Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Luận văn ThS. Văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 109 trang )

1

z

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

====***====



NGUYỄN THỊ HƢƠNG



ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ĐỖ PHẤN


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam




Hà Nội - 2014
2

z
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



====***====


NGUYỄN THỊ HƢƠNG


ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ĐỖ PHẤN

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu




Hà Nội - 2014
3

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan: luận văn Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn
là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Những tài liệu tham khảo, ý kiến được trích dẫn nhằm làm sáng tỏ thêm
vấn đề đều được ghi chú nguồn gốc rõ ràng.



Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Người thực hiện luận văn


Nguyễn Thị Hƣơng








4

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, người thân, bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Bích Thu - người đã tận tình hướng dẫn, tin tưởng và giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học, bộ
phận đào tạo Sau đại học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này.


Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện luận văn


Nguyễn Thị Hƣơng




5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp của luận văn 9
6. Cấu trúc của luận văn 9

CHƢƠNG 1: ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN
ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN………………… .… …… 10
1.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến văn hóa xã hội Việt Nam 10
1.1.1 Đô thị hóa ở Việt Nam 10
1.1.2 Tác động của đô thị hóa tới văn hóa xã hội Việt Nam 12
1.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 14
1.2.1 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 14
1.2.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 15
1.2.3 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay 17
1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn 20
1.3.1 Tiểu sử nhà văn 20
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn 23
1.3.3 Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn 25
CHƢƠNG 2: BỨC TRANH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN 30
2.1 Không gian đô thị 30
2.1.1 Không gian đô thị cũ 30
2.1.2 Không gian đô thị mới 33
2.1.3 Không gian giáp ranh 36
6

2.2 Thời gian đô thị 41
2.2.1 Thời gian uể oải, dùng dằng, bất định 41
2.2.2 Thời gian đậm chất tạo hình 44
2.3 Con người đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn 46
2.3.1 Lối sống và thói quen sinh hoạt của người dân đô thị 46
2.3.2 Mối quan hệ gia đình trong môi trường đô thị 53
2.3.3 Đời sống nội tâm của con người đô thị 56
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN………………………… 64

3.1 Kết cấu 64
3.1.1 Sự phân rã của cốt truyện 64
3.1.2 Kết cấu đa tầng 68
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 72
3.2.1 Tiết chế đối thoại 72
3.2.2 Độc thoại – Phân thân 74
3.2.3 Miêu tả nhân vật qua hành động 79
3.3 Nghệ thuật trần thuật 85
3.3.1 Ngôi kể và điểm nhìn 85
3.3.2 Giọng điệu 90
3.3.3 Ngôn ngữ 93
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102





7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nước ta (thời phong
kiến) và phát triển mạnh mẽ sau cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Sau 1986,
đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với chính sách mở cửa, chú trọng phát
triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhằm tạo tiền đề cho sự phát
triển của chính trị - xã hội. Chính sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức
tạp này đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của xã hội – đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt, mạnh mẽ.
Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hóa cùng với nền kinh tế thị

trường giàu tính cạnh tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát
triển nhanh, có phần ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng suy
ngẫm.
Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của con người
(đặc biệt là người dân đô thị) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trở
thành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại tiểu thuyết
nói riêng. Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị để triển khai tác
phẩm của mình. Họ lột tả con người đời thường với những cô đơn, băn khoăn,
vấp ngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã
hội hiện đại. Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình
thành còn nhiều bất ổn, chông chênh.
Đỗ Phấn chính là một trong số đó. Với vốn sống, vốn văn hóa của một
thị dân lâu đời, ông trút hết băn khoăn, trăn trở của mình về sự biến đổi của
con người vào trang viết. Những vấn đề nổi cộm của đô thị nói riêng và cả đất
nước trong cuộc thay da đổi thịt nói chung được đưa vào hầu hết các tiểu
thuyết của ông như Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là
8

sống, Con mắt rỗng, Ruồi là Ruồi cũng như nhiều tập tản văn, truyện ngắn,
và truyện dài.
Cuộc sống đô thị trong tiểu thuyết của ông được tái hiện qua bối cảnh
thủ đô nghìn năm tuổi, một đô thị tiêu biểu, đang trở thành kiểu mẫu cho hàng
ngàn đô thị khác mọc lên khắp cả nước. Những vấn đề ông nêu lên cũng
chính là băn khoăn của nhiều người Việt: Làm sao để gìn giữ văn hóa truyền
thống, hạnh phúc, niềm tin và văn minh ứng xử trước làn sóng thực dụng
nghiệt ngã của tiền bạc, danh vọng?
Những sáng tác của Đỗ Phấn ra mắt ồ ạt, nhanh chóng nhận được phản
hồi tích cực của bạn đọc. Đề tài đô thị xuyên suốt các tiểu thuyết của ông như
một mạch nguồn khơi mở cảm hứng sáng tạo. Niềm trăn trở của ông qua ngòi

