Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giám sát huyết thanh và virus cúm gia cầm trên đàn gia cầm tại một số huyện ngoại thành hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LÊ CÔNG CƯỜNG




GIÁM SÁT HUYẾT THANH VÀ VIRUS CÚM GIA CẦM

TRÊN ĐÀN GIA CẦM TẠI MỘT SỐ HUYỆN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





LÊ CÔNG CƯỜNG




GIÁM SÁT HUYẾT THANH VÀ VIRUS CÚM GIA CẦM

TRÊN ĐÀN GIA CẦM TẠI MỘT SỐ HUYỆN
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN


HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng10 năm 2014
Tác giả



Lê Công Cường




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, cho phép tôi
được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn trân thành tới:
Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban đào tạo, Ban chủ

nhiệm Khoa Thú y, Cục Thú y, Trung tâm chẩn đoán Thú y TW, Cơ quan Thú y
vùng I, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến
thức của chương trình học.
Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên.
Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn trân thành tới những tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.

Hà Nội, ngày 28 tháng10 năm 2014
Tác giả



Lê Công Cường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm về bệnh Cúm gia cầm 4
1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên Thế giới và Việt Nam 4
1.2.1.Tình hình bệnh cúm gia cầm trên Thế giới 4
1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam 11
1.2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam 14
1.3. Dịch tễ học bệnh Cúm (quá trình sinh dịch) 17
1.3.1. Loài nhiễm bệnh 17
1.3.2. Mùa phát bệnh 17
1.3.3. Sự truyền lây 18
1.4. Virus học bệnh Cúm 18
1.4.1. Phân loại 18
1.4.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A 19
1.4.3. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A 23
1.4.4. Kháng nguyên của virus cúm gia cầm 26
1.4.5. Độc lực của virus 30
1.4.6. Sức đề kháng của virus cúm 31
1.5. Miễn dịch học chống bệnh của gia cầm 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu 33
1.5.2. Miễn dịch đặc hiệu 34

1.5.3. Miễn dịch chủ động 35
1.5.4. Miễn dịch thụ động 36
1.6. Phòng và chống bệnh cúm gia cầm 37
1.6.1. Phòng bệnh 37
1.6.2. Vacxin phòng bệnh cúm gia cầm 37
1.6.3. Tình hình sử dụng vacxin cúm gia cầm trên thế giới 39
1.6.4. Tình hình sử sụng vacxin cúm gia cầm tại Việt Nam 41
1.6.5. Chống dịch 43
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. Nội dung nghiên cứu 45
2.2. Địa điểm nghiên cứu 45
2.3. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 45
2.4. Phương pháp nghiên cứu 45
2.4.1. Phương pháp điều tra hồi cứu 45
2.4.2. Phương pháp phân tích dịch tễ học 46
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 46
2.4.4. Kiểm tra hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của gia cầm sau tiêm
phòng 47
2.4.5. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) 48
2.4.6. Phương pháp RT-PCR phát hiện virus cúm gia cầm 51
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. Tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm trên địa bàn thành phố 55
3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội 55
3.1.2. Tình hình nhiễm cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội 58
3.1.3. Đặc điểm về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm theo quy mô chăn nuôi 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


3.2. Tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm ở một số huyện ngoại
thành Hà Nội 62
3.2.1. Tình hình chăn nuôi tại một số huyện nghiên cứu 62
3.2.2. Diễn biến dịch cúm gia cầm tại một số huyện nghiên cứu 63
3.3. Kết quả giám sát huyết thanh học 65
3.3.1. Kết quả tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm tại một số huyện ngoại thành 65
3.3.2. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm trong huyết thanh của gà được
tiêm vacxin H
5
N
1
68
3.3.3. Kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm trong huyết thanh của gà sau khi tiêm
vacxin cúm H
5
N
1
, mũi thứ nhất, tại các thời điểm khác nhau 67
3.4. Kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm tại các huyện ngoại thành Hà Nội . 73
3.4.1. Kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm tại các trại nghiên cứu 73
3.4.2. Kết quả điều tra, giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H
5
N
1
tại các chợ
buôn bán gia cầm 74
3.4.3. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh dịch cúm gia cầm
trên địa bàn thành phố 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1. Kết luận 81
2. Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Số lượng ca nhiễm cúm gia cầm trên người 8
Bảng 1.2. Một số loại vacxin phòng cúm gia cầm H
5
N
1
đang được sử dụng trên
thế giới (FAO/EMPRESS/2009) 40
Bảng 1.3. Kết quả tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chương trình quốc gia (tổng
hợp từ báo cáo của Cục Thú y qua các năm2005-2010) 42
Bảng 2.1. Primer và probe đặc hiệu cho virus cúm A/H5N1 53
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng 53
Bảng 3.1. Tổng đàn gia cầm thành phố Hà Nội từ 2010 đến 2014 56
Bảng 3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Hà Nội từ 2003 – 2006 58
Bảng 3.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Hà Nội từ 2007 – 2014 60
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy
mô chăn nuôi giai đoạn 2003 – 2014 61
Bảng 3.5. Số gia cầm của 3 huyện từ năm 2010 đến 2014 (Năm 2014 tính đến

