Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã song phượng, huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------------

TRIỆU THỊ QUYÊN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
TRONG XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG THƠN MỚI
Ở XÃ SONG PHƯỢNG, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------

TRIỆU THỊ QUYÊN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
TRONG XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG THƠN MỚI
Ở XÃ SONG PHƯỢNG, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH :
MÃ SỐ:

QUẢN TRỊ KINH DOANH
60.34.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.PHẠM THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

Triệu Thị Quyên


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ rất nhiệt tình, hiệu quả của Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam,Văn phịng
Ban chỉ đạo Chương trình “Phát triển nơng nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nông dân thành phố Hà Nội”, Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã Song Phượng nói riêng và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện
Đan Phượng nói chung cùng đơng đảo bà con nhân dân.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản
trị kinh doanh, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tiến Sỹ Phạm
Thị Minh Nguyệt, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tơi trong
việc hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Văn phịng Ban chỉ đạo Chương trình “Phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống
nông dân thành phố Hà Nội”, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Song Phượng,
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của Huyện ủy, các phòng chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng; xin cảm ơn toàn thể bà con
nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn đã giúp đỡ, cộng tác cùng
tơi để có thể hồn thành Luận văn kịp tiến độ theo kế hoạch.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014


Tác giả

Triệu Thị Quyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng


vii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài.

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.

3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

5

2.1


Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới.

5

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản.

5

2.1.2

Nội dung xây dựng nông thôn mới.

8

2.1.3

Nguyên tắc thực hiện và các bước xây dựng nông thôn mới.

2.2

Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng

11

nơng thơn mới.
2.2.1

12


Vai trị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông
thôn mới.

12

2.2.2

Sự tham gia của các tổ chức xã hội.

13

2.2.3

Nội dung tham gia của người dân.

16

2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới.

19

2.3.1

Chủ trương chính sách của Đảng trong mơ hình xây dựng NTM.

19


2.3.2

Nhận thức của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


2.3.3

Trình độ nhận thức và trình độ tổ chức của cán bộ các cấp trong
mơ hình xây dựng nơng thơn mới.

2.3.4

21

Điều kiện kinh tế của địa phương và các hộ dân trong mơ hình
xây dựng nơng thơn mới.

23

2.3.5

Hiệu quả mang lại của các dự án xây dựng nông thôn mới


24

2.4

Kinh nghiệm của một số nước về tăng cường sự tham gia của
người dân và các tổ chức xã hội trong phát triển nông thôn mới.

2.4.1

25

Kinh nghiệm phát triển nông thôn mới của Hàn Quốc: Nâng cao
vai trị của nơng dân thơng qua mơ hình “làng mới” (Saemaul
Undong).

2.4.2

25

Kinh nghiệm của Thái Lan: doanh nghiệp hố nơng nghiệp với
sự trợ giúp mạnh mẽ của Nhà nước.

27

2.4.3

Kinh nghiệm của Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”.

29


2.5

Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam.

31

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

36

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

36

3.1.1

Điều kiện tự nhiên.

36

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội.

39


3.2

Phương pháp nghiên cứu.

46

3.2.1

Chọn mẫu điều tra.

46

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu.

47

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu.

48

3.2.4

Phương pháp phân tích.

48


3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

49

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

50

Tình hình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


xây dựng mơ hình nơng thơn mới tại xã Song Phượng.

50

4.1.1

Sự tham gia của người dân.

50

4.1.2

Sự tham gia của người dân trong những tác động chung từ những

công việc cá nhân.

73

4.1.3

Sự tham gia của các tổ chức xã hội.

77

4.2

Kết quả thực hiện đề án xây dựng mơ hình nơng thơn mới tại
Song Phượng, huyện Đan Phượng.

4.3

87

Khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia xây dựng mơ hình
NTM của người dân và các tổ chức xã hội tại xã Song Phượng.

98

4.4

Bài học kinh nghiệm.

100


4.5

Định hướng sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội
trong xây dựng mô hình nơng thơn mới.

4.6

101

Các giải pháp tăng cường sụ tham gia của người dân và các tổ
chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

4.6.1

105

Các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây
dựng mơ hình nơng thôn mới.

4.6.2

105

Giải pháp về đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã
hội và các đồn thể trong xây dựng nông thôn mới.

108

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


110

5.1

Kết luận.

110

5.2

Kiến nghị.