bút bắt đầu được bạn đọc và giới phê bình ghi nhận qua từng tác phẩm. Tiểu
thuyết Vắng mặt đã lọt vào vòng chung khảo của Giải thưởng Bách Việt
(2010). Gần đây, truyện dài Dằng dặc triền sông mưa giành được giải văn
xuôi 2014 của Hội Nhà văn Hà Nội.
Nói về cách viết của ông, nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến cho
rằng Đỗ Phấn viết “rất hay”, đến mức người khác phải ghen tị. Nhà báo Đỗ
Quang Hạnh nhận ra đằng sau những tiểu thuyết về đô thị của Đỗ Phấn là “lời
độc thoại ân tình và độ lượng, thiết tha thương nhớ những cái đẹp, cái lẽ phải
của đời sống cứ đang tuột khỏi tay mỗi người. Bao nhiêu thứ tốt đẹp cứ vội vã
trở thành quá vãng và chỉ còn hiu hắt nhắc khẽ trong tâm tưởng hoài niệm của
tác giả” [33, tr.393].
Phải nói, Đỗ Phấn là một trong rất ít tác giả dành toàn bộ tâm huyết của
mình để thể hiện được những nhức nhối, âu lo cho đời sống của cư dân thị
thành. Ông viết khỏe, không ngừng sáng tạo, tìm một lối viết để truyền tải
tâm tư của mình, nhằm thức tỉnh ở bạn đọc một thái độ văn hóa. Chính từ
những băn khoăn, trăn trở, trải nghiệm và phản ứng của tác giả về vấn đề con
9

người đô thị trong xã hội hiện đại, chúng tôi quyết định nghiên cứu: Đề tài đô
thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
2. Lịch sử vấn đề
Là người thực hiện cuộc chơi “tay ngang” sang văn học, sau bao rụt rè
và đắn đo mới cho xuất bản hàng loạt tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, truyện
dài, Đỗ Phấn bỗng dưng trở thành một gương mặt “trẻ” của làng văn ở độ tuổi
năm mươi. Dù mới xuất hiện nhưng những tác phẩm của ông nhanh chóng
được bạn đọc đón nhận, giới phê bình chú ý, quan tâm.
Năm 2010, Vắng mặt – cuốn tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Phấn ra đời.
Tiếp đó, năm 2011, ông ra mắt cuốn Rừng người và Chảy qua bóng tối. Năm
2013, Đỗ Phấn chào bạn đọc bằng hai cuốn tiểu thuyết Gần như là sống và
Con mắt rỗng. Độc giả chưa kịp ngơi nghỉ, năm 2014, ông xuất bản Ruồi là

ruồi. Các tác phẩm của ông nhanh chóng được bạn đọc và giới phê bình chú
ý. Như đã nêu ở phần trên, Vắng mặt của Đỗ Phấn lọt vào chung khảo Giải
thưởng Bách Việt, đáng tiếc giải thưởng này bị ngưng lại, không rõ kết quả
cuối cùng. Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay, người đọc đã thấy đề tài đô thị
được tác giả dụng tâm thể hiện tinh tế, công phu. Trần Nhã Thụy trong Vừa
nhớ vừa bịa nhận xét: “Và, về thành phố. Tiểu thuyết là tập hợp những bức
tranh thành phố, ở những giai đoạn khác nhau, ráp nối lại, để nhìn ngắm, soi
rọi, nhớ thương hay phẫn nộ. Thành phố. Giữa những ồn tạp tưởng chừng như
bất tận, giữa những “hội hè miên man”… thì chừng như vẫn muôn thuở buồn,
vẫn không thể cứu vãn những mất mát. Thành phố không còn kí ức” [29,
tr.361].
Tiếp theo đó, Đoàn Ánh Dương trong bài Đỗ Phấn giữa chúng ta, nêu
lên những cảm nhận và đánh giá của mình về tiểu thuyết Rừng người, cũng là
một cái nhìn chung về những tiểu thuyết về đô thị của tác giả. Đoàn Ánh
Dương phát hiện ra lối diễn đạt của Đỗ Phấn ít ẩn dụ, màu mè song tinh tế,
10

nhẹ nhàng như cách người ta thưởng trà: “Sáng tác của Đỗ Phấn không nhằm
bày ra cho người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng không cao đàm khoát
luận về giá trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự thụ cảm cuộc
sống một cách có nghệ thuật” [31, tr. 365]. Anh cũng nhận xét rằng: “Trong
văn học Việt Nam đương đại, có hai tác giả chuyên chú về điều này (thái độ
thị dân – người viết chú thích), là Nguyễn Việt Hà và Đỗ Phấn, đều từ các
lĩnh vực khác muộn mằn đến với văn chương, mỗi người một kiểu, mỗi cách
và đều rất độc đáo. Ở Nguyễn Việt Hà, nó đọng ở cấu trúc nghệ thuật ngôn từ
và ở Đỗ Phấn, nó lửng lơ ở ngoài cái cấu trúc ngôn từ nghệ thuật ấy. Cái
giống nhau, có chăng, cũng là một thói thường thị dân, ở sự quan tâm đến
thưởng ngoạn, lại là đàn bà và rượu” [31, tr.367].
Nguyễn Việt Hà cũng dành sự quan tâm của mình đối với các tiểu
thuyết của Đỗ Phấn: “Bao trùm lên trên của tất cả những đô thị, những đàn