tháng 6) 63
Bảng 3.6. Thiệt hại do bệnh cúm gia cầm gây ra ở các huyện 65
Bảng 3.7. Kết quả tiêm phòng vacxin cúm gia cầm từ năm 2011 – 6 tháng đầu
năm 2014 67
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra huyết thanh trên đàn gà sau tiêm phòng vacxin H
5
N
1
69
Bảng 3.9. Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (trại 1) 69
Bảng 3.10. Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (Trại 2) 70
Bảng 3.11. Hiệu giá kháng thể của lô thí nghiệm (Trại 3) 71
Bảng 3.12. Tỷ lệ bảo hộ và HGKTTB của 3 lô thí nghiệm 72
Bảng 3.13. Kết quả giám sát sự lưu hành của virus 73
Bảng 3.14. Kết quả giám sát virus cúm tại các chợ gia cầm sống (2010-2013) 74
Bảng 3.15. Kết quả giám sát virus cúm tại các chợ gia cầm sống (6 tháng 2014) 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1. Bản đồ phân bố dịch cúm H
5
N
1

trên gia cầm và chim hoang dã từ năm
2003 trên Thế giới 7
Hình 1.2. Biểu đồ biểu diễn dịch cúm A/H
5
N
1
ở người tại Việt Nam theo thời gian 13
Hình 1.3. Hình ảnh virus cúm A (A) Hình ảnh mô phỏng; (B) Hình thái dưới kính hiển
vi điện tử ( 19
Hình 1.4. Mô hình hệ gen virus cúm A (Stubb, 1965) 23
Hình 1.5. Mô hình cấu trúc kháng nguyên HA của virus cúm A 24
Hình 1.6. Mô phỏng cấu trúc kháng nguyên Haemalutinin và Neuraminidase
(www.aht.org.uk) 27
Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội 55
Hình 3.2. Tổng đàn gia cầm thành phố Hà Nội từ 2010 đến 2014 57
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc cúm theo loại gia cầm (2003 – 2006) 59
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ mắc cúm theo loại gia cầm (2007 – 2014) 60
Hình 3.5. Biến động tỷ lệ mắc cúm theo quy mô đàn 62
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm 68
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm cho gia cầm

qua các năm
68
Hình 3.8. Kết quả kiểm tra huyết thanh trên đàn gà sau tiêm phòng vacxin H
5
N
1
69
Hình 3.9. Biến động hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà trại số 1 72
Hình 3.10. Biến động hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà trại số 2 72

Hình 3.11. Biến động hiệu giá kháng thể trung bình của đàn gà trại số 3 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân.
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
FAO Food and Agricalture Organization.
HPAI Highly Pathogenic Avian Influenza.
HGKTTB Hiệu giá kháng thể trung bình.
KN Kháng nguyên.
KT Kháng Thể.
LPAI Low Pathogenic Avian Influenza.
Phản ứng HA Hemagglutination test.
Phản ứng HI Hemagglutination Inhibition test.
OIE Office International des Epizooties.
ORF Open reading frame.
PBS Phosphate Buffered Saline.
RT – PCR Real time - Polymerase Chain Reaction.
TCN Tiêu chuẩn ngành.
TLBH Tỷ lệ bảo hộ.
WHO World Health Organization.
XN Xét nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă

