Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía Tây Hà Nội ( Hà Tây cũ) nhằm phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 131 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRƢƠNG SỸ TÂM



NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN
NGƢỠNG Ở PHÍA TÂY HÀ NỘI (HÀ TÂY CŨ)
NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Hà Nội, 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRƢƠNG SỸ TÂM


NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN
NGƢỠNG Ở PHÍA TÂY HÀ NỘI (HÀ TÂY CŨ)
NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH



Hà Nội, 2014

1

MỤC LỤC
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG
11
1.1 Khái quát về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
11
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
11
1.1.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng

15
1.1.3 Các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
17
1.1.4 Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của Văn hóa tín ngưỡng.
23
1.2 Khái quát về du lịch văn hóa tín ngưỡng.
27
1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng.
27
1.2.2 Vai trò, đặc điểm của Du lịch văn hóa tín ngưỡng.
30
1.2.3 Điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng.
33
1.2.4 Các hình thức Du lịch văn hóa tín ngưỡng.
37
1.3 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng của một số địa
phương tại Việt Nam.
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Nam Định
41

51
53
Chương II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI
(TỈNH HÀ TÂY CŨ)
45
2.1 Tiềm năng và điều kiện phát triển Du lịch Văn hóa tín ngưỡng tại khu
vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ).
45

2.1.1 Tài nguyên, nguồn lực Du lịch văn hóa tín ngưỡng
45
2.1.2 Nhu cầu khách du lịch.
56
2.1.3 Đường lối, chủ trương. Chính sách của Đảng và Nhà Nước về tôn
giáo, tín ngưỡng.
57
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây
Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
58
2.2.1 Các sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng đặc trưng.
59
2.2.2 Đặc điểm thị trường khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện
phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
71
2.2.3 Các hoạt động chính của khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các
huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
74
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý và khai thác Du lịch Văn hóa tín
ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội.
75
2.3.1 Kết quả tích cực – ưu điểm
75
2

2.3.2 Tồn tại, hạn chế.
79
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.
82
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC

LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN
PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH HÀ TÂY CŨ)
86
3.1 Đặc điểm, xu hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại
Việt Nam.
86
3.1.1 Đặc điểm
86
3.1.2 Xu hướng
87
3.2 Định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng của Hà
Nội đến năm 2020.
88
3.3 Giải pháp tăng cường quản lý và khai thác loại hình du lịch văn hóa tín
ngưỡng tại khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) đến năm 2020.
92
3.3.1 Áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm của các địa phương vào
thực tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
92
3.3.2 Các giải pháp cụ thể
94
3.3.2.1 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với khách du lịch
Văn hóa tín ngưỡng.
94
3.3.2.2 Xây dựng và tạo hành làng pháp lý cho phát triển loại hình Du lịch
văn hóa tín ngưỡng.
95
3.3.2.3 Phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng một cách bền vững nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
97

3.3.2.5 Phát triển bộ máy, đội ngũ quản lý văn hóa, lễ hội, tài nguyên.
101
3.3.2.6 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
102
3.3.2.7 Quy hoạch hạ tầng, quản lý hoạt động dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ
thuật tại các điểm đến Du lịch văn hóa tín ngưỡng.
104
3.3.2.8 Xây dựng cơ chế phối hợp các chủ thể để xây dựng sản phẩm Du
lịch văn hóa phù hợp
106
Kết luận
109


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 GS: Giáo sư
 GS.TS: Giáo sư – Tiến sỹ.
 CLB: Câu lạc bộ
 TCDL: Tổng cục Du lịch.
 T.P HCM: thành phố Hồ Chí Minh
 UNWTO: United Nations of World Travel Organization
Tổ chức du lịch thế giới
 VH-TT&DL: Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
 WLO: World Labor Organization
Tổ chức lao động thế giới.
Danh mục từ tiếng Anh:
 Accessible, approach: khả năng tiếp cận
 Intangible: phi vật thể.

 Site: điểm tham quan, điểm đến trong chuyến du lịch.
 Tangible: vật thể
 Tourguide: hướng dẫn viên
 Tour: chuyến du lịch.
4

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

STT

BẢNG
HÌNH

TÊN BẢNG HÌNH
TRANG
1

Bảng 1.1

Tỷ lệ tôn giáo – tín ngưỡng theo dân số
35
2

Biểu 2.1

Động cơ khách du lịch đến điểm tín
ngưỡng
60
3
Bảng 2.1


Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch ở
tỉnh Hà Tây (cũ)

76

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày này, du lịch đã và đang trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến trên các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, du lịch được xác định
là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà
còn những lợi ích về mặt xã hội như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo, phân phối lại thu nhập và khai thác tốt các nguồn tài nguyên còn ở
dạng tiềm năng.
Xu thế phát triển du lịch ngày nay là phát triển du lịch văn hóa, khi mà
các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên ngày càng cạn kiệt và bị khai thác quá
tải. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa được chú trọng khai thác bởi ngoài việc
thỏa mãn tốt nhu cầu của khách du lịch, chúng còn là nguồn tài nguyên du
lịch luôn được bổ sung, tái tạo do sự sáng tạo vô tận của xã hội loài người.
Tinh Hà Tây cũ là một khu vực địa lý rộng lớn và giầu tiềm năng du
lịch, đặc biệt phong phú là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Sau khi sáp
nhập vào Hà Nội (cũ) đã có những bước chuyển biến và hội nhập trong tình
hình mới. Tuy nhiên, một số nguồn tài nguyên du lịch là thế mạnh của Hà Tây
cũ đã không còn được duy trì vị thế vốn có trong định hướng, quy hoạch phát
triển du lịch của Thủ đô, từ đó dẫn đến sự lãng phí tài nguyên. Mặt khác có sự
ngắt quãng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang định hướng tài nguyên
trong chiến lược phát triển ngành của địa phương. Đây là lý do chính tác giả