bà, những công chức là một tâm cảm xót xa được viết điêu luyện bằng chất
văn cố dìm đi day dứt” [35, tr.2].
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhìn
nhận, những trang viết của Đỗ Phấn ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi
buồn: “Chúng vẽ nên một Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét
thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình
liên tục hiện nay. Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm
sống dậy những giá trị truyền thống” [24].
Ngoài ra, có nhiều nhà nghiên cứu đã viết bài giới thiệu về tiểu thuyết
của tác giả Đỗ Phấn như Hoài Nam (Cao bồi già ở phố không còn cổ),
Nguyễn Xuân Thủy (Sống trong đô thị, viết về đô thị), Nguyễn Trương Quý,
Phạm Ngọc Tiến, Đỗ Chu, Nguyễn Chí Hoan, Lê Anh Hoài
Hoài Nam đã phát hiện ra, Đỗ Phấn là một “tay chơi” ham “xê dịch”,
khao khát đi tới nhiều vùng đất để trải nghiệm và khám phá: “Máu giang hồ
11

nổi lên là đi. Đi ở trong nước đã đành, nhưng châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ ông
cũng đi đủ cả. Đi cốt để nhìn ngắm cho no mắt cái đẹp của thiên nhiên và con
người nơi xứ lạ, và nhất là cái đẹp nghệ thuật đang được trưng bày trong các
bảo tàng danh tiếng trên thế giới”. Quan trọng hơn, Hoài Nam thấy được câu
chuyện “kể đi kể lại, miệt mài, đầy hứng thú” của Đỗ Phấn “là chuyện của
một dân phố lâu đời ở Hà Nội, người đã sống cùng Hà Nội trong những năm
tháng bom đạn giặc giã, sống cùng Hà Nội qua những ngày dài bao cấp khốn
khó…, và sống cùng Hà Nội ở chính cái thời này, cái thời xôi đỗ giữa cũ và
mới, chắc và xổi, trật tự và nhốn nháo, nền nếp và xô bồ, tử tế và mất dạy”.
Ông kể bằng một “kiểu hành văn tinh tế kỹ càng đến mức trau chuốt, mà thờ
ơ buông thả cũng đến mức trau chuốt”. Hoài Nam đã kết luận rằng: “Đỗ Phấn
quả đúng là đứa con dứt ruột của Hà Nội, là cao bồi già phố cổ” [18].
Ở bài Sống trong đô thị, viết về đô thị, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy
nhận xét: “Có thể nói ít người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các

vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó nhiệt
thành và tận cùng như Đỗ Phấn”. Ông còn thấy được hình ảnh “đô thị đang vỡ
ra, đang bị cày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa phát triển và hệ lụy, giữa
bản thể và những lai tạp nhố nhăng” trong văn chương của Đỗ Phấn. Ông ví
Đỗ Phấn như một kẻ “rỗi việc”, “ngồi nhặt nhạnh, ngẫm nghĩ, và xa xót trước
những lỗ hổng của văn minh đô thị” [47].
Nói chung, các nhà nghiên cứu, phê bình đã chú ý đến đề tài đô thị
trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, cũng như cách viết nhẹ nhàng, nhẩn nha mà
sâu sắc của ông. Tuy nhiên, những bài viết này mới ở mức độ giới thiệu, tìm
hiểu chung, hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh trong tiểu thuyết của ông. Vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đề tài đô thị trong tiểu
thuyết của Đỗ Phấn, từ đó, chúng tôi mạnh dạn thực hiện hướng nghiên cứu
này.
12

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài đô thị trong tiểu thuyết của
tác giả Đỗ Phấn cùng những biểu hiện cụ thể của nó.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát kĩ càng đề tài đô thị cùng các biểu hiện của nó trong
sáu tiểu thuyết của Đỗ Phấn: Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Con
mắt rỗng, Ruồi là ruồi.
Người viết có tham khảo các tác phẩm khác cùng tác giả như: Tản văn
Hà Nội thì không có tuyết, Truyện dài Dằng dặc triền sông mưa…
Ngoài ra, luận văn tham khảo một số tác phẩm của các tác giả khác viết
về cuộc sống của con người đô thị trong xã hội hiện đại (như Hồ Anh Thái,
Nguyễn Việt Hà, Đỗ Bích Thúy )
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: qua việc phân tích hình thức nghệ

thuật tác phẩm để làm rõ đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn bởi nội
dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang
tính nội dung”.
- Phương pháp lịch sử - xã hội: xem xét sự phát triển của đô thị Việt
Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra đề tài đô thị trong mỗi thời kỳ. Từ đó,
thấy được dòng chảy của đề tài này và phát hiện ra những nét riêng của Đỗ
Phấn.
- Phương pháp hệ thống: Người viết xâu chuỗi các hiện tượng văn học
đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau để làm rõ đề tài
đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn.
- Kết hợp các thao tác: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp

13

5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đưa ra những nhận định về mảng đề tài đô thị trong tiểu
thuyết của Đỗ Phấn
- Góp phần làm sáng tỏ mảng đề tài được quan tâm trong văn học Việt
Nam đương đại nói chung và đề tài mang tính chất xuyên suốt của tiểu thuyết
Đỗ Phấn nói riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời ghi
nhận đóng góp của Đỗ Phấn với mảng viết về đề tài đô thị trong thể loại tiểu
thuyết nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
- Luận văn cũng là một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu tiếp theo về Đỗ Phấn.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết
của Đỗ Phấn

