Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.51 KB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o




CAO TRẦN KHÁNH HƢƠNG





THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG CHO
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU





Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o




CAO TRẦN KHÁNH HƢƠNG





THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG CHO
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành : Kinh Tế Chính Trị
Mã số: 60 31 01 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TUYẾN


Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.





















LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh
tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quang Tuyến đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nổ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Thực Thi chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo tại huyện Minh
Hóa tỉnh Quảng Bình.
Số trang : 104 trang
Trƣờng : Trƣờng đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội
Khoa : Kinh tế chính trị
Thời gian : 11/2014
Ngƣời nghiên cứu : Cao Trần Khánh Hƣơng
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Quang Tuyến
Xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm trong mối
quan tâm chung của Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân Việt Nam. Trong thực tế, hoạt động
giảm nghèo đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể nhƣng còn không ít khó khăn, thách
thức cần vƣợt qua để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của quốc gia. Trong
đó tín dụng đƣợc coi là một trong những giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam
và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực hiện. Trong những năm vừa qua, chính
sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong xóa đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ
đƣợc vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông
dân đã thoát nghèo, có điều kiện để mua sắm thêm các phƣơng tiện sản xuất cũng
nhƣ tiêu dùng.
Từ các yêu cầu đặt ra đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Minh
Hóa tỉnh Quảng Bình, dƣới góc độ tiếp cận với kiến thức kinh tế chính trị đã đƣợc

học, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ Phƣơng pháp thu thập số liệu và tài liệu,
Phƣơng pháp thống kê mô tả, Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, Phƣơng pháp trừu
tƣợng hóa khoa học, Phƣơng pháp Lô gich và lịch sử để hệ thống hóa cở sở lý luận
và thực tiễn về việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo. Phân tích,
đánh giá thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng từ đó đƣa ra một số khuyến
nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa

tỉnh Quảng Bình góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện.
Đề tài vừa quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo là vấn đề trọng tâm của
huyện Minh Hóa cũng nhƣ của tỉnh Quảng Bình vừa quan tâm đến việc thực thi
chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo. Sau khi nghiên cứu luận văn đã phân tích,
đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra, những hạn chế những khó khăn đối với
việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Minh Hóa tỉnh
Quảng Bình. Qua đó tác giả đã đƣa ra một số thảo luận về các nội dung trong chính
sách hỗ trợ tín dụng nhƣ phƣơng thức cho vay, số tiền vay hay thời hạn vay vốn để
hoàn thiện hơn chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện. Bên
cạnh đó tác giả cũng đƣa ra những khuyến nghị đối với những thành phần tham gia
trong việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo để những chính sách đó
góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.
Kết quả nghiên cứu, đề xuất thảo luận và khuyến nghị này là đồng nhất với
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
















MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO 4
1.1 Tổng quan tài liệu 4
1.1.1 Các công trình nghiên cứu 4
1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng hỗ trợ hộ nghèo 9
1.2.1. Quan niệm giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo. 9
1.2.2 Tín dụng cho hộ nghèo. 17
1.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo 27
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo 29
1.2.5. Kinh nghiệm việc thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo một số
nƣớc trên thế giới 30
1.2.6. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 32
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34
2.1 Phƣơng pháp luận 34
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và tài liệu 35

2.2.1. Nguồn dữ liệu và tài liệu thứ cấp 35
2.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp 36
2.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN
DỤNG HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 40
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo trên địa bàn
huyện Minh Hóa. 40

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.1.3. Tình hình đói nghèo tại huyện Minh Hóa 49
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến chính sách hỗ trợ tín dụng
hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa 52
3.2. Kết quả thực hiện tín dụng hộ nghèo tại huyện Minh Hóa 53
3.2.1. Huy động vốn 54
3.2.2. Kết quả cho vay hộ nghèo 55
3.3. Tình hình thực hiện các chính sách tín dụng hộ nghèo trên địa bàn huyện
Minh Hóa 56
3.3.1 Tình hình xác định phƣơng thức cho vay 56
3.3.2 Mức vốn cho vay 59
3.3.3 Lãi suất cho vay 60
3.3.4 Thời hạn cho vay 61
3.3.5 Rủi ro và xử lý nợ rủi ro 62
3.3.6. Mục đích sử dụng vốn 63
3.4. Những tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn
huyện Minh Hóa 64
3.4.1. Tác động của tín dụng đến giảm nghèo 64
3.4.2. Tác động của tín dụng hộ nghèo đến công ăn việc làm 65
3.4.3. Tác động của tín dụng hộ nghèo đến thu nhập 66
3.5. Những tồn tại và hạn chế của chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo trên địa

bàn huyện Minh Hóa 67
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MINH
HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 70
4.1.Các căn cứ đề xuất 70
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về XĐGN và tín dụng đối với hộ
nghèo 70