lựa chọn nghiên cứu tiềm năng khai thác những giá trị văn hóa tín ngưỡng
nhằm phát triển du lịch, một nguồn tài nguyên chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong
hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Hà Tây (cũ) để làm đối tượng
nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng phần nào làm cho
6

nguồn tài nguyên đó được khai thác một cách có hiệu quả và đúng vị thế vốn
có của nó trong sự phát triển du lịch trong thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Trong thời gian gần đây, du lịch văn hóa nói chung, du lịch tín ngưỡng
nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà Nước, ngành Văn hóa –
Thể thao – Du lịch và các công ty lữ hành. Loại hình du lịch này không những
đáp ứng xu thế phát triển du lịch hiện đại mà còn khai thác được tối đa tiềm
năng phát triển của nguồn tài nguyên du lịch, phù hợp với đặc điểm tự nhiên -
văn hóa của đất nước. Chính vì lý do đó, việc xây dựng khung lý thuyết và
nghiên cứu thực địa về du lịch văn hóa tín ngưỡng đang đặt ra một yêu cầu
bức thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên,
đối tượng du lịch khai thác văn hóa tín ngưỡng thường chỉ được quan tâm
dưới góc độ rộng; các đề tài nghiên cứu cụ thể về du lịch văn hóa tín ngưỡng
xuất hiện với tần xuất thấp, chủ yếu được đưa vào các đề tài có phạm vi
nghiên cứu rộng hơn là du lịch văn hóa và du lịch tâm linh (khai thác văn hóa
tín ngưỡng và các tôn giáo lớn)
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh, trong đó đáng
chú ý là một số đề tài như Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam
do T.S Nguyễn Trùng Khánh thực hiện. Đề tài này có nhiều đóng góp trong
việc phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du
lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho
những nghiên cứu chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật
giáo, tín ngưỡng dân gian… . Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh
tỉnh Nam Định do TH.S Nguyễn Thị Thu Duyên thực hiện đi sâu vào phân

tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm linh gắn với nguồn tài nguyên
du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản
7

lý Nhà Nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu các điều kiện
phát triển du lịch Thiền (Zen tour) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thùy Lan
nghiên cứu nhánh du lịch tâm linh khai thác Phật giáo, phân tích chi tiết môi
trường vĩ mô và vi mô của du lịch Thiền. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề
tương đối hẹp, tuy nhiên những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều
hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và
tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật
giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh
lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc
thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát
triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác
loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai. Ngoài
những luận văn trên còn một số luận văn tốt nghiệp lấy đối tượng nghiên cứu
là nhóm du lịch văn hóa tâm linh – tín ngưỡng như Du lịch tâm linh Phật giáo
ba tỉnh Nam Định – Thái Bình – Ninh Bình, đề tài Giải pháp phát triển du
lịch Phật giáo khu vực Hà Nội mở rộng… Các đề tài nghiên cứu này thường
đánh giá khái quát du lịch tâm linh trên một địa bàn nhất định; đánh giá thực
trạng trên cơ sở khảo sát, kế thừa tài liệu và đưa ra những giải pháp ngắn hạn,
dài hạn nhằm phát triển du lịch gắn với tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên, do
có sự chưa thống nhất cụ thể về khái niệm du lịch tâm linh, các luận văn này
thường ít chú ý đến văn hóa tín ngưỡng, một trong hai đối tượng chính trong
hoạt động khai thác loại hình du lịch tâm linh đầy triển vọng ở Việt Nam. Đối
tượng nghiên cứu thường là đạo Phật, một loại hình tôn giáo - văn hóa tâm
linh phổ biến và thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa – xã hội ở nước ta.
Trong khi đó, đứng trên phương diện quan điểm của các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch, du lịch tâm linh bao gồm cả tôn giáo – tín ngưỡng dân gian

và những biểu hiện vật thể, phi vật thể gắn liền với chúng.
8

Về du lịch tâm linh ở Hà Nội, một số đề tài nghiên cứu về du lịch tôn
giáo – tín ngưỡng đã được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, điển hình là luận
văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hoá tâm linh của người Hà Nội (khảo sát
trên địa bàn quận Đống Đa của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang. Đây là luận
văn được thực hiện tương đối công phu, có khảo sát xã hội học trên thực địa
và có số liệu tương đối chính xác về nhân khẩu học, đối tượng tiến hành du
lịch, động cơ và doanh thu du lịch. Một số luận văn, tiểu luận, bài báo khác
lấy đối tượng là các hình thức tôn giáo – tín ngưỡng điển hình và các điểm di
tích văn hóa cụ thể ví du lịch như đình làng, tục thờ mẫu,đền thờ (đền Và,
Đình Tường Phiêu)… làm trọng tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu về du lịch tâm linh chưa nhiều và chưa đề cập đầy đủ các khía
cạnh của du lịch tâm linh. Qua đánh giá tài liệu, những chuyên đề, đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng trong mối quan hệ với hoạt động du
lịch ở Hà Tây (cũ), một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú
có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng ở đồng bằng sông Hồng
lại hầu như chưa có. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu
văn hóa phát triển du lịch tâm linh bởi Hà Tây cũ là một trong những khu vực
địa lý có bề dầy văn hóa – lịch sử và số lượng di tích gắn với tôn giáo – tín
ngưỡng rất lớn trên phạm vi cả nước trước khi được sáp nhập cùng với Hà
Nội. Tình trạng sáp nhập tạo ra cơ hội mới cho thành phố Hà Nội trong phát
triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức
trong ưu tiên đầu tư trọng điểm vào sản phẩm du lịch, tận dụng những thành
tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực du lịch của cả Hà
Nội (cũ) và Hà Tây (cũ). Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9


