Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 126 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN



NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM
“TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN



NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM
“TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch




Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa
hề được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các tư liệu tham khảo
nhằm tăng cường tính thuyết phục cho lập luận của đề tài. Những tư liệu này
đều được trích dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng.
Tôi xin cam đoan những điều trên đây là sự thật và xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.


Học viên
Nguyễn Thị Hồng Vân
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn
này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô
giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô
trong khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những
người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong thời gian tôi học tập ở đây. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch - người đã trực tiếp
hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi từ ngày đầu học tập cho đến khi tôi hoàn
thành luận văn này, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn
thành luận văn với một tinh thần khoa học, nghiêm túc, một thái độ thân
tình và tôn trọng.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn thân thương nhất đến những
người thân yêu trong gia đình, những người bạn luôn bên cạnh ủng hộ động
viên kịp thời, những người đồng nghiệp nhiệt tình, giúp sức cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thị Hồng Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tƣợng,phạm vi và mục đích nghiên cứu 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
5. Cấu trúc luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƢƠNG
ĐƢƠNG ĐẠI 12
1.1 Nỗi cô đơn với tƣ cách một chủ đề trong văn học Việt Nam 12
1.1.1 Khái niệm cô đơn 12
1.1.2 Chủ để cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại 15
1.2 Sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (giai đoạn đƣơng đại) 22
1.3 Phan Việt với đời sống văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại 31
1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp 31
1.3.2 Quan niệm văn chương 33
Tiểu kết: 38
CHƢƠNG 2: CÁI CÔ ĐƠN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” 39
2.1 Những biểu hiện của cái cô đơn 39
2.2 Cội rễ cái cô đơn của con ngƣời 47
2.2.1 Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lý 47
2.2.2 Cô đơn bởi sự đối chọi của hai miền văn hóa 57
2.2.3 Cô đơn bởi sự thiếu vắng của tình yêu 63
2.3 Cô đơn và sự phát triển nhân cách của nhân vật 68
2.3.1 Cô đơn - một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ 68
2.3.2 Cô đơn - cuộc hành trình tìm kiếm bản thể 71
Tiểu kết: 79
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN
TRONG “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” 81
3.1 Phƣơng thức xây dựng nhân vật 81
3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhằm biểu đạt tính cách nhân vật 81
3.1.2 Miêu tả sự vận động phức tạp của tâm lý nhân vật 83
3.1.3 Thủ pháp tẩy trắng nhân vật 88
3.2 Cốt truyện và cấu trúc văn bản 91
3.2.1 Cốt truyện 91

3.2.2 Cấu trúc văn bản nghệ thuật 95
3.3 Tổ chức không gian - thời gian 97
3.3.1 Thời gian hiện thực 98
3.3.2 Không gian thực - ảo đan quện 101
3.3.3 Không gian đa chiều và thời gian đa tuyến 104
3.4 Giọng điệu 107
Tiểu kết: 111
KẾT LUẬN 113


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn
tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống. Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam
còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam
trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường
biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự
thống nhất cao. Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại
là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng
thể lại có cái bộ phận. Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại
hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích
thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Văn học
Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn.
Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý
nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc
dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có
quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do
những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau

đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể
thông thương được với nhau. Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của
các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác
mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra. Đó là một lực lượng sáng tác văn
chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo.
Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ. Bộ phận
văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt. Trước hết đó là sự
khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất
hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công


2
dân toàn cầu. Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến
đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hoặc bằng
chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam. Nhưng ở bộ
phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng
khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn
như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là
một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều
viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp. Đối
tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế,
không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước
nói riêng, văn học trong nước nói chung. Ở trường hợp khác, lại có các nhà
văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa
nơi họ sống. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến những nhà văn
có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở
chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng
những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như
một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn
Thọ, Đoàn Minh Phượng Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô

cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay
vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn
chương không biên giới. Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà
không bị những quy định ngặt nghèo về khoảng cách địa lý, không thời gian
hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ. Do
đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng
không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là
những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được
muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn,
sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn


3
được đặt trong thế đa chiều, đa thanh, khách quan toàn diện với một tư duy
hiện đại. Đặc biệt, chính những nhà văn thuộc bộ phận văn học này là một
“mắt xích” quan trọng để đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt, con
người Việt nói chung giao thoa với những nền văn hóa mới nơi họ sống và
làm việc. Như thế, sự kết nối của họ với quê hương và nơi sống mới không hề
bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn
học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới.
1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài,
cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có
sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng
là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận
được đánh giá cao của công chúng Việt. Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt
hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất
bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận.
Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy
nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tôi chỉ xem xét trên cơ sở
những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ

với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng
đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc
trong nước. Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các
tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tôi chú ý đến sáng tác của nhà
văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng
có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất
bản ở Việt Nam. Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã
chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch
và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước. Đặc biệt, thông qua việc xuất
bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người,
Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành


