Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tội phạm có tính chất quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 82 trang )


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 1 
PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Đó là sự nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Kinh tế tăng trưởng, văn hóa – xã hội ngày càng vững mạnh, đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đáng
kể nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO – tổ chức thương
mại thế giới. Đây là kết quả của quá trình đàm phán nỗ lực, gay go, phức tạp.
Tham gia WTO là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Nó là sự biến
đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế, xã hội. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho
nền kinh tế và xã hội chúng ta sẽ đứng trước những thử thách đối với công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Chúng ta cũng thấy rõ,
bên cạnh những mặt tích cực của việc hội nhập quốc tế là mặt trái của nó. Và
cái mặt trái, không ổn định này là tình hình tội phạm, nó xuất hiện trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…nhằm làm mất tính
ổn định, gây khó khăn cho ta trên đường phát triển. Thủ đoạn của bọn tội
phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và
tìm mọi biện pháp để đối phó với tình hình tội phạm đang diễn ra hiện nay.
Nền hòa bình, an ninh quốc gia, tình hình tội phạm…hiện nay là một
vấn đề nóng bỏng và cần thiết giải quyết, phải được quan tâm như một chiến
lược và động lực cho mọi sự phát triển của đất nước. Sự nghiệp cách mạng
chỉ thành công khi và chỉ khi có sự tham gia năng động, tích cực và nhiệt tình
của đông đảo quần chúng nhân dân, sự thanh liêm, chính trực, chí công vô tư
của các cơ quan nhà nước. Song song đó, việc ban hành các văn bản pháp luật
đồng bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh để phát huy sức mạnh


của toàn xã hội vào sự nghiệp chung, trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng nhức
nhối, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. Việt Nam sẽ xuất hiện
nhiều loại tội phạm mang tính quốc tế nên trước tiên phải hoàn thiện văn bản
pháp luật nhằm phục vụ có hiệu quả công việc đấu tranh phòng chống tội
phạm. Ngày nay, quy mô tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ngày

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 2 
càng gia tăng đáng kể. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói riêng, tội phạm có tính chất quốc tế đã
và đang phát triển ngày càng lớn mạnh, nó tạo thành cả một hệ thống phát
triển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Nó gây ra cho Nhà Nước nhiều tổn
thất, đe dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân loại, nó làm phá
vỡ tính khuôn khổ của pháp luật.
Chính vì yếu tố quan trọng này cho nên Đảng, Nhà nước cần không
ngừng nâng cao trình độ cảnh giác và luôn luôn ý thức những vấn đề hết sức
cần thiết mà luôn có phương hướng quan tâm đúng mức. Bộ luật hình sự năm
1999 đã quy định một cách chặt chẽ về tội phạm có tính quốc tế này đủ để
thấy được tính cấp thiết của vấn đề.
Vì tính cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Tội phạm có tính chất
quốc tế” để thấy rõ tính chất nguy hiểm thật sự của nó, sự tàn phá của nó để
đi đến vần đề là phải tìm ra biện pháp phòng và chống lại các loại tội phạm
này cũng như tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả mà nó gây ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu khoa học ở một gốc độ tương đối nhỏ, do đó

mục tiêu nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm vào những yếu tố nói trên.
Qua quá trình theo sát nghiên cứu, học tập tạo điều kiện cho việc hoàn
thiện và thực thi pháp luật trong cuộc sống. Luận văn này người viết mang
công sức và tâm quyết của mình muốn đem lại tác dụng trong quá trình xây
dựng, nghiên cứu cũng như là điều kiện quan trọng để Sinh Viên nói lên suy
nghĩ, ý kiến mình.
Mặt khác, qua đề tài để hiểu rỏ được tính cần thiết khi chúng ta đi
nghiên cứu sâu về các tội phạm này, nhằm đem lại sự hiểu biết cần thiết cho
người đọc.Qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện cũng như nâng cao kiến
thức, trình độ pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thấy được những
khó khăn để rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh
phòng chống tội phạm này. Đồng thời cho ta thấy được tình hình gia tăng của
loại tội phạm có tính chất quốc tế để có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi. Và
qua đó, thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách
nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi
loại tội phạm này, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 3 
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức
tạp, đồi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực tội phạm riêng
lẻ.
Dưới góc độ của một luận văn, việc tập trung xem xét phân tích những
vấn đề mang tính chất cơ bản về nội dung của những qui định của pháp luật.
Trên cơ sở tìm ra những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc thực thi qui định của pháp luật về vấn đề này, nhằm đảm bảo sự ổn

định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội…của một quốc gia,
tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của một quốc gia trên trường quốc
tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, người viết vận
dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc
nghiên cứu của mình
Ở đây chúng ta vận dụng các biện pháp để đi nghiên cứu và mổ xẻ nó,
cụ thể bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết, chứng minh,
tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức đã học kết hợp
với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi
sâu nghiên cứu tình hình các tội phạm của nó trong luật hình sự Việt Nam và
trên thế giới.
Một là, phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các qui định của
pháp luật hình sự Việt Nam.
Hai là, phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu vận dụng các qui định
của pháp luật về tội phạm có tính chất quốc tế đồng thời kế thừa các phương
pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
Ba là, phương pháp tổng hợp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm
kiếm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà luật học, bài báo và
ý kiến chủ quan của người viết.
Qua đó rút ra những nguyên nhân, biện pháp phòng chống và triệt tiêu
loại tội phạm này một cách có hiệu quả nhất. Do khả năng còn hạn chế, nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
quý báo của quý thầy cô và các bạn.


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử


 4 
5. Cơ cấu đề tài.
Đề tài được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:
Chương I: Các vấn đề lí luận chung về tội phạm có tính chất quốc tế.
Chương II: Một số tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự Việt
Nam.
Chương III: Thực trạng của tội phạm có tính chất quốc tế.
Mặc dù người thực hiện đề tài đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm
và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do phạm vi đề tài
có phần rộng và kiến thức có hạn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót.
Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được
hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn Thầy - Ts. Phạm Văn Beo - đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.
























Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 5 
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm về tội phạm có tính chất quốc tế:
Trong xã hội loài người, “khi sự chênh lệch về tài sản trong nội bộ
cùng một thị tộc đã biến sự thống nhất vầ lợi ích thành sự đối kháng giữa các
thành viên của thị tộc”, thì đồng thời cũng xuất hiện trong xã hội nhiều loại
hành vi khác nhau, xung đột lẫn nhau, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau. Nguyên
nhân khách quan là do sự phát triển kinh tế của xã hội đã đạt đến một trình độ
nhất định mang lại. Cái khách quan đó, cái hiện thực xã hội đó đưa đến việc
hình thành Nhà nước như “một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm dịu bớt
xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự, dưới một hình
thức gọi là hợp pháp”.
Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy của mình, Nhà nước buộc phải
qui định những hành vi gây nguy hiểm cho trật tự xã hội và vi phạm những
qui tắc xử sự của đời sống cộng đồng thành tội phạm với những hình phạt
nghiêm khắc khác nhau.
Như vậy, tiền đề đầu tiên để cấu thành nên tội phạm phải là những hành vi
phạm tội. C.Mác đã ví những người phạm tội như một “lực lượng sản xuất”,
và ông viết rằng: “Một kẻ phạm tội thì sản xuất ra các tội phạm. Nếu quan

sát kỹ hơn mối quan hệ của cái ngành sản xuất này với toàn bộ xã hội, thì
phải thấy được nhiều điều. Kẻ phạm tội không chỉ sản xuất ra các tội phạm,
mà còn sản xuất ra Luật hình sự nữa; ngoài ra nó còn sản xuất ra toàn
ngành cảnh sát và tư pháp hình sự, kiểm sát…Nó còn sản xuất ra tiểu thuyết,
nghệ thuật và cả bi kịch nữa…”.
Như vậy, thực tế đời sống xã hội đã chuẩn bị sẵn những tiền đề cho
việc hình thành và phát triển các ngành luật khác nhau, các biện pháp pháp lý
khác nhau để đấu tranh chống tội phạm. Chính trong quá trình đấu tranh
chống tội phạm đã làm hình thành các môn khoa học khác nhau như: Khoa
học hình sự, tố tụng hình sự, khoa học điều tra tội phạm,…
Trong các ngành khoa học về tội phạm đó thì khoa học Luật hình sự có
đối tượng nghiên cứu là tội phạm với tư cách là “cái đơn nhất”, cách tiếp
nhận này phải trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
về tội phạm.


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 6 
Để đi sâu nghiên cứu cũng như định nghĩa được tội phạm có tính chất
quốc tế trước hết chúng ta phải định nghĩa được tội phạm là gì?
Bộ luật hình sự Việt nam năm 1999 đã định nghĩa về tội phạm như
sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thỗ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự

pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Như chúng ta đã biết, tội phạm với tính chất và mức độ ngày càng
nguy hiểm cho xã hội, nó không còn là vấn đề của một quốc gia mà đã trở
thành vấn đề của chung cộng đồng thế giới, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các
nước trong việc ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm này.
Ở đây, khi đi nghiên cứu về tội phạm có tính chất quốc tế thì chúng ta
nghiên cứu trên hai phạm trù là: Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất
quốc tế.
Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế là hai phạm trù khác
nhau của luật hình sự quốc tế. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là những vấn đề lý
luận về tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế lại ít được các nhà
luật học quan tâm, nghiên cứu. Để làm sáng tỏ khái niệm tội phạm quốc tế ,
dưới gốc độ khoa học luật hình sự quốc tế, cần nghiên cứu các quan điểm
khác nhau về khái niệm này.
Theo các nhà luật học Nga, tội phạm quốc tế là những hành vi xâm
phạm tự do của nhân dân thế giới, lợi ích của toàn thể loài người tiến bộ, nền
tảng cơ bản của quan hệ quốc tế, quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia
1
; tội
phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm độc lập của các quốc gia và quan
hệ hòa bình giữa các dân tộc
2
. Còn theo L.A. Mô-giốc-ri-an, thì tội phạm
quốc tế là những hành vi xâm phạm sự tồn tại của các quốc gia trên thế giới.

1
Xem D.B.Lenvin, trách nhiệm của các quốc gia trong luật quốc tế, Tạp chí quan hệ quốc tế,
Matxcova,1966.
2
Xem M.I.Ladavev, Các căn cứ quân sự của các đế quốc trên lãnh thổ nước ngoài và luật quốc tế, Nxb

IMO,1963.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 7 
Mặc dù có cách trình bày khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều có
điểm hợp lý bởi chúng nêu lên bản chất của tội phạm quốc tế là những hành
vi xâm phạm đến hòa bình và an ninh nhân loại. Tuy nhiên, để đưa ra một
định nghĩa chung cho khái niệm tội phạm quốc tế, cần thiết phải dựa trên
những qui định trong các văn bản pháp luật hình sự quốc tế hiện hành.
Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm tội phạm
quốc tế là: Tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 18 tuổi trở lên, thực hiện một cách cố
ý, xâm phạm hòa bình an ninh quốc tế, gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng
quốc tế.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế Rôm, tòa án có quyền tài
phán đối với các tội phạm sau: Tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội phạm
chiến tranh, tội xâm lược. Như vậy, tội phạm quốc tế bao gồm bốn tội trên
(Quy chế Rôm).
Về tội phạm có tính quốc tế trong luật hình sự quốc tế, các nhà luật học
đã phân biệt các tội phạm quốc tế nói trên với các tội phạm xâm phạm trật tự
pháp luật quốc tế, hay còn gọi là các tội phạm có tính quốc tế (Tội phạm
xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài). Các tội phạm có tính quốc
tế, tuy có xâm hại hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng về mức độ nguy hiểm,
không đến mức gây nguy hại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Chủ thể của tội
phạm có tính quốc tế là thể nhân, pháp nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
không nhất thiết phải đủ 18 tuổi như đối với tội phạm quốc tế, điều này do
các công ước quốc tế liên quan có qui định.
Từ góc độ này, có thể hiểu tội phạm có tính quốc tế là những hành vi

nguy hiểm mà các công ước quốc tế thừa nhận, xâm phạm trật tự pháp luật
quốc tế.
Theo I.I Ka-rơ-pet
3
, tội phạm có tính quốc tế gồm bốn nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tội hợp tác hữu nghị và sự tồn tại
bình thường của các quan hệ quốc tế, bao gồm tội khủng bố, tội cướp máy
bay, phương tiện giao thông khác…
Nhóm thứ hai: Các tội xâm hại môi trường sống của con người, di sản
văn hóa của dân tộc trên thế giới như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma
túy, làm và buôn bán tiền giả…