n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi
gia cầm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Với
những lợi thế như vốn đầu tư thấp, chu kỳ sản xuất ngắn, tạo ra sản phẩm thực
phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay… Ngành chăn nuôi
gia cầm nước ta ngày càng phát triển và góp phần không nhỏ trong quá trình phát
triển ngành Nông Nghiệp của nước nhà. Hàng năm chăn nuôi gia cầm cung cấp
khối lượng thực phẩm đứng thứ hai sau chăn nuôi lợn. Nó đã trở thành nguồn thu
nhập quan trọng với các hộ nông dân và là một trong những nghề có tác dụng xoá
đói giảm nghèo nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông Nghiệp.
Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng với diện tích 3.324,92 km
2
, dân số
6.699.600 người, bao gồm 30 quận, huyện, thị xã và là một trong những tỉnh,
thành phố có số lượng gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước: đàn gia cầm 16,7 triệu
con, đàn lợn 1,66 triệu con, đàn trâu bò trên 240.000 con.
Cùng với sự đi lên của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi
gia cầm nói riêng, sự phát triển kinh doanh, buôn bán và giết mổ gia cầm
không tránh khỏi tình trạng làm lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm
soát chặt chẽ. Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cùng với
sự đa dạng trong kinh doanh, buôn bán gia cầm ở nước ta càng thuận lợi
cho những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra, đặc biệt là bệnh Cúm gia
cầm phát triển và gây nhiều thiệt hại. Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm chủng độc
lực cao (Highly Pathogenicity Avian Influenza - HPAI), là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm
nhiễm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và sức khoẻ của con người.

Dịch cúm gia cầm xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 2003 với
nhiều đợt dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Dự đoán trong nhiều năm nữa, bệnh cúm gia
cầm vẫn là mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

cầm ở nước ta và cho sức khoẻ của cộng đồng.
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp Bệnh cúm gia cầm vào Bảng A - Bảng
danh mục các bệnh truyền nguy hiểm nhất của động vật
Ngoài Cúm gia cầm ra thì một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
khác của gà, đặc biệt là Newcastle vẫn thường xảy ra. Vì vậy, việc kiểm
soát chặt chẽ đàn gà tại các cơ sở chăn nuôi là điều cần thiết trong công tác
phòng chống dịch bệnh.
Với địa hình thuận lợi phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng công
nghiệp tại một số huyện ngoại thành như Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì … đã
mở rất nhiều trang trại chăn nuôi gia công gia cầm. Số lượng gia cầm ngày càng
được nhân lên theo quy mô mở rộng của công ty nên việc quản lý dịch bệnh đòi
hỏi phải hết sức chặt chẽ.
Vì vậy, việc giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm H
5
N
1
có ý nghĩa
quan trọng, giúp cho Cơ quan chuyên môn dự báo sớm dịch bệnh, phát hiện các
vùng nguy cơ cao có sự lưu hành của virus cúm H
5
N

1
, từ đó chủ động có kế
hoạch phòng bệnh hữu hiệu như tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ; vệ sinh
tiêu độc môi trường, tiêm phòng bổ xung cho đàn gia cầm. Để dập dịch cũng như
khống chế, tiến tới thanh toán bệnh Cúm gia cầm, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia
phòng chống dịch Trung Ương, thành phố, các tỉnh đã ban hành các văn bản pháp
quy; giám sát phát hiện bệnh; tiêu huỷ triệt để đàn gia cầm nhiễm bệnh; vệ sinh tiêu
độc khử trùng; kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, Tuy nhiên, do tập quán
chăn nuôi nhỏ lẻ và ý thức chấp hành Pháp lệnh thú y của người dân chưa cao nên
dịch vẫn liên tục xảy ra.
Trước tình hình trên đặt ra cho chúng ta câu hỏi là: Làm thể nào để có thể
chủ động biết được nơi dang lưu hành dịch, tỷ lệ lưu hành và nơi đó đang lưu hành
chủng gây bệnh nào, đồng thời phát hiện những chủng mới một cách chính xác nhất.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giám sát huyết thanh và virus Cúm gia cầm
trên đàn gia cầm tại một số huyện ngoại thành Hà Nội ”.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Đánh giá được tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm trên
địa bàn Hà Nội.
- Xác định được sự lưu hành của virus cúm gia cầm tại một số huyện
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xác định được các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia
cầm tại một số huyện ngoại thành Hà Nội.
- Khảo sát hiệu giá kháng thể, đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vacxin
cúm gia cầm trên đàn gà thí nghiệm.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Cung cấp thông tin và những số liệu cụ thể cùng những luận chứng khoa
học về sự lưu hành của virus cúm gia cầm tại một số huyện ngoại thành Hà Nội
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp dự báo sớm cho các nhà chăn nuôi
có những biện pháp hữu hiệu đối với dịch cúm gia cầm, nhằm hạn chế tối đa sự
lây lan và bùng phát cúm gia cầm, nâng cao năng suất chăn nuôi, đảm bảo vệ
sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về bệnh Cúm gia cầm
Cúm gà hay Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các
loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus
này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát
hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian
influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những
retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi
âm tính). Biến chủng H
5
N
1
của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và
có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai. Hiện
giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để
ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.
Bệnh cúm gia cầm trước đây có tên gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague)

