Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đời sống lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam ( Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 103 trang )

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









TRƢƠNG THỊ THU TRANG







ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG DI CƢ ĐÀI LOAN
TẠI VIỆT NAM

(Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)








LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÃ HỘI HỌC











Hà Nội, năm 2014

















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TRƢƠNG THỊ THU TRANG




ĐỜI SỐNG LAO ĐỘNG DI CƢ ĐÀI LOAN
TẠI VIỆT NAM

(Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)



Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÃ HỘI HỌC


Xác nhận của Chủ tịch hội đồng



PGS.TS. Phạm Văn Quyết
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh




Hà Nội, năm 2014
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
3. Mục đích nghiên cứu 13
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13
4.1. Đối tượng nghiên cứu 13
4.2. Khách thể nghiên cứu 13
4.3. Phạm vi nghiên cứu 13
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 13
5.1. Câu hỏi nghiên cứu 13
5.2. Giả thuyết nghiên cứu 14
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu 14
6.1.Phương pháp nghiên cứu 14
6.1.1. Phân tích tài liệu 14
6.1.2. Phỏng vấn sâu 14
6.1.3. Phỏng vấn cấu trúc 14
6.1.4. Phương pháp xử lí thông tin sơ cấp 16
6.2. Ý nghĩa nghiên cứu 16
6.2.1. Ý nghĩa lý luận 16
6.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18
1.1. Cơ sở lý luận 18
2



1.1.1. Khái niệm 18
1.1.1.1. Khái niệm di cư 18
1.1.1.2.Khái niệm di cư quốc tế 19
1.1.1.3. Khái niệm người di cư công việc 19
1.1.1.4. Khái niệm lao động 19
1.1.1.5. Khái niệm lao động di cư 20
1.1.1.7. Khái niệm đời sống 20
1.1.1.8. Khái niệm đời sống vật chất 21
1.1.1.9. Khái niệm đời sống tinh thần 21
1.1.2. Lý thuyết áp dụng 21
1.1.2.1. Lý thuyết lao động di cư của Ernest Ravenstein 21
1.1.2.2. Lý thuyết di cư của Everrett S. Lee 22
1.1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội 23
1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 24
1.2.1. Địa bàn huyện Kỳ Anh và Khu kinh tế Vũng Áng 24
1.2.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Kỳ Anh 24
1.2.1.2. Khu kinh tế Vũng Áng 25
1.2.2.Dự án Formosa 27
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC XÃ HỘI VÀVIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN Ở VIỆT NAM 29
2.1. Đặc điểm nhân khẩu học - xã hội của lao động di cƣ Đài Loan 29
2.1.1. Độ tuổi và hôn nhân 29
2.1.2. Trình độ học vấn, vị trí việc làm của lao động Đài Loan 30
3


2.1.3. Hợp đồng lao động 32
2.1.4. Nguyên nhân di cư 34
2.2. Việc làm và thu nhập của lao động di cƣ Đài Loan 43

2.2.1. Việc làm 43
2.2.2. Thu nhập 44
2.2.3. Điều kiện làm việc 47
CHƢƠNG 3: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN TẠI VIỆT NAM 49
3.1. Điều kiện sinh hoạt 49
3.2. Tiếp cận các dịch vụ xã hội 51
3.3. Hoạt động vui chơi giải trí 53
3.4. Mạng lƣới xã hội của những lao động di cƣ Đài Loan 55
3.5. Về đời sống tình cảm 62
3.6. Về ngôn ngữ 64
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70







4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát tại dự án Formosa 15
Bảng 2.1: Mối tương quan giữa tình trạng hôn nhân với lý do di cư của các
lao động Đài Loan ( Đơng vị: %) 39
Bảng 2.2: “Con đường” để các lao động di cư Đài Loan tiếp cận với thông tin
dự án Formosa 42

Bảng 2.3: Mối tương quan giữa độ tuổi và mục đích sử dụng tiền của lao dộng
di cư đài Loan (Đơn vị: %) 46
Bảng 3.1: Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của lao động Đài Loan tại Việt
Nam 55
Bảng 3.2: Những người cùng di cư với lao động di cư Đài Loan 56
Bảng 3.3: Người ảnh hưởng tới quyết định di cư theo nhóm tuổi 59
Bảng 3.4: Những người giúp đỡ các lao động di cư Đài Loan 60