4
mạnh về tư tưởng của các tác phẩm, về những quan niệm thẩm mĩ trong sáng
tác của nhà văn Phan Việt. Hơn thế, Phan Việt còn tham gia nhiều hoạt động
văn chương như cùng giáo sư toán học Ngô Bảo Châu xây dựng tủ sách Cánh
cửa mở rộng với động thái giới thiệu những tác phẩm văn học nước ngoài đến
với bạn đọc trong nước, và tham gia các hoạt động xã hội ở Việt Nam tương
đối sôi nổi.
1.3 Khi tiếp cận với những sáng tác không chỉ truyện ngắn, tiểu
thuyết… của nhà văn Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, mặc dù sống,
làm việc và viết văn ở hải ngoại nhưng nhà văn Phan Việt dường như luôn
đau đáu một nỗi niềm người Việt từ cách hành văn cho đến hệ thống các hình
tượng, chủ đề, đề tài…đều không hề xa lạ. Chính nhà văn đã có lần tâm sự
rằng:“Tôi muốn quay trở về Việt Nam vì thật sự là với người viết như tôi, khi
nói về một Mary hay David nào đấy, tôi không cảm thấy có cái rứt ruột như
khi tôi nói về một người Việt Nam”[46]. Thứ hai, khảo sát một số tác phẩm
của nhà văn này, đặc biệt là hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu
chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong sáng tác của nhà văn có nhiều hướng quan

tâm đến vấn đề con người như thân phận xa quê hương, sự hội nhập về văn
hóa, chuyện du lịch, ăn uống…nhưng ám ảnh hơn cả đó là chủ đề về nỗi cô
đơn của con người đương đại trong xã hội. Nhân vật cô đơn trong tác phẩm
của Phan Việt chứa đựng trong đó những chiều sâu ý nghĩa tư tưởng, và quan
niệm của nhà văn về con người về cuộc đời. Tìm hiều về cái cô đơn trong một
số sáng tác của nhà văn cũng Phan Việt chính là cách để người đọc thấu hiểu
hơn một phần đời sống, thân phận của những tha nhân trên đất khách quê
người. Nỗi cô đơn của con người - vấn đề được văn học quan tâm từ lâu với
tư cách là một chủ đề lớn, cùng với đó là thân phận của con người đất Việt xa
xứ - một vấn đề mang tính “thời sự” đã được nhà văn Phan Việt thể hiện một
cách gần gũi, chân thật chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Thứ ba, đọc và khảo sát hai tiểu thuyết mới Tiếng người và Một mình ở châu


5
Âu của nhà văn Phan Việt chúng tôi nhận thấy sự cách tân mới mẻ trong đó
với lối viết lạ trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, lựa chọn khai
thác mẫu nhân vật mới (nhân vật trí thức, trẻ, du học, tài năng, có học thức
thành đạt với địa vị cao trong xã hội - là những mẫu nhân vật còn ít được khai
thác); đến cốt truyện, cấu trúc văn bản kiểu lỏng lẻo, phân mảnh, lắp ghép cho
đến không thời gian nghệ thuật với kỹ thuật của dòng ý thức mới, ngôn ngữ
chắc gọn, mà vẫn giàu sức gợi, tả…Như thế, tiếp cận tác phẩm của nhà văn
Phan Việt chính là cách tiếp cận gần hơn với sự vận động, phát triển và đổi
mới của thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đương đại và
chỉ ra những đóng góp mới vào công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam
đương đại của những nhà văn di dân hải ngoại.
Từ tất cả những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện đề
tài luận văn Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt
qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu là một đề tài hay, hấp
dẫn và cần thiết, là bước khởi đầu cho quá trình chiếm lĩnh những kinh

nghiệm nghệ thuật mới của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại. Qua đó,
khẳng định Phan Việt là một nhà văn trẻ, tài năng, một “đài khí tượng” có
“khả năng tiên báo về một chiều kích mới của văn học” (theo cách nói của
nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương), đồng thời ghi nhận những đóng
góp, những nỗ lực cách tân trong sáng tác của Phan Việt trên con đường hợp
lưu với văn học trong nước và hội nhập với văn học thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Phan Việt là cái tên không còn xa lạ với bạn đọc trong nước, mới chỉ
xuất hiện trên diễn đàn văn học từ năm 2005 đến nay nhưng những tác phẩm
của cô đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở các lứa tuổi khác nhau. Minh
chứng cho điều này chúng ta có thể thấy, hầu hết các buổi tọa đàm ra mắt hay
giới thiệu sách của cô tại trung tâm văn hóa Pháp - Việt đều chật cứng độc giả
gần xa đến tham dự.


6
Song, theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu, những bài viết, bài
nghiên cứu về nhà văn Phan Việt cùng văn chương của cô chưa thật dày dặn,
mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên
các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn
Phan Việt. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt
đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về
nghệ thuật, quan niệm về nghề viết. Trước hết, phải kể tới những lời giới
thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của các tác giả, các nhà nghiên
cứu phê bình. Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà lí luận phê bình
Huỳnh Như Phương đã đưa ra dự báo về Phan Việt như sau:"Nếu tác giả
quyết tâm lựa chọn và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một
trong những nhà văn trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt
Nam hiện đại [2;tr4]. Ở một ý kiến đánh giá khác, tác giả Dương Bình
Nguyên trong bài viết "Nhà văn Phan Việt - kẻ đi tìm tiếng người" trên báo