4.1.2. Định hƣớng phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình. 73
4.1.3. Định hƣớng phát triển KT-XH huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 74
4.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ
nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. 74
4.2.1. Một số khuyến nghị đối với nội dung của chính sách 74
4.2.2. Một số khuyến nghị đối với các đối tƣợng tham gia việc thực chính sách
hỗ trợ tín dụng. 84
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
DTTS
Dân tộc thiểu số
2

HĐQT
Hội đồng quản trị
3
HSSV
Học sinh, sinh viên
4
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
5
NHCSXH
Ngân hàng Chính sách Xã hội
6
NHNo-PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
7
SXKD
Sản xuất kinh doanh
8
TLSX
Tƣ liệu sản xuất
9
TK và VV
Tiết kiệm và vay vốn
10
UBND
Ủy ban Nhân dân
11
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo






ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Hiện trạng sử dụng đất huyện Minh Hóa
42
2
Bảng 3.2
Dân số và nguồn lao động huyện Minh Hóa
44
3
Bảng 3.3
Cơ cấu lao động huyện Minh Hóa theo ngành
45
4
Bảng 3.4
Số lƣợng và phân bố hộ nghèo huyện Minh Hóa
49
5
Bảng 3.5
Nguyên nhân dẫn đến nghèo huyện Minh Hóa

51
6
Bảng 3.6
Nguồn vốn của NHCSXH huyện đến 31/12 hằng năm
55
7
Bảng 3.7
Dƣ nợ cho vay hộ nghèo đến 31/12 hằng năm
56
8
Bảng 3.8
Dƣ nợ cho vay ủy thác hộ nghèo đến 31/12/2013
57
9
Bảng 3.9
Đánh giá của hộ vay về sự phù hợp mức vay
59
10
Bảng 3.10
Kết quả xử lý nợ từ năm 2007 đến 2013
63
11
Bảng 3.11
Tác động của tín dụng đến giảm hộ nghèo
65
12
Bảng 3.12
Tác động của tín dụng đến công văn việc làm
66
13

Bảng 3.13
Tác dụng của vốn tín dụng đến thu nhập
67


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

HÌNH VẼ

STT
Hình vẽ
Nội dung
Trang
1
Hình 3.1
Quy trình cho vay ủy thác thông qua Hội đoàn thể
57
2
Hình 3.2
Đánh giá của hộ vay về sự phù hợp của phƣơng thức
cho vay
58
3
Hình 3.3
Đánh giá về lãi suất cho vay của NHCSXH
60
4
Hình 3.4
Đánh giá của hộ nghèo về thời hạn cho vay

61
5
Hình 3.5
Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo
64

BIỂU ĐỒ

STT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 3.1
Hiện trạng sử dụng đất huyện Minh Hóa
41
2
Biểu đồ 3.2
Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2000 – 2013
50













1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng nhanh, đời sống của
đại bộ phận dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trƣờng, ảnh hƣởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng
đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cƣ. Vì vậy một bộ phận dân cƣ do các nguyên
nhân khác nhau chƣa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất và
trở thành ngƣời nghèo. Xác định rõ tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội
và khẳng định nghèo đói ảnh hƣởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế và môi
trƣờng, Đảng và Nhà nƣớc ta coi xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trƣơng lớn,
là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội (KT-XH).
Xóa đói giảm nghèo là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lƣợc
phát triển của Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng chiến lƣợc quốc gia cho tăng
trƣởng và xóa đói giảm nghèo ngày 21/05/2002. Cho đến nay đã đƣợc nhiều thành
tựu trong phát triển kinh tế, tạo đƣợc sự đồng thuận trong xã hội góp phần ổn định
chính trị, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Rất
nhiều nỗ lực của chính phủ, các địa phƣơng, các tổ chức quốc tế đang đƣợc tập
trung cho xóa đói giảm nghèo. Trong đó tín dụng đƣợc coi là một trong những giải
pháp cơ bản không những ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thực
hiện. Trong những năm vừa qua, chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong
xóa đói giảm nghèo, hơn một nửa số hộ đƣợc vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng
tích cực tới giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, có điều kiện để mua
sắm thêm các phƣơng tiện sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng.
Huyện Minh Hóa trong những qua đã có từng bƣớc chuyển biến rõ rệt trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhờ thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm
nghèo của chính phủ đặc biệt là chính sách tín dụng, huyện Minh Hóa đã có những
bƣớc khởi sắc. Từ một huyện nghèo với hơn 80% hộ dân là hộ nghèo năm 1990

