Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ ĐIỆP


ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT,
HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM





HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ ĐIỆP


ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT,


HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU
(TỪ 1965 ĐẾN NAY)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ



HÀ NỘI – 2014


i
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Văn học đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lưu
Khánh Thơ. Cô đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, Tập thể lớp Cao học Văn khóa
2011 - 2014, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014

Người viết


Nguyễn Thị Điệp












ii
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU i
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
2.1. Phạm Tiến Duật 4
2.2. Hữu Thỉnh 7
2.3. Nguyễn Đức Mậu 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu 10
4. Mục đích nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 11

6. Đóng góp của luận văn 12
7. Cấu trúc luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG 13
CHƢƠNG 1: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ CHỐNG MỸ VÀ
SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ NHÀ THƠ TRẺ CHỐNG MỸ 13
1.1. Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ 13
1.2. Thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ 16
1.2.1. Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước 16
1.2.2. Các chặng đường thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước 18
1.2.2.1. Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968 18
1.2.2.2. Chặng đường thứ hai: từ 1969 đến 1972 20
1.2.2.3. Chặng đường thứ ba: từ 1973 đến 1985 21
1.3. Khái quát về nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu 23
1.3.1. Nhà thơ Phạm Tiến Duật 23


iii
1.3.2. Nhà thơ Hữu Thỉnh 26
1.3.3. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu 28
CHƢƠNG 2: CÁI NHÌN CHIẾN TRANH TRONG THƠ PHẠM TIẾN
DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU 32
2.1. Đôi nét so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc cùng thời kỳ (1955 - 1975) 32
2.2. Hiện thực đời sống chiến trường 33
2.2.1. Hiện thực mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca 34
2.2.2. Sự khốc liệt của chiến tranh………………………………………… 41
2.2.3. Hiện thực của sự hi sinh gian khổ. 48
2.2.4. Tội ác của kẻ thù 53
2.3. Hình tượng người lính 57
2.3.1. Lạc quan yêu đời, trẻ trung tinh nghịch 58
2.3.2. Tình yêu đối với Tổ quốc và Nhân dân anh hùng. 62

2.3.3. Dũng cảm chiến đấu, ý chí quật cường 67
2.3.4. Tình đồng đội 69
2.3.5. Tình yêu đôi lứa 71
2.4. Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh 74
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT, HỮU THỈNH, NGUYỄN ĐỨC MẬU. 81
3.1. Thể thơ. 81
3.1.1. Thể thơ tự do. 81
3.1.2. Thơ lục bát 86
3.1.3. Trường ca 90
3.2. Biểu tượng 94
3.2.1. Khái niệm biểu tượng 94
3.2.2. Một số biểu tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Đức Mậu 95
3.2.2.1. Biểu tượng ngọn lửa, ngọn đèn 95


iv
3.2.2.2. Con đường 98
3.2.2.3. Cỏ 102
3.2.2.4. Cây súng 105
3.2.2.5. Cánh rừng 107
3.2.2.6. Máu 109
3.3. Ngôn ngữ 111
3.3.1. Ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, giàu chất hiện thực đời sống 112
3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất trí tuệ, chính luận 116
3.4. Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ 118
PHẦN KẾT LUẬN 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126




1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm 1945, A.TonXtoi – nhà văn chuyên viết về đề tài chiến tranh của
Nga Xô Viết đã phỏng đoán: “Trong 100 năm tới, chiến tranh vẫn là cảm
hứng sáng tạo cho toàn bộ nghệ thuật – từ bi kịch sử thi cho đến cả những bài
thơ tứ tuyệt, trữ tình . . .”
Trong văn học Việt Nam từ 1945 đến nay, mặc dù chưa ai thống kê
được chính xác có bao nhiêu tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng nhưng
có một điều chắc chắn, đó là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của nhiều thế hệ
văn nghệ sĩ. Những tính cách cao đẹp xuất hiện trong chiến tranh không
những không mất đi mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh trong nhiều bài văn,
bài thơ có sức hấp dẫn lớn. Một loạt những nhà văn, nhà thơ trưởng thành từ
sau chiến tranh, đã thực sự chiếm lĩnh được sự tin cậy của độc giả. Đề tài
chiến tranh luôn được phản ánh tinh tế với nhiều khía cạnh sâu sắc.
Đề tài chiến tranh không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của
nền văn học thế giới mà đối với nền văn học Việt Nam đề tài lịch sử dân tộc,
đề tài chiến tranh chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ hệ thống thể loại của nền
văn học mới nói chung và thơ ca nói riêng. Hiện thực mà đề tài này mô tả
chính là cuộc sống đấu tranh của toàn dân tộc .
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng cho
thơ, lôi cuốn một lực lượng sáng tác đông đảo. Thơ chống Mỹ đã góp phần
không nhỏ trong việc phản ánh một thời kỳ lịch sử đầy gian lao, thử thách
nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc. Các thế hệ làm thơ cùng có mặt bên nhau
trong trận tuyến đánh Mỹ ác liệt. Lớp nhà thơ trưởng thành trước cách mạng
Tháng Tám như Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… đã nâng cao
tầm tư tưởng, phản ánh kinh nghiệm, trẻ trung trong tâm hồn, khỏe trong sức

viết, khẳng định được hướng đi lên, đã “truyền lửa” cho thế hệ sau.