An ninh thế giới, số ra ngày 07/04/2008 đã có những đánh giá trong kỹ thuật
viết của nhà văn Phan Việt, về giọng điệu, về cách tư duy, về thái độ của nhà
văn khi nhìn nhận và phản ánh hiện thực, ông nói :"Phan Việt, từ buổi đầu
của Phù phiếm truyện đã là một giọng văn lạ. Ở chị không có cái làm dáng
cố tình, cũng không có những đoạn văn trữ tình óng mượt. Chính xác, mạch
lac, như khoa học nhưng không khô khan. Cuốn hút trong những câu chuyện
của Phan Việt là một lối tư duy tường minh, nhìn nhận cuộc sống bằng thái
độ nghiêm túc nhưng ko lên gân, không nghiệt ngã. Không có sự bi lụy trong
văn chương phan Việt". Tác giả Thủy Lê trong bài viết "nhà văn phan Việt,
bất hạnh không nghiễm nhiên là tài sản" đã có những đánh giá mang tính khái
quát về khả năng và tần xuất sáng tác văn chương của Phan Việt, đồng thời
khẳng định về ý thức trách nhiệm cầm bút của nhà văn, tác giả khẳng
định:"Dù công việc chuyên môn hoàn toàn nằm ngoài văn chương nhưng chị
đã cầm bút không ngừng nghỉ và có thể nói là một trong những tác giả nữ


7
đáng đọc nhất hiện nay của văn học Việt nam đương đại về kỹ năng viết, sự
trải nghiệm, tìm tòi, ý thức làm nghề chuyên nghiệp". Có thể nói, trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập của văn học Việt Nam đương đại, Phan Việt nổi lên
như một "đài khí tượng", một cây bút có cá tính, trong cả tác phẩm và trong
cả những lập ngôn táo bạo gây ra nhiều dư luận xung quanh tựa đề - bất hạnh
là một tài sản được nhà văn đặt làm tiêu để cho bộ 3 cuốn sách: "Một mình ở
châu Âu, Xuyên Mỹ và Về nhà" trong đó 2 cuốn đã cho ra mắt bạn đọc trong
nước.
2.2. Nhận định về các sáng tác của Phan Việt qua khảo sát, tìm hiểu,
chúng tôi nhận thấy. Có một số lượng các bài viết về nhà văn Phan Việt trên
các trang web mà đa phần là những ý kiến, đánh giá bình phẩm đó đều dưới
góc độ cá nhân và tập trung vào một vài khía cạnh nghệ thuật trong tiểu
thuyết của cô. Trong đó, Nguyễn Đông Thức là nhà văn tiếp cận gần nhất với

Phan Việt, từng nhiều lầm đọc bản thảo tác phẩm Tiếng Người của nhà văn
Phan Việt. Từ góc độ của một nhà văn đi trước giàu kinh nghiệm ông đã có
những phát hiện sâu sắc trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của Phan Việt, cách kết
cấu, cách tiếp cận và lựa chọn đề tài. Ông cho rằng, Phan Việt có phần mạo
hiểm khi tiếp cận những đề tài còn khá mới mẻ, kén độc giả và có phần gai
góc với một cây bút còn quá trẻ:“Truyện viết về một gia đình trẻ thành đạt,
hai vợ chồng cùng đi học nước ngoài về. Một tầng lớp thượng lưu, trí thức,
với lối sống, lối nghĩ hiện đại, cùng cá tính rất riêng của từng nhân vật. Họ
sống với nhau như thế nào; nghĩ và đối xử với công việc, và gia đình, xã hội
ra sao; xử lý những bí mật riêng của mỗi người theo kiểu gì …là chuyện riêng
của mỗi người (trong truyện này là rất riêng, vì mẫu người như Duy, như M,
như Hoàng…hình như chưa được các cây bút trẻ khác đụng tới” [3;tr282].
Bên cạnh đó phải kể đến bài viết "Sa xuống và treo lưng chừng"[45]
của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ông đã có những phân tích chuyên sâu
đối với tác phẩm Tiếng người của nhà văn Phan Việt. Đánh giá khái quát về


8
mặt nội dung của tác phẩm ông khẳng định, tác giả Phan Việt đã chạm đến
biên độ "mặc cảm tôi" [45] (mặc cảm bản ngã) thời tráng niên trong tâm lý
học hiện đại dẫn dắt con ngươi đến những tương quan mẫu tượng, chiêm
mộng về thế giới tha nhân chung quanh, những va chạm, bùng nổ đưa đến
các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm”. Cũng trong bài viết này, tác giả
Nguyễn Vĩnh Nguyên còn làm nổi lên những điểm khác lạ những nỗ lực tìm
tòi, đổi mới về kỹ thuật viết trong tác phẩm Tiếng Người của nhà văn Phan
Việt và chỉ ra một cách cô đọng nhưng sâu sắc rằng:"Cuốn sách hiện đại về
cấu trúc, ngôn ngữ, nhiều lớp lang không gian, đan xen, và nhiều tính nhạc,
phác họa tâm cảnh sâu sắc, chiều rộng, khung cảnh, thế giới mới đi song
song với chiều sâu cắn rứt, bất an" [45]. Ngoài ra còn nhiều bài viết, mỗi bài
viết lại đem đến một cái nhìn riêng về sáng tác của Phan Việt. Tác giả với bút

danh T.N trên báo Văn nghệ quân đội số ra ngày, 13/03/2013 với bài viết
Châu Âu dưới con mắt Phan Việt, tác giả đã chỉ ra nét mới, sự trưởng thành
trong ngòi bút của nhà văn Phan Việt so với những tác phẩm trước, bài viết có
đoạn: "So với những tác phẩm trước đó của Phan Việt, ngòi bút chị trong Một
mình ở châu Âu dù vẫn tỉnh và lạnh, vẫn nhiều triết lý, nhưng có phần đằm
thắm hơn, da diết hơn" [34] điều này chứng tỏ Phan Việt không chỉ là một
nhà văn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, cùng ý thức hoàn thiện bản thân mà cô còn
luôn ý thức làm nghề chuyên nghiệp. Có thể nói, hầu hết những bài viết trên
đây mới dừng lại ở mức độ đánh giá chung chung, đơn thuần về kỹ thuật viết
của nhà văn Phan Việt. Mỗi bài viết đều ghi nhận một cái nhìn có tính chất
khám phá, với những kiến giải khơi gợi, sắc sảo, tinh tế, do đó đây chính là
nguồn tư liệu quý báu cho người viết tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về
tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt.
Là một nhà văn còn tương đối mới, chưa được biết đến một cách rộng
rãi, các sáng tác của cô đều là sách mới xuất bản một vài năm trở lại đây, do
vậy, không phải ai cũng biết đến và tiếp cận được với văn chương của Phan