đến nay chỉ còn 38% năm 2013( Báo cáo hội đồng nhân dân năm 2013) . Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai chính sách tín dụng trên địa bàn huyện vẫn còn có rất


2
nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía ngƣời thụ hƣởng chính sách tín dụng ( ngƣời vay
vốn), bên thực hiện chính sách tín dụng ( các tổ chức tín dụng, các cấp chính quyền
địa phƣơng và các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến thực hiện chính sách tín
dụng) nhƣ cho vay không đúng đối tƣợng, mức vay vốn, thời hạn cho vay còn hạn
chế và chƣa phù hợp với từng đối tƣợng, từng mục đích, hiệu quả sử dụng vốn thấp
dẫn đến nợ quá hạn cao, khả năng tiếp cận thông tin các chƣơng tín dụng của hộ
nghèo còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ khác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chƣa
hiệu quả…Vì vậy, những kết quả đạt đƣợc chƣa xứng đáng với nguồn lực bỏ ra.
Tác động của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo còn thấp.
Để đánh giá việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng với hộ nghèo cũng nhƣ cải
thiện hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo góp phần nhiều hơn nữa trong việc thực
hiện chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của huyện Minh Hóa, tôi đã lựa chon chủ đề «
Thực Thi chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng
Bình » làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
- Câu hỏi nghiên cứu : Việc thực hiện các chƣơng trình trong chính sách tín
dụng cho ngƣời nghèo có vai trò nhƣ thế nào với giảm nghèo tại huyện Minh Hóa ?
Và có thể đề xuất những kiến nghị gì để cải thiện các chính sách tín dụng cho hộ
nghèo có hiệu quả hơn ?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn :
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nghèo đói, vai trò chính sách hỗ trợ tín dụng hộ
nghèo trong công cuộc XĐGN, phân tích số liệu thực tiễn cho vay hộ nghèo đã triển
khai qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Minh Hóa, đúc kết thành
những luận cứ khoa học về nâng cao vai trò của chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo.
Trên cơ sở đó, đề ra những kiến nghị để cải thiện chính sách tín dụng hỗ trợ hộ nghèo,

góp phần thực hiện thành công công cuộc XĐGN trên địa bàn huyện Minh Hóa
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Làm rõ cơ sỏ lý luận về xóa đói giảm nghèo và chính sách tín dụng đối với hộ
nghèo.


3
- Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn
huyện Minh Hóa, chỉ ra những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.
- Đề xuất các kiến nghị và một số thảo luận để cải thiện chính sách tín dụng đối
với hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn :
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn :
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc thực thi chính sách tín dụng hỗ trợ hộ
nghèo, những tác động trực tiếp và gián tiếp đến công cuộc xóa đói giảm nghèo của
chính sách tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa
tỉnh Quảng Bình.
3.2.Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
- Về nội dung : Tập trung nghiên cứu việc thực thi các chính sách tín dụng cho
hộ nghèo đã triển khai trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Binh thông qua
ngân hàng chính sách xã hội.
- Về không gian : Trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian :Từ năm 2007 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến
các năm tiếp theo.( Ngân hàng CSXH huyện Minh Hóa thành lập vào năm 2003 đƣợc
tách từ ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện
Minh Hóa do đó dƣ nợ tín dụng tại ngân hàng CSXH chủ yếu đƣợc chuyển từ một
phần cho vay hộ nghèo của ngân hàng No&PTNT. Phải đến năm 2007 dƣ nợ tín dụng
mới đƣợc tách biệt và mức độ tăng trƣởng tín dụng bắt đầu phát triển rõ rệt.)
4. Kết cấu của luận văn:
Chƣơng 1 : Tổng quan tài liệu và một số vấn đề cơ bản liên quan đến chính

sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo
Chƣơng 2 : Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng việc thực thi các chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo
tại huyện Minh hóa tỉnh Quảng Bình
Chƣơng 4. Một số thảo luận và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hỗ
trợ tín dụng hộ nghèo trên huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO
Vấn đề nghèo đói đang thách thức lớn trên toàn cầu, mỗi quốc gia trên thế giới
có các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Tín dụng cho hộ nghèo là một
trong những giải pháp thiết thực tạo điều kiện thuận lợi cho có cơ hội đầu tƣ sản xuất,
kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và có điều kiện để thoát nghèo.
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu
Ngoài những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc liên quan vấn đề xóa đói giảm nghèo và tín dụng cho hộ nghèo nhƣ đƣợc
nêu ở trên, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp
bền vững. Một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
“ Báo cáo tổng thuật Hội nghị về giảm nghèo trong khu vực Châu á - Thái
Bình Dương tại Bankok”. Của bộ lao động thƣơng binh và xã hội năm 1994 đã khái
quát một cách tổng quát về thực trạng đói nghèo tại khu vực Châu á-Thái Bình
Dƣơng trong đó có tình hình nghèo đói tại Việt Nam.
Tác phẩm “phản ảnh của cộng đồng về các mục tiêu thiên niên kỷ (2005)”
của tổ chức phi chính phủ ActionAid International tại Việt Nam. Tác phẩm đã nêu
lên các mục tiêu trong thiên niên kỷ mới trong đó có công tác xóa đói giảm nghèo
và các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo gồm các giải pháp trọng tâm nhƣ: Xóa
bỏ tình trạng nghèo đói và thiếu đói, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cƣờng bình

đẳng nam nữ và nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em…
Báo cáo mang tên “Phản hồi của cộng đồng về các mục tiêu thiên niên kỷ” đƣợc
thực hiện với mục đích thu thập ý kiến và quan điểm của các nhóm ngƣời nghèo,
các tổ chức dân sự xã hội và chính quyền cơ sở về thực tế tiến độ thực hiện cũng
nhƣ chất lƣợng các mục tiêu này trong cộng đồng. Điểm dễ nhận thấy ở báo cáo
này là nó “mềm” hơn rất nhiều so với phần đa các báo cáo khác vốn khô khan. Điều
này có đƣợc là nhờ phƣơng pháp tiếp cận sâu sát hơn hay “đời” hơn theo cách nói
của ông Phan Văn Ngọc – Giám đốc ActionAid Việt Nam. Các tác giả đã cố gắng


5
phân tích nhiều yếu tố mới tác động đến cách thực thi các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ (MDG) nhƣ tâm lý, tập tục của từng nhóm ngƣời đƣợc khảo sát Ngoài ra,
nó cũng trích dẫn nhiều ý kiến “máu thịt” của ngƣời nghèo – những ngƣời chịu tác
động trực tiếp của MDG. Công trình nghiên cứu khá công phu này do tổ chức phi
chính phủ quốc tế ActionAid International VN khởi xƣớng, với sự phối hợp của
Oxfam Anh và Plan International tại Việt Nam cùng sự hợp tác chặt chẽ của Viện
Kinh tế và Viện Khoa học Xã hội VN.
Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 01/10/2002, về tín dụng
hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Nghị định đã chỉ ra các đối tƣợng hộ
nghèo đƣợc hƣởng chính sách tín dụng cho hộ nghèo và các bƣớc để nguồn vốn
chính phủ đến tận tay ngƣời nghèo trên toàn quốc.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chƣơng trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo với nội dung : Xóa
đói giảm nghèo là chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc và là sự nghiệp
của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội và của ngƣời dân
để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng, nhất là sản xuất
lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền
vững. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn
đấu vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành

công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững
đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dƣới sự lãnh
đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp
chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân;
đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân từ khâu xây dựng kế hoạch,
đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chƣơng trình. Cùng với việc
tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung trong cả nƣớc, Trung ƣơng tập
trung huy động các nguồn lực để đầu tƣ, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo. Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các