3.1. Mục đích
Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, đánh giá, nguồn tài
nguyên du lịch là tín ngưỡng cả trên phương diện vật thể và phi vật thể, thực
hiện phân tích thực trạng khai thác các nguồn tài nguyên đó trong phạm vi
hoạt động du lịch từ đó đưa ra những giải phát nhằm góp phần thúc đẩy loại
hình du lịch này phát triển.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu. luận văn phải đảm bảo các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu hệ thống nguồn tài nguyên dựa trên các giá trị tín ngưỡng
ở địa bàn Hà Tây (cũ) và những tiềm năng khai thác phát triển du lịch của
nguồn tài nguyên này.
- Phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch trong phạm vi du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng.
- Đánh giá môi trường vĩ mô, môi trường vi mô của đối tượng nghiên
cứu từ đó rút ra những giải pháp để làm cho hoạt động du lịch phát triển có
hiệu quả hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa gắn với tín ngưỡng cả
trên phương diện phi vật thể và hữu thể trên địa bàn Hà Tây cũ trong mối
quan hệ với phát triển hoạt động du lịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
10

- Phạm vi không gian: toàn bộ địa phận tỉnh Hà Tây cũ, nhấn mạnh đến
phân chia khu vực phát triển du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch của
tỉnh Hà Tây cũ và Hà Nội mới hiện nay.
- Phạm vi thời gian: sử dụng các liệu thống kê trong ngành du lịch, văn

hóa từ năm 1998 đến năm 2012
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu thu thập tài liệu từ các công
trình nghiên cứu trước để tổng hợp, phân tích và đưa ra những đánh giá phù
hợp với đối tượng nghiên cứu.
5.2 Phương pháp quan sát: Quan sát các cơ sở tín ngưỡng nhằm khái quát và
cụ thể hóa thực trạng tại các điểm tín ngưỡng, thu thập thong tin từ người dân
địa phương.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, luận văn bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề chung về văn hóa tín ngưỡng và du lịch văn hóa tín
ngưỡng.
Chương II: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng tại
các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong quá trình phát triển du lịch
Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý và khai thác loại hình du lịch văn
hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ)
11

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG
VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG
1.1 Khái quát về tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
1.1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng thường được đặt trong mối quan hệ với tôn giáo hoặc được
nhìn nhận dưới góc độ hệ tư tưởng, triết học, khoa học hiện đại.
Trong công trình Văn hóa nguyên thủy, Tylor E. B cho rằng: “Cần đặc
biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng
vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực sự mọc lên
từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt
hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn là những sản

phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích.” [2,
tr.939]. Định nghĩa này cho rằng tín ngưỡng có nguồn gốc từ thuyết vật linh
nguyên thủy, (ví dụ như Shaman giáo hoặc thuyết vạn vật hữu linh). Theo quan
điểm chủ quan của tác giả Tylor, tín ngưỡng là sản phẩm có từ thời kỳ nhận
thức của con người còn tăm tối, chưa đạt được đến trình độ nhận thức triết học,
khoa học như thời hiện đại và trong thời kỳ hiện đại chúng chỉ tồn tại dưới dạng
tàn tích của ý thức sơ khai.
Trang bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia tiếng Anh định nghĩa từ
“popular belief” (thường được các dịch giả Việt Nam coi là khái niệm tín
ngưỡng) được diễn giải: “ là một lĩnh vực nhánh của các ngành khoa học xã hội,
như lịch sử và nhân chủng học, thứ (nhánh này) kiểm chứng, xem xét những
niềm tin tâm linh mà chúng phát triển không độc lập khỏi tôn giáo (tương tự tôn
giáo), nhưng vẫn nằm ngoài các tổ chức tôn giáo đã được hình thành. Những
khía cạnh sùng bái thường thấy, văn hóa dân gian có tính lịch sử và những hình
thức mê tín dị đoan có tính chất lịch sử (để lại) là một bộ phận của những chủ đề
được tìm hiểu” [30,]. Định nghĩa này xem xét tín ngưỡng như là một đối tượng
12

nghiên cứu của ngành khoa học xã hội. Nhìn chung đề cập đến văn hóa dân gian,
mê tín dị đoan, sự sùng bái tự nhiên và coi chúng là một bộ phận không tách rời
với tôn giáo.
Ở Việt Nam tín ngưỡng cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Định nghĩa
đến từ các tác giả trong nước thường đứng trên phương diện văn hóa. Tín
ngưỡng được xem là một di sản của văn hóa dân tộc, là một hiện tượng xã hội có
tính chất lịch sử theo lát cắt đồng đại. Hệ thống định nghĩa của các tác giả trong
nước xác định tín ngưỡng trong mối quan hệ với tôn giáo và định vị những giá
trị truyền thống tồn tại trong đó.
Từ điển Hán Việt do tác giả Thiều Chửu biên soạn định nghĩa: “tín” là
niềm tin vào một cái gì đó, “ngưỡng” hàm nghĩa là kính mến, kính trọng bậc bề
trên. Theo cách lý giải về mặt ngôn từ, “tín ngưỡng” có thể hiểu là một niềm tin,