9
Việt. Vì thế, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học, cho đến
những đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết của nhà văn Phan
Việt, các bài báo cáo khoa học, luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiêp của
sinh viên, học viên các trường như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Viện văn học, Trường viết văn Nguyễn Du, Trường Đai học Sư phạm Hà Nội
là hầu như chưa có nhiều. Có thể nói, luận văn của chúng tôi là đề tài
nghiên cứu đầu tiên, đặt nền móng cho những ai quan tâm, yêu thích và muốn
khám phá sâu hơn văn chương của Phan Việt.
2.3 Riêng về đề tài nỗi cô đơn của con người trong văn chương Phan
Việt, chúng tôi nhận thấy cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên
biệt và mang tính hệ thống. Đa phần các ý kiến mới xoay xung quanh vấn đề

kỹ thuật viết của tác giả chứ chưa đề cập đến vấn đề cô đơn của con người với
tư cách một sáng tác đặc trưng, nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn Phan
Việt. Mặc dù, cũng có một vài ý kiến với những nhận định sơ bộ về sự cô đơn
của con người trong tác phẩm của Phan Việt. Trong đó có thể nêu ra ý kiến
đánh giá duy nhất và cũng là hiếm hoi của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên về
vấn đề cô đơn trong văn chương Phan Việt. Trong khi nghiên cứu về tiểu
thuyết Tiếng người của nhà văn Phan Việt Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nhận xét
như sau: Phan Việt "Viết về sự cô đơn và bất an trong đời sống của tri thức
trẻ trung lưu ở Việt Nam đương đại đầy cuốn hút" [45]. Trong đó, tác giả
còn nêu ra một dự cảm tương đối chính xác đó là: "con người cô đơn, bất an,
khủng hoảng là một trong những kiểu nhân vật chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết
này" [45].
Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu
về Phan Việt, chúng tôi thấy rằng văn chương Phan Việt còn quá nhiều điều
hấp dẫn cần được khám phá, đặc biệt là chủ đề về nỗi cô đơn của con người
đương đại trong văn chương của cô. Đây thực sự là một đề tài mới, vẫn là một
mảnh đất màu mỡ để người viết thỏa sức khám phá và tìm hiểu. Trên cơ sở


10
tiếp thu, kế thừa một số những nghiên cứu mang tính chất sơ khai của những
người đi trước, luận văn hi vọng hướng tới một cái nhìn toàn vẹn, hệ thống,
khách quan về một phương diện đóng góp của nhà văn Phan Việt vào tiến
trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết của
dòng văn hoc hải ngoại Việt Nam nói riêng.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cô đơn của con người, chỉ
ra nỗi cô đơn của con người trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt. Từ quan
niệm về con người, các dạng thức, biểu hiện cô đơn của con người đến những

phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người đương đại. Đặc biệt nhấn
mạnh vào cảm thức cô đơn của con người và nghệ thuật biểu đạt nỗi cô đơn
trong văn chương Phan Việt.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm chính là Tiếng người và
Một mình ở châu Âu của nhà văn Pham Việt. Được xuất bản bằng Tiếng Việt
và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
- Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số những
tác phẩm có cùng chủ đề, và các nhà văn cùng bộ phận văn học di dân hải
ngoại để làm sáng tỏ đóng góp của nhà văn Phan Việt.
*Mục đích nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu về nỗi cô đơn của con người đương đại trong
văn chương Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: chủ đề về nỗi cô đơn trong dòng
văn học Việt Nam không mới và không phải đến Phan Việt mới được đề cập,
đây là một vấn đề cũ, nhưng chúng tôi đã chọn phương pháp “bình cũ mà
rượu mới”. Người viết đã chọn cho bài viết một đối tượng hoàn toàn mới đó
là chủ đề về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của nhà văn thuộc dòng văn học di


11
dân hải ngoại, bước đầu tiếp cận dòng văn học di dân hải ngoại như một
mạch nguồn chung của văn học Việt Nam đương đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài:“Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn
chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu”
luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính để soi chiếu toàn diện hai
tiểu thuyết Tiếng người và Một mình ở châu Âu đó là phương pháp Thi pháp
học, kết hợp với nguyên tắc cấu trúc - hệ thống và một số thao tác nghiên cứu
như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Trong đó:
Phương pháp Thi pháp học giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách

toàn diện khi khảo sát, phân tích các yếu tố nghệ thuật để biểu đạt mặt nội
dung của tác phẩm như: Giọng điệu, ngôn ngữ, điểm nhìn, miêu tả tâm lý
nhân vật….
Nguyên tắc Cấu trúc - hệ thống giúp chúng tôi giải mã các yếu tố nội
dung của tác phẩm như cốt truyện, nhân vật, cấu trúc văn bản…từ đó, có cái
nhìn tổng quan về tác phẩm làm căn cứ cho những khái quát trong luận văn.
Bên cạnh đó, chúng tôi có thể hệ thống hóa những biểu hiện, những căn
nguyên và dạng thức của nỗi cô đơn trong cả hai tác phẩm, hệ thống hóa
những đối thoại, độc thoại nội tâm của các nhân vật …để tăng tính thuyết
phục cho những đánh giá của chúng tôi.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn tập trung vào phần nội dung chính được chia làm ba chương:
Chương 1: Phan Việt trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại
Chương 2: Cái cô đơn và thế giới nhân vật trong hai tác phẩm “Tiếng
Người” và “Một mình ở châu Âu”
Chương 3: Phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người trong
“Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” của nhà văn Phan Việt


12
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƢƠNG
ĐƢƠNG ĐẠI
1.1 Nỗi cô đơn với tƣ cách một chủ đề trong văn học
1.1.1 Khái niệm cô đơn
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê làm chủ biên, thuật
ngữ cô đơn được định nghĩa là “chỉ có một mình, không có người thân, không
nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn)” [13; tr202]. Như thế, cô đơn
là một mình, sống đơn độc không có ai bên cạnh, tách biệt hoàn toàn với thế

giới tồn tại xung quanh mình, không chịu những tác động của xã hội hay
những yếu tố ngoại cảnh nào.
Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương của Henri BeNac, thuật ngữ
cô đơn dùng để chỉ “hoặc là một nơi hiu quạnh, hoặc những tác động của nơi
ấy. Nghĩa là trạng thái của con người sống một mình hay của người cảm thấy
duy chỉ có một mình với chính mình trong khung cảnh nào đó người ấy thấy
mình ở đấy (Khung cảnh thiên nhiên, căn buồng, xã hội của những con
người)”[11,tr796]. Diễn giải nội hàm khái niệm cô đơn trên có thể thấy, khái
niệm cô đơn mang trong nó biên độ tương đối rộng. Nó mang tính bao quát
nhiều chiều trong những khoảng không - thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác
nhau. Con người có thể gặp phải hoàn cảnh cô đơn khi sống một mình, khi ở
nơi hiu quanh, dưới những tác động từ ngoại cảnh vào thế giới nội cảm của
con người, gần với cách nói của đại thi hào Nguyễn Du “Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ” khi ấy con người dễ gặp phải những nỗi cô đơn, buồn chán.
Cái cô đơn tồn tại trong con người là bởi vì họ cảm thấy quá nhỏ bé trước
thiên nhiên, quá ư chật chội, bế tắc, tù túng quẩn quanh trong căn buồng nhỏ,
hoặc trước sự hỗn độn, biến động với những xoay vần chóng vánh của xã hội
mà con người không thể hài hòa, tương thích và bắt kịp…Tất cả những điều


13
kiện hoàn cảnh này đều khiến con người cảm thấy cô đơn, hoang mang, và
càng hoang mang thì mức độ biểu hiện cái cô đơn của con người càng lớn.
Cô đơn được xem là một trạng thái tồn tại sẵn có trong mỗi con người -
đó là một nỗi cô đơn bản thể. Cũng như những trạng thái cảm xúc khác của
con người như: hỉ, nộ, ái, ố… Cô đơn cũng như một trạng thái tâm lý mang
trong mình những đặc trưng, giá trị riêng có, để khu biệt giữa cô đơn với
những trạng thái khác.
Trong mục từ cô đơn, thứ nhất Henri Banac đã chỉ ra hai đặc trưng cơ
bản của sự cô đơn, đó là “sự cô đơn về thể xác gây nên” [11.tr797] và “sự cô

đơn về tinh thần”[11;tr797]. Thứ hai, ông cũng chỉ ra hai giá trị về sự cô đơn:
giá trị thứ nhất đó là““sự êm dịu bí ẩn”, bởi vì cô đơn tạo ra”: Sự nghỉ ngơi
cách xa sự náo động của con người; sự an toàn và cách xa những tác hại của
xã hội; sự thanh thản - để suy ngẫm về bản thân mình, để hiểu rõ hơn về
mình, để tự vấn, để thoát khỏi những hiểm nguy của thế giới loài người, thực
hiện đời sống tinh thần, tu luyện khổ hạnh, để lao động sáng tạo, thoát khỏi
sự mất thời gian vô ích trong xã hội; để nghĩ đến những người mình yêu quý;
để sống một cách tự do, hưởng thụ mình, để ngủ, để hưởng thụ những giây
phút mơ màng, dạo chơi, ngắm cảnh thiên nhiên; để trốn tránh xa những dục
vọng, hay để yêu mà không bị gây phiền phức, cũng chẳng ngại sự ghen
tuông” [11;tr797]. Như thế, cô đơn là một cách thức để con người thoát ra
khỏi “những tác hại của xã hội” để tìm đến với cuộc sống an nhiên, tự tại,
hưởng thụ sự thư thái, bình yên, hạnh phúc; hơn thế nhờ cô đơn con người
mới có thể tĩnh tâm để nhìn thấu và hiểu rõ nhất “cái bản ngã” bên trong con
người mình. Đó chính là mặt tích cực của nỗi cô đơn.
Đặc biệt, giá trị của sự cô đơn còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của tinh
thần được giải thoát khỏi mọi lo lắng, mọi ràng buộc”[11;tr799]. Giải thoát
mọi thứ là một cách để tách mình ra, dùng sự cách biệt để có được một độ lùi
nhất định, con người mới “có thể đoán xét một cách dửng dưng hoặc với một


