Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong Thiên Nam ngữ lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 209 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI DUY DƢƠNG



NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC











HÀ NỘI - 2013






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






BÙI DUY DƢƠNG






NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC




Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01







TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC









HÀ NỘI - 2013





2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI DUY DƢƠNG




NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC


Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp




HÀ NỘI - 2013

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.


Tác giả luận án



Bùi Duy Dương


4
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư
Tiến sĩ Nguyễn Thiện Giáp. Xin chân thành cảm ơn người thầy kính mến đã hết
lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi để có được kết quả như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học (Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) và Hội đồng chấm luận án
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận án, đồng
thời, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn chỉnh luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên
cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc của mình.

Bùi Duy Dương


5
MỤC LỤC

Lời cam đoan…………………………………………………………………i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Ý nghĩa của luận án 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Cái mới của luận án 5
7. Bố cục của luận án 6
CHƢƠNG 1. NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
CỦA LUẬN ÁN 7
1.1. Một số vấn đề về văn bản Thiên Nam ngữ lục 7
1.1.1. Các văn bản Thiên Nam ngữ lục 7
1.1.2. Hoàn cảnh sáng tác và tác giả của Thiên Nam ngữ lục 11
1.1.3. Giá trị của Thiên Nam ngữ lục 13
1.2. Những vấn đề lí luận của luận án 19
1.2.1. Những vấn đề lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng 19
1.2.1.1. Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn chưa có văn bản viết 19
1.2.1.2. Nghiên cứu từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn có văn bản viết 21
1.2.2. Vấn đề xác định các đơn vị từ vựng tiếng Việt trong nghiên cứu 24
1.2.2.1. Các quan niệm về từ trong tiếng Việt 24
1.2.2.2. Quan niệm của luận án về từ 28
1.3. Kết quả khảo sát tổng quát về mặt định lượng từ ngữ trong Thiên Nam ngữ
lục 34
1.4. Tiểu kết 37
iii

6
CHƢƠNG 2. TỪ TRONG TỪ VỰNG CỦA THIÊN NAM NGỮ LỤC 39
2.1. Diện mạo nguồn gốc của các từ trong Thiên Nam ngữ lục 39
2.1.1. Dẫn nhập 39
2.1.2. Từ có nguồn gốc phi Hán trong Thiên Nam ngữ lục 41
2.1.2.1. Từ thuộc nguồn gốc Việt Mường, Môn Khmer 41
2.1.2.2. Từ thuộc nguồn gốc Tày Thái 44
2.1.2.3. Từ thuộc nguồn gốc Nam Đảo 45
2.1.2.4. Từ chưa rõ nguồn gốc 46
2.1.3. Từ có nguồn gốc Hán trong Thiên Nam ngữ lục 48

2.1.3.1. Các từ cổ Hán Việt 49
2.1.3.2. Các từ Hán Việt Việt hóa 51
2.1.3.3. Các từ Hán Việt 53
2.2. Diện mạo ngữ pháp của các từ trong Thiên Nam ngữ lục 56
2.2.1. Dẫn nhập 56
2.2.2. Danh từ trong Thiên Nam ngữ lục 58
2.2.3. Động từ trong Thiên Nam ngữ lục 64
2.2.4. Tính từ trong Thiên Nam ngữ lục 79
2.2.5. Đại từ trong Thiên Nam ngữ lục 81
2.2.6. Lượng từ trong Thiên Nam ngữ lục 83
2.2.7. Quán từ trong Thiên Nam ngữ lục 87
2.2.8. Trợ từ trong Thiên Nam ngữ lục 90
2.2.9. Liên từ trong Thiên Nam ngữ lục 93
2.2.10. Giới từ trong Thiên Nam ngữ lục 94
2.3. Diện mạo các trường từ vựng trong Thiên Nam ngữ lục 96
2.3.1. Dẫn nhập 96
2.3.2. Những trường từ vựng cơ bản 97
2.3.3. Những trường từ vựng văn hóa 102
2.4. Tiểu kết 104
iv

7
CHƢƠNG 3. NGỮ TRONG TỪ VỰNG CỦA THIÊN NAM NGỮ LỤC 107
3.1. Ngữ và phân loại ngữ trong Thiên Nam ngữ lục 107
3.2. Ngữ định danh trong Thiên Nam ngữ lục 109
3.2.1. Ngữ định danh láy nghĩa 109
3.2.2. Ngữ định danh hợp nghĩa 115
3.2.3. Ngữ định danh hòa nghĩa 118
3.3. Ngữ láy trong Thiên Nam ngữ lục 121
3.3.1. Ngữ láy hoàn toàn 122

3.3.2. Ngữ láy âm (âm đầu) 124
3.3.3. Ngữ láy vần 125
3.4. Thành ngữ trong Thiên Nam ngữ lục 128
3.4.1.Thành ngữ được sử dụng trực tiếp 128
3.4.2.Thành ngữ được sử dụng gián tiếp 139
3.5. Quán ngữ trong Thiên Nam ngữ lục 146
3.6. Dạng láy trong Thiên Nam ngữ lục 148
3.7. Tiểu kết 153
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA DIỄN BIẾN TỪ VỰNG
TỪ THIÊN NAM NGỮ LỤC ĐẾN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY 155
4.1. Dẫn nhập 155
4.2. Những từ ngữ có sự biến đổi về cách dùng 158
4.3. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ nghĩa và ngữ pháp 162
4.3.1. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ nghĩa 162
4.3.2. Những từ ngữ có sự biến đổi về ngữ pháp 169
4.4. Những từ ngữ hiện nay không còn được sử dụng 175
4.5. Tiểu kết 185
KẾT LUẬN 187
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO 192
v

0


Bảng 1.1.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Những quan niệm khác nhau về từ của tiếng Việt
Trang