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

114

PHỤ LỤC

116

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Diễn giải

NTM

Nông thôn mới

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH-KT

Khoa học - kỹ thuật


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

NLTS

Nông – lâm – thủy – sản

SXHH

Sản xuất hàng hóa

HTX

Hợp tác xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi



DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả xây dựng NTM trên toàn quốc qua 3 năm (2011-2013)

32

3.1

Tình hình phân bổ đất dân cư nơng thơn

37

3.2

Tình hình phân bố & sử dụng đất tại xã Song Phượng qua 3 năm
( 2011- 2013)

3.3

38

Tình hình dân số và lao động tại xã Song Phượng qua 3 năm

(2011- 2013)

40

3.4

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm (2011 - 2013)

42

3.5

Số lượng mẫu điều tra

47

4.1

Tình hình tham gia thảo luận của người dân

52

4.2

Lý do người dân không tham gia thảo luận

53

4.3


Sự tham gia của người dân và các tổ chức trong công tác lập kế
hoạch

55

4.4

Lịch trình cơng tác quy hoạch nơng thơn mới

57

4.5

Ý kiến đóng góp của người dân và tổ chức về quy hoạch nông
thôn mới

4.6

59

Sự đồng thuận của người dân về đóng góp xây dựng nơng thơn
mới xã Song Phượng

4.7

61

Vốn và phân bổ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã Song
Phượng


64

4.8

Người dân đóng góp tiền mặt cho xây dựng nơng thơn mới

66

4.9

Sự đóng góp vật tư của người dân trong xây dựng nông thôn mới

67

4.10

Sự tham gia hiến đất cho xây dựng nơng thơn mới

68

4.11

Sự đóng góp ngày cơng của người dân trong xây dựng NTM

70

4.12

Người dân tham gia giám sát xây dựng nơng thơn mới


71

4.13

Tổng hợp đóng góp của người dân Song Phượng

72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


4.14

Kinh phí đã thực hiện đề án xây dựng nơng thôn mới tại Song
Phượng

73

4.15

Sự tham gia của người dân trong các công việc riêng

75

4.16

Sự đồng thuận của người dân với các phong trào xây dựng nếp
sống văn hóa mới (n=109)


4.17

76

Nguyên nhân không đồng thuận với Phong trào xây dựng nếp
sống văn hóa mới (n=109)

4.18

Một số kết quả sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM
Phượng (các chỉ tiêu có thể tính cụ thể)

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

77
xã Song
89

Page viii


DANH MỤC ẢNH

STT

Tên ảnh

Trang


Ảnh 1: Người dân tham gia cuộc họp về xây dựng chiến lược phát triển
NTM do UBND xã tổ chức.

50

Ảnh 2: Người dân đóng góp xây dựng nghĩa trang nhân dân xã Song
Phượng

62

Ảnh 3: Người dân và cán bộ xã tham gia xây dựng đường làng ngõ xóm

69

Ảnh 4: Nhà văn hóa thơn Thống Nhất, xã Song Phượng.

91

Ảnh 5: Trường mầm non xã Song Phượng, hoàn thành q 4, 2013

96

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

Nước ta là một nước nơng nghiệp, do lịch sử q trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng
họ và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thơn,
xóm…) đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ muôn đời nay.
Đến nay, tuy q trình đơ thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn
70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn. 1
Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng đều chăm lo đến phát triển kinh tế xã
hội ở nông thôn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định:
“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nơng
thơn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước”. Trong thời gian qua các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương đã khơng ngừng triển khai nhiều chương trình, dự
án nhằm thúc đẩy và phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới chủ động
giải quyết thiết thực các vấn đề đời sống và đáp ứng nhu cầu cho nông dân,
đặc biệt là các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vươn lên có cuộc
sống tốt hơn, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nơng nghiệp, nơng
dân và nơng thơn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới”, tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và QĐ
342/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 2 năm 2013 ”Về sửa đổi một số tiêu chí về Bộ
tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới”. Trong số các địa phương ở Hà Nội, Đan
Phượng là huyện tiêu biểu về xây dựng nơng thơn mới (NTM). Là huyện
ngoại thành ở phía tây Thủ đô, nơi khởi nguồn của phong trào "Phụ nữ Ba
1

Trích “Thơng cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013” của Tổng Cục Thống Kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 1