3
Xem I.I.karopet, Tội phạm có tính quốc tế, Nxb Pháp lý Matxcova, 1979.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 8 
Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tội
cướp biển, tội tuyên truyền các xuất bản phẩm đồi trụy…
Nhóm thứ tư: Các tội phạm có tính quốc tế khác như phá hoại các
công trình ngầm dưới biển, các tội phạm được thực hiện trên máy bay, tàu
thủy..
Để đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế
đạt hiệu quả cao, thì hợp tác trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất
yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại và việc rà soát, sửa đổi, bổ sung
hệ thống pháp luật Việt Nam, bảo đảm thương tích với thông lệ, pháp luật
quốc tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đối với pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm có tính chất quốc tế

trong luật hình sự năm 1999 một cách rất cụ thể và được trình bày một cách
cụ thể trong chương II của đề tài khi chúng ta đi nghiên cứu nó trong Luật
hình sự Việt Nam.
1.2. Nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm, bản chất, tình hình tội phạm có
tính chất quốc tế.
1.2.1 Nguyên nhân và điều kiện:
Ở đây chúng ta phải đi xét riêng nguyên nhân của từng tội phạm mà
không thể nào gộp chung các nguyên nhân thành một cái chung tổng thể
được, do các tội phạm là khác nhau và lĩnh vực cũng như mức độ vi phạm
của nó cũng khác nhau.
+ Tội phạm về buôn bán phụ nữ-trẻ em
Việc buôn bán phụ nữ-trẻ em (BBPN-TE) có nhiều nguyên nhân phức
tạp, do nghèo đói, xung đột gia đình, do mở cửa, có chung biên giới và khó
kiểm soát khu vực biên giới của các quốc gia. Đa số những phụ nữ đều bị
những kẻ buôn bán lừa gạt dấn thân vào con đường tội rủi ro sang nước ngoài
với viễn cảnh có công ăn việc làm và hôn nhân tốt đẹp. Những phụ nữ trẻ
chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin về nguy cơ
của nạn buôn bán người là những người đặc biệt dễ có nguy cơ bị buôn bán.
Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân của nạn buôn bán phụ nữ.
Không chỉ các em gái mà ngay cả những phụ nữ đã có chồng con trong
những hoàn cảnh đặc biệt bị xô đẩy cũng là nạn nhân của nạn BBPN-TE. Có
lẽ không có ai lại bỏ nhà ra đi khi đang sống gia đình hạnh phúc. Những nỗi
đau về thể xác lẫn tinh thần cũng như việc tước đi cái quyền được học hành ở

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 9 
cái tuổi ăn học như các em là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
buôn bán, lạm dụng tình dục ở trẻ em gái. Có thể thấy rất rõ rằng nếu không

bị đày đọa trong địa ngục gia đình thì những người phụ nữ và các trẻ em gái
vì muốn thoát khỏi địa ngục này đã rơi ngay vào địa ngục của bọn buôn
người.
Mặc dù hiện tượng bất bình đẳng giới đã được nói đến nhiều và hạn
chế, nhưng đâu đó tình trạng này vẫn tái diễn và gây hậu quả nghiêm trọng,
tiếp tay cho bọn BBPN-TE. Nạn buôn bán người là một hành động tội ác đã
và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rằng, đấu tranh giành quyền
bình đẳng cho chị em sẽ giảm được đáng kể tỷ lệ phụ nữ, trẻ em gái bị buôn
bán đang có chiều hướng gia tăng.
Ở Việt Nam, nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình
trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm cho họ bỏ ra thành thị
hoặc đi nước ngoài kiếm sống, kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà nghĩ là
dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá vì thế mà họ dễ bị lừa. Thứ hai nữa, là
truyền thông đại chúng của Việt Nam bề rộng thì rất nhiều, nhưng chưa đi
vào chiều sâu, thí dụ như đi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê
để cho người dân biết được những thủ đoạn của bọn buôn người và những
cảnh giác cần biết khi phụ nữ đi làm ăn xa thì rất ít.
Ngoài ra, do sự mở cửa biên giới, sự hội nhập kinh tế, buôn bán dọc
theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều chợ biên giới và những
chợ biên giới đó có rất nhiều đội ngũ di cư từ Việt Nam sang để làm cửu vạn,
khuân hàng,chuyển hàng…Có những dịch vụ vui chơi, giải trí cho những
người Việt Nam sang bên đó và những người địa phương Trung Quốc nữa.
Đó chính là những đầu mối BBPN-TE từ Việt Nam sang Trung Quốc. Và
cũng tương tự như vậy ở Campuchia, ở những tỉnh dọc theo biên giới, sau đó
chuyển thẳng về Nông Pênh, rồi từ Nông Pênh chuyển sang Thái Lan, hay có
những đường dây chuyển trực tiếp phụ nữ và trẻ em từ Việt Nam sang
Malaysia, Hongkong, Singapore, Đài Loan…”.
Nhận thức về tính nghiêm trọng, sự cần thiết và trách nhiệm phải tăng
cường phòng chống, tội BBPN-TE ở nhiều cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ban
ngành, đoàn thể còn hạn chế. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

BBPN-TE chưa được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ; sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng chưa thật chặt chẽ, cơ chế tổ chức bộ máy thực

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 10 
hiện chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm BBPN-TE trong tình hình
mới.
Điều kiện của tội BBPN-TE là lợi dụng những chính sách thông thoáng
của Nhà nước ta trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động,
quản lý du lịch nước ngoài, bọn tội phạm BBPN-TE đã sắp đặt những “chiêu
lừa”… để đem bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài. Mặc dù chính phủ đã có
những đề án, chương trình phòng chống BBPN-TE nhưng xem ra hành lang
pháp lý vẫn “yếu” nên chưa đủ sức “ngăn” được nạn BBPN-TE đang “nóng”
và phức tạp hiện nay.
Các đối tượng thường có sự câu kết, móc nối giữa các đối tượng tiền
án, tiền sự, các chủ chứa, môi giới mại dâm trong nước để tạo thành đường
dây BBPN-TE ra nước ngoài, phổ biến nhất vẫn là hình thức lợi dụng phụ nữ,
trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ văn hóa thấp, hoàn cảnh gia
đình khó khăn, các đối tượng hứa hẹn tìm việc làm và có thu nhập ổn định ở
thành phố rồi lừa đưa qua biên giới bán…Bọn tội phạm thường lợi dụng kẻ
hở thông qua các dịch vụ tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài,
cho nhận con nuôi, du lịch, xuất khẩu lao động để lừa gạt BBPN-TE. Chính
vì thế công tác đấu tranh chống loại tội phạm này vấp phải những khó khăn,
phức tạp.
+ Tội phạm về khủng bố:
Hàng loạt vụ khủng bố, bắt cóc đang diễn ra trên thế giới thật sự gây
kinh hoàng cho toàn thể nhân loại. Bước sang thế kỉ thứ XXI, khi chiến tranh
lạnh qua đi, loài người lại đứng trước hiểm họa mới. Đó là chủ nghĩa Hồi

giáo cực đoan. Mức độ tàn bạo và đẫm máu của hàng loạt vụ khủng bố vừa
qua có lẽ chỉ là điểm khởi đầu. Kẻ chủ mưu có lẽ không chỉ một vài nhân vật
hoặc tổ chức cực đoan.
Thiết nghĩ, nguyên nhân gốc vẫn là sự phân hóa giàu-nghèo quá lớn
giữa các nước. Những nước đã phát triển luôn tìm cách trấn áp, khống chế
các nước nhỏ để duy trì lợi ích kinh tế của mình.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và vấn nạn khủng bố sẽ phát triển đến
những mức độ tàn bạo hơn nhiều. Đã đến lúc các nước lớn phải cảnh tỉnh và
thay đổi chiến lược trong quan hệ đối ngoại và kinh tế.



Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 11 
Hoạt động khủng bố được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
do nhiều lực lượng, thế lực khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình hình hoạt
động khủng bố có thể chia như sau:
Trước hết là khía cạnh chính trị và những hành động khủng bố. Các
mâu thuẫn dân tộc và sự xung đột sắc tộc là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế.
Về khía cạnh kinh tế, tình trạng đói nghèo, phân cực giàu nghèo quá
lớn, thất nghiệp là những lý do thúc đẩy một bộ phận của xã hội gia nhập lực
lượng khủng bố. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên hợp Quốc cho
thấy, thế giới đang ngày càng trở nên khập khiễng, cho dù có nhiều vùng lãnh
thổ phát triển vượt bậc về kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng mất cân
đối giữa các quốc gia cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong cùng một nước
đã tăng cao hơn rất nhiều so với mười năm trước đây. Nếu còn để tình trạng
bất bình đẳng về kinh tế như hiện nay, lợi lộc sẽ rót hết vào nước giàu, và

những nước đang phát triển, nước nghèo vẫn hoàn nghèo, 80% sản phẩm nội
địa trên thế giới về 1 tỷ người ở các nước phát triển so với 20% còn lại của 5
tỷ người ở các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 2,8 tỷ người
kiếm được không tới 2 USD/ngày. Khoảng cách chênh lệch ngày càng nới
rộng không chỉ về tài chính mà còn trong cả lĩnh vực y tế và giáo dục.
Những nguồn tài chính dung dưỡng khủng bố: Cuộc chiến chống
khủng bố quốc tế sẽ không thành công nếu không cắt được các kênh cung cấp
tài chính của chúng. Song, đây là một việc làm rất khó khăn. Theo thống kê,
hiện nay hàng năm các tổ chức khủng bố sử dụng đến hàng trăm triệu USD,
chủ yếu là tiền bất hợp pháp nhưng đã được tẩy rửa. Vấn đề là ở chỗ làm thế
nào để xác định những “dây” đưa tiền đến tay bọn khủng bố trong số hàng
triệu giao dịch tại các ngân hàng.Bọn khủng bố còn thực hiện việc chuyển
tiền bằng cách thông qua một hệ thống ngân hàng đặc biệt, không tuân thủ bất
cứ sự kiểm soát hay luật lệ tài chính nào. Được biết dưới tên Hawala (theo
tiếng Arap nghĩa là chuyển tiền), hệ thống này có các trung tâm giao dịch đặc
tại các nước Arap nhiều dầu mỏ và hoạt động dựa trên cơ sở những người
cùng dòng họ, cùng bộ tộc dù các thành viên của dòng họ, của bộ tộc đang
sống ở khắp nơi trên thế giới.
Ngoài ra, theo phân tích là do các cuộc chạy đua hạt nhân ngày càng
“nóng” lên giữa các nước. Sự yếu kém và chia rẽ trong chính quyền, xung đột

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 12 
tôn giáo, tranh giành quyền lợi, lãnh thổ, năng lượng hay các nguồn tài
nguyên khác giữa các nước dẫn đến thiếu đoàn kết cũng chính là điểm yếu
mà tổ chức khủng bố lợi dụng tấn công.
+ Tội phạm về ma túy:
Do đời sống kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế

của đồng bào vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, ngành nghề còn gặp nhiều lúng túng, nhiều vùng chưa tìm
thấy loại hình kinh tế nào phù hợp để phát triển kinh tế vùng cao, nhằm đảm
bảo thu nhập về kinh tế cũng như lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số…
nhằm xóa bỏ tình trạng tái trồng cây thuốc phiện.
Do siêu lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy nên hoạt động của bọn tội
phạm về ma túy quốc tế sẽ gia tăng phức tạp hơn. Đặc biệt bọn tội phạm lợi
dung toàn cầu hóa kinh tế, chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các nước
đang phát triển để thâm nhập vào sản xuất, buôn bán ma túy và tẩy rửa tiền từ
buôn lậu.
1.2.2. Đặc điểm:
Tội phạm có tính chất quốc tế là loại tội hoạt động thường có tính tổ
chức, thậm chí có tính tổ chức rất cao. Với những âm mưu, thủ đoạn, ý đồ
chính trị, chiến lược, sách lược nguy hiểm cũng như vì mục đích vụ lợi.
Những kẻ phạm tội này thường được đào tạo rất kỹ, được trang bị điều kiện
đầy đủ và hiện đại. Hoạt động của chúng có tính chuyên nghiệp, có khả năng
thực hiện trên một phạm vi rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.
Tội phạm có tính chất quốc tế là một trong các tội có tính nguy hiểm
cao trong số các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 1999.
Tính nguy hiểm đó xuất phát từ tính quan trọng đặc biệt của các khách thể mà
nó xâm phạm đó là sự: Vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an
ninh đối ngoại, đối nội…; xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà
nước; những qui định của nhà nước về tàng trữ, vận chuyển và buôn bán trái
phép chất ma túy; đe dọa nền hòa bình khu vực và thế giới;… Chúng hoạt
động thường có sự cấu kết chặt chẽ, phân công lực lượng rõ ràng và có mục
đích rất cao.
Dưới góc độ khoa học hình sự, đây là tội phạm có cấu thành hình thức
cho nên mọi hành vi dù nhỏ nhất hoặc ở giai đoạn chuẩn bị hay kết thúc đều
nguy hiểm và đều phải chịu trách nhiệm hình sự.


