu tố ấy tách rời nhau, trở về thể của nó, thì không còn gì ở lại
để gọi là cái Ta đuợc nữa. Cái ta sinh lý chỉ là giả tướng, một nhất hợp tướng
mà thôi.
Phật giáo quan niệm, vô ngã là tiến trình tu tập để tâm không còn chấp
thủ mọi hoạt động gây khổ đau và phiền não cho bản thân và mọi người. Vô
ngã còn là sự tu tập vượt vòng bộc lưu sinh tử luân hồi theo pháp môn Phật
đạo. Vì lẽ con người chính là chấp cái ngã sống trong thế giới hiện tượng vô


21
thường, tất nhiên cũng ảnh hưởng trong luật sinh, lão, bệnh, tử của lực lượng
biến đổi chung của vũ trụ. Con người hệ lụy đến tình cảm, hành động và tư
tưởng mà dục tình là cái căn bản chi phối sự sống. Dục tình biến đổi mọi hoạt
động ảnh hưởng đến khoái lạc và đau khổ, đưa con người đến khổ đau, sinh

tử, luân hồi. Thật ra, quan niệm vô ngã của Phật giáo chỉ là tư tưởng giải
thoát khỏi cái ngã không còn hệ lụy đến nhân duyên, sinh tử luân hồi, quả
báo và khổ đau.
1.1.2.1. Quan niệm về con người và đời người
Con người là trung tâm của mọi mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, là
chủ thể của tư duy và các hệ tư tưởng, do đó quan niệm về con người là nội
dung cốt lõi của các học thuyết và nhân sinh quan. Những luận điểm đó quyết
định bản chất hệ tư tưởng nhân sinh quan của các học thuyết triết học. Quan
niệm về con người trước hết là những luận điểm về cấu tạo hay các yếu tố
hình thành nên con người. Về nguồn gốc hình thành nên con người, Phật giáo
đã quan niện như sau:
- Quan niệm về nguồn gốc hình thành con người và xã hội con người:
Từ quan niệm về vô thường, vô ngã đã phân tích ở trên cho thấy sự tồn
tại của thân xác con người gồm hai phần, phần thân và phần tâm.
Thuyết Danh- sắc của Phật giáo cho rằng, con người được tạo thành
bởi hai yếu tố sắc (vật chất) và danh (tinh thần). Những yếu tố này khi tụ khi
tán, khi hợp khi tan. Khi hợp thì thành một cá thể con người, gọi là cá thể hữu
hình. Mỗi cá thể này được cấu thành bởi hai yếu tố Sắc và Danh. Sắc gồm có:
Địa (đất, xương thịt), Thủy (nước, máu, chất lỏng), Hỏa (lửa, nhiệt khí),
Phong (gió, hô hấp), Không (các lỗ trống trong cơ thể). Danh chính là ý thức,
tinh thần của con người.
Mỗi cá thể người liên hệ với bên ngoài bằng lục căn và lục cảnh. Lục
căn gồm: Nhãn (mắt), Nhĩ (tai), Tỵ (mũi), Thiệt (lưỡi), Thân (da), Ý thức. Lục

×