đảm đang" thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những năm gần đây, Đan
Phượng tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đạt
năng suất, chất lượng cao, đồng thời là địa phương dẫn đầu trong phong trào
xây dựng NTM ở Hà Nội. Với cách làm sáng tạo, bài bản, huyện đã và đang
triển khai đồng loạt các giải pháp, chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kinh
tế, xã hội, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề… với
mục tiêu phấn đấu “cán đích” huyện NTM ngay trong năm 2013.
Xã Song Phượng được chọn là xã điểm trong phong trào xây dựng
NTM tại huyện Đan Phượng. Sau gần 3 năm thực hiện đề án xây dựng NTM,
tính đến thời điểm kết thúc năm 2013, xã Song Phượng đã được thành phố
công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2013, giai đoạn 2011-2015; đúc rút được
nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng NTM,
từng bước đưa địa phương chuyển biến tích cực trong từng giai đoạn. Người
dân đã có ý thức tốt trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của địa
phương, giữ gìn vệ sinh môi trường và tham gia phát triển kinh tế, nhờ vậy
đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao. Điều quan trọng
nhất mà Song Phượng đạt được trong phong trào xây dựng NTM đó là tạo
được sự hưởng ứng tích cực và sự đồng thuận cao của người dân. Đây là cơ
sở để triển khai xây dựng NTM đạt hiệu quả cao nhất trên phạm vi toàn huyện
trong thời gian tới.
Như vậy, sau gần 3 năm triển khai xây dựng mơ hình thí điểm thì việc
xây dựng NTM ở xã Song Phượng đã diễn ra như thế nào? Có đạt được mục
tiêu đề ra hay khơng? Đặc biệt là vai trò của người dân và các tổ chức xã hội
được thể hiện như thế nào trong quá trình tham gia xây dựng mơ hình NTM?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của họ? Thuận lợi, khó khăn
của người dân và các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng NTM ở đây?
Bài học kinh nghiệm nào cần rút ra trong quá trình xây dựng mơ hình NTM?

Cần có các giải pháp gì để giúp người dân và các tổ chức xã hội tham gia thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


hiện tốt mơ hình NTM đảm bảo duy trì mơ hình có hiệu quả, hợp lý và có tính
bền vững?
Để góp phần thúc đẩy việc thực hiện xây dựng NTM của vùng đồng
bằng sơng Hồng, đánh giá đúng vai trị sự tham gia của người dân và các tổ
chức xã hội ở xã Song Phượng trong xây dựng NTM, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp thực hiện tốt mơ hình này, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự tham
gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mơ hình nơng thơn
mới ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hướng đến sự tham gia của người
dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM ở xã Song Phượng, huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm, đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân và
các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM cho các địa phương khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham
gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mơ hình NTM.
- Đánh giá sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây
dựng mô hình NTM tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong thực hiện xây dựng mơ
hình NTM tại địa phương cũng như trong khu vực.

1.2.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn ở xã
Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.2.4. Phạm vi nghiên cứu.
Chủ thể nghiên cứu đề tài là người dân nông thôn và các tổ chức xã hội
của xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Tập trung vào
một số chỉ tiêu chính như:
* Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng
sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM xã
Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp cho
các năm tiếp theo.
* Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở xã Song Phượng, huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
* Về thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013; số liệu khảo sát thực trạng được
điều tra năm 2011, năm 2012, năm 2013; các số liệu dự kiến tính đến năm 2020.
1.2.5. Các câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng xây dựng NTM ở Song Phượng đã diễn ra như thế nào? So
sánh với mục tiêu đặt ra thì mức độ đạt được đến đâu?
- Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội được thể hiện như
thế nào trong q trình xây dựng mơ hình NTM?
- Có những thuận lợi, khó khăn, thách thức gì trong việc huy động sự
tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mơ hình NTM ở
đây?

- Bài học kinh nghiệm nào cần rút ra trong việc huy động sự tham gia
của người dân và các tổ chức xã hội cho xây dựng mơ hình NTM?
- Cần có các giải pháp gì để giúp người dân và các tổ chức xã hội tham
gia xây dựng tốt mô hình NTM đảm bảo duy trì mơ hình có hiệu quả, hợp lý,
và có tính bền vững?

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1. Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
a. Nơng thơn
Khái niệm nơng thơn có tính chất tương đối và biến động theo thời gian
để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Có quan
điểm cho rằng nơng thơn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản
xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan điểm cho rằng chỉ cần
dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan điểm khác lại cho rằng nên
dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định
vùng nơng thôn.
Nông thôn là nơi ở, nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ
yếu là nơng dân. Nông thôn là nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nơng nghiệp.
Hay nói cách khác, nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy
ban nhân dân (UBND) xã. Nông thôn Việt Nam là khái niệm để chỉ những

vùng đất trên lãnh thổ Việt nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng
nơng nghiệp. Năm 1990 có 53.136 triệu người sống ở nông thôn, chiếm
80,4% dân số cả nước; năm 2000 tỷ lệ này còn 75,8%, năm 2005 giảm tiếp
còn 72,8%. Đến năm 2010, số dân sống ở nông thôn chiếm 69,8% tổng dân số
nước ta.2 Với tỷ trọng áp đảo như vậy, đời sống người dân ở vùng nơng thơn
có ảnh hưởng lớn đến tồn xã hội.
Tóm lại, nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó đất đai thường rộng
lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống bằng nghề sản
2