5


DANH MỤC CÁC BIỂU

Biều đồ 2.1: Độ tuổi của lao động di cư Đài Loan (Đơn vị: %) 30
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của lao động di cư Đài Loan (Đơn vị: %) 31
Biểu đồ 2.3: Vị trí việc làm của lao động di cư Đài Loan tại Formosa Việt
Nam (Đơn vị: %) 32
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ kí kết hợp đồng lao động của lao động di cư Đài Loan 33
Biểu đồ 2.5: Lý do di cư của các lao động Đài Loan (Đơn vị: %) 36
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ kí kết hợp đồng có thời hạn và không thời hạn của các lao
dộng di cư Đài Loan 44
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của lao động di cư Đài Loan về mức thu nhập so với
thời điểm trước đây (Đơn vị: %) 45
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về điều kiện sinh hoạt tại Việt Nam của các lao động di

cư Đài Loan (Đơn vị: %) 50
Biểu đồ 3.2: Nhận xét về mức độ diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí dành
cho các lao động di cư tại đây 54
Biểu đồ 3.3: Tình trạng hôn nhân của các lao động di cư Đài Loan 63




6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, di cư quốc tế đã trở thành một
trong số những vấn đề lớn của thời đại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử
nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Theo ước tính của Tổ
chức Di cư quốc tế (IOM), có gần 215 triệu người đang sống và làm việc
ngoài đất nước của mình, chiếm khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Di cư quốc tế
đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với
nhiều quốc gia trên thế giới. Người di cư đã có nhiều đóng góp cho nền kinh
tế thế giới nói chung, ngay cả trong điều kiện khủng khoảng tài chính toàn
cầu. Nhận thức được vai trò của di cư, các nước ngày càng quan tâm đến việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được làm việc và an sinh xã hội đối
với bản thân người di cư và gia đình họ. Quy luật cung - cầu về sức lao động,
dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã
hội… đã thúc đẩy các luồng di cư từ nhiều quốc gia khác nhau [11, tr. 1].
Như chúng ta đã biết, các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp khiến hàng
loạt các quốc gia đứng trước thách thức kinh tế lớn điều đó kéo theo hệ lụy là
hàng loạt lao động buộc phải thất nghiệp. Sự chuyển dịch lao động ở các quốc
gia lớn tới các quốc gia nhỏ hơn, tới các quốc gia đang phát triển như Việt Nam

đang dần hình thành. Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2013, có khoảng 77.359 người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam (tăng 6% so với năm 2012). Trong đó, số lao động đã được
cấp phép là 40.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.500 người và chưa
được cấp phép là 31.330 người. Số người trên thuộc 60 quốc tịch, trong đó
mang quốc tịch châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,
Malaysia ) chiếm khoảng 58%, quốc tịch châu Âu (Anh, Pháp ) chiếm
khoảng 28,5% và các nước khác chiếm 13,5% [54]. Cùng với quá trình hội
7


nhập nền kinh tế quốc tế thì nhu cầu sử dụng nguồn lao động nước ngoài có
trình độ chuyên môn cao phục vụ thi công các công trình, dự án, nhất là các
dự án từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là yếu tố tất yếu của nền kinh tế -
xã hội nước ta.
Năm 2008, Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn
Dương – Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Dự án Formosa) đã được khởi công. Dự
án do tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư với nguồn vốn giai đoạn I gần 10
tỷ USD. Đây là dự án đầu tư ra ngoài nước lớn nhất của Tập đoàn Formosa và
là dự án FDI lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Trên công trường
Formosa, thường có khoảng 1.000 kỹ sư và công nhân người nước ngoài của
39 nhà thầu chính và hàng trăm nhà thầu phụ tham gia xây dựng. Dự án hoàn
thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng khai thác có hiệu quả các
lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị trong giao thương,
dịch vụ quốc tế và trong nước; tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động của Hà Tĩnh, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các khu
kinh tế [12, tr. 5].
Bên cạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như đã nói trên,
quá trình triển khai dự án cũng nảy sinh nhiều mặt trái trong công tác bảm

đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là công tác quản lý lao động
nước ngoài hoạt động tại khu vực này. Theo thống kê của Công an huyện Kỳ
Anh, đầu năm 2014 trên địa bàn hiện có 2.806 lao động nước ngoài, trong đó
có 1.566 người Trung Quốc (đại lục), 916 người Đài Loan, 219 người Hàn
Quốc, số còn lại là các quốc tịch khác. Với thời gian cho cho chủ đầy tư dự án
thuê là 70 năm, trong tương lai sẽ còn nhiều lao động nước ngoài tới đây, đặc
biệt là lao động Đài Loan. Điều này sẽ tạo nên không ít những xáo trộn trong
đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
8