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 13 
1.2.3 Bản chất:
Các tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng xét về
bản chất thì chúng mang nhiều sắc thái bản chất khác nhau. Ở đây, chúng ta
đi xem xét sơ lược bản chất cơ bản của từng tội phạm cụ thể, từ đó hiểu được
sâu hơn về loại tội phạm này.
Một là, tội khủng bố thực chất của nó là các bất đồng về chính trị, sắc tộc,
kinh tế… mà các Đảng phái chính trị hoặc lãnh đạo của một tổ chức (đa phần
là các tổ chức khủng bố) đã tiến hành các vụ khủng bố nhằm làm thiệt hại về
kinh tế, chính trị mà đặc biệt là làm thương vong rất nhiều tính mạng người
vô tội. Ngăn chặn và đánh tan bọn khủng bố là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nhân loại, bản chất của khủng bố là phá hoại nền hòa bình trên thế giới.
Hai là, tội phạm về ma túy xét về mặt kinh tế là vì lợi nhuận bất chính, là
hành vi trốn tránh pháp luật của Nhà nước. Buôn lậu do tác động của các quy
luật kinh tế, buôn lậu là một dạng hoạt động kinh doanh bất chính, không
sòng phẳng. Bản chất của buôn lậu là tìm kiếm lợi nhuận một cách bất chính,
làm thất thoát một nguồn thu rất lớn từ thuế cho Nhà nước, phá hoại nền kinh
tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị nếu không chống buôn lậu một cách có hiệu
quả.
Ba là, tội phạm về BBPN-TE là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm của con người. Mục đích của chúng là xem phụ nữ, trẻ em như một loại
hàng hóa và đem trao đổi, mua bán nhằm mục đích kiếm lời. Phụ nữ chủ yếu
được đưa ra khỏi biên giới và bán cho các tổ chức buôn người, nhà thổ… với
nhiều hình thức khác nhau, từ đó góp phần làm tăng các tệ nạn xã hội. Bản
chất của loại tội phạm này là mục đích lợi nhuận từ việc mua bán phụ nữ.
Trên đây là sơ lược về bản chất của tội phạm nói chung và tội phạm có
tính quốc tế nói riêng, sau đây chúng ta đi tìm hiểu một cách chi tiết về tình

hình cũng như sự nguy hiểm của nó đối với xã hội khi đi nghiên cứu ở
chương II của đề tài này.
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các tội phạm có tính chất quốc tế:
Qua việc nghiên cứu một cách tổng quát cũng như đi định nghĩa, phân
tích các loại tội phạm giúp cho ta hiểu rõ được điều kiện, bản chất, mức độ
nguy hiểm của các loại tội phạm này. Từ đó, tìm hiểu, phát hiện và vạch ra
được các biện pháp cụ thể nhằm làm tốt công việc phòng ngừa và tiêu diệt
triệt để tội phạm nhằm góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 14 
gia. Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh,
luôn hợp tác với các nước trên thế giới về việc phòng chống các loại tội phạm
nói chung, tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng.
Tóm lại, qua những gì vừa phân tích trên ta đã một phần nào đó hiểu thế nào
là tội phạm có tính chất quốc tế, qua phần khái niệm và trên sự hiểu biết đó ta
đi xem xét nguyên nhân và điều kiện để phát triển loại tội phạm này cũng như
những đặc điểm để nhận biết. Tuy nhiên ở đây ta đang nhận biết là tội phạm
buôn bán phụ nữ trẻ em, tội phạm về ma túy, khủng bố, mỗi loại tội phạm có
những nguyên nhân và điều kiện phát triển riêng cũng như những đặc điểm
khác nhau của nó mà không đi theo một hình thức phát triển nhất định nào từ
đó ta có thể dễ nhận biết được bản chất thật của từng loại tội phạm trên cơ sở
đó làm tiền đề để phân tích đánh giá sâu ở chương tiếp theo.
























Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 15 
CHƯƠNG II: CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Để tìm hiểu tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự Việt Nam,
ở đây chúng ta không thể đi nghiên cứu hết tất cả các tội được mà phải đi
nghiên cứu một vài tội điển hình và thường gặp nhằm làm sáng tỏ cũng như
qua đó tìm được biện pháp hiệu quả nhất nhằm đấu tranh phòng và chống loại
tội phạm này, sau đây là một số tội cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự
Việt nam hiện hành qua các phần như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội về mà túy; các tội phá hoại
hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội xâm phạm sở
hữu…
* Các tội phạm về ma túy:
Định nghĩa:
Tội phạm về ma túy là các hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các
chất ma túy của Nhà nước.
Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây
nghiện nguy hiểm với những qui định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các qui định
về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát
chất ma túy của Nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua
đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát
triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời
sống xã hội.
Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các qui định về chế độ
quản lý chất ma túy như vậy nên mọi hành vi vi phạm, ở bất cứ khâu nào của
quá trình quản lý chất ma túy đều bị qui định là tội phạm.
Bộ luật hình sự 1985 chỉ có 2 Điều luật qui định về tội phạm ma túy
4
.
Tuy nhiên, do tình hình chuyển biến, các tội phạm về ma túy ngày càng nguy
hiểm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển
của nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng. Ma túy là nguyên nhân
của nhiều loại tội phạm khác (trộm, cướp, giết người, hiếp dâm…), ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây ra nhiều tệ nạn xã hội
khác, đặc biệt nó là một trong ba con đường dẫn đến căn bệnh thế kỉ, AIDS.

4
Bình luận khoa học các tội phạm về ma túy, ThS. Luật học Đinh Văn Quế, NXB TP Hồ Chi Minh 2004.


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 16 
Đến lần sửa đổi thứ tư, những hành vi đó được hình sự hóa một cách
tương đối đầy đủ. Sau lần sửa đổi này, Bộ luật hình sự 1985 đã được Quốc
hội dành riêng một chương (chương VIII) để qui định các tội phạm về ma túy
(với 14 điều luật). Việc làm này phù họp với xu thế và yêu cầu cấp bách của
thế giới bởi vì một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực này là tội phạm mang
tính chất quốc tế. Trên cơ sở sửa đổi thứ tư này, Bộ luật hình sự 1999 đã dành
chương XVIII để qui định các tội phạm về ma túy với 10 điều luật. Bộ luật
hình sự 1999 chỉ dành 10 điều luật qui định về tội phạm ma túy (trong khi Bộ
luật hình sự 1985 là 14 điều) không phải là phi hình sự hóa một số hành vi
phạm tội đã được qui định trong Bộ luật hình sự 1985. Đó là sự tách, nhập
một số hành vi phạm tội cho phù hợp với bản chất và tính nguy hiểm của nó.
Tại chương XVIII, từ Điều 192 đến Điều 201, 10 điều luật qui định về
10 tội danh khác nhau, cụ thể là các tội sau:
- Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
(Điều 192);
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193);
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy (Điều 194);
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195);
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196);
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (197);
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198);
- Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199);

- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
200);
- Tội vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các
chất ma túy khác (Điều 201);
Cấu thành chung của tội gồm:
- Khách thể chung của các tội này là chế độ quản lý các chất ma túy của
Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý. Các tội phạm này có đối
tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma
túy.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 17 
Sau đây ta đi tới hành vi khách quan của tội phạm như sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm về ma túy khác nhau về hình thức thể
hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở
chỗ đều là những hành vi vi phạm các qui định của Nhà nước về chế độ quản
lý các chất ma túy.
- Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý
trực tiếp. Lỗi của người phạm tội qui định tại Điều 198 và Điều 201 có thể là
lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
- Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, riêng tội
qui định tại Điều 201 đòi hỏi chủ thể đặc biệt.
- Sau đây ta đi nghiên cứu cụ thể một tội được xem là tiêu biểu thuộc
chương này để làm rõ bản chất cũng như mức độ nguy hiểm của nó.
2.1 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. (Điều 194 –
BLHS 1999):
2.1.1. Định nghĩa:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma

túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc
nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp,
tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy.
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy qui định tại Điều 194 BLHS là tội phạm đã được qui định tại các Điều
185c, 185d, 185đ và 185e BLHS năm 1985, nay được nhập lại thành một điều
luật. Việc nhà làm luật nhập các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy để qui định trong cùng một điều
luật là đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này
đặt ra.
Ví dụ: M vừa tàng trữ 0.5kg thuốc phiện, rồi tự mình vận chuyển số
thuốc phiện đó bán cho người khác. Nếu căn cứ vào Bộ luật hình sự 1985 thì
M phải bị kết án về ba tội độc lập đó là tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội
vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy và bị
quyết định hình phạt riêng từng tội rồi tổng hợp hình phạt chung. Giả thiết, M
bị phạt 7 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, 7 năm tù về tội vận
chuyển trái phép chất ma túy và 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma
túy, tổng hợp hình phạt chung cho cả ba tội là 20 năm tù, thì nay Bộ luật hình

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 18 
sự 1999 qui định cả ba hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một
tội có tên đầy đủ là: : “Tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma
túy” và người phạm tội cũng chỉ bị áp dụng một hình phạt chỉ bằng 1/3 mức
hình phạt mà lẽ ra người phạm tội phải bị áp dụng theo Bộ luật hình sự 1985.
Tuy nhiên, Điều 194 Bộ luật hình sự 1999 qui định tới bốn hành vi
phạm tội khác nhau, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để định tội
danh cho chính xác.

Nếu một người thực hiện cả bốn hành vi qui định trong điều luật và
cùng một loại, một lượng chất ma túy thì định tội danh đầy đủ là “tàng trữ,
vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy” và áp dụng một mức hình
phạt theo điều khoản của Bộ luật hình sự mà người phạm tội bị áp dụng. Ví
dụ: A chiếm đoạt được 0.3kg thuốc phiện đem cất giấu, sau 6 tháng, A tìm
được người mua nên đã vận chuyển số thuốc phiện trên đem tiêu thụ thì bị bắt.
Trong trường hợp này tội danh của A là: “Chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển và
mua bán trái phép chất ma túy” (tội danh đầy đủ).
Nếu một người chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi qui định tại điều
luật thì chỉ định tội theo hành vi mà người đó thực hiện chứ không định tội
danh đầy đủ như điều luật đã qui định. Ví dụ: Trịnh Quốc H làm nghề lái xe
tải. Trong một chuyến vận chuyển hàng từ Lai Châu về Nam Hà, H đã nhận
của Vũ Xuân Tr một bánh hêrôin để đưa về Nam Hà giao cho người có tên là
Đào và được Tr trả công là 1 triệu đồng. Trên đường vận chuyển số heroin
trên thì bị bắt giữ. Trường hợp phạm tội này của Trịnh Quốc H là hành vi
phạm tội “vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Nếu một người thực hiện nhiều hành vi nhưng các hành vi không liên
quan với nhau, thì phải bị định tội theo từng hành vi và áp dụng mức hình
phạt riêng cho từng hành vi rồi tổng hợp hình phạt theo qui định tại Điều 50
BLHS. Ví dụ: Lại Thị Ng ở Hà Nội đã mua bán 350 gam heroin, tàng trữ 500
gam thuốc phiện. Lại Thị Ng bị Tòa án kết án 18 năm tù về tội “mua bán trái
phép chất ma túy” và 8 năm tù tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Buộc Lại
Thị Ng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 26 năm tù.
Ngoài việc nhập bốn điều luật thành một điều luật, thì điều 194 Bộ luật
hình sự 1999 còn có một số sửa đổi như sau:
- Nếu các điều 185c, 185d, 185đ và 185e BLHS 1985 qui định “có nhiều
tình tiết qui định tại khoản 2 diều này” và “có nhiều tình tiết qui định tại

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử


 19 
khoản 3 điều này” thì Điều 194 BLHS 1999 không quy định tình tiết này là
yếu tố định khung hình phạt nữa.
- Nếu các Điều 185d, 185đ BLHS 1985 qui định: “Sử dụng người chưa
thành niên vào việc phạm tội” thì Điều 194 BLHS 1999 qui định: “Sử dụng
trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em”.
- Nếu các Điều 185c,185e BLHS 1985 không qui định tình tiết “sử dụng
trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em” thì Điều 194 BLHS
1999 qui định tình tiết này là yếu tố định khung hình phạt.
- Nếu khoản 1 Điều 185đ BLHS 1985 qui định: “Mua bán trái phép chất
ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” và khoản 1 Điều 185e BLHS 1985 qui
định: “Chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” thì khoản 1 Điều
194 BLHS 1999 chỉ qui định: “Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy”.
- Nếu khoản 2 Điều 185đ BLHS 1985 qui định tình tiết “thu lợi bất
chính” và khoản 3 Điều 185đ qui định tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp”
thì Điều 195 BLHS 1999 không qui định các tình tiết này là yếu tố định
khung nữa.
- Nếu khoản 2 Điều 185e BLHS 1985 qui định tình tiết “có sử dụng vũ
khí hoặc phương tiện nguy hiểm” là yếu tố định khung hình phạt thì Điều 194
BLHS 1999 không qui định các tình tiết này là yếu tố định khung nữa.
Về mức hình phạt chính qui định ở từng khung hình phạt có một số
thay đổi như:
- Nếu khoản 4 các Điều 185c, 185d, 185đ, 185e BLHS 1985 có khung
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì khoản 4 Điều 194 BLHS 1999 có
khung hình phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Nếu khoản 1 Điều 185đ và khoản 1 Điều 185e BLHS 1985 có khung
hình phạt từ 3 năm dến 10 năm tù thì khoản 1 Điều 194 BLHS 1999 có
khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