nhưng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville, Mỹ
(1981) đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) là
một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết
cao trong đàn gia cầm nhiễm (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004), để chỉ
các virus cúm type A có độc lực mạnh, lây lan nhanh, gây tỷ lệ tử vong cao.
1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1.Tình hình bệnh cúm gia cầm trên Thế giới
Bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện từ cách đây rất lâu và có mặt khắp nơi trên
thế giới và được Hippocrates mô tả từ năm 412 trước công nguyên. Trong hơn
100 năm qua, có 4 vụ đại dịch cúm xảy ra vào các năm 1889, 1918, 1957,1968
(Buckler White and B. R. Muphy, 1998).
Năm 1918 dại dịch cúm đã xảy ra ở Châu Âu do cúm type A/H
1
N
1
gây ra,
được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, khiến cho 20 - 40 triệu người bị chết. Năm
1878, tại Italia đã xảy ra một bệnh gây tử vong rất cao đàn gia cầm và được gọi
là bệnh dịch tả gia cầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Năm 1901, Centanni và Savunozzi đã đề cập đến ổ dịch này và xác định
được căn nguyên siêu nhỏ qua lọc là yếu tố gây bệnh (filterable agent). Sau đó
phải đến năm 1955, Schaffer mới xác định được căn nguyên gây bệnh thuộc
nhóm virus cúm type A (H
7
N

7
và H
7
N
1
) gây chết nhiều ở gà, gà tây, chim hoang
ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông.
Năm 1963, virus cúm type A được phân lập ở Bắc Mỹ do loài thủy cầm di
trú dẫn nhập vào đàn gà. Cuối thập kỷ 60, kết quả phân lập type H
1
N
1
thấy ở lợn
có liên quan đến những ổ dịch ở gà tây với những triệu chứng đặc trưng ở đường
hô hấp và giảm đẻ. Năm 1971 Bear đã mô tả rất kỹ về virus gây bệnh và đăc
điểm bệnh lý lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn ở Bắc Mỹ
mà chủng gây bệnh là H
7
N
1
(Phạm Sỹ Lăng và cs, 2004).
Từ năm 1960 - 1979, bệnh được phát hiện ở Canada, Mexico, Arghentina,
Brasil, Nam Phi, Ý, Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, các
nước vùng Trung Cận Đông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô cũ (Lê
Văn Năm, 2004). Các công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh cúm gia cầm
lần lượt được công bố ở Australia năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Mỹ năm 1983 -
1984, ở Ailen năm 1983 - 1984 về đặc điểm sinh học, bệnh học và dịch tễ học,
các phương pháp chẩn đoán miễn dịch và biện pháp phòng chống bệnh.
Đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở khắp các châu lục với mức độ
ngày càng nguy hiểm hơn đối với các loại gia cầm và sức khỏe của cộng đồng, đã

thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm tổ chức hội thảo chuyên đề về bệnh
cúm gà. Hội thảo lần đầu tiên tổ chức vào năm 1981, lần thứ hai tại Ailen năm
1987, lần thứ ba cũng tại Ailen năm 1992. Từ đó đến nay, trong các hội nghị về
dịch tễ trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được
coi trọng.
Năm 1997, ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm type A subtype
H
5
N
1
. Và đây là lần đầu tiên virus gia cầm đã vượt "rào cản về loài", để lây cho
người ở Hồng Kông làm cho 18 người thiệt mạng, trong đó có 6 người chết
(Nguyễn Hoài Tao và Nguyễn Tuấn Anh, 2004).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Năm 2003 ở Hà Lan dịch cúm gia cầm đã xảy ra với quy mô lớn do chủng
H
7
N
7
, 30 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây thiệt
hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (Đào Yến Khanh, 2005).
Cuối năm 2003 đầu năm 2004 đã có 11 quốc gia ở Châu Á là: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan, Việt Nam và Pakistan đã thông báo bùng phát dịch cúm gia cầm thể độc
lực cao ở gà và vịt. Sự lây lan nhanh chóng dịch cúm gia cầm xảy ra đồng thời ở
một số nước đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu (Tô Long Thành, 2004).

Đến giữa năm 2005 dịch cúm H
5
N
1
đã lan rộng ra Kazakhstan, Nga đến
khu vực Châu Âu như: Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Châu Phi và cả
khu vực Châu Á như Trung Quốc, Iraq.
Theo thống kê của Tổ chức Dịch tễ Thế giới OIE (2006) tính đến ngày
2/8/2006 chủng virus độc lực cao H
5
N
1
đã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên hầu hết các Châu lục, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu.
Năm 2008 dịch cúm đã có mặt ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ như:
Ixraen, Ả rập Xê út, Thụy Sĩ, Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Anh, Trung Quốc, Pakistan, Nigiêria, Băngladet, Quata, Hồng Kông, Ai
Cập, Đức, Indonesia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Từ tháng 1/2009 nhiều quốc gia đã công bố bùng phát dịch như Ba Lan,
Đức, Canada, Nêpan, Ấn Độ, Trung Quốc .
Hàng loạt các nước xảy ra dịch cúm gia cầm như Hàn Quốc, ngày
31/12/2010 dịch bùng phát sau một thời gian khống chế dịch, tiêu hủy 8,46 triệu
con, thiệt hại kinh tế tới 264 tỷ won (219 triệu USD). Tháng 1/2011 dịch cúm gia
cầm đã xảy ra tại tỉnh Miyazauki của Nhật Bản và đã tiêu hủy 10.000 con gà để
ngăn chặn dịch.
Tại Indonesia, dịch phát hiện tại 11 trong 26 tỉnh phía tây Java, gần 33.929
con gà chết vì nhiễm virus cúm. Ngày 28/2/2011 có hơn 30.000 con gà bị chết ở
khu chăn nuôi gia cầm Sukabumi. Tiếp đó là Garut có tới 10.000 con gà được
báo cáo đã chết vì virus cúm từ ngày 12/1/2011.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Cúm A/H
5
N
1
và cúm A/H
7
N
9
thuộc bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây
thành dịch lớn và có tỉ lệ tử vong cao. Theo tổ chức y tế thế giới, giai đoạn 2003 -
2013, cúm A/H
5
N
1
đã ghi nhận tại 16 quốc gia với 639 trường hợp mắc. Trong
đó tỷ lệ tử vong lên đến 57,75%; từ đầu năm 2013 đến nay, ghi nhận 28 trường
hợp mắc tại 7 quốc gia, trong đó 19 trường hợp tử vong.


Hình 1.1. Bản đồ phân bố dịch cúm H
5
N
1
trên gia cầm và chim hoang dã từ
năm 2003 trên Thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bảng 1.1. Số lượng ca nhiễm cúm gia cầm trên người
Quốc gia
Th

i đi

m th

ng kê (tính đ
ế
n năm 2013
)

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

201
2

2013

T

ng s


Ai Cập
Nhiễm 0 0 0 18 25 8 39 29 39 11 4 173
Tử vong 0 0 0 10 9 4 4 13 15 5 3 63
Azerbaijan
Nhiễm 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 0 8
Tử vong 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 5
Bangladesh
Nhiễm 0 0 0 0 0 1 0 0 2 3 1 7
Tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1
Campuchia
Nhiễm 0 0 4 2 1 1 1 1 8 3 17 38
Tử vong 0 0 4 2 1 0 0 1 8 3 10 29
Canada
Nhiễm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1
Tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1

