Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.6 KB, 13 trang )

Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Môn: Tố Tụng Dân Sự.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một vấn đề được áp dụng khá phổ
biến khi các Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, việc áp dụng tạm định chỉ giải
quyết vụ án dân sự phải tuận theo các quy định của pháp luật về căn cứ, trình tự thủ tục,
thẩm quyền. Như vậy mới đảm bảo được thực hiện đúng mục đích của tạm đình chỉ vụ
án dân sự là góp phần giải quyết đúng đắn và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. trong phạm vi bai viết này, nhóm chúng em xin đi tìm hiểu vấn đề tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1.Khái niệm và đặc điểm.
Khi có căn cứ do pháp luật quy định thì Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ
vụ án dân sự nhằm giải quyết một cách chính xác và bảo vệ được quyền và lợi ích của
các đương sự. Theo giáo trình Luật tố tụng dân sự trường đại học luật Hà Nội thì “tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án
dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định”.
Đặc điểm của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Thứ nhất, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ
pháp luật mà pháp luật có quy định trước, trên cơ sở đảm bảo các quyền của đương sự,
tính chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết các vụ án dân sự và việc phối hợp giữa
các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án dân sự.
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án tạm ngừng giải
quyết vụ án dân sự đã được thụ lý chứ không phải cho ngừng hẳn việc giải quyết vụ án
dân sự. Tạm đình chỉ vụ án dân sự không phải là quyết định chấm dứt việc giải quyết về
nội dung vụ án dân sự mà nó chỉ làm tạm ngừng tiến trình tố tụng đang được tiến hành
do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định.
Thứ ba, tính chất gián đoạn, tạm thời của việc đình chỉ vụ án dân sự đem lại sẽ
được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc
tạm đình chỉ không còn nữa.
Thứ tư, thông thường tạm đình chỉ vụ án dân sự có thể được tiến hành ở cấp sơ


thẩm, phúc thẩm.
Để hiểu rõ hơn về tạm đình chỉ vụ án dân sự thì chúng ta sẽ đi phân biệt tạm đình
chỉ với một số quyết định khác của Tòa án:
Cũng như tạm đình chỉ vụ án dân sự thì ngừng phiên tòa, phiên họp là việc tạm
ngừng để tiến hành các hoạt động tố tụng đối với việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý.
Song về bản chất, tạm ngừng phiên Tòa, phiên họp được quyết định khi Tòa án đang
tiến hành phiên Tòa, phiên họp do có những lý do nhất định làm cho phiên Tòa, phiên
Nhóm: B1-3 Lớp: KT33B.
1
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Môn: Tố Tụng Dân Sự.
họp không thể tiến hành được trong khi đó, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thông
thường được Tòa án quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong một số trường
hợp nhất định thì có thể do Tòa án quyết định tại phiên Tòa hoặc phiên họp. Việc tạm
ngừng phiên Tòa, phiên họp chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn do Tòa án
quyết định nhưng tạm đình chỉ vụ án dân sự thì sẽ tiến hành đến khi nào căn cứ tạm
đình chỉ không còn nữa. Về bản chất, tạm ngừng phiên họp khi Tòa án cần thêm thời
gian để làm rõ các tình tiết, sự kiện để có thể giải quyết đúng đắn vụ án còn tạm đình
chỉ vụ án dân sự là việc chỉ được tiến hành khi xuất hiện các tình tiết, sự kiện làm cho
việc giải quyết vụ án không đảm bảo được quyền lợi của đương sự hoặc không đảm bảo
được tính đúng đắn của vụ án dân sự đó.
Khác với hoãn phiên tòa, phiên họp được Tòa án quyết định khi đương sự văng
mặt, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người giám định, người phiên dịch vắng mặt hoặc
không thể tham gia tố tụng mà không có người thay thế thì tạm đình chỉ vụ án dân sự
được Tòa án áp dụng khi có những căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự như chưa có chủ
thể thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng, chưa xác định được người đại diện hoặc cần đợ
kết quả giải quyết của một vụ việc dân sự khác.
1.2.Ý nghĩa.
Thư nhất, việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng
đắn, kịp thời sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi xuất hiện những
căn cứ làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng không được