Chương 2: Bức tranh cuộc sống và con người đô thị trong tiểu thuyết
của Đỗ Phấn
Chương 3: Một số phương thức thể hiện đề tài đô thị trong tiểu thuyết
của Đỗ Phấn







14

CHƢƠNG 1
ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ
TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN
1.1. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến văn hóa xã hội Việt Nam
1.1.1 Đô thị hóa ở Việt Nam
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Đô thị là một không gian cư trú
của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế phi
nông nghiệp” [36, tr.12]. Đô thị được hình thành khi nhu cầu sống của con
người ngày càng cao, những lao động nông nghiệp trước đây chuyển sang làm
tiểu thủ công nghiệp, thương mai, dịch vụ. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã,
thị trấn… Cũng có thể hình dung đô thị là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hóa của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, là khu vực hành chính với cơ sở hạ
tầng, kinh tế, văn hóa, phát triển, tập trung mật độ dân cư lớn.
Đô thị được hình thành trên thế giới cách đây hàng ngàn năm, bắt đầu
từ những thành phố cổ Jerusalem (Isarel) hay Athens (Hy Lạp)…
Ở Việt Nam, đô thị được hình thành sớm cùng với sự hình thành của
các quốc gia cổ đại như Văn Lang, Âu Lạc. Đến thời phong kiến, cùng với

Thăng Long, những Phố Hiến, Hội An lần lượt ra đời, không ngừng mở rộng
từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, các đô thị thời phong kiến chủ yếu là các trung
tâm chính trị, văn hóa hơn là trung tâm kinh tế.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do chương trình khai thác
thuộc địa và chính sách chia để trị, mạng lưới đô thị tăng lên nhanh chóng.
Cùng với đó, lối sống thị dân phương Tây du nhập vào Việt Nam, tác động
mạnh mẽ đến đời sống vật chất, văn hóa của thị dân. Bộ mặt đô thị thời kỳ
này có nhiều khác biệt so với thời phong kiến.
15

Đến khi thống nhất đất nước, đặc biệt sau 1986, nhờ chính sách mở
cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần của Nhà nước, hệ
thống đô thị ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Nhiều trung tâm chính
trị, văn hóa, kinh tế lớn mọc lên ở cả ba miền. Đặc biệt, do chủ trương phát
triển kinh tế làm trọng tâm, tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh và có
chiều hướng phức tạp. Dù vậy, đô thị ở Việt Nam với xuất phát điểm từ nền
kinh tế nông nghiệp lâu đời, vẫn còn mang nhiều đặc tính của vùng nông
thôn, với tính chất của “phố làng”, “phố huyện”.
Quá trình đô thị hóa có thể hiểu là một quá trình phát triển về dân số đô
thị, số lượng và quy mô đô thị cũng như về các điều kiện sống ở đô thị hoặc
theo kiểu đô thị. Trong quá trình đô thị hóa đều có sự phát triển về lượng và
chất ở các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn (về cơ cấu kinh tế, cơ
cấu dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian quy hoạch – kiến trúc, hình
thái xây dựng, ).
Bản chất của quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển dịch lao động từ
hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm
nghiệp, khai khoáng trên diện tích rộng khắp toàn quốc sang những hoạt động
tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải,
sửa chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ
thuật, Hay nói cách khác là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán

sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là
đô thị.
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô
thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt
Nam hay Trung Quốc) (khoảng 35%). Tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta gia tăng
dần theo thời gian. Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị, năm 2000
con số này là 649, năm 2003: 656, năm 2010: 755, trong đó có 02 đô thị đặc
16

biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo dự báo của Liên hợp quốc
đến năm 2050 Việt Nam sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ
đô thị hoá là 59% [43].
Dù các đô thị được hình thành khắp đất nước nhưng nói chung quá
trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ
lệ dân số đô thị ít hơn so với vùng phía Nam. Theo dự báo của Liên Hợp
Quốc, quá trình đô thị hoá ở nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Trong đó,
các loại hình đô thị vừa và nhỏ sẽ vẫn chiếm ưu thế. Điều đó đồng nghĩa với
việc các vùng nông thôn sẽ bị xé vụn bởi sự xuất hiện của những đô thị vừa
và nhỏ, tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa nông thôn và thành thị, tạo nên
những “phố làng”, “phố huyện”.
1.1.2 Tác động của đô thị hóa tới văn hóa xã hội Việt Nam
Có thể nói, đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị
hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đời
sống nhân dân.
Tuy nhiên, sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở nước ta đã gây ra vô
vàn vấn đề nan giải trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - văn hóa và
môi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công
ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị, ảnh hưởng đến sinh thái - kinh tế,

tác động xấu đến sự phân hóa xã hội, gây ra nhiều vấn đề như suy đồi giá trị
đạo đức, mai một truyền thống tốt đẹp.
Là một phần tạo nên văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật cũng phản ánh
sâu sắc cuộc sống thực tại của con người. Các tác giả luôn theo sát những nhu
cầu của thời đại, phản ánh hiện thực theo góc nhìn riêng để khám phá được
17