14
khoảng lùi thời gian để nhìn đúng sự việc, suy ngẫm và sáng tạo”[11;tr799].
Nghĩa là nhờ cô đơn, con người không chỉ nhìn lại được chính mình, nhìn
nhận một cách khách quan sự vật, hiện tượng, mà nó còn là yếu tố cần thiết
đảm bảo cho sự sáng tạo được duy trì và phát triển liên tục. Ở một giá trị khác
nữa của “sự êm dịu bí ẩn” còn là “sự nảy nở mạnh mẽ: của cảm xúc: sự phấn
khích, sự khoái cảm của trạng thái đơn chiếc, biệt lập, hay nỗi kinh hoàng vì
chỉ có một mình; ý chí muốn sống theo chỉ bảo của trái tim; sự mông lung của
những đam mê; mơ màng yêu đương; sự kết tinh tình cảm về tự nhiên, tình

cảm thần bí, tôn giáo”[11;tr799]. Cuối cùng là “sự nảy nở mạnh mẽ của cái
tôi: sự giải phóng khỏi những khuôn sáo truyền thống, khỏi địa ngục của
những người khác, sự ích kỉ, khám phá mình”[11;tr799]. Rõ ràng ta thấy, cô
đơn đem đến những giá trị quan trọng và cần thiết cho đời sống của con
người, mà bất cứ ai, đều muốn tìm cho mình một sự cô đơn nhất định để
hưởng thụ những giá trị nội tại mà cô đơn đem đến.
Song, đi kèm với sự êm dịu bí ẩn - bởi cô đơn tạo ra, giống như một
thứ thuốc có khả năng “gây tê” giúp cho con người nhanh chóng quên đi trạng
thái về sự đau khổ thì ở mặt bên kia là “những nguy cơ của sự cô đơn xuất
hiện khi con người ta phải chịu sự cô đơn và khi sự cô đơn không được người
ta tìm kiếm hay khi một tâm hồn còn chưa “đủ lớn, đủ mạnh” mà lại muốn
nếm trải sự cô đơn” [11;tr800]. Có nghĩa là, nếu cô đơn được coi là một đức
hạnh, mang đến cho con người con người những cảm giác như sự êm dịu, sự
giải thoát, sự thanh thản, sự nghỉ ngơi…thì ngược trở lại, để được cô đơn và
nếu muốn được nếm trải, tận hưởng bầu không khí cô đơn ấy thì đòi hỏi con
người phải có một bản lĩnh nhất định, phải “đủ lớn” và “đủ mạnh”, đạt đến
một trình độ nhất định mà ở đó hội tụ đầy đủ những yếu tố cần và đủ để tạo ra
sự cô đơn cho mình. Nói như thế có nghĩa chính cái cô đơn đã giúp nuôi
dưỡng năng lực về mặt đức hạnh, về mặt tinh thần, năng lực sống cá nhân và
sự trưởng thành về mọi phương diện của con người. Cô đơn rõ ràng mang giá


15
trị như một thứ tài sản của con người. Mặt khác, con người mặc dù không
muốn sự cô đơn nhưng người ta vẫn phải tìm kiếm sự cô đơn hoặc bị cô đơn,
trường hợp đó xảy ra với những kẻ yếu đuối, quen sống dựa dẫm vào cộng
đồng, tập thể mà họ bắt buộc bị cô đơn thì khi đó cô đơn có thể gây ra những
mặt tiêu cực mà ở mặt thứ nhất đó chính là “sự buồn chán”[11;tr800]; mặt
thứ hai là “trạng thái bị bỏ rơi, đơn chiếc khiến cho tâm hồn hoảng sợ vì
người ta không còn được tiếp xúc với hơi ấm của con người”[11;tr800]; mặt

thứ ba là “một tâm trạng không thích ứng vì phải sống với người
khác”[11;tr800]; mặt thứ tư là “một sự phấn khích thiếu lành mạnh: sự kiêu
ngạo, lấy mình làm trung tâm, điên cuồng quấy rối; những ảo tưởng, những ý
tưởng sai trái, sống trong mộng ảo”[11;tr800]. Cuối cùng là “một nỗi kinh
hoàng khi phải quan sát thân phận siêu hình của mình. Đối với nghệ sĩ, cho
mình là trung tâm, nghèo nàn về cảm hứng, thiếu thốn cái mà xã hội mang
đến, vì thế nghệ sĩ cần thoát khỏi sự cô đơn hoàn toàn, hoặc bằng cách xuất
phát cùng với tâm hồn đồng cảm”[11;tr800]. Điều này chỉ ra, ở một khía cạnh
khác của cô đơn đó là: trong sự tích cực của cô đơn, nó vẫn bao hàm và ẩn
chứa những “mầm mống” gây ra sự chán nản, trái chiều, bất lợi và dẫn đến
những bi kịch cho con người như sự bất hòa, sự không tương thích với người
khác, với một đời sống trong thế giới khác. Đặc biệt cô đơn là một thiết yếu
cho sáng tạo, đối với người nghệ sỹ, cô đơn là mạch nguồn khơi gợi cảm
hứng sáng tạo đến bất tận, nhưng để đạt được điều đó, người nghệ sĩ cần thoát
ra hoàn toàn cái cô đơn mang nghĩa tiêu cực và con đường tốt nhất đó chính là
rời xa lối sống và suy nghĩ tập thể, cộng đồng, tìm đến những tâm hồn đồng
điệu, những trái tim đồng cảm giao hòa làm một như thế cô đơn mới trở thành
“một yếu tính cho sáng tạo”.
1.1.2 Chủ đề cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại
Chủ đề là "vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ
hiện thực mà tác phẩm thể hiện"[10;tr119]. Nó có vai trò quan trọng thể hiện