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê - www.gso.gov.vn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


xuất nơng-lâm-thủy sản (NLTS), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng
(CSHT) kém phát triển hơn, trình độ dân trí, khoa học - kỹ thuật (KH-KT),
trình độ sản xuất hàng hóa (SXHH) và mức sống thường thấp hơn so với dân
cư đô thị.
Tuy nhiên quan niệm này chỉ hồn chỉnh khi được đặt cụ thể vào điều
kiện khơng gian, thời gian nhất định của mỗi quốc gia, mỗi vùng.
b. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về NTM. Tuy nhiên, theo
Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn, thì Nơng thơn mới được hiểu đó là nơi:
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

- Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường.
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nơng thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. NTM khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề
kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM giúp cho nơng dân có niềm tin,
trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát
triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng NTM có kế cấu hạ tầng
KT-XH từng bước hiện đại; CCKT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí,
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mơ hình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiến bộ hơn so
với mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước.

Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ;
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong
giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế:
nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao
khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế.
Nơng nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như
giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... cịn yếu kém, mơi
trường ngày càng ơ nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nơng dân
cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc.
Khơng thể có một nước cơng nghiệp nếu nơng nghiệp và nơng thơn cịn
lạc hậu và đời sống nhân dân cịn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa q hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
Từ các quan điểm trên theo tôi: “Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể

những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu
chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện
nay, là kiểu nông thơn được xây dựng so với mơ hình nơng thơn cũ ở tính
tiên tiến về mọi mặt”.
2.1.2. Nội dung xây dựng nơng thơn mới.
a. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM
là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và mơi trường sinh thái gắn với phát triển
đơ thị, thị trấn, thị tứ.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM là chương trình
mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung tồn diện; bao gồm tất cả các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng.
Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng
NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Đây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội;
thực hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lục mạnh mẽ cho PTNT,
KTNT và nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nông dân, tạo ra diện mạo NTM “ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời

sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chương trình bao gồm 11 nội dung:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
2. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn.
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn.
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thông nông thôn.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền,đồn thể trên địa bàn.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn.
b. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Để định hướng việc xây dựng NTM, chính phủ đã ban hành 19 tiêu chí
trong bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Phải khẳng định rằng 19 tiêu chí
trong bộ tiêu chí Nơng thơn mới là điểm định hướng, làm mốc để những
người dân tự xem ở địa phương mình khi xây dựng NTM nên bắt đầu từ đâu,
đã đi được bao xa, lĩnh vực nào đạt, nhanh chậm ra sao…
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết
định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới gồm 19
tiêu chí, được chia thành 5 nhóm cụ thể:

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


* Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí)



Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch

* Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)


Giao thơng



Thủy lợi



Điện



Trường học



Cơ sở vậtchất văn hố



Chợ nơng thơn




Bưu điện



Nhà ở dân cư

* Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí)


Thu nhập



Hộ nghèo



Cơ cấu lao động



Hình thức tổ chức sản xuất

* Nhóm 4: Văn hóa - Xã hội - Mơi trường (4 tiêu chí)


Giáo dục




Y tế



Văn hóa



Mơi trường

* Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)


Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh



An ninh, trật tự xã hội

Tại Hội nghị trung ương 7 (khóa X) đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW
”Về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” để giải quyết vấn đề chiến lược
này, trong đó đề ra chủ trương, nhiệm vụ hết sức quan trọng là: ”Xây dựng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch...” và đề ra mục tiêu đến năm

2020 xây dựng được khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn NTM.
2.1.3. Nguyên tắc thực hiện và các bước xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
Chính Phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai
đoạn 2010-2020, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 và Quyết định
số 342/QĐ-TTg ngày 20/03/2013 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về NTM. Sau đây là một số nội dung trong Thông tư liên tịch
liên quan đến q trình thực hiện các tiêu chí:
a. Ngun tắc thực hiện
Các nội dung hoạt động phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí
về NTM ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ
tướng Chính Phủ và Quyết định số 342/QĐ-TTg Sửa đổi một số tiêu chí của
bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
Phát huy vai trò chủ thế của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, chính sách, quy
chuẩn, cơ chế hỗ trỡ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển KT-XH của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lí và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM, phát huy vai trị làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát đánh giá. Kế thừa lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các quyết định và tổ chức thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11



Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội,
cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ thực thực hiện. Mặt trận tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM.
b, Các bước xây dựng nông thôn mới
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lí, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thơng tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nơng thơn mới của xã
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình.
2.2. Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng
nơng thơn mới.
2.2.1. Vai trị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn
mới.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mặt trận hàng đầu trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, là cơ sở và lực lượng không thể thiếu để phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an
ninh của đất nước và hội nhập quốc tế.
Để nâng cao vai trò của cán bộ, Đảng viên, của cả hệ thống chính trị
trong xây dựng NTM thì khơng chỉ phát huy vai trò của cấp ủy, rồi của chính
quyền mà tất cả cán bộ, Đảng viên rồi Đồn viên, Hội viên phải đồng lịng,
phải quyết tâm cao, thơng suốt, nhận thức đúng đắn, vừa gương mẫu tham
gia, vừa tuyên truyền để vận động nhân dân thực hiện xây dựng NTM. Phải
phát huy cho tốt dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị thì xây dựng xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 12


NTM mới mang lại hiệu quả thiết thực. Xác định cán bộ, Đảng viên phải là
những người gương mẫu, tiên phong, nòng cốt đi đầu trong việc thực hiện các
tiêu chí NTM. Nhất là trong cơng tác vận động, tun truyền, Đảng viên luôn
luôn nêu cao tinh thần quyết tâm, kiên trì thuyết phục, giải thích cho người
dân hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của chương trình. Qua đó, từng bước nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của người dân, hạn chế tư tưởng ỷ lại vào nguồn lực
nhà nước so với trước đây. Giúp người dân tin tưởng, chủ động tham gia xây
dựng, phát triển NTM.
Làm tốt công tác xây dựng và phát triển Đảng là nhiệm vụ then chốt để
lãnh đạo phát triển kinh tế, đặc biệt là thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM.
2.2.2. Sự tham gia của các tổ chức xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang được
đẩy mạnh triển khai trên phạm vi cả nước. Mục đích của chương trình là huy
động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội vào cơng cuộc xây
dựng NTM. Trong chương trình xây dựng NTM, nơng dân được xác định giữ
vai trị chủ thể. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm khơi dậy và
phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả
về kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng
của người nơng dân.
Ngồi vai trị và sự tham gia tích cực của người dân, việc triển khai
xây dựng mơ hình NTM cịn cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo mà cụ
thể là Ban chỉ đạo NTM với các hội, tổ chức, đoàn thể của xã như: Đảng ủy,
UBND xã, các trưởng xóm, các tổ chức, đồn thể. Đây chính là lực lượng
nịng cốt đóng vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động xây dựng mơ
hình xây dựng NTM xã Song Phượng.


Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


BAN CHỈ ĐẠO CẤP TRUNG ƯƠNG, TỈNH, HUYỆN

BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ

Đảng ủy,
UBND xã

Mặt
trận Tổ
quốc

Hội
nơng
dân

Hội
người
cao tuổi

Hội phụ
nữ

Đồn
thanh
niên


Hội
cựu
chiến
binh

Sơ đồ 2.1: Các tổ chức, đồn thể tham gia xây dựng mơ hình NTM
Đảng ủy, UBND xã là tổ chức chính trị có tầm quan trọng và mức độ
ảnh hưởng lớn nhất trong mọi hoạt động và ra quyết định. Mọi hoạt động và
phương hướng phát triển xã đều được Đảng ủy, UBND xã thông qua. Sự tác
động qua lại giữa các hội và các tổ chức, đoàn thể trong xã đã tạo nên một thể
thống nhất, dưới sự điều hành cũng như sự hỗ trợ cần thiết của UBND xã và
được thể hiện rõ trong việc huy động người dân tham gia xây dựng NTM.
Hội người cao tuổi có ảnh hưởng và tầm quan trọng rất lớn đối với
cộng đồng dân cư trong xã. Những ý kiến đóng góp của họ ln được coi
trọng. Các chi hội người cao tuổi tại các xóm cũng góp phần tích cực trong
việc vận động người dân xây dựng đời sống mới và động viên con cháu tích
cực tham gia xây dựng nơng thơn mới của địa phương.
Hội nông dân: Với lực lượng đông đảo, giữ vai trị chủ lực trong sản
xuất nơng - lâm - thủy sản trên địa bàn nông thôn, trong thời gian qua. Hội
Nơng dân (HND) ln đóng vai trị nịng cốt trong thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tham gia thực hiện chương trình xây dựng
NTM, HND đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Tham mưu với cấp ủy,
chính quyền cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM; tuyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14



×