sự tôn sùng hướng thượng đối với các lực lượng siêu nhiên đứng trên quyền
năng của con người.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh định nghĩa: “Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin
mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá
nhân và cộng đồng.” [16, tr.16].
Như vậy, tín ngưỡng theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu văn hóa có
đặc điểm chung là xem xét tín ngưỡng trong mối quan hệ với tôn giáo trong đó
hai khái niệm này có sự tương đồng là hệ thống các niềm tin của con người vào
lực lượng siêu nhiên để giải thích thế giới và mang lại sự bình an cho cá nhân,
cộng đồng. Khác biệt giữa chúng là khá rõ:
- Tôn giáo là một hình thái ý thức có tổ chức tương đối chặt chẽ, có hệ
thống giáo lý được quy chuẩn thành văn bản, có một cộng đồng cùng tuân thủ
các nguyên tắc thực hành nghi lễ xoay quanh trung tâm của nó là giáo đường,
có một hệ thống văn bản kinh sách và giáo luật. Mỗi loại hình tôn giáo thường
có một giáo chủ cụ thể.
13

- Tín ngưỡng không có những hình thức đó, nếu có thì rất mờ nhạt, mang
tính địa phương, tùy thuộc vào mỗi vị thần được tôn vinh ở mỗi cộng đồng.Vì
vậy quá trình thực hành nghi lễ tín ngưỡng không ổn định.
Về mặt pháp quy, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 định nghĩa,
hoạt động tín ngưỡng “… là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và
tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,
biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội”.
Từ những định nghĩa và khái niệm trên, trong luận văn này, tín ngưỡng
được hiểu là một sản phẩm văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, mối quan hệ giữa con người với
chính bản thân mình. Tín ngưỡng bao gồm hệ thống niềm tin của con người vào
các lực lượng siêu nhiên hoặc các vị nhân thần và cho rằng những đối tượng đó

có ảnh hưởng lớn hoặc chi phối đến cuộc sống con người. Tín ngưỡng mang
nhiều yếu tố tâm lý thuộc phạm vi tinh thần (tính thiêng). Tín ngưỡng được hình
thành từ lâu đời và lưu truyền qua nhiều thế hệ và đã trở thành truyền thống.
1.1.1.2 Văn hóa tín ngưỡng
Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã lập luận trong cuốn Tín ngưỡng và Văn hóa
tín ngưỡng: “Tương ứng với các cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng như Phật giáo,
Kitô giáo, Hồi giáo, Nho giáo, đạo Mẫu… đều có các dạng thức văn hoá tương
ứng: văn hoá Phật giáo, văn hoá Kitô giáo, văn hoá Nho giáo, văn hoá Hồi giáo,
văn hoá đạo Mẫu… Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình thức văn
hoá đặc thù. Đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn
giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng,
những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật”. Như vậy, theo quan điểm của G.S tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng là hai đối tượng “song trùng” luôn tồn tại và phát
triển cùng với nhau. Trong thực tế, văn hóa tín ngưỡng được hình thành dựa trên
những niềm tin và con người sử dụng những phương tiện khác nhau nhằm biểu
14

thị lòng tin đó. Các phương tiện đó được thể hiện qua những công trình vật chất,
các nghi lễ, lễ hội, những nguyên tắc, những biểu tượng cụ thể… Những biểu
hiện đó được hiểu là văn hóa tín ngưỡng. Để lấy ví dụ cho lập luận trên, G.S
Ngô Đức Thịnh đã lấy “đạo Mẫu” làm điển hình: “Từ nhân lõi tôn giáo tín
ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn hoá: văn
học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu văn, sân khấu), kiến
trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo Mẫu” Ngô
Đức Thịnh (chủ biên) 2001. [Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam. -
HN: Nxb Khoa học xã hội.].
Nhà nghiên cứu Patrick B. Mullen cũng đồng quan điểm với G.S Ngô
Đức Thịnh: “Tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó
còn tồn tại trong thực tiễn và các ứng xử thực tế. Xin nhắc lại, văn hoá dân gian
không chỉ là sự phản ánh một thế giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còn tồn

tại trong cuộc sống hằng ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hoá”
[Folklore thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản Ngô Đức Thịnh - Frank
Proschan, NXB Khoa học Xã hội 2005, Hà Nội, tr.280]. Ý kiến này minh họa
cho quan điểm của giáo sư Ngô Đức Thịnh, nhìn chung coi văn hóa tín ngưỡng
là phần “hình thức” và niềm tin của con người chính là phần “linh hồn” cốt lõi
của tín ngưỡng. Niềm tin vào lực lượng siêu nhiên và văn hóa tín ngưỡng chính
là hai bộ phận chính cấu thành lên tín ngưỡng cũng như sự phổ biến của chúng
trong xã hội loài người.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu các công trình nghiên cứu về văn hóa,
tôn giáo – tín ngưỡng; tác giả nhận thấy các nhà nghiên cứu thường không đưa
ra định nghĩa cụ thể về văn hóa tín ngưỡng. Nguyên nhân có thể do sự phức tạp
trong định nghĩa Văn hóa (có tới 164 định nghĩa về văn hóa) và nhiều quan điểm
khác nhau về tín ngưỡng. Các nhà nghiên cứu về tín ngưỡng thường chỉ lý giải
và những đưa ra lập luận logic về sự tồn tại văn hóa tín ngưỡng trong xã hội
nhằm tránh những tranh luận không cần thiết về mặt tên gọi, ngôn ngữ.
15