Việt Nam là một quốc gia dồi dào nguồn lao động trẻ và thường biết đến
với cụm từ “xuất khẩu lao động”. Các nghiên cứu trước đây hầu hết tập trung
vào đề tài lao động trong nước hoặc là đời sống lao động Việt Nam ở các
nước. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, phác họa đời sống người lao động
nước ngoài khi tham gia lao động ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Với
những lí do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đời sống lao động di cư Đài
Loan(Trung Quốc)
1
ở Việt Nam (qua nghiên cứu trường hợp dự án
Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)” để tìm hiểu, nghiên cứu. Qua đó,
để làm rõ những điểm cần lưu tâm để có những chính sách phù hợp, đảm bảo
nguồn nhân lực và các yếu tố liên quan đến nước ngoài, góp phần phục vụ
công cuộc đổi mới của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh, Kỳ Anh nói riêng
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài, đã có rất nhiều tác giả, tổ
chức quan tâm tới vấn đề di cư lao động.
Nghiên cứu Di cư nông thôn - thành thị và thị trường lao động ở Trung
Quốc nghiên cứu trường hợp một tỉnh ở Đông Bắc (“Rural - urban migration
and labor markets in china a case study in a northeastern province)” do tác

giả Wang Tianhong thực hiện năm 2000. Nhiều vấn đề thu hút mối quan tâm
của các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc đó là quy mô di cư từ nông
thôn ra đô thị trong thập kỷ qua tăng lên rất cao. Bắt đầu vào giữa những năm
1980 và tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cuộc khảo sát và
dự án nghiên cứu đã được tiến hành để xác định số lượng di cư lao động và
những nguyên nhân, hậu quả của “làn sóng lao động di cư”. Kể từ khi làn
sóng di cư trong nước tăng lên quá đột ngột, sự chú ý của các nhà nghiên cứu
đã tập trung phần lớn xoay quanh nắm bắt thực tế của di cư nông thôn - thành
thị và hậu quả trực tiếp của nó. Nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong xã hội


1
Từ đây trở đi, trong luận văn này khi đề cập đến Đài Loan là nói đến Đài Loan (Trung Quốc)
9


như: ô nhiễm môi trường, vấn đề an sinh xã hội, nước sinh hoạt, rác thải, sức
khỏe và bệnh tật của người di cư lao động đã được nêu ra nhằm có hướng giải
quyết hạn chế tối đa vấn đề này. Nghiên cứu đã khắc họa lên một bức tranh
khá tổng thể về những hạn chế của di cư lao động trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước. Tuy nhiên nghiên cứu ở phạm vi di cư trong quốc gia,
chưa vượt tầm ngoài quốc gia, nên trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ
vận dụng và bổ sung thêm những phân tích, hướng nghiên cứu mới để giải
quyết vấn đề.
Công trình nghiên cứu Di cư nông thôn - đô thị và tăng trưởng kinh tế ở
các nước đang phát triển (“Rural - urban Migration and Economic Growth in
Developing Countries)” do D. Sirin Saracoglu, Terry L. Roe (chủ biên) thực
hiện dưới sự hỗ trợ của Hội phát triển kinh tế xã hội và Nghiên cứu kinh tế
Zimmermann vào năm 2004. Nghiên cứu cho thấy rằng, di cư từ nông thôn ra
đô thị từ lâu đã gắn với quá trình phát triển kinh tế và tăng trưởng trong các

tài liệu kinh tế. Đặc biệt, Todaro và Harris đã đưa ra các mô hình di cư để
kiểm tra tỷ lệ di cư tập trung giữa các khu vực với tỷ lệ chênh lệch mức lương
trong thị trường lao động nông thôn và thành thị. Nghiên cứu cũng chỉ rõ sự
chênh lệch giữa chi phí sống và thu nhập của người di cư ở cả nơi đi và nơi
đến. Trong đó, đa phần di cư đi làm ăn ở các trung tâm và thành phố lớn,
thường có chi phí và thu nhập cao hơn so với những người lao động nông
thôn thuần túy. Chi phí tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày lớn, buộc những
người di cư phải tích góp, tiết kiệm và làm thêm rất nhiều công việc phụ,
đồng thời phải làm tăng ca để có thêm thu nhập mưu sinh ở các thành phố
lớn. Nghiên cứu cho thấy, đa phần người di cư đều nhận định rằng cuộc sống
tuy vất vả, nhưng họ không bao giờ từ bỏ ý định trở về quê hương lập nghiệp.
Số tiền họ kiếm được, thường được gửi về quê hương để người thân chăm sóc
con cái và mua thuốc khi ốm đau. Một bộ phận nhỏ người di cư có mức thu
10