Indonesia
Nhiễm 0 0 20 55 42 24 21 9 12 9 1 193
Tử vong 0 0 13 45 37 20 9 7 10 9 1 151
Djibouti
Nhiễm 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1
Tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Iraq
Nhiễm 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 0 3
Tử vong 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Lào
Nhiễm 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2
Tử vong 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2
Myanmar
Nhiễm 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 2
Tử vong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nigeria
Nhiễm 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
Tử vong 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
Pakistan
Nhiễm 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 3
Tử vong 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1
Thái Lan
Nhiễm 0 17 5 3 0 0 0 0 0 0 0 25
Tử vong 0 12 2 3 0 0 0 0 0 0 0 17
Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiễm 0 0 0 12 0 0 0 0 0 0 0 12
Tử vong 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 4
Việt Nam
Nhiễm 3 29 61 0 8 6 5 7 0 4 2 125
Tử vong 3 20 19 0 5 5 5 2 0 2 1 62
Trung Quốc
Nhiễm 1 0 8 13 5 4 7 2 1 2 2 45
Tử vong 1 0 5 8 3 4 4 1 1 1 2 30
Tổng số
Nhiễm 4 46 98 115 88 44 73 49 62 32 28 639
Tử vong 4 32 43 79 59 33 22 24 34 20 19 369
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Tỉ lệ tử vong: 57.75%
Nguồn: World Health Organization Human Animal Interface
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam
Dịch cúm gia cầm ở nước ta xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng
12/2003. Tại trại gà giống ở xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ)
gây ốm chết 8.000 gà trong 4 ngày. Theo Cục Thú y (Báo cáo tình hình dịch cúm
gia cầm) có thể chia làm 6 đợt dịch lớn tính đến năm 2008 như sau:
Đợt 1: Từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004: Dịch bệnh đã xảy ra ở 2.574
xã, phường, 381 huyện, thị thuộc 57 tỉnh, thành phố. Điển hình là các tỉnh: Long

An 185 xã, Tiền Giang 135 xã, An Giang 145 xã, Đồng Tháp 116 xã, Hà Nội 134
xã, Hải Dương 144 xã. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 43,9 triệu
con (gà: 30,4 triệu; thuỷ cầm: 13,5 triệu).
Đợt 2: Từ tháng 4 đến tháng 11/2004: Dịch phát ra rải rác với quy mô nhỏ
ở các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường tại 32
huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao điểm nhất là tháng 7, sau đó
giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ là 84.078 con (gà: 55.999; vịt: 8.132).
Đợt 3: Từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005: Khoảng thời gian này dịch đã
xuất hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố. Số gia cầm tiêu huỷ là
470.495 gà, 825.689 vịt, ngan.
Đợt 4: Từ tháng 10/2005 đến 01/2006: Dịch xảy ra ở cả 3 miền với 24
tỉnh, thành tái phát. Trong đó miền Nam có 3 tỉnh (Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long
An), miền Trung có 3 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị) và 18 tỉnh thuộc
miền Bắc (Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Sơn La, Quảng Ninh, Yên Bái,
Thái Nguyên, Ninh Bình, Cao Bằng và Hà Giang). Tổng số gia cầm tiêu hủy là
3.972.763 con, trong đó 1.338.378 gà, 2.135.081 thuỷ cầm và loài khác.
Đợt 5: Bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007 nhiều đợt:
+ Từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007, dịch xảy ra trên 83 xã, phường của
33 quận, huyện thuộc 11 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là
103.092 con, trong đó có 13.622 gà; 89.472 ngan, vịt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

+ Từ tháng 5/2007 đến tháng 8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phường của 10
huyện, thị thuộc 23 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là
294.894 con (21.525 gà, 264.549 vịt và 8.775 ngan). Sau khi bị khống chế trong