2
Lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là
một đội ngũ đông đảo, đa phần trong số họ là những người vừa cầm súng
đánh giặc vừa làm thơ. Có thể kể đến rất nhiều gương mặt tiêu biểu cho thế hệ
các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ nói riêng, cho thơ kháng chiến chống Mỹ nói
chung như: Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Nguyễn
Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm… Và sẽ thiếu sót
lớn nếu không nói đến Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu - là
những người lính, nhà thơ đã gắn bó sâu nặng với tuyến đường Trường Sơn
lịch sử, cũng là một trong những chiến trường ác liệt của đất nước ta thời kỳ
chống Mỹ. Các anh sinh ra là để làm thơ và trở thành đỉnh cao của thơ ca thời
kỳ này.
Từ mỗi góc nhìn, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đã
cung cấp cho người đọc nhiều góc độ khác nhau về cuộc chiến tranh, đó là
niềm vui và nỗi đau, số phận con người trong và sau cuộc chiến, chất anh
hùng ca… Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi chiến tranh đã lùi xa mấy mươi
năm vẫn có không ít tác phẩm hay viết về chiến tranh, điều đó đã chứng minh
đề tài về chiến tranh, về người lính vẫn mãi có sức lay động lòng người, đánh
thức lương tri con người và niềm khát khao một cuộc sống hòa bình. Phạm
Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu thành công ở nhiều đề tài khác
nhau, trong các đề tài ấy chiến tranh là một ám ảnh đối với các anh.
Đã có nhiều công trình, những bài nghiên cứu về thơ của Phạm Tiến
Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu, đánh giá từng tập thơ hay những nét chính trong những phong cách
nghệ thuật… Xét đến cùng thì đề tài chiến tranh nói chung và trong thơ trẻ
thời kỳ chống Mỹ nói riêng vẫn luôn là nỗi ám ảnh đầy nhức nhối, những dư
âm của cuộc chiến tranh vừa qua vẫn là nguồn cảm hứng to lớn cho những

người cầm bút như các anh. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình
nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về đề tài chiến


3
tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu.Vì vậy ở luận
văn này chúng tôi đi vào một phương diện mới đó là Đề tài chiến tranh
trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (từ 1965 đến
nay). Thiết nghĩ đây là một việc cần thiết và có ý nghĩa trong việc khẳng định
vị trí, tài năng của các nhà thơ. Đồng thời cho chúng ta một hướng tiếp cận
mới về mảng đề tài chiến tranh luôn mang tính thời sự, qua cái nhìn đa chiều
của Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu. Bên cạnh đó, với việc
lựa chọn đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn vận dụng những lý thuyết
truyền thống kết hợp với lý thuyết hiện đại để đi sâu tìm hiểu những yếu tố
đặc sắc trong thơ, mong tìm ra được những mạch ngầm nội tại làm nên sức
sống bền vững vượt thời gian trong mỗi tác phẩm của các anh.
2. Lịch sử vấn đề
Thế hệ nhà thơ chiến sỹ - nhà thơ trẻ đem lại cho thơ sức sáng tạo mới,
trẻ trung, trong sáng, gợi cảm, họ mang đến cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi
nổi, mới mẻ, duyên dáng, đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ
trước không thể nói thay được. Thơ bám sát hiện thực sôi động của cuộc
kháng chiến và nhanh chóng phản ánh kịp thời những sự kiện lớn lao của đất
nước, phản ánh sự dũng cảm hi sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà. Không ít các tài năng đã
được sớm chú ý và khẳng định như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn
Đức Mậu và rất nhiều nhà thơ trẻ khác nữa. Họ nhận thức được rằng: “Thế hệ
này chứ không phải ai khác đã tự hiểu, tự nhận thức một cách đúng đắn con
đường đi của mình. Vừa cầm súng vừa cầm bút, họ đã viết về thế hệ mình
một cách trân trọng, tự hào” (Hữu Thỉnh). Qua ngòi bút tài năng của Phạm
Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, hình ảnh chiến tranh hiện lên một

cách sắc nét, sinh động. Mỗi trang thơ thấm đấm chất anh hùng ca như một
dòng sông hào hùng chảy xiết cùng năm tháng chiến đấu của dân tộc thời kỳ
chống Mỹ cứu nước. Qua khảo sát, thống kê chúng tôi đã tìm thấy nhiều bài