mọi giá trị, cảm xúc, khao khát của con người trong mỗi thời kì lịch sử khác
nhau.
Đứng trước quá trình đô thị hóa của đất nước, mỗi người có một cảm
xúc, thái độ, tư thế khác nhau. Người hồ hởi lao vào lòng đô thị để tìm kiếm
những cơ hội đang rộng mở. Người nhẹ nhàng lánh xa đô thị vì sợ cái xô bồ,
đông đúc, bụi bặm, bon chen. Đô thị là một lòng chảo dung chứa cả những
điều tốt đẹp và cả những thứ tù đọng, xấu xa…
Đề tài đô thị ở đây, được hiểu là một phạm vi hiện thực được các tác
giả “nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm” [5, tr.116]. Họ trăn trở
với mái ngói, tường nâu, cao ốc chung cư, siêu thị, nhà máy, và cung cách
ứng xử của con người phố thị. Qua đề tài này, các nhà văn Việt Nam đã thể
hiện được năng lực quan sát, phân tích và cách tiếp nhận hiện thực của mình.
Đây là những trải nghiệm không kém phần sâu sắc so với các đề tài khác
trong văn học. Nó khác với đề tài nông thôn được phản ánh trong văn học
những năm trước 1975 với sự lưỡng phân tốt – xấu khá rõ ràng, con người và
không gian đều bình lặng, giản dị, chất phác. Có chăng một vài bon chen,
toan tính, cũng chỉ là toan tính của người nông dân vương lại chút tư tưởng
phong kiến.
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước
phát triển mạnh mẽ, cuộc sống ở các đô thị trở nên sôi động và phức tạp hơn.
Lối sống, văn hóa đô thị theo nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí tràn
vào các miền quê. Những vấn đề xã hội của con người nảy sinh ngày một
nhiều. Sự biến đổi tâm lý của cư dân đô thị cũng ngày một lớn. Văn học dành

khá nhiều trang viết để phản ánh hiện thực ở đô thị. Không ít nhà văn quan
ngại về sự tha hóa của con người trong vòng xoáy bạc tiền đô thị, hay làm sao
để gìn giữ văn hóa truyền thống của thị thành. Đề tài đô thị hẳn sẽ là một đề
tài được khai thác nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
18

1.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945
Từ những năm đầu thế kỷ, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
đã đề cập đến cuộc sống nơi đô thị của Tố Tâm và Đạm Thủy. Trong giai
đoạn khuôn khổ của lễ giáo đã ngấm sâu vào văn hóa Việt, những tư tưởng,
ảnh hưởng của lối sống phương Tây cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nó
tạo nên những tư tưởng mới về quyền tự do, tình yêu và hạnh phúc của con
người.
Hồ Biểu Chánh cũng có nhiều tác phẩm: Cay đắng mùi đời, Tiền bạc -
bạc tiền, Thầy thông ngôn, Kẻ làm người chịu tái hiện lại bức tranh đô thị với
nhiều tầng lớp người khác nhau, từ giới giang hồ ở nhà ga, bến xe tới những
trí thức tân học.
Sang những năm ba mươi, Nguyễn Bính - một nhà thơ lãng mạn đã
dành không ít giấy mực để nói về cảnh quan, nếp sống đô thị:
Chẳng đợi mà xuân vẫn cứ sang
Phồn hoa thôi hết mộng huy hoàng
Sớm nay sực tỉnh sầu đô thị (Sao chẳng về đây - Nguyễn Bính)
Phần nhiều nghệ sĩ vừa thích thú với đô thị lung linh, hào hoa, vừa sầu
cái cô đơn, giả dối ở nơi bon chen ồn ào:
Ghét những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
Hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng…. (Nhớ rừng - Thế Lữ)
Hai trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực trong giai đoạn này đều
quan tâm tới cuộc sống thị dân ở những phương diện tích cực và tiêu cực của

nó.
Khi nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập, các tác giả tiếp nhận mạnh
mẽ nền văn minh đến từ phương Tây. Không chỉ viết về cuộc sống yên ả chốn
19

thôn quê, họ còn hướng ngòi bút đến các đô thị lớn. Nhân vật ở chốn phồn
hoa này phong phú, tiến bộ, mạnh mẽ và có cá tính hơn. Họ mạnh bạo thể
hiện cái “tôi” cá nhân cùng các quan điểm của mình. Các nhà văn Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những cô gái tân thời, những chàng trai
tiến bộ dám vượt qua mọi rào cản để xây dựng tình yêu. Tuy nhiên, trong tác
phẩm của họ cũng không bỏ qua mặt trái của đô thị hoa lệ. Đó là cuộc sống
trụy lạc với rượu cồn và thuốc phiện…. Thạch Lam cũng viết về đô thị, nhưng
thường là những phố huyện nhỏ bé, còn tối tăm, nghèo nàn, làm con người
quẩn quanh, bế tắc.
Các nhà văn hiện thực lại nhìn đô thị bằng những cảm quan riêng. Với
Vũ Trọng Phụng, “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, đô thị hiện lên hỗn tạp như
chính nó đang tồn tại. Thậm chí, ông có phần nhạy cảm hơn với sự giả tạo,
học đòi, lố lăng của những thị dân mới. Thêm vào đó là các tệ nạn nghiện hút,
cờ bạc, mại dâm… Các tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng đề cập đến đề
tài này như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô
(phóng sự), Số đỏ…
Gần với góc nhìn của Vũ Trọng Phụng là Nguyễn Công Hoan. Đô thị
hiện lên trong tác phẩm của ông có phần nhố nhăng, bỉ ổi, như những tấn bi
hài kịch đầy bất công. Ở đó kẻ giàu phè phỡn ức hiếp người nghèo. Nam Cao
lại tập trung khai thác cuộc sống bế tắc của người trí thức nơi đô hội. Họ
quanh năm đối mặt với cơm áo gạo tiền, “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”.
Các tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc sống đô thị như: Sống mòn, Đời thừa,
Giăng sáng…
1.2.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam 1945 – 1975
Con người trong văn học thời kì này thường xuất hiện với tư cách con