vòng 1 tháng, đến tháng 10/2007, dịch lại tái phát ở 15 xã, phường của 9 huyện,
quận, thị trấn thuộc 6 tỉnh, thành phố.
Sau khi bị khống chế trong vòng 1 tháng, đến tháng 10/2007 dịch lại tái
phát trên địa bàn các tỉnh Trà Vinh, Quảng Trị, Nam Định, Cao Bằng, Hà Nam
và Bến Tre.
Đợt 6: Từ đầu năm 2008: Xảy ra rải rác với 74 xã phát dịch. Tổng số gia
cầm tiêu huỷ là 60.090 con, trong đó có 23.498 gà, 36.592 thuỷ cầm (Bùi Quang
Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004).
Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy
trên 127.000 con.
Năm 2010, tính đến giữa tháng 4, dịch cúm gia cầm đã xảy ở 31 huyện, thị
xã thuộc 15 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ trên
60.000 con. Ngày 24/11/2010, sau thời gian khống chế được dịch toàn quốc thì
dịch lại bùng phát tại Nam Định với các ổ dịch được phát hiện tại huyện Ý Yên,
làm tổng cộng 300 con vịt bị ốm chết.
Mở màn cho dịch cúm gia cầm năm 2011 là tỉnh Lạng Sơn, được công bố
vào ngày 14/2 làm chết đàn gà trên 2.000 con, chỉ 2 ngày sau đó tỉnh Nam Định và
Kon Tum cũng công bố dịch với trên 4.000 con gà nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Tiếp
đó, dịch xảy ra tại Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Hà Nội.
Tháng 2/2011 UBND tỉnh Nam Định ký công bố dịch gia cầm xuất hiện
trên toàn tỉnh, dịch xuất hiện đầu tiên tại hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Văn
Toàn, xã An Thái, huyện Ý Phong trên đàn vịt thương phẩm gồm 4.600 con,
trong đó có 1.600 vịt đẻ và 3.000 con vịt ba mươi ngày tuổi.
Năm 2013, dịch cúm gia cầm H
5
N
1
đã xảy ra tại 50 xã (giảm 83% so với
năm 2012), phường của 23 huyện, quận (giảm 81% so với năm 2012) thuộc 7 tỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(giảm 78% so với năm 2012), làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh; tổng số gia cầm
chết và tiêu hủy là 79.522 con (giảm 88% so với năm 2012).
Năm 2014: Trong 6 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh cả nước vẫn tiếp tục có
diễn biến phức tạp: 34 Tỉnh, Thành có dịch cúm gia cầm, số gia cầm tiêu hủy là
135.742 con.
Cúm A/H
5
N
1
độc lực cao không những gây chết cho gia cầm mà còn rất
nguy hiểm đối với tính mạng con người. Từ năm 2003 đến 2013: toàn quốc có
125 ca nhiễm cúm A/H
5
N
1
, trong đó 62 ca tử vong.

Hình 1.2. Biểu đồ biểu diễn dịch cúm A/H
5
N
1
ở người tại Việt Nam theo thời gian

Tại Việt Nam, bệnh cúm gia cầm vẫn là mối lo ngại thường trực. Dù đã có
những biện pháp tích cực để phòng chống, tuy nhiên virus cúm gia cầm độc lực

cao đang tiếp tục lưu truyền trong gia cầm và lây nhiễm sang người với rất nhiều
lý do sau:
- Virus lưu hành chủ yếu trên các loài chim và thủy cầm nên rất khó kiểm
soát, phát hiện.
- Sự chênh lệch giá cả trên thị trường khiến một số lượng lớn gà nhập lậu
từ miền Nam của Trung quốc vào Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

chủng virus cúm gia cầm mới xuất hiện ở Việt Nam là rất tương đồng với chủng
virus đang lưu hành ở Trung Quốc.
- Chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ là phổ biến và gắn với hộ gia đình. Với
thói quen sinh hoạt sống ở gần đàn gia cầm nuôi tại nhà ở nông thôn và ít hiểu
biết về các biện pháp khoa học kỹ thuật nên khả năng virus cúm gia cầm lây sang
người là rất lớn.
- Dịch cúm gia cầm xảy ra liên tục và việc xử lý không triệt để các ổ dịch
nhỏ, lẻ khiến cho virus phát tán rộng ra môi trường.
- Việc giết mổ gia cầm thủ công thiếu thiết bị phòng hộ nên người giết mổ
dễ bị lây nhiễm bệnh.
- Người buôn bán vận chuyển gia cầm tự do cũng dễ làm lây lan dịch.
- Thói quen ăn gỏi, ăn tái, nhất là ăn tiết canh vịt, ngan… là rất nguy hiểm.
Những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mang virus cúm gia cầm, nhưng không
có triệu chứng lâm sàng làm cho nguy cơ lây lan trong cộng đồng mà không
được phát hiện là rất lớn.
- Cộng đồng chưa có miễn dịch chủ động với phân típ virus cúm mới.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện ở Việt nam từ cuối năm 2003 (Trương Văn
Dung và Nguyễn Viết Không, 2004). Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu về