4
viết liên quan tới đề tài. Nhìn vào những bài viết này, chúng tôi có thể khẳng
định là cho đến nay những công trình, nghiên cứu, tìm hiểu về các nhà thơ
Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu đều thống nhất, đánh giá thơ
các anh là những vần thơ viết về chiến tranh, về thế hệ những người lính, về
Tổ quốc… thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chân thực nhất, trong số phận của
họ có số phận dân tộc.
2.1. Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là nhà thơ của chiến trường, trong vòng khói lửa. Thơ
anh in đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh, những vần thơ sử thi của một thời.
Phạm Tiến Duật cũng có công giải tỏa cái khô khan, gò bó của thơ và thay
vào đó là cách nói vui, nửa thực nửa hư, duyên dáng, nụ cười hóm hỉnh góp
phần phản ánh sự đa dạng của đời sống trong chiến tranh, nhất là lớp trẻ trong
chiến đấu. Đã có rất nhiều công trình, những bài nghiên cứu có tính chất khái
lược về thơ Phạm Tiến Duật. Tiêu biểu là các tác giả Đỗ Trung Lai, Lưu
Khánh Thơ, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Vũ Quần Phương, Nguyễn
Văn Hạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Đăng Suyền, Đỗ Chu… Điểm lại một
số bài viết, bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu văn học về một
chặng đường thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi nhận thấy các bài viết đều thống
nhất trong việc khẳng định tầm vóc, tài năng và những đóng góp lớn lao của
Phạm Tiến Duật cho thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca thời kháng chiến.
Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX,
nhưng thơ anh lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi
thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 - 1970, anh mới thực sự ghi được
tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của anh

gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Bắt
đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan
tâm đánh giá thơ anh. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến
Duật là Giữa chiến trƣờng nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ


5
Quân đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn
bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong
cách thơ “rất lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Nhà văn Nguyễn
Minh Châu (Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) có bài Ngƣời viết
trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: “Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm
xôn xao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến
đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
nhiều phía”. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ
mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (In trên Tạp chí Văn học, số 4,
1974) đã khẳng định: “Hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái
đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật”. Ông cho
rằng, thơ Phạm Tiến Duật “là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực
tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc”. Và từ góc nhìn
vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà phê bình Vũ Quần
Phương trong bài Một đóng góp của dòng thơ quân đội vào nền thơ Việt
Nam (Trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh
nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần
Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật “đầy rẫy những chi tiết đời
sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng ”. Năm năm
sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu tác
giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền thơ trữ
tình cách mạng. Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với

nhan đề Một chặng đƣờng thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn học, số 4, 1986)
đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật.
Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của
Phạm Tiến Duật.


6
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam viết: “Dưới bầu
trời sinh tử của chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã làm một cuộc tự trải nghiệm,
tự khám phá khắc nghiệt nhất và đã vươn lên làm một cuộc đột phá điển hình
nhất, đưa thơ chống Mỹ lên đến đỉnh cao… thơ ca mang đến cho bạn đọc
niềm vui lớn như những tin thắng trận từ tiền tuyến lớn. Độc đáo và vụt sáng,
đầy sức lay động và ấm áp ngay cả trong những lúc cay nghiệt nhất của chiến
tranh, đó là vẻ đẹp của thơ Phạm Tiến Duật.” [24, tr.11]
Theo GS Nguyễn Văn Hạnh thì thơ Phạm Tiến Duật “không thiên về
“tự biểu hiện”, về kỷ niệm, như thường thấy trong thơ các bạn trẻ, mà chú ý
quan sát, suy nghĩ, “ghi chép” những người và việc xung quanh, phát hiện ra
những khía cạnh bất ngờ, “lý thú”, “có cái nhìn riêng, giọng nói riêng” và
“anh thành công nhất khi viết về những con người tham gia trực tiếp cuộc
chiến đấu.” (Báo Văn nghệ số 363, 25-9-1970).
Trong Lí luận văn học, GS Trần Đình Sử cho rằng thơ của Phạm Tiến
Duật cũng đầy “mê hoặc” hấp dẫn, chứa đựng những điều sâu xa.
Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Chiến tranh nhìn từ nhiều phía cho
rằng: “Phạm Tiến Duật nổi lên trong dàn thơ chống Mỹ với những bài thơ nói
cái hiện thực trần trụi của chiến tranh, cái ngang tàng hiên ngang của người
lính.” [30, tr.2]
Tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đều đã đánh giá,
khẳng định những đặc sắc và đóng góp của thơ Phạm Tiến Duật với thơ ca
thời chống Mỹ cũng như thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Có thể nói
đường Trường Sơn chống Mỹ là ý chí Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa anh hùng

cách mạng Việt Nam và… Thơ Phạm Tiến Duật. Đó là những ý kiến vô cùng
quý giá mà người viết có được để làm tiền đề mở đường trong việc triển khai
các nội dung của đề tài luận văn này.