6
huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa
phƣơng đầu tƣ hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững.
Tác phẩm:“Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam” NXB Lao
động của tác giả Đỗ Tất Ngọc (2006) đã nêu lên vai trò của tín dụng ngân hàng trong
phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam và các giải pháp nhằm phát huy hết tiềm lực
nguồn vốn từ ngân hàng để kinh tế hộ tại Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Tác phẩm: “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của
Ngân hàng chính sách Xã hội Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế học viện ngân hàng
của tác giả Đào Tấn Nguyên ( 2004). Tác phẩm đã đề cập đến mục tiêu và sự ra đời
của ngân hàng chính sách ngân hàng dành cho nƣời nghèo tại Việt Nam. Bên cạnh
đó tác phẩm cũng chỉ rõ đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những
năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng nhanh ;
đại bộ phận đời sống nhân dân đã đƣợc tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận
không nhỏ dân cƣ, đặc biệt dân cƣ ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh
nghèo đói, chƣa đảm bảo đƣợc những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân
hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần đƣợc quan tâm. Chính vì lẽ
đó chƣơng trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng

đầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : Thiếu vốn sản xuất kinh
doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một
mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá
đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4
tháng 10 năm 2002 ; Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập
Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời
nghèo trƣớc đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính
sách khác. Trong qúa trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề
là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng phục vụ
ngƣời nghèo. Vì vậy, làm thế nào để ngƣời nghèo nhận đƣợc và sử dụng có hiệu
quả vốn vay ; chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển


7
bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời ngƣời nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói
là một vấn đề đƣợc cả xã hội quan tâm.
Trên trang thời báo ngân hàng ngày 28 tháng 4 năm 2014 của tác giả Trần
Hƣơng – Quang Cảnh đã có bài viết về cuộc họp của Ủy ban Về các vấn đề xã hội
đã phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc
thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) giai đoạn 2005-2012. Bài báo viết: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề
xã hội Đỗ Mạnh Hùng cho biết, qua giám sát trong hệ thống các chính sách của
nƣớc ta về giảm nghèo, có thể nói chính sách tín dụng cho ngƣời nghèo là một điểm
sáng. “Từ năm 2005-2012, đã có gần 20 triệu lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn, bên cạnh
đó, hệ thống ngân hàng đã trực tiếp hỗ trợ để 2,4 triệu hộ nghèo thoát nghèo và tỷ lệ
nợ xấu hầu nhƣ không có, chỉ dƣới 1%. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của ngân
hàng nhà nƣớc”, ông Hùng phát biểu trong phiên giải trình. heo đó, dƣ nợ cho vay
của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đến nay đã đạt trên 100 nghìn tỷ đồng
cho rất nhiều chƣơng trình, trong đó có 12 chƣơng trình theo các quyết định và văn

bản chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt trong số này có 3 chƣơng trình thực hiện trực
tiếp đối với đối tƣợng là ngƣời DTTS, gồm chƣơng trình cho vay theo Quyết định
số 54/2012/QĐ-TTg với mức tín dụng đã đƣợc nâng lên là 8 triệu đồng/hộ; lãi suất:
0,1%/tháng. Tiếp đó là chƣơng trình cho vay theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg
với mức hỗ trợ vốn mua đất sản xuất tối đa đến 30 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn tạo
việc làm, phát triển sản xuất có tổng mức đến 8 triệu đồng/hộ; thời hạn cho vay đến
5 năm với lãi suất 0,1%/tháng. Cùng với đó là chƣơng trình cho vay hộ đồng bào
DTTS theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục thực
hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở nƣớc sinh hoạt đến năm 2010 cho
hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. Đến nay, tổng dƣ nợ cho vay đối với
đồng bào DTTS đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% trong tổng số cho vay của
ngân hàng chính sách xã hội đối với các đối tƣợng chính sách.
“Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các
đối tƣợng chính sách khác giai đoạn 2003- 2012” của hội nông dân Việt Nam đã