25
Bảng 1.2.
Những quan niệm khác nhau về hình vị tiếng Việt
26
Bảng 1.3.
Phân loại tiếng trong tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn
29
Bảng 1.4.
Các tiêu chuẩn đánh giá các kiểu tiếng trong tiếng Việt
32
Bảng 1.5
Thống kê đơn vị đơn tiết/ đa tiết trong từ vựng của thơ Nôm
trung đại
35
Bảng 3.1.
Thành ngữ gốc Hán sử dụng nguyên dạng trong Thiên Nam
ngữ lục
128
Bảng 3.2.
Khuôn hình và vần của thơ lục bát
131
Bảng 3.3.
Thành ngữ thuần Việt sử dụng nguyên dạng trong Thiên
Nam ngữ lục
134
Bảng 3.4.
Dạng láy trong Thiên Nam ngữ lục
147

1


Bảng 4.1.
Từ trong Thiên Nam ngữ lục hiện nay “vô nghĩa”
157
vi

2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ vựng của một ngôn ngữ vô cùng quan trọng vì đó là cơ sở, nền tảng để
hình thành nên ngôn ngữ. Khi nghiên cứu bất kì một ngôn ngữ nào người ta cũng
phải tìm hiểu về từ vựng. Trong đó, tìm hiểu lịch sử từ vựng đóng vai trò quan
trọng để thấy được sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt nói riêng và lịch sử tiếng Việt
nói chung, không chỉ có tính thời sự mà còn có ý nghĩa cơ bản lâu dài. Lịch sử từ
vựng là một bộ phận, là một thành phần hữu cơ cấu thành nên lịch sử tiếng Việt.
Trước đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về từ vựng trong lịch sử
tiếng Việt nhưng chỉ mới là những nghiên cứu lẻ tẻ, bộ phận như Một vài nhận
xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, Tạp chí Ngôn ngữ (3) (Nguyễn
Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu (1980); Nhận xét sơ bộ về một vài đặc điểm ngôn ngữ
trong văn xuôi thế kỉ XIX đầu XX, Tạp chí Ngôn ngữ (1) (N.Stankêvích, Nguyễn Tài
Cẩn (1982)… Gần đây, chúng ta cũng đã có một chuyên khảo “Lược khảo lịch sử
từ vựng tiếng Việt” (Vũ Đức Nghiệu, 2011), nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng
Việt theo nguồn gốc, quá trình hình thành và diện mạo diễn tiến của nó theo các
phân kì lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có những công trình
nghiên cứu sâu về một thời kì cụ thể, trên nguồn ngữ liệu (văn bản) cụ thể, để từ
đó, góp phần làm rõ hơn quá trình phát triển của lịch sử từ vựng tiếng Việt.
Nghiên cứu những vấn đề lịch sử từ vựng, chúng ta cần dựa vào những văn
bản đáng tin cậy. Nguồn ngữ liệu đó được coi như là một biểu hiện cụ thể, phản
ánh được phần nào những đặc điểm, thuộc tính của trạng thái từ vựng trong giai

đoạn lịch sử lúc đó. Do đó, chúng tôi ưu tiên nghiên cứu những văn bản thành văn
xác định được thời điểm sáng tác cụ thể và có số lượng đơn vị từ vựng phong phú,
đa dạng. Thiên Nam ngữ lục (TNNL) là một tác phẩm như vậy. TNNL là tác
phẩm Nôm, nói về lịch sử nước nhà từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Trần. Với
8136 câu thơ lục bát, trên năm vạn rưởi chữ Nôm, TNNL trở thành tác phẩm thơ

3
Nôm dài nhất thời trung đại. Theo nghiên cứu của nhiều học giả, TNNL xuất hiện
vào cuối thế kỉ XVII. Tác giả TNNL hiện vẫn được coi là khuyết danh.
Nghiên cứu từ vựng trong TNNL, chúng ta sẽ tái hiện được một diện
mạo từ vựng tiếng Việt cuối thế kỉ XVII đáng tin cậy. Diện mạo từ vựng giai
đoạn này sẽ góp phần quan trọng giúp tìm hiểu tiến trình phát triển lịch sử từ
vựng tiếng Việt khi đặt chúng trong dòng chảy của những nghiên cứu từ vựng
trước và sau thế kỉ XVII.
2. Ý nghĩa của luận án
TNNL là nguồn tư liệu quý giá để góp phần tìm hiểu về tình hình tiếng
Việt ở giai đoạn thế kỉ XVII. Nghiên cứu từ vựng trong TNNL sẽ giúp chúng ta
có được một biểu hiện cụ thể về từ vựng tiếng Việt trong giai đoạn tiếng Việt
trung đại.
Vì TNNL được ra đời vào thế kỉ XVII, giai đoạn tiếng Việt đang dần
khẳng định vai trò của mình trong ngôn ngữ văn học dân tộc nên nghiên cứu từ
vựng trong TNNL cũng sẽ góp phần tìm hiểu từ vựng văn học, một mắt xích
quan trọng của tiếng Việt văn học giai đoạn trung đại. Như vậy, nghiên cứu
TNNL dưới góc độ ngôn ngữ học là cần thiết để hoàn thiện hơn bức tranh lịch sử từ
vựng tiếng Việt từ nhiều phương diện, giai đoạn khác nhau.
Như đã nói ở trên, đây không phải là một hướng nghiên cứu hoàn toàn
mới mẻ, nhưng đây là một đề tài mới vì chưa có một công trình nghiên cứu nào
riêng biệt cho từ vựng trong TNNL. Thực hiện công trình này, chúng tôi muốn đi
sâu vào nghiên cứu làm rõ được cơ cấu từ vựng trong tác phẩm. Từ đó, phần nào
hình dung được cơ cấu từ vựng nói chung của giai đoạn hình thành tác phẩm.

Thực tế cho thấy, với một trạng thái từ vựng đã qua, chúng ta không thể kì
vọng có trong tay đầy đủ, toàn bộ từ vựng của một ngôn ngữ. Do đó, mỗi tài liệu
thành văn được nghiên cứu, ít nhiều có tính đại diện cho một giai đoạn phát triển
nhất định trong lịch sử từ vựng tiếng Việt. Nghiên cứu từ vựng trong TNNL giúp
hình dung được diện mạo từ vựng, cũng như đặc điểm sử dụng (hoạt động) của
các đơn vị từ vựng trong quá khứ, cụ thể ở đây là tiếng Việt thế kỉ XVII .