16
"bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng khả năng thâm nhập vào bản chất đời
sống của nhà văn" [10;tr119]. Như thế, chủ đề chính là nơi kết tinh ý tưởng
sáng tạo của nhà văn, thông qua chủ đề được tác giả đề cập người đọc sẽ nhìn
nhận đúng giá trị phản ánh của tác phẩm. Trong văn học Việt Nam, có nhiều
chủ đề cho các nhà văn lựa chọn và khai thác, trong đó cô đơn là một đề tài
phổ biến trong văn học Đông Tây, kim cổ và đã chiếm được sự quan tâm của

đông đảo nhà văn các giới và nhiều thế hệ. Trải qua một chặng đường dài với
những bước thăng trầm, kể cả bước lùi, chủ đề cô đơn trong văn học Việt
Nam vẫn luôn trở thành một chủ đề quen thuộc mang giá trị nhân văn độc đáo.
Có thể thấy, từ chủ nghĩa lãng mạn trở đi của văn học Phương Tây, vấn
đề cô đơn của con người đã được đề cập một cách tương đối rõ nét. Cô đơn
được xem như một phẩm chất đáng quý của con người. Với văn học Phương
Tây cô đơn được coi là một đức hạnh. Con người cô đơn nghĩa là con người
thoát ra khỏi cuộc sống cộng đồng, thoát khỏi được tính cộng đồng, xã hội.
Đến văn học hiện đại, từ thế kỉ thứ XIX trở đi thì với văn học tư sản, cô đơn
không còn là một đức hạnh mà cô đơn trở thành một nỗi đau khổ. Nhưng đến
văn học thế kỉ XX, cô đơn lại được quan niệm như một phần thưởng. Con
người hạnh phúc thì mới được cô đơn. Bởi, trong xã hội hiện đaị mang tính
cộng đồng cao thì tất cả đời sống riêng tư của con người đều bị phô bày ra
trước công chúng. Đời sống cá thể của con người bị mất đi, quyền riêng tư
của con người bị tiêu trừ, và như thế con người không còn được sống trong
thế giới riêng của mình nữa mà theo cách nói của A.Camus đươc ông viết
trong diễn từ Nobel năm1958, ông quan niệm rằng nếu xưa kia cô đơn là chốn
lưu đầy thì bây giờ cô đơn là một đức hạnh và con người chỉ những ai may
mắn mới được cô đơn. Trở lại với quan niệm cô đơn trong văn học Việt Nam,
ta có thể khẳng định, không phải chỉ đến văn học hiện đại sau này mới xuất
hiện chủ đề cô đơn mà nó đã xuất hiện sớm ngay từ thời văn học trung đại. Sự
xuất hiện của chủ đề cô đơn chính là một biểu hiện của con người cá nhân.


17
Con người thời kỳ này, thực chất đang ở giai đoạn đầu tìm đến với trạng thái
cô đơn, họ chịu những ảnh hưởng sâu sắc về ý thức hệ, tư tưởng cộng đồng.
Bởi, mối quan tâm hàng đầu lúc này của văn học là chính trị, hình tượng con
người công dân, con người cộng đồng, con người gắn bó với những cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Văn

học viết còn kế thừa cảm hứng yêu nước, và âm hưởng còn sót lại của hào khí
Đông A. Nhưng chỉ đến giai đoạn cuối của văn học trụng đại, văn học dần
dần chuyển sang cảm hứng đời tư thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người,
phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Có thể kể đến các tác
giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ con người giai đoạn này có thể nói là vượt ngưỡng thời
đại. Họ mang trong mình cá tính mạnh mẽ, khiến cho họ muốn khẳng định cá
tính của mình, trước những rối ren, nhiễu nhương của xã hội, sự tranh giành
quyền lực, đã khiến cho họ sống tách biệt với cuộc sống trần tục, cách xa
cộng đồng tìm đến chốn núi rừng, hoang vắng heo hút để ở ẩn. Họ đứng ngoài
trật tự chung của xã hội để nhìn thấu mình, thấy sự cô đơn ở mình. Nguyễn
Du một con người khao khát phò vua giúp nước cũng đã thấm thía nỗi cô đơn
đến mức phải thốt lên rằng đau xót rằng "Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên
hạ hà nhân khấp tố như".
Từ khi xã hội Việt Nam tiếp xúc với văn hóa văn hoc Phương Tây, văn
học Việt Nam đã có những biến đổi to lớn, toàn diện và sâu sắc, và ở đó, ý
thức cá nhân của con người đầu thế kỉ XX đã tạo ra một cuộc "cách mạng"
trong văn học. Chủ đề cô đơn của con người trong văn học Việt Nam, manh
nha từ văn học trung đại, lúc này trở thành mối quan tâm hàng đầu, đầy ám
ảnh và day dứt. Nếu văn học trung đại coi cô đơn là một phẩm chất cao quý,
thì đến văn học giai đoạn 1930 - 1945 cô đơn không chỉ là một phẩm chất
trong văn học lãng mạn mà cô đơn chính là bi kịch của con người. Cô đơn là
một phẩm chất trong văn học lãng mạn là vì: Từ tiểu thuyết của Tự Lực Văn


