Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm và căn cứ quy định thẩm quyền xét xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 15 trang )

A/ MỞ ĐẦU
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Tòa án có
thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định
của pháp luật. Trong tố tụng hình sự (TTHS), thẩm quyền của Tòa án (TA) các cấp là một
chế định quan trọng. Thẩm quyền càng được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế
bao nhiêu càng bảo đảm cho việc xét xử khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội bấy
nhiêu. Với tầm quan trọng đó, các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của TA luôn luôn
được chú ý từ khi ban hành pháp luật. BLTTHS của nước ta đã quy định tương đối đầy đủ
các quy phạm pháp luật về thẩm quyền của TA các cấp. Xác định thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của Tòa án có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa
án trong các giai đoạn tiếp theo.
B/ NỘI DUNG
I/ THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1)Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm và căn cứ quy định thẩm quyền xét xử.
1.1.Khái niệm:
Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét và giải
quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi xét xử. Tòa án ra bản án nhân danh nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án của Tòa án cụ thể hóa đường lối, chính sách,
quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý người có hành vi phạm tội
Trong luật tố tụng hình sự, thẩm quyền xét xử của Tòa án theo nghĩa rộng bao gồm
quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án, ra bản án hoặc các quyết định khác như quyết
định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án… Theo đó, thẩm quyền của Tòa án bao
gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền
về nội dung. Thẩm quyền về hình thức là quyền xem xét và phạm vi xem xét (giới hạn xét
xử) của Tòa án. Thẩm quyền về nội dung là quyền hạn giải quyết, quyết định của Tòa án
đối với những vấn đề được xem xét.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy đinh cho phép Tòa án được xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nơi
thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật.
1.2.Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử:
- Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng;


- Căn cứ vào nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự;
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;
1
- Căn cứ vào tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm;
- Căn cứ vào mối liên hệ giữa thẩm quyền của Tòa án với các chế định khác của TTHS;
- Căn cứ tính chất các thủ tục xét xử;
- Căn cứ vào năng lực của đội ngũ cán bộ xét xử và cán bộ điều tra, truy tố cũng như khả
năng thực tế của các cơ quan tiến hành tố tụng;
- Căn cứ vào cách tổ chức hệ thống cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan tư pháp nói
riêng và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử;
- Căn cứ vào biên chế và cơ sở vật chất;
- Căn cứ vào tình hình tội phạm, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng thời
kỳ nhất định.
2)Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trước khi ban hành BLTTHS:
2.1.Giai đoạn 1945 đến 1960:
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã khẩn trương bắt tay xây dựng củng cố bộ máy Nhà nước để bảo vệ thành quả Cách
mạng, xây dựng một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập TAQS ở các địa phận khác nhau trong cả nước. Tuy
nhiên vì yêu cầu Cách mạng lúc bấy giờ, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới chỉ
thiết lập các TAQS mà chưa tổ chức hệ thống Tòa án các cấp và các TAQS cũng chỉ xét xử
các vụ án hình sự mà không xét xử các vụ án dân sự.
Ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án và
ngạch thẩm phán. Sắc lệnh này đã phân chia Tòa án xét xử thành hai cấp sơ cấp và đệ nhị
cấp. Tòa án cấp sơ cấp gồm các Tòa án của phủ, huyện, châu. Tòa án đệ nhị cấp là gồm các
Tòa án tỉnh. Nhưng để phân biệt thẩm quyền của các Tòa án, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số
51 ngày 17/04/1946 ấn định thẩm quyền xét xử của các Tòa án. Theo quy định của Sắc
lệnh này thì thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ cấp về hình sự có quyền xét xử chung thẩm:
những án phạt bạc từ 0,50 đồng đến 9,00 đồng; những án xử bồi thường từ 150 đồng trở
xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu kiện hay

chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra Tòa xử sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày.
Việc phân định thẩm quyền xét xử về hình sự trong Sắc lệnh này tồn tại một thời gian
khá dài, cho đến ngày 14/07/1960 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức TAND.
2.2.Giai đoạn từ 1960 đến khi ban hành BLTTHS:
2
Trên cơ sở của Luật Tổ chức TAND ngày 23/3/1961 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã
thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của TAND địa phương. Pháp lệnh này quy
định TAND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có
thẩm quyền phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên Tòa; sơ thẩm những vụ
án hình sự có thể bị phạt tù từ 2 năm trở xuống.
Năm 1980, khi Hiến pháp 1980 ban hành, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Luật tổ chức TAND ngày 04/7/1981 theo quy định tại Điều 36 Luật
này thì các TAND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm
những vụ án hình sự trừ những loại việc sau đây:
+ Những tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Những tội xâm phạm khác có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả quá lớn.
Theo quy định trên TAND cấp huyện có quyền xét xử những vụ án mà luật quy định
hình phạt từ 5 năm tù trở xuống. Quy định này được QUốc hội thong qua trước khi ban
hành Bộ luật hình sự. Vì vậy, khi Bộ luật hình sự được thi hành đã nảy sinh một số vướng
mắc nhất định về thẩm quyền của TAND cấp huyện, quận và cấp tương đương.
Thứ nhất,trước đây các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quan niệm là những tội
phản cách mạng nên không giao cho Tòa án cấp huyện xét xử. Theo Bộ luật hình sự năm
1985 thì những tội xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm 2 loại tội: những tội đặc biệt nguy
hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và những tội khác xâm phạm an ninh quốc gia.
Do vậy, Tòa án cấp huyện có khả năng và cần phải được xét xử một số tội khác xâm
phạm an ninh quốc gia. Nhưng Luật tổ chức TAND năm 1981 lại loại trừ điều đó.
Thứ hai, theo tinh thần Điều 36 Luật tổ chức TAND 1981, Tòa án cấp huyện không
được xét xử những tội có tính chất nghiêm trọng, tức là tội mà luật quy định hình phạt trên
5 năm tù. Do đó, Tòa án cấp huyện không được xử những tội thông thường như tham ô,

nhận hối lộ… vì hình phạt do luật quy định đến 7 năm tù.
Để giải quyết những vướng mắc trên, Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 26/7/1986
đã hướng dẫn: Các Tòa án huyện cũng được xét xử cả một số tội mà pháp luật quy định
hình phạt từ 7 năm tù trở xuống nhưng có tình tiết giảm nhẹ cho phép xử 5 năm tù trở
xuống. Hướng dẫn trên cũng có một số điểm bất hợp lý:
- Về nguyên tắc, Tòa án chỉ quyết định hình phạt sau khi đa xét hỏi và cho tiến hành
tranh luận tại phiên tòa, do đó chưa xử mà đã biết mức án là 5 năm tù trở xuống là trái với
quy định của pháp luật vì bản án đã được quyết định trước khi xét xử.
3
- Có những trường hợp, việc dự kiến mức hình phạt của VKS và Tòa án không thống
nhất vì thẩm quyền của Tòa án không được quy định cụ thể. Giữa Tòa án cấp huyện và Tòa
án cấp tỉnh cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Ngày 28/8/1988 Quốc hội khóa VIII đã thông qua BLTTHS, đồng thời Quốc hội đã
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung luật TAND và Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh tổ
chức TAQS. Theo quy định tại hai văn bản pháp quy này thì thẩm quyền xét xử của TAND
cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định cụ thể hơn. Theo Khoản 1
Điều 145 BLTTHS năm1988 thì TAND huyện và TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử
những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội
đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và trừ các tội quy định tại các Điều 89, 90,
91, 92, Khoản 3 Điều 101, các Điều 102, 179, 231, và 232 Bộ luật hình sự. Quy định trên
về thẩm quyền của TAND các cấp tập trung vào TAND huyện. Khi quy định và hướng dẫn
này đã đầy đủ thì việc thực hiện thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh sẽ giảm đi nhiều vướng
mắc. Vì vậy, sau khi BLTTHS ban hành, để thi hành một số quy định của Bộ luật này về
thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, TAND tối cao, VKS nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp và Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn như Thông tư liên ngành số 02 ngày
12/1/1989 và Thông tư liên ngành số 02 ngày 15/2/1990. Ngày 9/6/2000 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTHS đã quy định: “ TAND cấp huyện và TAQS khu vực xét xử
sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống
trừ những tội sau đây:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc qia.