nhập cao hơn thường tích góp tiền về quê hương để đầu tư phát triển dịch vụ
phi nông nghiệp. Nghiên cứu đã làm toát lên một bức tranh khá thực tế về vấn
đề di cư hiện nay trong đời sống xã hội ở các nước phát triển. Vận dụng
nghiên cứu vào luận văn, sẽ góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân thúc đẩy di cư
lao động rời bỏ quê hương đi làm ăn ở các khu đô thị hiện nay.
Bài viết “Về vai trò của di cư nông thôn – đô thị trong sự nghiệp phát
triển nông thôn hiện nay” của Đặng Nguyên Anh (tạp chí Xã Hội Học số
4(60),1997). Bài viết đã khai thác thêm một khía cạnh của bức tranh lao động
di cư từ nông thôn ra thành thị, nêu bật tầm quan trọng di cư trong sự nghiệp
phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay. Đó là xu thế tất yếu ở
nước ta hay bất kỳ ở một quốc gia nào khác trên đường hiện đại hóa, bởi vì di
cư là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình phát triển. Bài viết nêu
lên được những đặc điểm, vai trò cũng như định hướng chính sách cho lao
động di cư nông thôn – đô thị hiện nay.

Đặng Nguyên Anh có bài viết “ Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá
trình di cư” trên tạp chí Xã Hội Học số 2 -1998. Bài viết làm rõ vai trò của
mạng lưới di cư trong tiến trình di cư từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là nêu
bật được nguyên nhân, xu hướng di cư và sự hoà nhập của cư dân tại nơi
chuyển đến. Với những khác biệt rõ rệt giữa vai trò nam và nữ trong xã hội
nông nghiệp hiện nay. Tác giả cho rằng chuẩn mực xã hội đã ăn sâu vào các
giá trị truyền thống, đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của nữ giới vào mạng
lưới di cư. Đồng thời qua các kết quả nghiên cứu tác gỉa đã đưa ra những
khuyến nghị cho chính sách di cư của Việt nam.
Tác giả Trần Trọng Hựu có bài viết “Di dân tự do – một số vấn đề pháp
lí” dưới cách nhìn luật học, bài viết đi vào tìm hiểu thực trạng di dân cùng với
chức năng quản lí của nhà nước bằng pháp luật, nêu rõ quyền tự do và nghĩa
vụ của công công dân khi họ di cư lao động. Qua đó nhằm nâng cao hiệu lực,
11


hiệu quả quản lý của nhà nước về di dân tự do, đề xuất cần có một văn bản
pháp lí cao cho việc phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước để
phục vụ tốt nhất sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tháng 6/ 2010 phòng nghiên cứu Phụ Nữ, Viện Gia Đình Giới công bố
báo cáo đề tài cấp bộ “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào
các thành phố và các vùng phụ cận – Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội”
Công trình nghiên cứu nhằm mô tả về quá trình thích ứng của người di
cư, cuộc sống và sự vận động của họ trên mỗi hành trình di cư để cố gắng đạt
được các mục tiêu di cư đã định, sự khác biệt giữa nam và nữ trong tiến trình
di cư từ nông thôn tới đô thị. Báo cáo cho thấy được hình ảnh đơn độc của
những người di cư tự do khi còn gặp nhiều quyết sách gây trở ngại, qua đó
đưa ra đề xuất và kiến nghị phù hợp.
Tháng 7 năm 2011, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) xuất bản
cuốn sách “Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt

Nam” do tác hai tác giả Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm chủ biên.
Cuốn sách này là báo cáo tổng kết nghiên cứu về ảnh hưởng của di cư
nông thôn – thành thị được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện năm
2008 tại 4 tỉnh/thành phố: Thái Bình (miền Bắc), Tiền Giang (miền Nam), là
hai tỉnh có nhiều người di cư ra thành phố; Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
là hai thành phố đông người nhập cư nhất trong cả nước. Mục tiêu chính của
nghiên cứu này là nhằm cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về tác động
của di cư. Từ đó có thể thay đổi quan điểm phổ biến theo hướng tích cực là
nhìn nhận những đóng góp và vai trò của di cư đối với phát triển. Chúng tôi
mong rằng các bằng chứng về những đóng góp của di cư đến xóa đói giảm
nghèo ở quê hương và đến sự phát triển ở các đô thị sẽ góp phần tạo được sự
đồng thuận của chính quyền cũng như xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi của
người di cư, giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống ở thành thị.
12