4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án được thực hiện với mục đích làm rõ và miêu tả được cấu trúc từ
vựng trong tác phẩm TNNL trên các bình diện từ vựng, ngữ pháp của chúng,
cũng như những đặc điểm về nguồn gốc, tính chất của các bộ phận, các lớp từ
vựng trong thời kì lịch sử đó.
Để thực hiện mục đích trên, luận án xác định rõ những nhiệm vụ cần thực
hiện như sau:
- Một là, xác định cơ sở lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng
Việt và xác định các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt.
- Hai là, phân xuất, lập danh sách các đơn vị từ vựng trong TNNL
- Ba là, phân tích, miêu tả được cấu trúc từ vựng trong TNNL về mặt
nguồn gốc, thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng từ dưới nhiều góc
độ khác nhau.
- Bốn là, tìm hiểu những diễn biến từ vựng để thấy được những điểm
tương đồng và khác biệt giữa từ vựng trong TNNL với từ vựng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể là toàn bộ từ
vựng và các đơn vị từ vựng tiếng Việt trong tác phẩm TNNL. Điểm thuận lợi của
luận án là chỉ tập trung nghiên cứu các đơn vị từ vựng trong một văn bản viết cụ
thể. Tuy nhiên, vì đây là một văn bản cổ nên khó tránh được những dị bản. Để có
văn bản tin cậy, chính xác làm ngữ liệu trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn
bản TNNL do Nguyễn Thị Lâm khảo cứu, sưu tầm và biên soạn [74] làm ngữ

liệu nghiên cứu chính. Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo thêm bản TNNL do
Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích và giới thiệu [86].
- Dựa vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định. Phạm vi nghiên cứu sẽ
tập trung ở một số bình diện cụ thể như nguồn gốc từ vựng, hình thái cấu trúc và
các chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp của các đơn vị từ vựng…


5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo của luận án là phương pháp miêu tả đồng đại.
Nghiên cứu về từ vựng trong một tác phẩm ở quá khứ, chúng tôi sử dụng “nhát
cắt” theo chiều ngang, miêu tả trạng thái ngôn ngữ (ở đây là bình diện từ vựng)
tại một giai đoạn lịch sử nhất định (thế kỉ XVII) để thấy được bức tranh ngôn
ngữ tại thời điểm đó.
Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả từ vựng trong một tác
phẩm cụ thể tại một thời điểm lịch sử xác định. Chính vì vậy, những thủ pháp
trong miêu tả đồng đại lịch sử được chúng tôi triệt để áp dụng. Nghiên cứu trạng
thái đồng đại trong lịch sử của một yếu tố ngôn ngữ vẫn cần đến những so sánh
có thể là xuyên trạng thái, tức xem xét từ ngữ trong nhiều ngữ cảnh xuất hiện
khác nhau, nhiều tác phẩm khác nhau, nhằm xác lập được chính xác ngữ nghĩa,
ngữ dụng của các yếu tố ngôn ngữ đó.
Chúng tôi cũng áp dụng một cách hợp lí những thủ pháp nghiên cứu định
lượng nhằm thống kê, khảo chứng ngữ liệu thật cụ thể, chính xác để phân tích.
6. Cái mới của luận án
Chúng tôi thực hiện luận án này để có được và cung cấp những thông tin
mới như sau:
- Những số liệu định lượng, đặc tính về mặt định lượng của các đơn vị từ
vựng trong TNNL.
- Phản ánh chân thực diện mạo, cấu trúc từ vựng tiếng Việt được thể hiện
trong tác phẩm TNNL, qua đó giúp hình dung được từ vựng tiếng Việt thế kỉ

XVII. Với những phân tích tỉ mỉ, cẩn thận, bức tranh từ vựng giai đoạn này sẽ
dần dần được tái hiện qua những đặc trưng nổi bật như nguồn gốc các đơn vị từ
vựng; vấn đề từ loại của các từ; những biến đổi của các đơn vị từ vựng trong
TNNL so với tiếng Việt hiện nay.
- Góp thêm một tư liệu mới, quan trọng cho quá trình nghiên cứu lịch sử
từ vựng tiếng Việt. Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành miêu tả từ vựng tiếng
Việt trong một số văn bản thuộc giai đoạn trước và sau thế kỉ XVII. Nguồn ngữ
liệu mới mà chúng tôi cung cấp qua luận án sẽ góp phần cho thấy rõ hơn toàn
cảnh từ vựng tiếng Việt giai đoạn trung đại.

6
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công
trình của tác giả có liên quan đến luận án, luận án gồm có bốn chương:
- Chương 1: Nguồn ngữ liệu và một số vấn đề lí luận của luận án.
Chương này sẽ giới thiệu chung về tác phẩm Thiên Nam ngữ lục (văn bản,
tác giả, hoàn cảnh sáng tác) và đánh giá vai trò, giá trị của TNNL đối với việc
nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày cơ
sở lí luận trong nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt và việc xác định các đơn vị
từ vựng tiếng Việt. Từ đó, đưa ra được kết quả thống kê định lượng các đơn vị từ
vựng có trong tác phẩm TNNL.
- Chương 2: Từ trong từ vựng của Thiên Nam ngữ lục.
Chương này đi sâu miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được gọi là từ
trong TNNL. Những đơn vị này khảo cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau như
nguồn gốc, ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Chương 3: Ngữ trong từ vựng của Thiên Nam ngữ lục.
Chương này đi sâu vào miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được gọi
là ngữ trong TNNL. Chúng tôi tiến hành khảo cứu một loạt các ngữ như ngữ
định danh, ngữ láy và thành ngữ, quán ngữ.
- Chương 4: Một số biểu hiện của diễn biến từ vựng từ Thiên Nam ngữ

lục đến tiếng Việt hiện nay.
Chúng tôi miêu tả những biến đổi của các đơn vị từ vựng trong TNNL so
với hiện nay như biến đổi về cách dùng; biến đổi về ngữ nghĩa và ngữ pháp;
những đơn vị hiện nay không dùng nữa.
Trong phần nội dung, khi miêu tả, phân tích các đơn vị từ vựng trong
TNNL. Chúng tôi quy định một số cách hiểu sau:
- Khi liệt kê các đơn vị từ vựng, ngay sau đó, chúng tôi đưa ra tần số hoạt
động của nó trong TNNL (nếu thấy cần thiết) để trong dấu ngoặc. Ví dụ: cây
(21), nghĩa là từ “cây” được sử dụng 21 lần trong TNNL.
- Khi dẫn chứng các câu thơ trong TNNL, chúng tôi đánh dấu số thứ tự
của câu thơ trong tác phẩm ở ngay đầu dòng để thuận tiện cho việc tra cứu.