- Các tội quy định tại các Điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các Điều 222, 223, 263, 293,
294, 295, 296, Bộ luật hình sự.
Sau một thời gian tương đối thực hiện quy định này, thực tiễn cho thấy số vụ án mà
TAND cấp tỉnh phải xét xử sơ thẩm ngày càng nhiều. Do vậy, BLTTHS năm 2003 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003 một lần nữa lại mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện vì
những lý do sau:
Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán ở hầu hết Tòa án cấp huyện ngày
càng được nâng cao và có khả năng xét xử được những vụ án mà mức ca nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù trở xuống.
Thứ hai, số lượng biên chế của Tòa án cấp huyện và cơ sở vật chất đã tương đối ổn định.
4
Thứ ba, việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện sẽ tránh được việc tồn đọng án
ở cấp tỉnh, dành thời gian cho Tòa án cấp tỉnh tập trung xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm
và tái thẩm.
Thứ tư, việc mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện sẽ tiết kiệm được thời gian
và tranh được việc hoãn phiên tòa vì lý do vắng mặt những người tham gia tố tụng.
Thứ năm, việc xét xử ở Tòa án cấp huyện sẽ phát huy được tác dụng giáo dục.
Thứ sáu, việc xét xử ở Tòa án cấp huyện có hiệu quả kinh tế hơn vì người làm chứng nơi
xảy ra vụ án sẽ không phải đi xa, Tòa án không phải thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền
lưu trú, tiền ở trong trường hợp vụ án phải được xét xử nhiều ngày…
3)Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo BLTTHS hiện hành
Theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
được phân định theo sự việc, đối tượng và lãnh thổ.
3.1.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa các
cấp tòa án, căn cứ vào tính chất và mức đọ nguy hiểm của tội phạm. Do TAND tối cao
không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm nên thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc là sự
phân định thẩm quyền xét xử giữa 2 cấp tòa án còn lại: TAND cấp huyện và TAQS khu
vực; TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu.

Điều 170 BLTTHS quy định:
“1. TAND cấp huyện và TAQS khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những
tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những
tội phạm sau đây :
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội được quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
2. TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAQS khu vực hoặc
những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.”
3.1.1 .Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện và TAQS khu vực:
5
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 170 BLTTHS thì không phải mọi trường hợp và mọi tội
phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng đều thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp huyện và TAQS khu vực. Cụ thể:
- Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAQS khu
vực:
+ TAND cấp huyện và TAQS khu vực đã được giao thẩm quyền mới xét xử sơ thẩm những
vụ án hình sự về các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
+ Trong trường hợp điều luật về tội phạm cụ thể có nhiều khoản thì TAND cấp huyện và
TAQS khu vực xét xử theo khoản thuộc thẩm quyền của mình. TAND cấp huyện và
TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử cùng một lúc một lần một người phạm nhiều tội, nếu
các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của các tòa án này. Trong trương hợp một
người đang chấp hành hình phạt mà bị truy tố về tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND cấp huyện và TAQS khu vực thì các tòa án này cũng có quyền xét xử, trừ trường
hợp người bị kết án đã bị tuyên hình phạt tử hình hoặc tù chung than mà chưa được giảm
thời hạn chấp hành hình phạt.
- Những vụ án hình sự bị loại trừ khỏi thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp
huyện và TAQS khu vực gồm những vụ án do pháp luật quy định hoặc do cơ quan tiến

hành tố tụng quyết định:
+ Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAQS
khu vực theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 BLTTHS. Đó là những vụ án về
các tội:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loại người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 226,
263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể: Tội giết người
(Điều 93); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); Tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96); Tội vi phạm các quy định về
nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172); Tội vi phạm quy địnhh điều khiển
tàu bay (Điều 216); Tội cản trở giao thong đường không không đảm bảo an toàn (Điều
218); Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện
giao thông đường không (Điều 219); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); Tội điều
khiển tàu bay vi phạm các quy địnhh về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (Điều 222); Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng
6

×