người cộng đồng, con người dân tộc. Đề tài đô thị cũng tập trung phản ánh
chân dung những công dân – chiến sĩ, những nhân vật thị dân hiện lên có
20

phần ít thiện cảm. Đôi mắt của Nam Cao khắc họa nhân vật trí thức tiểu tư
sản – nhà văn Hoàng, về nông thôn tản cư vẫn giữ những tư tưởng, nếp sống
của người thành thị. Vào thời điểm đó, lối sống đô thị trở nên lạc lõng và
không phù hợp với đời sống của quần chúng lao động.
Khác với Nam Cao, Tô Hoài viết Những ngõ phố phản ánh sự đổi đời
của những người dân nghèo nơi đô thị. Họ thoát khỏi cuộc sống đói khổ để
đến với cuộc sống mới vui vẻ, tự do, ấm áp tình người. Họ hăng hái xây dựng
lại cuộc sống, làm lại từ đầu, trở về với chính mình.
Hà Minh Tuân đề cập đến cuộc sống đô thị ở Trong lòng Hà Nội và
Hai trận tuyến. Hai tiểu thuyết này viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân Hà Nội. Đến tiểu thuyết Vào đời, tác giả này tiếp tục khai thác đề tài
xây dựng xã hội mới, không né tránh hay bóp méo hiện thực mà phản ánh
trung thực cuộc sống thực tại.
Tác giả Nguyễn Huy Tưởng viết Sống mãi với thủ đô, trong đó thủ đô
Hà Nội được chọn làm bối cảnh cho các nhân vật với một hình ảnh anh dũng,
kiên cường. Không khí kháng chiến len lỏi vào từng ngõ phố.
Nguyễn Tuân viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Hà Nội hiện lên trong tập
ký của ông với hình ảnh hiên ngang và hào hoa, đi qua công cuộc kháng chiến
chống Mỹ anh hùng. Mảnh đất thủ đô được khắc họa như hương đất, hồn
người của dân Việt qua những đêm trăng, những nhành hoa, vườn quất.
Ngoài ra, có một bộ phận các nhà văn sáng tác trong miền Nam những
năm 1954 - 1975. “Lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống và chủ yếu hướng tới
hiện thực cuộc sống, tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã đáp ứng được khá
linh hoạt nhu cầu của người đọc tại các vùng đô thị” [49]. Các tác phẩm văn
xuôi giai đoạn sau 1954 “không chỉ giới hạn trong những đề tài “cổ điển” như
nói về cuộc sống của người thành thị, trí thức, tình cảm lãng mạn, phiêu lưu

hay nỗi nhọc nhằn, đói khổ của những người nghèo. Văn xuôi hướng đến tất
21

cả mọi vấn đề từ cao cả đến thấp hèn, hướng đến mọi đối tượng từ người lớn
đến trẻ em, từ giới trí thức đến người lao động, nhưng tập trung nhất vẫn là đề
tài tình yêu với đủ mọi cung bậc, biến thái khác nhau” [49].
Nói chung, ở giai đoạn này, đặc biệt ở miền Bắc, con người và xã hội
đô thị ít được chú ý trong văn học.
1.2.3 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay
Đề tài đô thị sau 1975 gắn liền với cuộc sống thị dân nhiều thay đổi.
Nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của văn hóa - xã
hội. Nhiều tác giả viết về đề tài đô thị như Nguyễn Minh Châu (Khách ở quê
ra), Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Tiến Thụy, Kiều Bích
Hậu, Nguyễn Trương Quý, Thụy Anh, Đỗ Bích Thúy…
Năm 1978, Nguyễn Duy đã bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của con
người khi hoàn cảnh thay đổi:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”. (Ánh trăng)
Nhà văn Ma Văn Kháng cũng có những tác phẩm hay về đô thị như tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Tác phẩm báo động lối sống của xã hội buổi
giao thời, không ít cá nhân sống ích kỷ, vụ lợi, đầy dục vọng. Tác giả cũng
nhấn mạnh vai trò của gia đình truyền thống trong cuộc sống mới, dù nó cũng
đang rạn nứt.
Nguyễn Khải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống và con người
Hà Nội, được tập hợp trong hai tập truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà
Nội trong mắt tôi (1995). Ông viết văn để trải tấm lòng mình với mảnh đất
từng gắn bó, nhiều duyên nợ, và phản ánh vùng đất kinh đô chứa đựng nhiều