Trong luận văn này, văn hóa tín ngưỡng được hiểu theo cách giải thích
của Giáo Sư Ngô Đức Thịnh.
1.1.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
Đối chiếu tín ngưỡng với tôn giáo và xác định sự khác biệt giữa chúng là
một công việc cần thiết trong việc xác định cơ sở hình thành tín ngưỡng.
Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo do các nhà nghiên cứu xem xét
lại các khái niệm khác nhau giữa quan điểm về tôn giáo – tín ngưỡng của cách
phân loại văn hóa Đông - Tây. Nhìn chung các quan điểm về tôn giáo – tín
ngưỡng cho rằng điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng
mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo. Tín ngưỡng không có tổ chức
chặt chẽ và có giáo đường như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường
nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm
chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không

có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng
lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể
thành tôn giáo. Một số nhà nghiên cứu xem tín ngưỡng là một loại “tôn giáo sơ
khai, tôn giáo nguyên thủy”. Với vai trò là cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là
niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" (hay nói
gọn lại là "cái thiêng") - cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người
có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con
người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là
nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời
sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ
chức đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng: “Tổ chức đời sống cá
nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân
trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này
sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin
16

tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng).
Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự
phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh
đường… tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín
ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - đó
là những mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải
đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến
thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo
mới xuất hiện” [13, tr. 263].
Như vậy cơ sở hình thành tín ngưỡng, như đã được chỉ ra trong định nghĩa
của E.B Taylor (phần định nghĩa tín ngưỡng) và G.S Trần Ngọc Thêm là được
hình thành khi nhận thức của con người chưa được hoàn thiện và phát triển như
hiện tại; tín ngưỡng xuất hiện khi triết học và khoa học chưa cung cấp đầy đủ tri

thức về thế giới, về con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nhận
thức sơ khai về các hiện tượng tự nhiên, xã hội vẫn còn sơ đẳng, mang đậm tính
huyền thoại dẫn đến việc thiêng hóa và tôn thờ. Trải qua thời gian và lớp lăng
kính di truyền văn hóa, hiện nay tín ngưỡng đã trở thành một hình thức văn hóa
– văn hóa tín ngưỡng tồn tại lâu bền trong xã hội loài người.
Nếu chỉ nhìn nhận dưới góc độ triết học, khoa học; tín ngưỡng và đôi khi
tôn giáo chỉ đơn thuần là một biểu hiện nhận thức lạc hậu của con người, không
phù hợp với quan điểm duy vật của hệ tư tưởng Marxist. Tuy nhiên đứng dưới
lăng kính văn hóa, tín ngưỡng là những di sản văn hóa biểu lộ đặc trưng tri thức
truyền thống, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của những thế hệ trước;
phần nào còn tồn tại trong tâm thức của xã hội hiện đại. Đặc biệt khi trở thành
văn hóa tín ngưỡng, giá trị của chúng còn mang tính bảo tồn và duy trì đường
vạch nối giữa quá khứ - hiện tại, giữa các thế hệ đi trước - thế hệ hiện tại – thế hệ
tương lai, góp phần định hình lên bản sắc các nền văn hóa.
1.1.3 Các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
17

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh: Từ thời cổ đại đã xuất hiện học thuyết nói
về linh hồn, đó là thuyết vật linh (Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi loài,
mọi thứ trên trái dất từ con người đến con thú, những vật vô tri vô giác như cỏ
cây , đất đá cũng đều có linh hồn . Quan niệm này tồn tại trong dân gian qua các
câu nói, viết : " Hồn thiêng sông núi " “Hồn nước " Tuy nhiên tùy theo phong
tục tập quán mỗi quốc gia mà sự định nghĩa và tin tưởng có vài khác biệt, điểm
quan trọng nhất trong niềm tin đó là con người tin tưởng rằng vạn vật đều có linh
hồn bất diệt, kể cả con người.
Đối với các nhà triết học cổ đại như Platon, Pythagore, Hereclite,
Empedocles, Aristote Epicure họ đều có nghiên cứu và đề cập nhiều đến linh
hồn và coi linh hồn như là một thể quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống . Về
sau có Ploton, Descarts, Pascan, Schopenhauer, Ralph Waldo Emerson, Prederic
Wlliam Henry Myers tiếp nối sự nghiên cứu tìm hiểu cũng như tin tưởng vào sự

hiện hữu của Linh hồn.
Người Việt Nam, theo truyền thống quan niệm rằng cơ thể con người gồm
3 thể thống nhất :
- Thể xác - là phần cơ thể hữu hình, bao gồm lục phủ, ngũ tạng, hệ kinh
lạc và các giác quan.
- Thể vía - là phần cơ thể 1/2 hữu hình , 1/2 vô hình. Mắt thường không
thể nhìn thấy được nhưng có thể cảm nhận được vì thể vía chính là phần sinh
nhiệt của cơ thể sống. Trong quá trình sống, các tế bào không ngừng trao đổi
chất, mà chúng ta biết các phản ứng hóa học trong quá trình trao đổi chất đều
sinh nhiệt .
- Thể hồn ( Hay còn gọi là Linh hồn ) là một khái niệm để chỉ một biểu
tượng mơ hồ, ảo ảnh của một cá thể động vật cao cấp, chủ yếu là con người và
một số loại cây cổ thụ đã chết, nhưng vẫn hiện diện tính thiêng, kính cẩn, luôn
thường trực trong tâm trí con người; mà nhiều khi do chính tâm lý thương nhớ,
tôn vinh của người sống tạo ra.
18