7
2.2. Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh đã khẳng định được thế đứng trên thi đàn văn học Việt Nam
hiện đại. Với hàng loạt các tập thơ được xuất bản và đạt được những giải
thưởng văn học uy tín trong và ngoài nước. Hữu Thỉnh là một nhà thơ tiêu
biểu có bản sắc riêng, đã thu hút được nhiều độc giả yêu thơ và giới phê bình.
Trong bài viết về nhà thơ Hữu Thỉnh, tác giả Vu Gia đã giới thiệu Hữu
Thỉnh với bạn đọc như là một cây bút đầy triển vọng: “Đọc tập thơ Hữu
Thỉnh dày hơn 260 trang do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, tôi càng hiểu
thêm vì đâu ta có thể đánh và thắng kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần và cũng
vì đâu ta có được ngày hôm nay.” [14]
Đã có nhiều bài viết, nghiên cứu nhắc đến Hữu Thỉnh như là một giọng
thơ tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ của thời kỳ chống Mỹ. Điều đó
cũng là khởi nguồn để dẫn đến những thành công trên con đường sáng tạo thơ
ca của anh. Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo đã nhận xét: “Sự thành công của
Hữu Thỉnh là nói ít, cảm nhiều, theo truyền thống thi pháp phương Đông Thi
tại ngôn ngoại cảm xúc của ông không hề biết chừng mực thường như nước
vỡ bờ tràn ra ngoài trang giấy, tràn vào lòng, vào mắt người đọc. Song chữ
nghĩa của ông lại khá chừng mực.” [18, tr.102]
Hà Minh Đức cho rằng: “Hữu Thỉnh là nhà thơ biết chắt lọc, hút nhụy từ thơ
ca dân gian hay rộng ra hơn là có tình quê, hồn quê qua những trang thơ về người
lính. Hữu Thỉnh chắt lọc về ngôn từ và có những điểm nhấn ý vị.” [12, tr.182]
Lý Hoài Thu đã nhận thấy: “Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất
lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng”.
Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe

xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn… Từ “cái nôi nghệ thuật” dữ dội,
khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn ấy, hồn thơ Hữu Thỉnh tìm đến với
những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, Nhân dân, về thế hệ những người
cầm súng thời chống Mỹ.” [40]


8
Những bài thơ của Hữu Thỉnh “sẽ còn sống mãi với lịch sử của cuộc
kháng chiến chống Mỹ như là trang thơ hào hùng nhất, bi tráng nhất của toàn
bộ thơ ca Việt Nam.” [35]
Từ trong cội nguồn dân tộc, hành trình thơ Hữu Thỉnh là hành trình đi
tìm “mẫu số chung của sự đồng cảm”. Trước đây anh đã từng viết thật xúc
động về chiến tranh, về lòng quả cảm và đức hy sinh của dân tộc Việt Nam.
Sau này, anh vẫn trăn trở vui buồn cùng số phận con người, khắc khoải lo âu
trước sự “mất mùa nhân nghĩa”. Thơ anh có sự kết hợp giữa phẩm chất dân tộc
và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lý và độ xúc cảm tràn trào, giữa sự hiền hòa
lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết những tác phẩm trường ca dài
và thơ trữ tình ngắn. Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của
nền thơ chống Mỹ đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng tạo của mình qua hai
chặng đường lớn: Thơ ca những năm chống Mỹ cứu nước và thơ ca đương đại
Việt Nam.
2.3. Nguyễn Đức Mậu
Đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ và là người lính của Sư đoàn 312,
nhà thơ mang áo lính Nguyễn Đức Mậu đã có mặt ở những cánh rừng Lào, ở
vùng đất khét mùi đạn bom của Quảng Trị… Sự khốc liệt dữ dội và mất mát
khó kể xiết của chiến tranh không dập tắt được những giai điệu mạnh mẽ
trong tâm hồn anh, ngược lại nó đã hừng lên và bốc cháy rừng rực từ hiện
thực bi tráng của cảnh tượng, sự lựa chọn kỹ càng chi tiết, vừa anh hùng vừa
lãng mạn, vừa thật vừa ảo, vừa mộc mạc, vừa lấp lánh mà tất cả những cái đó
được thể hiện trên cái nền cảm xúc mạnh mẽ và chân thật của người cầm bút.

Đó là thơ, cũng là cuộc sống, là cái chung nhưng cũng là cái riêng. Giai điệu
tâm hồn của nhà thơ cũng là giai điệu của người công dân – chiến sĩ. Vào
những năm 60, khi ngọn lửa chiến tranh đã lan tỏa ra cả nước, thơ Nguyễn
Đức Mậu đã bắt đầu xuất hiện đều đặn trên báo Nhân dân. Chính sự trải
nghiệm cuộc sống ở chiến trường, được chia sẻ với nhân dân những gian nan,


9
vất vả, đau thương, mất mát lại mở ra trước mắt nhà thơ một hiện thực phong
phú, vô tận.
Hà Minh Đức nhận xét: “Thơ Nguyễn Đức Mậu là cuốn từ điển bách
khoa về người lính, chiến trường”. [12, tr.182]
Ngô Vĩnh Bình trong bài viết Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu nhận thấy:
“Con đường binh nghiệp của Nguyễn Đức Mậu song hành cùng con đường
văn nghiệp… Là người lính bộ binh lại có mặt trong đội hình của sư đoàn chủ
lực trong chiến tranh, cứ ngỡ Nguyễn Đức Mậu sẽ không còn tâm trí và thời
gian để nghĩ đến văn chương, thơ phú nữa. Nhưng không, trước sau anh vẫn
là người lính vừa cầm súng, cầm bút, vừa đánh giặc và làm thơ. Thơ anh là
“thơ người ra trận”, ( Tạp chí Nhà văn, 12-2001)
Hữu Đạt qua bài Nhân đọc Nguyễn Đức Mậu nghĩ về cũ và mới
trong thơ có nhận xét: “Nguyễn Đức Mậu thuộc lớp nhà thơ trưởng thành
thời chống Mỹ. Anh xác lập được vị trí của mình trong làng thơ nhờ những
sáng tác viết về chiến tranh, trong đó nổi bật lên là hình tượng người lính và
những kỷ niệm về quê hương.” [Văn nghệ Quân đội, 3-1999]
Cũng bàn về vấn đề này, Phạm Khải trong bài viết Đôi điều về Nguyễn
Đức Mậu đã cụ thể hơn: “Trưởng thành khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ
cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất, lại mang trong mình phẩm chất cao
đẹp của người chiến sĩ và tâm hồn tươi mát của một nhà thơ, Nguyễn Đức
Mậu sớm vượt lên trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của lực lượng
quân đội. Nhiều bài anh sáng tác trong giai đoạn ấy đã thực sự gắn bó máu