Trong cuốn “Lao động di cư ở nông thôn miền trung Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ” của Lê Thị Kim
Lan( chủ biên) cùng nhóm nghiên cứu của trường Đại Học Khoa Học, Đại
Học Huế thực hiện từ đầu năm 2009 đến cuối 2010. Với sáu phần chính
của cuốn sách, vẽ nên một bức tranh sinh động về những lao động di cư ở
miền trung Việt nam khi họ di cư ra các đô thị lớn và cả nước ngoài. Cuốn
sách chuyên khảo về di cư này là những câu chuyện của từng cá nhân di cư
điển hình qua đó nêu bật được thực trạng chung của lao dộng di cư miền
trung. Đồng thời cũng nêu ra những khuyến nghị giải pháp dành cho đối
tượng di cư này.
Thêm một báo cáo của Đặng Nguyên Anh về “Di dân trong nước: vận
hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam”
Báo cáo tập trung nghiên cứu vào những chiều cạnh chính của quá trình
di dân, đem lại những vận hội, vừa đưa đến những thách thức cho công cuộc

phát triển đất nước. Qua đó nhằm lí giải bản chất mối quan hệ giữa di dân và
phát triển ở Việt Nam khi đất nước đang tiếp tục có những cải cách kinh tế
sâu rộng. tài liệu tập trung vào những bức xúc đang nổi lên và có liên quan
đến quá trình di dân trong nước, chủ yếu tập trung vào hình thái di cư tự
nguyện vì mục đích kinh tế, di dân trở thành một phần không thể thiếu được
của quá trình phát triển.
Còn rất nhiều nghiên cứu lao động di cư được nhìn dưới chiều cạnh khác
nhau để tạo nên một bức tranh tổng thể của hiện trạng lao động di cư Việt
Nam. Tuy nhiên, đề tài khai thác về lao động di cư người nước ngoài tại Việt
Nam thì rất hiếm gặp, vấn đề khai thác tuy không còn xa lạ với nhiều nghiên
cứu trước nhưng ngược lại đối tượng nghiên cứu thì hoàn toàn mới lạ. Điều
đó góp phần trong việc nghiên cứu lao động với chiều cạnh ngược lại so với
13


các nghiên cứu cũ trước đây. Chính vì thế người nghiên cứu chọn đề tài “Đời
sống lao động di cư Đài Loan Tại Việt Nam” để nghiên cứu là rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đời sống của những lao động Đài Loan (Trung Quốc), cụ thể là
việc làm và thu nhập, điều kiện ăn ở, sinh hoạt thường ngày, đời sống vật chất
và tinh thần của các lao động Đài loan khi sinh sống ở đây.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đời sống của lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Lao động Đài Loan tại Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Vũng
Áng – Formosa Hà Tĩnh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Dự án Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung nghiên cứu: do hạn chế về nguồn lực và thời gian, đề tài tập
trung vào tìm hiểu nội dung chủ yếu sau:
- Việc làm và thu nhập, đời sống của người lao động Đài Loan tại Kỳ
Anh
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: do điều kiện tiếp cận lao động Đài
Loan không thuận lợi, nên đề tài chỉ khảo sát nhóm lao động làm việc gián
tiếp, mà không khảo sát nhóm lao động trực tiếp.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc trưng cơ cấu và nhân khẩu học của nhóm lao động Đài Loan ở Kỳ
Anh như nào ?
14


- Đặc trưng về đời sống lao động Đài Loan tại Kỳ Anh diễn ra như
thế nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Lao động Đài Loan ở Kỳ Anh chủ yếu làm những công việc có trình độ
kỹ thuật và thu nhập ở mức trung bình khá.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm cung cấp những tri thức ban đầu về vấn đề
nghiên cứu làm nền tảng cho việc xây dựng mục tiêu, phương hướng của đề
tài. Đồng thời, các thông tin cũng sẽ được sử dụng vào quá trình thực hiện đề
tài nhằm làm rõ thêm vấn đề đời sống lao động di cư Đài Loan.
Các nguồn tài liệu đã được xem xét, tập hợp và xử lý. Phương pháp
phân tích tài liệu truyền thống này được sử dụng để phân tích các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo của địa phương cũng
như của dự án để có cái nhìn tổng quan về đời sống của các lao động Đài