18
Đoàn vấn đề cá nhân, đặc biệt là chủ đề cô đơn càng nổi bật hơn khi mà ý
thức về con người cá nhân trái ngược với hình mẫu truyền thống, bảo thủ, phi
nhân tính. Bởi thế, những nhân vật với cái tôi cá tính mà điển hình như Dũng,
Loan trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, như Ngọc trong Hồn Bướm mơ tiên

của Khái Hưng, hay Chương, Tuyết trong Đời mưa gió tiểu thuyết viết chung
của Nhất Linh và Khái Hưng là những nhân vật điển hình về nỗi cô đơn của
tiểu thuyết thời kỳ này. Họ là thế hệ con người mới, được tiếp xúc với văn
hóa mới từ phương Tây, họ có cái nhìn mới mẻ về con nguòi và cuộc sống.
Họ có lý tưởng, có ước mơ hoài bão nhưng xã hội không chấp nhận họ, quay
lưng lại với họ, đẩy họ rơi vào tình thế cô đơn nhưng thái độ ứng xử của họ
với cô đơn là họ sẵn sàng chấp nhận sự cô đơn đó. Họ căm thù cái xã hội kim
tiền và những giá trị vật chất tầm thường của con người thời bấy giờ.
Đến văn chương của Nguyễn Tuân thì cái cô đơn của con người lại đi
kèm với sự đức hạnh của những kẻ cao nhã, cái ngông của bản thân đối lập
với xã hội tư sản, ô trọc, những con người đó đã mạnh mẽ đấu tranh thoát
khỏi lễ giáo phong kiến, để khẳng định vai trò của mình, khẳng định quyền tự
do, cá nhân của mình. Mỗi nhân vật là một cá tính, một ý thức riêng, đã mạnh
dạn khẳng định cái tôi của mình, và vì thế, hệ thống nhân vật trong cả tiểu
thuyết của Nguyễn Tuân lẫn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn với kiểu nhân
vật cô đơn thực sự phong phú, đa dạng về hình thức, tính cách lẫn hoàn cảnh.
Nhưng đến với Thơ Mới, với văn học hiện thực phê phán giai đoạn này
thì cô đơn tiếp tục là một bị kịch đối với con người. Có thể thấy rất rõ nỗi cô
đơn trở thành bi kịch trong một loạt các sáng tác của Xuân Diệu, Huy Cận,
Thế Lữ, đặc biệt khi Hoài Thanh viết về cái tôi trong Thơ Mới. Ông chỉ ra
rằng “cái tôi” và sự cô đơn của con người chính là điểm khác biệt lớn nhất
giữa thơ cũ và thơ mới. Ông viết: “xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân.
Chỉ có đoàn thể, lớn thì là quốc gia, nhỏ thì là gia đình. Còn cá nhân, cái bản


19
sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong
biển cả”[12;tr53].
Cô đơn không chỉ có trong Thơ mới mà trong văn học hiện thực phê
phán Việt Nam giai đoạn này cũng tồn tại cái cô đơn như một bi kịch đau

khổ. Chẳng hạn như trong sáng tác của nhà văn Nam Cao, nỗi cô đơn của con
người trở thành chủ đề chính trong sáng tác của ông. Nhân vật Chí Phèo và
Lão Hạc trong hai tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao đều hiển hiện rõ
một trạng thái cô đơn, là nạn nhân của tình trạng này, họ cô đơn vì bị bỏ rơi,
ruồng rẫy, khước từ. Không chỉ có Chí Phèo, Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
thống khổ trong cảnh cô đơn mà còn có Chị Dậu (Tắt Đèn) của Ngô Tất Tố,
Tám Bính (Bỉ Vỏ) của Nguyên Hồng. Tựu chung lai, vấn đề về con người cá
nhân, ý thức cái tôi và đặc biệt là chủ đề cô đơn đã trở thành chủ đề nổi bật
mang tính thẩm mĩ của văn chương giai đoạn này.
Đến giai đoạn 1945 - 1975, chủ đề cô đơn trở thành vấn đề kiêng kị
trong văn học. Bởi lẽ, lúc này ý thức cộng đồng trỗi dậy, tính tập thể được đề
cao, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước được đặt lên hàng đầu thì cô đơn là
một chủ đề bị tránh né, gạt sang một bên, thậm chí thời điểm đó, cô đơn còn
bị xem như một sự trốn tránh trách nhiệm. Cô đơn với cái nhìn đơn nghĩa thì
đó là một lối sống tiêu cực cần phải loại trừ và bị tiêu diệt trong xã hội cộng
đồng khi ấy. Khi con người thời kỳ này chỉ sống, hi sinh và cống hiến cho đất
nước thì cái cô đơn không còn đất để tồn tại. Con người cô đơn nếu có thì chỉ
là những con người trống tránh trách nhiệm, những con người không đủ phẩm
chất, bị què quặt về mặt tâm hồn, bị loại trừ khỏi cộng đồng nên mới cô đơn.
Bởi thế, nó lý giải vì sao những tác phẩm thời kỳ này mang sắc thái và âm
hưởng buồn, cô đơn như Vòng trắng của Phạm Tiến Duật, Màu tím hoa sim
của Hữu Loan không được đánh giá đúng, và khẳng định chỗ đứng của mình
trong văn học.

×