thịt với cuộc sống chiến đấu được đông đảo bạn đọc (nhất là lính) mến yêu.”
[22, tr.60].
Người lính hi sinh đã hóa thân vào non nước để sống tiếp một cuộc
sống khác, xanh hơn, đằm dịu hơn và huyền ảo hơn. Theo dấu chân người
lính, Nguyễn Đức Mậu đã có nhiều trang viết nóng hổi hơi thở cuộc sống
chiến trường. Trong đó người chiến sĩ là hình ảnh trung tâm. Nhà thơ Nguyễn


10
Đức Mậu tuy đã nổi tiếng nhưng anh luôn là người khiêm nhường, chịu khó
đọc, chịu khó nghe và ham viết. Tuy các bài viết chưa bao quát hết được sự
nghiệp thơ của Nguyễn Đức Mậu nhưng những ý kiến của những người đi
trước đã là những gợi ý quý báu và định hướng cho chúng tôi trong khi thực
hiện bản luận văn của mình một cách có hệ thống và sâu hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Do luận văn nghiên cứu về ba tác giả nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
một số tập thơ tiêu biểu thể hiện rõ đề tài chiến tranh của từng tác giả. Cụ
thể như sau:
3.1.1. Tác giả Phạm Tiến Duật luận văn khảo sát những tác phẩm in trong cuốn
Phạm Tiến Duật toàn tập (Đỗ Trung Lai chủ biên, NXB Hội nhà văn,
2009).
3.1.2. Tác giả Hữu Thỉnh luận văn tập trung khảo sát ở tập Thơ Hữu Thỉnh
(NXB Hội nhà văn, Hà Nội 1998).
3.1.3. Tác giả Nguyễn Đức Mậu chúng tôi tập trung khảo sát qua bốn tập thơ:
1. Cánh rừng nhiều đom đóm bay (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998).
2. Từ trong lòng cuộc chiến (NXB Văn hóa thông tin, 2010).
3. Hoa đỏ nguồn sông (NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, 1987).
4. Mở bàn tay gặp núi (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008)
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Đề tài chiến tranh trong thơ
Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (từ 1965 đến nay), được
triển khai theo phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ,
phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ, thể thơ… Trong quá
trình khảo sát và tìm hiểu đề tài chiến tranh trong thơ của ba tác giả chúng tôi
luôn có sự đối sánh với nội dung, đời sống và tư tưởng của từng nhà thơ.



11
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận: Giới thuyết một số vấn đề về đề tài chiến tranh trong
thơ kháng chiến chống Mỹ. Đề tài chiến tranh của nước ta cho đến nay vẫn là
đề tài đa chiều, phức tạp và luôn mang tính thời sự. Chúng tôi không có tham
vọng đưa ra những kiến giải mới, khác với ý kiến lý luận trước đó mà chỉ
nhằm đi tìm một cách nhìn thiết thực hơn, cụ thể hơn về cuộc chiến tranh
chống Mỹ giữ nước hào hùng của dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn: Tiếp nối những công trình nghiên cứu về đề tài chiến
tranh ở nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi muốn tìm hiểu một phương diện
mới đó là đề tài chiến tranh trong thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước qua các tác giả Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu. Từ đó
đề tài nhằm góp phần hoàn thiện bức chân dung về chiến tranh chống Mỹ cứu
nước của dân tộc ta. Để có thể nhận diện được Đề tài chiến tranh trong thơ
Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyển Đức Mậu (từ 1965 đến nay), chúng
tôi đi sâu phân tích các tác phẩm thơ cụ thể ở các phương diện khác nhau như:
Việc lựa chọn chi tiết, hình ảnh, biểu tượng, việc xây dựng hình tượng thơ, tứ
thơ… Đây là nhiệm vụ chủ yếu của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên

cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp cấu trúc – hệ thống


12
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra những nhận định về Đề tài chiến tranh trong thơ
Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu (từ 1965 đến nay). Từ đó
khẳng định rõ hơn những đóng góp to lớn của các anh đối với thơ kháng chiến
chống Mỹ và sự vận động của thơ hiện đại Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của luận văn được triển khai gồm ba chương:
Chương 1: Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ và sự hình thành đội
ngũ nhà thơ trẻ chống Mỹ
Chương 2: Cái nhìn chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Đức Mậu
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến
Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu


13
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG THƠ CHỐNG
MỸ VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ NHÀ THƠ TRẺ
CHỐNG MỸ


1.1. Đề tài chiến tranh trong thơ chống Mỹ
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm thăng hoa những giá trị lớn
của dân tộc, làm cho tên tuổi Việt Nam đồng nghĩa với chiến thắng, với lương tri
thời đại. Trong những giá trị lớn ấy, có thành tựu của văn học, của thơ ca. Chưa
bao giờ có sự thống nhất giữa sống và viết, giữa anh hùng và lãng mạn, giữa
khoảnh khắc và trường tồn như thời kỳ ấy trong lịch sử văn học.
Như một lẽ tất yếu trong truyền thống văn học của dân tộc, thơ cũng
như mọi thể loại khác trở thành vũ khí tinh thần, thành một sức mạnh tham
gia vào cuộc chiến đấu, gắn bó với vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Từ thơ ca
về chủ đề đấu tranh thống nhất chuyển sang chủ đề kháng chiến chống Mỹ
dường như là một sự vận động liên tục, tự nhiên của nền thơ. Giặc Mỹ tấn
công miền Bắc, đã chạm đến tình cảm sâu xa và thiêng liêng của mỗi người
Việt Nam, làm bừng dậy sức mạnh lớn lao của lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc, ý chí độc lập, tự do. Những tình cảm lớn lao ấy đã trở thành nguồn mạch
dồi dào cho cảm hứng thơ ca. Tạm rời bỏ một số đề tài và cảm hứng về đời
sống thường ngày trong hòa bình, hay những vấn đề riêng tư, thơ tập trung
vào một hướng lớn của đề tài và chủ đề là cuộc chiến đấu chống Mỹ của cả
dân tộc ở hai miền Nam, Bắc. Nhưng sự thống nhất trong cảm hứng lớn và đề
tài bao trùm không làm cho nền thơ rơi vào tình trạng nghèo nàn, đơn điệu.
Đứng trước vận mệnh của dân tộc đang trong cơn thử thách lớn, các
nhà thơ đều đáp lời kêu gọi của sông núi theo tiếng nói riêng. Xuân Diệu nói
lên sự gắn bó ngàn đời với Nhân dân và lúc này, dường như mỗi giọt máu,
mỗi tế bào của nhà thơ đều thuộc về Nhân dân:


14
Tôi cùng xương cùng thịt với Nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu nhiều người yêu dấu gian lao

Bên cạnh thế hệ tiền chiến, là lớp nhà thơ sung sức cầm súng lên
đường. Nguyễn Khoa Điềm nói lên sức mạnh của dân tộc đang được nhân lên
trong những tháng năm đặc biệt:
Trong thời gian không gian gian lao
Ta điềm tĩnh nhân sức mình vô hạn
Qua cuộc chiến đấu sẽ càng bộc lộ sức mạnh kỳ diệu của Nhân dân.
Một dân tộc đã đi đầu giành độc lập giữa trùng vây của thực dân đế quốc, một
dân tộc đã đánh tan đội quân viễn chinh thiện chiến của thực dân Pháp ở Điện
Biên Phủ làm chấn động địa cầu, nhất định sẽ giành thắng lợi trong cuộc
chiến đấu mới. Một Việt Nam được bạn bè cảm phục, chia sẻ, ủng hộ. Các
nhà thơ Việt Nam đã ghi lại được hình tượng Việt Nam trong thơ chống Mỹ.
Các nhà thơ có dịp suy nghĩ về nhân dân và Tổ quốc mình. Chế Lan Viên
nhận xét về ba năm thơ chống Mỹ: “Vạn sự khởi đầu nan. Trong một cuộc
chiến tranh dữ dội, thơ dễ lâm vào một trong ba tình trạng sau này không còn
thơ nữa. Khi đại bác gầm thì chim họa mi tắt tiếng. Có thơ nhưng đây là tiếng
thét thất thanh của những khẩu hiệu có vần, cả ba trường hợp đó là dấu hiệu
của thần kinh suy nhược. Vượt lên ba nguy cơ đó thơ miền Bắc tồn tại phát
triển, tinh thần sảng khoái, da thịt hồng hào. Ba năm qua chúng ta đã xây nên
một nền thơ chống Mỹ hẳn hoi với những thành tựu về mặt tác phẩm của nó
với buổi đầu hoàn chỉnh về mặt lý luận của nó.”
Không phải là một ước mong mà là một thực tế. Trong cuộc chiến đấu
gian lao của Nhân dân ta có bạn bè gần gũi chia sẻ, như Mađơlen Righo – nữ
phóng viên Pháp, Moonika – nhà văn nữ Ba Lan đều có mặt ở chiến trường
Việt Nam, Giorit Iven đem ống kính vào vùng lửa đạn. Đimitrova - nhà thơ