virus và bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam, chủ yếu tập trung nghiên cứu dịch tễ
bệnh, khảo sát sự lưu hành của virus, các phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu
ứng dụng vacxin, xác định hàm lượng kháng thể sau tiêm phòng, điều tra mức độ
nhiễm bệnh và giám định phân tử và phân nhóm hệ phả virus gây bệnh, nghiên
cứu sản xuất và thử nghiệm vacxin.
Nghiên cứu định type, biến đổi di truyền và gen học tiến hóa của virus
cúm A/
H
5
N
1
được các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam tiến hành ngay từ những
tháng đầu tiên xảy ra dịch cúm gia cầm cuối năm 2003. Những chuỗi gen giúp
xác định subtype H
5
, subtype N
1
và các gen cấu trúc đã được Viện Công nghệ
Sinh học, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Thú y giải mã và công bố trên Ngân hàng gen (Lê Thanh Hòa, 2006), (Nguyễn
Tiến Dũng, 2008). Trên cơ sở phân tích trình tự gen kháng nguyên H
5
và N
1
, các

tác giả khẳng định nguồn gốc của virus cúm A gây bệnh trên gia cầm và người
tại Việt Nam cùng nhóm với virus A/
H
5
N
1
phân lập tại Trung Quốc (Nguyễn Tiến
Dũng và cs, 2004), (Lê Thanh Hòa, 2006). Các biến chủng
H
5
N
1
của Hong Kong,
Trung Quốc phân lập những năm 1997 - 2001 và Hàn Quốc, Đài Loan (phân lập
năm 2003) đều có nguồn gốc từ chim cút và ngỗng (A/Goose/Guandong/1/96)
vùng Quảng Đông (Trung Quốc), đó là các biến chủng thuộc dòng Quảng Đông
(Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2004), (Lê Thanh Hòa, 2006). Như vậy, virus cúm gia
cầm gây bệnh ở gia cầm và người tại Việt Nam là cúm A/
H
5
N
1

type A thuộc thế
hệ mới đã có biến đổi cơ bản về gen H
5
và gen N
1
, nhưng vẫn có cùng nguồn gốc
với

H
5
N
1
từ vùng địa lý Nam Trung Quốc và Hong Kong (Nguyễn Tiến Dũng và
cs, 2004). Các chủng phân lập những năm 2004-2006 đã được nghiên cứu khá
chi tiết về góc độ gen học và quan hệ phân tử với các chủng trong vùng và thế
giới, kết quả khẳng định virus A/
H
5
N
1
vùng Nam và Đông Nam Á thuộc nhóm di
truyền VTM (viết tắt: Vietnam-Thailand-Malaysia), có những đặc tính sinh học
nhất định khác với các nhóm vùng Trung Quốc và Hong Kong (Lee, M.S. et al.,
2007), (Chen, H. et al., 2006). Năm 2007, xuất hiện thêm biến chủng
H
5
N
1
dưới
dòng Phúc Kiến tại Việt Nam, đã và đang làm phức tạp thêm vấn đề dịch tễ học
và quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên
HA(H
5
) và NA(N
1
) thấp so với các chủng phân dòng Quảng Đông, tuy nhiên vẫn
còn có khả năng bảo hộ miễn dịch (Nguyễn Mạnh Kiên và cs, 2008), (Lê Thanh
Hòa và cs, 2008), (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2004).

Nghiên cứu vấn đề gen học kháng nguyên liên quan đến vacxin và miễn dịch,
đã được Viện Công nghệ sinh học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP
Hồ Chí Minh, Viện Thú y trung ương tiến hành đó là việc thu thập gen kháng nguyên
H
5
và N
1
từ các chủng phân lập trên gà, vịt, ngan của Việt Nam các năm 2004 - 2008,
và so sánh với trình tự chuỗi gen cúm A/
H
5
N
1
của các chủng cường độc đương nhiễm
và vacxin của Việt Nam và thế giới (Lê Thanh Hòa, 2004; Nguyễn Tiến Dũng và cs,

×