Loan tại địa phương.
6.1.2. Phỏng vấn sâu
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giúp người nghiên cứu tìm
hiểu sâu thêm hiện trạng đời sống của lao động di cư người Đài Loan, Đối với
đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với các đối
tượng là lao động Đài Loan tại khu công nghiệp Formosa.
Số lượng thực hiện: 7 người (5 nam, 2 nữ)- Có người phiên dịch tiếng
Đài Loan hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn.
6.1.3. Phỏng vấn cấu trúc
Đề tài sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, bảng hỏi được
dịch sang tiếng Đài Loan. Các thông tin thu được từ khách thể nghiên cứu nhằm
15


giúp người nghiên cứu đánh giá từ nhiều góc độ. Phương pháp nghiên cứu này
có thể thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
Với đề tài này, tổng thể không quá lớn nhưng khá phức tạp về việc tiếp cận
thông tin, do đó người nghiên cứu chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên thuận tiện để thu thập thông tin định lượng. Vì đây là phương pháp định
lượng nên chúng tôi sử dụng bảng hỏi gồm 37 câu hỏi thu thập thông tin. Trong
khảo sát này, chúng tôi phát ra 130 bảng hỏi thu về 120 bảng hỏi hợp lệ đã được
xử lý qua chương trình SPSS 16.
Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát tại dự án Formosa
STT
Tiêu chí
Số lƣợng
Tỷ lệ %
1
Giới tính
Nam

120
100,0


2


Tình trạng hôn
nhân
Chưa kết hôn
51

42,5
Đã kết hôn
63
52,5
Ly dị, góa
6
5,0


3


Trình độ học vấn
Cao đẳng
4
3,3
Đại học
42

35,0
Sau đại học
74
61,7

4


Tuổi
Dưới 30
53
44,2
Từ 30 – 50
62
51,6
Trên 50
5
4,2
(*Ghi chú: Ở trình độ học vấn, các trình độ Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ
thông Trung học đều là 0 % nên không đưa vào bảng cơ cấu mẫu)
16


6.1.4. Phương pháp xử lí thông tin sơ cấp
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các thông tin định lượng
6.2. Ý nghĩa nghiên cứu
6.2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái
niệm, lý thuyết như lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết lao động di cư…. Và
tìm hiểu sâu thêm điều kiện sống và làm việc của họ, mối quan hệ lao động ở

nơi làm việc và ở bên ngoài xã hội, giải thích những quan niệm, lí do chọn lựa
điểm đến làm việc, cũng như các nhu cầu về công việc và đời sống sinh hoạt
của lao động di cư quốc tế. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đóng góp một phần
nhỏ vào nghiên cứu lao động di cư quốc tế.
6.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa chân dung đời sống
các lao động di cư Đài Loan ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của đề
tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm
khi nghiên cứu về đời sống lao động nước ngoài tại Việt Nam.











17


7. Khung phân tích



























Điều kiện kinh tế - xã hội
Đặc điểm
nhân khẩu
xã hội

Đặc trưng
văn hóa
của Đài
Loan


Chính
sáchđối
với lao
động nước
ngoài

Đời sống
vật chất
(thu nhập,
ăn, ở….)


Đời sống
tinh thần
(vui chơi,
giải trí…)

Đời sống
của lao
động di
cƣ Đài
Loan ở
Việt Nam

18


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm di cư
Hiện nay di cư còn được gọi theo nhều cách khác nhau như di cư, di dân,
di trú và chuyển cư. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về di cư. “Di cư là sự
thay đổi cố định nơi cư trú” [43, tr. 6 ] hay “ di cư là sự di chuyển vĩnh viễn
tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lý
khác” ( Mangalam và Morgan, 1968 – Theo Nguyễn Văn Tài 1998 – 6) [24,
tr. 1]. Theo tổ chức Liên Hiệp Quốc (1985), “di cư là một hình thức di chuyển
trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị
lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di
chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự
thay đổi nơi cư trú thường xuyên” [24, tr. 2].
Do có nhiều cách hiểu khác nhau về di cư nên phân loại di cư cũng rất đa
dạng. Phân loại di cư dựa vào các tiêu chí phổ biến hiện nay như: Theo địa lý
( di cư nội địa, di cư quốc tế, di cư đô thị, di cư nông thôn…); theo thời gian
cư trú (di cư ngắn hạn, di cư dài hạn); theo tính tổ chức (di cư tổ chức và di cư
tự do); theo số lượng (di cư tập thể, di cư hộ gia đình, di cư cá nhân…); theo
lý do (lý do kinh tế, lý do hôn nhân, lý do lao động – việc làm, lý do học tập)
[24, tr. 2].
Ngoài ra có thể hiểu “Di cư là hiện tượng các cá nhân hay một cộng
đồng người di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính, lãnh thổ này tới một
đơn vị hành chính, lãnh thổ khác, thông thường trong một khoảng thời gian
tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống, công việc làm
ăn tốt hơn”.
19