15
nữ Bungari nhiều lần sang Việt Nam và sáng tác tập thơ Vây giữa tình yêu.
Nhiều nhà văn, nhà báo so sánh Việt Nam như cây tre, cứng rắn và có sức bật,
Việt Nam là bông hoa ngát hương, Việt Nam là hồn tôi…

Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy
mọi người trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn lao bao trùm
và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Kế tục truyền thống tư tưởng yêu
nước của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất là của thơ kháng chiến chống Pháp và
thơ đấu tranh thống nhất đất nước, trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
chủ nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới và
được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng. Không chỉ cảm nhận đất nước ở
chiều rộng không gian địa lý, thơ thời kỳ này đặc biệt coi trọng sự phát hiện
về đất nước trong chiều dài lịch sử và bề sâu văn hóa, tinh thần truyền thống. Ý
thức về lịch sử mà chủ yếu là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước , đã mở rộng
và làm sâu sắc hơn quan niệm về đất nước, dân tộc, và sự thống nhất liền mạch giữa
quá khứ với hiện tại. Chưa bao giờ lịch sử đấu tranh của dân tộc lại được sống dậy
với niềm tự hào và say sưa như thơ văn thời kỳ này, bởi vì lịch sử cần thiết và thực sự
phải trở thành động lực tinh thần và sức mạnh to lớn cho con người Việt Nam, dân
tộc Việt Nam trong cuộc đối đầu với kẻ thù hùng mạnh vào bậc nhất trên trái đất. Đất
nước, dân tộc còn được nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại, với thời đại,
để khẳng định sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến đấu
chống Mỹ của nhân dân ta. Cuộc chiến đấu của chúng ta còn là “Vì ba ngàn triệu trên
đời”, là tiếng gọi tập hợp, là “người lính đi đầu”… Các nhà thơ đã tạo dựng được
những hình tượng thật lớn lao, kỳ vĩ về Tổ quốc trong không gian và thời gian. Bên
cạnh đó thơ đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp về con người Việt Nam thời
đánh Mỹ ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi, nhưng đều là biểu tượng của dân tộc và
nhân dân. Nhận thức về đất nước luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là
một nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước ở thơ thời kỳ này. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hi
sinh vô cùng to lớn của nhân dân.


16
Dòng thơ yêu nước và chiến đấu đã chảy suốt liên tục cùng với cuộc

kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc và sẽ còn tiếp tục phát triển. Những vấn
đề về cuộc chiến, những sự kiện chính trị, quân sự, không khí chiến tranh, mặt trận,
con người, hi sinh, mất mát, tổn thất… ý chí chiến đấu của cả dân tộc đã được thơ
chiến tranh cách mạng ghi lại sống động hơn bao giờ hết. Qua những phác họa chân
thực của thơ thời kỳ này đã giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc chiến
mà dân tộc ta đã đi qua và giành được thắng lợi vẻ vang, hào hùng.
1.2. Thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ
Văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965-1975) có một vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Đây là thời kỳ văn học phát triển rực rỡ
trên nhiều thể loại để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: Làm cuốn “Biên
niên văn học” về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Trong sự phát triển
đó, thơ chống Mỹ, nhất là thơ của các nhà thơ trẻ thời kỳ này đã gây được sự chú
ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Người
ta sẽ không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền
thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây bút trẻ xuất hiện thời kỳ này.
Thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại
Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước
phát triển mới của nền thơ ca chiến tranh và cách mạng.
1.2.1. Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Từ tháng 8 năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra
miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước sang
một giai đoạn mới gay go, căng thẳng và vô cùng ác liệt. Phản ánh kịp thời và
động viên chiến đấu, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong thời
kỳ chống Mỹ. Đó không chỉ là đòi hỏi cả thời đại mà còn là sự thôi thúc bên
trong của chính các nhà thơ. Nhanh nhạy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng
bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã “nhập cuộc”


17

tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong những
năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên những
mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. Nền thơ chống
Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước
Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh ), thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng
Trung Thông ) và thế hệ nhà thơ ra đời trong thời kỳ chống Mỹ. Mỗi thế hệ nhà
thơ nói trên đều có thế mạnh riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền
thơ chống Mỹ. Chỉ trong vòng mười năm, nền thơ chống Mỹ đã liên tiếp xuất hiện
một đội ngũ những gương mặt thơ trẻ như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê
Anh Xuân, Dương Hương Ly, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương,
Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu,
Vương Trọng, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Trần
Đăng Khoa, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ Đó là những gương mặt tiêu biểu của thế hệ
thơ thời kỳ chống Mỹ.
Thuộc lớp người phần lớn được sinh ra từ sau Cách mạng, được trau
dồi tri thức văn hoá trong nhà trường của chế độ mới, nhiều nhà thơ thuộc thế
hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã từ cánh cửa nhà trường đi
thẳng tới chiến trường cầm súng chiến đấu. Hiện thực đời sống những năm
tháng chống Mỹ, ngọn lửa chiến tranh cách mạng đã tôi luyện họ thành những
con người vững vàng trong cuộc sống, có bản lĩnh trong nghệ thuật. Sáp mặt
với thực tế chiến tranh, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tự ý thức sâu sắc về
vị trí, vai trò của thế hệ mình. Trong thực tế, các nhà thơ trẻ chỉ thực sự khẳng
định được vị trí của mình trong nền thơ chống Mỹ khi họ có một sự thống
nhất chung cao độ của cả một thế hệ, có cách nhìn riêng, có giọng điệu riêng
khi viết về cuộc chiến tranh. Các nhà thơ trẻ một mặt có ý thức kế thừa,
nhưng mặt khác chính điều kiện sáng tác giàu chất sử thi ấy đã tạo ra tiếng
nói riêng, giọng điệu riêng cho thế hệ của họ. Như những mầm cây có sức