Ba bộ phận này khác nhau trong cách hiểu của người Việt, nếu thiếu một
trong ba số chúng, con người không thể sống được hoặc ít nhất cũng bị bệnh tật,
tai ách.
Đặc thù của tín ngưỡng vạn vật hữu linh là nhấn mạnh đến sự hiện hữu
linh hồn ở mọi sự vật, hiện tượng trong toàn bộ giới tự nhiên chứ không chỉ có
trong đời sống văn hóa tâm linh, tư tưởng con người. Do đó xuất hiện những
hình thức tín ngưỡng cụ thể gắn với một hay nhiều đối tượng cụ thể.
- Tín ngưỡng thờ thần mặt trời: Từ thời nguyên thủy, mặt trời được tôn
vinh là vị thần linh thiêng. Mặt trời mang lại cho con người ánh sáng, niềm tin,
hơi ấm và xua đuổi đêm tối, tà khí, hồi sinh sự sống. Trong các trống đồng cổ
của người Việt, biểu tượng mặt trời luôn nằm vị trí trung tâm trên bề mặt và con
người, muông thú được chạm khắc xung quanh biểu tượng ngôi sao nhiều cánh
đó. Mặc dù là một hình thức tín ngưỡng cổ xưa nhưng hiện nay hình thức tín

ngưỡng này vẫn còn hiện hữu trong một số nghi lễ truyền thống trong sinh hoạt
làng xã ở Việt Nam do đặc tính di truyền văn hóa của xã hội loài người.
- Tín ngưỡng thờ đá: Đá được suy tôn kể từ khi con người biết sử dụng
công cụ lao động chế tác từ đá thời nguyên thủy. Là một công cụ lao động mang
lại hiệu quả cao, cộng với việc sử dụng các hòn đá đập vào nhau, con người có
thể tạo ra lửa. Đá được coi là có sức mạnh siêu nhiên, được con người tôn thờ và
được coi là vật thiêng, dùng để trấn áp các lực lượng đen tối nên được cắm
quanh mộ người chết (người Mường cổ). Một số địa phương cất hòn đá vào
điểm thờ tự công cộng như đình, miếu. Người Việt – Mường tạc tượng chó đá để
trấn áp tà khí. Ngày nay, tín ngưỡng thờ đá còn biểu hiện qua việc thiêng hóa
những nhũ đá trong các hang động có gắn liền với điểm di tích tôn giáo và tín
ngưỡng.
- Tín ngưỡng thờ cây: Con người cho rằng mọi cây cổ thụ đều có linh hồn,
đặc biệt những cây cổ thụ có vị trí nơi vắng vẻ thường là nơi cư trú của những
linh hồn lang thang không nơi nương tựa. Xúc phạm đến cây cổ thụ là động đến
19

những linh hồn đó và cuộc sống con người sẽ không được yên ổn. Cây cổ thụ
thường gắn với miếu, đình và được xem là một biểu tượng linh thiêng trong tâm
thức con người từ xa xưa.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh còn có nhiều biểu hiện khác như totem giáo
hoặc được biểu hiện qua phong tục tập quán truyền thống như: tục thờ cúng tổ
tiên, tục thờ “hồn cây Đa, ma cây Gạo”… Tính đa dạng của nó còn được thể
hiện rất cụ thể trong nếp sống văn hóa, đất lề quê thói vẫn còn tồn tại đến ngày
nay ở từng dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S. Trong quá trình tiếp xúc
văn hóa, tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng du nhập những nghi lễ của các tôn
giáo lớn như đạo Phật, đạo Giáo… theo hướng thế tục hóa.
- Tín ngưỡng thờ tứ pháp ở Việt Nam có nguồn gốc văn hóa nông nghiệp
trồng lúa nước, do đó các hiện tượng tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến mùa
màng được người Việt tôn sùng, thờ cúng. Trong số các hiện tượng tự nhiên thì

mây, mưa, sấm, chớp có quan hệ trực tiếp đến sản xuất đảm bảo sự sinh tồn của
vạn vật muôn loài. Bốn hiện tượng tự nhiên mây, mưa, sấm, chớp nếu “hòa cốc
phong đăng” thì tạo ra thuận lợi mang lại nguồn lực cho vạn vật sinh sôi nảy nở,
cho mùa thu hoạch thắng lợi. Ngược lại nếu mây mưa sấm chớp quá mức cần
thiết hoặc không có thì lụt úng, hạn hán khiến cây cỏ, vật nuôi, muông thú…khô
héo, thậm chí là bị tiêu diệt. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, khi đạo Phật du
nhập vào Việt Nam, người Việt đã khéo léo kết hợp tín ngưỡng dân gian bản địa
này nhập thân vào những vị Phật trong chùa, tạo ra đặc điểm Phật giáo Việt
Nam. Điều này thể hiện khá rõ ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đặc
biệt ở Hà Nội (cũ), Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam… Hình tượng
người phụ nữ Việt Nam trong tín ngưỡng Tứ Pháp đã được linh thiêng hóa như
bà Đanh, bà Dâu, bà Đậu và bà Tướng. Các vị thần này cũng là biểu hiện tâm lý
coi tự nhiên là mẹ và thái độ sống hòa hợp với thiên nhiên của người Việt.
- Tín ngưỡng thờ mẫu: Cho dù có một thời kỳ tương đối dài tiếp xúc với
nền Nho học du nhập từ quốc gia phương bắc, văn hóa bản địa người Việt vẫn
20