Trong khuôn khổ đề tài này tác giả sử dụng khái niệm di cư của tố chức
di cư quốc tế (ILO) : “Di cư là sự di chuyển của một người hay một nhóm
người kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di

chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ
dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư của người lánh nạn,
người tị nạn, người di cư kinh tế và những di chuyển vì những mục đích khác,
trong đó có đoàn tụ gia đình.” [35, tr. 73]
1.1.1.2.Khái niệm di cư quốc tế
Theo quan điểm của tổ chức di cư quốc tế (ILO) thì lao động di cư quốc
tế là sự di chuyển của những người rời nước gốc hoặc nước cư trứ thường
xuyên để tạo lập cuộc sống mới tại một nước khác, kể cả tạm thời hoặc lâu
dài vì thế họ phải vượt qua một biên giới quốc tế [35, tr. 60]
1.1.1.3. Khái niệm người di cư công việc
Một người được phép nhập cảnh trong thời hạn nhất định để nắm giữ
một vị trí được đề cử trước với sự bảo lãnh của chủ sử dụng lao động bản địa,
thường với một cương vị chuyên gia hay quản lí [35, tr. 16]
1.1.1.4. Khái niệm lao động
Khái niệm lao động được hiểu theo cách của kinh tế học đó chính là yếu
tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu
cầu về hàng hóa này là người sản xuất , còn người cung cấp hàng hóa này là
người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao
đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động.
Còn theo bộ luật lao động Việt Nam, lao động là hoạt động quan trọng
nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.
Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự
phát triển của đất nước.

20


1.1.1.5. Khái niệm lao động di cư
“Lao động di cư là người rời quê hương đi tìm việc làm ở những thành
phố lớn hay nước ngoài với mong muốn thu nhập khá hơn, có cuộc sống tốt

hơn.” [41]. Hay “Lao động di cư là một loại hình di cư, trong đó các cá nhân
hay cộng đồng thực hiện sự di chuyển ra khỏi nơi cư trú của họ với mục đích
tìm kiếm việc làm thu nhập” [24, tr. 4]. Lao động di cư cũng chia làm nhiều
loại hình như lao động di cư ra nước ngoài và lao động di cư trong nước, lao
động di cư dài hạn và lao động di cư ngắn hạn, lao động di cư có tổ chức và
lao động di cư tự do, lao động di cư hợp pháp và lao động di cư bất hợp pháp
[24, tr. 4].
Vậy, lao động di cư có thể hiểu những người hoặc cộng đồng người ra đi
tìm kiếm việc làm hoặc lập nghiệp tại một vùng đất mới trong một khoảng
thời gian nhất định nhằm cải thiện cuộc sống.
1.1.1.6. Khái niệm lao động theo hợp đồng
Là lao động cung cấp cho một mục đích cụ thể trong khoảng thời gian ấn
định qua một hợp đồng [35, tr. 23]
1.1.1.7. Khái niệm đời sống
Nói đến “đời sống” chúng ta thường nghĩ ngay đó là khái niệm khái
rộng. Theo một cách hiểu thì “đời sống” nghĩa là những hoạt động sống
của con người bao gồm những yếu tố đời sống vật chất và yếu tố đời sống
tinh thần.
Việc phân loại các yếu tố đời sống có nhiều cách hiểu khác nhau, trong
đó xuất hiện hai xu hướng phân loại. Phân loại thứ nhất là “đời sống” bao
gồm : đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần, đời sống văn hóa,
đời sống nghệ thuật.v.v.
Phân loại thứ hai giống như cách hiểu theo định nghĩa là chỉ chia “đời
sống” thành hai loại là: đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
21