7
CHƢƠNG 1. NGUỒN NGỮ LIỆU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Thiên Nam ngữ lục (TNNL) là một tập sử ca trường thiên ra đời vào cuối
thế kỉ XVII. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết bằng
chữ Nôm, một thứ chữ xuất hiện vào giai đoạn đầu của thời kì độc lập dân tộc,
đã trở thành niềm tự hào và là bằng chứng về sự phát triển của ý thức độc lập, tự
cường của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, TNNL vẫn có một vị trí xứng đáng
trong quá trình phát triển của văn học sử nước nhà và ngày càng thu hút được sự
quan tâm của giới nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Trong chương này, chúng tôi
giới thiệu chung về văn bản TNNL (văn bản, tác giả, hoàn cảnh sáng tác) và giá
trị văn học, ngôn ngữ của nó. Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề lí luận
liên quan đến luận án để lấy đó làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của mình.
1.1. Một số vấn đề về văn bản Thiên Nam ngữ lục
1.1.1. Các văn bản Thiên Nam ngữ lục
“Thiên Nam ngữ lục” (với 8136 câu lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và 2 bài
thơ chữ Nôm) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm đồ sộ nhất trong kho tàng
văn học cổ điển ở nước ta. Sách vốn có tên gọi là "Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ".

Từ “ngữ lục” vốn có nguồn gốc Phật giáo, chỉ những ghi chép của các giáo đồ
khi nghe thầy của họ thuyết pháp. Về sau, cụm từ này được sử dụng trong phạm
vi rộng rãi hơn, để chỉ sự ghi chép những lời bàn luận (ngôn đàm) của nhân vật
lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Các sử gia Việt Nam trước đây cũng thường dùng
cụm từ “ngoại kỉ” để chỉ giai đoạn lịch sử dân tộc ta từ thế kỉ X trở về trước. Về
mặt văn bản, tác phẩm đang xét có hai quyển, chỉ có quyển đầu chép phần lịch
sử ngoại kỉ mà phần lớn bắt nguồn từ các dã sử, truyền thuyết, còn quyển sau
chép lịch sử “bản kỉ” nước nhà (sau thế kỉ X) mà gọi chung cả hai quyển là
"ngoại kỉ" thì không ổn nên sau này người ta đã lược bớt hai chữ "ngoại kỉ". Như
vậy, “Thiên Nam ngữ lục” là tên gọi vừa gọn vừa đúng với thực tế.
Để nghiên cứu về từ ngữ trong một văn bản cổ, chúng tôi cần tìm cho
mình một bản phiên âm tin cậy và có giá trị nhất. Học giả Nguyễn Thị Lâm trong

8
quá trình nghiên cứu TNNL đã tìm ra 6 dị bản khác nhau ở Viện Nghiên cứu
Hán Nôm. Đó là các dị bản mang các kí hiệu AB.478, AB.192, AB.315, AB.573,
AB.308, AB.337. Theo Nguyễn Thị Lâm [75], hiện trạng các văn bản ấy như
sau:
1. Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ, AB.478, gồm 2 quyển đóng rời. Quyển
đầu 58 tờ, quyển sau từ tờ 59 đến tờ 134, chữ viết tương đối đều đặn và sắc nét
trên khổ giấy 30 x 17 cm, mỗi tờ viết hai mặt, mỗi mặt 8 dòng, chất giấy đã sờn
cũ. Toàn bộ số tờ được tu bổ bằng cách lồng vào giữa mỗi tờ là một tờ giấy bản,
ép cứng. Sách có mục lục, tựa. Nội dung diễn ca lịch sử Việt Nam từ Kinh
Dương Vương đến đời Lê Trung hưng như đã nêu.
2. Thiên Nam ngữ lục ngoại kỉ, AB.192 gồm 2 quyển thượng và hạ đóng
chung. Sách không có mục lục, tựa. Quyển thượng 79 tờ, quyển hạ 112 tờ, mỗi
tờ chép hai mặt, mỗi mặt 9 dòng. Chữ viết thô trên giấy bản dày và còn mới, khổ
30 x 21cm. Nội dung về cơ bản giống như bản trên, nhưng xét về chi tiết thì
cũng có ít nhiều dị biệt. Chúng tôi nghĩ bản này có thể được sao chép từ một bản
cũ khác với bản AB.478 mà hiện nay không còn, hoặc cũng có thể được chép ra

từ chính bản ấy, nhưng có thêm bớt sửa chữa. Cuối sách có phụ chép một số câu
sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan.
3. Nam sử diễn ca, AB.573. Sách không có quyển thượng, gồm 67 tờ,
chữ viết khá đều đặn trên giấy khổ 31 x 21cm, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 9 dòng.
Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ nhà Đinh đến Lê Trung Hưng, nhưng so
với quyển Hạ ở hai bản trên, bản này chép thiếu 31 câu cuối.
4. Việt sử quốc âm, AB.308. Sách không có quyển thượng, gồm 67 tờ,
chữ viết thô trên giấy khổ 31 x 21cm. Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ nhà
Đinh đến Lê Trung Hưng một cách đầy đủ như trong quyển hạ của các bản
AB.478, AB.192. Trên văn bản vẫn còn nhiều dấu vết chấm câu hoặc chữa chữ
nọ bằng chữ kia ở ngay bên cạnh.
5. Thiên Nam quốc ngữ lục kí, AB.315. Sách không có quyển thượng,
gồm 61 tờ, chữ viết tương đối đều trên giấy khổ 31 x 12 cm mỗi tờ 2 trang, mỗi