lưu giữ những đặc thù truyền thống lâu đời như ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ,
tâm thức coi trọng phụ nữ và vai trò của họ trong gia đình, cộng đồng. Biểu hiện
tiêu biểu của tâm thức này là tín ngưỡng thờ mẫu với hàng loạt các công trình
kiến trúc tín ngưỡng trải dài khắp mọi miền tổ quốc. Tín ngưỡng thờ Mẫu
thường được thể hiện qua thờ Tam Phủ, Tứ Phủ và hình thức tín ngưỡng này vẫn
tồn tại mạnh mẽ trên mọi miền đất nước.
- Tín ngưỡng Phồn thực: Với mong muốn vạn vật sinh sôi nảy nở, đặc
biệt là những vật nuôi, cây trồng gắn liền với đời sống nông nghiệp của con
người; người Việt Nam đã phát triển quan niệm cho rằng sự sinh nở đều khởi
nguồn từ các bộ phận sinh thực khí. Quan niệm tôn thờ vật thể tạo ra sự đơm hoa
kết trái, nên biểu tượng “âm dương hòa khí” dẫn đến sinh sản trở thành động lực
sáng tạo ra những nghi thức, nghi lễ gắn liền với quan niệm đó. Sinh thực khí có
mạnh, giống nòi mới khỏe, mọi vật mới trưởng thành mạnh mẽ. Một số nhà

nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng phồn thực có ảnh hưởng qua lại với văn hóa
người Chăm xưa, với biểu tượng nổi tiếng là Linga – Yoni. Thực ra, quan niệm
này đã được dân gian hóa từ trước; dưới hình thức các tục hèm trong lễ hội
truyền thống của người tiền Việt – Mường, với rất nhiều vật thờ cúng, tượng
thần, phù điêu trên các chi tiết đắp nổi bằng vôi vữa, đục đẽo bằng gỗ trên cửa
võng, xà ngang, đầu đấu đình làng, miếu, chùa ở Việt Nam. Điển hình hơn cả là
tục bắt chạch trong chum hay hành vi đâm biểu tượng dương vật vào hình âm vật
bằng gỗ trong lễ hội xuân ở Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tây, Bắc Ninh
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ
quan niệm cho rằng những thế hệ đi trước khi mất đi không hoàn toàn từ bỏ cõi
dương gian mà vẫn tồn tại dưới một hình thức siêu hình, trong những dịp đặc
biệt như ngày giỗ, lễ tết, sóc vọng… thường quay trở lại gia đình để trông nom,
phù hộ, độ trì thế hệ sau. Quan niệm này tạo ra một chiều sâu văn hóa và chiều
rộng về ý thức gia đình. Gia đình không chỉ bao gồm những người còn sống, mà
có cả những người đã khuất. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ giới hạn
21

trong một gia đình hạt nhân mà còn được mở rộng ra chi họ, dòng tộc. Đến thời
hiện đại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được nâng tầng cấp quốc gia khi tất cả
người Việt đều thừa nhận vua Hùng là ông tổ khai sinh đất nước. Ngày 10 tháng
3 âm lịch được coi là quốc giỗ, người dân trong cả nước đều được nghỉ và tổ
chức cúng giỗ, viếng đền Hùng (Phú Thọ), thể hiện tinh thần uống nước nhớ
nguồn của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời, là lá chắn văn hóa
vững vàng xuyên suốt quá trình lịch sử. Người Pháp khi xâm lược Việt Nam
nhìn nhận hiện tượng tín ngưỡng này như là một tôn giáo thế tục và coi đó là
một rào cản vô hình ngăn chặn quá trình “khai hóa” văn minh ở Đông Dương,
trong đó có quá trình truyền bá Thiên chúa giáo.
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng: Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa,
thờ thành hoàng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tục thờ
thành hoàng của người Trung Quốc chủ yếu hướng vào thờ cúng vị thần trông

coi các thành – công trình phòng vệ tuyến ngoài của đô thị cổ Trung Quốc; trong
khi đó tục thờ thành hoàng của người Việt chủ yếu hướng vào thờ cúng những vị
thần bảo trợ cho làng xã. Những vị thần này có thể là người khai khẩn đất hoang,
dựng làng, lập ấp… thực chất là người có công đầu tiên trong quá trình hình
thành và phát triển của làng. Cụ thể như thần tổ nghề - mang nghề đến cho nhân
dân; những vị tướng tài mang lại độc lập tự do cho cộng đồng. Các vị quan văn,
quan võ đã thi tài, đỗ đạt có gốc gác hoặc có đóng góp cho làng. Cá biệt ở một số
nơi còn thờ những vị thần thác vào giờ thiêng hoặc có nghề nghiệp không mấy
được coi trọng trong xã hội như thần làm nghề hót phân, ăn trộm, hoạn lợn, đôi
khi là người lạ chết trong đất của làng. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng phổ
biến ở Việt Nam, gắn bó mật thiết với lễ hội và những công trình kiến trúc nổi
tiếng là đình, đền, miếu, phủ. Các công trình này là nơi lưu giữ nhiều tầng văn
hóa khác nhau theo tiến trình lịch sử. Đó là những hoành phi, câu đối, những bản
thần tích, sắc phong qua nhiều triều đại, những văn tự Hán Nôm nói về lịch sử
hình thành và phát triển của làng, những ghi chép về trùng tu, tôn tạo qua thời
22