8
nêu một cách khái quát những thành quả đạt đƣợc của chính sách vay vốn của hộ
nghèo thông qua hội nông dân. Mƣời năm qua, đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của
NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở các cấp, sự đồng thuận
tham gia của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác ở nông thôn, cùng với
sự nỗ lực triển khai, thực hiện của các cấp Hội, công tác ủy thác cho vay hộ nghèo
và các đối tƣợng chính sách khác của Hội Nông dân Việt Nam đã đạt đƣợc những
kết quả quan trọng.
Để phối hợp với NHCSXH thực hiện tốt hơn nữa các chính sách tín dụng ƣu
đãi của Chính phủ, góp phần đạt đƣợc các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an
sinh xã hội, Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện
ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác giai đoạn
2003 - 2012; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hơn nữa chất lƣợng công

tác ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác cho
những năm tiếp theo.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trƣơng Bảo Thanh( 2002): “ Xóa đói
giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình- Thực trạng và giải pháp”. Với nội dung: Xoá đói
giảm nghèo là vấn đề các quốc gia đều quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế.
Đối với Việt nam cũng vậy, mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đƣợc đặt ra từ lâu, tuy
nhiên để công tác xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả đòi hỏi phải đƣợc nghiên
cứu một cách nghiêm túc về thực trạng nghèo đói ở Việt nam trên cơ sở đó đề ra các
biện pháp để thực hiện. Trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều bài viết nghiên
cứu về vấn đề này đề cập đến nhiều khía cạnh nhƣ chuẩn nghèo đói, nguyên nhân
gây ra nghèo đói, các kinh nghiệm tổng kết về công tác xoá đói giảm nghèo ở các
địa phƣơng trong cả nƣớc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực trạng đói nghèo và
các biện pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, các tác giả còn rất ít đề cập.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên nhằm góp
phần vào việc đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình. Mục đích
nghiên cứu của đề tài là làm rõ các nguyên nhân gây ra nghèo đói và thực trạng về


9
nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình từ đó đề ra các giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ở
tỉnh Quảng Bình.
Bên cạnh những tác phẩm trên tác giả còn nghiên cứu thêm một số một số tài
liệu liên quan nhƣ: Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH (2013),” Báo cáo tổng kết
hoạt động 5 năm”, huyện Minh Hóa. Phòng LĐ-TB-XH (2013), “Báo cáo kết quả
điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010”, huyện Minh Hóa. UBND (2013),
“Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa đến năm
2020”, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Những công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả đã đề cập đến các
vấn đề về chính sách tín dụng, chính sách tín dụng đối với công tác xóa đói giảm
nghèo trên toàn quốc. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào trực tiếp bàn về việc thực thi

chính sách tín dụng hỗ trợ hộ nghèo ở trong điều kiện cụ thể của huyện Minh Hóa
tỉnh Quảng Bình. Bởi vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn.
1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả trong nƣớc và
quốc tế đã đề cập đến các vấn đề về chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo trong
nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào trực tiếp bàn về việc thực thi
chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo và những tác động của chính sách đối với
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Mặc
dù là bộ phận không thể tách rời của đất nƣớc nhƣng huyện Minh Hóa tỉnh Quảng
Bình có những đặc điểm rất riêng trong phát triển tín dụng; xóa đói giảm nghèo và
kết hợp 2 vấn đề này trong thể thống nhất. Bởi vậy, tác giả lựa chọn vấn đề này làm
đề tài luận văn.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng hỗ trợ hộ nghèo
1.2.1. Quan niệm giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo.
1.2.1.1 Các quan niệm về nghèo.
Đói nghèo là một hiện tƣợng xã hội bức xúc hiện nay trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng, không những có thể gây ra thảm hoạ về nhân đạo, mà còn
có nguy cơ gây bất ổn xã hội. Nghèo đói thể hiện ở tình trạng kiệt quệ của một bộ


10
phận dân cƣ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập kém tới tình trạng dễ bị tổn
thƣơng khi phải đối mặt với những tai ƣơng bất ngờ, hoặc ít có khả năng tham gia
vào quá trình ra quyết định của cộng đồng. Nghèo đói là một phạm trù lịch sử và có
tính tƣơng đối. Tính chất và đặc trƣng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý
tự nhiên, hoàn cảnh chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của vùng,
miền, quốc gia, khu vực trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong các xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, đói
nghèo có nguyên nhân chủ yếu và trƣớc hết là do trình độ lực lƣợng sản xuất còn thấp
kém, sản phẩm thặng dƣ trong xã hội không nhiều, thêm vào đó là tình trạng áp bức