9
trang 9 dòng. Nội dung: diễn ca lịch sử Việt Nam từ Đinh Tiên Hoàng đến Lí
Thần Tông. Mở đầu mỗi triều đại có một đoạn tóm tắt bằng chữ Hán viết thu nhỏ
lại. Cuối sách chép ngọc phả Thiền sư Nguyễn Minh Không và các bài phú Hồng
nhan bạc mệnh, Hàn vương tôn
6. Nam Thiên quốc ngữ thực lục, AB.337. Sách không có quyển
thượng, gồm 58 tờ, chữ xấu trên giấy khổ 26 x 18 cm. Hình thức và nội dung
giống như bản AB.315 vừa kể trên. Nhưng phải nói rằng bản này và bản
AB.315 chép sót rất nhiều, ngay từ Lí Thái Tổ đến Lí Thần Tông đã bỏ đi một
đoạn dài 294 câu. Chúng tôi nghĩ các bản này có thể là do trường Viễn đông
Bác cổ thuê chép về sau.
Như vậy, cho đến nay, chúng ta có tất cả 6 dị bản TNNL. Hầu hết các văn
bản này đều không ghi niên đại, tác giả, tên người sao chép hoặc nơi tàng trữ
Điều này đã gây không ít khó khăn, phức tạp trong quá trình nghiên cứu tác
phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện chúng ta chưa tìm thấy một văn bản nào có
niên đại gần với thời điểm ra đời của tác phẩm thì tất cả đó vẫn là nguồn tài liệu

quý giá để nghiên cứu, tìm hiểu TNNL. Nếu căn cứ vào hình thức văn bản và các
đặc điểm về ngôn ngữ văn tự, các nhà nghiên cứu cho rằng bản có kí hiệu
AB.478 là cổ nhất và cũng là bản có nội dung đầy đủ hơn cả. Còn các bản khác
tuy được sao chép về sau nhưng cũng chỉ là những tài liệu tham khảo đáng quý.
Qua việc tìm hiểu về ngôn ngữ, văn tự, Nguyễn Thị Lâm cho rằng văn bản
AB.478 đã được sao chép từ một văn bản khá cổ và người sao chép đã tỏ ra
trung thành với văn bản được sao chép. Tuy nhiên, văn bản này cũng cần làm
sáng tỏ một vài vấn đề. Phần đầu là bản Mục lục dài 15 trang có tiêu đề: “Việt
Nam sử kí niên mục lục” và cuối sách có bài tựa “Đại Việt sử kí tiệp lục tổng
tự”, đều không nằm trong TNNL. Đó là những phần trong những cuốn sách sử
đời trước. Việc chép chung những tác phẩm khác nhau vào cùng một cuốn sách
chép tay không phải là một điều hiếm thấy trong kho sách Hán Nôm cũ. Như
vậy, ở đây chỉ có phần nội dung viết bằng chữ Nôm là thực sự của TNNL.

10
Sau khi xác định được văn bản chữ Nôm đáng tin cậy, các nhà nghiên cứu
đã tiến hành phiên âm TNNL. Cách đây hơn năm mươi năm, đông đảo người
đọc biết đến tập diễn ca lịch sử này qua bản phiên âm, chú thích và giới thiệu của
các Giáo sư Đinh Gia Khánh và Nguyễn Lương Ngọc do Nhà xuất bản Văn hóa
ấn hành vào năm 1958 thành hai tập: tập một từ thời Hồng Bàng đến đời Ngô và
tập thứ hai từ đời Đinh đến đời Trịnh. Với công trình này, TNNL lần đầu tiên
được nghiên cứu, giới thiệu khá công phu. Hai Giáo sư dựa vào ba dị bản chữ
Nôm mang kí hiệu AB.478, AB.192, AB.315, trong đó AB.478 được coi là bản
nền. Với phương pháp làm việc khoa học, hai ông đã đối chiếu các dị bản để xác
định lại nhiều câu, chữ, làm cho nó hợp lí, rõ nghĩa hơn, đã đính chính được
những sai lầm về thời điểm trong nguyên tác…Đặc biệt, hai ông đã xuất phát từ
những yếu tố trong văn bản để đi tới những nhận xét và kết luận về tác giả và tác
phẩm một cách có sức thuyết phục. Bởi vậy, cuốn sách này đã có những đóng
góp đáng kể trong việc tìm hiểu, nghiên cứu TNNL.
Cách đây hơn chục năm, một bản phiên âm TNNL nữa được xuất hiện,

với tác giả là Nguyễn Thị Lâm. Trong “Thiên Nam ngữ lục” (khảo cứu, phiên
âm, chú giải) của Nhà xuất bản Văn học năm 2001, bà đã giới thiệu thêm ba dị
bản khác và tiến hành khảo dị trên cả sáu dị bản này. Sau khi khảo sát kĩ thực
trạng của chúng, nhất là của bản nền AB.478, bà đã hiệu chỉnh trên 400 trường
hợp phiên âm và ngót 50 trường hợp chú thích, bổ sung gần 130 trường hợp chú
thích mới, lập thêm các bảng sách dẫn tên người, tên đất xuất hiện trong văn bản.
Đây là bản phiên âm đã kế thừa được những thành tựu của bản phiên âm năm
1958. Hơn nữa, nhiều kết quả nghiên cứu mới trong các ngành văn học, sử học
và nhất là những thành tựu trong nghiên cứu chữ Nôm trong những thập kỉ gần
đây đã cho phép tác giả giải quyết thấu đáo, thỏa đáng hơn một số điểm còn tồn
nghi trong văn bản trước đó về các mặt phiên âm, khảo dị cũng như chú thích. Vì
lẽ đó, chúng tôi chọn bản phiên âm Quốc ngữ của tác giả Nguyễn Thị Lâm làm
tư liệu nghiên cứu chủ yếu.