22

điều hấp dẫn, bí ẩn, “nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh
thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi,
triết lí” [21]. Truyện ngắn Một người Hà Nội kể những chuyện về bà Hiền và
gia đình bà trong một khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm, chủ yếu từ sau
cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóng cho đến những năm
đầu đổi mới. Thông qua nhân vật bà Hiền – một “hạt bụi vàng” cặm cụi lưu
giữ những nét văn hóa của thủ đô ngàn năm, tác giả thể hiện niềm tin vào
“những giá trị tốt đẹp đã được hình thành và xây đắp từ bao đời sẽ được đặt
lại đúng với vị trí của nó. Cũng như mọi thứ xô bồ, hỗn tạp của Hà Nội hiện
thời chỉ là những rác nổi trên bề mặt của đời sống, rồi đến lúc nó sẽ bị cuốn
đi, để một Thủ đô với 1000 năm văn hiến, sự “thanh lịch của người Tràng An
sẽ trở lại” [21].
Nguyễn Huy Thiệp có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn về đề tài đô thị.
Ông nhìn cuộc sống và con người đô thị bằng thái độ lạnh lùng, sắc lẹm. Ở
đó, con người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi, ích kỷ (Tướng
về hưu, truyện Huyền thoại phố phường). Đó là cuộc sống xô bồ tạp nham
trong Không có vua, khắc họa một đô thị thiếu vắng tình người, đầy rẫy
những giả trá. Nó cũng thể hiện sự hoài nghi về lối sống, tương lai của tầng
lớp thị dân.
Một tác giả khác cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của
con người nơi phố thị là Hồ Anh Thái. Ông cho ra mắt tập truyện Tự sự 265
ngày - câu chuyện tự kể của anh công chức Nhà nước về thời gian 265 ngày
làm việc ở cơ quan. Nhà văn phản ánh quá trình một công chức bằng mọi giá
ngoi lên từng nấc thang danh vọng qua bức chân dung méo mó, hài hước, xấu
xí và có phần cay nghiệt. Ở đô thị vẫn còn vương lại thói tủn mủn của thời
bao cấp, và thói học đòi thời mở cửa. Tiếp đó là tiểu thuyết Mười lẻ một đêm,
và SBC là săn bắt chuột. Bối cảnh SBC là săn bắt chuột là một thành phố lớn
23


đang nhộn lên chiến dịch tiêu diệt chuột. Cuộc chiến giữa Chuột và Người với
tất cả sự thô lậu, xấu xa hiện hữu được thể hiện bằng giọng văn giễu cợt, trào
lộng, hài hước sâu cay đầy lôi cuốn.
Trong khi đó, Nguyễn Việt Hà là nhà văn viết về đô thị với cái nhìn từ
bên trong. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên nặng lòng với thủ đô là điều
không hề khó hiểu. Trước tình trạng dân cư ở thủ đô mỗi lúc một nhiều, ông
càng xót xa và quý mến những con người Hà Nội thực sự. Với ông, có những
kẻ ba đời ở thủ đô vẫn không thể là người Hà Nội được vì những quá khứ bất
hảo của chính ông cha họ vẫn còn để lại theo cái gien tiểu thị dân lưu manh.
Nguyễn Việt Hà cho Hà Nội là “vùng trũng” văn hóa, nơi tiếp nhận, giao thoa
văn hóa của mọi miền. Hà Nội vừa lắng đọng cái tinh hoa, trong trẻo lại vừa
chứa cái cặn bã, ô hợp. Hà Nội như bức tranh nhiều mảng màu, bên ngoài cái
đông vui náo nhiệt là dòng chảy âm thầm của sự tù túng, xấu xa. Ông viết một
loạt các tác phẩm như: tập truyện ngắn Của rơi, các tiểu thuyết Cơ hội của
Chúa, Khải huyền muộn, tạp văn Con giai phố cổ.
Gần đây, Đỗ Bích Thúy cũng cho ra mắt cuốn Cửa hiệu giặt là. Đây là
kỷ niệm những năm đầu tiên trở thành công dân thủ đô của chính tác giả. Tác
giả viết: “Tôi đã có những ngày được sống như thế, ở một cái góc nhỏ bé của
Hà Nội mà cái xưa và cái nay đang còn đan xen, trộn lẫn, cùng tồn tại. Đã
sinh con, nuôi con, cùng gia đình chồng duy trì một cuộc sống bình yên, đã
vượt qua cái cảm giác lạc lõng thấy Hà Nội chỉ là chốn dừng chân tạm thời
để đến lúc cảm thấy một Hà Nội thật thân thương ấm áp, một Hà Nội mà ở đó
có những cuộc đời bình dị được trôi đi với tận cùng vui buồn, sướng khổ Và
cuốn sách này, ghi lại những câu chuyện diễn ra ở góc phố ấy. Cái góc phố
Hà Nội thật dễ thương, thật đáng mến, với những cảm xúc đắm say của một
người đã biết thế nào là tình yêu Hà Nội” [22].
24