đảm bảo nếu quá trình giải quyết vụ việc vẫn được tiếp tục thì quyết định tạm đình chỉ
là cần thiết.
Thứ hai, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không chỉ có ý nghĩa
đối với Tòa án trong quá trình xét xử vụ án dân sự. Vì hoạt động giải quyết vụ án tạm
ngừng lại nên Tòa án có thêm thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu, triệu tập đương sự,...
để chuẩn bị tốt hơn cho phiên tòa xét xử.
Thứ ba, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có tác dụng thôi thúc các bên
có liên quan nhanh chóng đáp ứng đủ điều kiện cần thiết để quá trình tố tụng được tiếp
tục tiến hành.
Thứ tư, việc ra quyết định tạm đình chỉ đúng cho thấy Tòa án có trách nhiệm rất
cao trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Từ đó thể hiện ý thức của những người tiến
hành tố tụng, tôn trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, qua đó
củng cố niềm tin của người dân đối với Tòa án, đối với pháp luật.
Thứ năm, tạm đình chỉ vụ án dân sự góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong hoạt động xét xử của Tòa án. Chỉ khi
xuất hiện các nguyên nhân làm cho việc tố tụng bị gián đoạn tạm thời và có thể khắc
Nhóm: B1-3 Lớp: KT33B.
2
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Môn: Tố Tụng Dân Sự.
phục được, pháp luật cho phép tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nó sẽ hạn chế
được tư tưởng không đúng của một số thẩm phán là phải giải quyết nhanh chóng bằng
mọi cách.
2. PHÁP LUẬT TTDS VỀ VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN
SỰ.
2.1.Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
2.1.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại cấp sơ thẩm và cấp phúc
thẩm.
Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại điều 189
BLTTDS. Theo quy định tại điều 259 BLTTDS thì những căn cứ nói trên chỉ được áp
dụng cho việc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Theo hướng dẫn tại phần II, mục 8 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì “Thẩm
phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự không phụ thuộc vào việc
có hay không có yêu cầu của đương sự khi xuất hiện một trong các căn cứ quy định tại
điều 189 BLTTDS”. Theo quy định tại Điều 189 BLTTDS thì khi có những căn cứ sau
đay xuất hiện thì các Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể
mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ
quan, tổ chức đó.
Theo quy định tại khoản 1 điều 62 BLTTDS “Trường hợp đương sự là cá nhân
đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người
thừa kế tham gia tố tụng”. Do vậy, nếu cá nhân là đương sự trong một vụ án dân sự mà
chết mà chưa có chủ thể thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ hoặc người thừa kế chưa sẵn
sàng tham gia tố tụng thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
để đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể
này.
Theo hướng dẫn tại nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì trường hợp cơ quan, tổ
chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa
quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó là trường hợp đã có quyết định của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia tách cơ quan, tổ chức đó nhưng
cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa đủ điều
kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định
được người đại diện theo pháp luật.
Một người mất NLHVDS là người mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (điều 21 BLDS). Trong
Nhóm: B1-3 Lớp: KT33B.
3
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Môn: Tố Tụng Dân Sự.
trường hợp đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể tự mình
đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà phải có người đại diện tham gia

tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Như vậy, trong trường hợp
một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện
tham gia tố tụng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự đó.
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
Đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật, đại diện theo
ủy quyền. quan hệ đại diện có thể bị chấm dứt, thay thế khi có những sự kiện pháp lý
nhất định. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện mà có những căn cứ chấm dứt
khác nhau, tuy nhiên, việc chấm dứt đại diện đều có một hậu quả pháp lý chung đó là
kết thúc quan hệ pháp luật giữa người đại diện và người được đại diện. để đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án phải tạm ngừng giải quyết vụ án dân
sự đó nếu việc chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự cần phải có người đại diện
khác để tham gia tố tụng nhưng chưa có người thay thế ngay.
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật
quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.
Trường hợp Tòa án cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan là trường
hợp vụ án mà Tòa án đang giải quyết có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, dân
sự, lao động hay hôn nhân khác. Tòa án muốn giải quyết được vụ án đang thụ lý thì phải
dựa vào kết quả giải quyết các vụ việc trước đó vì khi chưa có kết quả giải quyết những
vụ việc có liên quan đó thì Tòa án không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án dân sự này.
Trường hợp sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác
giải quyết trước mới giải quyết được vụ án là trường hợp Tòa án thụ lý giải quyết vụ án
thì phát hiện được sự việc mà đương sự yêu cầu phải do cơ quan, tổ chức khác có thẩm
quyền giải quyết trước mà đương sự chưa yêu cầu hoặc yêu cầu nhưng chưa có kết quả
giải quyết. Vì vậy, trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết đó. Các trường hợp cần phỉ yêu cầu cơ quan,tổ chức khác giải quyết ví dụ như:
tranh chấp lao động cá nhân thì phải cần hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải
viên lao động giải quyết trước; trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ
khác do pháp luật đất đai quy định và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì phải

được tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước nếu như không giải quyết
được thì mới thuộc thẩm quyền của Tòa án; hoặc trong trường hợp bồi thường thiệt hại
cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra thì phải tiến
hành thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với bên bị thiệt hại nếu
không thương lượng được thì mới yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Nhóm: B1-3 Lớp: KT33B.
4
Bài Tập Nhóm Tháng Số 02 Môn: Tố Tụng Dân Sự.
Theo nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì các trường hợp này là các trường hợp
mà Tòa án có quyền ra quyết định tamh đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nhưng chưa
được liệt kê trong BLTTDS và các căn cứ này có thể quy định trong các văn bản pháp
luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia. Đây là những quy định mở, mang tính dự phòng đối với những trường
hợp phát sinh những lý do mà Tòa án cần thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự (Tạm đình
chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật TTDS 2004, luận văn
thạc sỹ luật hoc, Phạm Hải Tâm, trường đại học luật Hà Nội, 2010).
Theo quy định tại điều 259 BLTTDS thì “Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định
tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm
vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại các điều 189,
190 và 191 của Bộ luật này”. Đồng thời Điều 265 cũng quy định rõ “Tạm đình chỉ, đình
chỉ xét xử phúc thẩm tại phiên toà. Tại phiên toà phúc thẩm, việc tạm đình chỉ, đình chỉ
xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 259 và Điều 260 của Bộ
luật này”.
Như vậy, căn cứ, thẩm quyền, hậu quả pháp lý của quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm cũng giống với ở cấp sơ thẩm do phạm vi
xét xử phúc thẩm khác phạm vi xét xử sơ thẩm nên tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
ở cấp phúc thẩm có thể không làm ảnh hưởng đến phần vụ án đã được giải quyết ở sơ

thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị sơ thẩm. trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị
toàn bộ vụ án thì tạm đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm cũng không đồng nghĩa với
tạm đình chỉ giải quyết vụ án ở sơ thẩm do việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở
Tòa án cấp phúc thẩm được tiến hành khi có bản án, quyết định sơ thẩm. thực chất ở
đây, Tòa án cấp phúc thẩm tạm dừng việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
2.1.2.Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái
thẩm.
Giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục đặc biệt vì bản chất của nó là xét lại bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhằm kiểm tra tính hợp pháp về mặt giải quyết nội
dung, thủ tục ra bản án, quyết định. Việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm chủ yếu dựa trên hồ sơ vụ án, theo yêu cầu của Viện kiểm sát chứ không
phải do yêu cầu của đương sự, đương sự không bắt buộc phải tham gia tố tụng. có lé vì
thế mà BLTTDS không có quy định nào đề cập đến việc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ
án dân sự ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm. tuy nhiên, trên thức tế cho thấy có những
nguyên nhân làm cho việc giải quyết vụ án tại giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm không
tiến hành ngay được. vậy Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm phải quyết định như thế
Nhóm: B1-3 Lớp: KT33B.
5

×