gian. Đình làng được coi là địa điểm tổ chức chính thức các lễ hội truyền thống,
nét văn hóa đã trở thành đặc điểm nổi trội trong bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội
truyền thống gắn liền với đình làng và các công trình tín ngưỡng – tôn giáo khác,
tạo được không gian linh thiêng, không khí đầu năm mùa xuân rộn rã nên rất hấp
dẫn mọi tầng lớp lứa tuổi, thu hút khách du lịch bởi mức độ đa dạng và những
nét biểu trưng của nó trong nền văn hóa Việt.
- Các hình thức tín ngưỡng khác: Ngoài những hình thức tín ngưỡng phổ
biến trên, trong đời sống văn hóa truyền thống còn tồn tại nhiều hình thức tín
ngưỡng khác tùy theo văn hóa vùng miền, đặc thù địa lý. Trong số đó có thể đề
cập đến tín ngưỡng thờ Sơn Tinh – Thủy Tinh, một trong tứ bất tử trong văn hóa
dân gian. Tín ngưỡng thờ Sơn Tinh – Thủy Tinh gắn liền với truyền thuyết trong
thời kỳ đầu dựng nước, biểu lộ tinh thần đấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên
nhiên. Tín ngưỡng Sơn Tinh – Thủy Tinh Sơn rất phổ biến ở khu vực đồng bằng

sông Hồng, do nơi đây phải thường xuyên chống chọi với lũ lụt, bảo vệ mùa
màng, con người và vật nuôi.
Tín ngưỡng thờ thủy thần phổ biến ở những ngôi làng ven biển hoặc gần
sông lớn. Tục thờ thủy thần biểu hiện lòng tôn kính đối với vị thần bảo trợ, mang
lại bình yên cho những chuyến đi dài ngày trên biển hoặc trên sông nước, hoặc ít
nhất là biểu lộ lòng tôn kính để vị thần này không gây hại cho nghề nghiệp của
những người làm nghề đánh bắt thủy sản. Tín ngưỡng thờ thủy thần gắn liền với
việc thờ các vật thủy linh như rồng, rắn. Khu vực đồng bằng sông Hồng xưa kia
vẫn còn là địa vực gần biển, do đó di sản thờ cúng thủy thần vẫn còn nhiều dấu
vết trong các làng Việt cổ. Thờ thủy thần cũng được biểu hiện qua tục thờ cá ông
của cư dân Việt sinh sống ven biển.
Một số tín ngưỡng khác hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở các làng quê
Việt Nam như tín ngưỡng thờ cây hương, tín ngưỡng thờ ông Đống, bà Đống, tín
ngưỡng thờ đức thánh Trần, tín ngưỡng cầu mưa và tín ngưỡng thờ thần thổ
địa…
23

1.1.4 Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của Văn hóa tín ngưỡng.
- Điều kiện tự nhiên: Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố lớn
hình thành lên các nền văn hóa. Theo cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam, văn hóa
được hình thành dựa trên cách thức ứng xử của con người môi trường tự nhiên.
Khi con người phát triển đến một trình độ nhất định hình thành lên các xã hội có
tổ chức được gọi là môi trường xã hội nhân văn. Tập quán ứng xử của bản thân
con người với xã hội – tự nhiên tạo ra văn hóa và lớp văn hóa ấy là cơ sở cho
việc con người có nội tâm, tư tưởng và tình cảm hay mối quan hệ với chính bản
thân. Mối quan hệ con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – bản
ngã chính là ba mối quan hệ cơ bản cho việc xuất hiện văn hóa. Đặc điểm hình
thành lên tín ngưỡng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Môi trường tự nhiên của văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam bao gồm những
đặc điểm sau:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo môi trường hết sức thuận lợi cho con
người sinh sống. Các lớp phù sa làm cho đất mầu mỡ thuận tiện cho canh tác
nông nghiệp . Sông ngòi cũng cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, chăm sóc cây
trồng và vật nuôi.
+ Có nhiều vùng đồng bằng lớn nhỏ khác nhau nhưng rất phì nhiêu, trong
đó có hai khu vực đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho việc định cư, canh tác và
nuôi gia súc là đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cứu Long. Đồng bằng
sông Hồng được xem là trung tâm cổ xưa của văn hóa Việt sau đó lan tỏa đi
khắp mọi miền đất nước, với hàng loạt các nền văn hóa và tiểu văn hóa khác
nhau ra đời, phát triển và lụi tàn tạo tiền đề cho nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều: đây là môi trường lý tưởng cho động thực
vật nhiệt đới, bán nhiệt đới phát triển.
Những đặc điểm môi trường tự nhiên kể trên chính là cơ sở nội tại để phát
sinh và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở nước ta. Ngoài ra môi
trường tự nhiên còn có một số đặc điểm như: hệ sinh thái phong phú, hệ thực vật

×