11
Trong bản phiên âm “Thiên Nam ngữ lục” của Nguyễm Thị Lâm, tác giả
đã phiên âm, chú giải 8136 câu thơ lục bát chữ Nôm và hơn ba chục bài thơ chữ
Hán, Nôm đã được dịch nghĩa. Nội dung của TNNL diễn ca lịch sử Việt Nam từ
đời Hồng Bàng đến hết đời Hậu Trần, qua các thời kì: Kinh Dương Vương, Lạc
Long Quân, Hùng Vương, Lí Ông Trọng, An Dương Vương, Triệu Đà, Phụ chép
Thứ sử nhà Hán (Tích Quang, Nhâm Diên, Tô Định), Hai Bà Trưng, Lại phụ
chép các Thái thú nhà Hán, Truyện Sĩ Vương, Triệu Ẩu, Kỉ Tiền Lí Nam Đế,
Triệu Việt Vương, Kỉ Hậu Lí Nam Đế, Cao Vương (Cao Biền), Mai Hắc Đế, Kỉ
họ Phùng, Kỉ họ Khúc, Kỉ nhà Ngô, Kỉ nhà Đinh, Kỉ nhà Lê (Tiền Lê), Kỉ triều
Lí (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông, Cao
Tông, Chiêu Hoàng), Kỉ nhà Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh
Tông, Minh Tông, Duệ Tông, Ninh Hoàng, Dụ Tông, Nghệ Tông, Giản đế, Sự
tích họ Hồ, Thiếu đế), Hồ Quý Li – Hồ Hán Thương, Hậu Trần (Giản Định
hoàng đế, Trùng Quang hoàng đế), Kỉ triều Lê.
Như vậy, tác giả TNNL chủ yếu dựa vào bộ Đại Việt sử kí toàn thư của

Ngô Sĩ Liên để diễn ca lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến đời Hậu Trần. Tuy
nhiên, không hiểu sao trong tác phẩm lại không có một dòng nào viết về Sơn
Tinh, Thủy Tinh (đời Hồng Bàng), về sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý
Thường Kiệt. Có chỗ TNNL còn lầm lẫn thời điểm, ví như kể về Lý Ông Trọng
trước An Dương Vương, kể về Mai Thúc Loan sau Cao Biền…
1.1.2. Hoàn cảnh sáng tác và tác giả của Thiên Nam ngữ lục
TNNL là một tác phẩm thơ Nôm dài nhất trong văn học trung đại Việt
Nam nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được câu trả lời
chính xác cho năm ra đời, cũng như tác giả của nó. Thậm chí, ngay trong bản
chữ Nôm tin cậy nhất AB.478, chúng ta cũng không thể tìm thấy niên đại, tác
giả hay tên người sao chép…Chính điều này đã đặt ra nhiều giả thuyết cho
khoảng thời gian ra đời của tác phẩm.
Theo Giáo sư Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh [86], TNNL được
viết khoảng cuối thế kỉ XVII, trong thời kì Trịnh Căn ở ngôi chúa (1682 – 1709).

12
Giả thuyết này được chứng minh dựa vào nội dung những câu thơ trong tác
phẩm. Khi nói về Trịnh Căn, tác giả TNNL không gọi bằng miếu hiệu như Trịnh
Tạc mà gọi bằng chức vị khi còn sống: “Nay Đức Thống đại khí cương…”.
“Thống đại” là chữ viết tắt của chức “Đại nguyên soái Thống quốc chính” mà
Trịnh Căn được phong vào năm 1685. Lại căn cứ vào phần cuối tác phẩm có
nhắc đến Trung hưng truyện, có lẽ là sách Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng
công nghiệp liệt truyện của Hồ Sĩ Dương. Sách này viết xong vào năm 1676.
Ngay năm ấy, Trịnh Tạc sai họ Hồ viết sử kí sau đời Lê Thần Tông tức từ đời Lê
Huyền Tông trở đi. Nhưng đến năm 1681, Hồ Sĩ Dương mất, để công việc còn
bỏ dở cho Lê Hy và Nguyễn Quý Đức. Hai người đã hoàn thành bộ sử đó vào
năm Chính Hòa 18 (1697) đời Lê Hy Tông tức là sách Đại Việt sử kí tục biên,
một cuốn sách có giá trị hơn sách Trung hưng mà không được tác giả nhắc đến.
Từ đó, hai nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng TNNL xuất hiện trong
khoảng từ năm 1685 đến trước năm 1697 là năm mà sách Đại Việt sử kí tục biên

hoàn thành, và muộn nhất thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng mấy năm đầu của
thế kỉ XVIII. Ý kiến này đã được nhiều người trong giới nghiên cứu tán thành.
Chúng ta cũng có thể dựa thêm vào những sự kiện lịch sử Việt Nam để
củng cố thêm giả thuyết trên. Ai cũng biết trong thế kỉ XVIII, trong lịch sử Việt
Nam đã diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại: phong trào nông dân nổ ra liên tiếp
với các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Danh Phương,
Nguyễn Hữu Cầu…Rồi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn vĩ đại, cuộc đại thắng hai mươi vạn quân Thanh do người anh hùng áo
vải Quang Trung lãnh đạo…Tất cả những sự kiện ấy đều không thấy nhắc đến
trong TNNL. Một người yêu lịch sử và văn học dân tộc đến mức bỏ công phu
diễn ca thành một tác phẩm dài hơn 8000 câu thì không thể không ghi chép, phản
ánh các sự kiện nói trên đã xảy ra trong lịch sử. Do đó, TNNL phải là một tác
phẩm viết ra vào cuối thế kỉ XVII là thời kì mà chế độ Lê – Trịnh sau những
năm loạn lạc, chiến tranh đã đi vào một thời kì tạm ổn định. Ở phần cuối tác
phẩm, ta thấy tác giả TNNL, hết sức ca tụng công đức họ Trịnh:

13
7969. “Trung hưng ra sức tôn phù,
7970. Lê triều đem lại cựu đô Long Thành”
Thêm nữa, đời Lê vẫn hay dùng hai chữ “Thiên Nam” để chỉ nước ta như
tên các bộ sách Thiên Nam dư hạ tập viết vào thời Hồng Đức, Thiên Nam lộ đồ,
Thiên Nam minh giám soạn vào thời Lê trung hưng…Vua Lê Thánh Tông cũng
có tên hiệu là “Thiên Nam động chủ”… Bên cạnh đó, TNNL có câu: “Quốc triều
Thái Tổ lên ngôi, Trong Trung hưng truyện đã bày trước sau”, chỉ có người thời
Lê thì mới nói “Quốc triều Thái Tổ” và mới nhắc đến chuyện “Trung hưng”.
Để củng cố thêm giả thuyết trên, Nguyễn Thị Lâm đã đi sâu vào tìm hiểu
về tên đất, tên gọi các chức quan trong TNNL. Căn cứ vào các quốc hiệu (Xích
Quỷ, Việt Thường, Văn Lang…), hệ thống các phủ (phủ Lạng Giang, phủ Diễn
Châu, phủ Thái Bình…), hệ thống các châu (Phong Châu, Châu Hoan, Hóa
Châu…), hệ thống các xứ ( Hải Dương, Nghệ An, Tuyên Quang…), hệ thống

các huyện (Tiên Du, Vũ Ninh, Từ Liêm…), các đơn vị cơ sở (xã Yên Sở, xã Kiệt
Đặc, thôn Cổ Loa…), nhà nghiên cứu đã mang đối chiếu với các thư tịch cổ
khác. Qua đó, nhận thấy trong Lịch triều hiến chương loạn chí (phần Dư địa chí)
và An Nam nhất thống chí, những địa danh thuộc hệ thống các đơn vị hành chính
nói trên đều có từ thời Trần Lê trở về trước. Tương tự, các chức quan lớn nhỏ
xuất hiện trong TNNL, cũng đã có từ thời Trần Lê trở về trước (như tướng quân,
hiệu úy, thủ tướng…). Như vậy, với rất nhiều những thông tin đã được các nhà
nghiên cứu phân tích, chúng ta có thể nhận định khá chắc chắn rằng TNNL là
một tác phẩm ra đời vào cuối thế kỉ XVII.
1.1.3. Giá trị của Thiên Nam ngữ lục
a. Giá trị về mặt văn học
TNNL là một tác phẩm đặc sắc ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVII, trong
thời kì phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết nói chung, của văn học chữ
Nôm nói riêng. Đặt trong thể loại văn chương tự sự, TNNL mặc dù được viết ra
với mục đích diễn ca lịch sử Việt Nam, nhưng trước hết TNNL là một tác phẩm

14
văn học. Giá trị văn học của tác phẩm được thể hiện rõ nét trong nội dung tác
phẩm cũng như cách trình bày các sự kiện, nhân vật lịch sử theo phong cách văn
chương.
Tiếp nối truyền thống của các tác phẩm thơ Nôm trước thế kỉ XVII,
TNNL thể hiện chủ nghĩa yêu nước sâu sắc. Tác giả TNNL đã diễn ca lại lịch sử
nước ta từ thời Hồng Bàng đến đời Hậu Trần với một khí thế hào hùng.
Nói đến Tổ quốc, đến dân tộc, tác giả đã đề cao “địa linh, nhân kiệt”, với
những câu thơ như:
7. Khí thiêng tạo họa có thường
8. Sơn xuyên hiểm trở, phong cương khỏe bền
149. Khắp hòa Tây Bắc Đông Nam
150. Mối thu bốn bể trị đem một nhà”
Tác giả thường hay nói đến việc giang sơn “thu về một mối”, “một nhà

bốn bể”, tức là nói đến nền thống nhất của Tổ quốc. Trong thế kỉ XVII, thống
nhất Tổ quốc là nguyện vọng tha thiết của nhân dân và nguyện vọng này tất phải
phản ánh vào tác phẩm của những nhà nho yêu nước. Cho nên, không phải ngẫu
nhiên mà khi phát biểu chủ nghĩa yêu nước, tác giả TNNL lại chú trọng đến mối
thống nhất của Tổ quốc nhiều hơn so với văn học thời kì trước.
Biểu hiện tiếp theo của chủ nghĩa yêu nước trong TNNL là ca ngợi những
anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Từ người anh hùng Thánh Dóng trong
truyền thuyết, đến những anh hùng hào kiệt đời trước vẫn được nhân dân thờ
cúng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan,
Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đều được tác giả
viết bằng những câu thơ hào sảng như:
- Ca ngợi công đánh đuổi giặc Ân của Thánh Dóng:
437. Nam biên lại bẵng bằng tờ,
438. Nằm dầu ngỏ cửa, ở dầu an thân.

15
- Ca ngợi Lê Lợi với cái “uy trời” dấy binh khởi nghĩa, “giết Ngô như cắt
cổ gà” khiến cho “người người mừng rỡ, nhà nhà hả hê”, thống nhất đất nước,
cai trị thiên hạ:
7907. Giết Ngô như cắt cổ gà,
7908. Người người mừng rỡ, nhà nhà hả hê.
Tư tưởng yêu nước trong TNNL cũng có phần tiến bộ, đó là quan niệm vì
dân. Trong tác phẩm, tư tưởng vì dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, nghĩa là
đấu tranh chống giặc là vì dân, đưa dân thoát khỏi cảnh lầm than cơ cực. Quan
niệm này có thể bắt gặp trong một số nhà Nho xuất sắc của các giai đoạn trước
như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Có nhiều đoạn trong tác phẩm thể hiện
tư tưởng này như đoạn viết về Thánh Dóng:
311. Trừ Ân, trợ nước Việt Thường,
312. Cho yên trăm họ, kẻo thương trẻ già.”
Các bậc thánh chủ hiền thần muốn gây dựng được cơ nghiệp thì phải biết

dựa vào dân, biết trừ bỏ những gì lòng dân không muốn:
4773. Việc gì dân nghe thì nghe,
4774. Bỏ lệ Kiệt Trụ, trở về Đường Ngu.
Qua đó, ta thấy tác giả TNNL phần nào thừa nhận vai trò quần chúng
nhân dân trong lịch sử, tuy đề cao anh hùng mà không quên dân chúng. Đó là
một trong những nội dung làm nên tính nhân dân trong tác phẩm.
Tuy nhiên, điểm nhấn quan trọng trong TNNL là tính tự sự của truyện thơ
Nôm. TNNL đã dùng sở trường của văn học mà trình bày lịch sử cho nên đã tự
sự và miêu tả một cách đằm thắm hơn, văn vẻ hơn là yêu cầu đặt ra với một tác
phẩm sử học đơn thuần. Mỗi câu chuyện lịch sử thường có mở đầu, có kết thúc,
nhân vật có tiểu sử, có hành trạng rõ rệt. Nhiều đoạn của TNNL có kết cấu hoàn
chỉnh như là những truyện thơ Nôm. Có điều là những đoạn ấy được sắp xếp
theo trình tự của chính sử, xâu chuỗi thành hệ thống theo dòng thời gian, tuy có
xen kẽ những đoạn không có kết cấu hoàn chỉnh. Ở TNNL, ta sẽ gặp không ít
những đoạn có tính chất truyện thơ như đoạn viết về An Dương Vương. Trong