1.1.1.8. Khái niệm đời sống vật chất
Triết học xem đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện
của đời sống tinh thần. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện thể

hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn, những giá trị tinh
thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở,
phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện,
viện bảo tàng… và được vật chất hoá dưới nhiều hình thức như sách báo,
tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa [55]
1.1.1.9. Khái niệm đời sống tinh thần
Trong triết học định nghĩa đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả
những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần
đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản
xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần ) đến những quan hệ tinh
thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần ). Nói đến đời sống tinh thần là nói
đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những
hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm
trù đời sống tinh thần được hiểu như sau: Đời sống tinh thần là tất cả những
giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan
hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống .[55]
1.1.2. Lý thuyết áp dụng
1.1.2.1. Lý thuyết lao động di cư của Ernest Ravenstein
Lý thuyết Ravestein là một trong những lí thuyết di cư sớm nhất của
trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỷ 19 ở Châu Âu. Ngay từ năm
1989, Ravestein đưa một số nhận định đáng chú ý trong bài viết “Luật lệ di
cư” in trên tạp chí of Royal Statistical Society. Theo đó, Ravestein khẳng
định di cư xảy ra sự khác biệt về trình độ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp
hóa và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia. Và quan
22


trọng nhất là di cư bị quyết định bởi những ước muốn của con người về một
đời sống tốt vật chất tốt đẹp hơn. Lý thuyết Ravenstein chú trọng vào yếu tố
kinh tế, xem đây là nguyên nhân chính khiến con người quyết định đến lập

nghiệp tại vùng đất mới[40, tr. 5]. Qua quan điểm của lý thuyết của Ravestein
sẽ tìm hiểu nguyên do các lao đông Đài Loan lại di cư tới Việt Nam, yếu tố
nào ảnh hường tới quá trình di cư lao động của họ.
1.1.2.2. Lý thuyết di cư của Everrett S. Lee
Trong tác phẩm “A general theory of migration” năm 1966, Lee đã khái
quát tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định di cư của các cá
nhân trong hai phạm trù “lực đẩy và lực hút”. Lực đẩy bao gồm những yếu tố
tiêu cực như sự nghèo đói, thiếu các cơ hội kinh tế, thiếu đất đai canh tác và
mức sống thấp nơi quê nhà (nơi đi). Trong khi đó lực hút (của nơi đến) bao
gồm tính các yếu tố tích cực như sự giàu có, thịnh vượng, triển vọng, cơ hội,
các công việc sẵn có và mức sống. Theo Lee, những yếu tố tiêu cực có
khuynh hướng “đẩy” hay bắt buộc người ta rời bỏ nơi sinh sống và những yếu
tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến. Lee khẳng định thông tin, nhận
thức, sự thông minh và hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm của bản
thân hay qua các kênh thông tin từ đài báo hay từ họ hàng và bạn bè về các
điều kiện của một khu vực nhất định cũng đóng một vai trò đáng kể trong quá
trình quyết định di cư của cá nhân. Thậm chí ông còn cho rằng, trên thực tế ,
những yếu tố điều kiện thự tế của nơi đi, hay nơi đến thậm chí không quan
trọng bằng nhận thức của người di cư tiềm năng về chính nơi đi hay nơi đến
của họ. Di cư cũng phụ thuộc vào việc tính toán của cá nhân giữa cái “được”
và cái “mất” ở nơi đi và nơi đến, và những người di cư thường hay tính toán
về cái gọi là “mức thu nhập mong ước” hơn là tính toán đến những chênh
lệch thực sự về mức thu nhập giữa các thành phố và các vùng nông thôn[40,
23


tr. 6]. Qua lí thuyết của Everrett S. Lee có thể nhìn nhận và giải thích được
động lực chi phối hành vi di cư của các lao động Đài Loan.
1.1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội là cấu trúc xã hội được hình thành bởi những cá

nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn
nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích
chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục,những mối quan hệ niềm tin,
kiến thức và uy tín.
Đơn giản hơn, mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân
hay giữa các nhóm dân cư nhất định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những mối
liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối liên hệ đó. Mạng
lưới xã hội được sử dụng nhằm mục đích nhất định [1, tr. 16].
Đồ thị những mối quan hệ xác định, các nút thắt gắn kết cá nhân với
xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lưới xã hội
có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội – giá trị mà các cá nhân có được từ
mạng lưới xã hội.
Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận liên quan đến các
nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội.
Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận mới với công cụ nghiên cứu được xây
dựng trên 4 định đề cơ bản:
- Các cá nhân cá thể hoá trong các mối quan hệ
- Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các hệ thống các mối
quan hệ.
- Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các
biểu hiện của nó.
- Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được các hiện tượng xã hội

×