- Nếu khoản 2 Điều 185đ và khoản 2 Điều 185e BLHS 1985 có khung
hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù thì khoản 2 Điều 194 BLHS 1999 có
khung hình phạt từ 7 năm dến 15 năm tù.
Về hình phạt bổ sung, cũng có những thay đổi như:
- Nếu Điều 185(o) BLHS 1985 qui định “bị phạt tiền từ 20 triệu đồng
đến 500 triệu đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; bị cấm

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 20 
đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ 2 năm đến
5 năm” thì khoản 5 Điều 194 BLHS 1999 qui định “có thể bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm
đến 5 năm”.
2.1.2. Dấu hiệu pháp lí.
2.1.2.1 Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển,
trao đổi chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy. Các chất ma
túy được liệt kê trong các bảng 1, bảng 2, bảng 3 và bảng 4 danh mục các
chất ma túy, chất hướng thần, theo qui định của Công ước quốc tế 1961, 1971
và 1988. Công ước này Việt Nam đã tham gia theo quyết định số 798-
QĐ/CTN ngày 1-9-1997 của chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Ở nước ta, các chất ma túy thường gặp là thuốc phiện, heroin,
moocphin, cần sa và một số loại ma túy ở dạng thuốc tân dược như:
Suzusen, Dolagang, Methamphetamin…

2.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm.
a. Hành vi khách quan
Do cơ cấu của Điều 194 là điều luật được nhập từ 4 điều luật của
BLHS năm 1985 nên người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy có các hành vi phạm tội như sau:
- Hành vi tàng trữ.
Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở
bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức;
phương tiện giao thông; trong túi quần áo; túi xách… mà không nhằm mục
đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi
này đến nơi khác.
Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu
ma túy trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển
từ nơi này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di
chuyển từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 21 
nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ví dụ : Triệu
Quốc H làm nghề lái xe. Do nghiện ma túy nên H mua 10 gam thuốc phiện
để sử dụng dần. H đã sử dụng hết 3 gam thì bị phát hiện và bị thu giữ 7 gam
thuốc phiện còn lại được cất giấu trong cabin dưới ghế ngồi lái xe. Mặc dù số
thuốc phiện do H tàng trữ được di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng H
chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma
túy.
Ngược lại, có trường hợp chất ma túy được cất giấu một nơi cố định,

nhưng người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển
trái phép chất ma túy. Ví dụ: Vũ Thị C làm nghề buôn bán tại chợ M. Do có
quen biết từ trước với Trần Thị Nh nên khi Nh nhờ C chuyển cho một người
có tên là K gói quà, thì C nhận lời. Sau khi Nh đi khỏi, C mở gói quà thì thấy
đó là thuốc phiện nhưng vì nể Nh nên C vẫn giao cho K thì bị bắt. Hành vi
của C không chỉ là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà còn là hành vi
vận chuyển trái phép chất ma túy và tội danh của C là “tàng trữ, vận chuyển
trái phép chất ma túy”.
Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm
tội có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không. Ví dụ: Nguyễn Văn Q bị bắt
quả tang đang giao một bánh heroin cho Bùi Thanh H, nhưng không có căn
cứ xác định H là người mua số heroin trên, còn Q thì khai rằng Q được một
người thuê vận chuyển số heroin trên cho H, còn H có phải là người mua
heroin hay không thì Q không biết. Mặc dù H vừa nhận heroin từ tay Q và
không có căn cứ xác định H mua số heroin này, nhưng hành vi của Bùi
Thanh H vẫn bị coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp khó xác định người phạm tội có
hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hay không, bởi lẽ đặc điểm chung của
tội phạm về ma túy là người phạm tội không bao giờ chịu nhận hành vi thật
của mình nếu cơ quan tiến hành tố tụng không có bằng chứng. Nếu chỉ căn
cứ vào nơi cất giấu ma túy thì dễ dàng cho rằng người phạm tội không có
hành vi tàng trữ, nhưng nếu căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án thì vẫn
xác định được hành vi tàng trữ của người phạm tội. Ví dụ: Theo nguồn thông
tin của quần chúng thì Trần Quốc T đang tàng trữ 1kg thuốc phiện trong nhà,

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 22 
nhưng khi công an đến khám nhà T thì không tìm thấy thuốc phiện trong nhà

T, mở rộng phạm vi kiểm tra, cơ quan điều tra phát hiện trên mái nhà bà
Hoàng Thị D liền kề với nhà T có một gói thuốc phiện. Sau khi xác định, cơ
quan điều tra đã xác định số thuốc phiện thu được trên máy nhà của bà D là
do T ném qua đó, nhưng T trước sau không nhận
5
.
Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ người
này mua bán trái phép chất ma túy đó thì hành vi cất giữ ma túy không phải
là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà là hành vi giúp sức người mua
bán trái phép chất ma túy và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán
trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán,
vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định
chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý
nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội
theo hành vi đầy đủ).
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998 của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ thì người nào
tàng trữ, vận chuyển trái phép dưới 1gam nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc
cao cocain; dưới 0.1gam heroin hoặc cocain, dưới 1kg hoa, quả, lá cây cần sa
hoặc lá cây cô ca; dưới 5kg quả thuốc phiện khô; dưới 1kg quả thuốc phiện
tươi; dưới 2g chất ma túy ở thể rắn; dưới 5ml các chất ma túy ở thể lỏng thì
chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, hướng dẫn trên là trái với Bộ luật
hình sự, vì điều luật không qui định tàng trữ bao nhiêu chất ma túy mới cấu
thành tội phạm. Có thể còn có ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi hướng
dẫn trên là cần thiết vì trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp người
phạm tội này rằng số ma túy bắt được là do họ cất giấu để sử dụng dần vì họ
là con nghiện, nếu không qui định một lượng ma túy nhất định để làm căn cứ
xác định trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tàng trữ trái phép thì
có thể dẫn đến tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái

phép chất ma túy hoặc bỏ lọt tội vì cho rằng người phạm tội chỉ có hành vi sử
dụng trái phép chất ma túy.