giai cấp nặng nề trong các xã hội có giai cấp, nên quyền phân phối sản phẩm lao động
làm ra thuộc về một ít ngƣời - về giai cấp thống trị. Xã hội phân chia thành hai cực
đối lập, trong đó “ Kẻ ăn chẳng hết, ngƣời lần không ra”:
Chủ nghĩa tƣ bản với nền sản xuất lớn và nền đại công nghiệp, đã tạo ra một
năng suất lao động cao hơn hẳn các xã hội trƣớc và với một lực lƣợng sản xuất
khổng lồ “bằng tất cả các thế hệ trƣớc cộng lại”, đã mở ra khả năng to lớn để con
ngƣời có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu phát triển của mình. Tuy nhiên, do sự thống
trị của chế độ sở hữu tƣ nhân TBCN về tƣ liệu sản xuất, sự phân hoá và áp bức giai
cấp, sự khác biệt về năng lực và cơ hội của các cá nhân…, trong xã hội này nghèo
đói vẫn tồn tại song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Khi nghiên cứu, phân tích xã hội tƣ bản để chỉ ra những quy luật vận động và
phát triển của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc
tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của giai cấp vô sản và những ngƣời
lao động làm thuê trong chủ nghĩa tƣ bản. Tiêu biểu là các tác phẩm “ Bản thảo kinh
tế - triết học” (1844), “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” và sau này là trong bộ
“Tƣ bản”.
Trong các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây với quan niệm cho rằng: nghèo
khó là hậu quả của sự bóc lột trong tăng trƣởng kinh tế. Để giải quyết nghèo đói, chúng
ta đã quá thiên về chủ nghĩa bình quân trong phân phối, chia đều sự nghèo khổ cho tất
cả mọi ngƣời mà không tính đến trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và điều đó


11
đã dẫn đến việc xem nhẹ lợi ích kinh tế của cá nhân, hạn chế cá nhân làm giàu và triệt
tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh quan điểm trên, lại có quan niệm cho rằng chỉ cần xác lập quyền sở
hữu xã hội về tƣ liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động thì
nghèo đói sẽ tự động biến mất, xã hội sẽ ngay lập tức đạt tới sự phồn thịnh, mọi
ngƣời ai cũng giàu có.
Song thực tế lại không phải nhƣ vậy, mặc dù trong chủ nghĩa xã hội, không

còn đối kháng giai cấp, nhƣng những sự khác biệt của ngƣời lao động vẫn luôn tồn
tại. Sự khác biệt về phẩm chất, năng lực, trí tuệ, thể lực, cơ hội của những ngƣời lao
động đã dẫn đến sự khác nhau về kết quả lao động có ích mà họ cống hiến cho xã hội,
và do đó khác nhau về thu nhập do kết quả lao động đó mang lại.
Trong chủ nghĩa xã hội, giàu, nghèo vẫn còn tồn tại, nhất là trong cơ chế thị
trƣờng, bình đẳng và công bằng xã hội là tƣơng đối chứ không phải là tuyệt đối, là
hƣớng tới ngày một thụ hƣởng đầy đủ hơn những giá trị ấy, chứ không phải lập tức
đã có ngay những giá trị ấy, nhất là khi chủ nghĩa xã hội mới ra đời chứ chƣa ở trình
độ thành thục, phát triển. Nhƣ vậy, nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội chứ
không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, các thƣớc đo để đánh giá ai
nghèo, ai giàu lại chủ yếu và trƣớc hết dựa trên thƣớc đo về kinh tế.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng do
ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9-1993 đã đƣa ra khái niệm và định nghĩa nghèo
đói nhƣ sau:
"Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phƣơng".
Có thể xem đây là một quan niệm, một định nghĩa chung nhất về nghèo đói,
tuy nhiên, những tiêu chí về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lƣợng vì ở đây còn phải
tính đến yếu tố lịch sử, đến trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán của mỗi
địa phƣơng. Song có thể nói, định nghĩa đã đề cập đƣợc đến nội dung cơ bản của
vấn đề nghèo đói đó là nhu cầu cơ bản của con ngƣời.