18
sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi, trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh,
một thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ đã vượt lên tự khẳng định mình, vừa tiếp nối
truyền thống của các thế hệ trước, vừa có sáng tạo độc đáo làm nên những nét
riêng của cả một giai đoạn thơ ca.
1.2.2. Các chặng đường thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Nhìn tổng quát, thơ trẻ chống Mỹ cứu nước là một dòng chảy liên tục,
nhưng mỗi bước phát triển mang dấu ấn phong cách riêng và có thể chia làm
ba chặng đường:
1.2.2.1. Chặng đường thứ nhất: từ 1964 đến 1968
Ở chặng đường đầu tiên này, đội ngũ những nhà thơ trẻ bước đầu được
khẳng định với sự xuất hiện của những cây bút như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu
Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Hương Ly, Phạm Ngọc Cảnh, Vũ
Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, Cảnh Trà, Vương Trọng Những nhà thơ trẻ này,
lúc đầu được tập hợp và giới thiệu trong tập thơ Sức mới, (1965, NXB Văn học, Hà
Nội). Nhà thơ Chế Lan Viên viết tựa cho tập thơ đã biểu dương “Điều đáng yêu
nhất của tập thơ này là nó nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống, của chủ nghĩa xã hội
trên miền Bắc nước ta”. Nhìn chung, thơ của các nhà thơ trẻ chặng đường này vừa
trẻ trung tươi tắn, vừa bồng bột sôi nổi. Các tác giả đều chọn lọc chất liệu cuộc sống
theo hướng thi vị hoá. Cảm xúc trong thơ họ vừa mang đậm màu sắc lý tưởng, ít
nhiều còn vương dấu vết của sách vở nhà trường. Những mô típ quen thuộc trong
thơ chặng đường này thường là những buổi chia tay, những đêm hành quân, những
dự cảm vào cuộc vv thể hiện khát vọng ra trận của tuổi trẻ thời đại chống Mỹ.
Thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này rưng rưng cảm xúc, thấm đậm chất trữ
tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ. Họ nói tới khao khát của thế hệ trẻ
được cầm súng trực tiếp chiến đấu bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng nhất:
Ôi ta thèm được cầm khẩu súng
Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè
Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng

Ta cay nồng mùi lá rụng bờ tre.
(Gửi Bến Tre - Lê Anh Xuân)


19
Những năm đầu của cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng
bột, mang cái nhìn lãng mạn. Hình ảnh thế hệ trẻ cầm súng chỉ thấp thoáng
trong thơ họ. Thơ chặng đường này, các nhà thơ hay nói tới những cuộc chia
ly đầy lưu luyến và lãng mạn:
Nào đâu phải người đi không lưu luyến
Mắt người trong như nước giếng ban đầu
Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau
(Lƣu Quang Vũ)
Và những cuộc chia ly thấm đẫm tinh thần lạc quan của thời đại:
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
(Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ)
Thơ trẻ chặng đường này thường nói đến những đêm hành quân với
một niềm vui háo hức, hăm hở, đầy tin tưởng: “Đường nào vui bằng đường ra
trận tuyến”, “Ta náo nức như suối về sông biển” (Lưu Quang Vũ).
Trong những năm cuối của chặng đường thứ nhất, thơ trẻ bắt đầu giàu
có thêm nhờ chất suy nghĩ và khả năng khái quát. Tuy nhiên, về cơ bản, sự
từng trải, sự chiêm nghiệm cá nhân, sự lắng đọng trong suy tư còn ít thấy
trong thơ của những nhà thơ trẻ chặng đường này. Không khí của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước đã được gợi lên một phần trong thơ của các nhà thơ
trẻ nhưng hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến đấu chưa nhiều ở các trang thơ.
Hình ảnh con người và thời đại chống Mỹ chủ yếu được nhấn mạnh ở cái
thanh tao, đường hoàng, cái thơ mộng của cuộc sống và con người trong lửa
đạn: một tiếng gà trưa, nụ cười, tiếng hát, nhịp đập bình yên của trái tim con
người làm nổi bật “cái yên trong cái động”, “sự sống át cái chết”, cái bình

thản tự tin của một dân tộc gan góc, bất khuất, kiên cường. Nhìn chung, các
tác giả thơ trẻ chặng đường này đều có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong
mảng đời sống trong trẻo của chiến tranh. Nhưng thơ chặng đường này đã tạo
tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thơ trẻ chống Mỹ ở những
chặng đường sau.

×