5
Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội 2002.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 23 
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất
hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác,
từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất
kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục
đích mua bán.
Như vậy khái niệm vận chuyển trái phép chất ma túy được dùng ở đây
có nội dung hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hóa thông thường.
Vận chuyển trái phép chất ma túy có thể giống với vận chuyển hàng hóa từ
nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định như: Dùng ôtô, xe đạp, xe máy,
tàu thủy, máy bay… nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí
này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp như từ gầm giường sang
giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong một phòng, thậm chí từ
túi này sang túi khác của cùng một người. Ví dụ: Đinh Văn T là bạn của
Hoàng Văn K. Trong lúc T đang ở nhà K chơi thì bị công an đến khám nhà
K, K nhờ T cất dùm mấy gói heroin vào túi quần nhưng hành vi của T và K
không qua mắt được các chiến sĩ công an. Khi T giả vờ xin phép K ra về thì
bị bắt giữ, khám trong người K, các chiến sĩ công an thu được 10 gói heroin
với tổng trọng lượng là 1gam. Hành vi của T nếu chỉ căn cứ vào không gian,
địa điểm thì dễ cho rằng T chỉ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy,

nhưng nếu căn cứ vào mục đích cũng như hành vi cụ thể của T thì hành vi
của T là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nếu vận chuyển ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua
bán ma túy của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận
chuyển ma túy bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy
với vai trò giúp sức. Ví dụ: Nguyễn Văn Th là lái xe thuộc công ty vận tải số
14 biết Đào Xuân B là người thường xuyên mua bán ma túy từ Sơn La về Hà
Nội. Ngày 14/3/2001, B đến gặp Th và nhờ Th vận chuyển một cặp (2 bánh)
heroin từ Sơn La về Hà Nội giao cho Nguyễn Văn H và nhận tiền từ H giao
và đưa cho B, nhưng trên đường vận chuyển từ Sơn La về Hà Nội đến địa
phận tỉnh Hòa Bình thì bị bắt giữ. Khi bị bắt, Th khai là vận chuyển thuê cho
B và được B cho 3.000.000đồng. Mặc dù hành vi của Th chỉ là hành vi vận
chuyển trái phép chất ma túy nhưng vì Th biết rõ mục đích mua bán trái phép
chất ma túy của B và của H nên hành vi của Th là hành vi mua bán trái phép
chất ma túy với vai trò giúp sức.

Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 24 
Do Bộ luật hình sự 1985 quy định riêng hành vi vận chuyển với hành
vi mua bán trái phép chất ma túy ở hai điều luật riêng và hình phạt đối với
hành vi mua bán trái phép chất ma túy bao giờ cũng nặng hơn hành vi vận
chuyển, nên thực tiễn xét xử không ít trường hợp người phạm tội bị bắt quả
tang vận chuyển ma túy, mặc dù người phạm tội mua bán trái phép chất ma
túy đó nhưng chỉ nhận là mình vận chuyển, thậm chí còn không biết đó là
chất ma túy. Nếu không căn cứ vào các chứng cứ khác thì khó có thể xác
định người phạm tội mua bán hay vận chuyển trái phép chất ma túy. Nay Bộ
Luật hình sự năm 1999 qui định hành vi vận chuyển và hành vi mua bán cùng
trong một điều luật thì việc xác định hành vi mua bán hay vận chuyển cũng

rất cần thiết nhưng nếu khó xác định thì cũng không ảnh hưởng lớn đến việc
áp dụng hình phạt.
Điều luật không qui định hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với
khối lượng là bao nhiêu thì cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, căn cứ theo
Thông tư liên ngành Tòa án nhân dân tố cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Bộ nội vụ số 09/TTLN ngày 10/10/1996 và hướng dẫn áp dụng Điều 96a và
Điều 203 Bộ luật hình sự, người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong
các chất ma túy với số lượng sau đây mà không có mục đích mua bán, thì
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử phạt hành
chính:
 Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, bột cô ca: < 100gam;
 Lá, hoa, quả của cây cần sa, lá của cây cô ca: < 1kg;
 Quả khô của cây thuốc phiện: < 10kg;
 Quả tươi của cây thuốc phiện: < 2kg;
 Heroin, Cocaine: < 2gam;
 Các chất ma túy thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ
heroin và cocaine): < 5kg;
 Thuốc phiện dưới 10 ống ( mỗi ống từ 1-2ml);
 Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma túy: < 200gam;
 Các chất ma túy thuộc thể lỏng: < 20ml.
Tuy nhiên, người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất
ma túy với số lượng được hướng dẫn tại các điểm nêu trên, nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự:


Luận văn tốt nghiệp Tội phạm có tính chất Quốc tế
GVHD: TS. Phạm Văn Beo SVTH: Ngô Thanh Sử

 25 
+ Đã bị xử lý vi phạm hành chính về một trong các hành vi tàng trữ,

vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức dùng chất ma túy mà
chưa qua thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 10
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
+ Đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự 1985,
mà chưa được xóa án.
+ Người tàng trữ, vận chuyển nhiều chất ma túy, mà mỗi chất ma túy
có số lượng được hướng dẫn tại các điểm nêu trên cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với số lượng lớn hơn số lượng
được hướng dẫn đã nêu trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán, tàng trữ để lại bán
hoặc sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại hoặc hành vi trao đổi, thanh toán
một cách bất hợp pháp.
Đối với hành vi mua bán, Thông tư liên ngành (TTLN) Tòa án nhân
dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ số 09/TTLN ngày
10/10/1996 hướng dẫn: Người nào mua bán trái phép một trong các chất ma
túy với bất kì số lượng nào dưới mức tối thiểu được hướng dẫn tại các điểm
trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, trộm
cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt…chất ma túy. Tương tự, hành
vi chiếm đoạt cũng không cần xác định số lượng là bao nhiêu, nếu người
phạm tội có hành vi chiếm đoạt chất ma túy thì tội phạm coi như đã hoàn
thành.
Thực tiễn thường gặp một số trường hợp sau:
 Người phạm tội chiếm đoạt và biết hoặc chấp nhận đối tượng chiếm
đoạt là chất ma túy thì sẽ định tội chiếm đoạt chất ma túy.
 Nếu người phạm tội không biết mình chiếm đoạt chất ma túy nhưng
sau đó biết và đã có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán… thì xét xử theo
các tội danh tương ứng. Hành vi chiếm đoạt chỉ xét xử về tội chiếm đoạt tài
sản thông thường.

 Nếu người phạm tội không biết mình chiếm đoạt chất ma túy và sau đó
bị bắt ngay thì chỉ truy cứu về tội chiếm đoạt tài sản thông thường.

×