Cũng là một tác giả trẻ, Nguyễn Trương Quý có tới sáu cuốn sách viết

về đề tài đô thị (bối cảnh Hà Nội). Anh viết tản văn Tự nhiên như người Hà
Nội (2004), Ăn phở rất khó thấy ngon (2008), Hà Nội là Hà Nội (2010), Xe
máy tiếu ngạo (2012), Còn ai hát về Hà Nội (2013). Năm 2014, tác giả ra mắt
tập truyện Dưới cột đèn rót một ấm trà. Đó là cái nhìn đầy yêu thương, trăn
trở, tự hào về một không gian văn hóa – kiến trúc của thị thành.
Cuối cùng, không thể bỏ qua hàng loạt sáng tác của họa sĩ – nhà văn
Đỗ Phấn. Ông đã dùng con mắt hội họa, những cảm nhận tinh tế của một họa
sĩ và rung động của người yêu văn viết nên hàng loạt tác phẩm về cuộc sống,
con người đô thị - thủ đô Hà Nội như tiểu thuyết Vắng mặt, Rừng người,
Chảy qua bóng tối, Con mắt rỗng, Ruồi là Ruồi, Gần như là sống,… Không
kể hàng loạt tập truyện ngắn, tản văn của ông đã được xuất bản và đăng rải
rác trên các trang web.
1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn
1.3.1 Tiểu sử nhà văn
Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà
Nội năm 1980. Gia đình ông nhiều đời sinh sống ở thủ đô, cũng được gọi là
“trâm anh thế phiệt”. Ông nội của nhà văn là cụ Đỗ Ngọc Toại, một nhà nho
thuộc thế hệ lều chõng cuối cùng, từng là thầy dạy cho lớp Hán Nôm đầu tiên
của Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội [18]. Theo nhà văn Nguyễn
Tham Thiện Kế: “Đỗ Phấn là con trai một của người chiến sỹ cộng sản bị
thực dân Pháp bắt năm 1939 và kết án khổ sai chung thân tại nhà tù Sơn La từ
năm 1940… Công tác tại báo Tiền Phong, cụ dịch sách tiếng Trung và tiếng
Pháp. Sau chuyển sang làm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Niên và
chuyển cơ quan lần cuối sang Ban liên lạc đối ngoại Trung ương”. Cụ từng
làm cán bộ đến hàm Thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, tuy về hưu sớm. “Mê cổ
25

vật. Say gốm Việt. Cụ tự mày mò nghiên cứu và tái tạo lại những màu men
gốm cổ thời kì Lý, Trần, bằng phương pháp nung đốt cổ xưa. Giới sưu tập cổ
vật Hà thành ngày nay nhắc đến cụ vẫn một lòng ngưỡng mộ” [14].

“Có người cha và các ông chú bộ trưởng, tướng lĩnh làm bệ đỡ hoàn
hảo, Đỗ Phấn có thể tìm kiếm chức vụ nào đó không mấy khó. Nhưng Y đã
sống thật với chất của mình, dừng lại tìm lối riêng, làm một nghệ sỹ tự do,
sống bằng nghề vẽ và viết” [13]. Người cha tài năng, giàu lòng đam mê với
những cổ vật văn hóa xưa cũ hẳn đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm yêu
những cái cũ xưa của Đỗ Phấn. Dù có một điều kiện tốt, ông vẫn tự lực bước
vào nghệ thuật bằng đôi chân của mình, trước tiên là vẽ, sau đó là viết. Cũng
như ngày mới lập gia đình, từ hai bàn tay trắng, qua nhiều khó khăn, giờ đã có
một cuộc sống không hề tệ: “Kia, bên trái là ngôi nhà cũ của nhà mình. Tôi
sinh ra và lớn lên ở đó. Ông bà cụ mình đã bán nó với giá 400 cây vàng. Vậy
mà khi lấy vợ ra ở riêng, tay trắng tự lập long đong ba bốn lần chuyển
đổi ” [14].
Đỗ Phấn tham gia giảng dạy mỹ thuật tại khoa kiến trúc Đại học Xây
dựng Hà Nội từ 1980 - 1989. Ông cầm bút vẽ khá lâu trước khi cầm bút viết.
Đỗ Phấn sở hữu nhiều giải thưởng như Huy chương bạc Triển lãm Mĩ thuật
toàn quốc năm 2000 (không có huy chương vàng), giải B Hội Mĩ thuật Việt
Nam năm 1999 và giải B Hội Mĩ thuật Việt Nam năm 2003, giải C và tặng
thưởng của Hội Mĩ thuật nhiều năm. Tranh ông vẽ khá nhiều, mang lại cho
nhà văn một khoản thu nhập khá như ông từng chia sẻ.
Trước khi viết văn, Đỗ Phấn đã trải qua bốn, năm chức phận: “Phấn
từng là một thầy giáo đạo mạo niêm nót đứng trên bục giảng Đại học. Một
binh nhất ôm súng nơi tiền đồn vẫn mải mê ghi chép. Một họa sỹ bài bản, tìm
thành công trong khó khăn chứ nhất quyết không chịu đi tắt, đón đầu Một
nhà báo cá tính, trường lực giữ chuyên mục “Tản mạn hàng ngày” của báo

×