12
Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại
sinh học của con ngƣời. Theo ý đó, đói là tình trạng nghèo khổ cùng cực, là trạng
thái con ngƣời ăn không đủ no, không đủ năng lƣợng để duy trì sự sống bình
thƣờng và không đủ để lao động, tái sản xuất sức lao động.
Đói là sự nghèo nàn hiển nhiên và nghèo là một sự đói tiềm tàng và luôn

đứng trƣớc khả năng bị đói, trong thực tế nhất là khi lâm vào tình trạng thiên tai, rủi
ro, hoạn nạn thì trạng thái nghèo khổ sẽ trở thành đói.
Nghèo có hai dạng, là nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ thƣờng trực không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận
lớn dân cƣ nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức
trung bình của cộng đồng tại địa phƣơng.
Nhƣ thế, sự thiếu thốn "của cải" trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của
con ngƣời đƣợc xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống
và vị trí (về kinh tế - xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở phƣơng diện mức
độ tiêu thụ và thu nhập của họ, cơ hội tiếp cận các nguồn lực sẽ cho ta quan niệm
về nghèo tƣơng đối.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng đƣa ra chỉ tiêu để đánh giá mức sống của con
ngƣời bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu ngƣời, thành tựu y tế -
xã hội và trình độ văn hoá giáo dục, tổng hợp lại là chỉ số phát triển con ngƣời -
Human Development Index (gọi tắt là HDI).
HDI bao gồm ba yếu tố cơ bản của sự phát triển con ngƣời: tuổi thọ, trình độ
và mức sống. Tuổi thọ đƣợc phản ánh bằng số năm sống trung bình của ngƣời dân.
Trình độ đƣợc đo bằng cách kết hợp tỷ lệ biết chữ của ngƣời trƣởng thành (với trọng
số là 2/3 của chỉ số trình độ) với số năm đi học trung bình của mỗi ngƣời (với trọng
số tƣơng ứng là 1/3). Mức sống đƣợc đo lƣờng theo mức GDP thực tế bình quân đầu
ngƣời tính theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP) của mỗi quốc gia. Theo số liệu của
UNDP, HDI của nƣớc ta năm 1998 là 0,671 đứng thứ 108; các nƣớc có chỉ số phát


13
triển con ngƣời cao là từ 0,801 trở lên, còn mức trung bình là từ 0,505 đến 0,797;
dƣới 0,506 là các nƣớc có chỉ số phát triển con ngƣời thấp. Chỉ số này cao nhất là 1.
Năm 1989 nƣớc có chỉ số cao nhất là Canađa đạt 0,935.

Sự kết hợp giữa chỉ tiêu HDI và chỉ tiêu GDP/ ngƣời nhƣ đã nêu ở trên cho
phép chúng ta đánh giá, nhận diện đói nghèo một cách khách quan và chính xác hơn.
Đói nghèo còn đƣợc nhận diện ở bốn khía cạnh là thời gian, không gian, môi
trƣờng và giới.
Về thời gian: Phần lớn ngƣời nghèo có mức sống dƣới mức đƣợc xác định
nhƣ một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc trong một thời gian dài(tuy nhiên
cũng cần phải bổ sung vào số ngƣời này những ngƣời nghèo tình thế do thất nghiệp,
do thiên tai, rủi ro hay do con ngƣời gây ra).
Về giới: Phần lớn ngƣời nghèo ở các nƣớc đều là phụ nữ. Mặc dù trong gia
đình, nam giới là chủ gia đình, nhƣng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh
nặng của nghèo đói.
Về không gian: nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi,vùng sâu,
vùng xa dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng nữa dân cƣ ở các vùng kể
trên vẫn dễ bị rơi vào nghèo đói.
Về môi trường: hầu hết những ngƣời nghèo đói đều phải sống trong môi trƣờng
khắc nghiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những ngƣời nghèo đói không đủ khả
năng và điều kiện để gìn giữ, đảm bảo và cải thiện môi trƣờng sống.
Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có
những kiến giải khác nhau, sự nghèo đói là một khái niệm tƣơng đối và có tính biến
đổi. Các chỉ số xác định giới hạn nghèo đói không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó
biến đổi tuỳ theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia.
Quan niệm đói nghèo của Việt Nam: Dựa trên các khái niệm của các tổ chức
quốc tế, Việt Nam đã đƣa ra các khái niệm cụ thể hơn và đƣợc nghiên cứu ở các cấp
độ, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XĐGN
giai đoạn 2001 - 2010 của Việt Nam đã đƣa ra các khái niệm. Nghèo, đói, hộ đói, hộ
nghèo, vùng nghèo và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể.

×