16
đoạn này, tính cách của các nhân vật như An Dương Vương, Mỵ Châu, Triệu
Đà, Trọng Thủy, Cao Lỗ… đều được miêu tả rất rõ. Đặc biệt là tấn thảm kịch
nước mất nhà tan của An Dương Vương đan lồng với tấn thảm kịch của Mỵ
Châu – người vợ trung thực mà dại dột bị mắc bẫy người chồng gian xảo, đã
diễn ra với những màn, những lớp phức tạp mà lại nhất quán về mạch tình tiết
cũng như về sự phát triển tính cách nhân vật.
Tóm lại, TNNL có tính chất tự sự sâu sắc. Nhiều đoạn tường thuật về
nhân vật lịch sử trong TNNL có thể đại diện cho truyện thơ Nôm của thế kỉ XVII
xét trên khía cạnh xây dựng hình tượng nhân vật. Điều này phần nào giải thích
được bước phát triển mạnh mẽ của thể loại truyện thơ Nôm trong các thế kỉ sau.
b. Giá trị về mặt ngôn ngữ
Trước hết, TNNL được các nhà nghiên cứu quan tâm ở khía cạnh thi
pháp. TNNL được viết theo thể lục bát – đây là thể tài của văn học dân gian. Với

ảnh hưởng ngày càng tăng của văn học dân gian, các thể thơ yêu vận dân tộc vốn
đã thành thục trong ca dao, dân ca dần dần được nhiều tác giả văn học chữ Nôm
sử dụng.
TNNL gồm 8136 câu thơ, 4068 câu lục và 4068 câu bát. Trong đó, có
khoảng 100 câu xuất vận (tỉ lệ xuất vận là 100/8136, tức là 1/80), 7 câu thất niêm
(tỉ lệ thất niêm là 7/8136, tức là 1/1162), 7 câu có vần lưng biến thức, tức là vần
ở âm thứ năm câu bát (tỉ lệ là 7/4068, tức 1/581 số vần lưng), 517 câu có vần
lưng ở âm thứ tư câu bát (tỉ lệ là 517/4068, tức 1/8 số vần lưng). Như thế, nhìn
chung thơ lục bát trong TNNL đã có khuôn khổ tương đối vững chắc. Số câu thơ
xuất vận, thất niêm có tỉ lệ rất thấp so với độ dài của tác phẩm. Hơn nữa, cũng
phải tính đến những sai lầm trong việc sao chép của người đời sau. Trình độ thơ
lục bát đã khá cao ở một tác phẩm dài hơn tám nghìn câu thơ xuất hiện vào cuối
thế kỉ XVII như thế góp phần cắt nghĩa sự thành công của các tác giả thế kỉ
XVIII, XIX trong việc sử dụng thể thơ ấy để viết thơ Nôm, mà đỉnh cao là tác
phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du).

17
Ngôn ngữ văn học trong TNNL tiếp thu nhiều ảnh hưởng của Hán học.
Tác giả là một nhà nho “cùng sinh trong đạo thánh hiền” cho nên không lấy làm
lạ nếu thấy tác giả vay ý mượn lời trong Kinh thi, Kinh thư, Luận ngữ, Đại học,
Trung dung, Mạnh Tử… Chúng ta có thể thấy những câu thơ như: 1513. Binh
quý thần tốc chớ sai, 3598. Cô nhi quả phụ ai nhìn nữa đâu, 4466. Cứu nhân độ
thế chẳng lòng kém ai… Những từ ngữ Hán này về sau sẽ có những biến đổi và
dần dần bị loại ra khỏi từ vựng tiếng Việt nếu như không thể đồng hóa được. Sự
tồn tại của những từ ngữ Hán trong TNNL chứng tỏ rằng ngôn ngữ văn học Nôm
đang còn trong quá trình tiếp thu và đồng hóa nhiều yếu tố Hán học.
Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn trong ngôn ngữ văn học của TNNL, chính là
sự kế thừa được những thành tựu về ngôn ngữ văn học mà các tác giả thơ Nôm
trước thế kỉ XVII đã đạt được, nhất là tiếp thu được rất nhiều ảnh hưởng ngôn
ngữ văn học dân gian. Có thể nói, ngôn ngữ văn học trong TNNL mang đậm tính

dân gian. Rất nhiều câu trong TNNL là những câu thành ngữ, tục ngữ được tác
giả dùng nguyên dạng hoặc cải biên đi ít nhiều để thích dụng trong lời thơ của
mình. Chúng ta không khó để gặp những câu thơ như:
2639. Giấc nâng như bát nước đầy
3126. Ai rung chẳng chuyển ai lay chẳng rời.
8007. Thập thò như chuột trong hang,
6124. Như gió thổi bèo, như nước lá khoai
4622. Tre già măng mọc để hòng gây lên.
Ngôn ngữ trong TNNL rất gần với ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân.
Điều này góp phần tạo nên tính sinh động, chất phác và gần gũi của những hình
tượng, sự kiện trong tác phẩm.
Nói như vậy, không phải TNNL thiếu đi những lời thơ tinh tế, sâu sắc.
Trong TNNL không hiếm những câu thơ nhuần nhị có thể sánh với những lời
thơ trong Truyện Kiều, Truyện Hoa tiên…như:
243. Dãi dầu mặc tuyết cùng sương,
244. Nguyệt thường dòm cửa, gió thường khua chăn.

×